Tổng quan các công cụ đo lường được khuyến nghị trong vật lý trị liệu cho người bệnh thần kinh cơ

Tài liệu Tổng quan các công cụ đo lường được khuyến nghị trong vật lý trị liệu cho người bệnh thần kinh cơ: Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 26 TỔNG QUAN CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH THẦN KINH CƠ Nguyễn Thanh Duy*, Julie Gahimer** TÓM TẮT Đo lường và đánh giá là thành phần quan trọng trong điều trị vật lý trị liệu cho người bệnh có các bệnh lý thần kinh. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường được chuẩn hóa. Mục tiêu bài viêt nhằm giới thiệu các thử nghiệm được khuyến nghị bởi cục khám chữa bệnh – Bộ Y Tế Việt Nam và Hội vật lý trị liệu Hoa Kỳ (American Physical Therapy Association; APTA). Nội dung bài viết bao gồm khái quát cách thức đo lường, lưu ý khi áp dụng vào lâm sàng, và các giá trị tham chiếu từ các nghiên cứu trên thế giới cho nhóm người bệnh thần kinh cơ như tai biến mạch máu não, Parkinson, và người cao tuổi. Nhằm giúp nhân viên y tế có cơ sở tham khảo và ứng dụng trên lâm sàng để có cái nhìn khách quan, xác định vấn đề cụ thể mang tí...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng quan các công cụ đo lường được khuyến nghị trong vật lý trị liệu cho người bệnh thần kinh cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 26 TỔNG QUAN CÁC CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG ĐƯỢC KHUYẾN NGHỊ TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO NGƯỜI BỆNH THẦN KINH CƠ Nguyễn Thanh Duy*, Julie Gahimer** TÓM TẮT Đo lường và đánh giá là thành phần quan trọng trong điều trị vật lý trị liệu cho người bệnh có các bệnh lý thần kinh. Hiện nay, trên thế giới có nhiều phương pháp đo lường được chuẩn hóa. Mục tiêu bài viêt nhằm giới thiệu các thử nghiệm được khuyến nghị bởi cục khám chữa bệnh – Bộ Y Tế Việt Nam và Hội vật lý trị liệu Hoa Kỳ (American Physical Therapy Association; APTA). Nội dung bài viết bao gồm khái quát cách thức đo lường, lưu ý khi áp dụng vào lâm sàng, và các giá trị tham chiếu từ các nghiên cứu trên thế giới cho nhóm người bệnh thần kinh cơ như tai biến mạch máu não, Parkinson, và người cao tuổi. Nhằm giúp nhân viên y tế có cơ sở tham khảo và ứng dụng trên lâm sàng để có cái nhìn khách quan, xác định vấn đề cụ thể mang tính chức năng và chứng minh hiệu quả của phương pháp tập luyện của mình nhằm mục tiêu cao nhất là nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. Từ khóa: vật lý trị liệu thần kinh cơ, công cụ đo lường chuẩn hóa, giá trị bình thường ABSTRACT OVERVIEW OF RECOMMENDED STANDARD OUTCOME MEASURES IN NEUROLOGICAL PHYSICAL THERAPY Nguyen Thanh Duy, Julie Gahimer * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 26 – 33 Evaluation and assessment are important components of physiotherapy for patients with neurological diseases. Currently, there are many standardized outcome measures in the world. The aim of the article is to introduce standard outcome measures that are recommended by the Medical Services Administration-Vietnam Ministry of Health and The American Physical Therapy Association (APTA). The paper includes an overview of measurement methods, clinical considerations, and reference values from worldwide studies for a group of neuromuscular patients such as cerebrovascular accident, Parkinson’s disease, and the elderly people. In order to help health care professional have criteria for reference in apprising in daily practice, have an objective perspective, identify specific functional issues and prove the effectiveness of interventions, consequently improving the quality of medical assessment and treatment. Keywords: neurological physical therapy, standard outcome measure, normative data ĐẶT VẤN ĐỀ Đo lường và đánh giá là thành phần quan trọng trong các chương trình điều trị nói chung và chương trình vật lý trị liệu nói riêng. Từ lâu, phương pháp đánh giá sức mạnh cơ, mức độ co cứng cơ, và đo tầm vận động được sử dụng phổ biến trong thực hành đánh giá người bệnh có vấn đề gãy xương, cứng khớp sau bất động và cả trong các bệnh lý thần kinh cơ như đột qụy, Parkinson, xơ cứng rải rác. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không đánh giá được những khiếm khuyết, và không phản ánh sự tiến bộ hay giúp đề ra mục tiêu phù hợp cho người bệnh. Do đó, một nhóm các phương pháp đo lường mới được ra đời và được chuẩn hóa để thực hiện trên nhóm người bệnh này(8). Mục tiêu *Bộ môn Vật lý trị liệu - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Đại học Indianapolis - Hoa Kỳ Tác giả liên lạc: ThS Nguyễn Thanh Duy ĐT: 0973017123 Email: thduypt@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 27 bài viêt nhằm giới thiệu các thử nghiệm đo lường đã được chuẩn hóa và được khuyến nghị sử dụng theo hướng dẫn cục khám chữa bệnh – Bộ Y Tế Việt Nam và Hội vật lý trị liệu Hoa Kỳ (American Physical Therapy Asociation; APTA)(14). Nội dung trình bày bao gồm khái quát cách thức đo lường, lưu ý khi áp dụng vào lâm sàng, và các giá trị tham chiếu từ các nghiên cứu trên thế giới cho nhóm người bệnh thần kinh cơ. ĐÁNH GIÁ TRONG VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH THẦN KINH CƠ Trong khi đo lường là dùng những biện pháp để lượng hóa và cung cấp số liệu thì đánh giá là giải thích diễn dịch dữ liệu đó. Đo lường, đánh giá có vai trò quan trọng vì những lý do sau: Xác định các vấn đề cụ thể của người bệnh mà các phương pháp điều trị có thể cải thiện được. Việc này cần kiến thức về sự thực hiện của người khỏe mạnh cùng độ tuổi, cùng giới để từ đó xây dựng một mục tiêu hướng đến. Đo lường giúp xác định sự thay đổi, khả năng thực hiện hoạt động theo thời gian (cần thực hiện sự đo lường này trên người bệnh nhiều lần trong cùng một điều kiện). Với người bệnh tiến triển nặng theo thời gian, đo lường khách quan giúp cho quá trình ra quyết định và trao đổi giữa các bên liên quan về việc cung cấp xe lăn, khung đi, hay kế hoạch trong tương lai được cụ thể hơn. Cung cấp thông tin cho người điều trị biết liệu phương pháp điều trị có hiệu quả không, và làm căn cứ để tiếp tục hay thay đổi cách thức/chiến lược điều trị. Cung cấp thông tin cho đơn vị chi trả, lý giải cho việc tiếp tục điều trị vì trong nhiều trường hợp, việc điều trị chỉ tiếp diễn khi chỉ ra được hiệu quả của việc điều trị. Đo lường còn giúp so sánh giữa chi phí và hiệu quả của việc can thiệp, hoặc giúp so sánh hai phương pháp điều trị, hoặc chi phí bỏ ra để mang lại hiệu quả mong muốn(8). Tuy nhiên, người làm lâm sàng cần xác định mục tiêu đo lường để làm gì? Xét về mục đích đo, cần chọn lựa phương pháp đo phù hợp với tình trạng của người bệnh và phản ánh được mức độ chức năng, khả năng hay sự tiến bộ trong tương lai. Người khám cần xác định rõ “tôi muốn thay đổi điều gì?” Câu trả lời sẽ là gợi ý cho việc lựa chọn loại công cụ đo lường. Ví dụ, khi đánh giá hiệu quả chương trình phục hồi chức năng (PHCN) toàn diện ở người đột quỵ thì dùng chỉ số Barthel; nhưng thang này không nhạy với những thay đổi nhỏ trong thăng bằng ngồi, đứng của người bệnh nặng trong giai đoạn đầu của bệnh. Chỉ số Barthel đo sự thay đổi toàn diện. mỗi sự cải thiện trong này cho thấy có sự thay đổi đáng kể. nhưng với những người bệnh bị nặng, những công cụ đơn giản đo lường thăng bằng tĩnh khi ngồi và sau này là thăng bằng thông qua hoạt động đứng lên và đi là phù hợp. Tương tự, khi tập để giảm nguy cơ té ngã cho người bệnh Parkinson, đánh giá té ngã hay thăng bằng trong các tác vụ/hoạt động liên quan nguy cơ ngã của một người sẽ phù hợp hơn việc đo tốc độ đi. Cần lưu ý rằng tùy theo giai đoạn bệnh mà cần có những công cụ đo lường khác nhau. Độ nhạy để phát hiện sự khác biệt, thay đổi (tốt hơn hoặc xấu hơn) là rất quan trọng trong việc lựa chọn công cụ nào để đo. Do mức độ phổ biến của bệnh lý và tần suất gặp các dạng bệnh nay tại các khoa VLTL tại các bệnh viện đa khoa các tuyến, người viết chỉ lựa chọn số liệu liên quan người bệnh đột quỵ- tai biến mạch máu não (TBMMN), chấn thương sọ não (CTSN), Parkinson, và giá trị trên người bình thường để có thể tham khảo trong trường hợp không có nghiên cứu tương ứng ở nhóm bệnh nhân mà người đọc quan tâm. Công cụ đo lường được giới thiệu trong bài này bao gồm: Thang đo lường thăng bằng Berg (Berg Balance Scale -BBS); Thử nghiệm đứng lên và đi (Time Up and Go Test-TUG); Thử nghiệm đi bộ 10 mét (10-metre walk test-10MWT); Thử nghiệm đi bộ 6 phút (6 -minute walk test- 6MWT); Thang đánh giá chức năng đi (Functional Gait Assessment- FGA); Thử nghiệm thời gian 5 lần ngồi-đứng (5 Times Sit-to-Stand; 5xSTS); Thang điểm mức độ tự tin về thăng bằng hoạt động (Activities- specific Balance Confidence - ABC). Tất cả công Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 28 cụ này đều không tốn phí, khi sử dụng chỉ cần giấy và viết, dễ dàng thực hiện trên lâm sàng thời gian thực hiện từ 5-20 phút, đo lường về mức độ hoạt động và vận động. Bảng 1 trình bày mục đích của từng thử nghiệm, khía cạnh đánh giả trên người bệnh, loại phương pháp đánh giá và nhóm bệnh phù hợp với đánh giá này. Bảng 2 nêu ra các giai đoạn bệnh của một số bệnh phổ biến và khuyến nghị của Hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ liệu có nên sử dụng từng thử nghiệm đó hay không(14). CÁC KHÁI NIỆM CHUNG Giá trị quy chuẩn (Giá trị quy chuẩn) là giá trị thông thường: được trình bày bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn (mean(SD)). Người đọc có thể biết khoảng tin cậy 95% của giá trị để biết giá trị của người bệnh của mình có trong khoảng bình thường không (mean ± 1,96*SD). Ngoài ra còn có giá trị trung vị và khoảng biến thiên- KBT - range) với giá trị lớn nhất và nhỏ nhất cũng cùng mục đích cho những giá trị tham chiếu không tuân theo luật phân phối chuẩn. Thay đổi nhỏ nhất phát hiện được (Minimal Detecable Change-MDC) là khoảng thay đổi nhỏ nhất trong điểm số mà đảm bảo rằng sự thay đổi này không phải do sai số đo lường. Khác biệt nhỏ nhất ý nghĩa về mặt lâm sàng (Minimally Clinically Important Diferece-MCID) đại diện cho khoảng thay đổi nhỏ nhất trong kết cuộc mà có thể xem là quan trọng đối với người bệnh hoặc với người điều trị. Khi có hai giá trị này, người điều trị có thể đặt mục tiêu thay đổi ở mức độ đủ lớn để có ý nghĩa về lâm sàng hay ít nhất là đạt thay đổi đủ để phát hiện là thay đổi thật. Điểm cắt (cut-off score) là điểm thấp nhất có thể trong bài thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá mà đối tượng được thử cần đạt được để được xem là đạt hay đủ chuẩn. Ở những người bệnh dưới giá trị này, thông thường người bệnh có nguy cơ té ngã cao, người điều trị cần có những chiến lược tập luyện, phòng ngừa phù hợp. Hiệu ứng sàn (floor effect) xảy ra khi các mục của thử nghiệm quá khó khiến cho người được thử không thể thực hiện tốt được ngay cả mục ít thử thách nhất của thử nghiệm đó. Hoặc khi thử nghiệm không thể đo, hay phân định dưới một ngưỡng nào đó, thường do các mục quá khó. Hiệu ứng trần (ceiling effect) xảy ra khi các mục của thử nghiệm quá “dễ”, hay không đủ mức độ thử thách và người được đánh giá dễ dàng đạt được(10). Trong hai trường hợp này, người điều trị cần chọn những thang đo lường phù hợp khả năng người bệnh để không gây thất vọng hay đánh giá đúng năng lực người bệnh. Các giá trị phù hợp cho từng nhóm người bệnh của mỗi thử nghiệm được trình bày trong Bảng 3. THANG ĐO LƯỜNG THĂNG BẰNG BERG (BERG BALANCE SCALE -BBS) Gồm 14 mục bao gồm các hoạt động tĩnh và động có độ khó khác nhau. Điểm số trong khoảng từ 0-4, được xác định bởi khả năng thực hiện hoạt động. Điểm số sau đó được cộng tổng. Điểm tối đa là 56. Cần có đồng hồ bấm giờ. Ghế có chiều cao tiêu chuẩn (46-50 cm) có tay vịn và một ghế không có tay vịn. Bục hoặc ghế thấp có chiều cao trung bình (19,7-22,9 cm), thước, và dép hoặc giày(9). Có một nhược điểm của BBS là mất nhiều thời gian thực hiện so với các phương pháp đánh giá thăng bằng khác. Có thể sử dụng một cách hạn chế với người bệnh Parkinson giai đoạn Hoehn & Yahr 2-3, do hiệu ứng trần. Bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn Hoehn & Yahr 4-5 sẽ không thể hoàn thành thử nghiệm do không thể không dùng thiết bị trợ giúp trong quá trình thử nghiệm(1). THỬ NGHIỆM ĐỨNG LÊN VÀ ĐI (TIME UP AND GO TEST-TUG) Thử nghiệm yêu cầu người bệnh ngồi trên ghế, lưng dựa vào ghế. Theo lệnh của người khám, người bệnh đứng lên khỏi ghế, đi bộ 3 mét với tốc độ thoải mái và an toàn, đi vòng lại trở lại và ngồi xuống. Tính thời gian bắt đầu từ lúc nói “đi” và dừng lại khi người bệnh hoàn tất việc ngồi. Các tác giả đã định lượng thử nghiệm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 29 bằng cách khuyến nghị thời gian (tính bằng giây). Người bệnh nên thử thực hành một lần mà không tính điểm và phải sử dụng cùng một loại dụng cụ trợ giúp giữa mỗi lần kiểm tra để có thể so sánh. Cần có ghế tiêu chuẩn (cao khoảng 46 cm) và đồng hồ bấm giờ(1). Thử nghiệm TUG có thể có độ tin cậy thấp hơn ở những người bệnh bị suy giảm nhận thức. Tính nội tin cậy (Intrarater) có thể bị ảnh hưởng bởi khả năng thực hiện của đối tượng khi hoàn thành nhiều lần đánh giá cho thấy người bệnh nhanh chóng làm quen với thử nghiệm này, thử nghiệm đầu tiên ảnh hưởng đến thử nghiệm thứ hai(1). Được thiết kế để thử nghiệm cho người đi bộ ở tốc độ thoải mái, nhưng đôi khi được thử nghiệm với việc đi bộ ở tốc độ “nhanh nhưng an toàn”. Trên lâm sàng, điều quan trọng là ghế đứng không dựa vào tường(10). THỬ NGHIỆM ĐI BỘ 10 MÉT (10-METRE WALK TEST-10MWT) Thử nghiệm yêu cầu người bệnh đi bộ một khoảng cách cho trước. Thời gian được đo trong khi đi khoảng cách đã định, thường thì người bệnh được cho khoảng cách để tăng tốc đến tốc độ đi bộ ưa thích của mình, khoảng cách này không được gộp vào khi xác định tốc độ. Vận tốc đi tính bằng khoảng cách đi chia cho thời gian đi khoảng cách đó. Có nhiều biến thể của bài kiểm tra này mặc dù bài kiểm tra 10 mét (10MWT) là phổ biến nhất. Cần chuẩn bị đồng hồ bấm giờ, đường đi không có vật cản dài 6, 8, 10, 12 mét tùy theo khoảng cách được kiểm tra(3). Các dụng cụ hỗ trợ đi có thể được sử dụng nhưng phải được ghi lại trong các lần thử nghiệm. Nếu người bệnh cần hỗ trợ, chỉ cung cấp sự hỗ trợ tối thiểu cho bệnh nhân để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ đã ghi lại phải phản ánh sự hỗ trợ lớn nhất cần có trong quá trình thử nghiệm. Ví dụ, nếu một người bệnh cần hỗ trợ tối thiểu cho phần lớn thử nghiệm nhưng yêu cầu hỗ trợ trung bình để giữ thăng bằng trong một lần, bệnh nhân nên được đánh giá là cần hỗ trợ mức trung bình. Thử nghiệm có thể được thực hiện ở tốc độ đi bộ ưa thích hoặc tốc độ nhanh nhất có thể (cần ghi chú là tốc độ ưa thích hay nhanh). Người đánh giá nên đi sau ít nhất nửa bước để không ảnh hưởng đến tốc độ của người bệnh(14). THỬ NGHIỆM ĐI BỘ 6 PHÚT (6 -MINUTE WALK TEST- 6MWT) Mục tiêu của bài kiểm tra là khoảng cách người bệnh đi bộ trong 6 phút. Người bệnh có thể nghỉ bao nhiêu lần tùy thích, nhưng đồng hồ bấm giờ vẫn tiếp tục chạy và ghi lại số lần nghỉ ngơi và tổng thời gian nghỉ ngơi. Thiết bị hỗ trợ có thể được sử dụng nhưng phải được ghi nhận. Nếu một người bệnh cần hỗ trợ, chỉ nên cung cấp hỗ trợ tối thiểu cho người bệnh để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, mức độ hỗ trợ được ghi lại sẽ phản ánh sự hỗ trợ lớn nhất trong quá trình thử nghiệm. Khi thực hiện, người khám không đi bộ phía trước hoặc trực tiếp bên cạnh người bệnh, vì điều này có thể tạo nhịp cho người bệnh và ảnh hưởng đến tốc độ và khoảng cách họ đi. Thay vào đó, đi bộ ít nhất nửa bước phía sau người bệnh. Cần có đồng hồ bấm giờ. Bánh xe để đo khoảng cách - nếu có thể, ghế, hành lang dài 12 m (15 m; 30 m); cần ghi chú quãng đường đo lường. Dấu (hình nón) để chỉ nơi đi vòng qua. Cũng có thể áp dụng phương trình hồi quy đặc trưng cho giới giải thích 40% phương sai trong khoảng cách đi bộ ở người trưởng thành khỏe mạnh(20). Nam: 6MWD = (7,57 x chiều cao cm) - (5,02 x tuổi) - (1,76 x cân nặng) -309. Nữ: 6MWD = (2,11 x chiều cao cm) - (2,29 x cân nặng kg) - (5,78 x tuổi) + 667. Nghiên cứu chứng minh thấy sự khác biệt đáng kể tùy thuộc vào độ dài của quãng đường được sử dụng. Yêu cầu người tham gia đi bộ trên đường dài 10 mét, dẫn đến khoảng cách đi được ngắn hơn so với khi được yêu cầu đi bộ trên đường 50 mét. Do đó, điều quan trọng là chuẩn hóa để theo dõi cho cả mục đích lâm sàng và nghiên cứu. Các hướng dẫn của Hiệp hội Lồng Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 30 ngực Hoa Kỳ cho thử nghiệm đi bộ sáu phút khuyên bạn nên sử dụng lối đi bộ 30 mét hoặc 100 feet với chiều dài của hành lang được đánh dấu mỗi 3 mét. Điểm quay vòng được đánh dấu bằng hình nón. Chống chỉ định người bị đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim không ổn định trong vòng một tháng trước kể từ lúc thử nghiệm(25). Có thể sử dụng GPS smartphone cung cấp kết quả tương tự như dùng bánh xe đo quãng đường và có thể thuận tiện hơn để người khám hỗ trợ người bệnh nếu cần. Thử nghiệm ngoài trời trên đất bằng không bang qua ngã tư đường, cho phép thử nghiệm trong khu phố riêng của người bệnh sau khi xuất viện sau điều trị nội trú. Những người mắc bệnh Alzheimer từ trung bình đến nặng có thể bị suy giảm thăng bằng và cần hỗ trợ về thể chất để di chuyển. Một số cá nhân cũng có thể yêu cầu sử dụng một thiết bị hỗ trợ để đi bộ(14). Người lượng giá có thể cần sử dụng trợ giúp thể chất và lời nói trong giai đoạn thử nghiệm nếu người bệnh khó có khả năng tập trung hoặc gặp khó khăn trong việc hiểu hướng dẫn. Hình 1. (A) Thử nghiệm đứng lên và đi-TUG; (B) Thử nghiệm thời gian 5 lần ngồi-đứng – 5xSTS; (C) Thang đo lường thăng bằng Berg- BBS; (D) Thử nghiệm đi bộ 6 phút- 6MWT THANG ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG ĐI (FUNCTIONAL GAIT ASSESSMENT-FGA) Thử nghiệm FGA có 10 mục đánh giá khả năng thực hiện các hoạt động bao gồm: đi trên bề mặt bằng phẳng, thay đổi tốc độ đi, đi với đầu quay ngang và dọc, đi với xoay thân 180°, bước qua chướng ngại vật, đi với chân đế hẹp, đi với mắt nhắm, đi lùi và lên xuống cầu thang. Mỗi mục được tính theo thang điểm từ 0 đến 3, với 0 = suy yếu/ khiếm khuyết nghiêm trọng; 1 = khiếm khuyết/ suy yếu trung bình; 2 = khiếm khuyết/ suy yếu nhẹ; 3 = bình thường. Điểm cao nhất = 30. Việc đánh giá có thể được thực hiện có hoặc không có dụng cụ trợ giúp. Người bệnh nên đi mà không cần sự trợ giúp thể chất của người khác. Khi thực hiện các mục, người khám không đi phía trước hoặc ngay bên cạnh, vì điều Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 31 này "tạo nhịp" cho người bệnh và có thể ảnh hưởng đến tốc độ họ đi. Thay vào đó, đi ít nhất nửa bước phía sau(15). Cần có đồng hồ bấm giờ, dụng cụ đo để đánh dấu khu vực. Khu vực đi bộ được đánh dấu: Chiều dài = 20 feet (6 mét); chiều rộng 12 inch (30,48 cm). Chướng ngại vật có chiều cao 9 inch (22,86 cm) sử dụng ít nhất 2 hộp giày xếp chồng lên nhau. Cầu thang có các bước cao 7,75 – 9 inch (20-23 cm) với tay vịn hai bên. Vị trí của người khám không tạo ra sự khác biệt về tính ngoại tin cậy. Sử dụng thuốc khi đánh giá FGA có thể dẫn đến một số điểm cắt (cut off) khác nhau cho người bệnh Parkinson có nguy cơ bị ngã. Khi xem xét thời gian dùng thuốc cho người bệnh Parkinson, có báo cáo rằng khả năng dự đoán té ngã trong thời gian thuộc hết hiệu lực (off) tốt hơn so với trong thời gian thuốc có hiệu lực (on). Do đó, họ đề nghị thử nghiệm khi thuốc hết hiệu lực để cải thiện khả năng dự đoán nguy cơ ngã(14). THỬ NGHIỆM THỜI GIAN 5 LẦN NGỒI-ĐỨNG (5 TIMES SIT-TO-STAND; 5XSTS) Thử nghiệm tính thời gian người bệnh đứng dậy năm lần từ ghế, tay khoanh trước ngực và tựa lưng vào ghế. Hướng dẫn người bệnh: "Tôi muốn bạn đứng lên và ngồi xuống nhanh nhất có thể 5 lần khi tôi nói 'Đứng’. Thời gian tính bắt đầu lúc nói "Đứng" và kết thúc khi mông chạm vào ghế sau lần lặp lại thứ 5. Cho thử một lần trước khi chính thức ghi hồ sơ. Với những người bệnh đã bị đột quỵ, được phép để tay yếu ở bên cạnh hoặc trong đai treo tay. Sử dụng ghế tiêu chuẩn có chỗ để tay (giữ ghế nhất quán cho mỗi lần kiểm tra). Chiều cao ghế được ghi nhận thường là 43-45 cm. Đảm bảo rằng ghế không dựa vào tường(5). Với người không có khả năng hoàn thành năm lần lặp lại mà không có sự trợ giúp hoặc sử dụng hỗ trợ chi trên chỉ ra họ không thể làm bài kiểm tra. Bất kỳ sửa đổi nào cũng phải được ghi lại. Ghi nhận tốc độ và mức hỗ trợ (độc lập, giám sát, trợ giúp trung bình, trợ giúp tối đa). Hướng dẫn người bệnh đứng hoàn toàn giữa các lần lặp cử động và không chạm vào lưng ghế trong mỗi lần lặp. Nếu người bệnh có chạm vào lưng ghế vẫn tiếp tục, nhưng không khuyến khích. Cố gắng không nói chuyện với người bệnh trong khi kiểm tra vì có thể làm giảm tốc độ của người bệnh. Nếu quan ngại người bệnh có thể mệt mỏi với một lần thử trước, người khám có thể thị phạm v và yêu cầu người bệnh thực hiện hai lần lặp lại trước để đảm bảo họ hiểu các hướng dẫn. Được phép đặt chân thoải mái trong quá trình thử nghiệm. Cần ghế có chiều cao tiêu chuẩn (43-45 cm, 17-18 inch) với tựa lưng và đồng hồ bấm giờ. Người bị rối loạn thăng bằng thực hiện 5xSTS chậm hơn nhóm chứng và thử nghiệm nhạy hơn trong dân số trẻ (<60 tuổi). 5xSTS phản ứng với sự thay đổi số thăng bằng theo thời gian. Hiện có nhiều biến thể tồn tại: Thử nghiệm đứng mười lần, kiểm tra đứng –ngồi bằng 1 chân, bài kiểm tra ngồi-đứng 1 phút, sáu lần ngồi-đứng, 30 giây ngồi- đứng. Các phép đo thời gian chính xác hơn (5x ngồi - đứng; 10 lần ngồi - đứng) sau đó đếm số lần làm được (30 giây ngồi - đứng; 10 giây ngồi - đứng). Tuy nhiên, những người yếu có thể không hoàn thành được số lần lặp lại cần thiết và do đó, đếm số lần lặp lại trong một khoảng thời gian định sẵn có thể thích hợp hơn cho một số nhóm bệnh nhất định(23). THANG MỨC ĐỘ TỰ TIN THĂNG BẰNG TRONG HOẠT ĐỘNG (ACTIVITIES-SPECIFIC BALANCE CONFIDENCE (ABC) Đây là phương pháp tự đánh giá châm điểm gồm 16 mục trong đó người bệnh đánh giá sự tự tin về thăng bằng của họ khi thực hiện các hoạt động: Đi trong nhà; Đi lên xuống cầu thang; Nhặt dép/giày từ sàn; Với ngang tầm mắt; Với lên đầu khi đứng nhón chân; Đứng trên ghế với tay; Quét nhà. Trong bộ câu hỏi, câu khởi đầu gốc được sử dụng để dẫn vào từng hoạt động được xem xét: "Bạn tự tin đến mức nào là bạn sẽ không mất thăng bằng hoặc trở nên không vững, Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5* 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 32 ổn định khi bạn ...". Các mục được đánh giá theo trong khoảng từ 0 - 100. Điểm bằng 0 thể hiện sự không tự tin, điểm 100 thể hiện sự tự tin hoàn toàn. Điểm tổng được tính bằng cách cộng điểm số của từng mục và sau đó chia cho tổng số mục. Người bệnh có thể tự thực hiện hoặc thông qua phỏng vấn; nhưng khuyến nghị nên phỏng vấn trực tiếp. Cần có bản khảo sát bao gồm thang điểm trực quan từ 0 - 100%. Đối với một số người bệnh, cần định kỳ định hướng lại để đảm bảo họ đang xem xét sự tự tin về khả năng di chuyển thay vì phản hồi dựa trên mức độ hoạt động thông thường của họ đối với từng mục được liệt kê(14). KẾT LUẬN Bài viết này cung cấp một loạt các thông số mang ý nghĩa thực tế để người đọc có thể tham chiếu và sử dụng dễ dàng trên lâm sàng. Mục tiêu bài này muốn cung cấp giá trị đề áp dụng vào lâm sàng nên không đi sâu mô tả các đặc tính giá trị, nội tin cậy, ngoại tin cậy của từng thước đo. Tuy nhiên, các thư nghiệm được giới thiệu trong bài đã dược chứng minh có các tính chất trên ở mức cao trong nhiều dạng bệnh khác nhau mà người đọc có thể tìm thấy dễ dàng trong y văn. Tuy chưa có các nghiên cứu chuẩn hoá ở Việt Nam nhưng những công cụ trên đã được sự chấp thuận và thông qua của Bộ Y tế công bố tại trang web của Cục khám chữa bệnh. Như vậy, trong khi chờ đợi có những nghiên cứu quy mô để chuẩn hoá những thử nghiệm này, người nhân viên y tế có thể tham khảo để sử dụng vào lâm sàng để có cái nhìn khách quan, xác định vấn đề cụ thể mang tính chức năng và chứng minh hiệu quả của phương pháp tập luyện của mình nhằm nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Andersson A, Kamwendo K, Seiger A, Appelros P (2006). How to identify potential fallers in a stroke unit: validity indexes of 4 test methods. Journal of Rehabilitation Medicine, 38(3):186-191. 2. Beninato M, Portney LG, Sullivan PE (2009). Using the International Classification of Functioning, Disability and Health as a framework to examine the association between falls and clinical assessment tools in people with stroke. Physical Therapy, 89(8):816-825. 3. Bohannon RW, Andrews AW (2011). Normal walking speed: a descriptive meta-analysis. Physiotherapy, 97(3):182-189. 4. Buatois S, Perret-Guillaume C, Gueguen R, Miget P, Vançon G, Perrin P, Benetos A (2010). A simple clinical scale to stratify risk of recurrent falls in community-dwelling adults aged 65 years and older. Physical Therapy, 90(4):550-560. 5. Duncan RP, Leddy AL, Earhart GM (2011). Five times sit-to- stand test performance in Parkinson's disease. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 92(9):1431-1436. 6. Flansbjer UB, Holmbäck AM, Downham D, Patten C, Lexell J (2005). Reliability of gait performance tests in men and women with hemiparesis after stroke. Journal of Rehabilitation Medicine, 37(2):75-82. 7. Fulk GD, He Y, Boyne P, Dunning K (2017). Predicting home and community walking activity poststroke. Stroke, 48(2):406- 411. 8. Halbert I, Iverson C, Miceli E, Shah P (2009). Use of Standardized Outcome Measures in Physical Therapist Practice: Perceptions and Applications. Physical Therapy, 89(2):125-35. 9. Hiengkaew V, Jitaree K, Chaiyawat P (2012). Minimal detectable changes of the Berg Balance Scale, Fugl-Meyer Assessment Scale, Timed “Up & Go” Test, gait speeds, and 2- minute walk test in individuals with chronic stroke with different degrees of ankle plantarflexor tone. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 93(7):1201-1208. 10. Lamola G, Bertolucci F, Rossi B, Chisari C (2015). Clinical assessments for predicting functional recovery after stroke. Int J Neurorehabil, 2:174. 11. Lin JH, Hsu MJ, Hsu HW, Wu HC, Hsieh CL (2010). Psychometric comparisons of 3 functional ambulation measures for patients with stroke. Stroke, 41(9):2021-2025. 12. Mak MK, Pang MY, Mok V (2012). Gait difficulty, postural instability, and muscle weakness are associated with fear of falling in people with Parkinson's disease. Parkinson’s Disease, 2012:901721. 13. Mong Y, Teo TW, Ng SS (2010). 5-repetition sit-to-stand test in subjects with chronic stroke: reliability and validity. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 91(3):407-413. 14. Moore JL, Potter K, Blankshain K, Kaplan SL, O'Dwyer LC, Sullivan JE (2018). A core set of outcome measures for adults with neurologic conditions undergoing rehabilitation: a clinical practice guideline. Journal of Neurologic Physical Therapy, 42(3):174. 15. Petersen C, Steffen T, Paly E, Dvorak L, Nelson R (2017). Reliability and minimal detectable change for sit-to-stand tests and the functional gait assessment for individuals with Parkinson disease. Journal of Geriatric Physical Therapy, 40(4):223-226. 16. Podsiadlo D, Richardson S (1991). The timed “Up & Go”: a test of basic functional mobility for frail elderly persons. Journal of the American Geriatrics Society, 39(2):142-148. 17. Salbach NM, Mayo NE, Higgins J, Ahmed S, Finch LE, Richards CL (2001). Responsiveness and predictability of gait Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Tổng Quan Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 33 speed and other disability measures in acute stroke. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 82(9):1204-1212. 18. Schenkman M, Ellis T, Christiansen C, Barón AE, Tickle- Degnen L, Hall DA, Wagenaar R (2011). Profile of functional limitations and task performance among people with early-and middle-stage Parkinson disease. Physical Therapy, 91(9):1339- 1354. 19. Schmid A, Duncan PW, Studenski S, Lai SM, Richards L, Perera S, Wu SS (2007). Improvements in speed-based gait classifications are meaningful. Stroke, 38(7):2096-2100. 20. Shumway-Cook A, Baldwin M, Polissar NL, Gruber W (1997). Predicting the probability for falls in community-dwelling older adults. Physical Therapy, 77(8):812-819. 21. Steffen T, Seney M (2008). Test-retest reliability and minimal detectable change on balance and ambulation tests, the 36-item short-form health survey, and the unified Parkinson disease rating scale in people with parkinsonism. Physical Therapy, 88(6):733-746. 22. Steffen TM, Hacker TA, Mollinger L (2002). Age-and gender- related test performance in community-dwelling elderly people: Six-Minute Walk Test, Berg Balance Scale, Timed Up & Go Test, and gait speeds. Physical Therapy, 82(2);128-137. 23. Thomas JI, Lane JV (2005). A pilot study to explore the predictive validity of 4 measures of falls risk in frail elderly patients. Archives of Physical Medicine and Rehabilitation, 86(8):1636-1640. 24. Tilson JK, Sullivan KJ, Cen SY, Rose DK, Koradia CH, Azen SP, Team LEAPSI (2010). Meaningful gait speed improvement during the first 60 days poststroke: minimal clinically important difference. Physical Therapy, 90(2):196-208. 25. Wevers L, Kwakkel G, van de Port I (2011). Is outdoor use of the six-minute walk test with a global positioning system in stroke patients' own neighbourhoods reproducible and valid? Journal of Rehabilitation Medicine, 43(11):1027-1031. Ngày nhận bài báo: 20/07/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_cac_cong_cu_do_luong_duoc_khuyen_nghi_trong_vat_ly.pdf
Tài liệu liên quan