Tài liệu Tổng quan kiến trúc công trình chung cư Tân Cảng: PHẦN I:
KIẾN TRÚC (0%)
GVHD: THẦY NGUYỄN TRÍ DŨNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
Tên công trình:
CHUNG CƯ TÂN CẢNG
Địa điểm:
Khu Du Lịch Tân Cảng P.22, Q.Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
I. Mục đích – yêu cầu của sự đầu tư:
- Trong những năm gần đây, dân số phát triển nhanh nên nhu cầu mua đất xây dựng nhà ngày càng nhiều trong khi đó quỹ đất của Thành phố thì có hạn, chính vì vậy mà giá đất ngày càng leo thang khiến cho nhiều người dân không đủ khả năng mua đất xây dựng nhà sinh sống đặc biệt là Cán bộ công nhân viên chức nhà nước và người có thu nhập thấp. Để giải quyết vấn đề cấp thiết này giải pháp xây dựng các Chung cư cao tầng và phát triển quy hoạch khu dân cư ra các quận, khu vực ngoại ô trung tâm Thành phố là hợp lý nhất.
- Bên cạnh đó, cùng với sự đi lên của nền kinh tế của Thành phố và tình hình đầu tư của nước ngoài v...
9 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan kiến trúc công trình chung cư Tân Cảng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I:
KIẾN TRÚC (0%)
GVHD: THẦY NGUYỄN TRÍ DŨNG
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH
Tên công trình:
CHUNG CƯ TÂN CẢNG
Địa điểm:
Khu Du Lịch Tân Cảng P.22, Q.Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
I. Mục đích – yêu cầu của sự đầu tư:
- Trong những năm gần đây, dân số phát triển nhanh nên nhu cầu mua đất xây dựng nhà ngày càng nhiều trong khi đó quỹ đất của Thành phố thì có hạn, chính vì vậy mà giá đất ngày càng leo thang khiến cho nhiều người dân không đủ khả năng mua đất xây dựng nhà sinh sống đặc biệt là Cán bộ công nhân viên chức nhà nước và người có thu nhập thấp. Để giải quyết vấn đề cấp thiết này giải pháp xây dựng các Chung cư cao tầng và phát triển quy hoạch khu dân cư ra các quận, khu vực ngoại ô trung tâm Thành phố là hợp lý nhất.
- Bên cạnh đó, cùng với sự đi lên của nền kinh tế của Thành phố và tình hình đầu tư của nước ngoài vào thị trường ngày càng rộng mở, đã mở ra một triển vọng thật nhiều hứa hẹn đối với việc đầu tư xây dựng các cao ốc dùng làm văn phòng làm việc, các khách sạn cao tầng, các chung cư cao tầng… với chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của mọi người dân.
- Có thể nói sự xuất hiện ngày càng nhiều các cao ốc trong Thành phố không những đáp ứng được nhu cầu cấp bách về cơ sở hạ tầng mà còn góp phần tích cực vào việc tạo nên một bộ mặt mới cho Thành phố xứng đáng với khẩu hiệu : “Thành phố Hồ Chí Minh hiện đại, văn minh, xứng đáng là trung tâm số 1 về kinh tế, khoa học kỹ thuật của cả nước”.
- Song song đó, sự xuất hiện của các nhà cao tầng cũng đã góp phần tích cực vào việc phát triển ngành xây dựng thông qua việc tiếp thu và áp dụng các kỹ thuật hiện đại, công nghệ mới trong tính toán, thi công và xử lý thực tế, các phương pháp thi công hiện đại của nước ngoài…
- Nhằm mục đích giải quyết các yêu cầu và mục đích trên, chung cư Tân Cảng đã được xây dựng, là một khu dân cư hiện đại, đầy đủ tiện nghi, cảnh quan đẹp… thích hợp cho sinh sống, giải trí và làm việc văn phòng làm việc,….Chung cư Tân Cảng là một chung cư cao tầng được thiết kế và thi công xây dựng với chất lượng cao, đầy đủ tiện nghi để phục vụ cho một cộng đồng dân cư sống trong đó.
II. Đặc điểm khí hậu của Thành phố Hồ Chí Minh:
- Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với các đặc trưng của vùng khí hậu miền Đông Nam Bộ, chia thành 2 mùa rõ rệt:
1. Mùa mưa:
Từ tháng 5 đến tháng 11.
Nhiệt độ trung bình: 250C.
Nhiệt độ thấp nhất: 200C.
Nhiệt độ cao nhất: 300C (khoảng tháng 4).
Lượng mưa trung bình: 274.4 mm.
Lượng mưa cao nhất: 638 mm (khoảng tháng 9).
Lượng mưa thấp nhất: 31 mm (khoảng tháng 11).
Độ ẩm trung bình: 84.5%.
Độ ẩm cao nhất: 100%.
Độ ẩm thấp nhất: 79%.
Lượng bốc hơi trung bình: 28 mm/ngày.
Lượng bốc hơi thấp nhất: 6.5 mm/ngày.
2. Mùa khô:
Từ tháng 12 đến tháng 4.
Nhiệt độ trung bình: 270C.
3. Hướng gió:
Hướng gió Tây Nam và Đông Nam với tốc độ trung bình 2.15 m/s.
Thổi mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, ngoài ra còn có gió Đông Bắc thổi nhẹ.
Số giờ nắng trung bình khá cao, ngay trong mùa mưa cũng có trên 4 giờ/ngày, vào mùa khô là trên 8 giờ/ngày.
Tần suất lặng gió trung bình hàng năm là 26%, lớn nhất là tháng 8 (34%), nhỏ nhất là tháng 4 (14%). Tốc độ gió trung bình 1.4 – 1.6m/s. Hầu như không có gió bão, gió giật và gió xoáy; nếu có xuất hiện thì thường xảy ra vào đầu và cuối mùa mưa (tháng 9).
Thủy triều tương đối ổn định ít xảy ra hiện tương đột biến về dòng nước. Hầu như không có lũ lụt, chỉ ở những vùng ven thỉnh thoảng có ảnh hưởng.
III. Phân khu chức năng:
Công trình bao gồm 1 tầng hầm, 11 tầng lầu và 1 tầng mái:
Tầng hầm: phục vụ việc để xe, thoát rác và lắp đặt các hệ thống kỹ thuật khác của công trình.
Tầng trệt: Cửa hành phục vụ nhu cầu cho dân cư trong khu nhà và các khu vực lân cận.
Tầng lửng: văn phòng quản lý, phòng sinh hoạt cộng đồng, giải trí,…
Các tầng từ tầng 1 – 9: khu nhà ở cho các hộ dân cư ,căn hộ:
Tầng mái bố trí hệ thống bồn nước phục vụ sinh hoạt cho toàn công trình và hệ thống chống sét.
IV. Giải pháp kiến trúc:
- Kiến trúc của công trình thuộc dạng khu nhà ở cao tầng với hình khối trụ có mặt bằng hình chữ nhật, đảm bảo các yêu cầu phù hợp về công năng, đồng thời hài hoà về kiến trúc mỹ quan đô thị và các yêu cầu về độ an toàn, vệ sinh, ánh sáng… Khu nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích sử dụng của các phòng, độ thông thoáng, vệ sinh và an toàn khi sử dụng.
- Diện tích mặt bằng xây dựng là 35m×23.8m (833 m2), diện tích khu đất xây dựng là 45m×30m (1350 m2). Xung quanh công trình được bố trí vành đai cây xanh và công viên tạo sự thông thoáng cho công trình. Chiều cao toàn bộ công trình là .
- Hình khối kiến trúc mang tính đơn giản phù hợp với môi trường xung quanh, mặt đứng trang trí kết hợp giữa tường gạch sơn gai với khung kính màu phản quan, các ban công được ốp gạch men Đồng Tâm, tầng 1 và tầng 2 được ốp hoàn toàn bằng đá granite tự nhiên tạo đường nét hài hoà và sang trọng cho công trình.
- Mặt bằng công trình ít thay đổi theo chiều cao tạo sự đơn giản trong kiến trúc. Biện pháp lấy sáng tự nhiên cho khu vực hành lang và cầu thang là bố trí giếng trời và mái lấy sáng bằng Polycacbonat trên mái. Các căn hộ được bố trí nhiều cửa sổ và vách kính nên ánh sáng tràn ngập trong nhà tạo sự sảng khoái và khỏe mạnh cho người ở.
V. Giao thông trong công trình:
1. Giao thông đứng:
- Giao thông đứng liên hệ giữa các tầng thông qua hệ thống thang máy gồm có 2 thang và các cầu thang bộ hành nhằm liên hệ giao thông theo phương đứng và thoát hiểm khi có sự cố: 1 thang bộ từ tầng hầm tới tầng 9 (thang CT1), 1 thang bộ từ tầng trệt đến tầng mái (thang CT2).
- Phần diện tích cầu thang bộ được thiết kế đảm bảo yêu cầu thoát người nhanh, an toàn khi có sự cố xảy ra. Cầu thang máy này được đặt ở vị trí trung tâm nhằm đảm bảo khoảng cách xa nhất đến cầu thang < 30m để giải quyết việc đi lại hằng ngày cho mọi người và khoảng cách an toàn để có thể thoát người nhanh nhất khi xảy ra sự cố.
2. Giao thông ngang:
- Giải pháp lưu thông theo phương ngang trong mỗi tầng là hệ thống hành lang giữa bao quanh khu vực thang đứng nằm giữa mặt bằng tầng, đảm bảo lưu thông ngắn gọn, tiện lợi đến từng căn hộ. Ngoài ra còn có sảnh, hiên dùng làm mối liên hệ giao thông giữa các phòng trong một căn hộ.
- Bên cạnh đó, tòa nhà còn sử dụng hệ thống các giếng trời, mái lấy sáng nhằm thông gió, chiếu sáng cho từng tầng trong toàn bộ công trình.
(Xem chi tiết cấu tạo kiến trúc công trình trong bản vẽ KT01, KT02, KT03, KT04)
Mặt bằng tầng hầm và tầng trệt.
Mặt bằng mái và tầng điển hình
Mặt đứng trục 1-8 và mặt cắt B – B.
Mặt đứng trục A – D và mặt cắt A – A..
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KIENTRUC.doc