Tài liệu Tổng quan tổng đài EWSD: Chương 1: TỔNG QUAN TỔNG ĐÀI EWSD
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT:
Tổng đài EWSD ( Electronic Switching System Digital ) hãng Siemens của Đức sản xuất là một hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng tất cả những nhu cầu về thông tin hiện nay và các nhu cầu về tương lai,với các đặc điểm sau:
Có đầy đủ phẩm chất của một tổng đài điện tử số SPC ( Stored Program Control).
Được thiết kế theo kiểu Module hóa cả phần cứng lẫn phần mềm.
Được thiết kế linh động dễ dàng mở rộng dung lượng
Được sản xuất với kỹ thuật công nghệ hiện đại, tích hợp với không gian nhỏ gọn và độ tin cậy cao.
Dịch vụ phong phú đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dễ đưa vào các dịch vụ cộng thêm như Internet, ISDN…
EWSD theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của CCITT và CEPT ấn định. Các thí dụ về việc sử dụng tiêu chuẩn của CCITT là ngôn ngữ thảo chương cấp cao CHILL được dùng nhất quan không đổi, ngôn ngữ SDL và MML được áp dụng.
Các chữ viết...
77 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1765 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tổng quan tổng đài EWSD, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: TỔNG QUAN TỔNG ĐÀI EWSD
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT:
Tổng đài EWSD ( Electronic Switching System Digital ) hãng Siemens của Đức sản xuất là một hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng tất cả những nhu cầu về thông tin hiện nay và các nhu cầu về tương lai,với các đặc điểm sau:
Có đầy đủ phẩm chất của một tổng đài điện tử số SPC ( Stored Program Control).
Được thiết kế theo kiểu Module hóa cả phần cứng lẫn phần mềm.
Được thiết kế linh động dễ dàng mở rộng dung lượng
Được sản xuất với kỹ thuật công nghệ hiện đại, tích hợp với không gian nhỏ gọn và độ tin cậy cao.
Dịch vụ phong phú đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dễ đưa vào các dịch vụ cộng thêm như Internet, ISDN…
EWSD theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và khuyến cáo của CCITT và CEPT ấn định. Các thí dụ về việc sử dụng tiêu chuẩn của CCITT là ngôn ngữ thảo chương cấp cao CHILL được dùng nhất quan không đổi, ngôn ngữ SDL và MML được áp dụng.
Các chữ viết tắt :
CHILL: CCITT Hight Level Programming Language: ngôn ngữ thảo chương cấp cao.
SDL: Specification And Description Language: Ngôn ngữ theo tiêu chuẩn và mô tả.
MML: Man-Manchne Language: Ngôn ngữ giữa người và máy.
ISDN: Intergrated Services Digital Network: Mạng đa dịch vụ
Khối thâm nhập
DLU
DLUC
LTG
GP
LTG
GP
Khối báo hiệu
kênh chung
CCNC
CCNP
Khối điều khối
CCNC
MB
CCG
EM
OMT
CP
Chuyển mạch
SN
SGC
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát đài EWSD
Các Thành Phần Của Đài EWSD:
Đơn vị đường dây số DLU ( Digital Line Unit ):
DLU: là phần giao diện để kết nói thuê bao như: thuê bao tương tự, thuê bao số, thuê bao công cộng dùng tiền xu, giao diện V5.1
Một DLU có thể nối với LTG bằng 1, 2, 3 và 4 luồng PCM 2Mbit/s. Vì lý do an tòan mỗi DLU có thể nối đến 2 LTG theo phương thức nối chéo.
DLU có thể lắp đặt nối bộ hoặc ở xa.
Đơn vị đường dây số DLU có chức năng kết nối thuê bao và tập trung thuê bao hoặc tập trung lưu thoại.
Nhóm đường dây trung kế LTG ( Line Trunk Group ):
Nhóm LTG dùng để:
Kết nối DLU nội đài hoặc DLU ở xa
Kết nối tổng đài PABX
Kết nối AN ( Acess Network ) bằng giao diện V5.
Kết nối với bàn điện thoại viên cho tổng đài 108,101…
Kết nối mạng trung kế liên đài hoặc quốc tế.
Kết nối với các thiết bị thông báo ( DAS hoặc INDAS )
Bên trong đài LTG nối với cả 2mạng chuyển mạch SN0 và SN1.
LTG bao gồm các thành phần sau: SU ( Signaling Unit ): đơn vị báo hiệu, GS ( Group Switch ): điều khiển chuyển mạch nhóm, SPMX( Speech Multiplexer ): ghép kênh tín hiệu báo hiệu,GP: bộ xử lý nhóm( bộ não của LTG).
LTG là phần giao tiếp giữa mạng chuyển mạch với các thiết bị bênh ngoài và giữa các tổng đài với nhau.
Mạng chuyển mạch SN ( Switch Network):
Gồm những tầng khuếch đại không gian và thời gian làm nhiệm vụ kết nối cuộc gọi, kết nối bản tin báo hiệu CCS7 và kết nối bản tin liên lạc giữ các khối xử lý bên trong đài.
Tầng chuyển mạch thời gian: khi ghép kênh, từ mã được tuần tự ghi vào bộ đệm tin, sau đó tữ mã này có thể chuyển mạch đến khe thời gian bất kỳ của đường nối
Tầng chuyển mạch không gian: từ mã bất kỳ đường vào nào đều có thể chuyển mạch đến bất kỳ đường ra nào của bộ ghép kênh. Tầng chuyển mạch không gian làm thay đổi luồng tín hiệu
Tham số của tầng chuyển mạch không gian,thời gian ( 4/4, 8/15, 16/16) luôn tương ứng với số các đường Bus tốc độ cao 8Mbit/s (gồm 128 kênh cho mỗi đường). Các đường kết nối qua các tầng chuyển mạch qua thời gian và không gian được chuyển bằng các bộ điều khiển nhóm công tắc ( SGC ) phù hợp với thông tin chuyển mạch từ bộ xử lý điều phối ( CP ). SGC đáp ứng các lệnh từ CP. SGC cũng độc lập phát ra dữ liệu cài đặt và đặt các bản tin để chuyển dữ liệu giữa các khối điều khiển phân tán.
Trong cấu hình tối đa của chúng, mạng chuyển mạch kết nối tới 504 LTG. Nó có khả năng xử lý lưu lượng lên đến 25.200 Erlang. Cấu hình mạng chuyển mạch tối ưu có nhiều kích thước khác nhau. Ví dụ cấu hình SN nhân đôi, nó có thể xử lý 30.000 đường dây thuê bao hoặc 7.500 đường trung kế khi được trang bị tối đa, có thể lắp đặt trên một giá đơn.
Mạng chuyển mach luôn có cấu trúc kép ( mặt 0 và mặt 1). Mỗi kết nối được chuyển mạch cùng một lúc qua cả 2 mặt, vì vậy kết nối dự phòng luôn có ngay lập tức khi xảy ra hỏng hóc. Trong mạng chuyển mạch số , các Byte được gửi theo 2 hướng giữ các thuê bao chủ gọi và bị gọi được truyền riêng biệt. Điều này tương ứng với kết nối 4 đường dây trong hệ thống tương tự.
Đơn vị điểu khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common Chanel Signaling Network Control ):
Có nhiệm vụ điều khiển và xử lý báo hiệu CCS7 bên trong một tổng đài và giữ đài với mạng phục vụ cho quá trình xử lý cuộc gọi bằng báo hiệu kênh chung CCNC giải quyết chức năng của MTP ( Message Transfer Part ).
Bộ đệm bản tin MB ( Message Buffer):
Là bộ phận thuộc CP, có nhiệm vụ điều khiển việc trao đổi bản tin, các tường thuật, các lệnh giữa các bộ xử lý với nhau phục vụ cho việc xử lý cuộc gọi, bảo dưỡng và bảo an hệ thống.
Bộ phát xung đồng bộ trung tâm CCG ( Central Clock Generator ) :
Bộ phát xung đồng bộ trung tâm là bộ phận thuộc CP. Các bộ phận trong cùng một tổng đài phải hoạt động đồng bộ thì thông tin liên lạc mới được thông suốt trên toàn hệ thống.
Để đảm bảo được điều này tổng đài EWSD dùng bộ phát xung đồng hồ CCG cung cấp xung đồng hồ cho hệ thống với độ chính xác cao.
Bảng cảnh báo SYP ( System Panel ):
Là một bộ phận thuộc CP. Trong quá trình vận hành và bảo dưỡng tổng đài, tất cả các sự cố phần cứng, phần mềm và các cảnh báo về: nhiệt độ, báo khói, báo cháy… đều được hiển thị trên bảng cảnh báo hệ thống bằng tín hiệu đèn và còi khác nhau tùy theo lọai và mức độ nặng nhẹ của cảnh báo giúp nhân viên khai thác giám sát được tòan bộ tình trạng của hệ thống.
Bộ xử lý điều phối CP ( Coordination Processor ):
Là bộ phận đầu não của tổng đài, thực hiện các nhiệm vụ chính của bộ xử lý điều phối và xử lý cuộc gọi. Ngòai ra nó còn thực hiện các chương trình bảo dưỡng và bảo an hệ thống, ghi cước.
Bộ xử lý điều phối điều khiển tòan bộ họat động của tổng đài. Hai lớp CP, CP112 và CP103/CP113 bao trùm tòan bộ các ứng dụng EWSD. CP112 có khả năng xử lý cuộc gọi đến 60.000 BHCA và được sử dụng trong các tổng đài cỡ nhỏ, vừa và tổng đài cho thôn xã. Các khối chức năng của nó có cấu trúc kép, bao gồm khối xử lý (PU), khối bộ nhớ (MU), khối điều hối Bus ( BA ), khối Bus mở rộng (BEU) và các khối xử lý vào ra ( OP ).
Cả CP103 và CP113 được sử dụng trong các tổng đài cỡ vừa đến cỡ cực lớn. CP 113 là khối đa xử lý và có thể được mở rộng trong các tầng. Nó có khả năng xử lý cuộc gọi tối đa hơn 1.000.000 BHCA. Trong CP113, hao hoặc nhiều các bộ vi xử lý giống hệt nhau họat động ở chế độ song song theo phương thức chia tải và lưu lượng. Điều này có nghĩa là nếu một bộ xử lý hỏng, quá trình vận hành có thể vận hành tiếp tục mà không bị hạn chế. Các khối chức năng chính của bộ đa xử lý gồm khối xử lý cơ sở ( BAP ) cho vận hành bảo dưỡng và xử lý cuộc gọi, khối xử lý cuộc gọi ( CAP ) chỉ dùng cho xử lý cuộc gọi, khối nhớ chung ( CMY ), khối điều khiển vào/ra ( IOC ) và khối xử lý vào/ra ( IOP ).
Những Giao Tiếp:
Những giao tiếp trong EWSD có thể phân thành:
Những giao tiếp bên ngoài:
Các đường dây thuê bao.
Đường truy cập cơ sở ISDN.
Đường trung kế số.
Đường trung kế Analog.
Mạng số liệu ( Số liệu gói trong những dịch vụ gia tăng VAS ).
Trung tâm vận hành và bảo dưỡng.
Giao tiếp bên trong:
Đường truyền PDC 2,048 Mbit/s ( 30 kênh thọai, một kênh báo hiệu, nối DLU đến LTG )
Đường truyền SDC 8,192 Mbit/s nối giữa LTG và SN. CCNC được kết nối đến SN bằng SDC. CCNC nối đến CP dùng giao tiếp song song.
Việc truyền số liệu từ CP đến LTG:
Đến LTG bằng đường xuyên qua mạng SN.
Lệnh gởi đến các SGC cũng bằng một kênh 64 Kbit/s của SDC.
Đường truyền số với tốc độ sơ cấp ( PDC: Primary Digital Carriers ) có thể tải nhiều kênh thọai hoặc số liệu trên cùng một đường nối. Trên đường PDC, vận tốc truyền 2048 Kbit/s. Mỗi đường PDC có thể tải 3 kênh, vận tốc truyền trên mỗi kênh là 64 Kbit/s.
Đường truyền số thứ cấp SDC ( SDC: Secondary Digital Carriers ) có vận tốc truyền mỗi kênh là 64 Kbit/s
ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI EWSD:
EWSD Dùng Làm Tổng Đài Nội Hạt:
Tổng đài nội hạt kết nối lưu thọai đi và đến thuê bao.
Dung lượng một tổng đài nội hạt có thể lên đến 250.000 số.
EWSD Dùng Làm Tổng Đài Quá Giang:
Tổng đài quá giang có thể dùng như một Node trong mạng để kết nối lưu thọai đi và đến trên đường trung kế đi và đến đường trung kế đi đến đài đối phương.
Dung lượng của tổng đài quá giang có thể lên đến 60.000 trung kế.
EWSD Dùng Làm Tổng Đài Hỗn Hợp:
Tổng đài hỗn hợp kết nối đường dây thuê bao và trung kế.
Tổng đài hỗn hợp cho phép chuyển mạch các lưu thoại ở mức 25.000 Erlang.
EWSD Dùng Làm Tổng Đài Cửa Ngõ Quốc Tế:
Tổng đài EWSD đáp ứng đầy đủ chức năng của một tổng đài cửa ngõ quốc tế:
Hệ thống báo hiệu quốc tế.
Nối vệ tinh.
Khi cần, các tính năng có thể có ở tổng đài quá giang đường dài trong nước.
EWSD Dùng Làm Tổng Đài Nông Thôn Và Container:
Cung cấp cho những vùng nông thôn xa với mật độ dân số thấp.
Dung lượng tối đa 75.000 số.
Phần cứng và phần mềm như tổng đài nội hạt.
Là một hệ thống hòan chỉnh với nguồn và máy điều hòa không khí có thể lắp đặt trong một Container với dung lượng tối đa 6.000 thuê bao.
EWSD dùng làm tổng đài điện thoại di động:
Tổng đài điện thoại di động EWSD cho phép truyền dẫn và báo hiệu với chất lượng cao.
Thuê bao di động có thể thực hiện cuộc gọi ở mọi nơi với cùng một mã số.
Có đầy đủ các lọai hình dịch vụ của một tổng đài điện thọai di động.
Chương 2 : CÁC KHỐI CHỨC NĂNG TRONG TỔNG ĐÀI EWSD VERSION.10
ĐƠN VỊ GIAO TIẾP ĐƯỜNG DÂY SỐ DLU (DIGITAL LINE UNIT):
Giới Thiệu:
Trong hệ thống tổng đài EWSD, DLU là đơn vị đường dây số mà ở đó các đường dây thuê bao và PBX được nối đến. Với tính năng kết nối linh hoạt độ tin cậy cao và thiết kế theo khối nên DLU làm việc rất có hiệu quả. DLU có thể đặt tại đài ( local DLU ) hoặc ở đài vệ tinh ( remote DLU ). DLU vệ tinh phục vụ nhóm thuê bao trong một khu vực, có ưu điểm là rút ngắn đường dây thuê bao và dễ dàng tập trung lưu thoại đến tổng đài bằng đường truyền số sơ cấp PDC làm tăng hiệu quả kinh tế.
Các đặc tính của DLU:
Mỗi DLU có khả năng kết nối đến 952 đường dây thuê bao, con số này có thể thay đổi tùy theo loại đường dây thuê bao ( analog, ISDN ) và các khối liên quan khác.
Đường dây thuê bao analog có thể dùng cho các thuê bao quay số bằng xung, ấn phím, có thể có bộ tính cước phí dùng xung xóa 16K hoặc 12K cho thuê bao công cộng.
Những máy dùng đôi dây thường : điện thoại công cộng, tổng đài nội bộ PBX analog, tổng đài nội bộ cỡ nhỏ và trung bình.
Đường dây thuê bao ISDN dùng đường truyền cơ sở.
DLU nối đến LTGB, LTGF hoặc LTGG bằng 2 hoặc 4 đường truyền sơ cấp PCM30 ( PCM24 ), đối với DLU trong đài có thể kết nối đến LTGF, LTGG bằng 1 hoặc 2 đường 4Mbit/s.
Báo hiệu giữa DLU và LTG là báo hiệu kênh chung.
Khả năng lưu thọai tối đa 100Erlang.
Thành phần thiết bị trong các DLU đều giống nhau.
Có thể kết nối với các tổng đài PABX tương tự không quay số trực tiếp và các thuê bao ISDN dùng BA (Basic Access).
Độ tin cậy cao vì mỗi DLU được kết nối tới 2 LTG, các Module có chức năng quan trọng đều được trang bị 2 bộ và họat động theo chế độ tải (Load Sharig ).
Các RDLU-Remote DLU được lắp đặt ở xa tổng đài chính làm giảm chiều dài đường dây thuê bao và tập trung lưu lượng thoại trên đường truyền dẫn số để nối đến tổng đài chính. Đồng thời, nâng cao chất lượng truyền dẫn và giảm giá thành mạng.
Sáu DLU ở cùng một vị trí có thể được tổ hợp lại thành một đơn vị điều khiển từ xa RCU-Remote Control Unit: Cấu trúc có nhiều ưu điểm, khi một trong số các đường nối đến tổng đài chính bị sự cố, các RDLU còn lại vẫn họat động bình thường nhờ RCU cung cấp dịch vụ khẩn cấp.
LTGB
LTGB
SN
CP
DLU
DLU
Đường dây thuê bao analog, ISDN, PBX
Đường dây thuê bao
analog, ISDN, PBX
Hình 2.1. kết nối DLU 2.1.2 Sơ đồ khối DLU:
DLU dữ liệu thoại và báo hiệu
SLMD
TU
SLMA
DLUC
DIUD
DLUC
DIUD
Các đường thuê bao
Đường dữ liệu điều khiển
PDC0
PDC1
PDC2
PDC3
Hình 2.2: Sơ đồ khối DLU
2.1.3 Chức Năng Của Từng Bộ Phận:
2.1.3.1 Module đường dây thuê bao:
SLMA: SLM Analog Module đường dây tương tự.
Mỗi SLMA có 8 mạch đường dây thuê bao, được điều khiển bởi SLMCP(SLM Control Processor )
SLMA có các chức năng sau:
Gởi tín hiệu chuông.
Nhận xung quay số.
Chuyển tín hiệu DTMF nhận từ thuê bao.
Ngăn cách dòng DC với tín hiệu thoại.
Mã hóa và giải mã tín hiệu thọai.
Giao tiếp với luồng 4096 kbit/s.
SLMA dùng để kết nối thuê bao analog. Mỗi SLMA có thể có 4, 6 hoặc 8 mạch đường dây thuê bao SLCA. Bộ điều khiển SLMCP sẽ điều khiển tất cả các mạng đường dây thuê bao.
Chức năng của SLMA:
SLMA
.
.
.
.
8 đường dây thuê bao analog
Đường đo thử
SLMCP
SLAC 7
SLCA 0
SLCA 0
SLCA 0
mạng 4Mbit/s 0
mạng 4Mbit/s 1
mạng ĐK 0
mạng ĐK 1
Phát hiện tình trạng thuê bao, rung chuông cấp xung tính cước.
Hình 2.3 : Card thuê bao analog SLMA.
Bảo vệ chống quá áp.
Cấp nguồn.
Mã hóa/giải mã tín hiệu thoại, biến đổi 2 dây thành 4 dây, giao tiếp mạng điều khiển và mạng 4Mbit/s.
Đo thử kết nối giữa đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao.
Mạch điện thuê bao có các chức năng bảo đảm các tiêu chuẩn - BORSCHT:
Batery: Cung cấp dòng chuông cho thuê bao. Micro sử dụng cho thuê bao điện thoại chuẩn được cấp dòng điện ổn định từ nguồn trung tâm của tổng đài, dòng này thường có giá trị trong khoảng từ 20mA đến 100mA. Được cấp thông qua đôi dây thuê bao từ nguồn trung tâm có điện áp một chiều (-48V ) so với đất.
Overvoltage Protectinon: Bảo vệ quá áp cao do sét, chạm điện lưới. Mọi hoạt động tổng đài đều cần bảo vệ chống điện áp (dòng điện) có thể xuất hiện trên đường dây thuê bao hoặc các mạch Trung kế. Sự bảo vệ này đảm bảo an toàn cho cả các thiết bị tổng đài và nhân công khi làm việc. Hai loại điện áp ngẫu nhiên cần chống là điện áp cao do sét và do hiệu ứng phân bố công suất điện gây ra.
Ringing: Cung cấp dòng chuông cho thuê bao, một nguồn tín hiệu điện xoay chiều có điện áp khoảng 75V đến 80V, dòng điện 200mA, với tần số khoảng 25Hz cần được tổng đài đưa tới thuê bao với mục đích rung chuông cho các loại điện thoại thông thường.
Signaling: Chuyển nhận các báo hiệu cho thuê bao.
Coding: Chuyển đổi tương tự sang số, lọc. Biến đổi tín hiệu tương tự gửi đi từ thuê bao trên đường điện thoại thành tín hiệu số PCM để đưa sang bộ tập trung thuê bao. Nó đồng thời biến đổi tín hiệu số mang tín hiệu tương tự để hoàn nguyên tín hiệu ngoại gửi đấn thuê bao.
Hybrid 2/4 Wire: Chuyển đổi giữa mạch 2 dây thành 4 dây. Việc truyền và nhận tín hiệu trong tổng đài được thực hiện trên các đường tách biệt nhau: hai dây dành cho truyền tín hiệu và hai dây dành cho nhận tín hiệu tạo thành 4 dây, tuy nhiên đường dây nối từ thuê bao và tổng đài thường là một đôi dây dùng chung cho việc truyền và nhận, vì thế cần có sự chuyển đôi dây dùng chung cho công việc này thường được thực hiện bằng biến áp lai hoặc hệ thống khuếch đại có ổn định trạng thái. Hai đặc tín cần thiết của các loại mạch này là sự ổn định của mạch 4 dây và triệt tiếng vọng.
Testing: Đo thử theo hướng ra đường dây và trong tổng đài. Nguyên tắc cơ bản được áp dụng:
Mỗi đường dây thuê bao đều phải cho phép đo thử, kiểm tra, đường dây thuê bao phải được mở rộng tới thiết bị kiểm tra trong quá trình kiểm tra.
Đo thử kiểm tra có thể tiến hành theo chu kỳ hay theo yêu cầu khi cần thiết.
Truy cập giữa SLTU và thiết bị kiểm tra co thể thực hiện thông qua Bus hoặc khối chuyển mạch tách rời loại nhỏ.
Bộ điều khiển SLTU: Bộ điều khiển SLTU hoạt động như một giao diện giữa hệ thống điều khiển tổng đài và một nhóm các SLTU, điều này phụ thuộc vào cấu trúc tổng đài.
SLM ( Subseriber Line Module Digital ): Module đường dây thuê bao số.
SLMD dùng để kết nối đường dây số. Mỗi SLMD có 8 mạch thuê bao số và được điều khiển bởi một bộ xử lý.
Thông qua NT ( Network Terminal ) mỗi SLCD cung cấ một Ba ( Basic Access ) cho các thiết bị đầu cuối ISDN.
Dữ liệu truyền giữa NT và SLCD bằng cáp đối xứng có tốc độ 160 Kbit/s trong đó 144 Kbit/s là tin tức người dùng và 16 Kbit/s dùng cho đồng bộ, giám sát và chuẩn đoán.
Các chức năng của SLMD:
Triệt tiếng dội.
Sắp xếp các thông tin đến từ thuê bao thông qua kênh B1 và B2 thành các khe thời gia cho luồng 4096 Kbit/s.
Sắp xếp các thông tin nhận từ các khe thời gian của luồng 4096 Kbit/s cho các kênh B1 và B2
SLMD dùng để kết nối đến đường dây thuê bao số. Mỗi SLMD gồm 8 mạch đường dây thuê bao số SLCD ( subscriber line circuit digital ) được điều khiển bởi bộ xử lý. Mỗi mạch đường dây thuê bao được kết nối đến đầu cuối ISDN bằng đường truyền cơ sở 2B+D có tốc độ truyền 160Kbit/s ( trong đó 144Kbit/s cho thông tin và 16Kbit/s dành cho việc đồng bộ ). Kênh B dành cho thông tin về thoại, text, dữ liệu, hình ảnh còn kênh D dùng để truyền báo hiệu giữa tổng đài và thuê bao.
Giao tiếp đường dây thuê bao ( nguồn nuôi mạch đường dây thuê bao là 60v, có thể mở rộng 93v hoặc 97v khi có yêu cầu đo thử, bộ đo thử sẽ đo việc kết nối giữa mạch đường dây thuê bao và đường dây thuê bao bằng ma trận đo thử ).
Biến đổi 2 dây thành 4 dây.
Biến đổi tất cả các mã thông tin khác thành mã nhị phân và ngược lại.
Truyền báo hiệu trên kênh D.
Đường đo thử
SLMD
Phần điều khiển
- LCP ( line card processor ).
- SAP ( system Adaptor processor ).
7
SLCD 0
Thuê bao
mạng 4Mbit/s 0
mạng 4Mbit/s 1
control network 0
control network 1
Hình 2.4 : Card thuê bao số SLMD
Đơn vị giao tiếp đường dây số CardDIUD (Digital Interface Unitfor DLU):
DIUD là phần giao tiếp giữa DLU và LTG, mỗi DIUD giao tiếp 2 đường truyền sơ cấp PDC ( PCM30 hoặc PCM24 ) hai đường này có thể dùng cáp đồng trục .
DIUD lấy tín hiệu điều khiển từ TS16 của đường truyền PDC từ LTG và chuyển tín hiệu này đến DLUC tương ứng. Ngược lại, DIUD ghép tín hiệu điều khiển từ DLUC vào TS16 của đường truyền PDC và truyền đến LTG. DIUD kết nối đến đơn vị bên trong DLU bằng mạng 4Mbit/s. DIUD lấy tín hiệu đồng bộ từ TS0 của đường PDC.
DIUD là nơi phân chia hay ghép các kênh báo hiệu và dữ liệu để đưa ra đường truyền. Sự ghép kênh và phân chia dữ liệu và báo hiệu được mô tả như sau :
S là báo hiệu CCS :LTG và DLUC qua TSIG
FAS : tín hiệu đồng bộ khung
oa ob 1a 1b
15a 15b 17a 17b
31a 31b
DIUD
FAS
FAS
FAS 1a
15a s 17a
31a
DIU
FAS 1b
15b 17b
31b
SLCAS
4096 Kbit/s
network
S
SLMCD mạng điều khiển
136 Kbit/s
LED hiển thị trên Card DIUD cho biết trạng thái làm việc của DIUD và đường truyền PDC.
Hình 2.5 : Đường truyền giữa DLU và LTG.
Nhiệm vụ của DIUD:
Nhận và chuyển các thông tin thoại từ và đến SLM.
Lấy ra các thông tin điều khiển cho DLUC từ kênh 16 của PDC do LTGB gởi đến và nạp các thông tin điều khiển vào kênh 16 của PDC rồi gởi đến LTGB.
Dùng các tín hiệu từ PDC cho việc đồng bộ xung đồng hồ.
Thực hiện việc kiểm tra giám sát và dò tìm lỗi.
Đơn vị giao tiếp dùng cho DLU trong đài ( DIU:LDID ) :
Đây là đơn vị giao tiếp số dùng cho DLU nội đài thực hiện việc kết nối giữa DLU và LTGG(B) hoặc LTGF(B) bằng cáp đồng trục hoặc cáp quang có tốc độ truyền 4Mbit/s. DLU : LDID truyền nội dung của 60 kênh thoại và 1 kênh tín hiệu điều khiển qua đường truyền 4 Mbit/s thay vì qua 2 đường PDC 2Mbit/s. Nhiệm vụ của DIU:LDID cũng giống như nhiệm vụ của DIUD.
LDIB LTGF
LDIB hoặc
FREE LTGG
FREE
LDIB LTGF
LDIB hoặc
FREE LTGG
FREE
LDID0
DLU
LDID1
LDID0
DLU
LDID1
Hình 2.6 : Đơn vị giao tiếp DLU nội đài.
2.1.3.3 DLUC-DLU Control: Bộ điều khiển DLU ( central Unit )
- Để tăng độ tin cậy đơn vị trung tâm gồm 2 hệ thống DLU ( DLU system 0 và 1 ). Cả 2 hệ thống được đặt trong cùng 1 frame, DLU system 0 đặt ở shelf 0 và DLU system 1 đặt ở shelf 1.
- Mỗi hệ thống DLU gồm các đơn vị chức năng sau:
DLUC ( control for digital line unit ): đơn vị điều khiển DLU.
DIUD ( Digital interface unit for DLU ): đơn vị giao tiếp số của DLU.
CG ( clock generator ): Bộ cấp xung đồng hồ.
2 khối phân tuyến BD (Bus distributor ).
- Bộ điều khiển DLU ( DLUC ) :
Vì lí do an toàn và tăng số liệu đường truyền, mỗi DLU gồm có 2 DLUC làm việc độc lập theo chế độ chia tải, nếu 1 DLUC bị hư thì DLUC còn lại sẽ đảm nhận tất cả các công việc. DLUC quản lý sự tuần tự thi hành các chức năng bên trong DLU, nó còn phân phối và tập trung báo hiệu giữa mạch đường dây thuê bao và DLUC. DLUC quản lý việc đo thử và giám sát định kỳ trong DLU. Mạng điều khiển bên trong DLU nối DLU với tất cả các khối chức năng khác. Tất cả các chương trình để điều khiển các khối chức năng đều được nạp vào các vi xử lý thích hợp.
Có 2 DLUC trong DLU, 2 DLUC hoạt động theo chế độ chia tải , nên khi có một sự cố nào của DLUC này thì DLUC kia sẽ đảm nhiệm để đảm bảo DLU họat động bình thường.
Các chức năng của DLUC :
Điều khiển thứ tự hoạt động bên trong DLU.
Phân phối hay tập trung các tín hiệu điều khiển giữa mạch đường dây thuê bao và DLUC.
Truy xuất theo chu kỳ các thông điệp trong SLMCP và truy nhập trực tiếp SLMCP để gửi các lệnh và dữ liệu.
Thực hiện việc kiểm tra và dò tìm lỗi .
DIUD và DLUC có chức năng chính trong DLU nên được gọi là các đơn vị trung tâm. Các đơn vị trung tâm được trang bị 2 bộ DLU còn các đơn vị khác cũng được trang bị 2 bộ:
BD : Bus Distribution ( Bus phân phối ).
BDCG : Bus Distribution Generators ( Bus phân phối xung đồng hồ phá )
RGMG : Ringing Generator Metering Generator ( Bộ cấp dòng xung chuông và tính cước ).
BD-Bus Distributions :
Việc trao đổi các tin tức trong DLU được điều khiển bởi 2 hệ thống BUS. Nhiệm vụ của BD là tạo các tín hiệu , phân phối các tín hiệu cho ngọai vi và tập trung các tín hiệu.
BDCG - Bus Distribution Generators :
Đây là bộ tạo xung đồng hồ, tạo ra đồng hồ hệ thống cho DLU và trao đổi quan hệ với tín hiệu đồng bộ khung. Bộ cung cấp xung đồng hồ CG cung cấp cho DLU xung đồng hồ 4096Khz. Vì lí do an toàn nên có 2 bộ cấp xung làm việc theo nguyên tắc chủ tớ ( Master-slave ). Bình thường bộ Master cung cấp xung đồng hồ cho cả 2 hệ thống DLU, bộ slave ở chế độ dự phòng. Nếu bộ Master hỏng thì bộ Slave làm việc, cung cấp xung đồng hồ cho cả 2 hệ thống DLU. Bộ cấp xung đồng hồ nhận tín hiệu đồng bộ từ DIUD, tín hiệu này được lấy trên TS0 của đường PDC tương ứng.
RGMG - Ringing Generator Metering Generator :
* Dùng để điều khiển phát ra dòng chuông và xung điện áp cho đồng hồ cước.
* Các bộ phân tuyến BD nhận dòng rung chuông và điện áp cho đồng hồ đo xung tính cước từ 1 trong 2 bộ RGMG. 2 bộ RGMG làm việc theo chế độ chia tải. Khi mất dòng rung chuông bộ phân tuyến BD có thể phát hiện được. RGMG0 cấp dòng rung chuông và điện áp cho đồng hồ đo xung tính cước cho khối đường dây thuê bao ở nửa ngăn trái SLM0 đến SLM7 thông qua bộ phân tuyến BD trên Bus system 0 và RGMG1 chịu trách nhiệm ở nửa ngăn bên phải SLM8 đến SLM15 thông qua bộ phân tuyến BD trên Bus system 1.
BDB
3-1
BDB
7-1
.
.
.
RGMG1
RGMG0
left shelf
0
right
left shelf
1
right
left shelf
2
right
left shelf
7
right
BDB
0
BDB
1
BDE
3-0
BDE
7-0
Hình 2.7 : Cấp nguồn và rung chuông
Đơn vị đo thử TU- Test Unit:
TU gồm 3 Module, dùng để đo thử các đường dây thuê bao tương tự và số. TU có chức năng sửa sai các mạch đường dây thuê bao. TU có thể đo điện áp, điện trở và điện dung của đường dây.
Đường dữ liệu và báo hiệu:
* Hai đường dữ liệu thoại và báo hiệu dùng để truyền tín hiệu thoại và dữ liệu.
* Hai đường dữ liệu thoại và báo hiệu mỗi đường cung cấp 64 kênh với mỗi kênh có tốc độ 64 Kbit/s, tổng cộng có 2*64 = 128 kênh nhưng có 120 kênh được dùng phục vụ cho việc đo thử và truyền các âm hiệu xử lý cuộc gọi trong tình huống họat động khẩn cấp.
Đường dữ liệu điều khiển:
Hai đường dữ liệu điều khiển kết nối hai bộ điều khiển DLU với tất cả các SLMCP và tất cả các Module khác.
Sự phân chia của hai Đường dữ liệu điều khiển như sau :
Đường dữ liệu điều khiển 0 với DLUC 0.
Đường dữ liệu điều khiển 0 với DLUC 1.
Hai đường dữ liệu điều khiển kết nối hai bộ điều khiển theo hai chiều.
Các lệnh từ DLUC đến SLMCP.
Các thông điệp cà các báo hiệu từ SLMCP đến DLUC.
Tốc độ bit trên đường dữ liệu điều khiển trong cả hai chiều là 136 Kbit/s.
Chức năng của DLU:
Tập trung lưu thoại của đường dây thuê bao:
Là do 4 đường PDC kết nối giữa DLUC và LTG chỉ cho phép 120 thuê bao trong DLU nói chuyện trong cùng một lúc.
Biến đổi tín hiệu trên đường dây thuê bao:
Biến đổi từ Analog sang Digital. Bởi vì dạng tín hiệu đầu ra của DLU trên đường PDC là dạng số nên việc biến đổi trên được thực hiện trên DLU.
Thích nghi được với mọi hình thức lưu thoại :
Do cơ cấu của DLU có thể mở rộng theo Module:
Hoặc là 2 đường PDC (60 kênh thoại).
Hoặc là 3 đường PDC (90 kênh thoại).
Hoặc là 4 đường PDC (120 kênh thoại).
Đưa vào dễ dàng các dịch vụ ISDN :
Có thể đưa vào dịch vụ ISDN vào khu vực, chỉ dùng tổng đài Analog, một cách dễ dàng bằng cách sử dụng DLU như một đài vệ tinh.
Trong khu vực sử dụng tổng đài Analog , vẫn có thể đưa vào hoạt động thuê bao số, nhờ có DLU vệ tinh nối thẳng đến tổng đài EWSD .
Dịch vụ khẩn cấp:
Dịch vụ khẩn cấp là khi DLU bị mất đường truyền PDC , nhưng các thuê bao trong DLU vẫn hoạt động bình thường.
Trong lúc khẩn cấp, việc kết nối cuộc gọi là do sự phối hợp giữ đơn vị EMSP và các Module có phần mềm đặc biệt.
Các chức năng trong dịch vụ khẩn cấp :
Lưu thọai chỉ giới hạn trong DLU.
Không còn các dịch vụ thuê bao.
Không ghi cước điện đàm được .
Trong cùng một lúc chỉ cho phép 60 cuộc gọi.
Thiết lập cuộc gọi trong DLU cho dịch vụ khẩn cấp:
SLM của thuê bao A dò trạng thái thuê bao nhấc máy.
DIUD gởi âm hiệu mời quay số.
EMSP nhận và giải mã các tin tức quay số và gởi đến DLUC.
DLUC yêu cầu DIUD gởi hồi âm chuông đến thuê bao A.
SLM của thuê bao B phát tím hiệu rung chuông đến thuê bao B.
Nếu thuê bao B trả lời thì tín hiệu rung chuông và hồi âm chuông được giải tỏa. Việc kết nối được thiết lập thông qua kênh thoại được giải tỏa. Việc kết nối được thiết lập thông qua kênh thoại được DLUC chọn. Dữ liệu cước không được ghi nhận.
Bộ cung cấp nguồn DCC :
Nguồn cung cấp cho DLU được phân chia trong nửa ngăn. Sự phân bố nguồn trên rất thuận tiện vì khi có sự cố trong DCC thì chỉ có nửa ngăn bị ảnh hưởng. DCC cung cấp điện áp cần thiết trong khung máy DLU. Các mức điện áp do DCC cung cấp đều được bảo vệ mức điện áp trên và điện áp dưới. Nếu có sự cố trong mỗi loại điện áp thì DCC tự động ngắt khỏi nguồn điện và cảnh báo xuất hiện. Ngõ ra của các DCC đều được bảo vệ ngắn mạch.
PDC ( Primary Digital Carrier ):
Có tất cả 4 đường PDC kết nối DLU đến LTGB. Mỗi PDC có 32 kênh dùng để phát và nhận các tin tức . Các kênh được sử dụng như sau :
Kênh 1-15 và 17-31: dùng tải tin tức thoại và số liệu.
Kênh 0 : bit đánh dấu khung .
Kênh 16 : dùng cho báo hiệu.
2.1.4.8 Hệ thống tuyến :
Trong DLU, thông tin được truyền trên 2 hệ thống tuyến. Hệ thống DLU0 ( DLU system 0 ) sẽ trao đổi tin tức với phần ngoại vi trên Bus system 0 và DLU1 sẽ trao đổi tin tức với phần ngoại vi trên bus system 1. Nếu 1 trong 2 bus system bị hỏng thì bus system còn lại sẽ đảm nhận việc trao đổi thông tin cho cả 2 DLU system.
Bảng 2.1 : Truyền thông tin trong DLU
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
R
G
MG
0
BDC
G
0
BDB
0
DLUC
0
DIU
D
0
S
LM
11
S
LM
12
S
LM
15
D
C
C
1
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
R
G
MG
0
BDC
G
1
BDB
1
DLUC
1
DIU
D
1
EMS
P
S
LM
12
S
LM
15
D
C
C
1
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
BDE
0
BDE
1
S
LM
8
S
LM
15
D
C
C
1
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
BDE
0
BDE
1
S
LM
8
S
LM
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
Shelf 0
Bus System 0
R
G
MG
0
BDB
0
BDC
G
0
DLUC
0
DIU
D
0
S
LM
11
S
LM
12
S
LM
15
D
C
C
1
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
R
G
MG
0
BDB
1
BDC
G
1
DLUC
1
DIU
D
1
EMS
P
S
LM
12
S
LM
15
D
C
C
1
Bus System 1
Shelf 1
Shelf 2
D
C
C
0
S
LM
0
S
LM
7
BDE
0
BDE
1
S
LM
8
S
LM
15
D
C
C
1
D
C
C
1
S
LM
15
D
C
C
1
Bus System 1
Bus System 0
Shelf 0
Shelf 1
Shelf 2
Shelf 3…5
Shelf 7
. . . . . . . .
. . . . . . . .
. . . .
. . . .
2.1.4.9 Mạng điều khiển NC ( control network ) :
- Mạng điều khiển 0 và 1 được nối đến các cổng giao tiếp của DLUC0, DLUC1 thông qua bộ phân tuyến BD, mạng điều khiển sẽ kết nối bộ phân tuyến BD đến các phần ngoại vi của DLU.
- Mạng điều khiển chuyển tín hiệu điều khiển như : báo hiệu thuê bao, lệnh từ DLUC đến tất cả các khối đường dây thuê bao SLM và ngược lại. Mạng điều khiển có tốc độ 136Kbit/s. Nếu 1 trong 2 mạng điều khiển bị hư thì mạng kia làm nhiệm vụ của tất cả 2 mạng.
2.1.4.10 Mạng 4096Kbit/s :
Mạng 4096Kbit/ss 0 và 1 lần lượt được kết nối đến các cổng giao tiếp của DIUD0 và DIUD1 tương ứng. Mỗi mạng 4Mbit/s có 64 kênh, tốc độ mỗi kênh là 64Kbit/s và truyền 2 hướng. Nhiệm vụ của mỗi mạng là chuyển tin tức của thuê bao từ khối đường dây thuê bao SLM đến DIUD và ngược lại.
2.1.4.11 Đường truyền dẫn sơ cấp PDC :
Đường truyền dẫn sơ cấp PDC là đường truyền PCM trong đó có 32 kênh như sau :
- Kênh 0: kênh đồng bộ khung.
- Kênh 1®15 và 17®31: truyền dữ liệu thông tin.
- Kênh 16 : kênh báo hiệu.
Các tủ chứa DLU:
* MODULE FRAME và SHELF ( khung và các ngăn )
- Trong DLU các khối chức năng được thiết kế độc lập nên việc sắp xếp theo từng ngăn ( shelf ) rất thuận tiện, việc bố trí các khối trong DLU như sau :
Mỗi khối chức năng chiếm một hộc từ 0 – 15, 15 khối này tạo thành 1 shelf và 2 shelf tạo thành Module Frame ( có khi 1 shelf tạo thành 1 frame nhưng chỉ đối với Module loại C ) được mô phỏng dưới các hình:
* MODULE của DLU phục vụ 256 thuê bao:b
b c b c
D
C
C
0-0
SLM
0
SLM
1
SLM
2
SLM
3
SLM
4
SLM
5
SLM
6
SLM
7
BDE
0
BDE
1
SLM
8
SLM
9
SLM
10
SLM
11
SLM
1
2
SLM
13
SLM
14
SLM
15
D
C
C
0-1
D
C
C
1-0
SLM
0
SLM
1
SLM
2
SLM
3
SLM
4
SLM
5
SLM
6
SLM
7
BDE
0
BDE
1
SLM
8
SLM
9
SLM
10
SLM
11
SLM
1
2
SLM
13
SLM
14
SLM
15
D
C
C
1-1
* MODULE của DLU phục vụ 128 đường dây thuê bao :
D
C
C
0-0
SLM
0
SLM
1
SLM
2
SLM
3
SLM
4
SLM
5
SLM
6
SLM
7
BDE
0
BDE
1
SLM
8
SLM
9
SLM
10
SLM
11
SLM
12
SLM
13
SLM
14
SLM
15
D
C
C
0-1
* MODULE của DLU phục vụ 176 thuê bao:
b
b c b c a c
D
C
C
0-0
SLM
0
SLM
1
SLM
SASC
2
SLM
3
SLM
4
SLM
5
SLM
6
SLM
7
RGMG
0
BDE
0
BDCG0
8
DLUC0
9
DIUD0
10
FM
TU
11
LCMM
1
2
SLM
13
SLM
or
EMSP
14
SLM
or
EMSP
15
D
C
C
0-1
D
C
C
0-0
SLM
0
SLM
1
SLM
2
SLM
3
SLM
4
SLM
5
SLM
6
SLM
7
RGMG
1
BDE
1
BDCG1
8
DLUC1
9
DIUD1
10
SLM
or
EMSP
11
SLM
or
EMSP
1
2
SLM
or
MTAM
13
LTBAM
14
SLM
or
LTBAM
15
D
C
C
0-1
Hình 2.8 : Module của DLU số lượng các thuê bao
NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG ( LINE TRUNK GROUP )
LTG là khối ngoại vi của CP làm trung gian đấu nối giữa DLU và SN đồng thời LTG cũng dùng để kết nối với tổng đài khác
Đấu nối với một số trường hợp:
Đấu nối với DLU nội đài bằng luồng PDC 4 Mbit/s
Đấu nối DLU ở xa bằng luồng PDC 2 Mbit/s
Đấu nối với SN bằng luồng SDC 8 Mbit/s
Chức năng của LTG:
Chức năng xử lý cuộc gọi:
Nhận và đánh giá các thông tin từ trung kế và đường dây thuê bao .
Gửi báo hiệu và âm hiệu.
Nhận và gửi các bản tin đến CP và các bộ xử lý nhóm GP.
Tạo điều kiện phù hợp với đường dây 8 Mbit/s của mạng chuyển mạch.
Chức năng bảo an :
Dò tìm lỗi trong LTG.
Dò tìm lỗi các đường giao tiếp bên trong tổng đài cho quá trình xử lý cuộc gọi.
Thông báo lỗi và chọn đường cho các bản tin đến CP.
Đánh giá tình trạng lỗi.
Chức năng điều hành :
Thông báo dữ liệu và lưu thoại cho CP.
Thiết lập và đo thử các kết nối .
Hiển thị các trạng thái hoạt động cho các Module thông qua các LED .
Tham gia vào việc ghi nhận cước cuộc gọi .
LTU
GS
(SPMX)
LIU
GP
SU TOG/CR
DIU
DIU
Special Module
SPH
SPH
SPH
SPH
SIH
SIH
SIH
SN0
SN1
8Mbit/s
Hình 2.9 : Sơ đồ khối của LTG
Chức năng các Module trong LTG :
LTG hay DLU được xem như là giao tiếp giữa môi trường xung quanh tổng đài ( gồm có môi trường tương tự hay số ) và trung tâm chuyển mạch số. Các LTG đảm đương trách nhiệm cho các công việc điều khiển có tính không tập trung. Vì vậy, nó làm giảm bớt gánh nặng về công việc địng tuyến của bộ xử lý phối hợp. Theo các LTG đã trình bày phía trước , sự phân chia các chức năng trong LTG được trình bày như sau :
LTU-Line Trunk Unit
LTU có nhiệm vụ làm cho thích ứng các đường dây kết nối đến các giao tiếpbên trong của LTG. LTU được trang bị cho mạch đường dây thuê bao tương tự
( TC – Trunk Circuit ) cho các tổng đài PBX tương tự, hoặc với các đơn vị giao tiếpsố (DIU) cho PDC.
Khi kết nối với các đường dây thuê bao tương tự, một LTU có thể kết nối 32 mạch thuê bao tương tự.
Khi kết nối với các đường dây ghép kênh PCM30 thì DIU30 được dùng trong LTU.
DIU30 làm thích ứng các khung PCM30 nhận từ bên ngoài với các khung
PCM30 bên trong LTG và các giám sát việc truyền tin tức tác động lên mã HDB3 trên tuyến truyền dẫn.
SU-Signaling Unit
SU bao gồm bộ phát âm hiệu ( TOG ) và các bộ thu mã CR (Code Receiver).
TOG-Tone Generator
TOG cung cấp các âm hiệu xử lý cuộc gọi và các tần số cần thiết cho quay số DTMF hoặc báo hiệu mã đa tần.
CR-Code Receiver:
Là bộ thu mã của thuê bao quay bằng máy ấn phím và báo hiệu đa tần của trung kế có phương pháp báo hiệu liên kết CAS.
GS-Group Switch:
Có 16 đường truyền âm thoại ( 16 SPHO/I ), mỗi đường có 32 kênh để tạo thành. nhóm chuyển mạch ( 16x 32 kênh = 512 kênh ). 16 SPHO/I được phân chia như sau:
8 SPHO/I đến LTU dùng cho các đường thoại, 1 SPHO và 1 SPHI đến SU dùng để chuyển mạch âm hiệu, 1 SPHO/I đến bộ ghép tín hiệu dùng để kiểm tra chuyểnmạch nhóm và mạng chuyển mạch, 4 SPHO/I được ghép thành đường 8912 Kbit/s,
SPHO/IL dùng để truyền dẫn tín hiệu thoại. Ngoài ra GS còn cung cấp các đường kết nối bên trong dùng cho dịch vụ điện thoại hội nghị.
SPMX-Speech Multiplexer:
Khi LTG chỉ dùng để kết nối trung kế thì SPMX được thay thế cho GS.SPMX không có kết nối cho dịch vụ điện thoại hội nghị chỉ có 14 đường SPHO/I nên có khả năng tiếp thông đầy cho 448 kênh ( 14x32=448 ). SPMX không tập trung lưu thoại LTU và mạng chuyển thoại.
LIU-Link Interface Unit:
LIU là giao tiếp giữa LTG và SN dùng để chuyển tiếp đường SPHO/IL 8192 Mbit/s từ GS/SPMX đến 2 đường song song đến 2 mạng SN. Nếu một SN đang làm việc bị sự cố thì LIU vẫn tiếp tục truyền tin tức thông qua SN còn lại.
LIU đồng bộ tin tức lấy từ SN với xung đồng hồ từ LTG.
Một tín hiệu dùng để đồng bộ với bộ phát xung đồng hồ lấy ra từ xung đồng hồ hệ thống đến SN trong LIU.
LIU dùng chức năng COC ( Cross Office Check ) để kiểm tra kết nối sau mỗi lần thiết lập kết nối được thực hiện . LIU của phía thuê bao chủ gọi gởi đi 1 kiểm tra thứ tự bit và được LIU ở đích đến gửi trả lại. Nếu các thứ tự bit gởi đi hợp với thứ tự bit nhận thì cuộc gọi được kết nối đến thuê bao.
GP-Group Processor :
GP có tác dụng như một đơn vị điều khiển ngoại vi độc lập giữa LTG và CP.
Nhiệm vụ chính của GP là chuyển đổi các thông tin đến từ môi trường xung quanh tổng đài thành các thông tin bên trong theo định dạng của hệ thống . GP điều khiển tất cả các đơn vị chức năng trong LTG.
GP trực tiếp điều khiển các bộ phận sau :
Bộ ghép kênh thoại
Bộ đệm tín hiệu
Đơn vị bộ nhớ xử lý
Điều khiển đường dữ liệu
Bộ phát đồng hồ nhóm
WDU-Watchdog Unit.
Diều khiển đường báo hiệu SILC
Đơn vị chức năng PU và SIB nằm trong Module PU/SIB. Đơn vị chức năng DLC, GCG và WDU nằm trong Module GCG:LTG.
SMX-Signaling Multiplexer:
SMX cấu thành giao tiếp của GP đến các đơn vị chức năng LTG. SMX kết hợpcác tin tức đến từ LTU, SU, GS hoặc SPMX trên các đường tín hiệu SIH – Signal
Hightways và SIBI – Signal Buffer Input 2048Kbit/s và truyền tin tức đến bộ đệm tín hiệu.
SMX nhận tông tin của các đơn vị chức năng LTG qua đường SIBO – SIB output từ SIB. SMX phân phối các thông tin đã nhận đến LTU, SU, GS hoặc SPMXvà LIU thông qua đường tín hiệu SIHO – Signal Hightway Output.
PU – Processing Unit:
Trong đơn vị xử lý có thể trang bị 1 trong 2 loại phần cứng klhác nhau:
PU/SIB – Processing Unit/Signal Buffer và MU – Memory Unit.
PMU – Processor Memory Unit
PU: bao gồm một vi xử lý 16 bit và phần mềm của nó dùng để xử lý dữ liệu trong LTG. PU sử dụng đơn vị bộ nhớ MU để lưu trữ các phương trình và dữ liệu. Chương trình khởi động được lưu trữ trong EPROM của PU để điều khiển nạp dữ liệu vào chương trình cho PU.
PU nhận các tin tức tiền xử lý ( dạng song song ) từ SIB để xử lý và phát tin tức xử lý đến SIB thông qua SMX ( dạng nối tiếp ).
SIB: có một giao tiếp đến SMX thông qua đường ghép kênh 2048 Kbit/s. SIMO/I, và có một giao tiếp bit song song đến PU, SIB chuyển đổi dữ liệu từ nối tiếp ra song song và ngược lại khi truyền dữ liệu giữa SMX và PU.
MU chứa các chương trình và dữ liệu của phần mềm LTG do CP nạp trong quá trình khôi phục lại hệ thống. Sức chứa của MU là 0.5 Mb, 1 Mb hay 2 Mb.
PMU: được thay thế các chức năng của các Module PU/SIB và MU. PMU Được thiết kế chỉ trên một Module. PMU gồm đầy dủ phần cứng và phần mềm tương thích với công việc của tổ hợp Module PU/SIB, MU trong tất cả các loại LTGA, B, C, D. Một tổ hợp của các LTG với PU/SIB, MU và các LTG với PMU trong cùng hệ thống đều chấp nhận được. Khi tổ hợp Module PU/SIB và MU được thay thế bằng một Module PMU thì được lắp đặt voà vị trí của PU/SIB.
PMU chứa một vi xử lý 32 bit. Vi xử lý này có vùng địa chỉ 4 Gbyte, có các ưu điểm sau:
Bộ nhớ được tổ chức trên cùng một Module, xung đồng hồ cao, Bus dữ liệu 32 bit, xử lý công việc song song riêng biệt nó rất năng động, dung lượng bộ nhớ là 4 Mbyte hoặc 8 Mbyte.
Hiển thị hoạt động phía trước Module cho biết chức năng nào đang hoạt động khi nạp dat và khi vận hành.
DLC – Dat Link Control:
DLC với truy nhập bộ nhớ trực tiếp ( DMA – Direct Memory Access ) điều khiển dữ liệu chuyển đổi giữa LTG và CP thông qua hai kênh điều khiển LIUO/I 64 Kbit/s. DMA điều khiển cho phép các thông tin tới CP phải được gửi tiếp từ bộ nhớ của GP và các lệnh từ CP phải được lưu trữ ngay lập tức.
GCG – Group Clock Generator:
GCG cung cấp cho LTG các xung đồng hồ cần thiết. Bộ dao động tạo sóng vuông trong GCG được đồng bộ có nghĩa rằng tín hiệu SYNI có thể bị lệch đi trong LIU đến từ đồng hồ hệ thống.
WDU – Watchdog Unit:
WDU giám sát việc định thời cho các chương trình chạy trong PU. Nếu việc định thời Reset do một xung ngắt thì CP bắt đầu nạp lại các chương trình trong GP. Tất cả các đơn vị ngoại vi được quay trrở lại vị trí ban đầu bằng một tín hiệu Reset.
SILCB – Signaling Link Contrrol, Module B:
SILCB thực hiện các chức năng của một vi xử lý xuất/nhập. Về phía LTG SILCB đảm bảo chắc chắn thông điệp trao đổi giữa các đơn vị ngoại vi và GP. SILCB thường dùng cho kết nối một số kênh báo hiệu. Nó xử lý các hồ sơ kết nối DLU ( DLU Log ) hay kênh D của ISDN hay hồ sơ cho kết nối nội bộ ghép kênh sơ cấp ( PA Log ).
Sự trao đổi nhận dạng xử lý cuộc gọi giữa DLU hay PA và LTG được thông qua một kênh báo hiệu 64 Kbit/s.
SPH – Speech Hightway:
Mỗi PCM30 có 32 kênh 8 bit. Truyền một khung mất 125µs, 8 bit của mỗi kênh truyền tín hiệu thoại đã số hoá. Các SPH hoạt động đồng bộ khung và song song/ mỗi SPH có hướng truyền, tin tức truyền từ LTU đến GS thông qua SPHI. Tin tức truyền từ GS đến LTU thông qua SPHO.
SIH – Signaling Hightway:
Trong một khung PCM30 gồm có 32 kênh với mỗi kênh 8 bit. Truyền một khung chiếm khoảng thời gian là 125µs, 32 khung tổ hợp thành một đa khung truyền trong 32*125µs = 4ms.
Các đường được chỉ định là SIH được ghép lại thành SMX. SMX tập hợp các tin tức báo hiệu từ các đơn vị chức năng LTG thông qua các đường SIHI và phân phối tin tức báo hiệu đến các đơn vị chức năng LTG thông qua các đường SIHO.
Phân Loại LTG:
LTGB:
Kết nối giữa DLU và LTGB có tối đa là 4 luồng PDC.
Khi kết nối DLU đến LTGB bằng một hay hai luồng PDC thì kênh báo hiệu là kênh 16 của PDC0 và PDC2.
Khi kết nối DLU đến LTGB bằng 4 luồng PDC thì kênh báo hiệu là kênh 16 của PDC0 và PDC2, kênh 16 của PDC1 và PDC3 không dùng
LTGC:
LTGC cũng có 4 luồng PDC khi kết nối với DLU, các kết nối của LTGC:
Các trung kế số:
Hệ thống ghép kênh PCM30 với báo hiệu liên kết (CAS – Channel Associated Signaling), MFC : R2.
Hệ thống ghép kênh PCM30 với báo hiệu kênh (CCS7 – Common Channel Signaling Number 7).
Các module trong LTGC:
Tối đa có 4 giao tiếp số là các Card giao tiếp số DIU – Digital Interface Unit.
Bộ ghép kênh thoại SPMX – Speech Multiplexer.
Đơn vị giao tiếp giữa LTG và SN là LIU – Link Interface Unit
Bộ phát âm hiệu TOG – Tone Generator.
Bộ thu mã của báo hiệu đa tần CR – Code Receiver.
Bộ xử lý nhóm GP – Group Processor.
LTGD:
LTGD dùng để kết nối tổng đài quốc tế. Có 4 luồng PDC ( PCM30 ) có thể kết nối đến LTGD.
Hệ thống ghép kênh PCM30 có phương pháp báo hiệu liên kết (CAS)
Sử dụng báo hiệu mã đa tần ( MFC ) cho các trung kế số.
Có bộ điều khiển nén tiếng dội.
Các module trong LTGD:
Có tối đa 4 DIU30 ( bao gồm 1 trong 2 Module ).
Bộ ghép kênh thoại SPMX.
Bộ ghép kênh sơ cấp 2 loại A( SDMA–Secondary Digital Multiplexer Module A )
Bộ phát âm hiệu TOG.
Bộ thu mã dạng số (DCR – Digital Code Receiver), bao gồm các Module: DCRA, DCRB, DCRC.
Bộ xử lý nhóm GP.
LTGF:
Được dùng như LTGC hay LTGB tuỳ vào bố trí số lượng Module trong LTGF.
LTGG:
Được dùng như LTGC hay LTGB tuỳ vào bố trí số lượng Module trong LTGG.
LTGM:
Được dùng như LTG có chức năng B hay C nhưng được tích hợp các Module lại còn 3 khối là LTU, GSM, GPL.
LTGN:
Được dùng như LTG có chức năng B hay C nhưng được tích hợp các Module còn lại thành 1 Module.
MẠNG CHUYỂN MẠCH SN ( SWITCGING NETWORK )
Giới Thiệu:
Mạng chuyển mạch của tổng đài EWSD có thể kết nối cho một số dịch vụ như: điện thoại, truyền DATA, TELEX, … từ các vấn đề trên mạng chuyển mạch của tổng đài EWSD có thể phục vụ cho mạng dịch vụ thông minh ISDN.
Trong tổng đài EWSD thì SN nằm ở vị trí trung gian và được đấu nối với tất cả các khối chức năng khác như: CP, CCNC, LTG.
Các kết nối bên trong mạng chuyển mạch có tốc độ là 8192 Kbit/s SDC (Secondary Digital Carrier), mỗi đường có 128 kênh, mỗi kênh có tốc độ là 64 Kbit/s.
Mạng chuyển mạch của EWSD gồm các tần bộ chọn thời gian và đường xa lộ tuỳ theo điểm đến mong muốn, trong tần S chúng chỉ thay đổi xa lộ chứ không thay đổi khe thời gian.
SN không cần nạp phần mềm, mọi hoạt động kết nối được nhờ vào khối điều khiển CP và chương trình được thực hiện dưới sự điều khiển của CP và chương trình thì nằm trong EFROM.
SN 1
SN 0
Chuyển mạch nhóm thời gian
(SN: 504LTG, SN: 252LTG, SN: 126LTG)
Hoặc đơn vị mạng chuyển mạch
(SN: 63LTG, SN: 15LTG)
Chuyển mạch nhóm không gian
(SN: 504LTG, SN: 252LTG, SN: 126LTG)
SDC: SSG
SDC: SSG
CP
MB
MBU: LTG
MBU: SGC
LTG1
SDC: LTG
LTGn
CCNC
SDC: LTG
SDC: CCNC
SDC: TSG
SDC: SGC
SDC: SGC
SGC
SGC
Hình 2.10: Mạng chuyển mạch SN và các giao diện giao tiếp bên ngoài.
Vị Trí Của SN Và Giao Tiếp Bên Ngoài:
SDC – LTG: giao tiếp giữa LTG và SN. Khe thời gian 0 dùng làm kênh tin tức, nó có nhiệm vụ chuyển các bức tin giữa LTG và CP, giữa LTG và LTG, khe thời gian từ 1 đến 127 dùng làm kết nối cho thuê bao.
SDC – CCNC: giao tiếp giữa SN và CCNC cho tín hiệu báo hiệu số 7, giữa CCNC là LTG.
SDC – TSG: giao tiếp giữa SN và MBU:LTG cho các thông tin của tổng đài giữa LTG và CP.
SDC – SGC: có chức năng giao tiếp giữa SN và MBU:SGC của CP, chúng có nhiệm vụ thiết lập và giải toả các kết nối.
Cấu Trúc Của SN:
Mạng chuyển mạch của tổng đài EWSD gồm các nhóm tầng chuyển mạch thời gian ( TSG – Time Stage Group ) và nhóm tầng chuyển mạch không gian ( SSG – Space Stage Group ) các tầng này có cấu trúc như sau:
Tầng chuyển mạch thời gian hướng vào TSI ( Time Stage Incoming ).
Tầng chuyển mạch không gian hướng vào SS ( Space Stage ).
Tầng chuyển mạch thời gian hướng ra TSO ( Time Stage Outgoing ).
Căn cứ vào dung lượng lắp đặt của tổng đài mà người ta thiết kế mạng chuyển mạch với:
SN(B): 504 LTG: kết nối được 504 LTG.
SN(B): 252 LTG: kết nối được 252 LTG.
SN(B): 126 LTG: kết nối được 126 LTG.
SN(B): 63 LTG: : kết nối được 63 LTG.
Mạng chuyển mạch được lắp ráp dưới dạng module:
Module giao tiếp giữa TSM và LTG ( LIL ).
Module tầng thời gian: TSM ( Time Stage Module ).
Module giao tiếp giữaTSG và SSG ( LIS ).
Module tầng không gian 8/15 ( SSM8/15 – Space Stage Module 8/15).
Module tầng không gian 16/16 ( SSM16/16 – Space Stage Module 16/16 ).
Các Loại SN:
SN 15 LTG:
Đây là loại SN có mạng nhỏ nhất gồm các Module sau:
TSM: Module tầng thời gian ( Time Stage Module ).
SSM: Module tầng không gian (Space Stage Module), gồm 16 kênh vào và 16 kênh ra.
Bộ điều khiển SGCI ( Switch Group Control ) dùng giao tiếp với MB (MBU:SGC ).
Module giao tiếp với đường dây LIL ( Link Interface Line ) dùng để giao tiếp giữa SN và LTG, cũng như giao tiếp MBU và SN.
SN 63 LTG:
Gồm các Module sau:
Module tầng thời gian TSM
Module tầng không gian SSM ( SGCI trong SN 15 LTG, SGC không giao tiếp thẳng với MB ).
LIL dùng để giao tiếp giữa SN và LTG cũng như SN và MB.
LIM ( Link Interface Module ) là Module giao tiếp giữa SN và MB để truyền lệnh từ CP đến SN.
SN 126 LTG:
Trong SN có cỡ từ SN 126 trở lên, tầng thời gian và tầng không gian được lắp đặt trong các khung khác nhau. Do đó ở những tầng này bộ giao tiếp và bộ điều khiển được sử dụng riêng biệt.
Module trong tầng thời gian hợp thành nhóm TSG ( Time Stage Group ), các Module trong tầng không gian hợp thành nhóm SSG ( Space Stage Group ). Ngoài ra, còn có các Module mới như:
LIS ( Link Interface Switching Network ) dùng để giao tiếp đường nối trong mạng chuyển mạch nội bộ giữa TSG và SSG.
SSM8/15: nhóm SSG với 8 đường vào và 15 đường ra hoặc ngược lại.
ĐƠN VỊ ĐIỂU KHIỂN MẠNG BÁO HIỆU KÊNH CHUNG CCNC (COMMON CHANEL SIGNALING NETWORK CONTROL )
Kết Nối CCNC Vào Tổng Đài EWSD:
CCNC giải quyết các chức năng MTP trong EWSD. Điều khiển này được kết nối tới CP như đơn vị đệm bản tin MBU ( Messege Buffer Unit ) và vì vậy từ quan điểm này nó được xem như thiết bị ngoại vi. Liên lạc giữa CCNC và CP/LTG được giải quyết bởi IOP:MP và danh sách xuất nhập của CMY.
Bởi vì các tuyến báo hiệu được hoạt động trong các tuyến PCM, điểm truy nhập của nó trong đài EWSD là ở LTG. Các tuyến báo hiệu 64 Kbit/s được truyền không gián đoạn ( NUC ) từ các LTG ngang qua thông qua cả 2 mạng chuyển mạch tới CCNC. Các tuyến báo hiệu Analog ( đường Module 4.8 Kbit/s) được kết nối trực tiếp tới CCNC.
CCNC được kết nối mỗi mạng SN ngang qua đến 2 giao tiếp 8192 Kbit/s, một hệ thống ghép kênh trong CCNC hiện diện để phân phối các luồng 8192 Kbit/s tới 254 đường 64 Kbit/s.
Nếu một tổng đài có chức năng là một SEP, đơn vị liên quan đến kết nối này nhận ngang quan tuyến báo hiệu và được phân phối tới GP của LTG, ở đó trung kế thoại nào liên quan sẽ được kết nối.
Khe thời gian của PCM30 mà mang kênh báo hiệu kênh chung CSC được kết nối xuyên suốt tới bộ phận điều khiển báo hiệu kênh chung bởi kết nối cố định. CCNC được phân phối qua hệ thống kênh bản tin đơn vị báo hiệu nhận được tới GP của LTG trung kế thoại có liên quan. Chương trình phần mềm trong GP mà đánh giá thông tin báo hiệu được gọi là phần người sử dụng của CCS. GP không nhận đơn vị báo hiệu trực tiếp từ hệ thống PCM30, mà nhận tất cả thông tin báo hiệu ngang qua kênh bản tin từ CCNC.
Nếu một tổng đài EWSD có chức năng như một SPT , đơn vị báo hiệu nhận được không được phân phối tới phần mềm chuyển mạch. Thay vì phân phối báo hiệu tới một CP.
CCNC lúc này có nhiệm vụ định tuyến đơn vị báo hiệu tới tuyến báo hiệu dẫn tới tổng đài kết nối có chức năng một SEP cho các đơn vị báo hiệu này.
IV
GP
V
GP
VI
GP
VII
GP
LTG
LTG
LTG
LTG
SN
I
0
1
II
CCNC
III CP
IOP
MB
MB
0
1
1
0
SDC
SDC 0
SDC 1
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Hình 2.11: Vị trí của CCNC trong tổng đài
Cấu Trúc Ba Đơn Vị Chức Năng Của CCNC:
CCNC có cấu trúc theo kiểu MODULAR và việc phân chia rõ ràng các chức năng giữa CCNC và EWSD cho phép các hệ thống CCNC có thể tương thích với các công nghệ đổi mới hay mở rộng các thành phần và đơn vị chức năng mới.
Một CCNC bao gồm ba đơn vị chức năng thích ứng với ba mức của CCS:
Bộ ghép kênh ( UXM/MUXS ) mức 1 đến 254 tuyến báo hiệu.
Nhóm kết cuối ba đơn vị báo hiệu (SILTG ) mức 2 lên đến 8 tuyến báo hiệu.
Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung ( CCNC ) mức 3 lên đến 256 tuyến báo hiệu.
Đơn vị trung tâm CCNP được gấp đôi. Một trong CCNP tích cực giải quyết chức năng như công việc bảo an và vận hành. CCNP còn lại ở trạng thái dự phòng nóng. Tất cả dữ liệu bán cố định và tức thời trong hai CCNP dự phòng thực hiện nhiệm vụ bảo an ( kiểm tra thương nhật ) để bảo đảm độ tin cậy cao trong trường hợp chuyển mạch chuyển đổi.
Mỗi CCNP xử lý giao tiếp tới IOP:MB của IOC0 và IOC1 cũng như tới mỗi SILTG.
Nhóm SILT không được nhân đôi.
Mỗi SILTG truy xuất tới hai mạng chuyển mạch SN thông qua MUXM. Nếu một SN hai MUXM bị hỏng, lưu thoại báo hiệu của tất cả SILTD được chuyển qua kênh SN/MUXM kia. Ngang qua cả hai SN/MUXM các tuyến báo hiệu giống nhau được kết nối thông suốt, nhưng hoạt động bình thường 50% của SILTG dùng đường qua SN0 và 50% cùng đường qua SN1.
Xử lý mức 1 trong hệ thống MUX:
Một tuyến báo hiệu đến từ SN trước tiên chuyển qua hệ thống ghép kênh mức 2 gồm một MUXM cho SDC 8 Mbit/s và lên đến 32 đơn vị MUXS. Có tối đa 256 kênh của hai đường 8 Mbit/s được phân phối tới 32 đường với 8 kênh ( tương đương với 32 MUXM ). Mỗi MUXS đổi dòng dữ liệu 512 Kbit/s này ra 8 kênh riêng 64 Kbit/s và chuyển chúng tới 8 SILTD, mỗi kênh có một SILTD.
Xử lý mức hai trong SILTG:
Chức năng mức hai được giải quyết ở thiết bị kết cuối tuyến báo hiệu: phát hiện lỗi. Thực hiện giới hạn và đồng bộ các đơn vị báo hiệu ( MSU, LSSU, FISU ) và kiểm tra các nội dung của đơn vị báo hiệu cho các lỗi đường truyền:
Điều khiển truyền các đơn vị báo hiệu ( MSU, LSSU, FISU ).
Điều khiển nhận các đơn vị báo hiệu: theo dõi và điều khiển trạng thái tuyến báo hiệu, thực hiện phục hồi tuyến báo hiệu dưới sự điều khiển quản lý mạng mức 3.
Điều khiển tắt nghẽn: giám sát tải của tuyến báo hiệu.
Các tuyến báo hiệu được hoạt động trong chế độ nhân đôi. Mỗi tuyến báo hiệu có một SILT, các tuyến báo hiệu số có thể lên tối đa tới 254 SILT có thể được kết nối hai SDC trong SN với sự thêm vào hệ thống ghép kênh.
Sự giới hạn đến 254 CSC là do trên mỗi SDC kênh 0 được gán kết nối thông suốt cố định tới MB và vì thế không được dùng cho NUC.
Tám SILT hình thành một SILTG, mà kết nối tới cả hai CCNP ngang qua một hệ thống thích ứng và do đó có 32 SILTD.
BỘ ĐỆM BẢN TIN MB ( MESSAGE BUFFER )
MBU:LTG ( Message Buffer Unit For Lien Truck Group ):
MBU:LTG có tối đa 4 Module điều khiển thu phát T/RC và một bộ phân phối bản tin MDM. Mỗi bộ T/RC phục vụ tối đa cho 16 LTG. Vì vậy một MUB:LTG cho phép một tổng đài được mở rộng ở 16 LTG tối đa 4 bộ T/RC của MUB được kết nối bên trong bởi MDM, MDM phân phối bản tin vào từ IOP:MBU đến Module T/RC thích ứng và tập hợp các bản tin từ T/RC Module bởi LTG và chuyển các bản tin này đến IOP.
MBU:SGC ( Message Buffer Unit For Switch Group Control ):
MBU:SGC được kết hợp trong một Module với thích ứng giao tiếp ( Interfaceud ) tới IOP:MB. Cấu trúc của nó cơ bản cũng giống như MBU:LTG bởi vì MBU:SGC chỉ phục vụ tối đa 3 kênh ( điều khiển bản tin, thông tin và báo nhận ACK ) được trao đổi với IOP:MB ngang qua FIFO vào và ra.
CG ( Group Clock Generator ):
CG và MUX được kết hợp trong một Module CG/MUX. CG được đồng bộ bởi bộ phát đồng hồ trung tâm và từ đó cung cấp tất cả các loại tín hiệu đồng hồ cần thiết cho toàn bộ hoạt động của đài.
Bộ Ghép Kênh MUX:
Được kết nối với SN thông qua luồng SDC:TSG thích ứng qua 63 kênh ra qua SDC:TSG. MUX tập trung dữ liệu đến từ MBU:LTG. Mỗi T/RC trong MBU:LTG cung cấp 2 lần 8 kênh qua đường 4 Mbit/s vào MU:MUX phân phối 63 kênh trên mổi xa lộ đến SN qua 4 T/RC của MBU:LTG tương ứng.
Bộ Thích Ưng Giao Tiếp:
Có nhiệm vụ chuuyển đổi tín hiệu xung IOP:MP ra dạng TTL.
BỘ PHÁT XUNG ĐỒNG HỒ CCG (CENTRAL CLOCK GEGERATOR)
CCG cấp tín hiệu đồng hồ cho toàn bộ tổng đài và đồng bộ chính nó với tần số của mạng bên ngoài.
CCG tạo đồng hồ chất lượng cao có thể dùng cung cấp cho đài khác hoặc thiết bị khác nếu cần.
Có 4 ngõ vào để nối tín hiệu đồng bộ từ mạng lưới CCG ( A ) có 3, Module chính:
CCG XXA: bộ tạo dao động VCO chính.
CCGB: nhiệm vụ khuyếch đại tín hiệu đồng hồ và chuyển tới MB 0, 1.
CCGD: CCP113, CDEX 0,1.
CCG XXA: có 2 Module ngõ vào dùng để kết nối tín hiệu đồng bộ từ bên ngoài. Nó phát đồng hồ tham chiếu cho CCGB ( F01 ) và đồng bộ nó với 1 trong 2 tần số tham chiiêú bên ngoài cấp cho 2 đầu vào của nó, tín hiệu đồng hồ được phát trong CCGB ( F02 ) được đưa trở lại SSG XXA và cùng với F01 như là đồng hồ tham chiếu gần như đồng bộ để chọn FR. Đồng bồ ra của CCG ( A ) vì thế cũng đồng bộ với FR.
Hai bộ CCG ( A ) 0, CCG ( A ) 1 luôn hoạt động đồng bộ với nhau theo kiểu đồng bộ chủ tớ. Khi nối 4 nguồn đồng hồ chuẩn đưa vào tổng đài phải khai báo mức độ ưu tiên.
CCG( A ) 0,1 cấp tín hiệu đồng hồ cho CDEX 0, 1 sau đó CDEX 0, 1 cấp tín hiệu đồng hồ cho CDX 1 đến 9.
Kí hiệu CCG xx với x = 0: chạy độc lập
First IM Second IM = 1: tín hiệu đồng bộ 300 KH & 2048 KH.
= 2: “ 5 MH & 10 MH
= 3: “ 308 KH & 1.544 KH.
Phương thức đồng bộ trong EWSD
CCG ( A) 0, 1 hoạt động theo phương thức chủ tớ chỉ có 1 CCG ( A ) chỉ cung cấp KW61T nối tín hiệu đồng hồ cho các thiết bị ( MB, CP ) và phân phối đồng hồ bên ngoài vơíi đồng hồ đồng bộ. CCG ( A ) đó được điều khiển bởi CCG ( A ) chủ, vai trò chủ tớ được chuyển đổi ngay tức khắc và chủ động. Vì vậy, tín hiệu đồng hồ cung cấp cho thiết bị kết nối liên tục và không bị gián đoạn.
BẢNG ĐÈN CẢNH BÁO SYP ( SYSTEM PANEL )
Bảng đèn cho ta nhìn tổng quan, liên tục trạng thái hoạt động của hệ thống đài EWSD. SYP hiển thị bị lỗi bằng phương thức nghe, nhìn. Ngoài ra nó còn cho biết :
Lượng tải xử lý của CP.
Giờ và ngày tháng.
Mặt trước của bảng đèn gồm: các đèn LED 7 đoạn, đèn LED và nút ấn. Mặt hiển thị của bảng đèn chia thành các khu vực sau:
LTG
SN
CP va CCNC
Hiển thị mức tải xử lý trên SYP là thước đo mức tải lưu lượng trong hệ thống đài EWSD. SYP hiển thị các loại bảng báo sau:
Mức cảnh báo nặng: cặp đèn LED chớp nhanh với còi cảnh báo liên tục, khi tiếp nhận cảnh báo ( nhấn nút Accept ) hai đèn LED vẫn chớp qua lại nhưng chậm hơn và còi cảnh báo bị ngắt.
Mức cảnh báo vừa: đèn LED tương ứng chớp nhanh kèm tiếng còi cảnh báo ngắt quảng, khi tiếp nhận cảnh báo vừa đèn LED tương ứng chớp chậm và không còn tiếng còi cảnh báo.
Mức cảnh báo thông thường: đèn LED tiếp tục sáng, LED phải sáng đều với tiếng còi nhẹ và liên tục.
SYPD 0
DYM:SYPD
T/RC:SYPD
T/RC:SYD 1
T/RC:SYD 1
COM:SYPC
IOC:SYPD
IOC:SYPD
IOC:SYPD
IOP
IOP
“24” External Alarm
“24” External Alarm
Hình 2.12: Sơ đồ khối tổng quát của SYP
Cấu trúc gồm hai khối:
SYPD : bảng hiển thị ( System Panel Dicplay )
SYPC : bảng điều khiển ( System Panel Control )
SYPD:
Gồm các đèn LED 7 đoạn dùng để chỉ ngày, tháng, giờ, phút và tải xử lý của CP. Các đèn LED thường hiển thị cảnh báo có còi và 3 phím ấn:
ACCEPT : chấp nhận cảnh báo và tắt còi.
TEST : xem có đèn LED nào bị hư không.
UPDATE : cập nhật khi mới nối một bảng SYP thứ 2 vào thứ 1, nhấn UPDATE để cập nhật tình trạng mới nhất của hệ thống.
Bên trong SYPD còn có một Module thu phát. Thu tín hiệu cảnh báo từ SYPC đưa ra để cho sáng các LED cảnh báo tương ứng. Phát từ ACCEPT, UPDATE, TEST.
SYPC:
Bao gồm một Module thu phát kết nối với SYPD, một Module phát dúng để đấu nối với các thiết bị cảnh báo bên ngoài. Mỗi Module thu phát có thể nối được với 4 SYPD. Tổng cộng một tổng đài có thể đấu nối với 8 SYPD. Một Module điều khiển và giao diện nối với CP.
Com:SYPC : điều khiển, chứa 8 EFROM chứa các định nghĩa cơ bản gồm 2 loại: loại định nghĩa cơ bản qui định cách thức mà tín hiệu cảnh báo xuất hiện trên SYPD. Các định nghĩa tuỳ thuộc vào người sử dụng.
IOC:SYPC : gồm phần xử lý vào ra để kết nối SYPC với CP, IOC được kết nối với IOP:MB.
T/RC:SYPC :Module thu phát. Nhận lệnh từ CP và phát tín hiệu đến SYPD, Module này có 4 giao diện để kết nối với SYPD. Có thể trang bị thêm 1 hoặc 2 Module như vậy có tối đa là 8 SYPD, có thể đấu vối với hệ thống.
RM:EA : Module thu cảnh báo ngoài, có 24 đường dây có thể đấu nối.
TEA:SYPE : Module dùng để gửi cảnh báo đến các thiết bị cảnh báo bên ngoài ( chuông, đèn, còi ). Bên trong module có chứa EFROM nhờ đó ta có thể điều khiển cho phép gửi cảnh báo đến cảnh báo bên ngoài hoặc không.
BỘ XỬ LÝ PHỐI HỢP CP ( COORDINATION PROCESSOR )
Giới Thiệu :
Trong hệ thống tổng đài EWSD có nhiều hệ thống phụ độc lập rộng lớn, một trong các hệ thống đó là bộ điều khiển xử lý của nó, như đơn vị điều khiển đường dây số DLUC trong DLU, các bộ xử lý nhóm GP.
Sự kết hợp của các bộ điều khiển phân phối như : chuyển số liệu với nhau được xử lý bởi bộ điều khiển kêt hợp CP.
Chức Năng Của CP :
Xử lý cuộc gọi :
Dịch số
Tạo đường dẫn
Phân vùng
Chọn đường qua mạng chuyển mạch
Ghi cước cuộc gọi
Quản lý mạng lưới
Vận hàng và bảo dưỡng
Xuất nhập từ bộ nhớ ngoài
Liên lạc với sự vận hành và bảo dưỡng bên ngoài ( OMT – Operation Mainternace Terminal )
Liên lạc với bộ xử lý số liệu thông tin ( DCP )
Bảo an
Hệ thống tự kiểm tra lỗi của mình
Tự xác định vị trí lỗi
Tự sữa lỗi
Bảng 2.2: Các loại CP được sử dụng trong hệ thống tổng đài EWSD
Loại
Năm đưa vào sử dụng
Dung lượng
Đa xử lý
CP103
1981
22.000 BHCA
Không
CP112
1982
60.000 BHCA
Không
CP113
1988
>1.000.000 BHCA
Có
CP13C
1994
>1.000.000 BHCA
Có
Tổng đài EWSD của Tây Ninh hiện đang sử dụng CP113 nên chỉ thảo luận ở loại CP này.
CP113 có thể làm việc theo phương thức đơn hoặc đa phương thức.
Gồm các đơn vị chức năng sau :
Tối đa 16 bộ xử lý
Hai hệ đường BUS (B:CMY – Bus Common Memory)
Hai bộ nhớ chung (CMY – Common Memory)
Quan hệ BUS(B:CMY) các bộ xử lý có thể:
Truy cập bộ nhớ chung CMY
Hai hệ BUS chuyển cùng một nội dung tin tức đến cả hai kho dữ liệu
CP113
BAP
10
BAP
11
CAP
0 … 9
IOP
IOP
Interface IOC
IOC
12 , 13
IOP
IOP
Interface IOC
IOC
14, 15
CMY 0
B:CMY 0
Hình 2. 13 : Sơ đồ khối CP113
Nội dung bộ nhớ chung CMY gồm:
Cơ sở dữ liệu chung cho các bộ xử lý
Không gian lưu trữ để nạp vào chương trình không có, thường trú từ đĩa khi cần
Cả hai kho dữ liệu đều chứa nội dung đồng nhất.
Mỗi bộ xử lý nhoài khả năng truy nhập vào bộ nhớ chung CMY, còn có thêm bộ nhớ riêng ( LMY – Local Memory ).
Ta cần có bộ nhớ riêng vì khi có bộ nhớ riêng thì việc truy cập dữ liệu cực kỳ nhanh, không cần BUS của bộ nhớ chung.
Nội dung của bộ nhớ riêng gồm:
Số liệu đặc trưng của bộ xử lý.
Nội dung chương trình của bộ xử lý.
Ta nên nhớ rằng không một bộ xử lý nào có thể truy cập số liệu trong bộ nhớ riêng của bộ xử lý khác.
Trong 16 bộ xử lý, tuy có cấu trúc giống nhau, nhưng chức năng thì lại khác nhau:
Bộ xử lý CAP ( Call Processing) : chỉ đản nhận xử lý cuộc gọi. .Bộ xử lý BAP ( Base Processing) : đảm nhiệm mọi việc như vận hành, bảo an, bảo dưỡng, … , luôn cả xử lý cuộc gọi khi bộ xử lý CAP bận
Bộ điều khiển xuất nhập IOC ( Input/Output Control ) : quản lý việc trao đổi số liệu giữa bộ nhớ chung CMY với các thiết bị vận hành và xử lý cuộc gọi ngoại vi.
Mỗi bộ điều khiển IOC đều có hệ BUS riêng của nó ( B:IOC ).
Hệ BUS này liên kết tối đa 16 bộ xử lý nhập xuất IOC dùng trong xử lý cuộc gọi và vận hành các thiết bị ngoại vi.
Lưu ý:
IOC và IOP không có nhiệm vụ đánh giá hay vi xử lý những bản tin nhận vào hay tạo ra những bản tin phát đi.
Phần mềm và phần cứng của CP113 có thể thay đôỉ cấu hình để tương hợp với các yêu câu của tổng đài.
Cấu hình tối thiểu của CP113 gồm 2 bộ xử lý BAP. Cấu hình tối thiểu của phần mềm thì hỗ trợ cho hai phương thức làm việc của CP113:
Phương thức đơn xử lý: theo phương thức này, BAP chủ chỉ đảm nhận mọi việc ( BAPM – Base Processor Master ). BAP còn lại giữ vai trò tớ ( BAPS – Base Processor Slaver ) chạy chu trình giám sát trong tư thế dự phòng .
Phương thức đa xử lý: theo phương thức này, BAPM và BAPS sẽ chia trách nhiệm:
BAPM đảm trách mọi việc, trong đó có xử lý cuộc gọi.
BAPS chỉ phụ trách xử lý cuộc gọi.
Bộ xử lý nhập xuất có nhiệm vụ kết nối những thiết bị và phân hệ xử lý sau đây đến bộ xử lý CP113.
Ơ cấu hình tối đa CP113 có thể có đến 16 bộ xử lý gồm:
Tối đa 10 CAP
BAP
IOC
Trong cấu hình tối đa, CAP liên kết bới BAPS để xử lý cuộc gọi, còn BAPM tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ điều hành.
Vấn đề bảo an:
Mọi đơn vị chức năng quan trọng đều được tăng đôi. Ngoài ra việc truy cập đến kho dữ liệu của bộ nhớ chung và bộ nhớ riêng, đều được giám sát như sau:
Số liệu kiểm tra nhất quán.
Trong tiến trình đọc và viết, số liệu chuuyển giao được kiểm tra lỗi.
Mọi truy nhập đều phải được phép.
Những bộ xử lý đều có hai bộ xử lý giống nhau, đều làm việc song hành. Trong trường hợp hai bộ vi xử lý này được tách ra khỏi hệ BUS. Thì công việc của bộ xử lý trên đảm nhận được truyền cho bộ xử lý khác có cùng nhiệm vụ. Nếu hư hỏng của bộ xử lý trên là nhất thời thì bộ xử lý này sẽ được khởi động lại.
Chương 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ CUỘC GỌI
3.1 Quy trình xử lý cuộc gọi nội đài
Đây là cuộc gọi được thiết lập giữa hai thuê bao A và B trong cùng một tổng đài. Quy trình thiết lập cuộc gọi này bao gồm các bước sau:
Thuê bao A nhấc máy có nghĩa là thiết bị được chiếm dùng để khởi tạo một cuộc gọi.
SLMCP trong Modul thuê bao thường xuyên quét các mạch A-SLCA (mạch của thuê bao A ) và phát hiện thuê bao A nhấc máy thì SLMCP gởi tín hiệu chiếm dùng đến A-DLUC. ( A-DLUC chịu trách nhiệm thiết lập và giải tỏa cuộc gọi ) (Hình 5.1).
A-DLUC sẽ gởi bản chiếm dùng đến A-GP trên khe thời gian TS-16 của PDC.
A-GP sẽ xác định thể loại của thuê bao A ( Giả sử trong trường hợp này là thuê bao thường, nhấn phím và có quyền thực hiện cuộc gọi ) cấp phát khe thời gian được sử dụng cho DLU và báo cáo cho A-DLUC biết.
A-GP gởi tin chiếm dùng đến CP thông qua Message Channel ( MCH ). CP chiếm dùng cổng A ( Port A ) để cấp phát cho thuê bao chủ gọi ( Calling).
A-GP thiết lập mạch chuyển nhóm ( A-GS ) và khối kích hay kích hoạt việc kiểm tra đường thông kết nối. Việc đo thử đường thông kết nối sẽ thực hiện động tác Loop Back: TOG thông qua GS à SDC à DIUD à 4096 Kbps bus à A-SLCA à 4096 Kbps Bus à DIUD à SDC à GS à CR.
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
GP
SN
SGC
Thuê bao A
Thuê bao B
Hình 3.1 : Quy trình xữ lý cuộc gọi nội đài – Thuê bao A nhấc máy
Khi kiểm tra đường thông tốt ( Nếu ngược lại đường thông xấu thỉ A-GP sẽ chọn một khe thời gian khác cho thuê bao A ) thì A-GP sẽ gửi lệnh đến SLMCP để nối thông đường kết nối, chuẩn bị nghe âm hiệu mời quay số.
TOG trong SU/A-LTG cung cấp âm hiệu mời quay số DT ( Dial Tone ).
Khi nhận được lệnh kết nối thì A-SLMCP kiểm tra mạch vòng thuê bao, nếu kết quả tốt thì gửi ST đến thuê bao.
Thuê bao A bắt đầu quay số, chữ số đầu tiên được gửi đến bộ thu mã CR ( Code Receiver ). CR nhận số quay và giải mã. Sau đó đưa kết quả đến cho A-GP, A-GP nhận được con số đầu tiên sẽ ngắt âm hiệu mời quay số.
Thuê bao tiếp tục quay số, các con số này được lưu trong thanh ghi của A-GP cho đến khi một nhóm số xác định cần cho việc dịch số được thu nhận.
Khi A-GP đã nhận đủ các số thì tất cả được đưa đến CP dưới dạng nhóm số ( Digital Block ). CP lưu trữ các nhóm số và xác định đích đến. CP sẽ tìm một trung kế rỗi để kết nối đến đích. ( CP chiếm dùng một trung kế ).
CP gởi lệnh SET UP SN tới SGC để xác lập đường kết nối từ A-LTG đến B-LTG.
CP gởi lệnh SEIZURE cùng với dữ liệu của B-Port và các con số đến B-GP ( thanh ghi cuộc gọi trong B-GP sẽ lưu trữ các dữ liệu này ). Đồng thời CP gởi nội dung vùng tính cước đến A-GP.
A-GP thu nhận vùng dữ liệu tính cước và lưu trong thanh ghi cuộc gọi, đồng thời thực hiện kiểm tra chéo COC ( mục đích là kiểm tra đường thông ).
Khi CR nhận được kết quả sẽ so sánh với mẫu phát đi từ TOG, nếu giống nhau là kết quả nối tốt, nếu kết quả thu được không trùng với mẫu tin được phát đi ở TOG thì mẫu tin này bị lỗi.
Nếu COC tốt, CP sẽ gởi lệnh thiết lập GS kết nối đường thông giữa SN và LTG.
A-GP gởi lệnh SET UP COMPLETE cùng với các con số đến B-GP, B-GP lưu trữ các con số trong thanh ghi cuộc gọi. ( B-GP có trách nhiệm giải tỏa tình trạng của B-Port và chiếm dùng được chọn bởi CP ).
B-GP thiết lập GS, đường thông thoại được thiết lập giữa thuê bao A và trung kế gọi ra. Khi thuê bao B rung chuông thì âm hiệu hồi âm chuông được gởi về thuê bao A.
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
GP
SN
SGC
Thuê bao A
Thuê bao B
Hình 3.2 : Quy trình xữ lý cuộc gọi nội đài –
Khi thuê bao B rung chuông thì âm hiệu hồi âm chuông được gởi về thuê bao A.
Thuê bao B nhấc máy, tín hiệu trả lời gởi về A-GP, dòng rung chuông và hồi âm chuông bị ngắt, A-GP bắt đầu tính cước.
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
GP
SN
SGC
Thuê bao A
Thuê bao B
Hình 3.3 : Quy trình xử lý cuộc gọi nội đài – Khi thuê bao B nhấc máy
3.2 Quy trình giải tỏa cuộc gọi
Quá trình xãy ra khi thuê bao A hay thuê bao B gác máy
Thuê bao A gác máy:
A-SLMCP sẽ phát hiện tình trạng gác máy, nó sẽ gởi tín hiệu xóa thuận (Clear Forwar ) đến A-DLUC.
A-DLUC gởi Clear Forward đến A-CP.
A-GP gởi Clear Forward đến B-GP.
B-GP gởi hồi báo xóa thuận ( Clear Froward ACK ) đến A-GP.
A-GP sẽ giải tỏa GS, giải tỏa Port A và giải tỏa thanh ghi cuộc gọi.
A-GP sẽ gởi bản tin Release đến CP đồng thời gởi dữ liệu tính cước đến CP.
CP lưu trữ dữ liệu tính cước này và thay đổi trạng thái của Port A thành rỗi.
B-GP giải tỏa thanh ghi, giải tỏa Port B.
B-GP gởi bản tin Release đến Cp và giải tỏa GS, CP giải tỏa Port B.
Thuê bao B gác máy:
Bắt đầu giải tỏa từ phía B à A.
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
SLCA
SLMCP
SLM
DIUD
DLUC
DLU
LTG
LIU
GS
SU
TOG
CR
DIU
GP
GP
SN
SGC
Thuê bao A
Thuê bao B
Hình 3.4 : Quy trình giải tỏa cuộc gọi
3.3 Quy trình thiết lập cuộc gọi liên đài
Đây là cuộc gọi thiết lập giữa hai thuê bao của hai tổng đài khác nhau. Quy trình thiết lập cuộc gọi cũng giống như quy trình thết lập cuộc gọi nội đài nhưng có thêm phần báo hiệu liên đài giữa tổng đài A và tổng đài B.
Thuê bao A
Thuê bao B
Tổng đài B
Tổng đài A
Hình 3.5 : Quy trình xữ lý cuộc gọi liên đài
3.4 Phần mềm tổng đài EWSD
3.4.1 Cấu trúc
Hầu hết các phần mềm của EWSD đều được nạp vào, chỉ có một vài bộ xử lý có số lượng chức năng hạn chế và độc lập với cách ứng dụng ( như bộ SGC và MB ) lưu trữ các chương trình cố định trong bộ nhớ ROM.
Phần mềm có thể được nạp của tổng đài tạo nên hệ thống chương trình ứng dụng APS.
Vì lý do an toàn bao giờ cũng có một hệ thống chương trình ứng dụng giống như hệ thống chương trình ứng dụng đang dùng, chứa ở bộ nhớ ngoài của mỗi tổng đài EWSD.
Phần cứng luôn thay đổi theo đà phát triển của công nghệ. Do đó phần mềm của tổng đài EWSD được thiết kế sao cho ít lệ thuộc vào phần cứng.
Theo cách điều khiển phân bố bên trong tổng đài EWSD, mỗi bộ xử lý bên trong hệ thống gồm một phần mềm riêng.
Phần mềm được chia làm hai phần:
Phần mềm lệ thuộc vào người sử dụng: luôn chứa hệ điều hành được tổ chức theo đúng chức năng phân hệ của phần cưng.
Phần mềm không lệ thuộc vào người sử dụng: ( phần mềm người dùng)
Thực hiện các chức năng ứng dụng khác nhau. Hệ điều hành cung cấp tất cả những chương trình cần cho phần mềm của người sử dụng.
Các lớp phần mềm của bộ vi xử ly:
Hình 3.6 Các lớp phần mềm của bộvi xữ lý
3.4.2 Cấu trúc phần mềm của bộ xử lý điều phối
PHẦN MỀM CỦA CP
HỆ ĐIỀU HÀNH
PHẦN MỀM NGƯỜI DÙNG
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐIỂU KHIỂN
CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO AN
CÁC CHƯƠNG TRÌNH XỮ LÝ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ
CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO TRÌ
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Hình 3.7 : Cấu trúc phần mềm của bộ xữ lý điều phối
Phần mềm của từng bộ xử lý chia nhiều chức năng khác nhau. Chức năng được chia làm nhiều phân hệ. Mỗi phân hệ chứa một số Modul, đây là đơn vị nhỏ nhất cho sự biên dịch.
Một thành phần quan trọng của pần mềm EWSD là nhiều loại hình dữ liệu có thể phân loại tùy theo phạm vi hoạt động, thời gian tồn tại, vị trí lưu trữ của bộ xử lý điều phối CP. Phạm vi và nội dung của dữ liệu tùy thuộc vào thiết bị và mạng khu vự xung quanh tổng đài.
Chương trình xử lý cuộc gọi điều khiển việc kết nối, các chương trình phải có những thông tin về đặc điểm của thiết bị đầu cuối và khu vực mạng xung quanh. Dùng lệnh MML để đưa thông tin vào hệ thống. Các lệnh này được kiểm soát bằng chương trình quản lý. Các chương trình xử lý cuộc gọi cung cấp dữ liệu về tính cước và dữ liệu về lưu thoại.
Các chương trình bảo an và bảo dưỡng đảm bảo cho hệ thống hoạt động tốt. Chương trình bảo an là một phần của hệ điều hành, được thực hiện một cách tự động. Ngược lại chương trình bảo dưỡng giống như chương trình quản lý và xử lý cuộc gọi, nó là những chương trình của người sử dụng. Một số chương trình này sẽ hoạt động sau khi lệnh MML thích hợp đưa vào.
3.4.3 Hệ điều hành:
Mỗi bộ xử lý trong EWSD có hệ trống dành riêng, dung lượng phụ thuộc vào bộ xử lý mà nó đảm trách và thiết bị về phần cứng như bộ nhớ, thiết bị ngoại vi… mà nó quản lý. Tất cả các hệ điều hành phải thực hiện công việc của mình theo thời gian thực. Chúng làm việc theo phép ngắt và phụ thuộc vào thứ tự ưu tiên. Hệ điều hành của bộ xử lý điều phối CP gồm các chương trình bảo an và điều khiển.
Chương trình điều hành :
Chương trình điều hành có nhiệm vụ điều khiển các tiến trình. Điều khiển các tiến trình gồm : phối hợp chuỗi các công việc và quản lý tuần tự của các xử lý. Ngoài ra, chương trình điều hành còn quản lý ngắt, tạo bởi những yêu cầu phát sinh.
Nhiệm vụ quan trọng khác của chương trình điều hành là quản lý xuất nhập đến các thiết bị điều hành ( băng từ, đĩa từ, DCP ).
Chương trình bảo an :
Ngoài những chương trình điều hành, hệ điều hành còn gồm chương trình bảo an, nhằm ngăn ngừa phản ứng sai lạc trong hệ thống EWSD.
Nhiệm vụ đầu tiên của chương trình bảo an là thiết lập cấu hình chức năng hệ thống. Gồm việc nạp phần mềm và cơ sở dữ liệu từ băng vào đĩa từ để rồi sau đó phân phối những tin tức này từ bộ nhớ chung ra toàn hệ thống EWSD.
Mỗi phần mềm chỉ được nạp phần mềm và cơ sở dữ liệu tương ứng với nhiệm vụ của mình.
Đo thử định kỳ ( Routine test ) :
Đo thử định kỳ trong DLU được thực hiện mà không làm ảnh hưởng hay ngưng hoạt động xử lý cuộc gọi. Quá trình đo thử này được thực hiện bởi phần mềm bên trong LTG và DLUC.
Những đo thử định kỳ sau đây được thực hiện :
- Đo thử các khe thời gian TSx phát hiện sai sót trên các kênh thoại.
- Đo thử RAM trong bộ nhớ DLU.
- Đo thử DLUC.
- Đo thử RGMG.
Ngoài ra bộ điều khiển dịch vụ khẩn cấp DLU cũng có vài chức năng đo thử định kỳ.
Dịch vụ khẩn cấp :
Dịch vụ khẩn cấp là 1 đặc điểm quan trọng của DLU. Dịch vụ khẩn cấp được bắt đầu khi cả 2 hệ thống DLU ( DLUC0 và DLUC1 ) điều bị trở ngại trên đường dẫn đến CP. Trong khi thực hiện dịch vụ khẩn cấp, chỉ có các thuê bao trong cùng DLU đó đàm thoại với nhau được.
Sự kiểm tra định kỳ :
Là những chu trình độc lập, nó chỉ dùng để kiểm tra những chức năng phần mềm hệ thống ( Xem MMN:SYP, register FC... ).
Các trạng thái :
- CBL ( conditional Blocked ) : khóa có điều kiện.
- MBL (Maitenance Blocked ) : khóa để bảo dưỡng.
- NAC (Not Accessible ) : không cho phép chiếm dụng.
- UNA ( unavailable ) : hư hỏng.
Một đơn vị không sẵn sàng làm việc khi bị phát hiện lỗi bởi chương trình bảo an sẽ chuyển sang trạng thái UNA. Những đơn vị không có dự phòng chỉ được phép chuyển sang trạng thái UNA khi có lỗi nặng.
Khi 1 đơn vị cần khóa mạch để bảo dưỡng thì bắt buộc phải chuyển sang trạng thái MBL. Nếu cần phần ngoại vi chuyển mạch không có dự phòng mà cần khóa mạch để bảo dưỡng thì đơn vị này trước hết phải chuyển sang trạng thái CBL, lúc này nó không có khả năng kết nối nữa.
Những đơn vị mà có đơn vị cấp cao hơn không sẵn sàng làm việc thì sẽ chuyển sang trạng thái NAC.
Ví dụ : IOPMTD = UNA.
thì MTD = NAC.
Những đơn vị không hiện diện thì ở trạng thái PLA.
Chương trình bảo an được hệ điều hành sử dụng vào việc :
Khởi phát việc kiểm tra định kỳ.
Đánh giá những bản tin cảnh báo và bảo an.
Ghi lại những thông tin về lỗi.
Định vị chỗ hư.
Khi xảy ra hư hỏng trong phần cứng, thì hệ điều hành tái tạo cấu hình hệ thống về lại trạng thái chức năng.
Nếu hư hỏng ở phần mềm thì hệ điều hành khởi phát tiến trình phục hồi toàn bộ.
Mức phục hồi đầu tiên là RESTART : ở mưc này những thông tin về lỗi được ghi lại, nhưng kết nối thuê bao trong đài còn nguyên vẹn.
Nếu tiến trình RESTART lặp đi lặp lại mà không có hiệu quả thì phục hồi ở mức cao hơn là NEWSTART. Ơ mức này mọi tiến trình đều chấm dứt, những kết nối thuê bao dở dang đều hủy bỏ, những kết nối hiện hữu vẫn được giữ nguyên.
Nếu cả hai mức phục hồi trên đều không có kết quả thì thực hiện mức INITIALSTART : toàn bộ chương trình aps được nạp lại từ đĩa từ. Mọi kết nối đã có hoặc những kết nối đang trong tiến trình thiết lập đều hủy bỏ.
3.4.4 Phần mềm người dùng :
Phần mềm người dùng chịu trách nhiệm những công việc phức hợp, riêng lẻ. Phần mềm người dùng chia thành chương trình xử lý cuộc gọi, chương trình quản lý và chương trình bảo dưỡng.
Chương trình xử lý cuộc gọi :
Chương trình xử lý cuộc gọi có nhiệm vụ :
Xử lý số liệu trong kết nối cuộc gọi và số liệu trong cơ sở dữ liệu .
Dịch số.
Chương trình xử lý cuộc gọi truy nhập các bảng số liệu nhằm chọn con đường trong mạng SN và thiết lập kết nối bằng cách chuyển mạch.
Chương trình xử lý cuộc gọi cũng có nhiệm vụ chuyển số liệu từ CP đến GP, để khởi phát tiến trình xử lý độc lập cuộc gọi trong GP. Tin tức chuyển giao này được gọi là lệnh.
Chương trình quản lý :
Khác với chương trình xử lý cuộc gọi, chương trình quản lý không xử lý cuộc gọi, nhiệm vụ chính của nó là quản lý lệnh MML.
Với lệnh MML chương trình quản lý cho phép nhập số liệu mới hoặc thay đổi số liệu trong cơ sở dữ liệu.
Chương trình quản lý còn có nhiệm vụ in ra số liệu. Ngoài ra nó còn có :
Điều khiển việc đo lưu thoại.
Lưu trữ số liệu về cước và số liệu đo lưu thoại.
Bảo vệ quá tải.
Chương trình bảo dưỡng :
Chương trình bảo dưỡng được phát động bằng lệnh MML. Có nhiệm vụ duy trì hoạt động của hệ thống. Tiến trình bảo dưỡng có thể phải truy nhập một số các chương trình trong hệ điều hành.
Chương trình bảo dưỡng có thể khởi động : việc tìm lỗi trong phầm cứng hoặc tiến trình đo thử.
Bằng lệnh MML có thể làm thay đổi chương trình thay đổi cấu hình và chương trình nạp phần mềm trong chương trình bảo dưỡng.
Chương trình bảo dưỡng có nhiệm vụ xuất cảnh báo ra bảng đèn SYP.
Cơ sở dữ liệu :
Gồm có 3 loại dữ liệu :
Dữ liệu cố định :
Được cập nhật trong quá trình nạp chương trình ứng dụng PAS.
Dữ liệu bán cố định :
Được cập nhật trong quá trình nạp APS, bao gồm : dữ liệu thuê bao, dữ liệu về đầu cuối đường dây. Nhân viên điều hành có thể thay đổi dữ liệu này bằng lệnh MML.
Dữ liệu thay đổi :
Mô tả trạng thái nhất thời của tổng đài và hoạt động xử lý cuộc gọi.
Cấu trúc dữ liệu :
Cấu trúc dữ liệu được tổ chức theo từng Modul dữ liệu. Một Modul dữ liệu thường gồm các bảng dữ liệu với nhiệm vụ như một chương trình ứng dụng độc lập.
Cấu trúc của bảng dữ liệu phụ thuộc vào việc lưu trữ dữ liệu. Dữ liệu trong bảng dữ liệu có thể là dữ liệu bán cố định hay dữ liệu thay đổi. Các Modul dữ liệu bán cố định hay thay đổi được lưu trữ riêng biệt.
Phân bố dữ liệu :
Cơ sở dữ liệu của tổng đài EWSD được phân phối trong bộ xử lý điều phối và các bộ xử lý của phần ngoại vi.
Để truy xuất một cách nhanh chóng trong quá trình xử lý cuộc gọi, mỗi phân hệ trong tổng đài EWSD phải có vùng cơ sở dữ liệu riêng để lưu trữ dữ liệu cần thiết cho nhiệm vụ của mình
Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1 Kết luận
Tổng đài EWSD là một công nghệ mới đã và đang phát triển ở nhiều nước.Ở nước ta đã ứng dụng vào nghành truyền thông và nhiều dịch vụ cộng thêm.
Tổng đài EWSD (Electronic Switching System Digital) được sản xuất bởi hãng Siemens được thương mại hóa vào năm 1981, và cho đến nay được nâng cấp phát triển cung cấp nhiều giải pháp dịch vụ trên nền tảng công nghệ tiên tiến. EWSD là hệ thống chuyển mạch số được điều khiển bởi chương trình lưu trữ SPC (Stored Program Control) có nhiều tính năng ưu việt trong công tác quản lý, khai thác, bảo dưỡng và các dịch vụ tiện ích cho thuê bao. EWSD được thiết kế theo dạng module đảm bảo tính năng an toàn, đa dạng và có khả năng mở rộng nâng cấp mà không cần phải thay thế nhiều các thiết bị phần cứng, quy trình lắp đặt bảo trì đơn giản.
Bài luận văn này, chúng ta sẽ tìm hiểu được cấu trúc cơ bản, cùng với những chức năng của các khối trong EWSD và những ứng dụng thực tế mà nó đem lại cho ngành truyền thông cũng như lợi ích cho con người.
Sự phát triển ngày càng nhanh của thông tin và viễn thông là nền tảng đi lên của công nghệ và ứng dụng EWSD. EWSD sử dụng mô hình kiến trúc phần cứng và phần mềm có sẵn để kết hợp lại tạo thành dịch vụ phong phú đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dễ đưa vào các dịch vụ cộng thêm như Internet,ISDN…
Bài viết này chỉ giới thiệu tổng quát về mô hình kiến trúc và từng khối chức năng của nó, không đi sâu, chi tiết về phương thức truyền, phần cứng hay phần mền của từng khối trong mô hình EWSD.
4.2 Hướng phát triển
Khả năng của EWSD gần như vô hạn và nó hứa hẹn mang đến nhiều dịch vụ mới và chất lượng ngày càng cao. Trong bài viết này chỉ đề cập những vấn đề cơ bản nhất cuả EWSD như kiến trúc hệ thống, và các ứng dụng của nó.
Trong tương lai, việc nghiên cứu sẽ đi sâu hơn nữa vào việc tìm hiểu phương thức truyền, cấu trúc khối của phần cứng và phần mền.
Những nghiên cứu trên sẽ làm cho ứng dụng của EWSD vào lĩnh vực truyền thông được hoàn thiện hơn và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
4.3. Tóm lại
EWSD mở ra một hướng đi mới cho các nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng tại Việt Nam đó là việc hội tụ, tích hợp nhiều dịch vụ trên nền tảng mạng lưới, mạng NGN là tiền đề cho việc khai thác và phát triển các dịch vụ này, đồng thời cũng đưa ra những thách thức cho các nhà cung cấp dịch vụ trong việc nâng cấp hệ thống mạng truyền dẫn, đảm bảo băng thông cho các dịch vụ tiên tiến như VOIP,IPTV….
Hiện nay có rất nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang cạnh tranh nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng thông rộng với chất lượng cao và giá rẻ. Họ cũng đã nhận ra xu hướng phát triển của thông tin ngày càng đa dạng, và đang có những bước đi mạnh mẽ.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN, một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng băng thông rộng hàng đầu tại Việt Nam, đã hợp tác với hãng Siemens triển khai đưa vào sử dụng EWSD đầu tiên và đạt nhiều kết quả khả quan. Trong tương lai thì EWSD sẽ là một tổng đài đem lại những hiệu quả cao nhất tốt nhất trong những dịch vụ truyền thông với nhưng tính năng của chính nó mang lại cho con người.
BẢNG THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT
CHILL: CCITT
Hight Level Programming Language
Ngôn ngữ thảo chương cấp cao.
SDL
Specification And Description Language
Ngôn ngữ theo tiêu chuẩn và mô tả.
MML
Man-Manchne Language
Ngôn ngữ giữa người và máy
ISDN
Intergrated Services Digital Network
Mạng đa dịch vụ
DLU
Digital Line Unit
Đơn vị đường dây số
LTG
Line Trunking Group
Nhóm đường dây trung kế
SLM
Subseriber Line Moldule Digital
Module đường dây thuê bao số
MB
Message Buffer
Bộ đệm bản tin
CCG
Central Clock Generater
Bộ phát xung đồng bộ trung tâm
SYP
System Pannel
Bảng Cảnh báo
CP
Coordination Processr
Bộ xử lý điều phối
GS
Group Switch
Nhóm chuyển mạch
RGMG
Ringing and Metreing Voltage generator
Khối tạo điện áp rung chuông & cho đồng hồ đo xung tính cước
SN
Switch Network
Mạng chuyển mạch
CCNC
Common Chanel Signaling Network Control
Đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung
PU
Processing unit
Đơn vị xử lý
CR
Code Receiver
Bộ thu mã
SU
Signaling Unit
Đơn vị báo hiệu
TOG
Tone Generater
Bộ phát âm hiệu
CG
Clock Distributor
Bộ cấp xung đồng hồ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các Tài Liệu Về Tổng Đài EWSD.
[2] Giới Thiệu Tổng Đài EWSD – Nguyễn Văn Ngà.
[3] Information Access Overview DLUD A30808 – X2722 – X507 – 2 – 7636.
[4] Maintenance Access MMN : DLUD A 30808 – X3076 – A369 – 1 – 7620.
[5] System Architecturre A3181 – X1800 – X001 – 00 – 7635.
[6] Siemens Training Center For Communication Network A31081 – X1102 – X004 – 00 – 007635.
[7] Siemens Training Center For Communication Network A31081 – X1159 – X004 – 00 – 007635.
[8]
MỤC LỤC
Trang
Phần A Giới thiệu i
Trang bìa ii
Lời cảm ơn iii
Quyết định giao đề tài iv
Nhận xét giáo viên hướng dẫn v
Nhận xét giáo viên phản biện vi
Lời nói đầu vii
Mục lục viii-ix
Danh mục hình x
Danh mục bảng xi
Phần B Nội dung 1
Chương 1: TỔNG QUAN TỔNG ĐÀI EWSD 2
1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT 2
1.1.1 Các Thành Phần Của Đài EWSD 4
1.1.1.1 Đơn vị đường dây số DLU ( Digital Line Unit ) 4
1.1.1.2 Nhóm đường dây trung kế LTG ( Line Trunk Group ) 4
1.1.1.3 Mạng chuyển mạch SN ( Switch Network) 5
1.1.1.4 Đơn vị điểu khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common Chanel Signaling Network Control ) 6
1.1.1.5 Bộ đệm bản tin MB ( Message Buffer) 6
1.1.1.6 Bộ phát xung đồng bộ trung tâm CCG ( Central Clock Generator ) 6
1.1.1.7 Bảng cảnh báo SYP ( System Panel ) 6
1.1.1.8 Bộ xử lý điều phối CP ( Coordination Processor ) 6
1.1.2 Những Giao Tiếp 7
1.1.2.1 Những giao tiếp bên ngoài 7
1.1.2.2 Giao tiếp bên trong 7
1.2 ỨNG DỤNG TỔNG ĐÀI EWSD 8
1.2.1 EWSD Dùng Làm Tổng Đài Nội Hạt 8
1.2.2 EWSD Dùng Làm Tổng Đài Quá Giang 8
1.2.3 EWSD Dùng Làm Tổng Đài Hỗn Hợp 8
Chương 2 : CÁC KHỐI CHỨC NĂNG TRONG TỔNG ĐÀI EWSD VERSION.10 10
2.1 ĐƠN VỊ GIAO TIẾP ĐƯỜNG DÂY SỐ DLU (DIGITAL LINE UNIT) 10
2.1.2 Sơ đồ khối DLU 12
2.1.3 Chức Năng Của Từng Bộ Phận 13
2.1.3.1 Module đường dây thuê bao 13
2.1.3.2 Đơn vị giao tiếp đường dây số CardDIUD (Digital Interface Unitfor DLU) 17
2.1.3.3 DLUC-DLU Control: Bộ điều khiển DLU ( central Unit ) 18
2.1.3.4 BD-Bus Distributions 20
2.1.4 Chức năng của DLU 22
2.1.4.1 Tập trung lưu thoại của đường dây thuê bao 22
2.1.4.2 Biến đổi tín hiệu trên đường dây thuê bao 22
2.1.4.8 Hệ thống tuyến 24
2.1.4.9 Mạng điều khiển NC ( control network ) 26
2.1.4.10 Mạng 4096Kbit/s 26
2.1.4.11 Đường truyền dẫn sơ cấp PDC 26
2.2 NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG ( LINE TRUNK GROUP ) 29
2.2.1 Chức năng của LTG 29
2.2.1.1 Chức năng xử lý cuộc gọi 29
2.2.1.1 Chức năng bảo an 29
2.2.2 Chức năng các Module trong LTG 31
2.2.2.1 LTU-Line Trunk Unit 31
2.2.3 Phân Loại LTG 36
2.2.3.3 LTGD 37
2.3 MẠNG CHUYỂN MẠCH SN ( SWITCGING NETWORK ) 38
2.3.1 Giới Thiệu 38
2.3.4.2 SN 63 LTG 41
2.4 ĐƠN VỊ ĐIỂU KHIỂN MẠNG BÁO HIỆU KÊNH CHUNG CCNC (COMMON CHANEL SIGNALING NETWORK CONTROL ) 42
2.4.1 Kết Nối CCNC Vào Tổng Đài EWSD 42
2.5 BỘ ĐỆM BẢN TIN MB ( MESSAGE BUFFER ) 45
2.5.1 MBU:LTG ( Message Buffer Unit For Lien Truck Group ) 45
2.6 BỘ PHÁT XUNG ĐỒNG HỒ CCG (CENTRAL CLOCK GEGERATOR) 46
Chương 3: QUY TRÌNH XỬ LÝ CUỘC GỌI 13
3.1 Quy trình xử lý cuộc gọi nội đài 55
3.2 Quy trình giải tỏa cuộc gọi 60
3.3 Quy trình thiết lập cuộc gọi liên đài 61
3.4 Phần mềm tổng đài EWSD 62
3.4.1 Cấu trúc 62
3.4.2 Cấu trúc phần mềm của bộ xử lý điều phối 63
3.4.3 Hệ điều hành 64
3.4.4 Phần mềm người dùng 67
Chương 4 : KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 70
4.1 Kết luận 70
4.2 Hướng phát triển 70
4.3. Tóm lại 71
BẢNG THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát đài EWSD 3
Hình 2.1. kết nối DLU 11
Hình 2.2 Sơ đồ khối DLU 12
Hình 2.3 : Card thuê bao analog SLMA. 14
Hình 2.4 : Card thuê bao số SLMD 16
Hình 2.5 : Đường truyền giữa DLU và LTG. 17
Hình 2.6 : Đơn vị giao tiếp DLU nội đài. 18
Hình 2.7 : Cấp nguồn và rung chuông 21
Hình 2.8 : Module của DLU số lượng các thuê bao 27-28
Hình 2.9 : Sơ đồ khối của LTG 30
Hình 2.10: Mạng chuyển mạch SN và các giao diện giao tiếp bên ngoài. 39
Hình 2.11: Vị trí của CCNC trong tổng đài 43
Hình 2.12: Sơ đồ khối tổng quát của SYP 48
Hình 2. 13 : Sơ đồ khối CP113 52
Hình 3.1 : Quy trình xữ lý cuộc gọi nội đài – Thuê bao A nhấc máy 56
Hình 3.2 : Quy trình xữ lý cuộc gọi nội đài – 58
Hình 3.3 : Quy trình xữ lý cuộc gọi nội đài – Khi thuê bao B nhấc máy 59
Hình 3.4 : Quy trình giải tỏa cuộc gọi 61
Hình 3.5 : Quy trình xữ lý cuộc gọi liên đài 61
Hình 3.6 Các lớp phần mềm của bộvi xữ lý 63
Hình 3.7 : Cấu trúc phần mềm của bộ xữ lý điều phối 63
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Truyền thông tin trong DLU 25
Bảng 2.2: Các loại CP được sử dụng trong hệ thống tổng đài EWSD 51
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- day du nd goi thay.doc