Tổng quan về công ty cổ phần nhựa đại đồng tiến và nhà máy 1

Tài liệu Tổng quan về công ty cổ phần nhựa đại đồng tiến và nhà máy 1: CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐẠI ĐỒNG TIẾN VÀ NHÀ MÁY 1 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty nhựa Đại Đồng Tiến Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Nhựa Đại Đồng Tiến VP Công ty: 214 – 216 Tân Thành, P.15, Q.5, TP.HCM. Nhà máy 1: 948 Hương lộ 2, Q.Bình Tân, TP.HCM Nhà máy 2: 241B Tân Hòa Đông, Q6, TP.HCM Điện thoại: (848) 9553855 Fax: (848) 8564154 Ngày thành lập: 01 - 01 – 1983 Đại Đồng Tiến là một trong những Công ty Nhựa hàng đầu tại Việt Nam. Ngày nay, nhãn hiệu của Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến với biểu trưng con chim đại bàng xòe cánh trên quả địa cầu có số hiệu 504 đã trở nên thân quen với người tiêu dùng khắp nơi. Sản phẩm của Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến đã đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng cả về số lượng cũng như chất lượng, tương đương hàng nhập khẩu từ các nước tiên tiến, nhưng giá cả cạnh tranh hơn nhiều. Các giai đ...

doc9 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan về công ty cổ phần nhựa đại đồng tiến và nhà máy 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐẠI ĐỒNG TIẾN VÀ NHÀ MÁY 1 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty nhựa Đại Đồng Tiến Tên giao dịch: Công ty Cổ Phần Nhựa Đại Đồng Tiến VP Công ty: 214 – 216 Tân Thành, P.15, Q.5, TP.HCM. Nhà máy 1: 948 Hương lộ 2, Q.Bình Tân, TP.HCM Nhà máy 2: 241B Tân Hòa Đông, Q6, TP.HCM Điện thoại: (848) 9553855 Fax: (848) 8564154 Ngày thành lập: 01 - 01 – 1983 Đại Đồng Tiến là một trong những Công ty Nhựa hàng đầu tại Việt Nam. Ngày nay, nhãn hiệu của Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến với biểu trưng con chim đại bàng xòe cánh trên quả địa cầu có số hiệu 504 đã trở nên thân quen với người tiêu dùng khắp nơi. Sản phẩm của Công ty Nhựa Đại Đồng Tiến đã đáp ứng nhu cầu của đại đa số khách hàng cả về số lượng cũng như chất lượng, tương đương hàng nhập khẩu từ các nước tiên tiến, nhưng giá cả cạnh tranh hơn nhiều. Các giai đoạn phát triển Trước năm 1983: tổ sản xuất bút bi Năm 1983: cơ sở sản xuất nhựa gia dụng Năm 1992: lập xưởng tại Tân Hòa Đông, Q.6 Năm 1997: thành lập công ty TNHH nhựa Đại Đồng Tiến, xây dựng nhà máy tại Hương Lộ 2, Q. Bình Tân Năm 1999: khai trương nhà máy 1 (05/1999), xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000:2000 Năm 2007: chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Đại Đồng Tiến 3.2. Giới thiệu sản phẩm, công nghệ sản xuất 3.2.1. Sản phẩm Công ty sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp, bao bì thực phẩm lên đến số lượng 300 mặt hàng. Sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ trên 25 nước Gồm các nhóm sản phẩm như: - Nhóm bàn ghế - Nhóm nhà bếp gồm: Thùng, xô, bình đá, thau, sọt rác, thùng rác… - Nhóm hộp thực phẩm gồm: các loại hộp, khay, ly mì, hộp Bibica, hộp Kinh Đô, hộp Nestle, hộp Vinamilk, hộp Phan Nam. - Nhóm tủ nhựa - Nhóm công nghiệp: Pallet, thùng sơn, sóng bánh, sóng trái cây, chân tủ lạnh Toshiba, Sanyo, Thảm nhựa, kết bia - Nhóm định hình: Khay định hình, ly 241, màng nhựa 3.2.2. Công nghệ sản xuất 3.2.2.1. Công nghệ sản xuất Các sản phẩm của Công ty đều qua một quy trình công nghệ như sau: Yêu cầu khách hàng Thiết kế mẫu sản phẩm Thiết kế khuôn Nghiên cứu NVL Sản xuất thử Sản xuất hàng loạt Đóng gói Hình 3.1: Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa Khi đơn hàng yêu cầu của khách hàng đến Bộ phận kế hoạch sản xuất. Bộ phận này sẽ chuyển yêu cầu về Phòng Kỹ thuật để thiết kế mẫu khuôn theo yêu cầu khách hàng, phối hợp phòng QC, Phòng cung ứng tìm kiếm nguyên vật liệu phù hợp để chuyển đến Phòng sản xuất sản xuất thử nếu đạt sẽ đưa vào sản xuất hàng loạt. Sau đó sẽ lắp ráp và đóng gói. 3.2.2.2 Quy trình sản xuất Hiện nay, Công nghệ mà nhà máy sử dụng để sản xuất là công nghệ ép phun, quy trình sản xuất như sau: Nguyên liệu đầu vào là các loại nhựa nhiệt dẻo như PP,PS,PE,… sẽ được làm khô qua thiết bị lò sấy để làm khô vì khi nhựa nóng chảy có chứa độ ẩm cao, điều này sẽ làm bề mặt sản phẩm có khuyết tật và làm giảm tính chất (nhựa bị phân hủy) của khuôn. Cấp liệu Sấy nguyên liệu Nạp liệu, gia nhiệt Eùp phun Làm nguội Thoát sản phẩm, cắt gọt Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Lắp ráp, đóng gói Nhập kho Xuất kho Hình 3.2: Quy trình sản xuất các sản phẩm nhựa Sau khi sấy khô, nguyên liệu sẽ được nạp vào máy. Sau đó là quá trình gia nhiệt cho tới khi nguyên liệu nóng chảy ra. Tùy theo từng loại nguyên liệu với khoảng nóng chảy khác nhau mà kỹ thuật viên gia nhiệt với nhiệt độ khác nhau. Sau khi nguyên liệu đã nóng chảy đều thì quá trình tiếp theo là ép phun vào khuôn mẫu dưới áp suất cao sẽ điền đầy trên khuôn, sản phẩm có độ cứng tương đối, chịu lực tốt, và bề mặt sản phẩm nhẵn, không bị nhăn. Sau khi nguyên liệu đã điền đầy khuôn sẽ là quá trình làm nguội sản phẩm. Đây là quá trình định hình sản phẩm trong khuôn chuyển sản phẩm từ trạng thái lỏng sang trạng thái cứng làm sản phẩm không bị biến dạng và lấy ra dễ dàng. Sản phẩm sau khi lấy ra khỏi máy ép sẽ được cắt gọt bỏ đi đuôi keo dư của sản phẩm. Cuối cùng, sản phẩm sẽ được chuyển qua khâu lắp ráp, đóng gói đưa vào kho. Giai đoạn này, sẽ được kiểm tra kỹ càng trước khi sản phẩm xuất khỏi kho đến khách hàng. 3.2.3. Quy mô sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất đang được áp dụng tại nhà máy là hình thức chuyên môn hóa, sản phẩm được sản xuất theo từng công đoạn tương ứng với các khu vực sản xuất: Xưởng A: gồm các máy ép phun, được sắp xếp theo sơ đồ song song. Chuyên sản xuất các loại hộp nhựa da dụng, móc áo, vỏ bình đá…mỗi máy đều tổ chức cho một hoặc hai nhân viên đứng máy. Xưởng B: gồm các máy ép phun bố trí theo sơ đồ song song, sản xuất các mặt hàng nhựa về bao bì thực phẩm như: Hộp tròn, hộp vuông, ly nhựa… Xưởng C: gồm các máy ép điều khiển Robot tự động, chuyên sản xuất hàng công nghiệp với số lượng lớn và sản lượng đạt cao như: bàn, ghế, pallet… Xưởng In: chịu trách nhiệm trong khâu in ấn logo, nhãn hiệu công ty. Xưởng lắp ráp: Các chuyền lắp ráp được bố trí song song và có thể sẽ thay đổi chuyền tùy theo tình hình sản xuât ở các xưởng mang lại. Sản phẩm nhựa sau khi ép ra khuôn, được lưu chuyển tới bộ phận lắp ráp để cho ra sản phẩm. 3.3. Tình hình nhân sự và cơ cấu tổ chức 3.3.1. Tình hình nhân sự Tổng nhân viên: 1087 nhân viên Cơ cấu 730 Nam và 357 Nữ Trình độ Trung học trở lên: 212 chiếm tỷ lệ:19.5% Phổ thông: 875 chiếm tỷ lệ: 80.5% Mức độ thâm niên Trên 5 năm: 228 nhân viên Từ 3–5 năm: 156 nhân viên Từ 1–3 năm: 332 nhân viên Dưới 1 năm: 371 nhân viên 3.3.2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo dạng trực tuyến chức năng, đảm bảo chế độ một thủ trưởng, chỉ đạo trực tuyến bên cạnh sự hỗ trợ của các phòng ban chuyên môn. Sơ đồ tổ chức TGĐ Phó TGĐ1 11 Phó TGĐ2 Phó TGĐ3 TP Tài chính TP Cung ứng TP HC – NS TP Tiếp thị TP Kỹ thuật TP XNK TP Kinh doanh TP Sản xuất TP QC Phòng CNTT Phòng QA Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức nhà máy 3.3.3. Nhiệm vụ của phòng QC Trưởng phòng Tổ trưởng 1 Tổ trưởng 2 Nhân viên KCS xưởng A Nhân viên KCS xưởng B Nhân viên KCS xưởng C Nhân viên KCS hành chính Hình 3.4: Sơ đồ tổâ chức của Phòng QC Tất cả công việc của các nhân viên phòng ban này đều được quy định rõ ràng thành văn bản, thể hiện sự phân công công việc rõ ràng giúp mọi người thực hiện tốt công việc của mình. 3.3.3.1. Kiểm tra nguyên vật liệu Khi nguyên vật liệu được mua vận chuyển đến nhà máy, bộ phận KCS sẽ kiểm tra về: Loại và mã số Tên nhà sản xuất Bao bì Kích cỡ hạt Màu sắc hạt: màu nguyên liệu thô tùy từng loại nguyên liệu Tỷ lệ bột trong nguyên liệu phải rất nhỏ Không lẫn loại nguyên liệu khác, các tạp chất ngoại lai Hệ số độ nhớt của nguyên vật liệu Hiện Công ty chưa có thiết bị đo thông số về độ nhớt của nguyên vật liệu Cách thức kiểm tra: Vì khối lượng nguyên vật liệu hạt nhựa nhập về khá lớn (đơn vị tính bằng tấn) nên chỉ có thể kiểm tra bằng cách lấy ngẫu nhiên. Các nguyên vật liệu này do bộ phận cung ứng có vai trò tìm nhà cung cấp, đảm bảo nguyên vật liệu có chất lượng tốt. 3.3.3.2. Kiểm tra chất lượng sản phẩm a. Ghi chép các thông số về kỹ thuật Loại nguyên vật liệu Thời gian sấy nguyên vật liệu Aùp suất Tốc độ chảy Nhiệt độ xy lanh, nhiệt độ khuôn Chuẩn bị bao bì, lắp ráp, đóng gói Chuẩn bị khuôn mẫu để thay b. Lấy mẫu để kiểm tra Lấy mẫu theo nguyên tắc ngẫu nhiên Lấy đủ số sản phẩm của một vòng sản xuất Các công việc trên thuộc trách nhiệm của nhân viên KCS, khi có sự cố xảy ra các nhân viên này báo lên tổ trưởng để có hướng giải quyết. Nhân viên KCS phải bám sát và kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm sau khi được sản xuất ra, phối hợp công nhân kiểm tra, bao bì, qui cách đóng gói và thông báo kịp thời về chất lượng sản phẩm cho bộ phận sản xuất theo ca. 3.4. Giới thiệu về hệ thống chất lượng của Công ty 3.4.1. Chính sách chất lượng Đa dạng hóa sản phẩm Chất lượng cao, giá cả hợp lý Giao hàng đúng hạn, phục vụ tận tâm Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:1996 để thực hiện duy trì và cải tiến hệ thống môi trường để kiểm soát các khía cạnh môi trường mà Công ty đã công bố. Công ty cam kết xác định, lập văn bản, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng và môi trường, cải tiến liên tục tính hiệu quả của hệ thống phù hợp với các yêu cầu của ISO 9001:2000 và 14001:1996. 3.4.2. Chương trình 5S Hiện tại, Công ty đang triển khai việc thực hiện 5S: Sàng lọc: Phân biệt rõ ràng các vật dụng, máy móc, sản phẩm, ngăn kéo, tủ nơi làm việc, loại bỏ những thứ không cần thiết. Sắp xếp: Khẳng định mọi thứ không cần thiết đã được loại bỏ, sắp xếp các vị trí có thứ tự sao cho thuận tiện cho công việc những vẫn đảm bảo an toàn và thẩm mỹ. Sử dụng sơ đồ vị trí làm việc, đảm bảo mọi người đều biết cái gì ở chỗ nào, xem xét cả cách lưu tài liệu trên máy tính. Sạch sẽ: Quét dọn vệ sinh nơi làm việc thường xuyên, nếu có thể sơn phết mọi thứ, dành ba phút mỗi ngày để dọn vệ sinh. Mọi người đều phải có trách nhiệm đối với môi trường xung quanh, không xả rác. Săn sóc: Tạo một hệ thống nhằm duy trì sự sạch sẽ ngăn nắp nơi làm việc, cần có lịch vệ sinh, đảm bảo mọi thứ đều có nhãn và vị trí đánh dấu, tạo phong trào thi đua 5S. Việc kiểm tra và đánh giá thường xuyên sẽ do tổ 5S thực hiện. Sãn sàng: Tạo điều kiện để mọi người luôn thực hành 5S. Ban lãnh đạo cam kết hỗ trợ. Sự tham gia của tất cả mọi người, mọi người đều được huấn luyện, liên tục lặp lại 5S để tạo thành thói quen. 3.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty Công ty cũng như nhiều doanh nghiệp khác hoạt động trong cơ chế thị trường, luôn gặp phải những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, …song Công ty đã tìm ra được một số giải pháp hữu hiệu nhằm đứng vững và phát triển. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy Công ty có nhiều thuận lợi nhưng cũng tồn tại không ít khó khăn. 3.5.1. Thuận lợi Hiện nay, Công ty có những khách hàng truyền thống, mua hàng với số lượng ổn định. Ngoài ra Công ty có một hệ thống các đại lý, nhà phân phối ở các tỉnh thành trên cả nước từ Bắc vào Nam: Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng, TPHCM, … Trong mấy năm gần đây Công ty đã cố gắng tiêu thụ sản phẩm ở thị trường miền Bắc, đặc biệt là miền Đông Nam Bộ có sức tiêu thụ rất lớn. Nhà máy có một đội ngũ cán bộ quản lý lãnh đạo không những giỏi về chuyên môn mà còn gắn bó, tận tâm với công việc. Đây cũng là một nguồn nội lực mạnh mẽ để Công ty vượt qua những khó khăn, phát huy những tiềm năng nhằm tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Thương hiệu Đại Đồng Tiến đã được khẳng định trên thị trường được sự chứng nhận, bằng khen của nhiều tổ chức, tạo dựng được uy tín đối với khách hàng. 3.5.2. Khó khăn Nhà máy luôn bị động về nguyên vật liệu. Các nguyên liệu chính dùng để sản xuất các sản phẩm của Công ty hầu như phải nhập khẩu trong khi giá các nguyên liệu này đều tăng trong những năm qua, đồng thời việc giá đồng USD tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất thường là cao, trong khi giá bán không thể tăng. Công ty chịu áp lực lớn về cạnh tranh. Từ năm 2003 tình hình tiêu thụ của Công ty gặp phải sự cạnh tranh mãnh liệt của nhiều công ty sản xuất trong cùng ngành. Bộ phận nghiên cứu thị trường chỉ mang tính hình thức chứ chưa thật sự mang lại hiệu quả, chưa có chiến lược Marketing phù hợp. Công tác đào tạo cán bộ công nhân viên lành nghề kế cận cho tương lai chưa đi sâu. 3.6. Tóm tắt chương 3 Chương 3 đã giới thiệu một cách khái quát nhất về nhà máy 1 cũng như Công ty Đại Đồng Tiến. Chương này chủ yếu giới thiệu về các phần liên quan đến vấn đề cần giải quyết ở chương 4 như sản phẩm, công nghệ sản xuất, phòng QC, hệ thống chất lượng của Công ty và những thuận lợi, khó khăn của nhà máy 1.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC3.doc
Tài liệu liên quan