Tổng quan về công ty YNHH Hùng Vương ở khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang

Tài liệu Tổng quan về công ty YNHH Hùng Vương ở khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang: CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG Ở KCN MỸ THO - TIỀN GIANG GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG Công ty TNHH Hùng Vương tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 18.252 ha thuộc Khu Công Nghiệp Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang. Tên Công ty : Công Ty TNHH Hùng Vương Điện thoại : 84-73-854246 Số Fax : 84-73-854248 Lĩnh vực hoạt động : Chế biến thủy hải sản xuất khẩu Địa chỉ : Lô 44 – Khu Công Nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang 4.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC. Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%. Gió : có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây...

doc9 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1648 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về công ty YNHH Hùng Vương ở khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG Ở KCN MỸ THO - TIỀN GIANG GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG Công ty TNHH Hùng Vương tọa lạc trên khu đất có tổng diện tích 18.252 ha thuộc Khu Công Nghiệp Mỹ Tho Tỉnh Tiền Giang. Tên Công ty : Công Ty TNHH Hùng Vương Điện thoại : 84-73-854246 Số Fax : 84-73-854248 Lĩnh vực hoạt động : Chế biến thủy hải sản xuất khẩu Địa chỉ : Lô 44 – Khu Công Nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang 4.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9oC. Có 2 mùa : Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau ; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Tiền Giang nằm trong dãy ít mưa, lượng mưa trung bình 1.210 - 1.424mm/năm và phân bố ít dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông; Độ ẩm trung bình 80 - 85%. Gió : có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 - 6m/s. Hệ thống giao thông rất phát triển, thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm. Đường bộ: Quốc lộ 1A là tuyến giao thông quan trọng, từ đây có thể đến các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đường sông: Hệ thống sông Tiền Giang kết hợp với hệ thống kênh đào là mạng lưới giao thông thủy quan trọng nối liền với hệ thống sông Cửu Long với hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. 4.3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY Mô tả công nghệ chế biến : Nguyên liệu được tiếp nhân ở khâu đầu tiên và được chuyển đi cắt tiết, fillet để cho ra hết máu sau đó rửa và được lạng da, định hình, định hình xong tiếp tục rửa, rửa xong chuyển qua khâu kiểm tra ký sinh trùng, kiểm tra xong tiếp tục được rửa và xử lý thuốc, phân loại cở và cân, cân xong được rửa lần cuối sau đó xấp khuôn chờ đông, cấp đông, mạ băng, đóng gói và cuối cùng được đem đi bảo quản. Tên sản phẩm: CÁ TRA, CÁ BASA FILLET ĐÔNG LẠNH Hình 8 : Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến của công ty Tiếp nhận nguyên liệu Cắt tiết Fillet Rửa 1 Lạng da Định hình Rửa 2 Kiểm tra ký sinh trùng Rửa 3 Xử lý thuốc Phân loại cỡ Cân Rửa 4 Xấp khuôn Chờ đông Cấp đông Mạ băng Bảo quản Bao gói CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG a. Khí thải Phần lớn các xí nghiệp chế biến thủy hải sản sinh ra khí độc hại ở mức độ còn tương đối thấp. Khí thải sinh ra từ các nhà máy bao gồm: Khí Clo sinh ra từ quá trình khử trùng thiết bị, dụng cụ và nhà xưởng chế biến, khử trùng nguyên liệu và bán thành phẩm. Bụi sinh ra do quá trình vận chuyển và bốc dỡ bao bì. Khí thải sinh ra từ các phương tiện vận chuyển, máy phát điện, lò hơi với các thành phần chủ yếu là: CO2, NOx, SO2, CO. nguồn ô nhiễm này rất khó kiểm soát vì phải phụ thuộc vào chất lượng các phương tiện vận chuyển, điện áp của mỗi lưới điện. Hơi dung môi chất lạnh bị rò rỉ bao gồm các loại khí như R12, R22, NH3… các khí này có thể ảnh hưởng đến tầng ôzôn (riêng mùi hôi của NH3 sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh nếu bị rò rỉ). Hiện nay, đặc trưng của hầu hết các nhà máy chế biến thủy hải sản là mùi hôi do sự phân hủy các chất hữu cơ. Theo thời gian, các chất hữu cơ đặc biệt là các chất thải rắn sẽ phân giải các axit amin thành các chất đơn giản như trimethylamine, dimethylamine… là những chất có mùi tanh và hôi thối. b. Tiếng ồn và độ rung Tiếng ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thính giác của con người, làm giảm thính lực của người lao động, giảm hiệu suất lao động và phản xạ của công nhân, ngoài ra tiếng ồn cũng tạo ra các vết nứt. Tác động của tiếng ồn có thể biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở ngại đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng và qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiếng ồn quá lớn có thể gây thương tích. Mức độ ồn và độ rung tại xí nghiệp chế biến thủy hải sản có thể chấp nhận được vì hầu hết các thiết bị máy móc đều được chế tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn quy định cho mức tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất là 75dB. c. Chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong nhiều công đoạn nhất vẫn là ở khâu sơ chế. Tùy thuộc vào quy trình, chủng loại sản phẩm, trình độ tay nghề, công nghệ mà lượng phát sinh chất thải rắn cũng khác nhau. Chất thải rắn ngành chế biến thủy sản thường phát sinh từ 2 nguồn: Từ quá trình chế biến: bao gồm các loại đầu cá, nội tạng, … Nếu chất thải thuộc loại này không được thu gom sẽ phân hủy gây mùi khó chịu, tạo ra môi trường kém vệ sinh. Từ khu vực phụ trợ: Bao gồm các loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở căn tin hoặc bao bì hư hỏng từ khu bao bì. Chúng có thành phần gần giống với rác thải đô thị. d. Tác nhân nhiệt Nước thải từ lò nấu (nhiệt nóng) và từ hệ thống lạnh (nhiệt lạnh) và tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất (máy bơm, máy nén lạnh, băng chuyền…) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của công nhân, nhân dân xung quanh và cả môi trường thủy sinh của nơi tiếp nhận nước thải. e. Tác nhân hóa học Bao gồm các loại hóa chất khử trùng và tẩy trùng như Chlorine, xà phòng, các chất phụ da, bảo quản thực phẩm đều là những chất gây hại cho môi trường. f. Tác nhân sinh học Các loại chất thải như nước thải, chất thải rắn đều có chứa đựng các tác nhân sinh học đó là các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật nuôi. Nếu chúng ta không phát hiện và xử lý kịp thời nguồn nguyên liệu bị nhiễm bệnh thì rất dễ tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát tán ra môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. g. Tác nhân khác Hầu hết các cơ sở chế biến thủy hải sản ở Việt Nam đều trang bị ủng, găng tay, khẩu trang, nón (bảo hộ lao động) cho công nhân trong quá trình làm việc. Môi trường làm việc của công nhân trong các xưởng chế biến thủy hải sản thường bị ô nhiễm do độ ẩm cao và mùi hôi. Do đó tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp như thấp khớp, viêm họng, viêm bệnh đường hô hấp… thường chiếm tỷ lệ cao. Vấn đề vệ sinh công nghiệp còn bị hạn chế bởi các phòng chế biến, sàn nhà xưởng, đường thoát nước cũng như bàn chế biến chưa được thiết kế hợp lý. Ánh sáng trong nhà chế biến thường chưa đủ độ sáng. Trần nhà, tường ngăn không sạch sẽ, hệ thống vòi nước, chân bàn, khay đựng còn sử dạng kim loại dễ bị rỉ sét. Ở nhiều cơ sở bố trí mặt bằng sản xuất còn chật hẹp, nhà xưởng gần nơi đổ phế liệu. Trong khu vực sản xuất có nơi còn đọng nước bẩn và phế thải, điều kiện vệ sinh chưa đảm bảo. h. Ô nhiễm do nước thải Ô nhiễm do nước thải sản xuất Nguồn thứ nhất: nguồn nước thải từ quá trình vệ sinh các phương tiện vận chuyển, dụng cụ bốc xếp cá tươi,… Nguồn thứ hai: nước thải sinh ra trong quá trình chế biến, đặc biệt là trong quá trình rửa sạch nguyên liệu. Nguồn thứ 3: Một lượng nước thải không định kỳ khác là nước thải sinh ra trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị. Nguồn nước thải này có thành phần ô nhiễm chính là dầu mỡ và chất rắn lơ lửng. Tổng lưu lượng nước thải sản xuất hiện nay trung bình khoảng 500m3/ngày. Nước thải sản xuất có chứa nhiều các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt: Tổng số lao động hiện nay của Công ty TNHH Hùng Vương là 1240 người. Nếu mỗi ngày, trung bình mỗi người sử dụng 100 lít/người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt hiện nay là 124 m3/ngày. Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh. Nếu thải trực tiếp ra sông sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn từ nhà xưởng cuốn theo nguyên vật liệu dư thừa, bột cá, thức ăn gia súc, dầu mỡ… gây ô nhiễm cho nguồn nước tiếp nhận. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn: Tổng nitơ 0,5-1,5mg/l, Tổng Photpho 0,004-0,05mg/l, COD 50-80mg/l, Tổng SS 10-20mg/l. Nước mưa chỉ được chảy qua các mương thu nước chảy tràn và xả trực tiếp ra môi trường với điều kiện không chảy qua những khu vực có các chất ô nhiễm như bãi rác, nơi chứa các phế liệu từ cá… THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI Nước thải của nhà máy chế biến thủy sản Công ty TNHH Hùng Vương gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất và nước mưa chảy tràn. Trong đó, nước mưa chảy tràn sẽ được tách riêng với nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất, sau đó được đưa vào hệ thống mương thu gom riêng rồi xả ra Kênh. Tính chất của nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt có mức độ nhiễm bẩn khác nhau, trong đó nước thải sản xuất có mức độ ô nhiễm cao hơn. Nhìn chung nước thải của hai nguồn này có các tính chất như sau: Hàm lượng chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải lớn. Hàm lượng Nitơ cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm hữu cơ khá cao (70-110 mg/l). Ngoài ra trong nước thải thủy hải sản có chứa các thành phần hữu cơ khi bị phân hủy tạo các axit béo không bão hòa tạo ra mùi khó chịu và đặc trưng, làm ô nhiễm về mặt cảm quan và không tránh khỏi sự ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân trực tiếp làm việc. Bảng 4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải Công ty TNHH Hùng Vương STT CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH ĐƠN VỊ TÍNH KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 1 pH (31,30C) 6,64 Đo trên máy đo pH 320 / set 2 BOD5 mg/L 1500 Phương pháp máy manometer BOD 602 3 COD mg/L 2414 Phương pháp đun kín, Standard method 4 SS mg/L 848 Phương pháp sấy khô ở 1050C, Standard method 5 N-NH4 mg/L 1,9 So màu trên máy Photo lap S12, model 14752 6 Photpho tổng mg/L 122 Phương pháp dựa theo TCVN 6262 : 1996 và standard method 1989 7 Tổng Nitơ mg/L 125,8 Phương pháp Kjeldahl (nguồn: UBND Sở Khoa Học và Công Nghệ - Phòng Thử Nghiệm – 129 Nguyễn Huệ - Phường 7 - Mỹ Tho - Tiền Giang) Với tải lượng ô nhiễm của nguồn nước thải này, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái nước khi xả ra nguồn tiếp nhận mà không qua hệ thống xử lý: Làm tăng độ độc của nước, cản ánh sáng mặt trời, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của hệ thủy sinh, làm giảm khả năng tạo oxy hòa tan trong nước. Hàm lượng chất hữu cơ cao tạo điều kiện thiếu oxy, trong nước xảy ra quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại như H2S, Mercaptans (R-SH), … gây mùi hôi thối và làm cho nước có màu đen. Chính do sự thiếu dưỡng khí cộng với các sản phẩm khí độc hại như H2S, Mercaptans, … được tạo ra trong nước làm cho các động vật trong nước như tôm, cá… cùng hệ thực vật bị hủy diệt, đây là nguồn gốc gây bệnh dịch theo đường nước. Nước thải ngấm xuống đất có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Cho nên việc đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH Hùng Vương là hết sức cần thiết và cấp bách. TIÊU CHUẨN XẢ NƯỚC THẢI RA NGUỒN TIẾP NHẬN Nguồn tiếp nhận: Nước thải được thải ra kênh thoát nước công cộng và dẫn ra sông Tiền Giang. Tiêu chuẩn xả thải: Nước thải xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt loại F1 theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6980 -2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHNG4~1.DOC
Tài liệu liên quan