Tài liệu Tổng quan về huyện Cần Giờ: Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị Trí Địa Lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm hành chính huyện cách trung tâm thành phố khoảng 50 km (theo đường chim bay), nằm về phía Đông Nam thành phố, chiều dài từ Bắc xuống nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km. Là huyện duy nhất của thành phố có hơn 20 km chiều dài bờ biển nằm trong vùng biển Đông Nam bộ phận thích hợp cho việc phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106046’12” đến 107000’50” kinh độ Đông và từ 10022’14” đến 10040’00” vĩ độ Bắc.
Với tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tíc...
13 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 8915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về huyện Cần Giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CẦN GIỜ
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
2.1.1 Vị Trí Địa Lý
Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm hành chính huyện cách trung tâm thành phố khoảng 50 km (theo đường chim bay), nằm về phía Đông Nam thành phố, chiều dài từ Bắc xuống nam là 35 km, từ Đông sang Tây là 30 km. Là huyện duy nhất của thành phố có hơn 20 km chiều dài bờ biển nằm trong vùng biển Đông Nam bộ phận thích hợp cho việc phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106046’12” đến 107000’50” kinh độ Đông và từ 10022’14” đến 10040’00” vĩ độ Bắc.
Với tổng diện tích tự nhiên 70.421 ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109 ha, bằng 46,45% diện tích toàn huyện, đất sông rạch là 22.850 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có trên 5.000 ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nổi bật về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7% diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn rất độc đáo, trong đó chủ yếu là cây đước, cây bần, mắm …
Là huyện có hệ thống thủy văn lớn nhất thành phố, đất sông rạch là 22.850ha, chiếm 32% diện tích toàn huyện; được bao bọc bởi các con sông lớn: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải (phía Đông Bắc) và sông Soài Rạp, Đồng Tranh (phía Tây Nam). Các con sông này đều là hướng cửa ngõ giao thông của thành phố, các tỉnh lân cận và thuộc 1 phần trong tuyến đường hàng hải quốc tế nối liền cảng Sài Gòn với mọi miền đất nước.
Là huyện duy nhất của thành phố có địa giới hành chánh giáp ranh dài nhất với các tỉnh lân cận, khoảng gần 80km chu vi ranh giới (thủy) gồm:
Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai và huyện Tân Thành thị xã Bà Rịa thành phố Vũng Tàu, ranh giới là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh và sông Nhà Bè.
Phía Tây giáp huyện Cần Đước, huyện Cần Guộc tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông tỉnh Tiền Giang qua sông Nhà Bè.
Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè thành phố HCM, ranh giới là sông Nhà Bè.
Phía Nam giáp biển Đông, trung tâm huyện cách bờ biển thành phố Vũng Tàu về phía Đông Nam là 10 km (theo đường chim bay).
Về hành chính, Cần Giờ có 7 xã và thị trấn: Cần Thạnh, Long Hòa, Thạnh An, Lý Nhơn, Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Bình Khánh. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
Xét về mặt vị trí địa lý, huyện Cần Giờ - TP.HCM như hạt nhân của 4 tỉnh thành: Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang. Nếu chúng ta vượt qua được trở ngại đường thủy (các cầu, cảng liên thông) thì Cần Giờ là trung tâm và là cầu nối phát triển kinh tế liên vùng của các tỉnh thành phía Nam, là hướng giao thông đường bộ ngắn nhất từ các tỉnh Long An, Tiên Giang với các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu là 2 tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế thuộc loại nhanh và cao của cả nước. Do được bao bọc bởi các sông lớn nên rất thích hợp cho việc đầu tư cảng biển và cảng du lịch quốc tế, du lịch cảng, khu neo đậu tàu thuyền tránh bão, đây còn được xem là vùng khá nhạy cảm về môi trường và về mặt kinh tế xã hội, hiện đang có nhiều dự án quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển các hoạt động khai tác tài nguyên, đồng thời cũng có những yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
2.1.2 Địa Hình
Vùng của sông ven biển Cần Giờ là một bộ phận nhỏ nằm trong vùng cửa sông ven biển sông Đồng Nai. Đây là một vùng đất có địa hình trũng, có hệ thống kênh rạch chằng chịt, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều biển Đông và nên đất được hình thành từ các quá trình tương tác sông biển. Tất cả những yếu tố trên tạo nên những đặc điểm tự nhiên riêng biệt mang nhiều thuận lợi và cả khó khăn cho việc quy hoạch phát triển vùng.
Địa hình là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế vùng. Địa hình bị phân cắt mạnh bởi mạng lưới sông rạch chằng chịt (mật độ dòng chảy 7,0 đến 11km/km2), cao độ dao động trong khoảng từ 0,0m đến 2,5m. Nhìn chung địa hình tương đối thấp và bằng phẳng, có dạng lòng chảo, trũng thấp ở phần trung tâm (bao gồm một phần của các xã Tam Thôn Hiệp, An Thới Đông, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An) do được hình thành từ đầm ngập cổ. Vùng ven biển ( từ Cần Thạnh đến Long Hòa) địa hình nổi cao do được cấu tạo bằng các giồng cát biển cổ, vùng ven sông địa hình cũng được nâng cao do được hình thành từ các đê sông. Theo mức độ ngập triều, phân chia địa hình thành 05 mức độ cao như sau:
Ngập hai lần trong ngày: ở độ cao từ 0,0m đến 0,5m.
Ngập một lần trong ngày: ở độ cao từ 0,5m đến 1,0m.
Ngập theo chu kỳ tháng: ở độ cao từ 1,0m đến 1,5m
Ngập theo chu kỳ năm: ở độ cao tứ 1,5m đến 2,0m.
Ngập theo chu kỳ nhiều năm: ở độ cao hơn 2,0m.
(Nguồn tài liệu trên từ Đề tài trọng điểm quốc gia: “Nghiên cứu tổng hợp Vùng cửa sông Hệ thống sông Đồng Nai phục vụ công tác quy hoạch khai thác vùng theo mục tiêu phát triển bền vững”, PGS.TS Huỳnh Thị Minh Hằng (2004).
Hiện nay địa hình tự nhiên đang biến động mạnh chủ yếu là do các hoạt động của con người, đặc biệt là trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng và vùng dân cư.
Do đặc điểm địa hình thấp, bị ngập triều nên hình thành hệ sinh thái đặc trưng là rừng ngập mặn, diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ thuộc loại lớn ở nước ta, là 1 trong 9 khu dự trữ sinh quyển của Thế giới được UNESCO công nhận năm 21/01/2000, mở ra những triển vọng tốt đẹp về du lịch sinh thái là rất đáng kể và mang tính độc đáo đặc trưng của địa phương.
2.1.3 Khí Hậu – Thủy Văn
a. Khí hậu
Khí hậu Cần Giờ mang đặc tính nóng ẩm và chịu chi phối của qui luật gió mùa cận xích đạo với hai mùa mưa nắng rõ rệt:
Mùa mưa từ tháng 5 – 10.
Mùa nắng từ tháng 11 – 4 năm sau.
Nhiệt độ:
Tương đối cao và ổn định.
Nhiệt độ trung bình 250C – 290C.
Nhiệt độ cao tuyệt đối: 38,20C.
Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 14,40C.
Số giờ nắng đạt trung bình trong ngày từ 5 – 9 giờ/ngày, các tháng mùa nắng đều đạt trên 240 giờ nắng, cao nhất là tháng 3 với 276 giờ, thấp nhất là tháng 9 với 169 giờ.
Độ ẩm:
Cao hơn các quận, huyện khác trong Thành phố từ 4 đến 8%.
Ẩm nhất là tháng 9 đến 83%.
Trung bình 73 – 85%.
Khô nhất là tháng 4 với 74%.
Bốc hơi từ 3,5 – 6mm/ngày, trung bình 5mm/ngày, cao nhất 8mm/ngày.
Chế độ mưa:
So với các khu vực khác trong TP.HCM, Cần Giờ là huyện có lượng mưa thấp nhất.
Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết thúc sớm hơn các nơi khác trong thành phố.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.200 – 1.600mm, khuynh hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình đạt khoảng 150mm/tháng, tháng 6 – tháng 7 là hai tháng có lượng mưa cao nhất khoảng 310mm/tháng. Số ngày mưa trung bình khoảng 95 ngày/năm.
Mùa mưa, mùa khô ở đây có sự phân hóa khá sâu sắc, lượng mưa trong tháng mùa mưa chiếm tới trên 90% tổng lượng mưa trong cả năm. Các tháng 10 có lượng mưa trung bình khoảng 200 – 300mm/tháng, các tháng 12 – 4 chỉ khoảng 10 – 15mm/tháng, thậm chí mưa dưới mức 5mm/tháng vào các tháng 1 – 3 ở một số khu vực. Các tháng 1 – 3 thực sự là giai đoạn thiếu nước gay gắt cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp ở khu vưc.
Chế độ gió:
Mùa mưa: hướng gió chính là Tây – Tây Nam.
Mùa khô Bắc – Đông Bắc.
Tốc độ gió của khu vực tăng mạnh vào các tháng 12 đến tháng 3, tạo thành mùa gió chướng trong giai đoạn mùa đông. Đây là giai đoạn khó khăn cho các hoạt động khai thác, đánh bắt hải sản và vận tải trên biển cho những vùng biển ven bờ cũng như ngoài khơi. Trên vùng biển ngoài khơi tốc độ gió từ 5 – 15m/s chiếm tần suất trên 70% trong các tháng mùa đông, nhất là tháng 12 – 2 là thời kỳ gió mạnh nhất, cấp gió 11 – 15m/s chiếm tần suất 40 – 50%, hình thành mùa gió chướng, gió rất mạnh ở vùng ngoài khơi.
b. Thủy văn
Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông - rạch chằn chịt với mật độ dòng chảy cao nhất so với các huyện khác trong Thành phố (7 – 11km/km2), theo thống kê, trên địa bàn huyện có đến 181 kênh cấp, thoát nước phục vụ mục đích thủy lợi cho vùng. Mặt nước có diện tích trên 22.850ha chiếm 32% diện tích của toàn huyện với các con sông lớn:
Sông Nhà Bè: nơi hợp lưu của sông Đồng Nai và sông Sài Gòn, sông rộng 1300 – 1500m, sâu 10 – 18m.
Sông Soài Rạp: là đoạn hạ lưu của sông Nhà Bè (tính từ Nam Hiệp Phước – Nhà Bè ra đến Vịnh Đồng Tranh), lòng sông khá rộng (2000 – 3000m) nhưng nông (độ sâu chỉ 6 – 8m) do vậy khả năng giao thông thủy cho tàu lớn bị hạn chế.
Sông Lòng Tàu – Ngã Bảy: là tuyến dẫn nước sông Nhà Bè từ Bình Khánh đưa ra Vịnh Gành Rái, cửa sông Ngã Bảy rộng 800 – 500m, sông Lòng Tàu hẹp (400 – 600m), uốn khúc nhưng sâu (10 – 21m), là tuyến giao thông thủy chủ yếu nối biển Đông với cảng Sài Gòn, Đồng Nai.
Sông Thị Vải – Gò Gia: có phần lớn lưu vực thuộc tỉnh Đồng Nai và Bài Rịa – Vũng Tàu, đây là hệ thống sông chịu khống chế mạnh của biển, cả lưu vực sông tạo thành khu chứa nước mặn rất lớn. Lòng sông Thị Vải hẹp (400 – 600m) nhưng rất sâu (30 – 40m) thuận tiện cho việc xây dựng các cảng nước sâu. Sông Gò Gia là đoạn nối của sông Thị Vải với mạng lưới sông rạch phía Đông Cần Giờ.
Các sông trên thoát nước ra biển Đông (vào Vịnh Gành Rái và Vịnh Đồng Tranh) qua bốn cửa sông lớn là cửa Soài Rạp, Đông Tranh, Ngã Bảy và Cái Mép. Các sông rạch trong huyện quanh co, uốn khúc, địa hình của huyện có dạnh lòng chảo tạo thành các khu vực đầm lầy, các khu chứa nước sâu trong đồng. các sông rạch có những bãi bồi rộng lớn. khi nước lớn cả vùng rông lớn ngập nước mênh mông. chỉ có những dãy cây rừng mới xác định được đâu là bờ, đâu là sông. Có nhiều rạch ngầm, các rạch này chỉ hiện ra khi nước đã rút còn trơ bãi sông.
Toàn bộ sông rạch chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày 02 lần nước lên và nước xuống, số ngày nhật triều trong tháng hầu như không đáng kể. Trong ngày hai đỉnh triều thường xấp xỉ nhau, nhưng hai chân triều lại chênh lệch rất xa. Biên độ triều nói chung khá lớn và có xu thế giảm dần từ phía cửa sông lên phía thượng lưu. Vùng phía Nam biên độ lớn hơn vùng phía Bắc từ 0,6 – 1m. Mực nước cao nhất trong năm thường xuất hiện từ tháng 10 – 11, thấp nhất vào tháng 4,5.
Vận tốc dòng chảy:
Là yếu tố ảnh hưởng tới việc lan truyền ô nhiễm và đồng hóa (phân hủy) chất ô nhiễm. Từ vận tốc có thể tính toán được lưu lượng dòng chảy, năng lượng dòng chảy, tổng lượng dòng chảy, hướng chảy và vận tốc dòng chảy vừa là yếu tố tự nhiên vừa là yếu tố điều khiển hệ sinh thái thủy vực nhân tạo và đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nước. Trong một pha triều, khi nước mới lớn hay mới ròng, nước chảy từ từ (1 – 2 giờ) nước chảy mạnh dần và chảy rất mạnh (2 giờ) sau đó sau đó giảm dần khi đạt tới đỉnh triều hay chân triều nước hầu như không chảy, vận tốc bằng 0; lưu lượng bằng 0. Thời gian nước đứng cũng thay đổi theo thời gian và không gian. Ngoài gần biển hay cửa sông, rạch; thời gian nước đúng khoảng 20 phút đến 39 phút; trong khi đó ở trong nội đồng hay ở nơi xa biển thời gian này từ 1 giờ đến 1 giờ 30 phút.
Theo số liệu khảo sát của trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam năm 1997: về mùa khô (4-1997) tại Soài Rạp, vận tốc nước ra cao nhất là 0,8 m/s, nuớc vào cao nhấ là – 0,7 m/s. Lưu lượng tương ứng là 19.548 m3/s và – 18.636 m3/s; về mùa lũ, vận tốc nước chảy ra tăng đáng kể, trong khí đó vận tốc dòng chảy từ biển vào giảm và lưu lượng vào cũng giảm.
Về địa chất thủy văn: Gồm 5 phân vị địa tầng địa chất thủy văn theo thứ tự sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Holocen.
Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Pliocen trên.
Tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích Piocen dưới.
Đới chứa nước khe nứt các đá Mezozoi (MZ).
Tài nguyên nước ngầm: nguồn nước ngầm ờ Cần Giờ có thể nói là rất khan hiếm, chủ yếu là nướ giồng cát ở các xã Long Hòa. Nước ngầm thường bị nhiễm mặn, phèn khó sử dụng cho sinh hoạt.
Tài nguyên nước mặt: Cần Giờ là vùng cửa sông hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn nên mạnh lưới kênh rạch, sông ngòi rất chằng chịt, tuy nhiên lại chịu tác động tương tác của biển – sông nên nguồn nước mặt có độ mặn cao, ít dùng cho sinh hoạt.
2.2 KINH TẾ XÃ HỘI
2.2.1 Dân Số
Bảng 2.1 Thống kê dân số huyện Cần Giờ trong năm 2008.
Nội dung
Đơn vị
Toàn huyện
Bình Khánh
An Thới Đông
Tam Thôn Hiệp
Lý Nhơn
Long Hòa
Cần Thạnh
Thạnh An
Tổng số hộ
Hộ
16.396
3.981
2.904
1.433
1.446
2.698
2.795
2.139
Dân số
(31-12-07)
Người
69.923
18.032
13.291
5.645
5.823
11.059
11.424
4.649
Nguồn: UBND huyện Cần Giờ năm 2008.
2.2.2 Đối Tượng Cung Cấp Nước
a. Khu dân cư
Diện tích 6.150 ha.
Tỷ lệ tăng dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2020 là 2,16%.
Bảng 2.2 Ước tính dân số của huyện Cần Giờ từ năm 2007 đến 2025.
STT
Năm
Tỉ lệ tăng dân số trung bình (%)
Dân số (người)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
2022
2023
2024
2025
2,16
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
…
69.932
71.433
72.976
74.553
76.163
77.808
79.489
81.206
82.960
84.752
86.582
88.452
90.363
92.315
94.309
96.346
98.427
100.553
Số liệu trong Bảng 2.2 được tính như sau:
(Dân số năm n) x 2,16% + (Dân số năm n+1) = Dân số năm n+1
Huyện Cần Giờ là một huyện đang phát triển do đó tốc độ gia tăng trung bình trên chưa tương ứng, có thể sẽ nhiều hơn do lượng người nhập cư ở nơi khác đến. Phải tính toán cho trường hợp xấu nhất nên ta ước tính đến năm 2025 dân số toàn huyện là 110.000 người.
b. Trường học
Mẫu giáo: ước tính 200 hs/trường. Toàn huyện có 8 trường.
N = 200.8 = 1600 người
Tiểu học: ước tính 600 hs/trường. Toàn huyện có 7 trường.
N = 600.7 = 4200 người
Trường phổ thông: ước tính 700 hs/trường. Toàn huyện có 7 trường THCS và 2 trường THPT.
N = 700.9 = 6300 người
Theo hướng phát triển, huyện dự tính sẽ xây một trường Đại học với quy mô 5.000 sinh viên.
c. Bệnh viện
Toàn huyện có: Bệnh viện huyện Cần Giờ tại thị trấn Cần Thạnh và Trung tâm y tế Bình Khánh tại xã Bình Khánh.
d. Khu công cộng
Công viên: tổng diện tích 4.500 m2.
Nhà văn hóa: có tổng cộng 18 nhân viên.
Khu du lịch: Lâm Viên, Bãi biển 30 - 4, Hòn Ngọc Phương Nam, Vàm Sát.
2.3 HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC TẠI HUYỆN CẦN GIỜ
Từ những năm 1998 – 2000 huyện chủ trương chính sách xã hội hóa kêu gọi các chủ phương tiện vận chuyển trước đây bỏ vốn đầu tư, từ cụm mạng phân phối nước cục bộ, xây hồ chứa, thủy đài, mạng tuyến ống dẫn nước đến hộ dân.
Năm 2001 (06 tháng cuối năm), thực hiện việc trợ giá cước vận chuyển thủy theo nội dung QĐ 61/2001/QĐ – UB ngày 27/03/2001 của UBND thành phố Hồ Chí Minh V/v phê duyệt phương án bù giá nước cung cấp cho huyện Cần Giờ. Giá nước thống nhất trên toàn địa bàn huyện là 10.000đ/m3 và vào ngày 20/04/2005 thực hiện quyết định 56/2005/QĐ – UB ngày12/04/2005 của UBND thành phố Hồ Chí Minh V/v phê duyệt điều chỉnh phương án cấp bù giá nước sạch cung cấp cho huyện Cần Giờ đơn giá cung cấp 1m3 nước được ấn định thống nhất trên địa bàn như sau:
Nước sử dụng sinh hoạt: 5.000 đ/m3.
Nước sử dụng cho sản xuất: 7.300 đ/m3.
Nước sử dụng cho kinh doanh thương mại, dịch vụ: 9.800 đ/m3.
Từng bước nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân càng cao hiện tại đạt tỉ lệ 88,26% tổng dân số trên địa bàn sử dụng nước sạch (58.031 người/65.753 người).
Đến năm 2005 có 26 điểm phân phối nước cục bộ, tổng số dân sử dụng thông qua thủy lượng kế và được hưởng chế độ bù giá của nhà nước: 62.773 người, trong đó 1.451 người thuộc Trường cai nghiện Thanh niên xung phong và Công ty quốc doanh đánh cá Kiên Giang. Tỷ lệ dân sử dụng nước là 93,26%. Tổng năng lực toàn huyện 6 tháng đầu năm là: 8.090 tấn gồm 39 phương tiện bao gồm xà lan, ghe lồng.
Tăng sản lượng nước cung cấp toàn huyện đầu năm đến 20/06/2005: 788.379 m3. Cụ thể là:
Bảng 2.3 Số lượng nước tiêu thụ của các khu vực thuộc huyện Cần Giờ trong 6 tháng đầu năm 2005.
Xã, thị trấn
Số lượng (m3)
Cần Thạnh
168.366
Long Hòa
119.497
Thạnh An
42.319
An Thới Đông
189.797
Tam Thôn Hiệp
89.422
Bình Khánh
117.116
Lý Nhơn
61.812
Tổng Cộng
788.379
Nguồn: Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ.
Lúc bấy giờ nước ngọt sử dụng cho sinh hoạt tiêu dùng và sản xuất được vận chuyển bằng đường thủy cho đến ngày 13/6/2008, Công ty cổ phần Đặng Đoàn Nguyễn đã tiến hành khởi công xây dựng nhà máy xử lý nước sạch đầu tiên tại xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ. Nhà máy chính thức hoạt động vào sáng 8/8/2008.
Đây là nhà máy xử lý nước lợ thành nước sạch đầu tiên ở Tp. HCM. Nhà máy sử dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược từ nguồn nước lợ lấy từ sông Lòng Tàu, với công suất xử lý 5.300 m3/ngđ. Tại nhà máy còn có dây chuyền sản xuất nước uống đóng chai và đóng bình, với công suất 6.000 chai và 200 bình/giờ. Tháng 8/2008 thiết bị nhà máy đóng chai đã được chuyển lên tàu từ Mỹ về Việt Nam và khoảng tháng 9/2008 thì đi vào sản xuất nước uống tinh khiết. Tổng giá trị đầu tư nhà máy nước sạch là 8,5 triệu USD và nhà máy lọc - đóng chai nước tinh khiết là 1 triệu USD. Toàn bộ thiết bị máy móc do tập đoàn Severn Trent Services của Mỹ cung cấp, đây là một tập đoàn lớn nhất Hoa Kỳ và đứng đầu thế giới về xử lý nước.
Nước sau xử lý đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm cho kết quả đảm bảo tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Ngoài ra, hàng tháng công ty sẽ cho kiểm nghiệm mẫu nước sau xử lý định kỳ.
Sau khi hoàn thành, công ty Đặng Đoàn Nguyễn sẽ bước vào giai đoạn 3 (từ 2020-2025): xây dựng, mở rộng hoạt động và tăng công suất nhà máy lên 40.000 m3/ ngày.
Quy mô dự án: Dự án sử dụng gần 2,07 ha đất.
Nguyên tắc qui trình xử lý nước lợ của nhà máy là:
Hút nước từ sông Lòng Tàu;
Đưa qua bể lắng, lọc các chất vi sinh trong nước;
Đưa qua hệ thống thẩm thấu;
Diệt vi khuẩn, kiểm chuẩn;
Cung cấp nước.
Toàn bộ lượng nước của nhà máy sẽ được Công ty Dịch vụ công ích Cần Giờ mua lại và phân phối cho người dân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong 2.doc