Tài liệu Tổng quan về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ghép thận: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan
Tiết Niệu Học 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN
TRÊN BỆNH NHÂN GHÉP THẬN
Thái Minh Sâm*
MỞ ĐẦU
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế
thận được ưu tiên lựa chọn cho nhiều bệnh nhân
suy thận mạn giai đoạn cuối, đặc biệt là những
bệnh nhân trẻ.
Bên cạnh các thách thức từ yếu tố kỹ thuật,
vấn đề thải ghép, tác dụng phụ của thuốc ức chế
miễn dịch (UCMD), vấn đề về tim mạch, ung
thư các nhà lâm sàng còn phải đối mặt với các
thách thức từ các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn,
vi rút, và nấm) xảy ra trên các bệnh nhân sau
ghép. Các bệnh nhiễm là nguyên nhân chính gây
bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân sau ghép, đặc
biệt là trong năm đầu. Ở một số cấp độ, chúng ta
có thể phòng ngừa được nếu bệnh nhân được
lượng giá và kiểm tra một cách cẩn thận trước
khi ghép. Vấn đề tiêm chủng, sự dụng kháng
sinh dự phòng sau ghép có thể làm giảm nguy
cơ nhiễm trùng sau ghép.
Nguy cơ lây nhiễm t...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ghép thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan
Tiết Niệu Học 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN
TRÊN BỆNH NHÂN GHÉP THẬN
Thái Minh Sâm*
MỞ ĐẦU
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế
thận được ưu tiên lựa chọn cho nhiều bệnh nhân
suy thận mạn giai đoạn cuối, đặc biệt là những
bệnh nhân trẻ.
Bên cạnh các thách thức từ yếu tố kỹ thuật,
vấn đề thải ghép, tác dụng phụ của thuốc ức chế
miễn dịch (UCMD), vấn đề về tim mạch, ung
thư các nhà lâm sàng còn phải đối mặt với các
thách thức từ các bệnh nhiễm khuẩn (vi khuẩn,
vi rút, và nấm) xảy ra trên các bệnh nhân sau
ghép. Các bệnh nhiễm là nguyên nhân chính gây
bệnh tật và tử vong ở bệnh nhân sau ghép, đặc
biệt là trong năm đầu. Ở một số cấp độ, chúng ta
có thể phòng ngừa được nếu bệnh nhân được
lượng giá và kiểm tra một cách cẩn thận trước
khi ghép. Vấn đề tiêm chủng, sự dụng kháng
sinh dự phòng sau ghép có thể làm giảm nguy
cơ nhiễm trùng sau ghép.
Nguy cơ lây nhiễm trong ghép tạng được xác
định bởi sự tương tác giữa phơi nhiễm dịch tễ
học của cá nhân và tình trạng suy giảm miễn
dịch. Dịch tễ học bao gồm phơi nhiễm môi
trường trong cộng đồng, bệnh viện, hoặc do các
sinh vật có nguồn gốc từ các mô của người hiến
tạng, hoặc các nhiễm trùng tiềm ẩn trong vật chủ
sử dụng ức chế miễn dịch. Đánh giá đầy đủ các
yếu tố nguy cơ và các tác nhân gây bệnh có thể
giúp các nhà lâm sàng đưa ra chiến lược điều trị
thích hợp.
Sự suy giảm đáp ứng viêm do liệu pháp ức
chế miễn dịch có thể hạn chế các triệu chứng lâm
sàng cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng khi
bệnh nhân bị các vi sinh vật tấn công. Kết quả là
việc chẩn đoán, đánh giá bệnh nhân thường bị
trì hoãn. Do đó, việc chẩn đoán các tác nhân gây
bệnh là điều cần thiết cho việc tối ưu hóa liệu
pháp điều trị, cũng như tránh các độc tính của
thuốc. Bên cạnh đó, chẩn đoán phân biệt có thể
dựa vào kiến thức về sinh vật thường liên quan
đến nhiễm trùng ở các vật chủ suy giảm miễn
dịch và những hạn chế của chiến lược dự phòng
trên bệnh nhân sau ghép(1).
CÁC GIAI ĐOẠN VÀ TÁC NHÂN NGUY CƠ
Nhiễm khuẩn sau ghép thận liên quan đến
nhiều yếu tố: nhóm bệnh nhân (yếu tố nguy cơ),
thuốc UCMD sử dụng, thời gian sau ghép... Các
nhiễm khuẩn sớm (trong tháng đầu tiên) có
nhiều khả năng là do tác nhân nhiễm khuẩn
bệnh viện, liên quan đến phẫu thuật, và một số
bệnh nhiễm khuẩn có nguồn gốc từ người hiến
thận. Các nhiễm khuẩn muộn sau đó (khoảng 5-
6 tháng tiếp theo) có thể do các tác nhân nhiễm
khuẩn cơ hội hoặc các vi khuẩn thông thường.
Các mầm bệnh cơ hội thường thấy trên các bệnh
nhân được điều trị ức chế miến dịch liều cao
hoặc trên những bệnh nhân phơi nhiễm ở các
môi trường đặc biệt.
Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù yếu tố
thời gian nhiễm khuẩn có thể giúp ích cho việc
tìm ra nguyên nhân, nhưng tác nhân và thời
điểm nhiễm khuẩn có thể thay đổi một cách
đáng kể bởi sự lựa chọn các thuốc ức chế miễn
dịch, tình trạng đề kháng thuốc của bệnh nhân ở
những thời điểm khác nhau, cũng như lựa chọn
và thời gian sử dụng của các thuốc kháng sinh
dự phòng.
Dưới đây là bảng tóm tắt thời gian và các tác
nhân gây bệnh thường gặp liên quan đến nhiễm
khuẩn sau ghép thận(5):
* Khoa Ngoại Niệu, BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS. Thái Minh Sâm ĐT: 0918136666 Email: thaiminhsam@gmail.com
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Ngoại Khoa 2
Bảng 1:
Giai đoạn 0-1 tháng sau ghép Giai đoạn 1-6 tháng sau ghép Giai đoạn trên 6 tháng sau ghép
Nhiễm khuẩn sau ghép thận: Viêm phổi,
nhiễm khuẩn liên quan đến catheter,
nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn tiết
niệu
Nhiễm nấm Candida (không albicans)
Clostridium difficile
Nhiễm vi-rút: Herpes simplex, Viêm gan
Thường do nhiễm khuẩn cơ hội:
Dự phòng PCP và kháng virus (CMV,
HBV):
Nhiễm vi rút BK Polyoma
Viêm đại tràng do C. difficile
Nhiễm HCV
Adenovirus, cúm
Nhiễm Cryptococcus neoformans
Nhiễm Mycobacterium tuberculosis
Nếu không có dự phòng:
Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci
Nhiễm Herpes viruses (HSV, VZV,
CMV, EBV)
Nhiễm HBV
Nhiễm Listeria, Nocardia, toxoplasma,
Strongyloides, Leishmania, T. cruzi
Viêm phổi mắc phải cộng đồng, nhiễm
khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm Aspergillus, các nấm không điển
hình
Nhiễm loài Nocardia, Rhodococcus
Nhiễm virus giai đoạn muộn:
Nhiễm CMV
Viêm gan siêu vi (HBV, HCV)
Viêm não do HSV
JC polyoma vi-rút (PML: progressive
multifocal leukoencephalopathy)
Ung thư da, Bệnh lý tăng sinh lympho
bào sau ghép (Post-Transplan
Lymphoprolifferative Disease-
PTLDs)
KHUYẾN CÁO ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH NHIỄM
KHUẨN SAU GHÉP THẬN
Nhiễm khuẩn vẫn là một nguyên nhân quan
trọng gây bệnh tật và tử vong sau ghép thận mặc
dù việc sử dụng kháng sinh dự phòng tại thời
điểm phẫu thuật đã giảm đáng kể những rủi ro
này. Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn xảy
ra trong bốn tuần đầu sau ghép. Nhiễm khuẩn
có thể xảy ra tại vị trí vết thương, nhiễm trùng
tiết niệu, hoặc viêm phổi. Nếu không điều trị tốt,
nhiễm trùng tại chỗ có thể nhanh chóng tiến
triển đến nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở những
bệnh nhân tiểu đường. Chẩn đoán sớm và điều
trị thích hợp là rất cần thiết trên những bệnh
nhân ghép thận(3).
Vị trí nhiễm khuẩn Tác nhân thường gặp Điều trị Thuốc thay thế Ghi chú
Viêm phổi
(3,5)
<30 ngày sau ghép
(Nhiễm khuẩn bệnh viện)
P. aeruginosa
S. haemolyticus
S.aureus
*
H.influenza
K.pneumoniae
Acinetobacter spp
Imipenem/
Meropenem
Phối hợp:
Levofloxacin/ Ciprofloxacin
*
Phối hợp với
Vancomycine/Linezolid
đối với trường hợp nghi
ngờ MRSA.
Piperaciline/Tazobactam
Cefepim
Phối hợp:
Levofloxacin/ Ciprofloxacin
*
Phối hợp với
Vancomycine/Linezolid
đối với trường hợp nghi
ngờ MRSA.
*
Lưu ý MRSA
> 30 ngày sau ghép
(Viêm phổi mắc phải cộng
đồng)
S. pneumoniae
L. pneumophila
H. influenza
S. aureus
*
Levofloxacin/
Moxifloxacin
Ertapenem, Amoxicillin-
clavulanate, Cefotaxime,
Ceftriaxone
Phối hợp với
Azithromycin
Nhiễm khuẩn đường tiết
niệu
(20,16,17,5,10)
Bệnh nhân nhập ICU:
Imipenem/Meropenem
Phối hợp:
Levofloxacin/ Ciprofloxacin
hoặc:
Amikacin/Neltimicin**
*
Phối hợp với
Vancomycine/Linezolid
đối với trường hợp nghi
ngờ MRSA
Pip/Taz
Cefepim
Phối hợp:
Levofloxacin/ Ciprofloxacin
hoặc:
Amikacin/Neltimicin**
*
Phối hợp với
Vancomycine/Linezolid
đối với trường hợp nghi
ngờ MRSA
** Lưu ý khả
năng gây độc
thận của
nhóm
Aminoglycosi
de
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan
Tiết Niệu Học 3
Vị trí nhiễm khuẩn Tác nhân thường gặp Điều trị Thuốc thay thế Ghi chú
Bệnh nhân nhập khoa
phòng
E.coli
*
K.pneumoniae
*
Enterobacter cloacae
Enterococcus spp
Proteus mirabilis
P. aeruginosa
Amoxicillin/Clavuanate
Cefoperazole/Sulbactam
Levofloxacin/Ciprofloxacin
Cefotaxim/ Ceftazidime
Fosfomycin
Ertapenem
*
Pip/Taz
*
*
Lưu ý chủng sinh
ESBL
(10,11)
( tái
PT, NT tiểu tái
phát,tắc nghẽn
đường tiểu sau
ghép, sử dụng
FQ,
Cephalosporine
trước đó)
Bệnh nhân nhập ICU,
hoặc có nguy cơ
nhiễm khuẩn đa
kháng
E.coli
Enterococcus spp
Staphylococcus
Candida spp
Ertapenem
*
Imipenem/Meropenem
Phối hợp với:
Vancomycin/Linezolid
Pip/Taz
Ceftazidime
Phối hợp với
Vancomycin/Linezolid
Ertapenem không
có phổ kháng
khuẩn lên
Pseudomonas
Nhiễm khuẩn tiết nhiệu
không triệu chứng
(Khuyến cáo chỉ điều trị
trong 1-3 tháng đầu
sau ghép hoặc sau 3
tháng nhưng có liên
quan đến việc tăng
nồng độ creatinin)
Không cần điều trị kháng
sinh theo kinh nghiệm.
Đợi kết quả cấy và sử
dụng kháng sinh theo
kháng sinh đồ
Nhiễm khuẩn da và mô mềm
(10,13,17,17)
Nhiễm khuẩn bề mặt
hoặc bệnh cảnh nhẹ
Enterococcus spp
Coagulase- negative
Staphylococci
S. aureus
*
E.coli
Enterobacteriace
Clindamycin
Trimethoprim/
sulfamethoxazole
Vancomycin *Lưu ý MRSA
Bệnh cảnh trung bình-
nặng
Ertapenem/Imipenem/
Meropenem
Pip/Taz
Phối hợp với
Vancomycin/Linezolid
nếu nghi ngờ MRSA
hoặc bệnh cảnh nặng
Ticarcillin-clavulanate
Ciprofloxacin/
Levofloxacin phối hợp
với Metronidazole
Phối hợp với
Vancomycin/Linezolid
nếu nghi ngờ MRSA
hoặc bệnh cảnh nặng
Nhiễm khuẩn
huyết
(10,13,17,17,15)
(không rõ đường vào)
E.coli
*
K.pneumoniae
*
S.aureus
**
Enterococcus spp
P.aeruginosa
Imipenem
Meropenem
Phối hợp với
Vancomycin/Linezolid
Pip-Taz
Cefo/Sul
Phối hợp với
Vancomycin/Linezolid
*Lưu ý chủng sinh
ESBL
**
Lưu ý chủng
MRSA
Tác nhân khác Mycobacterium
tuberculosis
Phác đồ 4 thuốc: Isoniazid,
Rifampin, Pyrazinamide,
và Ethambutol
Thay thế Rifampin bằng
Levofloxacin
Hoặc thêm nhóm FQ
trong phác đồ 5 thuốc
(lao kháng thuốc)
Hội chẩn chuyên
khoa phổi
Clostridium
difficile
(14,15)
Bệnh cảnh nhẹ/trung bình:
Metronidazole (u),(TM)
Bệnh cảnh nặng:
Vancomycin (TM)
Phối hợp với
Metronidazole (TM)
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Ngoại Khoa 4
NHIỄM VI-RÚT VÀ NẤM SAU GHÉP
THẬN(6,12,5,1,8)
Việc sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch trên
bệnh nhân ghép thận làm gia tăng nguy cơ
nhiễm vi-rút và nấm đồng thời làm tăng nặng
thêm tình trạng lâm sàng. Bên cạnh đó, việc chẩn
đoán bệnh cũng đặt ra những thách thức cho các
nhà lâm sàng.
Tác nhân Đặc điểm/ Chẩn đoán Điều trị Phòng ngừa
Virus Herpes simplex
type 1, 2
và Virus Varicella
zoster
HSV Gây bệnh viêm loét
miệng VZV gây bệnh cảnh
thủy đậu
Acyclovir (u) 800mg x 5
lần/ ngày hoặc
Valacyclovir (u) 1000mg x
3 lần/ngày đến khi tất cả
sang thương lành hẳn.
Trường hợp nhiễm HSV
toàn thân: Acyclovir 10-
12mg/kg truyền TM mỗi
8 giờ (thời gian truyền >
1 giờ) sau đó chuyển
sang thuốc uống và
giảm liều thuốc ưc chế
miến dịch.
Khuyến cáo phòng ngừa tiên
phát cho bệnh nhân phơi
nhiễm với VZV:
VZV Immunoglobin trong vòng
96 giờ sau phơi nhiễm
Nếu đã qua 96 giờ: Acyclovir
800mg x 5 lần/ngày uống
trong vòng 7 ngày (bắt đầu từ
7-10 ngày sau phơi nhiễm)
BK POLYOMA VIRUS
(BKV)
Chẩn đoán virus có thể sinh
thiết thận, phân lập virus từ
nước tiểu, chẩn đoán huyết
thanh học tìm kháng thể đặc
hiệu
Không có phương pháp
điều trị chuyên biệt.
Giảm liều thuốc ức chế
miễn dịch khi chẩn
đoán(+)
Tầm soát BKV mỗi tháng trong
vòng 3-6 tháng đầu, sau đó 3
tháng 1 lần trong năm đầu
tiên
CYTOMEGALO VIRUS
(CMV)
CMV có thể gây ra sốt, giảm
bạch cầu, viêm gan, viêm
thận, viêm phổi, viêm thực
quản-dạ dày, viêm võng
mạc.
Chẩn đoán dựa vào:phân lập
siêu vi CMV, tìm kháng thể -
kháng nguyên CMV, thử
nghiệm PCR tìm CMV-DNA
hoặc quan sát trực tiếp bằng
kính hiển vi điện tử.
Ganciclovir 5mg/kg (IV)
mỗi 12 giờ x 14 ngày
sau đó 5mg/kg (IV) mỗi
24 giờ đến khi xét
nghiệm chẩn đoán(-)
Trường hợp đe dọa tính
mạng, không đáp ứng
điều trị: giảm liều thuốc
ức chế miến dịch
Ganciclovir (u) 1000mg x 3
lần/ngày Hoặc Valganciclovir
900mg x 2 lần/ ngày (u) ít
nhất 3 tháng sau ghép thận
và trong 6 tuần sau dùng
kháng thể ức chế lympho T
EPSTEIN-BARR VIRUS
(EBV)
Bệnh lý tăng sinh lympho bào
sau ghép (Post-Transplan
Lymphoprolifferative
Disease- PTLDs)
Không có phương pháp
điều trị chuyên biệt. Một
số tác giả đề nghị sử
dụng thuốc kháng virut
như Acyclovir hoặc
Ganciclovir nhưng chưa
có nghiên cứu rõ ràng.
Giảm liều thuốc ức chế
miễn dịch được khuyến
cáo.
Tầm soát định kỳ mỗi tháng
trong 3-6 tháng đầu tiên sau
ghép và mỗi 3 tháng trong
năm đầu tiên
HEPATITIS C VIRUS
(HCV)
Viêm gan siêu vi Chỉ điều trị khi lợi ích của
điều trị viêm gan C với
interferon cao hơn lợi
ích của thải ghép
Đơn trị liệu với interferon
trên những bệnh nhân
mà lợi ích của thuốc
kháng vi-rút cao hơn
Tầm soát viêm gan siêu vi C
trước ghép thận trên người
hiến và người nhận thận
ghép
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Tổng Quan
Tiết Niệu Học 5
nguy cơ.
Hepatitis B VIRUS
(HBV)
Viêm gan siêu vi Bệnh nhân có HBsAg(+)
nên phòng ngừa với
Tenofovir/Entecavir.
Thuốc thay thế:
Lamivudine
Tầm soát chức năng
gan/3 tháng
Tầm soát HBsAg trên người
hiến thận và người ghép thận
trước PT.
Trên bệnh nhân nhận thận
ghép, định lượng Anti-HBs để
kiểm tra nồng độ kháng thể.
Nếu <10mIU/ml phải tiêm
nhắc lại trước ghép.
Pneumocystis jiroveci
(Tên cũ là Pneumocystis
carinii)
Chẩn đoán dựa vào miễm
dịch huỳnh quang với kháng
thể đơn dòng từ dịch nội soi
rửa phế quản
Trimethoprim–
sulfamethoxazole (TM)
kết hợp với
Corticosteroid trong 2-3
tuần và giảm liều thuốc
ức chế miễn dịch.
Pentamidine isethionat
được xem xét ở những
bệnh nhân dị ứng với
trimethoprim-
sulfamethoxazole
Trimethoprim–
sulfamethoxazole (u) trong 3-
6 tháng sau ghép thận hoặc ít
nhất 6 tuần sau đợt thải ghép
cấp
Candida
(1)
Nấm thường gặp gây nhiễm
trùng cơ hội hoặc trên các
bệnh nhân nặng
Fluconazole* liều tải
800mg/ngày sau đó
400mg/ngày
Caspofungin liều tải
70mg/ngày sau đó
50mg/ngày
Thuốc thay thế:
Micafungin 100mg/ngày
Anidulafungin liều tải
200mg sau đó
100mg/ngày
Clotrimazole lozenges/ nystatin/
fluconazole trong 1-3 tháng
sau ghép thận và 1 tháng sau
liệu pháp kháng thể chống tế
bào lympho
*Fluconazole sử dụng dự
phòng sau ghép thì khuyến
cáo Caspofungin điều trị đầu
tay cho nhiễm Candida máu)
KẾT LUẬN
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
việc ghép thận đã trở nên phổ biến với tỷ lệ
thành công cao, mang lại hy vọng cho những
bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Tuy nhiên,
các bệnh nhiễm khuẩn cũng như bệnh nhiễm
khác lại đưa đến các thách thức cho nhà lâm
sàng. Nhận diện các yếu tố nguy cơ, cũng như
tác nhân có khả năng gây bệnh sẽ nâng cao hiệu
quả điều trị, đồng thời làm giảm chi phí điều trị
cho bệnh nhân.
Việc sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch
chống thải ghép là một trong những điều kiện
tiên quyết để bảo vệ thận ghép. Tuy nhiên, nó
cũng đưa đến những thách thức cho các nhà lâm
sàng từ các tác nhân gây bệnh kể cả các bệnh
nhiễm trùng cơ hội. Tầm soát các yếu tố nguy cơ,
đánh giá bệnh nhân toàn diện có thể giúp các
nhà thận học nhận diện được các tác nhân gây
bệnh đồng thời đưa ra chiến lược điều trị thích
hợp, góp phần thành công trong việc đem lại
một cuộc sống mới cho bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allizond V, Banche G, Giacchino F, Merlino C, Scalas
D, Tullio V, Garneri G, Mandras N, Roana J, Cuffini AM
(2011).Candida albicans Infections in Renal Transplant
Recipients: Effect of Caspofungin on Polymorphonuclear
Cells- ANTIMICROBIAL AGENTS AND
CHEMOTHERAPY, Dec.55(12); p.5936–5938.
2. Clinical Guidelines for Kidney Transplantation (2015). BC
transplant- Canada- AMB.03.001 Rev 03 Eff Date: 01-Feb-2015.
3. Cosgrove SE (2015). Treatment Recommendations For Adult
Inpatients. Johns Hopkins Hospital-Antibiotic Guidelines
2014-2015; 21-23.
4. Dorschner P, McElroy LM, Ison MG (2014). Nosocomial
infections within the first month of solid organ
transplantation- Transpl Infect Dis 16(2): 171–187
5. Dubberke-Diagnosis ER (2009). Treatment, and Prevention of
Clostridium difficile Infection in Solid Organ Transplant
Recipients- Am J Transplant. 2009 December; 9(0 4): S35–S40.
doi:10.1111/j.1600-6143.2009.02891.x.
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016
Chuyên Đề Ngoại Khoa 6
6. Fishman J, et al (2007). Infection in renal transplant
recipients.Semin Nephrol. 27(4):445-61.
7. GrimSA (2011): Management of Infectious Complications in
Solid-Organ Transplant Recipients- Clinical pharmacology &
Therapeutics | VOLUME 90 NUMBER 2 | august 2011.
8. Grossi PA, Gasperina DD, Barchiesi F, Biancofiore
G, Carafiello G, De Gasperi A, Sganga G, Menichetti
F, Montagna MT, Pea F, Venditti M, Viale P,Viscoli C, Nanni
Costa A(2011). Italian Guidelines for Diagnosis, Prevention,
and Treatment of Invasive Fungal Infections in Solid Organ
Transplant Recipients- Transplantation Proceedings, 43(6),
2463–2471.
9. Heemann U, Abramowicz D, Spasovski G, Vanholder
R; European Renal Best Practice Work Group on Kidney
Transplantation(2011). Endorsement of the Kidney Disease
Improving Global Outcomes (KDIGO) guidelines on kidney
transplantation: a European Renal Best Practice (ERBP)
position statement- Nephrol Dial Transplant; 26(7); 2099-106.
10. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh- Số liệu nhiễm khuẩn tiết
niệu/hô hấp/nhiễm khuẩn da và mô mềm tại các khoa lâm
sàng- Bệnh viện Chợ rẫy 2013.
11. Karuthu S, Blumberg EA (2012). Common Infections in
Kidney Transplant Recipients- Clin J Am Soc Nephrol 7(12):
2058–2070.
12. KDIGO (2009). Clinical practice guideline for the care of
kidney transplant recipients - American Journal of
Transplantation; 9 (Suppl 3): S1–155.
13. Linares L, Cervera C, Cofán F, Lizaso D, Marco F, Ricart
MJ, Esforzado N, Oppenheimer F, Campistol JM, Moreno
A(2008). Risk Factors for Infection with Extended-Spectrum
and AmpC b-Lactamase-Producing Gram-Negative Rods in
Renal Transplantation- American Journal of Transplantation;
8(5): 1000–1005
14. Mandell LA, Wunderink RG, Anzueto A (2007). Infectious
Diseases Society of America/American Thoracic Society
Consensus Guidelines on the Management of Community-
Acquired Pneumonia in Adults- CID 2007:44 (Suppl 2) • S27-
72.
15. McKayDB, SteinbergSM (2010). Kidney Transplantation: A
Guide to the Care of Kidney Transplant Recipients. DOI
10.1007/978-1-4419-1690-7_1. Springer Science +Business
Media, LLC 2010.
16. Parasuramana R, et al (2013). Urinary Tract Infections in Solid
Organ Transplantation- American Journal of Transplantation;
13(4): 327–336
17. Practice Guidelines for the Diagnosis and Management of
Skin and Soft Tissue Infections (2014): 2014 Update by the
Infectious Diseases Society of America- Clinical Infectious
Diseases ;59(2):e10–52.
18. Ramadas P, et al (2014). Extended-Spectrum-Beta-Lactamase
Producing Bacteria Related Urinary Tract Infection in Renal
Transplant Recipients and Effect on Allograft Function-
March; 9(3); e91289.
19. Rivera-Sanchez R,Delgado-Ochoa D, Flores-Paz RR, García-
Jiménez EE, Espinosa-Hernández R, Bazan-Borges
AA, Arriaga-Alba M (2010). Prospective study of urinary tract
infection surveillance after kidney transplantation- BMC
Infectious Diseases, 19;10:245
20. Vidal E, et al (2015). Management of urinary tract infection in
solid organ transplant recipients: Consensus statement of the
Group for the Study of Infection in Transplant Recipients
(GESITRA) of the Spanish Society of Infectious Diseases and
Clinical Microbiology (SEIMC) and the Spanish-Enferm Infecc
Microbiol Clin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_dieu_tri_cac_benh_nhiem_khuan_tren_benh_nhan_gh.pdf