Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7

Tài liệu Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7: Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO HIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU Chức năng chính của báo hiệu là thiết lập, giám sát và điều khiển việc truyền tin trên mạng viên thông. Với các phương pháp truyền dẫn: • Truyền dẫn gói (Virtual circuit) • Truyền dẫn kênh (Circuit) Truyền dẫn kênh: Kênh dành riêng cho cuộc gọi do đó không chúa thông tin điều khiển cuộc gọi, do vậy các thông tin điều khiển thường độc lập với các thông tin cuộc gọi được gọi là báo hiệu sẽ phải truyển một cách riêng biệt nhằm để thiết lập, duy trì, hủy bỏ kênh truyền tin. Truyền dẫn gói: Thông tin cuộc gọi được “đóng gói “ bao giờ cũng gồm 2 phần gắn kết với nhau : o Phần Data : giữ thông tin cuộc gọi. o Phần Header: chứa thông tin điều khiển cuộc gọi. Do vậy không cần phải có thêm thông tin báo hiệu. Tuân thủ mô hình mạng truyền dữ liệu được chuẩn hóa theo mô hình OSI. Các phương pháp báo hiệu được phân biệt theo các tiêu chí khác nhau như: • Loại tín hiệu báo ...

pdf61 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÁO HIỆU 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÁO HIỆU Chức năng chính của báo hiệu là thiết lập, giám sát và điều khiển việc truyền tin trên mạng viên thông. Với các phương pháp truyền dẫn: • Truyền dẫn gói (Virtual circuit) • Truyền dẫn kênh (Circuit) Truyền dẫn kênh: Kênh dành riêng cho cuộc gọi do đó không chúa thông tin điều khiển cuộc gọi, do vậy các thông tin điều khiển thường độc lập với các thông tin cuộc gọi được gọi là báo hiệu sẽ phải truyển một cách riêng biệt nhằm để thiết lập, duy trì, hủy bỏ kênh truyền tin. Truyền dẫn gói: Thông tin cuộc gọi được “đóng gói “ bao giờ cũng gồm 2 phần gắn kết với nhau : o Phần Data : giữ thông tin cuộc gọi. o Phần Header: chứa thông tin điều khiển cuộc gọi. Do vậy không cần phải có thêm thông tin báo hiệu. Tuân thủ mô hình mạng truyền dữ liệu được chuẩn hóa theo mô hình OSI. Các phương pháp báo hiệu được phân biệt theo các tiêu chí khác nhau như: • Loại tín hiệu báo hiệu o Báo hiệu Analog (như DC, 1VF, 2VF, MF). o Báo hiệu Digital (như CAS, DSS1, No 7). • Thông tin báo hiệu: o Báo hiệu trên đường thuê bao (user-net) o Báo hiệu trên đường trung kế (net-net). o Báo hiệu qua mạng (user-user) • Chế độ báo hiệu o Báo hiệu lựa chọn o Báo hiệu đường. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 1 Header Data Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 • Chiều báo hiệu o Báo hiệu hướng thuận (call – called) o Báo hiệu hướng ngược(called – call) • Phương thức báo hiệu o Báo hiệu kênh kết hợp (CAS) o Báo hiệu kênh chung (CCS) Hình 1.1 Báo hiệu trong tổng đài DTMF dual tone multi frequency signaling. PLMN public land mobile network 1.2. BÁO HIỆU TRÊN CÁC ĐƯỜNG TRNG KẾ (CAS và CCS) 1.2.1. Báo hiệu kênh kết hợp CAS. Là phương thức báo hiệu mà mỗi kênh cuộc gọi lại tồn tại một kênh báo hiệu dành riêng cho kênh cuộc gọi đó. Các thông tin báo hiệu chứa các Code điều khiển cuộc gọi, các Code được truyền trong kênh dành riêng cho báo hiệu trên cùng một tuyến kết hợp với tuyến của kênh cuộc gọi. Các loại hệ thống báo hiệu kênh kết hơp đã được sử dụng là: • Hệ thống báo hiệu xung thâm nhập, hay đơn tần 1VC. • Hệ thống báo hiệu hai tần số 2 VC, hay chính là hệ thống (CCITT số 4). • Hệ thống báo hiệu xung đa tần MFP (hay chính là hệ thống CCITT số 5, R1). • Hệ thống báo hiệu đa tần (CCITT, R2). Các vấn đề gặp phải đối với CAS: Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 2 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hiệu suất báo hiệu không cao do 1 cuộc gọi chiếm 2 kênh (kênh cho thoại và kênh cho báo hiệu). Khi đó kênh báo hiệu này tồn tại trong suốt thời gian cuộc gọi dù cuộc gọi có truyền tin hay không (thông thường các thông tin báo hiệu lại chỉ được truyền trước khi và sau khi kết thúc cuộc gọi). Dẫn đến sự lãng phí không thuận tiện nhất là cho các cuộc gọi chiém nhiều thời gian (như các cuộc gọi truyền dữ liệu… Vì sử dụng mã để báo hiệu nên số lượng các thông tin báo hiệu rất ít do đó hạn chế các khả năng điều khiển , thông tin báo hiệu cho các dịch vụ giá trị gia tăng qua mạng Kênh báo hiệu được truyền kết hợp cùng tuyến với kênh cuộc gọi do vậy khả năng tìm kiếm và định tuyến kém cho các đầu cuối không cố định, đồng thời làm tăng lưu lượng mạng báo hiệu trong quá trình tìm kiếm thuê bao di động do đó hạn chế khả năng ứng ngày càng cao của các dịch vụ giá trị gia tăng .. Hình 1.2 Mô hình mạng báo hiệu CAS đi cùng với mạng viễn thông Yêu cầu được đặt ra là cần phải có một mạng báo hiệu mới đáp ứng được mọi dịch vụ mới của công nghệ mạng truyền thông (Cả về dịch vụ thoại và dữ liệu) ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, các đòi hỏi ngày một lớn hơn về nhiều mặt của khách hàng như đảm bảo chất lượng dịch vụ, tính bảo mật, lưu lượng lớn và khả năng đáp ứng nhanh… Một ví dụ cụ thể là vào năm 1960 những tổng đài được điều khiển theo chương trình được lưu chữ sẵn (Store Program Control - SPS) với viêc truyền số liệu tốc độ cao giữa các bộ vi xử lý, báo hiệu ở đây được truyền trên cả hai hướng trên một kênh số liệu.. Tất cả những điều này dẫn đến sự ra đời của mạng báo hiệu mới là mạng báo hiệu kênh chung CCS đáp ứng được hầu hết các dịch vụ giá trị ra tăng và những đòi hởi mới của mạng viễn thống số hiện đại. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 3 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 1.2.2 Báo hiệu kênh chung CCS Báo hiệu kênh chung là báo hiệu mà kênh báo hiệu không dành riêng cho kênh cuộc gọi nào. Đây là phương thức báo hiệu theo bản tin sao cho mỗi một bản tin được dùng trong báo hiệu cho một cuộc gọi. Bản tin có khuôn dạng chung cho cho mọi cuộc gọi. trong đó bản tin có thể được truyền trên kênh dành riêng cho báo hiệu cùng tuyến với cuộc gọi hoặc có thể truyền trên 1 hoặc nhiều kênh chung trên các tuyến khác tuyến cuộc gọi. Do đó nó lập thành một mạng báo hiệu độc lập với mạng truyền tin, song song và đè lên mạng truyền tin đó. Hiện nay có hai loại tín hiệu chuẩn khác nhau cho báo hiệu kênh chung khả dụng: Hệ thống thứ nhất là hệ thống báo hiệu kênh chung số 6 của CCITT, nó ra đời vào đầu năm1968 được sử dụng dành cho đường dây analog và cho lưu lượng thoại quốc tế. Các đường làm việc với tốc độ thấp 2,4kb/s với độ dài bản tin bị hạn chế và không có cấu trúc phân mức mà có cấu trúc đơn. Vì những hạn chế trên mà hệ thống này không đáp ứng được sự phát triển của mạng. Hệ thống thứ 2 là hệ thống báo hiệu số 7 (SS7) của CCITT, ra đời vào những năm 1979 – 1980 dành cho mạng chuyển mạch số trong nước và quốc tế, nơi có thể sử dụng hệ thống truyền dẫn số tốc độ cao (64Kb/s) hoặc cho các đường dây analog. Hệ thống báo hiệu số 7 của CCITT không những được thiết kế để điều khiển, thiết lập, giám sát cho dịch vụ thoại mà còn sử dụng cho các cuộc gọi của dịch vụ phi thoại. Thích ứng với nhiều loại mạng thông tin như: PSTN, Mobile, Data, ISDN, IN…. Nhưng ưu điểm đáng kể được kể ra như sau: • Tốc độ nhanh: trong phần lớn các trường hợp thời gian thiết lập cuộc nối dưới 1s. Là do thông tin báo hiệu được truyền trực tiếp giữa các bộ vi xử lý, tín hiệu được điều chế dưới dạng số và theo tốc độ chuẩn 64kb/s của CCITT. • Dung lượng cao: mỗi kênh báo hiệu có thể xử lý tín hiệu báo hiệu cho rất nhiều cuộc gọi trong cùng một lúc. Nâng cao hiệu suất của việc sử dụng kênh thông tin trong mạng. • Tính kinh tế: SS7 cần ít thiết bị hơn so với thiết bị truyền thống. Một ưu điểm nữa là SS7 chỉ chiếm kênh khi thuê bao bị gọi nhắc máy • Độ tin cậy cao: nhờ sử dụng mạng báo hiệu dành riêng độc lập và đè lên tuyến truyền tin. Cùng với việc sử dụng các mã sửa sai ( như sử dụng các tổ hợp bít phát hiện lỗi, giám sát và sử lỗi cho các bản tin báo hiệu). • Tính mềm dẻo: do thực hiện việc truyền tin theo gói mà tốc độ báo hiệu có thể thay đổi và đáp ứng được nhiều hơn các dịch vụ giá trị gia tăng. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 4 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 1.3. CÁC PHẦN TỬ CẤU THÀNH MẠNG BÁO HIỆU SỐ 7 Mạng báo hiệu SS7 về bản chất là một mạng chuyển mạch gói hoạt động riêng biệt và song song với hệ thống mạng thoại. Các bản tin được truyền trên mạng thực hiện các chức năng thiết lập, duy trì, giải phóng và quản trị mạng. Như trong hình 1.2, các node cấu thành lên mạng báo hiệu được thiết kế, cấu tạo gồm có: các điểm báo hiệu SP, các điểm chuyển tiếp báo hiệu TP, các điểm vừa báo hiệu vừa chuyển tiếp báo hiệu STP được kí hiệu như trong hình 1.3 dưới đây: Hình 1.3 : Các loại trạm báo hiệu CCS 1.3.1. Điểm báo hiệu (signalling point) Điểm báo hiệu (SP) là một node (đầu cuối báo hiệu) trên mạng thực hiện việc chuyển mạch thoại cho các kênh thoại và thực hiện việc chuyển mạch gói cho các gói tin của báo hiệu SS7. Điểm báo hiệu giữ vai trò như một tổng đài (chức năng truyền dẫn và định hướng lưu lượng qua mạng) trong mạng viễn thông Mỗi điểm báo hiệu được xác định duy nhất bởi một mã điểm (Point Code - PC). Các mã điểm (point code) được mang bên trong bản tin báo hiệu để xác định mã điểm nguồn (Origination PC - OPC) và mã điểm đích ( Destination PC - DPC). Mỗi điểm báo hiệu sử dụng bảng định tuyến để chon đích đến chính xác cho mỗi bản tin báo hiệu. Các dạng của điểm báo hiệu Điểm chuyển tiếp dịch vụ: (Service Switching Point – SSP) Một điểm SSP gửi những bản tin báo hiệu tới các SSP khác để thiết lập, quản lý, và giải phong kênh cuộc gọi được yêu cầu để hoàn tất 1 cuộc gọi. một SSP cũng có thể gửi bản tin tới điểm điều khiển dịch vụ (SCP) để xác định làm thế nào để định tuyến một cuộc gọi. Điểm chuyển tiếp báo hiệu: (Signaling Transfer Points - STP) Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 5 ST Điểm chuyển tiếp báo hiệu (chỉ chuyển tiếp, không có chức năng xử lý) SP Điểm báo hiệu (điểm đầu cuối báo hiệu) ST Điểm chuyển tiếp báo hiệu (vừa có chức năng đầu cuối vùa có chức năng của thiết bị chuyển tiếp ) Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Là những tổng đài thực hiện việc chuyển mạch gói để định tuyến lưu lựong mạng giữa các điểm báo hiệu. Một điểm chuyển tiếp báo hiệu STP định tuyến mỗi bản tin đến một liên kết báo hiệu tại đầu ra dựa trên thông tin định tuyến chứa trong bản tin báo hiệu SS7, mà không có khả năng xử lý bản tin này. Một STP có thể là một nut định tuyến báo hiệu thuần túy hoặc cũng có thể gồm cả chức năng của một điểm kết cuối báo hiệu. STP hoạt động như là những Hub trong mạng truyền dữ liệu vì vậy nó nâng cao việc sử dụng nhiều liên kết trức tiếp phải cần giữa các SP. STP cũng được sử dụng để lọc tách các bản tin báo hiệu giữa các mạng khác nhau. Hinh1.4 Cấu trúc mang báo hiệu SS7 Điểm điều khiển dịch vụ báo hiệu: (Service Control Points - SCP) SCP là những cơ sở dữ liệu để từ đó cung cấp những thông tin cân thiết cho khả năng xử ly cuộc gọi đòi hỏi ở mức cao. STP cũng thường được triển khai trong những gắn kết cấu hình ở những đường vật lý riêng biệt xác định như là một hệ thống dự phòng. Lưu lượng mạng được trải đều trên các đường liên kết, vì vậy nếu một liên kết bị thất bại lưu lượng báo hiệu sẽ được định tuyến lại qua các đường liên kết khác. 1.3.2. Phân cấp mạng báo hiệu Trong SS7, khi hai điểm báo hiệu có khả năng trao đổi bản tin báo hiệu với nhau thông qua mạng báo hiệu thì giữa chúng tồn tại một mối liên hệ báo hiệu. Các liên hệ báo hiệu này có thể sử dụng các phương thức báo hiệu khác nhau, trong đó phương thức báo hiệu được hiểu là mối quan hệ giữa việc truyền dẫn thông tin báo hiệu và đường truyền thoại. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 6 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 • Kiểu kết hợp: (Associated Mode) Trên mỗi tuyến truyền thoại giữa hai tổng đài tồn tại song song với tuyến thoại đó một đường liên kết báo hiệu giữa hai tổng đài. Đây là phương thức báo hiệu đơn giản và ít được sử dụng bởi vì một đường liên kết báo hiệu có thể giữ những bản tin báo hiệu cho vài nghìn trung kế, trong khi hầu hết các nhóm trung kế liên kết giữa 2 tổng đài chỉ là hơn 100 trung kế dẫn đến lãng phí lớn. Hình 1.5 Phương pháp báo hiệu kiểu kết hợp • Kiểu bán kết hợp (Quassi – Associated Mode) Các đường liên kết báo hiệu không kết nối trức tiếp và song song với đường thoại giữa 2 tổng đài. Mà trái lại nó là những tuyến liên kết báo hiệu được quá giang qua nhiều điểm truyền báo hiệu STP. Điều này làm tăng hiệu suất báo hiệu của mạng, tăng tính kinh tế do tận dụng hết lưu lượng báo hiệu của các đường liên kết báo hiệu. Hình 1.6 phương pháp báo hiệu kiểu bán kết hợp Sự phân cấp của mạng báo hiệu : Để đáp ứng được yêu cầu phát triển của mạng viễn thông, và đảm bảo chất lượng báo hiệu cho mỗi cuộc gọi thì mạng báo hiệu SS7 được phân cấp. Các tổng đài số hiện đại đáp ứng cả chức năng của điểm báo hiệu và điểm chuyển tiếp báo hiệu. Khi xây dựng mạng viễn thông việc quyết định số mức điểm truyền báo hiệu STP trong mạng là rất quan trọng. Nếu chỉ giới hạn về mặt chất lượng của mạng thì việc xây dựng mạng có một mức STP được xem là thích hợp hơn cả. Tuy nhiên để đảm bảo độ tin cậy gần như tuyệt đối thì cần chọn lựa giải pháp có từ 2 mức trở lên. Các hướng dẫn sau được đề xuất bởi tổ chức ITU – T. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 7 Đường thoại Đường liên kết báo hiệu Đường liên kết báo hiệu SP SP Đường thoại ST SP SP Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Phân cấp mạng báo hiệu có một mức STP : + Mỗi SP ở cùng một thời điểm phải kết nối với ít nhất là hai STP. + Các STP phải kết nối với tất cả với các STP lại. Hình 1.7 Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 với STP Phân cấp mạng báo hiệu có hai mức STP : + Mỗi SP tại một thời điểm phải kết nối với ít nhất là hai STP ở mức thấp. + Mỗi STP ở mức thấp phải kết nối ít nhất là 2 STP mức cao. + Các STP mức cao phải kết nối đầy đủ với nhau. Hình 1.8 Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 với hai cấp Trong thiết kế phân cấp các STP (2 mức) thì thông thường mức thấp để dành cho lưu lượng trong vùng địa lý của mạng, mức cao hơn sẽ điều khiển lưu thông giữa các vùng. Trong một quốc gia thì có hai mức ứng với hai mức STP là mức quốc gia và mức vùng. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 8 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 1.4. KIẾN TRÚC PHÂN TẦNG MẠNG SS7 Cũng giống như mô hình OSI, kiến trúc mạng của SS7 cũng được phân lớp. Tuy nhiên, trong khi mô hình của OSI gồm có 7 lớp thì ở mô hình SS7 chỉ được phân chia thành 4 tầng, và mỗi tầng đảm nhận những chức năng riêng biệt. Ba lớp thấp nhất tạo thành các phân lớp MTP1, MTP2, và MTP3 chuyển giao bản tin cho phần điều khiển (phần User) của nó. Hình 1.9 Kiến trúc giao thức SS7 và mô hình OSI 1 .4.1. MTP-1lớp liên kết dữ liệu báo hiệu. MTP-1 tương đương với lớp vật lý ( lớp 1) trong mô hình OSI. Lớp MTP-1 chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu vào trong dòng bít để truyền đi trên mạng. lớp này chịu trách nhiệm về đặc tính điện, đặc tính vật lý và chức năng của đường báo hiệu. Các kênh số liệu báo hiệu có thể là số hoặc analog như là DS1 (1.544 Mbps), E1(2.048 Mbps), DS0 (64kbps) và DSoA (56kbps). Kênh số được thiết lập bởi các kênh truyền dẫn số và các bộ chuyển mạch số. kênh analog được thiết lập bởi những kênh truyền dẫn analog có tần số thoại (4 KHz) và các MODEM thoại. 1 .4.2. MTP-2 lớp liên kết báo hiệu Xác định chức năng và thủ tục để bảo đảm các bản tin có thể được truyền qua các đường liên kết báo hiệu. MTP-2 cung cấp các chức năng phát hiện, sửa lỗi, khi phát hiện lỗi trên đường truyền thì thực hiện việc truyền lại và phân phát tuần tự các gói tin trên mạng. Cũng như mô hình OSI, lơp này chỉ liên quan đến việc truyền dẫn các bản tin từ các trạm này đén trạm tiếp theo trong mạng mà không liên quan đến việc định tuyến các gói tin trên mạng. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 9 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 1.4 .3. MTP-3 lớp mạng Lớp 3 cung cấp các chức năng xử lý bản tin và quản trị mạng. Chức năng xử lý bản tin là những chức năng định tuyến, phân loại, điều khiển lưu lựong và phân phối bản tin. Chức năng quản trị mạng gồm các chức năng quản trị kênh, quản trị lưu lượng, và định tuyến. 1.4 .4. Lớp 4 – lớp người dùng Lớp 4 được chia thành các mức con khác nhau, với các giao thức khác nhau. Bao gồm chính ở đây là phần người dùng (ISUP, TUP), phần ứng dụng (TCAP, SCCP, OMAP). Hình 1.10 Các lớp của báo hiệu SS7 1.4.4 .1. Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP ( Signalling Connection Control Part) Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP cung cấp các chức năng bổ xung cho MTP để cung cấp các chức năng chuyển giao giữa các thành phần như TCAP, OAMP, ASE, ISUP. MTP chỉ sử dụng định mã điểm để xác định đích đến của bản tin. Tuy nhiên với SCCP sử dụng nhiều hơn các phương pháp lý thuyết địa chỉ để bảo đảm dữ liệu có thể tìm đến những đích của nó. SCCP cung cấp các khả năng định tuyến end to end và point to point, trong khi MTP chỉ có khả năng định tuyến point to point, SCCP còn cung cấp các chức năng phiên dịch địa chỉ để định tuyến chính xác các bản tin truyền trên mạng tới đích đến. SCCP sử dụng cà 2 phương thức truyền dẫn có kết nối và phương pháp truyền dẫn không kết nối. SCCP kết hợp với MTP gọi là phần dịch vụ mạng NSP (Network Service Part) tương đương với ba tầng thấp nhất trong mô hình OSI. 1.4.4.2. Phần ứng dụng khả năng giao dịch TCAP (Transaction Capabilities Application Part) Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 10 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 TCAP cung cấp một hệ thống chung và tổng quát cho việc truyền thông tin giữa hai nút. Nó đảm bảo nhiều loại ứng dụng khác nhau và hữu ích ở các tổng đài và các trung tâm đặc biệt trong các mạng viễn thông.TCAP thuộc lớp tương đương như là trong lớp 7 của mô hình OSI. Nó phục vụ các đối tượng sử dụng TC (dịch vụ di động, gọi điện bằng thẻ) và sử dụng phần dịch vụ mạng NSP để truyền các bản tin. Tổng quat TCAP được sử dụng để truy cập cơ sở dữ liệu, hỗ trợ các chức năng được yêu cầu kết nối mở rộng bên ngoài. 1.4.4.3. Phần sử dụng dịch vụ tích hợp ISUP (Integrated Service User Part) Là một giao thức cho điều khiển cuộc gọi và các thủ tục bảo dưỡng trung kế trong cả hai mạng, mạng thoại và mạng ISDN. ISUP xác định giao thức sử dụng để thiết lập, quản lý, và giải phóng các đường trung kế, những trung kế mang cả thoại và dữ liệu giữa các tổng đài số. ISUP cung cấp các chức năng cho cả phần người dùng điện thoại TUP (Telephone User Part) và người dùng số liệu DUP (Data User Part). 1.4.4.4. Phần người dùng điện thoại TUP (Telephone User Part) Phần người dùng điện thoại được sử dụng để thiết lập, duy trì và giải phóng cuộc gọi. Có rất nhiều phần người dùng điện thoại, hoặc đã tồn tại hoặc đang được phát triển. TUP điều khiển cuộc gọi trong tổng đài điện thoại bằng cách trao đổi báo hiệu với các tổng đài khác. Tuy nhiên do TUP có nhiều hạn chế mà ngày nay giao thức không còn được sử dụng nữa mà thay bằng ISUP. 1.4.4.5. Phần vận hành, quản lý và bảo dưỡng OMAP OMAP xác định các bản tin và giao thức cái mà hỗ trợ việc quản lý mạng SS7. Các dịch vụ của OMAP có thể được sử dụng để kiểm tra, xác nhận cơ sở dữ liệu được định tuyến trên mạng và để chuẩn đoán các vấn đề xay ra trên các đường liên kết. Thực hiện các chức năng có liên quan đến vấn đề quản lý mạng, liên quan đến vận hành mạng và bảo dưỡng mạng báo hiệu. OMAP tưong ứng với lớp ứng dụng trong mô hình OSI. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 11 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 CHƯƠNG 2 PHẦN CHUYỂN GIAO BẢN TIN MTP Phần chuyển giao bản tin MTP được sử dụng để truyền thông tin báo hiệu giữa những đối tượng sử dụng cùng loại trên mạng. Nói cách khác, MTP cung cấp một hệ thống truyền thông tin tin cậy và có nhiệm vụ : xử lý lỗi, cấu hình lại mạng khi có liên kết lỗi, nhận biết bản tin, phân bố và định tuyến. 2.1. MTP-1 LIÊN KẾT DỮ LIỆU BÁO HIỆU MTP-1 xác định các đường liên kết báo hiệu của mạng báo hiệu SS7. Nó xác định các đặc tính vật lý, đặc tính điện và các đặc tính chức năng của đường số liệu báo hiệu. Nó cung cấp các đường truyền dẫn song công, có thể hoạt động trên cả hai hướng thuật và ngược với cùng một tốc độ truyền. Kênh truyền dẫn báo hiệu có thể là kênh số hoặc kênh analog. Kênh số là những kênh có tốc độ cơ bản là 64kbps cùng với các chuyển mạch số. Với kênh analog dựa trên tần số thoại 4KHz và các Modem. Giao thức này xác định những tính chất về điện, vật lý và những đặc điểm của kênh truyền báo hiệu. Nó giống như lớp một của mô hình mạng truyền dữ liệu OSI. Khoảng thời gian đâu thực hiện việc truyền báo hiệu trên các đường dây analog với băng thông 4khz (300khz->3,4 khz). Các thông tin báo hiệu phải được điều chế khác điều chế của dữ liệu để phân biệt dữ liệu và báo hiệu. Ở đây sử dụng điều chế khóa dịch chuyển tần sô (FSK) cho báo hiệu, B = 300khz->3,4khz làm cho tốc độ báo hiệu 1,2kbps/2,4kbps cho một kênh cuộc gọi. Trên các đường trung kế 32 kênh có tốc độ kênh báo hiệu 2Mbps, và sử dụng phương pháp điều chế biên độ chực giao QAM. Ngày nay việc truyền báo hiệu được truyền trên các đường trung kế số, hoặc là trên các đường truyền sử dụng sóng vi ba. Với đường truyền sử dụng sóng vi ba sử dụng phương pháp điều chế M-QAM và tốc độ báo hiệu đạt được là 2Mbps. Với đường truyền số sử dụng Fram Relay hoặc sử dụng các kênh ATM để truyền báo hiệu và sử dụng mã 2B1Q để mã hóa. 2.2. MTP-2 LỚP LIÊN KẾT BÁO HIỆU Ở lớp này chứa các chức năng liên kết báo hiệu, điều khiển luông lớp 2 và chỉ thị độ ưu tiên ở mức 3 các chức năng chính của báo hiệu gồm , chức năng về giới han, phát hiện lỗi và đồng bộ. Mức 2 cũng chứa các chức năng điều khiển cho việc truyền, nhận và điều khiển Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 12 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 trạng thái liên kết. Mức liên kết báo hiệu tương đương lớp liên kết báo hiệu (lớp 2) trong mô hình OSI. Mục đích đảm bảo việc truyền dẫn dữ liệu một cách tin cậy và không có lỗi. Hinh 2.1 Kiến trúc của MTP 2 .2.1 Các loại bản tin Hệ thống báo hiệu SS7 là mạng chuyển mạch gói cho phép cả truyền dẫn gói và truyền dẫn kênh. Truyền dẫn gói mềm deo, linh hoạt hơn, với mỗi gói tin gồm phần tiêu đề và phần dữ liệu, chứa tất cả thông tin để đảm bảo việc truyền thông tin tới đích một cách an toàn (định tuyến), và hạn chế tối thiểu các lỗi xảy ra khi truyền các gói tin tư nguồn tới đích, và đặc biệt là không cần báo hiệu. Theo phương thức điều khiển cao liên kết dữ liệu (HDLC), hệ thống báo hiệu SS7 có ba loại khung đơn vị bản tin báo hiệu (MU – Signal Unit) bao gồm : MSU, LSSU và FISU. Các đơn vị bản tin này được phân biệt với nhau bằng giá trị chứa trong một trường thông tin gọi là trường chỉ thị độ dài LI ( Length Indication).  Đơn vị báo hiệu bản tin (MSU – Message Signal Unit).  Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU : Link Status Signal Unit).  Đơn vị báo hiệu chèn (FISU : Fill – In Signal Unit). Hinh 2.8 Dạng của các đơn vi báo hiệu Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 13 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 2.2.1.1 Đơn vị bản tin báo hiệu (MSU) Đơn vị bản tin báo hiệu (MSU) là phần chứa các giáo thức bản tin SCCP, ISUP, và TUP (những giao thức này làm trong trường SIF). Nói cách khác phần người dùng (User Part) được dành cho trường thông tin báo hiệu (SIF) cùng với nhãn định tuyến. Loại bản tin này mang toàn bộ thông tin điều khiển cuộc gọi, quản trị mạng và bảo dưỡng. Ở đó bổ sung những chức năng chuyên dụng thuộc về những ứng dụng tế bào di động. MSU có một nhãn định tuyến cái mà cho phép điểm truyền báo hiệu gốc để gửi thông tin tới một điểm báo hiệu gốc quan mạng. Hình 2.2 Cấu trúc của bản tin MSU Trường cờ (Flag) Các đơn vị báo hiệu có độ dài bản tin không giống nhau, trường cờ để xác định sự bắt đầu và kết thúc của một đơn vị bản tin. Cờ kết thúc của một đơn vị bản tin này cũng là cờ bắt đầu của bản tin đơn vị kế tiếp. Tập hợp các bít xen giữa hai cờ là chiều dài toàn bộ bản tin, ngoài ra cờ cũng được sử dụng cho mục đích đồng bộ, mẫu định dạng duy nhất là 01111110. Để tránh lặp lại giá trị cờ này trong các thành phần khác của MSU, ta sử dụng quá trình nhồi bít. Mỗi bộ nhồi bít sẽ chèn thêm bít 0 sau 5 bit 1 liên tiếp để loại trừ trường hợp 6 bít một liên tiếp. phía bên thu sẽ thực hiện quá trình ngược lại, quá trình này sẽ đếm 5 bít 1 liên tiếp và loại bỏ bít 0 tiếp theo. Trường kiểm tra độ dư thừa vòng (CRC) Sử dụng phương pháp kiểm tra CRC 16 bít để kiểm tra, xác định và chỉnh sửa các lỗi bít trong quá trình truyền tin. Các bít kiểm tra là những bít bỗ sung được thêm vào trong bản tin MSU. Ở phía nhận MTP dựa vào những bít kiểm tra này để xác định xem Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 14 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 các bản tin đựợc truyền có lỗi trên đường truyền hay không. Trên cơ sở đó sẽ có bản tin trả lời xác nhận thông tin nhận được đúng hay sai. Khi sử dụng phương pháp kiểm tra kiểu CRC 16bit, cả hai bên phát và bên thu phải sử dụng chung một đa thức sinh F(x). Trong CRC chuỗi các bít dư thừa gọi là số dư CRC được bổ sung vào cuối đơn vị dữ liệu sao cho đơn vị dữ liệu mới chia chính xác cho số nhị phân đã được quy định trước. Ở nơi nhận, đơn vị dữ liệu tới cũng được đem chia cho cùng một số, nếu phép chia không dư, đơn vị dữ liệu được xem là không lỗi và sẽ được nhận. Còn nếu có dư, nghĩa là đơn vị dự liệu đã bị lỗi và không được nhận. Vì sử dụng trường 16bit nên đa thức sinh (theo chuẩn CRC - ITU) là : F(x) = X16 + X12 + X5 +1 Trường miền thông tin báo hiệu(SIF-Signaling Information Field) Chỉ tồn tại trong đơn vị bản tin MSU, chứa các thông tin báo hiệu thực sự của phần User. Trong trường này gồm cả hai trường con là trường nhãn định tuyến (Routing Lable) và trường dữ liệu người dùng ở lớp 4. Chiều dài lớn nhất của bản tin là 272 byte, các dạng và cach mã hóa bản tin được định nghĩa một cách độc lập với từng User. Hình 2.3 Cấu trúc của miến SIF và miền SIO LSSUs và FISUs không chứa đựng cả một nhãn định tuyến lẫn một SIO khi họ được gửi trực tiếp giữa hai điểm báo hiệu. Nhãn định tuyến là trường địa chỉ 32 bit, chứa 14 bit địa chỉ của node nguồn và 14 bit của địa chỉ node đích, và 4 bit dành cho trường lựa chọn kênh báo hiệu SLS (Signaling Link Selection) được sử dụng để phân bố lưu lượng trên các tuyến khác nhau. Trường SIO ( Service Information Octet) Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 15 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Trường SIO có chứa các chỉ thị dịch vụ và chỉ thị mạng. Chỉ thị dịch vụ dùng để phối hớp với các bản tin báo hiệu với(User TUP, ISUP, DUP, SCCP, SNM, MTNE) riêng biệt của MTP tại điểm báo hiệu, tức là bản tin đó sẽ được phần nào lớp 4 sử dụng. Chỉ thị mạng chỉ ra bản tin đó liên quan tới mạng quốc gia hay quốc tế. Một số bít trong trường dịch vụ phụ không sử dụng mà được dự trữ cho tương lai, hoặc sẵn sàng cho sử dụng trong nước. Trường sửa lỗi EC (Error Correction) Sự sửa chữa, khắc phục lỗi chỉ được thực hiện trên các MSUs. Nó cho phép việc sửa chữa lỗi giữa hai nút. Trường sửa lỗi, có độ dài 16 bit bao gồm 4 trường chức năng cùng với cấu hình như sau : Hình 2.4 Khuôn dạng của BSN, BIB, FSN và FIB Trường bít chỉ thị hướng thuận (FIB – Forward Indicator Bit) : Được sử dụng cho thủ tục sử lỗi, biểu thị xem một đơn vị của bản tin báo hiệu được truyền lần đầu hay truyền lại. trường chỉ thị hướng thuận chỉ bao gồm một bit duy nhất đảm nhiệm chức năng này. Trường thứ tự hướng thuận (FSN – Forward Sequence Number) : Mỗi đơn vị báo hiệu ở ngõ ra được chỉ định và gắn vào một số thứ tự bản tin hướng đi. Ở phía nhận FSN được dùng để kiểm tra trình tự đúng đắn của đơn vị bản tin báo hiệu, để chống ảnh hưởng của lỗi đường truyền, các con số thứ tự có giá trị từ 0 đến 127. trường FSN chỉ bao gồm bẩy bít. Trường chỉ thị hướng ngược (BIB – Backward Indicator Bit) : Sử dụng cho thủ tục sửa lỗi cơ bản, được dùng để yêu cầu truyền lại các đơn vị bản tin được phát hiện là hư hỏng. Trường này cũng chỉ báo gồm một bit Trường thứ tự hướng ngược (BSN-Backward Sequence Number) : Chứa các thông tin trả lời xác nhận trong các thủ tục giám sát, sửa lỗi các bản tin. Số thứ tự của các bản tin trên đường hướng về cũng có thể sử dụng để trả lời xác nhận cho một trình tự của các đơn vị báo hiệu. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 16 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hinh 2.5 Ví dụ về một bản tin nhận chuẩn của MSU Hình 2.6 Ví dụ cho việc yêu cầu truyền lại bản tin khi mất khung MSU Trường chỉ thị độ dài (LI – Length Indicator) Trường chỉ thị độ dài được dùng để phân biệt giữa 3 loại đơn vị bản tin. Độ dài ở đây được tính từ sau trường CK đến trường LI, giá trị của LI là như sau : o LI = 0 : Bản tin FISU o LI = 2 : Bản tin LSSU o LI > 2 : Bản tin MSU LI cũng biểu thị độ dài của trường SIF và SIO trong MSU, nếu SIF và SIO dài hơn 64 bytes thì LI sẽ luôn có giá trị mặc định bằng 63. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 17 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hình 2.7 Khuôn dạng của trường chỉ thị độ dài Trường trạng thái (SF – Status Field) Trường trạng thái mang thông tin về trạng thái kênh báo hiệu. Đó là trường 8 bit, trong đó có 3 bit được sử dụng để hoạt hóa và hồi phục kênh báo hiệu, và để đảm bảo đồng bộ. Nó được mã hóa để thông báo nếu có một nút bận và tiến hành điều khiển luồng. Trường này chỉ có trong LSSU dung để chỉ tình trạng của kênh báo hiệu lSSU. 2.2.1.2 Đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (LSSU-Link Status Signal Unit) Một thành phần sống còn của việc quản lý mạng trên các đường liên kết là LSSU, cái mà chứa một trường thông tin có một byte hoặc trường thông tin có hai byte. Những trường này được sủ dụng để xác định trạng thái tổng quan của nơi gửi của các đường liên kết. LSSU có quyền ưu tiên cao nhất của toàn bộ đơn vị báo hiệu. Hình 2.9 Khuôn dạng của một LSSU Chỉ ba bít đầu tiên của miền trạng thái được sử dụng, còn lại là các bit Spare.  Tình trạng OS được gửi khi nào mối liên kết không cái nào có thể truyền mà cũng không nhận được MSUs. Tình trạng PO được gửi khi bộ xử lý có liên hệ ra khỏi dịch vụ. Sự tắc nghẽ ở mức hai thì được chỉ ra băng trạng thái B. Các giá trị được gán là: CBA Ý nghĩa 000 Mất đồng chỉnh 001 Bình thường 010 Trạng thái khẩn Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 18 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 011 Không hoạt động 100 Sự cố bộ xử lý 101 Bận Bản tin LSSU cung cấp các chỉ thị trạng thái đường truyền mà nó truyền qua. Có thể liên kết một số trạng thái đường như : bình thường, không hoạt động, mất tín hiệu đồng bộ, trạng thái khẩn… Bản tin LSSU được sử dụng như là một phương tiện được trao đổi giữa các lớp 2 của MTP qua thông tin giám sát, cũng như khôi phục lại một kênh báo hiệu có lỗi đã được sửa chữa  Sự liên kết : liên kết các đường truyền dẫn báo hiệu là quá trình xử lý đồng bộ dữ liệu liên kết giữa hai điểm báo hiệu kết nối trực tiếp. Nó được áp dụng thoạt tiên khi bật nguồn thời gian và trong suốt thời gian theo sau của một sự thất bại trong liên kết. Sự sắp hàng là dựa trên sự cưỡng ép trao đổi của thông tin trạng thái để làm tăng khả năng thực hiện. Hinh 2.10 Sơ đồ thể hiện sự thành công sắp xếp của một liên kết Thông thường, thủ tục liên kết thành công được miêu tả theo như hình trên. Một điểm báo hiệu ban đầu bắt đầu bởi việc gửi LSSU, cái mà được mang trong trạng thái được chỉ ra ”0” (out of alignment.). Điều này được tiếp tục cho tới khi trạm đích nhận được một LSSU cùng với hoặc là trạng thái ”0 ” hoặc là trạng thái ”N” (normal alignment). 2.2.1.3. Đơn vị tín hiệu chèn ( FISU – Fill In Signal Unit) Đơn vị tín hiệu chèn được sử dụng như là làm đầy các tín hiệu để chấp nhận FISU thực hiện như một cái cờ trong mạng SS7, khi không có tải được truyền thì FISU được gửi vào trong mạng SS7 để nhận các thông báo một cách tức thời về sự cố của đường báo hiệu, có nghĩa là nó được truyền đi để thay thế MSU và LSSU. Trường quan trọng Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 19 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 nhât của FISU là trường CK (CheckSum) dùng đẻ giám sát lỗi trên kênh báo hiệu. Ở mạng SS7, để duy trì mức tin cậy cao thì FISU được sử dụng. 2.3. CÁU TRÚC MTP-2 Hình 2.11 Cấu trúc MTP-2 Các phần chính của MTP2 được chỉ ra trong hình trên. LC (Link control) sẽ điều khiển các chức năng của đơn vị bản tin MTP2. Đầu tiên, nó tương đương phần truyền của bản tin. LC cũng quản lý sự hoạt động của các đường liên kết. Nó truyền cùng với chính MTP3, chấp nhận yêu cầu trạng thái đường liên kết (C), và thông báo lại thông tin trạng thái liên kết cùng với sự chỉ dẫn (I). Cuối cùng, LC truyền cùng với LC tại điểm cuối của đường liên kết, sử dụng đơn vị báo hiệu trạng thái liên kết. MTP3 trong một điểm báo hiệu đặt những bản tin MTP3 đang rời khỏi của nó trong bộ đệm ra (OB) của các đường báo hiệu liên kết Bộ đệm truyền lại (RB) lưu chữ những bản tin cái mà được truyền đi. nhưng nó chưa thực sự được xác thực bởi MTP2 ỏ xa. Mỗi bản tin để có thể được truyền hoặc truyền lại qua khối xử lý đầu ra (OP - Outgoing Processing), và sau đó nhập liên kết dữ liệu báo hiệu như là một MSU. Một đơn vị nhân tín hiệu nhận từ liên kết dữ liệu báo hiệu được xử lý bởi khối xử lý báo hiệu đầu vào (IP - Incomming Procesing). Bản tin MTP3 trong MSU cái mà được nhận bởi khối xử lý báo hiệu đầu vào IP là được đặt trong bộ đệm trong IB (Input Buffer), và được nhận lại bởi MTP3. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 20 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Toàn bộ bộ đệm truyền hoạt động theo nguyên tăc là "vào trước, ra trước" một MTP2 nhận những bản tin lối ra từ bộ đệm ra trong thứ tự tương tự, tại đó chúng được nhận bởi MTP2. Đây là một trong những yêu cầu tất yếu cho sự phân phối MSU Hình 2.12 Những tham số được thêm và xử lý bởi MTP2. 2.4. HOẠT ĐỘNG MTP-2 Lớp MTP-2 chứa các chức năng liên kết báo hiệu, chức năng chính bao gồm : Giới hạn, phát hiện lỗi, đồng bộ. MTP-2 cũng chứa các chức năng điều khiển cho việc truyền, nhận và điều kiện trạng thái liên kết. Chức năng điều khiển trạng thái liên kết tương tác với các chức năng lớp 3. 2 .4.1 Điều khiển luồng (Flow Control) Cả hai kỹ thuật điều khiển luồng và điều khiển lỗi đều dùng kỹ thuật cửa sổ trượt (Slide Window). Các đơn vị bản tin báo hiệu (MSU) được đánh số một cách tuần tự theo modul gọi là chỉ số tuần tự hướng đi (FSN). Mỗi MSU mới được gán một số FSN có gía trị lớn hơn FSN của MSU trước đó một đơn vị. Các đơn vị báo hiệu trạng thái kênh (FSSN) và đơn vị tín hiệu chèn (FISU) không được đánh số một cách riêng biệt mà chúng mang các giá trị cùng với FSN của MSU đã được truyền đi trước đó. Các thông tin trả lời cho MTP2 được đặt trong các tham số BIB và BSN của các SU (MSU, LSSU, FISU). Các xác nhận có thể khảng định (position acknowleggment) hay phủ định (negative acknowleggment). Điều khiển luồng được điều khiển bằng cách sử dụng các bản tin LSSU. Khi một bên không kiểm soát được luồng dữ liệu do bên kia gửi đến, nó liền gửi một bản tin LSSU với các chỉ báo bận trong trường trạng thái tới các nơi phát. Khi nơi truyền nhận được thông tin đó nó Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 21 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 sẽ ngường việc truyền các MSU lại và khi tình hình trở lại thì nó gửi lại nơi phát bằng một bản tin LSSU khác. Khi một phía không có dữ liệu để phát nó sẽ gửi FISN để trả lời. Cơ chế này nói chung không được áp dụng cho những mức cao hơn (mức MTP 3). Tuy nhiên nếu tắc nghẽn vẫn tiếp tục kéo dài và không thông báo được cho mức mạng báo hiệu, thì hoạt động của mức mạng báo hiệu có thể bị ngường lại. Nếu mức mạng nhận ra tắc nghẽ thì các gói tin được định tuyến quanh điểm tắc nghẽ. Để giả quyết tình trạng bận dẫn đến tắc nghẽn trên các node có một bộ đếm thời gian có trách nhiệm điều khiển cho đến khi tình trạng bận chấm dứt. có ba quy định về thời gian cho ba bộ đếm. • Nếu nơi nhận trở lên quá tải, nó phải gửi một bản tin với thông tin báo bận để yêu cầu phía phát ngừng lại. Nơi nhận từ chối trả lời MSU để nó bắt đầu trạng thái điều khiển tắc nghẽ và với tất cả các MSU nhận được trong trạng thái bận này. Nếu trạng thái qúa tải vẫn tiếp tục tiếp diễn thì tại node nhận phải lặp lại một chỉ báo bận trong khoảng thời gian T5 (có giá trị trong khoảng 80 – 120 ms, và phía bên truyền lại tiếp tục ngừng truyền trong khi tình trạng tắc nghẽn vẫn tiếp diễn. • Khi tình trạng tắc nghẽn đã giảm bớt tại nơi nhận, nó sẽ thông báo cho đầu kia được biết rằng việc trả lời khảng định cho các MSU tiếp theo. • Mặc dù có những thông báo bận trong mỗi đơn vị thời gian T5, một node sẽ thông báo cho mức mạng là một kênh sẽ ngừng phục vụ (out of service) sau một khoảng thời gian là T6 (có giá trị trong khoảng 3 đến 6). 2 .4.2 Điều khiển lỗi Có hai phương pháp điều khiển lỗi được dùng trong mạng SS7 là :  Phương pháp cơ bản (Basic Method) : được áp dụng trong các tuyến một chiều có độ trễ nhỏ hơn 15s.  Phương pháp phát lại theo chu kỳ để ngăn chặn lỗi (Preventative Cyclic Retransmission Methor) được áp dụng trong các kênh báo hiệu có trễ lớn hơn hoặc bằng 15ms, có thể là những kênh truyền qua vệ tinh. a) Phương pháp cơ bản Phương pháp cơ bản điều khiển lỗi bằng cách sử dụng kỹ thuật go-back-N ARQ. Phương pháp này sử dụng các bit chỉ bảo trong các đơn vị báo hiệu (SU) để yêu cầu phía đầu phát truyền lại các đơn vị báo hiệu nhận được bị lỗi. khi một bản tin MSU được truyền đi, nếu phía đầu xa nhận được không lỗi thì nó trả lại xác nhận khảng định rằng đã Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 22 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 nhận được bản tin mà không lỗi bằng các bit chỉ báo FIB và BIB có cùng giá trị (0 hoặc 1). Hình 2.13 Ví dụ về sự sửa chữa lỗi cơ bản của MSU gửi bởi MTP2-A. [A] : MSU được nhận. [D] : MSU bị hủy bỏ. Nếu bản tin nhận được có lỗi hay bị mất, phía nhận sẽ gửi bản tin phủ định (negative acknowlegment ) bằng cách đảo giá trị bit BIB. Gía trị của FSN của bản tin nhận được chính xác cuối cùng sẽ được đặt vào BSN trong bản tin phủ định. Khi nhận được bản tin đó, phía phát sẽ ngừng truyền các SU mới mà phát lại các bản tin có trong bộ đệm với FSN lớn hơn BSN nằm trong bản tin n_ack. b) Phương pháp truyền lại theo chu kỳ ngăn ngừa sai lỗi ( PCR - Preventive cyclic retransmission) Phương pháp truyền lại theo chu kỳ ngăn ngừa sai lỗi (PCR) được thiết kế cho việc sử dụng trên các đường báo hiệu với thời gian truyền lớn, vị dụ những đương liên kết cái mà được mang trên các kênh của vệ tinh. khi mà trong phương pháp sửa lỗi cơ bản , FSN xác định sự có thể của một MSU trong chính chuỗi thông tin gốc của sự truyền, và BSN luôn luôn xác định đơn vị bản tin báo hiệu được nhận mới nhất. PCR chỉ sử dụng các xác nhận khảng định (positive acknowledgments). việc xác định các bit FIB và BIB thì được lờ đi và bộ xử lý đầu vào đơn giản sẽ châp nhận hoặc loại bỏ một bản tin MSU lỗi giựa trên giá trị của FSN, cái mà trội hơn FSN của bản tin MSU nhận được gần đây nhất một đơn vị. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 23 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Đây là một kỹ thuật dùng cho tuyến có độ trễ lớn, với các tuyến này thì các đơn vị bản tin thường tương đối ngắn và kênh truyền có thể ỏ trạng thái rỗi trong phần lớn thời gian. Chính vì thế khi không có MSU hay LSSU truyền đi thay vì truyền FISU thì nó sẽ tự động phát lại các MSU trong bộ đệm phát lại của nó và bắt đầu với MSU có FSN thấp nhất, mà không cần một chế độ xác nhận khảng định hay phủ định nào. Các bản tin đã được nhận sẽ bị xóa tại đầu thu, còn MSU bị lỗi hay mất thì nó vẫn xử lý bình thường. Một khung báo hiệu mới cần phát đi thường có mức yêu tiên cao hơn những khung trong bộ đệm phát lại. khi số khung báo hiệu không được nhận biết bị chất đống lại, không một khung mới nào được phát đi và các khung không được nhận biết sẽ được phát lại bắt buộc theo chu kỳ. Trong thực tế việc phát lại các bản tin thường nhanh hơn sửa một bản tin bị lỗi, chính vì thế phương pháp này được dùng nhiều hơn phương pháp cơ bản. c) So sánh giữa phưong pháp PCR và phưong pháp sửa lỗi cơ bản PCR được sử dụng trên các đường liên kết cùng với thời gian lan truyền lớn nó vượt qúa 40ms, bởi vì phương pháp lỗi cơ bản dựa trên kết qủa liên kết trong việc trễ xếp hàng MSU cái mà không thể chấp nhận cho điều khiển cuộc gọi ứng dụng ở (TUP, ISUP). Nhưng mặt khác, phưong pháp sửa lỗi cơ bản là được ua thích hơn trên các liên kết báo hiệu cùng với thời gian lan truyền dưới 40ms, bởi vì nó cho phép một lượng lớn hơn việc truyền tải MSU trên các đường liên kết báo hiệu hơn PCR 2 .4.3. Phương pháp kiểm soát lỗi Khi các liên kết báo hiệu ỏ trong dịch vụ, mỗi LC theo dõi nhịp độ lỗi của những đơn vị tín hiệu nhận được. Khi một trong những điều kiện sau đây xuất hiện, MTP3 trong điểm báo hiệu được báo hiệu với một chỉ định thất bại mối liên kết  Sáu mươi bốn đơn vị tín hiệu liên tiếp đã được nhận được với những lỗi.  Nhịp độ lỗi của những đơn vị tín hiệu nhận được vượt hơn một lỗi 256 đơ vị báo hiệu.  Một mẫu bít “không thể đạt được”, cái mà được nhận, và một cờ không được xác định trong 16 octets theo sau mẫu này. Có hai loại kiểm soát tỉ lệ sai lỗi liên kết báo hiệu là : kiểm soát tỉ lệ lỗi đơn vị báo hiệu và kiểm soát tỉ lệ lỗi bít hiệu chỉnh. • Kiểm soát tỉ lệ lỗi đơn vị báo hiệu (Signaling unit error–rate Monitoring) Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 24 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Điều này được sử dụng khi kênh báo hiệu đang phục vụ và nó cho biết một kênh truyền khi nào phải ngừng hoạt động do có qúa nhiều lỗi hơn mức cho phép. Để thực hiên điều này một bộ đếm sẽ được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của kênh. Bộ đếm này được khởi đầu bằng 0 và được điều khiển dựa trên hai thông số : o T : Gía trị ngưỡng, nếu số lỗi vượt qúa giá trị này thì nó được báo tới mức 3. o 1/ D : Tỷ lệ lỗi thấp nhất (nó là tỷ lệ giữa số tín hiệu lỗi và tổng số đơn vị tín hiệu) mà có thể tạo nên một lỗi được báo tới mức 3. Với mỗi đơn vị báo hiệu bị lỗi thì bộ đếm lại tăng lên một đơn vị, và sẽ giảm một đơn vị (nhưng không nhỏ hơn một) với mỗi chuỗi D đơn vị tín hiệu nhận được, cho dù là có lỗi hay không. Và một kênh truyền không còn đảm bảo tin cây khi bộ đếm có số lỗi đạt tới ngưỡng T. Nguyên lý này được thực hiện bằng một bộ đếm tiến / lùi. Hay còn gọi là điều khiển tỷ lệ lỗi bản tin. Giá trị bộ đếm tăng lên một đơn vị với mỗi MSU lỗi và giảm đi một sau 256MSU không có lỗi. Mức cảnh báo được đặt ở 64 đơn vị. Bộ phận quản lý mạng ở lớp 3 sẽ được cảnh báo khi bộ đệm đạt đến mức này. Lúc này liên kết không còn thỏa mãn yêu cầu đặt ra nữa. • Kiểm soát tỉ lệ lỗi bit hiệu chỉnh (Alignment error–rate monitoring) Kiểm soát tỉ lệ lỗi bít hiệu chỉnh được sử dụng khi liên kết bắt đầu được khởi động và hiệu chỉnh. Sự hiệu chỉnh ở đây được hiểu là nơi truyền và nơi thu được đồng bộ với nhau bằng các trường cờ trong mỗi khung truyền. Thủ tục kiểm tra tỷ lệ lỗi hiệu chỉnh cung cấp các chuẩn để từ bỏ một kết nối nếu tỉ lệ lỗi quá mức cho phép. Để thực hiệ điều này một bộ đếm được dùng để đếm số lỗi hiệu chỉnh. Bộ đếm này được khởi tạo từ 0 và được tăng lên một đơn vị khi một tín hiệu nhận được bit lỗi. nếu bộ đếm chưa vượt quá ngưỡng cho phép trước lúc chu kỳ thử nghiệm bắt đầu thì chu kỳ phục vụ sẽ bị bỏ qua. Trong trường hợp thất bại thủ tục chu kỳ thử nghiệm này có thể thử lại 5 lần, nếu cả 5 lần đều lỗi thì kết nối đấy là không tin cậy. 2 .4.4 Vấn đề đồng bộ Như đã nói ở trên đồng bộ là một trong những chức năng quan trọng của lớp 2 cùng với những chức năng khác như giới hạn và phát hiệ lỗi. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 25 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Đồng bộ là thủ tục "bắt tay" được sử dụng để đồng bộ liên kết và phục hồi liên kết sau khi bị lỗi. Việc đồng bộ được ra lệnh từ lớp 3. Ở lớp 2, một số các đơn vị báo hiệu trạng thái kênh LSSU được gửi đi từ bộ điều khiển trạng thái liên kết LSC (Link Status Control). Mỗi LSSU ở trạng thái 0 chỉ ra rằng liên kết đang mất đồng bộ. Tại phần nhận sẽ nhận sẽ cho nhận được cờ giói hạn, khi nhận được LSSU đúng, bộ điều khiển trạng thái liên kết sẽ gửi đi các LSSU có trạng thái 1 (đồng bộ bình thường). Sau một khoảng thời gian thử 8,2s, liên kết được coi là đồng bộ. Lúc này, phần truyền sẽ gửi đi các FISU và khi ở đầu xa nhận được các FISU này, quá trình xử lý các bản tin này lại được tiếp tục. Hình 2.14 Đơn vị báo hiệu thay thế FISU (Fill In Signal Unit) được gửi đi khi không có MS nào để gửi. Điều này đảm bảo cho dữ liệu luôn truyền liên tục trên kênh. 2.5 MTP3 - LỚP MẠNG Chức năng quan trọng nhất của MTP-3 là chức năng định tuyến các bản tin báo hiệu. Để đảm bảo khả năng báo hiệu cho tất cả các dịch vụ thọai và phi thoại mạng, báo hiệu SS7 được phân câp và thường sử dụng hai mức (mức thấp, mức cao) để đảm bảo khả năng báo hiệu cho tất cả các dịch vụ được yêu cầu ở hiện tại, và các dịch vụ trong tương lai. Như ta biết mạng viên thông trước đây chủ yếu dành cho thoại (sử dụng phương pháp chuyển mạch kênh) được phân thành 3 cấp gồm: cấp địa phương, liên tỉnh, quốc tế. Bởi vì trong mạng chuyển mạch kênh này thì mạng báo hiệu cuộc gọi và mạng truyền thông tin cuộc gọi là song song và chông lên nhau, muốn đơn giản bài toán định tuyến thì mạng phải được phân thành 3 cấp như trên. Chính vì vậy mà mạng báo hiệu kênh kết hợp CAS được sử dụng để báo hiệu cho mạng thoại. Nhưng với dịch vụ cho Mobile, cho truyền dữ liệu thì mạng CAS không đáp ứng được (như Mobile), hoặc có đáp ứng nhưng hiệu suất sẽ không cao (truyền dữ liệu) do kênh báo hiệu tồn tại suốt trong thời gian tiến hành cuộc gọi. Để đáp ứng các dịch vụ Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 26 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 báo hiệu cho mạng thoại và mạng phi thoại thì báo hiệu kênh chung SS7 được thiết kế để đáp ứng các đòi hởi mới này. Mô hình mạng SS7 được xây dựng như sau: Để trách khả năng nghẽn trong mạng báo hiệu và đảm bảo khả năng phân phối, định tuyến các bản tin báo hiệu một cách tốt nhât thì mạng SS7 sử dụng một mạng gồm nhiều thành phần STP (chỉ thực hiện chức năng chuyển tiêp bản tin báo hiệu) tạo thành một mạng riêng tồn tại độc lập với mạng viễn thông. Các STP này cùng cấp được nối theo dạng lưới với nhau. Chính vì sự tổ chức cho các STP này mà mạng báo hiệu SS7 thỏa mãn cho cả dịch vụ truyền thoại và truyền dữ liệu. Chức năng của lớp 3 được chia thành hai nhóm chức năng chính. Một trong nhóm chức năng đó là phải thực hiện cùng với tại nơi mà MTP gửi nhưng thông báo. Nó nhận được và được xem như là chức năng xử lý bản tin báo hiệu (SMH - Signalling Message Handling). Chức năng thứ hai giải quyết cùng với MTP lớp 3 để điều khiển lưu lượng, kết nối, và định tuyến thông tin. Nhóm này được xem như chức năng quản trị mạng báo hiệu (SNM -Signalling Network Management). • Chức năng xử lý bản tin báo hiệu (SMH): xử lý việc truyền của những bản tin giữa cặp TUP, ISUP, và SCCP. • Chức năng quản trị mạng báo hiệu (SNM): để điều khiển lưu lượng, kết nối, và định tuyến thông tin. Giữ chức năng kiểm soát lươu lượng bản tin dưới những điều kiện như sự tắc nghẽn, sự thất bại trong mạng báo hiệu. HÌnh 2.16 Sự miêu tả vè SMH và SNM MTP3 primitives. SIO: service information octet. SSF: sub-service field. SI: service indicator. SIF: signaling information field. RL: routing label. OPC: originating point code. DPC: destination point code. SLS: signaling link selector. UM: user message. PAD: pointcode of affected destination. 2.5.1 Chức năng xử lý bản tin báo hiệu Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 27 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Gồm các chức năng chính  Định tuyến bản tin (Message Routing)  Nhận biết bản tin (Message Discrimination)  Phân phối bản tin (Message Distribution) Hình 2.17 Cấu trúc và giao diện của phần xử lý bản tin báo hiệu Định tuyến bản tin Chức năng định tuyến bản tin thực hiện việc chuyển các bản tin đã nhận được (từ chức năng phân loại từ 1 thực thể lớp 4) tới một kênh truyền thích hợp bằng cách kiểm tra mã điểm đích (DPC) trong nhãn định tuyến. Nó sử dụng trường SLS để xác định kênh nào trong tuyến sẽ được sử dụng. Chức năng này cũng thực hiện phân tải với mục đích phân bố lưu lượng một cách đồng đều trên các kênh của một tuyến. Nó cũng có thể phân tải giữa các kênh không nằm trong cùng một tuyến. Nhận biết bản tin Chức năng phân loại bản tin quyết định liệu một bản tin kết thúc ở điểm báo hiệu này hay tiếp tục được gửi đi. Quyết định này được đưa ra dựa trên mã điểm báo hiệu đích DPC nhận được từ bản tin. Nếu mã DPC này giống như DPC của điểm báo hiệu, bản tin sẽ được đưa tới chức năng phân phối bản tin, ngược lại nếu khác với SPC của điểm báo hiệu, bản tin sẽ được đưa tới chức năng định tuyến bản tin để gửi đi tới điểm báo hiệu đích cần thiết. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 28 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Phân phối bản tin Chức năng phân phối bản tin được sử dụng tại điểm báo hiệu làm nhiệm vụ đưa bản tin báo hiệu thu được tới: o Phần người dùng TAP, ISDN o Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP o Phần quản trị mạng báo hiệu MTP3 o Phần kiểm tra và bảo dưỡng mạng của MTP Chức năng phân phối bản tin được thực hiện dựa trên nội dung của byte thông tin dịch vụ SI trong trường SIO. 2.5.1.1 khuông dạng của bản tin báo hiệu Khuôn dạng chung của bản tin MTP3 được chỉ ra trong hình trên đây. Chúng ta phân biệt các Octet thông tin dịch vụ (SIO), và miền thông tin báo hiệu. SIF được phân thành nhãn định tuyến (RL), và bản tin người dùng. Toàn bộ thông tin gốc tại phần người dùng của MTP, đó là nơi gửi bản tin và được chứa trong một bản tin MTP gốc (ban đầu). MTP3 sẽ xem xét dữ liệu bên trong SIO và RL. Tuy nhiên, thông báo người sử dụng được chuyển rõ ràng. Hình 2.18 Khuôn dạng bản tin báo hiệu (a): CCITT No.7. (b): ANSI No.7 2.5.1.2 Các thành phần quan trọng trong bản tin Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 29 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 2.19 Khuôn dạng của SIO Octec thông tin dịch vụ SIO (Service Information Octec) : Trường SIO được chia thàn hai trường: o Trường miền dịch vụ phụ (Subservice field) để chi ra các loại bản tin o Trường chỉ thị dịch vụ (Service Indicator) để xác định phần người sử dụng (User Part), nó chỉ ra đối tượng sử dụng ở node đến, ví dụ nếu 0100 = TUP. Ý nghĩa và nội dung các bit được cho trong hình sau Trường dịch vụ phụ Bộ chỉ thị dịch vụ D C B A Mạng quốc tế Dự phòng Mạng quốc gia Dành cho sử dụng quôc s gia 0 0 0 1 1 0 2 1 Dư Hình 2.20 Octet trong dịch vụ SIO Trường nhãn Trường nhãn chứa đựng những thông tin định tuyến cho sự phân phát của MSUs từ nguồn tới đích. Nó được sử dụng bởi hai phần người dùng bản tin và quản lý những bản tin mạng. Một trong số bốn kiểu nhãn khác nhau có thể được sử dụng, dựa trên phần người sử dụng. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN D C B A 0000 0001 0010 0011 0100 0101 0110 0111 1000 …… 1111 Điều khiển mạng báo hiệu Kiểm tra mạng báo hiệu Dự phòng SCCP Phần người dùng thoại UP ISDN UP số liệu UP số liệu Dự phòng 30 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hình 2.21 Dạng của nhãn Trường này bao gồm 3 phần : mã điểm bao hiệu đích DPC (Distination Point Code) xác định điểm báo hiệu đích của bản tin, mã điểm báo hiệu nguồn OPC (Original Poit Code) xác định điểm báo hiệu gốc của bản tin, mã nhận dạng mảnh CIC (Circuit Indentification Code) xác định mạch thoại liên quan đến bản tin. Chọn liên kết báo hiệu Mỗi liên kết báo hiệu thuộc về một tập liên kết nào đó. Mỗi điểm báo hiệu đích có cực đại bốn tập liên kết, mỗi tập liên kết chứa được tới 16 liên kết. Mỗi bản tin được gửi tới một tậpliên kết, sau đó tới liên kết báo hiệu trong tập liên kết đó tùy theo các bit chon liên kết báo hiệu SLS. Các bit SLS là 4 bit có trọng số bé nhất trong mã nhận dạng mạch CIC. Sử dụng mã chọn liên kết báo hiệu SLS, mỗi bản tin đều được cho một đường đi xác định trước qua mạng. Mục đích của mã SLS là phục vụ các chức năng chia sẻ tải, tức là chia sẻ lưu lượng báo hiệu và đảm bảo độ an toàn trong trường hợp có một liên kết nào đó bị lỗi. Bốn bit trường SLS cho phép lựa chọn một trong 16 liên kết báo hiệu để truyền bản tin. Bit 1 để sử dụng để lựa chọn tập liên kết từ một STP, bit 2 sử dụng cho SP. 2 .5.2. Chức năng quản trị mạng báo hiệu Chức năng quản tri mạng báo hiệu đảm bảo duy trì lưu lượng báo hiệu trong trường hợp xảy ra lỗi trong hệ thống. Mục đích của quản lý báo hiệu là cung cấp khả năng lặp lại cấu hình của mạng báo hiệu khi có sự cố và điều khiển lưu lượng báo hiệu trong trường hợp bị nghẽn. Các chức năng quản lý mạng báo hiệu được chia thành. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 31 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 • Quản lý lưu lượng báo hiệu STM (Signalling Traffic Management) • Quản lý liên kết báo hiệu SLM (Signalling Link Management) • Quản lý tuyến báo hiệu SRM (Signalling Route Management) Giao diện của SNM SNM có giao diện cùng với lớp người dùng mức 4 (MTP - users), các đường liên kết báo hiệu của MTP2, và chức năng định tuyến bản tin SMH tại chính điểm báo hiệu của nó. Ngoài ra nó cũng thực hiện truyền thông cùng với SNM tại các điểm báo hiệu khác. Các điểm báo hiệu này gửi và nhận bản tin SNM Hình 2.22 Cấu trúc và giao diện quản lý mạng báo hiệu SNM Phần đầu vào : SNM đặt cơ sở những hoạt động của nó trên đầu vào sau đây o Những chỉ định trên tình trạng của những mối liên kết báo hiệu tại điểm báo hiệu cảu nó o Những bản tin báo hiệu SNM nhận được từ những hoạt động SNM tại những điểm báo hiệu khác. Phần đầu ra : Những hoạt động của SNM dẫn đến những đầu ra được liệt kê ở dưới đây . o Những lệnh tới MTP2 của các liên kết báo hiệu Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 32 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 o Những lệnh tới chức năng định tuyến bản tin SMH tại chính điểm báo hiệu. Chẳng hạn, để làm trệch hướng các bản tin báo hiệu tới một đích đến ro rãng từ mối liên kết báo hiệu thông thường của chúng tới một mối liên kết thay thế. o Những chỉ định tới phần người dùng của MTP tại chính điểm báo hiệu, về trạng thái của sưh đinh tuyến thiết lập tới các đích tới riêng biệt. o Những bản tin tới SNM tại những điểm báo hiệu khác nhau. 2.5.2.1. Chức năng quản lý lưu lượng báo hiệu (STM) Chức năng điều hành lưu lượng báo hiệu được sử dụng để chuyển đổi lưu lượng báo hiệu từ kênh hoặc tuyến này tới kênh hoặc tuyến khác. Cũng có thể nó chỉ làm giảm lưu lượng báo hiệu một cách tạm thời trong trường hợp có tắc nghẽn xảy ra. Chức năng quản trị lưu lượng báo hiệu được thực hiện dựa trên các thủ tục sau : o Thủ tục chuyển đổi thuận (Change – Over Procedure) : Thủ tục này dùng để chuyển hướng lưu lượng từ một kênh báo hiệu bị lỗi đến một kênh báo hiệu dự phòng (alternate link). Sao cho các bản tin được chuyển lại đúng thứ tự. o Thủ tục chuyển đổi ngược (Change Back Procedure) : Định hướng lại lượng về liên kết ban đầu khi liên kết này đã được thiết lập lại. o Thủ tục định tuyến bắt buộc (Forced Rerouting Procedure) : Quá trình định tuyến lại lưu lượng khi có lỗi ở điểm báo hiệu đầu xa bằng cách gửi bản tin cấm truyền (Transfer Prohibited Message). o Thủ tục điều khiển luồng lưu lựong báo hiệu (Signaling Traffic Flow Control) : Ngừng gửi các bản tin mới khi không thể chuyển đi được. Điều này có thể xảy ra do sự quá tải của một điểm báo hiệu, của đối tượng sử dụng. o Thủ tục tái định tuyến có điều khiển (Control Rerouting Procedure) : Là một quá trình phục hồi chuyển đổi lưu lượng báo hiệu về một tuyến báo hiệu đã được xác định rõ sau khi thủ tục tái định tuyến bắt buộc đã kết thúc. Hình 2.23 Điều khiển tắc nghẽn bởi điểm truyền báo hiệu Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 33 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hình 2.24 Định tuyến lại bản tin từ A tới F ở trên thất bại của liên kết của SL7 và SL10 Nếu quản lý mạng báo hiệu cần thực hiện một chức năng nào đó trong các chức năng trên. Bộ phận truyền bản tin có khả năng tạo ra các bản tin MTP để gửi trên mạng báo hiệu kênh chung. Các bản tin này khác nhau về cấu trúc nhưng cũng tương tự như các bản tin của đối tượng sử dụng. 2.5.2.2. Chức năng quản lý liên kết báo hiệu (SLM) Chức năng này có nhiệm vụ duy trì các khả năng của tuyến đã định bằng cách phục hồi các kênh báo hiệu bị hư hỏng, kích hoạt các kênh báo hiệu ở trạng thái rỗi, và ngừng kích hoạt các kênh nào đó đã được đồng bộ. Chức năng quản lý liên kết báo hiệu bao gồm : o Khởi tạo liên kết: đây là thủ tục đồng bộ ban đầu. Khi một kênh lần đầu tiên được kích hoạt thì MTP3 sẽ chỉ thị cho lớp 2 bắt đầu thực hiện thủ tục đồng bộ và đưa kênh vào hoạt động, đồng thời sẽ chỉ thị cho các điểm báo hiệu lân cận biết rằng kênh đã được kích hoạt. Để thực hiện điều này, mỗi lần kênh được kích hoạt và đưa vào phục vụ thì một bản tin kiểm tra kênh báo hiệu SLTM được tạo ra và truyền trên kênh. o Khôi phục liên kết (Link Restoration) : Là thủ tục đồng bộ sau khi kênh báo hiệu bị hư hỏng bằng việc gọi thủ tục đồng bộ và sử dụng bản tin LSSU để thông báo cho các điểm báo hiệu lân cận biết trạng thái kênh. Sau khi đồng bộ thì Lớp 3 cũng tạo ra một SLTM và truyền trên kênh như thủ tục kích hoạt kênh. o Ngừng liên kết. o Khởi tạo tập liên kết: khởi tạo các liên kết trong một tậpliên kết. o Cấp phát liên kết và thiết bị đầu cuối: Được sử dụng để cấp phát các liên kết cho các thiết bị đầu cuối. 2.5.2.3. Chức năng quản lý tuyến báo hiệu (SRM) Mục đích của chức năng quản lý tuyến báo hiệu là đảm bảo cho việc trao đổi các thông tin giữa các nút mạng (SP hay STP) về khả năng mang bản tin của các tuyến báo Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 34 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 hiệu. Chức năng này được thực hiện trong STP. Về cơ bản điều này liên quan tới việc gửi các bản tin cấm truyền báo cho các điểm báo hiệu khác bị ảnh hưởng của lỗi đầu xa. Chức năng quản lý tuyến báo hiệu có các thủ tục liên quan sau: o Thủ tục chuyển giao có điều khiển (Transfer Control): Chức năng này được thực hiện tại một STP đối với một tin báo hiệu có liên quan đến địa chỉ đích nào đó, khi ấy nó phải thông báo cho một hay nhiều SP phía nguồn để hạn chế hoặc không được tiếp tục gửi thêm các bản tin báo hiệu có mức ưu tiên nhỏ hơn mức tắc nghẽn các đường truyền. o Thủ tục chuyển giao bị cấm (Transfer Prohibited): Được thực hiện tại một STP để thông báo cho các điểm báo hiệu lân cận là không thể định tuyến các bản tin qua STP này được. o Thủ tục cho phép chuyển giao (Transfer Allowed): Được thực hiện tại STP để thông báo cho các SP lân cận là có thể định tuyến các bản tin qua nó bình thường. o Thủ tục chuyển giao bị hạn chế (Transfer Retricted): Được thực hiện tại một STP khi nó phải thông báo cho các SP hay STP lân cận rằng không nên định tuyến các bản tin qua STP này. o Thủ tục kiểm tra tuyến báo hiệu (Signaling Route Set Test): Được thực hiện ở các SP để kiểm tra xem lưu lượng báo hiệu hướng tới một SP đích nào đó có thể được thiết lập thông qua một STP lân cận hay không. o Thủ tục kiểm tra mức độ tắc nghẽn ở tuyến báo hiệu (Signalling Route Set Congestion Test Procedure): Được thực hiện ở một SP để cập nhật trạng thái nghẽn mạch liên quan đến một chùm tuyến báo hiệu đi đến một SP nào đó trong mạng. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 35 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 CHƯƠNG 3 PHẦN ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI BÁO HIỆU (SCCP) Phần chuyển giao bản tin (MTP) của hệ thống báo hiệu SS7 được thiết kế để truyền các bản tin TUP (Và sau đó, ISUP) giữa các tổng đài tại điểm cuối của một đường trung kế. Phần điều khiển kết nối báo hiệu (SCCP), trong sự kết hợp cùng với MTP, cung cấp chuyển đổi của những thông báo cái mà không liên quan đến những đường trung kế riêng biệt. Ví dụ như những ban tin giao dịch từ lớp 1 tới lớp 3 của MTP. Sự kết hợp của MTP và SCCP được hiểu như là phân dịch vụ mạng (NSP – Network Service Part) của SS7, và là tương đương với các lớp 1, 2 và 3 của mô hình OSI trong hệ thống mạng truyền dữ liệu. 3.1. GIỚI THIỆU Hình sau cho biết SCCP và những mối quan hệ cùng với các phần khác của SS7. TCAP và ISUP là phần người sử của SCCP. Lần lượt, ASE (Application Service Element) tại một điểm báo hiệu là phần đối tựong sử dụng của TCAP, và có thể được xem xét như là phân đối tượng người dùng gián tiếp của SCCP. Mỗi phần người dùng SCCP tại một điểm báo hiệu có một số hệ thống con (SSN - Subsystem) cái mà được hạn chế từ 1 đến 127. khi SCCP nhận được một bản tin báo hiệu đến từ MTP, nó sử dụng SSN để phân phát bản tin tới phần người sử dụng thích hợp ( trong các trường hợp của ASE, các bản tin báo hiệu được đưa tới TCAP, cái mà sau đó được phân phát tới nó). Trong phần này, thuật ngữ hệ thống con là được sử dụng để biểu thị trong phần đối tượng sử dụng SCCP. 3.1.1. Các lớp dịch vụ chuyển giao bản tin SCCP cung cấp bốn lớp dịch vụ tới phân lớp đối tượng người dùng của nó Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 36 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 • Lớp 0 : Dịch vụ không có kết nối cơ sở (Basic connectionless service). • Lớp 1 : Dịch vụ không kết nối tuần tự (Connectionless service with sequence control). • Lớp 2 : Dịch vụ kết nối định hướng cơ sở (Basic connection-oriented service). • Lớp 3 : Dịch vụ kết nối định hướng điều khiển luồng (Connection-oriented service with flow control). 3.1.2. Sự nâng cao chuyển giao bản tin SCCP tăng cường những khả năng chuyển đổi thông báo (của) SS7 trong hai cách thiết yếu. Trong cách đầu tiên, MTP sử dụng sự chỉ thị dịch vụ (SI - service indicator) trong một bản tin báo hiệu đầu vào để chuyển nó tới người sử dụng MTP thích hợp (SCCP là một trong số đó). SI có một dải từ o đến 15, cái mà để giới hạn số của những người sử dụng MTP tới 16. SCCP mở rộng khả năng định vị của SS7, cho phép tới 127 hệ thống con tại một điểm báo hiệu. Trong cách thứ 2, SCCP cũng cho phép một cuộc gọi trong hệ thống con tới một địa chỉ của cuộc gọi trong hệ thống con bởi một nhãn toàn cầu (GT - Global Title). Đây là một địa chỉ chức năng, trong khuôn dạng của một chuỗi số kéo dài, cái mà không được sử dụng cho định tuyến bản tin. Mục đích của GT là được thảo luận trong phân sau. SCCP bao gồm những sự chuẩn bị để dịch một nhãn toàn cầu (GT) thành một địa chỉ cái mà có thể được sử dụng để định tuyến một bản tin tới hệ thống đích. Hình 3.1 Vị trí của SCCP trong hệ thống báo hiệu SS7 3.2. CẤU TRÚC VÀ GIAO DIỆN SCCP SCCP phối hợp với MTP tạo nên phần dịch vụ mạng NSP (Network Service Part) tương ứng với lớp mạng trong mô hình của OSI. SCCP cung cấp tất cả các chức năng của lớp mạng mà các chức năng này không được đề cập đến trong phần về MTP, ví dụ như việc đánh địa chỉ và kết nối. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 37 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 SCCP gồm có những phần được chỉ ra trong hình 3.2 . Điều khiển không có kết nối (SCLC – SCCP Connectionless Control) và điều khiển hướng kết nối (SCOC – SCCP Connection-Oriented Control) xử lý chuyển giao bản tin báo hiệu trong các dịch vụ tương ứng. • SCLC cung cấp thủ tục để chuyển giao không kết nối dữ liệu của người dụng. phân phối và nhận các bản tin quản trị cũng là một phần của chức năng này. • SCOC cung cấp các thủ tục để giám sát, thiết lập và giải phóng kết nối, xử lý chuyển giao số liệu. Hình 3.2 cấu trúc và giao diện của SCCP • Điều khiển định tuyến (SCRC) : Xác định những đích đến của những bản tin báo hiệu lối ra và bản tin lối vào định tuyến tới SCLC hoặc SCOC, cái mà sau đó phân phối chúng (trực tiếp, hay qua TCAP) tới đích đến là cá hệ thống con. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 38 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 • Phần quản lý SCCP (SCMG - SCCP management) có những chức năng có thể so sạnh được với quản lý mạng báo hiệu của MTP3. Nó có mục đích để báo trì lưu lượng bản tin báo hiệu của phần đối tượng người sử dụng trong những điều kiên về sự tắc nghẽn và sự thất bại trong mạng báo hiệu, trong điểm báo hiệu, và trong các hệ thống con. Nguyên tắc đánh địa chỉ của SCCP: Để phân phối các bản tin báo hiêu tới đúng địa chỉ đích. Trong tạo tuyến của MTP phải sử dụng các thông tin định tuyến có sẵn chứa trong trường chỉ thị dịch vụ (SI) và các mã điểm đích (DPC), vì vầy khả năng định tuyến và chuyển giao bản tin báo hiệu của MTP bị hạn chế, không đáp ứng được với các mạng thông tin đa dịch vụ và nhu cầu phát triển trong tương lai. Khi có SCCP thì có hai tham số: địa chỉ phần gọi và địa chỉ phần bị gọi được SCCP sử dụng để xác định nút đích và nút nguồn chúng nằm trong SCCP. Đối với báo hiệu không kết nối thì mỗi bản tin phải chứa cả hai tham số này. Có hai loại địa chỉ cơ bản để định tuyến SCCP: địa chỉ cần phiên dịch và địa chỉ không cần phiên dịch.  Đối với địa chỉ cần phiên dịch còn gọi là địa chỉ nhãn toàn cầu (GT – Global Tittle). Một nhãn toàn cầu là một địa chỉ không cho phép tạo tuyến trực tiếp nên cần đến chức năng phiên dịch của SCCP. SCCP phiên dịch địa chỉ này thành một mã điểm báo hiệu đích (DPC) và một chỉ số phân hệ con SSN (Sub-System Number). SSN sẽ xác định User của SCCP tại một điểm báo hiệu ví dụ như phần người dùng ISDN (ISUP) hay phần vận hành và bảo dưỡng (OMAP)…  Đối với loại địa chỉ không cần phiên dịch thì bản thân nó đã có dạng DPC và SSN một cách rõ ràng, nên SCCP và MTP có thể định tuyến trực tiếp. Thông thường các bản tin có địa chỉ loại này là các bản tin ngắn, chứa thông tin yêu cầu truy vấn cơ sở dữ liệu hay điều khiển dịch vụ. 3.2.1. Các khuôn dạng bản tin SCCP Bản tin SCCP được vận chuyển thông qua các đơn vị báo hiệu MSU. Các MSU mang dữ liệu SCCP sẽ có chỉ báo dịch vụ trong trường SIO có mã là “0011”. Trường SIF của MSU mang dữ liệu SCCP có độ dài Octets. Nhãn định tuyến gồm những thông tin cần thiết để MTP định tuyến cho bản tin báo hiệu Kiểu bản tin là một trường gồm 8 bit để xác định loại bản tin báo hiệu SCCP, mỗi kiểu bản tin báo hiệu có một khuôn dạng nhất định do vậy trường này còn xác đinh của 3 thành phần của bản tin SCCP.  Phần cố định: Phân này chứ các tham số thường có độ dài cố định một octet. Tron mỗi bản tin có thể có một hay nhiều tham số cố định. Độ dài thứ tự của các tham số được Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 39 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 định nghĩa duy nhất cho một loại bản tin, do vậy bản tin không cần phải mang thông tin chứa tên các tham số và độ dài các tham số thuộc phần cố định.  Phần có thể thay đổi: Các tham số thuộc phần này có thể thay đổi được. Do vậy con trỏ được xác đinh để tìm bít khởi đầu của mỗi tham số, mỗi con trỏ có độ dài một octet. Số lượng các tham số trong phần này đúng bằng số con trỏ và là duy nhất đối với mỗi bản tin.  Phần tùy chọn: phần này gồm các tham số có độ dài cố đinh hay thay đổi, không bắt buộc phải có trong bản tin. Các tham số này được truyền không nhất thết phải theo một trình tự nhất định nào. 3.2.2. Dang của bản tin SCCP Hai ứng dụng đầu tiên của các bản tin SCCP là trong SCCP không có định hướng kết nối và trong dịch vụ có định hướng kết nối. • Bản tin đơn vị báo hiệu (UDT-Unitdata Message): Nó được gửi bởi một SCCP tới dữ liệu hệ thống con. • Bản tin dịch vụ đơn vị báo hiệu (UDTS-Unitdata Service Message): Nó được gửi tới SCCP cái mà tạo thanh một bản tin UDT, bởi một SCCP cái mà không thể phân phát một bản tin UDT nhận tới cái đích của nó. • Bản tin yêu cầu kết nối (CR- Connection Request Message): Đây là một yêu cầu từ một SCCP đang có cuộc gọi tới một SCCP được gọi để thiết lập một kết nối báo hiệu. • Bản tin xác nhận kết nối (CC- Connection Confirm Message): Bản tin này được gửi bởi một SCCP được gọi, chỉ ra rằng nó đã thiết lập kết nối báo hiệu. • Bản tin từ chối kết nối (CRF-Connection Refused Message): Bản tin này được gửi bởi một SCCP được gọi, chỉ ra rằng nó là không thể thiết lập kết nối không được thực hiện. • Dạng dữ liệu 1 (DT 1- Data Form 1) : Nó là một bản tin được gửi bởi một SCCP tại mọi điểm cuối của kết nối báo hiệu và chứa đựng dữ liệu hệ thống con.(được sử dụng trong hoạt động lớp 2). • Dạng dữ liệu 1 (DT 2- Data Form 2 ) : Nó là một bản tin được gửi bởi một SCCP tại mọi điểm cuối của kết nối báo hiệu. Nó có chứa dữ liệu hệ thống con, và xác nhận của những bản tin nhận (được sử dụng trong hoạt động lớp 3). • Bản tin giải phóngkết nối (RLSD- Released Message):Nó là một bản tin được gửi bởi một SCCP tại mọi điểm cuối của kết nối báo hiệu. Và chỉ ra rằng nó muốn giải phóng kết nối báo hiệu. • Bản tin hoàn thành giải phóng kết nối (RLC): Bản tin này được gửi trong thông báo trả lời từ một bản tin RLSD, chỉ ra rằng việc gửi bản tin SCCP đã thành công và giải phóng kết nối. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 40 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 3.2.3. Thông số của bản tin SCCP Mục này miêu tả những thông số quan trọng nhất trong phần bản tin ở trên. Tại phần này là được gợi ý đơn thuần xem xét kỹ những sự mô tả. Để cho phép người đọc định vị một sự mô tả tham số nhanh, từng cái tham số có một chuẩn số. Trong những mục này cho phép một tham số là luôn luôn được xác định bởi tên và chuẩn số.0 Mã dạng của bản tin báo hiệu của bản tin SCCP 3.2.4. Các hàm (Primitives) trong dịch vụ SCCP Hàm sử dụng trong dịch vụ kết nối có hướng Dịch vụ kết nối có hướng được cung cấp bởi SCCP dựa trên dịch vụ mạng truyền dữ liệu của mô hình OSI. Dịch vụ này bao gồm 3 bước là:  Thiêt lập kết nối  Truyền dữ liệu  Giải phóng kết nối Bảng xác định các hàm Primitive Các tham số N-CONECT. request N-CONECT. indication N-CONECT. respond N-CONECT. confirmation Địa chỉ bị gọi, Địa chỉ chủ gọi, Đia chỉ đáp ứng. Lựa chọn xác nhân, lựa chọn dữ liệu thăm dò, lựa chon thông số chất lượng dịch vụ. Dữ liệu người dùng, nhận dạng kết nói. N-DATA. request N-DATA. indication Yêu cầu xác nhận, dữ liệu người sử dụng, nhận dạng kết nối. N-EXPEDITED-DATA.request N-EXPEDITED-DATA. indication Dữ liệu người dùng, nhận dạng kết nối. N-DATA-ACK. request Nhận dạng kết nối Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 41 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 N-DATA-ACK indication N-DISCONNECT. request N-DISCONNECT. Indication Nơi xuất phát, dữ liệu người dùng, địa chỉ đáp ứng, nhận dạng kết nối. N-RESET. request N-RESET. Indication N-RESET. respond N-RESET. Confirmation Nơi xuất phát lý do, dạng kết nối Cơ chế hoạt động của hàm sử dụng trong dịch vụ kết nối có hướng Thiết lập kết nối được bắt đầu bằng một yêu cầu của người sử dụng được chứa trong một hàm N-CONECT. request với các tham số thích hợp. Phần còn lại của quá trình thiết lập kết nối bao gồm, xác nhận thiết lập một kết nối và thỏa thuận về các thông số chất lượng dịch vụ. Sự thỏa thuận được tiến hành bằng cách sử dụng các hàm N-CONECT. indication, N-CONECT. respond, và N-CONECT. confirmation. Trong trường hợp thuê bao bị gọi không sẵn sàng cho cuộc gọi nó sẽ đáp lại trong hàm N-DISCONNECT. request kết quả này nằm trong một hàm N-DISCONNECT. indication sẽ được gửi tới thuê bao chủ gọi, đây là một sự từ chối yêu cầu kết nối. Tương tự như vậy, nếu mạng không thể hỗ trợ một kết nối mới, một hàm N- DISCONNECT. indication sẽ được gửi đi bới SCCP tới thuê bao chủ gọi. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 42 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hình 3.3 Các hàm nguyên thủy và bản tin trong một kết nối lớp 2 Sau khi một kết nối logic được thiết lập giữa hai người sử dụng SCCP, việc truyền dữ liệu sẽ được thực hiện. Dữ liệu người sử dụng sẽ được chuyển trong một hàm N- DATA. Ở đây thường chó các hàm yêu cầu và hàm chỉ báo là được định nghĩa. Lý do không cần xác nhận trởi lại cho người dùng đã gửi dữ liệu đi là vì dịch vụ kết nối có hướng đảm bảo phân phát toàn bộ dữ liệu theo đúng thứ tự và tin cậy. Tuy vậy, nếu người sử dụng yêu cầu có xác nhân thì các hàm N-DATA-ACK sẽ được sử dụng. Hàm N-EXPEDITED-DATA có thể được sử dụng nếu đã được yêu cầu trước cho kết nối này. Dịch vụ dữ liệu thăm dò được sử dụng dành riêng cho các dữ liệu khẩn cấp, ví dụ như một yêu cầu ngắt, một cảnh báo, hoặc ngừng kết nối đột ngột ở một tầng cao hơn. Hàm N-RESET có thể suất hiện trong dịch vụ loại 3, N-RESET bỏ qua tất cả hoạt động khác, và nó làm cho SCCP bắt đầu một thủ tục khởi tạo lại. SCCP có thể yêu cầu thực hiên đặt lại vì một lý do nào đó mà nó bị mất đồng bộ với phía bên kia. Người sử dụng cũng có thể yêu cầu reset lại do muốn chấm dứt sự trao đổi đang diễn ra mà không làm mất kết nối Sau khi quá trình trao đổi dữ liệu kết thúc việc giải phóng kết nối thực hiện bằng một hàm N-DISCONNECT. Hàm này cũng được sử dụng để từ chối một kết nối trong việc thiết lập một kết nối. Hàm sử dụng trong dịch vụ truyền dẫn không kết nối Dịch vụ truyền dẫn không kết nối của người sử dụng SCCP bằng khả năng truyền các bản tin báo hiệu qua mạng mà không cần phải thiết lập một kết nối logic giữa hai thực thể thông tin. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 43 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hinh 3.4 Đơn vị dữ liệu nguyên thủy và bản tin truyền MTP nguyên thủy, dịch vụ truyền dãn không kết nối Trong dịch vụ truyền dẫn không kết nối N-UNITDATA được sử dụng để truyền dữ liệu trong điều kiện chắc chắn có tắc nghẽn và sẵn sàng phân chia các điểm báo hiệu các bản tin không kết nối có thể bị loại bỏ thay vì được truyền tới đích. Nếu người sử dụng muốn được thông báo trở lại về các bản tin đó thông số tuỳ chọn trở lại sẽ được đặt trong hàm N-UNITDATA. Request. Các hàm trong dịch vụ truyền dẫn không kết nối Hàm nguyên thủy Các tham số N-UNITDATA. request N-UNITDATA. indication Địa chỉ gọi , địa chỉ bị gọi, điều khiển tuần tự, tùy chọn quay lại, dữ liệu người sử dụng N-NOTICE. indication Địa chỉ gọi, địa chỉ bị gọi, lý do quay lại , dữ liệu người dùng Hàm quản trị SCCP Quản trị SCCP được sử dụng để bảo dưỡng mạng, được thực hiện bằng cách định tuyến lại hoặc điều khiển hạn chế lưu lượng trong trường hợp tắc nghẽn hay có sự cố trong mạng. Các thủ tục này được áp dụng trong các dịch vụ kết nối có hướng và không kết nối của SCCP. Hàm nguyên thủy Các tham số N-COORD. request Phân hệ có liên quan, chỉ báo đa hệ Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 44 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 N-COORD. indication N-COORD. response N-COORD. confirmation N-STATE. request N-STATE. indication Phân hệ có liên quan, trạng thái người sử dụng, chỉ báo đa phân tử N-PC STATE. indication Mã điểm đích có liên quan, trạng thái điểm báo hiệu Hàm N-COORD được sử dụng để sắp xếp việc hủy bỏ một trong các User của SCCP khi có nhiều bản sao của một User tại một nút mạng sử dụng SCCP. Hàm N-STATE cho phép một User và SCCP trao đổi thông tin trạng thái Hàm N-PC STATE được sử dụng để thông báo cho một User về trạng thái của một điểm báo hiệu. 3.3. KHẢ NĂNG TRUYỀN DỮ LIỆU 3.3.1. Truyền dẫn không định hướng kết nối Khái niệm về phương pháp truyền dẫn không định hướng kết nối Phương pháp truyền dẫn không định hướng kết nối tất cả thông tin định hướng cần để đưa bản tin báo hiệu tới đích phải được nằm trong một gói số liệu (Đây là dạng thông tin không cần đến chức năng phiên dịch của SCCP). Không có kết nối logic được thiết lập và giải phóng kết nối mà chỉ có giai đoạn truyền số liệu. Vì vậy dịch vụ này thường được sử dụng để chuyển giao những lượng nhỏ thông tin giữa những người dung ở xa. Ví dụ như phát tín hiệu cảnh bảo từ một tổng đài nội hạt tới OMC, hay ứng dụng trong việc truy vấn cơ sở dữ liệu của một MSC với HLR hay thông tin định vị của MS với VLR. SCCP cung cấp hai loại dịch vụ không kết nối, trong cả hai dịch vụ này, SCCP đều nhận các bản tin báo hiệu từ các người dùng của SCCP và chuyển chúng qua mạng báo hiệu một cách độc lập không liên quan đến bản tin trước đó. Trong dịch vụ này, mỗi gói được trang bị một địa chỉ và phải tự tìm ra đường tới đích, tất cả các thông tin cần thiết cho việc định tuyến tới điểm báo hiệu thu đề được lưu trong các gói số liệu. Như vậy ta thấy chúng sẽ không theo cùng một đường và luôn luôn tới không theo thứ tự đúng. Nhưng vì chúng có một số thứ tự nên ở điểm thu chúng được sắp xếp lại theo thứ tự ban đầu. Dịch vụ không kết nối được chia thành: Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 45 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7  Dịch vụ loại 0: (Loại không kết nối cơ sở) là dịch vụ không kết nối báo hiệu. Trong loại này đơn vị số liệu bản tin được chuyển từ tầng cao hơn đến SCCP ở nút và sau đó chuyên tới SCCP ở nút thu để đi tiếp tới tầng cao hơn. Một bản tin có thể đi qua tuyến đường khác nhau với tuyến mà trước đó đã đi có nghĩa là nó được gửi đi một cách độc lập, do đó dữ liệu nhận được có thể không theo thứ tự ban đầu.  Dịch vụ loại 1: (Loại không kết nối tuần tự) trong dịch vụ này sẽ bổ sung thêm cho các đặc tính của loại 0 để tạo ra một trình tự phân phối các bản tin cho SCCP. Nó cho phép lớp cao hơn chỉ ra một luồng đã có của khối dữ liệu dịch vụ mạng (NSDU) phải được phân phát tuần tự tới đích. Mã lựa chọn kênh báo hiệu SLS được sử dụng để cho luồng của các NSDU có cùng tham số điều khiển tuần tự là như nhau. Phương thức hoạt động Các kiểu bản tin trong dịch vụ không kết nối Trong phương pháp truyền dẫn này có hai loại bản tin được dùng. Các kiểu bản tin trong dịch vụ không kết nối SCCP tạo ra và gửi một UDT để đáp trả một yêu cầu đơn vị dữ liệu từ phần người dùng của SCCP. Cách mà UDT được “gửi đi” là truyền nó xuống như là dữ liệu người dùng tới MTP. Với loại dịch vụ 0 và 1 chỉ có hai loại bản tin được sử dụng là: khối dữ liệu (UDT), và đơn vị dữ liệu dịch vụ (UDTS). Xét với loại O, SCCP dịch tham số địa chỉ thuê bao bị gọi trong yêu cầu đơn vị dữ liệu (N-UNITDATA request) vào trong mã điểm đích (DPC) mà MTP có thể hiểu được. Nó định tuyến qua mạng và yêu cầu MTP truyền bản tin đi. Nếu bản tin chuyển giao được một cách chính xác tới SCCP bi gọi. SCCP đó sẽ khởi phát một bản tin chỉ ra đơn vị dữ liệu tới người dùng SCCP đích. Nếu bản tin bị từ chối và nếu trường tùy chọn trở lại được lựa chọn, thì một bản tin UDTS sẽ được gửi lại cho SCCP chủ gọi. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN Kiểu bản tin Loại 0 1 Mã bản tin Khối dữ liệu UDT X X 00001001 Dịch vụ số liệu UDTS X X 00001010 46 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Xét với loại 1, tất cả các thủ tục của nó đều giống như lớp 0. Tuy nhiên tham số điều khiển tuần tự trong yêu cầu đơn vị dữ liệu sẽ được sử dụng bởi SCCP. SCCP sử dụng cùng một mã đường báo hiệu cho tất cả các bản tin mà cần phải truyền theo trình tự. 3.3.2. Truyền dữ liệu có định hướng kết nối Khái niệm về phương pháp truyền dẫn có định hướng kết nối Phương pháp truyền dẫn có định hướng kết nối là khả năng chuyển giao bản tin báo hiệu qua kết nối đã được thiết lập từ trước (một đường thiết lập về mặt logic). Việc kết nối này có thể là tạm thời hay vĩnh viễn. Có thể mô tả dịch vụ này như sau: Ban đầu gửi một gói tin làm nhiệm vụ hoa tiêu qua mạng và đi đến nơi nhận. Gói hoa tiêu này sẽ tìm ra và thiết lập một đường đi thành công xuyên qua mạng, các bản tin báo hiệu sau đó sẽ đi theo đường này. Vì vậy người ta còn gọi đây là kiểu định hướng theo kiểu mạch ảo. Phương pháp truyền dẫn có định hướng kết nối được sử dụn khi có nhiều bản tin báo hiệu để chuyển giao hoặc các bản tin quá dài, đến mức phải phân ra những đoạn nhỏ hơn. Phương pháp truyền dẫn có định hướng kết nối được chia thành hai loại: o Dịch vụ loại 2: Phương pháp truyền dẫn có định hướng kết nối cơ sở. Trong phương phap này các bản tin báo hiệu giữa các người dùng cà SCCP được thực hiện nhờ việc thiết lập kết nối báo hiệu tạm thời hay vĩnh cửu. Các bản tin báo hiệu thuộc về một kết nối báo hiệu tạm thời hay vĩnh cửu. Các bản tin báo hiệu thuộc về một kết nối báo hiệu chứa cùng giá trị trong trường SLS để đảm bảo tuần tự. Số liệu được chuyển giao dưới dạng gói DT1. Nhưng chất lượng dịch vụ không cao như không kiểm soát được việc mất tin báo hiệu, nhầm thứ tự gói tin … o Dịch vụ loại 3: Phương pháp truyền dẫn có định hướng kết nối có điều khiển luồng. Phương pháp truyền dẫn này bao gồm các đặc tính trong loại 2 được bổ sung thêm đặc tính điều khiển luồng. Có nghĩa là tốc độ luồng số liệu được điều khiển giữa hai lớp, nó cho phép hạn chế luồng số liệu từ phía phát. Đông thời dịch vụ loại 3 còn có khả năng phát hiện mất tin báo hiệu hoặc nhầm thứ tự để yêu cầu thiết lập lại kết nối và SCCP sẽ thông báo tới các lớp cao hơn. Số liệu được chuyển giao dưới dạng gói DT2. Thiết lập kết nối Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 47 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Với dịch vụ kết nối có hướng việc thiết lập kết nối được thực hiện bằng cách trao đổi các bản tin yêu cầu kết nối (CR) và bản tin xác nhận kết nối (CC). Mục đích là để thiết lập một kênh báo hiệu với giao thức đã được thỏa thuận trước. Việc thiết lập kết nối được bắt đầu hoạt động khi người dùng SCCP gửi một yêu cầu kết nối. SCCP gửi đi một bản tin CR tương ứng với địa chỉ thuê bao bị gọi. Ở phía bị gọi SCCP nhận bản tin CR và phát một bản tin chỉ thị kết nối tới phần người dùng thích hợp tương ứng với chỉ số SSN. Nếu cuộc gọi được chấp nhận, hàm trả lời kết nối được phát ngược trở lại cho SCCP. SCCP sẽ gửi Trả một bản tin CC cùng giao thức phù hợp với các tham số điều khiển luồng. Khi bản tin này được SCCP gọi nhận nó sẽ gửi một hàm xác nhận kết nối tới người dùng của nó. Nếu cuộc gọi bị từ chối, một yêu cầu không kết nối sẽ được gửi tới SCCP, SCCP sẽ gửi bản tin CREF đến SCCP chủ gọi và nó sẽ gửi một một chỉ thị không kết nối tơi đối tượng người dùng của nó để thông báo là cuộc gọi không thực hiện được. Hình 3.5 Các hàm nguyên thủy và bản tin trong một kết nối lớp 2. Truyền dữ liệu theo kết nối có hướng : Đối với DT1 mỗi DT1 có thể chứa tất cả dữ liệu người dùng (NSDU) được chứa trong một hàm yêu cầu dữ liệu. Nếu DT1 vượt quá kích thước bản tin lớn nhất cho Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 48 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 phép, SCCP có thể phân đoạn SNDU đó ra và truyền đi dưới các DT1 nối tiếp. Trong trường hợp đó, mỗi bản tin DT trừ bản tin cuối cùng ra các bản tin còn lại được đặt tham số phân đoạn, tái hợp là 1, để chỉ bảo rằng dữ liệu vẫn đang còn tiếp tục phía sau. Bản tin DT1 cuối cùng theo trình tự sẽ được đặt tham số phân đoạn là 0. Khi tất cả dữ liệu về đến đích và được tái hợp, SCCP đích sẽ chuyển NSDU lên phân người dùng của nó bằng một hàm chỉ thị dự liệu. Giải phóng kết nối: Quá trình giải phóng kết nối là khi một đối tượng người dùng gửi bản tin RLSD để yêu cầu giải phóng kết nối. Sau khi nhận được bản tin SCCP sẽ gửi bản tin chỉ thị không kết nối tới người dùng và kết nối giải phóng SCCP gửi RLS thông báo giải phóng xong kết nối. CHƯƠNG 4 PHẦN NGƯỜI DÙNG 4.1. Phần ứng dụng khả năng giao dịch Phần ứng dụng khả năng giao dịch (TCAP) của hệ thống báo hiệu SS7 phối hợp với phần điều khiển kết nối báo hiệu (SCCP) và phần chuyển giao bản tin (MTP) cho phép những yếu tố dịch vụ ứng dụng (ASE-Application Service Elements) tại các node (thuật ngữ TCAP cho các điểm báo hiệu) để điều khiển các giao dịch. TCAP là tương tự về nhiều phương diện về những giao thức mà được định nghĩa bởi CCITT/ ITU- T cho mạng truyền dữ liệu. Những khuyến cáo đầu tiên CCITT về TCAP được xuất bản vào 1989 và nó được sửa lại vào 1993 bởi ITU- T. Phiên bản đầu tiên của TCAP được chỉ rõ bởi ANSI. Phiên bản được bắt đầu trước khi sự công bố của những khuyến cáo CCITT ban đầu. Như một hệ quả, có những sự khác nhau thể hiện rõ ràng trong thuật ngữ học và một vài sự khác nhau về các mã giữa hai phiên bản. 4.1.1. Giao diện của TCAP Hình dưới đây cho thấy những thực thể SS7 liên quan trong một giao dịch giữa ASE-1 và ASE-2. Những sự đi ngang qua đường dẫn thông báo vật lý TCAPs, SCCPs, và MTPs tại Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 49 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 những nút, và một phần trong mạng báo hiệu cái mà truyền đơn vị bản tin (MSU) giữa các nút. Mục này mô tả những giao dịch tại các lơp cấu thành và các lớp của bản tin báo hiệu. Một sự cấu thành là sự truyền thông giữa các ASE, nó có thể chứa một đòi hỏi hoạt động, hoặc kết qua của hoạt động. Một bản tin (cái mà chứa đựng một hoặc nhiều sự cấu thành) là đơn vị của truyền thông giữa hai TCAP Trong mô hình CCITT/ITU-T của TCAP, những hàm TC-Primitives (TC – Transcaction Capability) là giao diện giữa ASE và TCAP trong một nút, và đơn vị dữ liệu nguyên thủy (N- unitdata primitives) là giao diện giữa TCAP và SCCP. Để gửi một thông báo, một ASE đẩy một chuỗi của TC-Request tơi TCAP tại node của nó, và TCAP đẩy bản tin tới đích của SCCP, trong một N-Unitdata request. Khi một TCAP nhận một bản tin từ chính SCCP của nó, nó sẽ đẩy nội dung tới đích của ASE trong cái node của nó, cùng với một chuối của TC-Indication. Hình 4.1 Bản tin và phần bản tin Hình 4.2 Bản tin TCAP Phần ứng dụng khả năng giao dịch là một giao thức chung có khả năng đưa những tích chất mới vào trong mạng viễn thông mà không phải phát triển giao thức mới. Có nghĩa là nó sẽ cung cấp một dịch vụ tổng thể (giao thức chung) cho một số lượng lớn các dịch vụ khác nhau mà không có ứng dụng nào rằng buộc với nhau (có thể hiểu là khả năng đáp ứng các ứn dụn một cách riêng biệt). TCAP sẽ cung cấp các giao thức và các dịch vụ của lớp ứng dụng. Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 50 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 4.1.2 Các ứng dụng của TCAP Phần ứng dụng khả năng giao dịch (TCAP) là một phần của khái niệm TC (Transaction Capability) cung cấp các giao thức và dịch vụ của lớp ứng dụng.. Các ứng dụng có sử dụng TCAP  Các ứng dụng của dịch vụ di động  Các dịch vụ điện thoại miễn phí  Gọi bằng thẻ tín dụng  Các ứng dụng khai thác bảo dưỡng Những đối tượng sử dụng khả năng giao dịch này được gọi là các đối tượng có sử dụng TC. Mục đích của TCAP cung cấp một hệ thống chung và tổng quát cho việc truyền thông tin giữa hai nút. Nó đảm bảo nhiều loại ứng dụng khác nhau và hĩu ích ở các tổng đài và các chung tâm đặc biệt trong các mạng viễn thông. TCAP thuộc lớp tương tự như lớp 7 trong mô hình OSI. Nó phục vụ các đối tượng sử dụng TC và sử dụng phần dịch mạng NSP (Network Service Part) để truyền các bản tin như hình dưới đây. TCAP chính là User của phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP và nó sử dụng phưong thức chuyển giao bản tin không kết nối. Một ví dụ điển hình trong thông tin di động mà ứng dụng khả năng kết nối này là việc trao đổi thông tin nhận thực của thuê bao giữa HLR và VLR. Các thông tin nhận thực của thuê bao được gửi từ HLR sang VLR dưới dạng các bản tin của TCAP. Hình 4.3 Ví trí của TCAP trong cấu trúc hệ thống báo hiệu SS7 4.1.3 Chức năng của TCAP TCAP được chia thành hai lớp nhỏ: o Lớp phần tử (CSL – Component Sub Layer) Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 51 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 o Lớp giao dịch (TSL – Transaction Sub Layer) Hình 4.4 Mỗi quan hệ giữa OMAP, GSM, MAP, INAP, TCAP và mô hình OSI • Phân lớp phần tử: Cung cấp cho người sử dụng có khả năng yêu cầu hỗ trợ khai thác từ xa và thu các tin tức đáp lại. Có nghĩa là trong một ứng dụng nào đó người dùng có thể yêu cầu một khai thác từ xa và có thể nhận lại được một hay nhiều sự trả lời. Đây là một chức năng cơ bản của TCAP là khả năng cung cấp và chuyển giao độc lập nhiều phần tử trong một giao dịch hội thoại đồng thời giữa người dùng • Phân lớp giao dịch: Cung cấp một phương tiện định thời khi khởi đầu một yêu cầu nghĩa là đối tượng sử dụng chỉ cần lưu ý là mình muốn sử dụng bộ định thời tiêu chuẩn nào. Khi kết thúc thời gian khai thác sẽ ngắt. Cung cấp khả năng phát các bản tin báo hiệu giữa các phần TCAP với nhau. Để vận chuyển các bản tin báo hiệu này thì phân lớp giao dịch sử dụng các dich vụ cung cấp bởi phần dịch vụ mạng (NSP). 4.2 ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG ĐA DỊCH VỤ (ISDN User Part) Phần người sử dụng ISDN (ISUP) được thiết kế cho sự sử dụng trong phần chuyển mạch của những mạng ISDN. Nó bao gồm những bản tin báo hiệu và những giao thức cho điểu khiển của việc trao đổi thông tin cuộc gọi giữa hai thuê bao, hai phần người dùng ISDN, và giữa một phần người dùng ISDN và một thuê bao. Như là trong báo hiệu TUP, Báo hiệu điều khiển cuộc gọi ISUP là chủ yếu ở các kết nối Link-by-link, nhưng nó cũng bao gồm những giao thức cho báo hiệu end-to-end. Thông tin liên lạc cái mà được thiết lập báo hiệu TUP trong mạng của nó là dần được chuyển đổi thành báo hiệu ISUP. 4.2.1 Giao thức của ISUP Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 52 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Các bản tin ISUP được truyền trên các liên kết báo hiệu trong các đơn vị báo hiệu bản tin MSU. Cũng như các bản tin TUP, trường thông tin báo hiệu SIF của các MSU chứa phần thông tin chính của bản tin ISUP Hình 4.5 Nội dung của MSU trong một bản tin ISUP 4.2.1.2 Octet thông tin dịch vụ SIO Octet thông tin dịch vụ chứa chỉ thị thông tin dịch vụ và trường dịch vụ. Chỉ thị dịch vụ được sử dụng để phân loại các bản tin. Mã chỉ thị dịch vụ của đối tượng sử dụng ISUP là: DCBA 0 1 0 1 Trường dịch vụ phụ chứa chỉ thị mạng (bit C và D) và hai bit dự trữ (bit A và B). Chỉ thị mạng được sử dụng cho các chức năng xử lý bản tin báo hiệu và phục vụ cho việc nhận biết giữa các bản tin quốc tế và các bản tin quốc gia. Các mã chỉ thị mạng này như sau: D C 0 0 Mạng quốc tế 0 1 Dự trữ (sử dụng cho mạng quốc) 1 0 Mạng quốc gia 1 1 Dự trữ mạng quốc gia 4.2.1.3 Trường thông tin báo hiệu SIF Trường thông tin báo hiệu SIF của mỗi bản tin bao gồm các thành phần như sau: o Nhận dạng tuyến o Mã nhận dạng mạch CIC o Mã kiểu bản tin o Phần cố định bắt buộc Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 53 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 o Phần thay đổi bắt buộc o Phần tùy chọn Nhãn định tuyến (routing label) Mã định tuyến bao gồm mã chọn liên kết báo hiệu SLS (Signalling Link Selection). Mã điểm báo hiệu gốc OPC (Original Point Code) và mã điểm báo hiệu đích DPC (Destination Point Code). Nhãn định tuyến SLS OPC DPC 4bit 14bit 14bit Mã nhận dạng mạch CIC (Circuit Identification Code) Mã CIC 8 7 6 5 4 3 2 1 Các bit trong số thập nhất của CIC Dự trữ Các bít trọng số cao nhất của CIC Việc gán các mã CIC cho các mạch thoại phải giống nhau ở cả hai nút báo hiệu theo các thỏa thuận song phương giữa hai tổng đài. Trong hình trên bốn bit của CIC được dự trữ cho mục đích gia tăng kích thước sau mã. Mã kiểu bản tin Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 54 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Hình 4.6 Khuôn dạng của bản tin ISUP Mã kiểu bản tin là một trường một octet và là bắt buộc với tất cả các bản tin. Mã kiểu bản tin xác định duy nhất chức năng và định dạng cảu mỗi bản tin ISUP. Mỗi bản tin chứa một số tham số với độ dài khác nhau, sơ đồ định dạng chung ở hình dưới.. Mỗi bản tin ISUP bao gồm một số tham số. Mỗi tham số đều có một tên được mã hóa là một octet. Độ dài tham số có thể là có định hay biến đổi. Phần cố định bắt buộc (mandatory fixed part) Các tham số bắt buộc này có độ dài cố định đối với một loại bản tin nào đó và nằm trong phần cố định bắt buộc (mandatory fixed part). Vị trí, độ dài và thứ tự các tham số được quyết định bởi loại bản tin. Do đó tên tham số và chỉ thị độ dài không nằm trong bản tin. Phần biến đổi bắt buộc (mandatory variable part) Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 55 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Các tham số bắt buộc có độ dài biến nằm trong phần biến đổi bắt buộc (mandatory variable part). Các con trỏ được sử dụng để chỉ ra điểm bắt đầu của mỗi tham số. Mỗi con trỏ được mã hóa là một octet cho biết số Octet giữa con trỏ và octet đầu tiên của tham số mà con trỏ đó trỏ tới. Tên của mỗi tham số và thứ tự các con trỏ được gửi đi ngầm định trong kiểu bản tin. Tên các tham số như vậy cũng không nằm trong bản tin. Con trỏ cũng được sử dụng để chỉ ra điểm bắt đầu của phần tùy chọn (optional part). Nếu kiểu bản tin không có phần tùy chọn thì ở đấy sẽ không có con trỏ. Nếu kiểu bản tin chỉ ra rằng có thể có phần tùy chọn nhưng không có phần tùy chọn trong bản tin đó thì con trỏ này sẽ chứa các bit toàn là 0. Phần tùy chọn (optional part) Phần tùy chọn bao gồm các tham số có thể xuất hiện hay không xuất hiện trong một kiểu bản tin cụ thể nào đó. Các tham số tùy chọn có thể được truyền theo một thứ tự nào đó. Mỗi tham số tùy chọn bao gồm tên thâm số (1 octet) và sau đó là nội dung tham số. 4.2.1.4 Các mã loại bản tin báo hiệu trong ISUP Mã loại bản tin báo hiệu trong ISUP được chia thành 3 nhóm chức năng cơ bản, mỗi nhóm chỉ thị khuôn dạng một số bản tin riêng biệt. Mã loại bản tin báo hiệu cho việc thiết lập cuộc gọi • Bản tin địa chỉ khởi đầu (IAM-Initial Address Message) chứa các thông tin cần thiết cho việc định tuyến và chiếm kênh đến tổng đài kết cuối. • Bản tin địa chỉ tiếp theo (SAM-Subsequent Address Message) chứa các thông tin địa chỉ còn lại (các số quay của thuê bao bị gọi) cho việc thiết lập cuộc gọi. • Bản tin địa chỉ hoàn thành (ACM-Address Complete Message) được gửi từ tổng đài kết cuối để xác nhận hoàn thành việc nhận các thông tin địa chỉ từ phía tổng đài chủ gọi. • Bản tin trả lời (ANM-Answer Message) thông báo cho tổng đài chủ biết rằng thuê bao bị gọi đã nhấc máy, và sau bản tin này, tổng đài chủ gọi băt đầu tính cước cuộc gọi. Mã loại bản tin báo hiệu cho việc giải phóng cuộc gọi Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 56 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 Bản tin giải phóng cuộc gọi (REL-Release Message) thông báo giải phóng kết nối kênh thoại khi một trong hai thuê bao gác máy (hang up). Bản tin này cũng có thể được dùng trong trường hợp việc thiết lập cuộc gọi bị lỗi. Bản tin giải phóng hoàn thành (RLC-Release Complete Message) chỉ thị việc giải phóng kết nối đã hoàn thành, sau khi nhận được bản tin này thì kênh thoại đã được giải phóng có thể sẵn sàng cho cuộc gọi mới. Hình 4.7 Ví dụ về một cuộc gọi ISUP cơ bản Mã loại bản tin cho việc quản lý kênh • Bản tin phong tỏa (BLO-Blocking Message) được sử dụng để thông báo phong tỏa (chặn) một kênh thoại. • Bản tin giải tỏa (UBL-Unblock Message) được sử dụng để thông báo hủy bỏ việc chặn kênh trước đó. 4.3 PHẦN NGƯỜI DÙNG THOẠI (TUP) Có rất nhiều đối tướng sử dụng, hoặc đã tồn tại, hoặc đang được phát triển. Đối tượng sử dụng điện thoại TUP điều khiển cuộc gọi trong tổng đài điện thoại bằng cách trao đổi báo hiệu với tổng đài khác. Mỗi tín hiệu điều khiển cuộc gọi được gửi đi đều liên quan đến mạch thoại nào đó. Trong mạng báo hiệu, các tín hiệu thoại được chuyển giao dưới dạng các bản tin báo hiệu, với nội dung nằm trong trường SIF trong đơn vị bản tin báo hiệu MSU. Các bản tin báo Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 57 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 hiệu TUP được nhóm thành một số nhóm bản tin, mỗi nhóm được xác định bằng mã tiếp đầu H0, mỗi bản tin trong nhóm lại được phân biệt với nhau bằng mã tiếp đầu khác là H1. Như vậy mỗi bản tin sẽ gồm có hai mã là H0 và H1. Hình 4.8 Khuôn dạng cơ bản của nội dung MSU trong một TUP Các octet thông tin dịch vụ (SIO) chỉ ra rằng bản tin này thuộc đối tượng sử dụng điện thoại cùng với những mẫu bit 0100 (hệ 16) bên trong chỉ thị dịch vụ. Cho hệ thống 2Mbit/s mã chỉ thị kênh là được mã hoa như sau: o Năm bit có nghĩa nhỏ nhất là những bit nhị phân thể hiên cho các khe thời gian thực tế cái mà được thiết kế cho những kênh tiếng nói. Những bit còn lại được sử dụng, ở những nơi cần thiết để xác định một trong số vài hệ thống có cái mà có sự kết nối giữa địa chỉ đích và địa chỉ nguồn. o Ta xem xét nhóm bản tin địa chỉ hướng đi FAM (Forward address message) trong trường SIF. Nhóm này có nhiệm vụ truyền đi những thông tin quan trọng nhất trong một cuộc điện thoại đó là số thuê bao bị gọi. Có 4 loại bản tin trong nhóm FAM bao gồm: • Bản tin địa chỉ khởi đầu IAM (Initial Address Message). • Bản tin địa chỉ khởi đầu có thông tin phụ IAI (Initial Address message With Additional Information). • Bản tin địa chỉ tiếp theo (Subsequent Address Message). • Bản tin địa chỉ tiếp theo có một tín hiệu địa chỉ SAO (Subsequent Address Message With One Address Signal). 4.3.1. Bản tin địa chỉ khởi đầu IAM Bản tin địa chỉ khởi đầu FEDCBA 0001 0001 Dự trữ Loại thuê bao Mã tiêu đề H1 Mã tiêu đề H0 Nhãn Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 58 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 chủ gọi 2 6 4 4 40 Bít đầu tiên được truyền LKJIHGEDCBA Các tín hiệu địa chỉ Các tín hiệu địa chỉ Các chỉ thị bản tin Mã chỉ thị loại chủ gọi (Calling Party Category Indicator) FEDCBA 001010 Thuê bao chủ gọi thông thường 001011 Thuê bao chủ gọi ưu tiên 001100 Cuộc gọi dữ liệu 001101 Cuộc gọi kiểm tra 001110 Điện thoại viên quốc tê 001111 Điện thoại viên trong nước 010000 Thuê bao chủ gọi có nhãn dạng chủ gọi CLI (Calling Identify) 010001 Thuê bao chủ gọi có ưu tiên là CLI 010010 Cuộc gọi dữ liệu có CLI 010011 Cuộc gọi công cộng có CLI 010100 Cuộc gọi có sự trợ giúp của điện thoại viên 010101 Thuê bao chủ gọi thông thường với điện thoại công cộng có CLI 010110 Dịch vụ phi thoại lớp 1 010111 Không có loại thuê bao 011000 Dịch vụ phi thoại lớp 2 011001 Dịch vụ phi thoại lớp 3 Sau đây là các mã sử dụng trong trường chỉ thị bản tin (Message Indicator) cảu bản tin IAM. Mã ihỉ thị bản tin (Message Indicator) BA Chỉ thị tính chất địa chỉ (nature of address indicator) 00 Chỉ số thư mục 01 Không xác định 10 Số quốc gia 11 Số quốc tế DC Chỉ thị vệ tinh 00 Không có liên kết qua vệ tinh Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 59 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 01 Có một liên kết qua vệ tinh 10 Dự trữ 11 Dự trữ FE Chỉ thị dành riêng kiểm tra tính liên tục 00 Giá trị mặc định G Chỉ thị thiết bị triệt nửa âm dội 0 Không có thiết bị triệt nửa âm dội 1 Có thiết bị triệt nửa âm dội H Dự trữ I Chỉ thị định tuyến lại cuộc gọi 0 Không phải cuộc gọi bị định tuyến lại J Dự trữ K Loại báo hiệu 0 Một số liên kết không sử dụng báo hiệu kênh chung 1 Tất cả các liên kết đếu sử dụng hệ thống báo hiệu kênh chung L Dự trữ Số các tín hiệu địa chỉ chứa trong bản tin IAM Các tín hiệu địa chỉ 0000 Số 0 0001 Số 1 0010 Sô 2 0011 Số 3 0100 Số 4 0101 Số 5 0110 Số 6 0111 Số 7 1000 Số 8 1001 Số 9 1010 Dự trữ 1011 Định tuyến tới trung tâm trợ giúp 1100 Định tuyến số 1101 Dự trữ 1110 Định tuyến tới trung tâm ghi cước cuộc gọi Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 60 Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7 1110 Định tuyến đi quốc tế. Mã nhồi Trong trường hợp số các tín hiệu địa chỉ là lẻ, mã nhồi 0000 sẽ được chen thêm vào sau tín hiệu địa chỉ cuối cùng để đảm bảo rằng các trường có độ dài thay đổi chứa các tín hiệu địa chỉ bao gồm một số nguyên lần các octet. 4.3.2. Bản tin địa chỉ tiếp theo SAM Bản tin SAM cho phép truyền đi các con số với hai phương thức End-block hay Overlap. Với phương thức End-block, tất cả các con số có thể truyền chỉ trong một bản tin IAM hay IAI. Với phương thức Overla, ngay sau khi nhận đủ con số để định tuyến cuộc gọi, tổng đài sẽ gửi ngay một bản tin IAM chứ tất cả các con số này. Các con số này sẽ được gửi trong bản tin SAM. Bản tin địa chỉ tiếp theo 0011 0001 Các tín hiệu địa chỉ Số tín hiệu địa chỉ Mã nhồi Mã tiêu đề H1 Mã tiêu đề H0 Nhãn Nx8 4 4 4 4 40 Bít đầu tiên được truyền Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 61

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCPL 22.pdf
Tài liệu liên quan