Tổng quan thải ghép thể dịch ở trẻ em

Tài liệu Tổng quan thải ghép thể dịch ở trẻ em

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan thải ghép thể dịch ở trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 44 TỔNG QUAN THẢI GHÉP THỂ DỊCH Ở TRẺ EM Hoàng Thị Diễm Thúy1; Trần Đình Long2 TÓM TẮT Đặt vấn đề: thải ghép thể dịch là một dạng thải ghép nặng mà các nhà lâm sàng và nghiên cứu ghép tạng cần lưu tâm với cơ chế bệnh sinh phức tạp, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thải ghép thông thường. Thải ghép thể dịch chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các nguyên nhân gây mất thận ghép. Tư liệu tổng quan: điều trị cơ bản bao gồm thay huyết tương, immunoglobuline truyền tĩnh mạch, kháng thể đơn dòng kháng CD20 (rituximab). Các thuốc mới bắt đầu đưa vào điều trị trên thực tế bao gồm ức chế proteosome (bortezomib), kháng thể đơn dòng kháng C5 (eculizumab). Kết luận: việc phòng ngừa và điều trị thải ghép thể dịch hết sức quan trọng trong chiến lược bảo vệ thận ghép. Việc hiểu biết cơ chế sinh lý bệnh sẽ giúp các nhà lâm sàng có lựa chọn thuốc điều hòa miễn dịch đúng đắn và thái độ theo dõi thích hợp. * Từ khóa: Thải ghép thể dịch; Tế bào T; Tế bào B. Review of Humoral Rejection in Children Summary Background: Antibody-mediated rejection is a severe form of allograft rejection that is not amenable to treatment with standard immunosuppressive medications, that requires a special consideration from all clinicians and researchers in the transplantation specialty. AMR occupied the highest percentage in all causes of transplants loss. Review: The cornerstone treatment composed of plasmapheresis, intravenous immunoglobuline and anti CD20 monoclonal antibody (rituximab). Newer approaches to treating antibody-mediated rejection include using the proteosome inhibitor (bortezomib) and eculizumab (anti-C5, anticomplement monoclonal antibody). Conclusion: A good understanding of antibody-mediated rejection pathophysiology will provide the clinicians a better strategy in their intervention. * Keywords: Humoral rejection; T cell; B cell. ĐẶT VẤN ĐỀ Thải ghép thể dịch (TGTD) là vấn đề thời sự, thách thức, với cơ chế bệnh sinh phức tạp. TGTD thường có biểu hiện lâm sàng nặng và không đáp ứng với những phương pháp điều trị thải ghép thông thường. Ở trẻ em cũng như người lớn, TGTD chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số các nguyên nhân gây mất thận ghép (35,6%), thời gian từ lúc phát hiện đến lúc mất thận ghép trung bình 3 năm [13]. Ngoài ra, việc mất thận ghép do TGTD sẽ làm tăng nguy cơ nhạy cảm và tử vong cho các lần ghép sau. Vì vậy, phòng ngừa và 1. Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2. Chủ tịch Hội Thận niệu và Ghép tạng Trẻ em Việt Nam Người phản hồi (Corresponding): Hoàng Thị Diễm Thúy (thuydiemhoanglp@gmail.com) Ngày nhận bài: 10/08/2018; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 21/09/2018 Ngày bài báo được đăng: 02/10/2018 t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 45 điều trị hiệu quả TGTD hết sức quan trọng trong chiến lược bảo vệ thận ghép. Công tác nghiên cứu và thực tiễn điều trị vẫn đang mở ra nhiều hướng mới và được cập nhật liên tục. Việc hiểu biết về cơ chế sinh lý bệnh của TGTD sẽ giúp các nhà lâm sàng có thái độ xử trí tốt hơn. Về mặt thuật ngữ, TGTD còn gọi là thải ghép mạch máu hay thải ghép qua trung gian kháng thể. Trên góc độ sinh lý bệnh, đa số TGTD xảy ra qua trung gian kháng thể kháng HLA. Tuy nhiên, TGTD cũng có thể bị kích hoạt bởi những con đường không thông qua kháng thể trực tiếp mà qua trung gian bổ thể, nội độc tố (endotoxine) và tiểu cầu. Lúc này, các kháng thể kháng HLA sẽ không được tìm thấy trong huyết thanh của người nhận. Do vậy, TGTD là thuật ngữ phù hợp nhất [9]. Trên góc độ lâm sàng, tiêu chuẩn Banff cập nhật năm 2015 gồm 3 yếu tố chính: hiện diện kháng thể kháng HLA người cho, lắng đọng C4d trên mảnh ghép, bằng chứng mô học [4]. CƠ CHẾ BỆNH SINH 1. Sự tích lũy tế bào nhớ (memory cell). Đáp ứng miễn dịch dịch thể trong thải ghép thể hiện khả năng đáp ứng thể dịch của cơ thể với kháng nguyên lạ và khả năng của tế bào nhớ, vốn thay đổi theo tuổi. Hình 1 cho thấy khả năng số lượng tế bào T nhớ có liên quan đáp ứng thể dịch sẽ ngày càng tăng theo tuổi, mặc dù ngay từ khi mới sinh đã có sự biệt hóa tế bào T. Hình 1: Tích lũy tế bào nhớ theo tuổi [6]. Đáp ứng miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chủ yếu nhờ các tế bào T sơ nguyên (naive). Vì vậy, tế bào nhớ cần có tích lũy về lượng và chất theo tuổi, nên ở trẻ nhỏ, các thuốc tác động lên hiện tượng đồng kích thích sẽ có hiệu quả cao hơn so với trẻ lớn ở khả năng dung nạp miễn dịch. Tuy vậy, trẻ nhỏ lại nhạy cảm hơn với tình trạng nhiễm siêu vi và nhiễm nấm cơ hội. Đối với nhóm kháng nguyên là carbohydrate như kháng nguyên nhóm máu ABO, saccharide khác loài thì trẻ nhỏ có đáp ứng kém. Đáp ứng của tế bào B đối với kháng nguyên carbonhydrate còn bị thiếu vắng trong nhiều năm đầu đời. West nhận thấy trẻ nhũ nhi dung nạp với ghép tim khác nhóm máu tốt hơn trẻ lớn và người lớn [12]. 2. Sự kích hoạt tế bào B. Đây là nền tảng của cơ chế bệnh sinh trong TGTD và các vấn đề liên quan đến điều trị. Tế bào B bị kích hoạt thông qua 3 con đường: thông qua tế bào T với CD40 ligand; kích hoạt đa dòng tế bào B không lệ thuộc tế bào T týp 1 (hình 2): đòi hỏi cần có các tín hiệu của TLR (Toll like receptor) dưới sự kích hoạt của endotoxin; kích hoạt tế bào B không lệ thuộc tế bào T týp 2 (hình 3): do các kháng nguyên nhóm saccharides ABO, kháng nguyên vỏ của phế cầu... t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 46 Hình 2: Kích hoạt tế bào B lệ thuộc T [6]. 3. Kích hoạt tế bào B lệ thuộc tế bào T. Trong TGTD, kháng thể kháng HLA đặc hiệu với người cho (DSA - donor specific antibody), là tác nhân chính gây kích hoạt tế bào B thông qua con đường thứ nhất là lệ thuộc tế bào T. Vì vậy, một trong những nguyên tắc điều trị TGTD là củng cố thuốc ức chế tế bào T [2, 10]. Kháng nguyên là peptid của MHC, đặc biệt là MHC nhóm II. Ngoài ra, có thể có các kháng thể kháng ABO tham gia, kháng receptor týp 1 đối với angiotensine II, kháng tế bào nội mạc, minor HLA. Hình 3: Kích hoạt tế bào B không lệ thuộc. Tế bào B bị kích hoạt khi tế bào T trợ giúp (Th) gắn với phân tử đồng kích thích CD40 và/hoặc interleukin hòa tan, đồng thời để trở nên hiệu quả, Th cần được kích hoạt bởi APC (Antigen presenting cell) mang peptid của MHC đến trình diện ở TCR (T cell receptor). Đáp ứng tạo kháng thể sẽ mất 2 - 3 tuần, đồng thời cũng tạo nên dòng tế bào nhớ. Như vậy, lần sau khi tiếp xúc lại với kháng nguyên MHC này, đáp ứng tạo kháng thể sẽ nhanh và mạnh hơn nhiều lần [11]. Kháng thể kháng HLA được tạo thành sau ghép và đã có trước ghép, là tác nhân gây TGTD. Tuy vậy, nguy cơ TGTD sẽ cao hơn ở nhóm có kháng thể kháng HLA mới hình thành (denovo DSA). Phức hợp kháng nguyên kháng thể khi gắn kết sẽ kích hoạt dòng thác bổ thể, từ đó tấn công màng từ bổ thể và chất hoạt hóa tiểu cầu dẫn đến thuyên tắc, tăng sinh tế bào nội mạc mạch máu; các tế bào viêm đại thực bào, bạch cầu đa nhân bị thu hút tạo ra các yếu tố tại chỗ, cytokine, phân tử dính tế bào gây phá hủy mảnh ghép (hình 4). Thải ghép tối cấp là tình trạng hoạt hóa rất nhanh của dòng thác bổ thể vào thời điểm tái tưới máu, xuất hiện rất nhanh trong vài phút, do phức hợp tấn công màng tràn vào nội mạc mạch máu của mô ghép gây phá hủy lập tức mô ghép. Thải ghép tối cấp thường do người nhận đã có sẵn lượng lớn kháng thể kháng HLA chống lại người cho trong cơ thể và nhanh chóng kích hoạt bổ thể khi tái tưới máu. Về mặt lý thuyết, immunoglobuline (IVIG) có tác dụng làm phân ly bổ thể khỏi bề mặt tế bào, sẽ có hiệu quả trong các trường hợp này, tuy nhiên trên thực tế, mảnh ghép bị hoại tử t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 47 và thuyên tắc trầm trọng, do đó phải lấy đi trong đa số trường hợp [3, 7]. Hình 4: Cơ chế phá hủy mảnh ghép trong thải ghép thể dịch. (nguồn: Nat Rev Nephrol 2012-8-235-257) Khác với thải ghép tối cấp, TGTD cấp có thời gian hình thành từ vài ngày đến vài tuần tuân theo trình tự hoạt hóa tế bào B thông qua tế bào T. Thải ghép tiến triển nhanh cũng là một dạng TGTD nặng, xuất hiện sớm và nặng vài ngày sau ghép, do các tế bào nhớ có sẵn bị kích hoạt [3, 6, 7]. Sự hiện diện của C4d trên mạch máu của mảnh ghép là bằng chứng của tình trạng tổn thương nội mạc do hoạt hóa bổ thể. C4d được tạo ra khi protein C4 gắn vào phân tử bề mặt của tế bào bằng cầu nối amide hoặc ester, sau đó bị phân ly bởi protease thành dạng không hoạt tính. C4d có thể gắn trên màng trong rất nhiều tuần và là bằng chứng của tình trạng TGTD đã từng xảy ra. C4d hiện diện chứng tỏ đã có bổ thể bị hoạt hóa trên bề mặt mạch máu, tuy nhiên cần thận trọng khi nêu ra mối quan hệ giữa C4d và TGTD, vì đôi khi C4d cũng có “lợi” cho mảnh ghép, như trong hiện tượng mảnh ghép thích ứng [7, 9]. Sự hiện diện của kháng thể kháng HLA đặc hiệu với mảnh ghép (DSA) là một trong ba bằng chứng giúp chẩn đoán TGTD. Tuy nhiên, vài trường hợp không tìm thấy các kháng thể này. Có hai lý giải cho điều này: các kháng thể đã được tái hấp thu và lắng đọng tại mảnh ghép; cơ chế thải ghép không do kháng thể kháng HLA. Các kháng thể gây TGTD không phải kháng HLA bao gồm kháng thể kháng tế bào nội mô (AECA - antiendothelial cell antibody). CMV được xem là tác nhân làm tăng đáp ứng tạo kháng thể đa dòng với tế bào nội mô. Gần đây, người ta cho rằng kháng thể kháng AT1 (angiotensin type 1 receptor) là kháng thể kháng tế bào nội mô chủ yếu. Dragun và CS mô tả 16 ca lâm sàng có TGTD với C4d âm tính, kháng trị với thymoglobuline và steroid. Đáp ứng với thay huyết tương, IVIG và rituximab còn chưa rõ ràng. Bệnh nhân (BN) đều có biểu hiện suy giảm chức năng thận ghép kèm theo cao huyết áp ác tính và thuyên tắc huyết khối [3]. 4. Kích hoạt tế bào B không lệ thuộc tế bào T. Điều này góp phần trả lời cho câu hỏi tại sao các thuốc điều hòa miễn dịch hiện nay tác động rất tốt lên tế bào T nhưng vẫn còn xảy ra TGTD. Tế bào B vẫn có thể bị kích hoạt không cần thông qua tế bào T: - Kháng nguyên dạng lipopolysaccharide (LPS) như vi khuẩn Gram âm kích hoạt trực tiếp TLR (độc lập T týp 1). - Kháng nguyên dạng polysaccharide như vỏ bọc của Pneumococcus kích hoạt B thông qua receptor đặc hiệu của kháng nguyên (độc lập T týp 2) (hình 3). t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 48 Khác với con đường lệ thuộc T, sự kích hoạt dạng này tạo ra đáp ứng sinh kháng thể một cách nhanh chóng trong vài ngày nhưng không tạo được khả năng nhớ [7]. 5. Sự điều hòa tế bào B [11]. Cho đến nay vẫn còn nhiều giả thuyết trong cơ chế điều hòa tế bào B: - Các kháng nguyên monomeric hòa tan tự nó có thể điều hòa hoạt động của tế bào B, xuất hiện khi tế bào B bị kích hoạt bởi tín hiệu đồng kích thích. Điều này quan sát thấy trong ghép gan, trong đó các kháng nguyên hòa tan gây ức chế tế bào B, ghép gan được xem như ghép có đáp ứng đồng miễn dịch (alloimmune). - Vai trò của phức hợp miễn dịch và Fc receptor của immunoglobuline. - Vai trò của bổ thể C4b. 6. Hiện tượng mảnh ghép thích ứng. Điều này không giống tình trạng dung nạp mảnh ghép, trong đó cơ chế đáp ứng miễn dịch với mảnh ghép bị xóa bỏ chọn lọc. Hiện tượng này là một quá trình cân bằng tinh tế vẫn còn đang nghiên cứu và chưa hiểu rõ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy trong hiện tượng mảnh ghép thích ứng, kháng nguyên của mảnh ghép và kháng thể có thể bị thay đổi cấu trúc hóa học, thay đổi lý tính dẫn đến gắn kết kém hiệu quả với bổ thể, từ đó giảm hoặc mất đáp ứng viêm. Trong mảnh ghép thích ứng, có lắng đọng C4d nhưng không có phức hợp C5b-C9 MAC (membrane attack complex). Điều này mở ra hướng nghiên cứu mới trong điều trị TGTD [7]. CƠ SỞ CHẨN ĐOÁN THẢI GHÉP THỂ DỊCH 1. Hiện diện kháng thể kháng HLA người cho mới xuất hiện (DSAdn). DSA có thể phát hiện thông qua nhiều kỹ thuật, trong đó độc tế bào lệ thuộc bổ thể (complement-dependent lymphocytotoxicity - CDC) là phương pháp có chi phí thấp, thường được sử dụng. Nhiều nghiên cứu cho thấy denovo DSA là kháng thể kháng HLA người cho mới phát hiện sau ghép, là yếu tố nguy cơ dẫn đến TGTD và mất thận ghép. Kháng thể kháng HLA cần được sàng lọc thường quy mỗi 1, 3, 6, 12 tháng để phát hiện sớm nhóm nguy cơ cao. Trong sàng lọc kháng thể kháng HLA, huyết thanh của người nhận sẽ hòa với lympho T và B đã định danh HLA. Xét nghiệm tìm kháng nguyên pha cứng là phương pháp có độ nhạy và đặc hiệu cao, sử dụng các hạt gắn HLA thay cho tế bào lympho và cho kêt quả định lượng theo MFI (mean fluorescent intensity). Sàng lọc crossmatch bằng phương pháp flow cytometry cho phép phát hiện thông qua huỳnh quang khi hòa tan huyết thanh BN với tế bào lympho đã đánh dấu huỳnh quang. Nghiên cứu của Wiebe (2015) trên 1.091 BN cho thấy các yếu tố tiên đoán độc lập về mất thận ghép ở BN có denovo DSA bao gồm: chậm hoạt động mảnh ghép, kém tuân thủ điều trị, tổng số MFI, viêm ống thận và bệnh lý cầu thận mạn. Thời gian 50% mất mảnh ghép ở nhóm có denovo DSA là 3,3 năm so với 8,3 năm ở nhóm DSA âm [14]. Tuy vậy, cũng có nghiên cứu cho thấy chức năng thận vẫn ổn định kéo dài mặc dù có DSA dương tính [15]. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 49 2. Lắng đọng C4d ở mảnh ghép. Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp sử dụng kháng thể đơn dòng kháng C4d trên mô cắt lạnh có độ nhạy cao hơn hóa mô miễn dịch peroxidase. C4d có thể cho kết quả âm tính giả khi có hiện tượng thiếu tưới máu mô như khi có hoại tử ống thận cấp hoặc chậm hoạt động mảnh ghép kèm theo. Phân loại bổ sung của Banff (1997) cho phép chẩn đoán TGTD mà không có C4d dương tính. Nghiên cứu của Mongomery (2016) còn cho thấy nhóm có C4d âm tính sẽ có biểu hiện lâm sàng muộn hơn nhóm C4d dương tính. 3. Tổn thương giải phẫu bệnh. Theo đồng thuận mới từ Banff (2015), bằng chứng tổn thương mô trong TGTD khi có một trong các biểu hiện sau: - Viêm vi mạch. - Viêm lớp áo trong hoặc viêm xuyên thành động mạch. - Thuyên tắc vi mạch huyết khối. - Tổn thương ống thận cấp. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG ĐIỀU TRỊ TGTD VÀ PHẢN BIỆN [3, 6, 9] 1. Anti-CD20: Rituximab. Rituximab là một kháng thể đơn dòng kháng CD20, được thể hiện trên bề mặt các tế bào lympho B trưởng thành, tuy nhiên CD20 không có trên bề mặt tương bào. Rituximab được sử dụng điều trị trong nhiều loại bệnh lý ung thư và tự miễn. Ngoài khả năng tiêu diệt tế bào B, lợi ích của rituximab còn ở khả năng điều hòa miễn dịch. Sau sử dụng rituximab 1 - 3 ngày, số lượng tế bào B sẽ giảm đáng kể. Kháng thể kháng CD20 chỉ tác động vào dòng tế bào lympho B khi chúng chưa biệt hóa thành tương bào, trong khi chính tương bào lại là tế bào chính sản xuất ra kháng thể. Vì vậy, việc sử dụng anti-CD20 chỉ dừng lại ở vai trò ức chế tế bào lympho B trưởng thành và dòng tế bào B nhớ. Rituximab được chứng minh có hiệu quả trong 75% trường hợp TGTD. Có nhiều báo cáo liên quan đến tác dụng phụ khi sử dụng rituximab như tổn thương phổi (RALI - rituximab associated lung injury), nhiễm cơ hội CMV, nấm, Polyoma virut. 2. Immunoglobuline. Immunoglobuline (IVIG) được xem là chất điều hòa miễn dịch và điều hòa phản ứng viêm tự nhiên. IVIG tham gia vào điều trị TGTD thông qua nhiều cơ chế như: khóa phần Fc receptor trên cấu trúc kháng thể, ức chế chức năng tế bào B, tách bổ thể khỏi gắn kết vào bề mặt tế bào nội mô, ức chế gắn kết kháng nguyên với kháng thể, ức chế hoạt hóa dòng thác bổ thể. Vai trò của IVIG trong phòng ngừa tổn thương mô do hiện tượng thiếu máu nuôi - tái tưới máu: trên thực nghiệm, IVIG được cho là “giỏ rác” giúp làm sạch C3b vốn là hóa chất trung gian chính của tổn thương não sau đột quỵ. Động vật được truyền IVIG trước hoặc trong vòng 1 - 2 giờ sau đột quỵ có mức độ tổn thương do nhồi máu thấp hơn nhóm chứng. Trên thực tế, IVIG là một thành phần chính của điều trị TGTD cũng như phác đồ giải mẫn cảm. Khả năng đáp ứng với IVIG thay đổi tùy nghiên cứu (từ 50 - 80%). Đa số đồng thuận với sử dụng liều đơn 2 g/kg, một số tác giả chọn sử dụng t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 50 liều 100 - 500 mg/kg/lần cách ngày đến khi khi có hiệu quả. IVIG thường sử dụng kèm các phương pháp trị liệu khác như steroid, thay huyết tương. Nghiên cứu của Lefaucher cho thấy giữa hai nhóm bị TGTD được điều trị bằng IVIG liều cao đơn độc và sử dụng phối hợp IVIG, rituximab, thay huyết tương, nhóm điều trị phối hợp có tỷ lệ sống còn mảnh ghép cao hơn (91,7% so với 50%). Các nhà lâm sàng cần cân nhắc tác dụng phụ của IVIG, bao gồm lây nhiễm virut, prion, và các phản ứng phản vệ, thuyên tắc, tổn thương thận cấp. 3. Thay huyết tương. Thay huyết tương giúp lấy đi nhanh chóng khỏi cơ thể các kháng thể kháng mảnh ghép, được xem là phương pháp nền tảng trong điều trị TGTD (hình 5). Phương pháp thay huyết tương kết hợp IVIG cho thấy hiệu quả 80 - 90%, 80% mảnh ghép sống sau ghép 18 tháng. Phương pháp thay huyết tương miễn dịch hấp phụ có tác dụng lấy đi có chọn lọc các IgG nhưng chưa được áp dụng thường quy. Lưu ý, bên cạnh việc lấy đi kháng thể kháng mảnh ghép, thay huyết tương có thể lấy đi những chất hòa tan được cho là “có ích” cho quá trình thích ứng của mảnh ghép như C4b. Hình 5: Quy trình điều trị TGTD ở trẻ em [7]. 4. Các phương pháp khác. Cắt lách: trong một số trường hợp đơn lẻ, đây là biện pháp điều trị cứu nguy và có hiệu quả [5]. Bortezomib là chất ức chế proteasome gây ra hiện tượng chết theo chương trình của tương bào, từ đó dẫn đến giảm sản xuất kháng thể. Gần đây, bortezomib được chứng minh có thể sử dụng trên trẻ em và không gây tác dụng phụ nguy hiểm đến tính mạng [1, 8]. Eculizumab (alexion) là kháng thể đơn dòng lai người ức chế kích hoạt C5, từ đó ngăn ngừa tạo ra phức hợp tấn công màng C5b-C9. Trong TGTD, thuốc vẫn đang được nghiên cứu [9]. KẾT LUẬN Thải ghép thể dịch là một vấn đề quan trọng mà các nhà lâm sàng và nghiên cứu ghép tạng cần lưu tâm. Việc hiểu biết cơ chế sinh lý bệnh sẽ giúp các nhà lâm sàng có lựa chọn thuốc điều hòa miễn dịch đúng đắn và thái độ theo dõi thích hợp. Đối với các nhà nghiên cứu, đây là lĩnh vực có nhiều hướng mở ra cho tương lai. Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ là một lĩnh vực có đáp ứng miễn dịch đặc biệt, cần tập trung nghiên cứu. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Donna J Claes, Hong Yin, Jens Goebe. Protective immunity and use of bortezomib for antibody-mediated rejection in a pediatric kidney transplant recipient. Pediatr Transplant. June 2014, 18 (4), pp.100-105. 2. Krischock L, Marks S.D. Induction therapy: Why, when, and which agent?. Pediatr Transplant. May 2010, 14 (3), pp.298-313. t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò ghÐp t¹ng - 2018 51 3. Kim et al. Antibody-mediated rejection in kidney transplantation: A review of pathophysiology, diagnosis, and treatment options. Pharmacotherapy. 2014. doi: 10.1002/phar.1426. 4. Lars Pape, Jan U Becker, Stephan Immenschuh. Acute and chronic antibody- mediated rejection in pediatric kidney transplantation. Thurid Ahlenstiel in Pediatric Nephrology. 2015. 5. Leah Krischock, Stephen D Marks. Succesful rescue of refractory acute antibody- mediated renal allograft rejection with splenectomy: A case report. Pediatr Transplant. March 2012, 16 (2), pp.49-52. 6. Marilia Cascalho, Jeffrey L Platt. Basic mechanisms of humoral rejection. Pediatr Transplant. February 2005, 9 (1), pp.9-16. 7. Robert B Colvin. Antibody-mediated renal allograft rejection: Diagnosis and pathogenesis. J Am Soc Nephrol. 2007, 18, pp.1046-1056. 8. Sarah Kizilbash et al. Bortezomib in the treatment of antibody-mediated rejection in pediatric kidney transplant recipients: A multicenter Midwest pediatric nephrology consortium study. Pediatric Transplantation. 2017. doi: 10.1111/petr.12873. 9. Stanley C Jordan, Nancy Reinsmoen, Alice Peng, Chih-Hung Lai. Advances in diagnosing and managing antibody-mediated rejection. Pediatr Nephrol. 2010. doi: 10.1007/s00467-009-1386-4. 10. Tracy Coelho, Michael Tredger, Anil Dhawan. Current status of immunosuppressive agents for solid organ transplantation in children. Pediatr Transplant. March 2012, 16 (2), pp.106-122. 11. Valeriya Zarkhina, Geetha Chalasanib, Minnie M Sarwala. The yin and yang of B cells in graft rejection and tolerance. Transplantation Reviews. 2010, 24, pp.67-78. 12. West L.J, Pollock-Barziv S.M, Dipchand A.I et al. ABO-incompatible heart transplantation in infants. N Engl J Med. 2001, 344, pp.793-800. 13. North American pediatric renal trials and collaborative studies. Annual Transplant Report. 2010, Available at emmes.com. 14. Wiebe et al. Rates and determinants of progression to graft failure in kidney allograft recipients with de novo donor-specific antibody. American Journal of Transplantation. 2015, 15, pp.2921-2930. 15. Cooper J.E, Gralla J, Chan L, Wiseman A.C. Clinical significance of post kidney transplant de novo DSA in otherwise stable grafts. Clin Transpl. 2011, pp.359-364.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_thai_ghep_the_dich_o_tre_em.pdf
Tài liệu liên quan