Tài liệu Tổng quan về du lịch ghép tạng trên thế giới: tạp chí y - d−ợc học quân sự số chuyên đề ghép tạng - 2018
28
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH GHẫP TẠNG TRấN THẾ GIỚI
Lờ Chớ Cụng1; Đỗ Trường Giang2; Nguyễn Đức Trường3
TểM TẮT
Mục tiờu: mụ tả lịch sử phỏt triển, vấn đề đạo đức, luật phỏp của du lịch ghộp tạng trờn thế
giới từ lỳc hỡnh thành đến nay. Phương phỏp nghiờn cứu: tỡm kiếm trờn Pubmed sử dụng từ
khúa: “Transplant tourism” (du lịch ghộp tạng). Tỡm kiếm thụng qua tài liệu tham khảo cỏc bài
viết cựng chủ đề. Tiờu chuẩn lựa chọn: bài nghiờn cứu cú số liệu gốc. Tiờu chuẩn loại trừ: bài
tổng quan, bài bỡnh luận, bài phản hồi. Về bằng chứng của luật, tỡm kiếm trờn Google sử dụng
từ khúa: “Legislation”, “Law”, “Organ trafficking”, “Organ harvesting” và “Organ abuse”. Kết quả:
quỏ trỡnh phỏt triển của du lịch ghộp tạng chia 3 giai đoạn chớnh. Giai đoạn trước năm 2000,
điểm đến phổ biến nhất của thời kỳ này là Ấn Độ, cựng với cỏc văn bản luật và quy định chưa
hoàn thiện. Giai đoạn 2000 - 2010 là giai đoạn bựng nổ của Ng...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về du lịch ghép tạng trên thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
28
TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH GHÉP TẠNG TRÊN THẾ GIỚI
Lê Chí Công1; Đỗ Trường Giang2; Nguyễn Đức Trường3
TÓM TẮT
Mục tiêu: mô tả lịch sử phát triển, vấn đề đạo đức, luật pháp của du lịch ghép tạng trên thế
giới từ lúc hình thành đến nay. Phương pháp nghiên cứu: tìm kiếm trên Pubmed sử dụng từ
khóa: “Transplant tourism” (du lịch ghép tạng). Tìm kiếm thông qua tài liệu tham khảo các bài
viết cùng chủ đề. Tiêu chuẩn lựa chọn: bài nghiên cứu có số liệu gốc. Tiêu chuẩn loại trừ: bài
tổng quan, bài bình luận, bài phản hồi. Về bằng chứng của luật, tìm kiếm trên Google sử dụng
từ khóa: “Legislation”, “Law”, “Organ trafficking”, “Organ harvesting” và “Organ abuse”. Kết quả:
quá trình phát triển của du lịch ghép tạng chia 3 giai đoạn chính. Giai đoạn trước năm 2000,
điểm đến phổ biến nhất của thời kỳ này là Ấn Độ, cùng với các văn bản luật và quy định chưa
hoàn thiện. Giai đoạn 2000 - 2010 là giai đoạn bùng nổ của Ngành Du lịch ghép tạng. Trung
Quốc là quốc gia dẫn đầu về số ca du khách ghép tạng. Điểm nổi bật của giai đoạn này là nghị
quyết A57-18 của Tổ chức Y tế Thế giới về hạn chế du lịch ghép tạng (2003) và tuyên bố
Istanbul kêu gọi chấm dứt du lịch ghép tạng (2008) ra đời. Giai đoạn 2010 đến nay, nhiều bằng
chứng tin cậy chứng minh bệnh nhân du lịch ghép tạng gặp nhiều biến chứng hơn so với bệnh
nhân ghép tạng trong nước cùng với hoàn thiện hệ thống luật cấm du lịch ghép tạng ở một số
quốc gia, nổi bật là Israel, Đài Loan, Tây Ban Nha Kết luận: xu hướng chung của thế giới
xem du lịch ghép tạng là phi pháp, các quốc gia phát triển và Tổ chức Y tế Thế giới đang kiện
toàn luật pháp và chế tài nhằm ngăn chặn du lịch ghép tạng.
* Từ khóa: Du lịch ghép tạng; Ghép tạng ở nước ngoài.
A Literature Review about Transplant Tourism
Summary
Objectives: To describe the development, ethical issues, and laws related to transplant
tourism from its foundation until now. Methods: We conducted search on Pubmed database
using the following terms “Transplant tourism”. Ancestry searches were also conducted by
reviewing reference sections of all viable articles to identify additional studies on the topic.
Inclusion were original studies. Exclusion were reviews, commentaries, correspondences. On
the legislation evidence, we performed Google search with keywords “Legislation”, “Law”,
“Organ trafficking”, “Organ harvesting” and “Organ abuse”. Results: The development of
transplant tourism consists of 3 main periods. The period before 2000, the most popular
destination country was India. This period was characterized by the deficiency of laws and rules
nationwide and worldwide. The period 2000 - 2010 was the peak explosion of transplant tourism.
1. Bệnh viện Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
2. Trường Đại học Y Hà Nội
3. Hội đồng Y đức Bệnh viện FV, Thành phố Hồ Chí Minh
Người phản hồi (Corresponding): Lê Chí Công (lechicong87@gmail.com)
Ngày nhận bài: 20/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/09/2018
Ngày bài báo được đăng: 04/10/2018
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
29
China became the most popular destination of tourists. This period was remarked by WHO’s
resolution (2004) and Istanbul declaration (2008) calling for stopping transplant tourism. The
period 2010 until now, there have been many scientific evidences of complications on overseas
transplanted patients. Laws and rules restricting transplant tourism were promulgated by many
countries such as Israel, Taiwan, Spain and others. Conclusion: Transplant tourism is now
considered as illegal by many nations and organizations. World Health Organization and many
developed countries are constructing laws and measures to prevent this kind of activity.
* Keywords: Transplant tourism; Overseas transplant; Abroad transplant.
TỔNG QUAN
Ghép tạng là một thành tự y học của
thế kỷ 20, mang lại sự sống cho rất nhiều
bệnh nhân (BN) suy chức năng cơ quan
giai đoạn cuối. Tuy nhiên, số BN được
cấy ghép vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ do thiếu
nguồn tạng cũng như chi phí đắt đỏ.
Khan hiếm nguồn tạng từ lúc kỹ thuật
ghép tạng được ứng dụng luôn là vấn đề
cấp thiết và phát sinh nhiều hệ quả như
buôn bán nội tạng, du lịch ghép tạng và
kể cả mua bán nhân thể [2].
Tổ chức Y tế Thế giới WHO lần đầu đề
cập thuật ngữ “Du lịch ghép tạng”
(transplant tourism) trong Nghị quyết
WHA57.18 năm 2003, kêu gọi các thành
viên thiết lập biện pháp bảo vệ nhóm
người nghèo và nhóm người dễ bị tổn
thương do du lịch ghép tạng, mua bán nội
tạng và mô cơ thể, cùng với việc chú
trọng vào sự lan rộng của hoạt động mua
bán nội tạng và mô cơ thể trên phạm vi
toàn cầu. Theo tổ chức này, tỷ lệ du lịch
ghép tạng chiếm từ 5 - 10% số ca cấy
ghép [1].
Theo Francis L Delmonico, cựu Chủ
tịch Hội Ghép tạng Thế giới, thuật ngữ
này xuất phát từ tình hình ghép tạng tại
Ấn Độ vào những năm 1980. Quốc gia
này vào thời điểm đó nổi lên là một điểm
đến của BN ở các nước giàu có có nhu
cầu ghép tạng [2].
Yosuke Shimazon mô tả cách thức
phổ biến nhất liên quan đến du lịch ghép
tạng là BN ra nước ngoài để thực hiện
cấy ghép. Mô hình mua bán nội tạng và
thương mại ghép tạng như sau:
Hình 1: Mô hình ghép tạng.
(Mô hình 1: Người nhận đi đến quốc gia
của người hiến và thực hiện cấy ghép tại
quốc gia người hiến. Mô hình 2: Người
hiến tạng đến quốc gia của người nhận
và thực hiện cấy ghép tại quốc gia của
người nhận. Mô hình 3: Cả người hiến và
người nhận cùng ở một quốc gia và cùng
đến một quốc gia khác thực hiện cấy
ghép. Mô hình 4: Người nhận tạng và
người hiến tạng ở hai quốc gia khác nhau
cùng đến quốc gia thứ ba để thực hiện
cấy ghép).
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
30
Thuật ngữ “Du lịch ghép tạng” được
chính thức định nghĩa trong tuyên bố
Istanbul (2008): “Chuyến đi ghép tạng là
sự di chuyển của nội tạng, người hiến,
người nhận hoặc đội ngũ cấy ghép xuyên
biên giới vì mục đích cấy ghép. Chuyến đi
ghép tạng trở thành du lịch ghép tạng nếu
liên quan đến mua bán nội tạng và/hoặc
thương mại ghép tạng hoặc nếu nguồn
lực của một quốc gia (nội tạng, đội ngũ
cấy ghép, trung tâm cấy ghép) ưu tiên
phục vụ cho BN là người nước ngoài và
làm suy yếu khả năng cung cấp dịch vụ
cho BN trong nước”.
Thuật ngữ này được Tổ chức Y tế Thế
giới và cộng đồng chuyên môn ghép tạng
thế giới chấp nhận. Hiệp hội Ghép tạng
Thế giới yêu cầu các tác giả tham gia hội
nghị y khoa về ghép tạng đồng thuận với
tuyên bố này.
Theo thời gian, ngày càng nhiều quốc
gia và tổ chức quốc tế lên tiếng phản đối
du lịch ghép tạng, dẫn đến thị trường mua
bán nội tạng bị thu hẹp, hoạt động trong
bí mật và không kém phần phức tạp.
Chính vì những tác động tiêu cực và
phương thức thay đổi của hoạt động du
lịch ghép tạng nêu trên, chúng tôi thực
hiện bài viết này với mục tiêu: Mô tả lịch
sử phát triển, các vấn đề đạo đức, luật
pháp của du lịch ghép tạng trên thế giới
từ lúc hình thành đến nay.
LỊCH SỬ
Lịch sử du lịch ghép tạng gần như
song hành với lịch sử phát triển của
Ngành Ghép tạng. Cùng với sự phát triển
của kỹ thuật cấy ghép, nhất là các dược
phẩm ức chế miễn dịch mang đến hiệu
quả rõ rệt trong chống thải ghép và FDA
chấp thuận sử dụng năm 1983, số ca
ghép tạng đã gia tăng. Tuy nhiên, do liên
quan tới nhiều vấn đề đạo đức, tín
ngưỡng, kinh tế nên điều trị ghép tạng chỉ
được giới hạn chủ yếu cho BN có địa vị
và tài chính. Mặt khác, ghép tạng đòi hỏi
tương thích về các kháng nguyên miễn
dịch và nhiều yếu tố như y tế, luật pháp...
dẫn tới khan hiếm nguồn tạng. Từ đó
phát sinh nhu cầu đi đến một quốc gia
khác để tìm nguồn tạng tương thích hoặc
thực hiện cấy ghép.
Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy có
những mốc thời gian chính của du lịch
ghép tạng :
- Trước năm 2000, du lịch ghép tạng
khá tự do nhưng còn hạn chế. Theo
nghiên cứu tổng quan hệ thống năm 2012
của Anker, cỡ mẫu các nghiên cứu trong
giai đoạn trước năm 2000 từ 22 - 310,
trung bình 68,33; số ca cấy ghép trung
bình 16,44 ca/năm. Trong các quốc gia
lựa chọn làm điểm đến để ghép tạng,
Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất (76%), tiếp
theo là Trung Quốc (12%), Pakistan (4%),
Iran, Ai Cập, Philippin, Nga, Đức, Hoa Kỳ,
Anh.
- Giai đoạn từ 2000 - 2010, ngành
ghép tạng phát triển dẫn đến bùng nổ du
lịch ghép tạng. Các nghiên cứu về ghép
tạng trong giai đoạn này có cỡ mẫu từ
22 - 2.309, trung bình 439, số ca du lịch
ghép tạng trung bình một năm 79,7. So
với các nghiên cứu công bố trước năm
2000, kích thước cỡ mẫu trung bình tăng
6,5 lần; số ca ghép trung bình một năm
tăng 4,8 lần. Giai đoạn này, Trung Quốc
chiếm tỷ lệ cao nhất, tăng từ 12% lên
68%, trong khi Ấn Độ giảm còn 2%, ngoài
ra còn các quốc gia khác như Pakistan,
Philippin, Colombia, Ai Cập, Hàn Quốc,
Singapore...
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
31
Bảng 1: Điểm đến của du lịch ghép tạng qua các giai đoạn.
Tác giả
Quốc tịch
Quốc gia điểm đến (%)
Cỡ mẫu Thời gian
Kwon C.H và CS Hàn Quốc Trung Quốc (100) 966 2000 - 2005
Chung M.C và CS Đài Loan Trung Quốc (100) 2.309 1999 - 2009
Gill J và CS
Canada
Trung Quốc (42), Philippin (17), Ấn Độ
(15), Pakistan (12), Iran (5) 93
2000 - 2008
Van Balen L.J và
CS
Kosovo, Hà Lan,
Thụy Sỹ
Pakistan (59), Ấn Độ (14), Trung Quốc
(5), Nga (5), Colombia (5), Iran (5) 22
2000 - 2009
Quach K và CS Canada Trung Quốc (80) 45 2000 - 2011
Goh B.I Malaysia
Trung Quốc (90), Ấn Độ (6), quốc gia
khác (4) 1.117 2000 - 2012
Hsu C.C và CS Đài Loan Trung Quốc (100) 398 2001 - 2003
Merion R.M và CS
Hoa Kỳ
Trung Quốc (26) Philippin (12), Ấn Độ
(10), Pakistan (4) 373
2001 - 2006
Polcari A.J
Hoa Kỳ
Trung Quốc (33), Pakistan (33), Ấn Độ
(11), Philippin (11). 9
2001 - 2007
Allam N và CS
Arập Saudi, Ai Cập Trung Quốc (100)
74
2001 - 2007
Tsai H.L và CS Đài Loan Trung Quốc (100) 307 2003 - 2009
Ivanovski N và CS Bailkan Pakistan (100) 36 2006 - 2007
Ahn H.J và CS Hàn Quốc Trung Quốc (97) 1.576 2000 - 2010
Ahn H.J và CS Hàn Quốc Trung Quốc (97) 151 2011 - 2016
Okafor U.H
Nigeria
Ấn Độ (89,7), Anh (3,2), Pakistan (1,6),
Hoa Kỳ (0,8) 126
2008 - 2015
Al Salmi I và CS
Qatar
Pakistan (90), Trung Quốc (8), Ai Cập
(1), Iraq (1) 158
2013 - 2015
Wong H.S
Malaysia
Trung Quốc (64), Ấn Độ (5), quốc gia
khác (31) 61
2013 - 2015
AlBugami M.M và
CS Arập Saudi Ai Cập (54), Iran (19), Trung Quốc (15) 86 2013 - 2016
Theo số liệu của Bộ Y tế Trung Quốc,
từ năm 1997 - 2000, số ca ghép thận
hàng năm khoảng 4.000 ca, không có ca
ghép gan. Tuy nhiên, số ca ghép thận
tăng nhanh chóng kể từ năm 2000 -
2007, trung bình khoảng 6.000 ca/năm và
đạt đến đỉnh điểm khoảng 12.000 ca năm
2005 [3]. Năm 2000 là mốc đánh dấu cho
phát triển vượt bậc của Ngành Ghép tạng
Trung Quốc.
Báo cáo năm 2007 của Tổ chức Y tế
Thế giới đã chỉ ra 5 quốc gia “xuất khẩu”
nội tạng chủ yếu trong giai đoạn này: Ấn
Độ, Pakistan, Philippin, Ai Cập và nổi bật
nhất là Trung Quốc với số lượng vô cùng
lớn [1].
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
32
Từ sau 2010, tình hình mua bán tạng,
du lịch ghép tạng ít hơn ở các nước phát
triển, nhưng vẫn khó quản lý, vi phạm
diễn ra trong bí mật. Bên cạnh đó, luật
pháp của các quốc gia thay đổi, số lượng
BN ra nước ngoài ghép tạng cũng giảm.
Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2012,
số BN Malaysia ra nước ngoài ghép thận
trung bình một năm 93,36. Năm 2012, Bộ
Y tế Malaysia ra quy định không thanh
toán bảo hiểm các dược phẩm chống thải
ghép cho BN thực hiện ghép tạng ở nước
ngoài [4]. Vì vậy, trong báo cáo số 23
năm 2015 của Cơ quan Quản lý Lọc thận
Malaysia từ 2013 - 2015, số ca du lịch
ghép thận trung bình một năm chỉ còn 30.
Trước 2010, Philipin là quốc gia “xuất
khẩu” tạng, sau đó cũng có thay đổi tích
cực khi phối hợp với các quốc gia vùng
Trung Đông trong việc cấm công dân
những nước này nhận tạng của người
Philippin. Số BN nước ngoài đến Philippin
ghép tạng năm 2007 là 532 ca, giảm còn
2 ca trong năm 2011 [5].
Tương tự, số người Hàn Quốc đi du
lịch ghép tạng trung bình 1 năm trong giai
đoạn 2001 - 2010 là 157,6; giảm còn
25,2 người giai đoạn 2011 - 2016 [6]. Các
quốc gia như Đài Loan, Israel cũng ghi
nhận giảm số ca đi du lịch ghép tạng từ
sau 2010 [5, 7].
Tóm lại, du lịch ghép tạng từ thời điểm
ghi nhận ca đầu tiên năm 1978 đến nay
[8] đã trải qua ba giai đoạn chính, trong
đó đáng lưu ý giai đoạn bùng nổ vào
những năm 2000 - 2010 và hiệu quả của
các chính sách hạn chế loại hình này.
KHÍA CẠNH Y ĐỨC CỦA
DU LỊCH GHÉP TẠNG
Hiến tạng nên được xem là hành động
nhân văn và được vinh danh. Tuy nhiên,
du lịch ghép tạng, nội tạng đã định giá
cho người nhận đến từ các quốc gia giàu
có chi trả thông qua người môi giới, thậm
chí có một hệ thống mua bán nội tạng. Đó
là Hoa Kỳ, Canada, Arập Saudi, Qatar,
Hồng Kông, các nước vùng Baikan,
Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Mông Cổ,
Thụy Sỹ, Hà Lan...
Shimazono đưa ra dẫn chứng về giá
cả các loại nội tạng rao bán trên
website năm 2007: thận 75.000 USD,
gan 120.000 USD, tụy 110.000 USD, phổi
150.000 USD [2]. Lợi nhuận đem lại từ
mua bán nội tạng thực sự là một con số
không nhỏ.
Washington Post ngày 08 - 01 - 2018
đã đưa tin về một đường dây buôn tạng
người, trong đó người môi giới được cho
là dụ dỗ những người nghèo đến từ Đông
Âu và Trung Á bán nội tạng với hứa hẹn
nhận 10.000 USD/quả thận, trong khi người
mua phải trả từ 100.000 USD, ít nhất
23 trường hợp bán thận thành công [9].
Syed Ali Anwar Naqvi và CS nghiên
cứu tình trạng kinh tế xã hội của
239 người hiến tạng tại miền Đông
Pakistan. Tỷ lệ người mù chữ 89,5%, thu
nhập trung bình hàng tháng 15,4 ± 8,9
USD, phải nuôi từ 2 - 11 người phụ thuộc.
Họ đã bán thận với giá 1.311,4 ± 819
USD. Trừ chi phí xét nghiệm cho bệnh
viện và chi phí di chuyển, họ nhận được
1.377 ± 196 USD [10].
Còn tại Trung Quốc, quốc gia phát
triển nhanh chóng về ghép tạng có nguồn
tạng 90% từ tử tù [3]. Tử tù có thể bao
gồm tù nhân lương tâm, những người bất
đồng chính kiến bị kết án do có quan
điểm chính trị trái với chính phủ. Đây là
nhóm đối tượng phù hợp với tiêu chuẩn
định nghĩa nhóm người dễ bị tổn thương
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
33
theo tuyên bố Istanbul, bao gồm người
mù chữ, nghèo khổ, người nhập cư
không có giấy tờ, tù nhân, người tị nạn
chính trị hoặc kinh tế.
Nhóm người dễ bị tổn thương sau khi
bán tạng với giá rẻ mạt phải đương đầu
với tình trạng sức khỏe suy giảm, dẫn tới
giảm khả năng kiếm tiền và thất thoát tiền
cho chăm sóc y tế, chưa kể việc lấy tạng
từ tử tù có thể dẫn tới lạm dụng hình phạt
tử hình nhằm mục đích thu tạng lấy lợi.
Vấn đề này được các nhà hoạt động xã
hội quan tâm và lên án.
Về mặt y học, BN nhận tạng ở nước
ngoài được ghi nhận có nhiều biến chứng
hơn so với nhóm BN nhận tạng trong
nước. Các biến chứng được kể đến:
nhiễm trùng, nhiễm HBV, viêm phổi do
Pneumocystis jiroveci, tỷ lệ ung thư biểu
mô đường niệu mới mắc và nhiễm
virut BK, nhiễm nấm thải ghép và tỷ lệ tử
vong của nhóm BN du lịch ghép tạng cao
hơn có ý nghĩa so với nhóm BN nhận
tạng từ nguồn tạng trong nước.
Như vậy, du lịch ghép tạng thực sự
mang đến nhiều hậu quả cho cả người
nhận lẫn người hiến, phá hủy tính nhân
văn, đồng thời là hành vi vi phạm nguyên
tắc đạo đức y khoa theo tuyên bố Helsinki
của Hiệp hội Y khoa Thế giới WMA.
LUẬT PHÁP
Thời gian đầu, các quốc gia và tổ chức
Quốc tế chỉ ban hành các nghị quyết
mang tính kêu gọi và chưa có biện pháp
chế tài. Sau năm 2000, luật và các hình
phạt trở nên chặt chẽ và nghiêm khắc. Từ
năm 2010 trở đi, nạn buôn bán và du lịch
ghép tạng giảm dần, luật được ban hành
có tính nhắm thẳng hơn và cụ thể đến
các quốc gia đang vi phạm.
Từ năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới
đã đề cập đến việc nội tạng không được
phép mua bán và ban hành hướng dẫn
về thực hiện hoạt động ghép tạng lần đầu
tiên vào năm 1991, trong đó nhấn mạnh
đến hiến tạng tự nguyện, không mua bán;
kêu gọi quốc gia thành viên có hành động
bảo vệ những người nghèo và dễ bị tổn
thương khỏi nạn du lịch ghép tạng và
mua bán nội tạng vào các năm 2003 và
2010.
Năm 2000, Liên Hợp quốc xem hành vi
mua bán nội tạng là tội ác [39]. Hiệp hội Y
khoa Thế giới WMA từ năm 2000 tuyên
bố mua bán tạng và thương mại ghép
tạng là bất hợp pháp, kêu gọi chính phủ
quốc gia các nước tiến hành những biện
pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn hoạt
động mua bán nội tạng, khuyến cáo bác
sỹ không nên liên quan đến việc này và
hành nghề theo chuẩn mực đạo đức.
Quy mô nhất là năm 2008, tuyên bố
Istabul về chống du lịch ghép tạng và
buôn bán nội tạng được thông qua với
78 quốc gia trên thế giới tham dự do Hội
Ghép tạng Thế giới chủ trì. Tuyên bố đề
xuất các quốc gia nên có chương trình
điều phối tự cung cấp nguồn tạng trong
nước và nghiêm cấm du lịch ghép tạng,
thương mại ghép tạng. Sau tuyên bố
Istanbul, nhiều quốc gia như Ấn Độ, Đài
Loan, Italy, Tây Ban Nha, Israel,
Malaysia, Philippin đã điều chỉnh hoạt
động ghép tạng bằng cách thay đổi chính
sách ghép tạng nhằm tăng cường số
lượng tạng hiến trong nước và giảm số
BN ra nước ngoài ghép tạng [4].
Tháng 4 - 2016, WMA đã kêu gọi Hiệp
hội Y khoa Trung Quốc lên án hoạt động
vi phạm y đức và không tham gia vào việc
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018
34
lấy tạng hoặc ghép tạng từ tử tù. Cũng
trong tháng 4 - 2016, Nghị viện châu Âu
ban hành tuyến bố 0048/2016 liên quan
đến việc chấm dứt thu hoạch nội tạng từ
tù nhân lương tâm tại Trung Quốc. Tháng
6 - 2016, Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị
quyết 343 kêu gọi Trung Quốc chấm dứt
hoạt động thu nội tạng từ tù nhân lương
tâm, đặc biệt từ tù nhân tín ngưỡng Pháp
Luân Công.
Xem xét luật pháp quốc gia về hoạt
động mua bán nội tạng và thương mại
ghép tạng, trong bài báo đăng trên tạp chí
Sociological Spectrum 2016, Amahazioh
nhận thấy đa số quốc gia trên thế giới
đều quy định hoạt động này là phạm pháp.
Tại Việt Nam, Luật Hiến tạng đã được
ban hành và có hiệu lực vào năm 2006.
Hành vi mua bán, thương mại liên quan đến
nội tạng bị nghiêm cấm. Cơ sở pháp lý cho
việc hiến tạng từ người cho đã chết được
xác định qua định nghĩa về người chết
não. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho
hoạt động điều phối tạng hiến trong nước.
KẾT LUẬN
Hiến tạng mang ý nghĩa nhân văn sâu
sắc. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nguồn
tạng đã làm nảy sinh hoạt động du lịch
ghép tạng, kéo theo các tội ác như buôn
bán nội tạng và hoạt động vi phạm nhân
quyền khác. Xu hướng chung của thế giới
ngày nay là dần kiện toàn luật pháp và
phối hợp cùng nhau chống lại nạn du lịch
ghép tạng.
REFERENCES
1. Shimazono Y. The state of the
international organ trade: A provisional picture
based on integration of available information.
Bulletin of the World Health Organization.
2007, 85 (12), pp.955-962.
2. Jha V. Towards achieving national self-
sufficiency in organ donation in India - A call
to action. Indian Journal of Nephrology. 2014,
24 (5), pp.271-275.
3. Jiefu Huang Y.M, J Michael Millis.
Government policy and organ transplantation
in China. 2008.
4. Danovitch G.M, Al-Mousawi M. The
Declaration of Istanbul: Early impact and
future potential. Nature reviews Nephrology
2012, 8 (6), pp.358-361.
5. Padilla B, Danovitch Gm Fau-Lavee J,
Lavee J. Impact of legal measures prevent
transplant tourism: The interrelated
experience of the Philippines and Israel. 2013
(1572-8633 (Electronic)).
6. Ahn H.J, Kim H.W, Han M, Jeon H.J,
Kwon O.J, Ahn C. Changing patterns of
foreigner transplants in Korea and overseas
organ transplants among Koreans. 2018
(1534-6080 (Electronic)).
7. Tsai D.F.C, Huang S.W, Holm S, Lin
Y.P, Chang Y.K, Hsu C.C. The outcomes and
controversies of transplant tourism - Lessons
of an 11-year retrospective cohort study from
Taiwan. Plos One. 2017, 12 (6):e0178569.
8. Anker A.E, Feeley T.H. Estimating the
risks of acquiring a kidney abroad: A meta-
analysis of complications following
participation in transplant tourism. 2012
(1399-0012 (Electronic)).
9. Swenson K. A cruel harvest of the poor:
Israeli allegedly behind human organ black
market arrested in Cyprus. https://www.
washingtonpost.com/news/morning-mix/wp/
2018/01/08/a-cruel-harvest-of-the-poor-israeli-
allegedly-behind-human-organ-black-market-
arrested-in-cyprus/?utm_term=.5f4415e6f2a9.
2018.
10. Naqvi S.A, Ali B Fau-Mazhar F,
Mazhar F Fau-Zafar M.N, Zafar Mn Fau-Rizvi
SAH, Rizvi S.A. A socioeconomic survey of
kidney vendors in Pakistan. 2007 (0934-0874
(Print)).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_du_lich_ghep_tang_tren_the_gioi.pdf