Tài liệu Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng: Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 374
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Chương
13
Tổng kết, hướng phát triển
và chương trình mô phỏng
13.1. Tổng kết
Đề tài về anten là một đề tài rộng và tương đối mới mẻ, đặc biệt là anten thông
minh. Các lĩnh vực liên quan tới nó là rất nhiều, bao gồm trường điện từ, anten, lan
truyền sóng, thông tin, xử lý ngẫu nhiên, lý thuyết thích nghi, ước lượng phổ, và xử
lý tín hiệu mảng. Do đó, để có thể hiểu rõ và nắm bắt được một cách sâu sắc về
những vấn đề cơ bản và nền tảng của anten đòi hỏi người kỹ sư phải am hiểu tất cả
các lĩnh vực liên quan nói trên. Vì vậy, có thể xem quyển đồ án này là một biểu mẫu
để xem xét tất cả các lĩnh vực đó và gắn kết chúng vào một vấn đề chung. Các kiến
thức về những lĩnh vực liên quan, kiến thức mà đủ để có thể hiểu và phát triển về
nền tảng của anten thông minh đã được đúc kết trong từng chương.
Sau khi hiểu rõ các vấn đề v...
17 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 374
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Chương
13
Tổng kết, hướng phát triển
và chương trình mô phỏng
13.1. Tổng kết
Đề tài về anten là một đề tài rộng và tương đối mới mẻ, đặc biệt là anten thông
minh. Các lĩnh vực liên quan tới nó là rất nhiều, bao gồm trường điện từ, anten, lan
truyền sóng, thông tin, xử lý ngẫu nhiên, lý thuyết thích nghi, ước lượng phổ, và xử
lý tín hiệu mảng. Do đó, để có thể hiểu rõ và nắm bắt được một cách sâu sắc về
những vấn đề cơ bản và nền tảng của anten đòi hỏi người kỹ sư phải am hiểu tất cả
các lĩnh vực liên quan nói trên. Vì vậy, có thể xem quyển đồ án này là một biểu mẫu
để xem xét tất cả các lĩnh vực đó và gắn kết chúng vào một vấn đề chung. Các kiến
thức về những lĩnh vực liên quan, kiến thức mà đủ để có thể hiểu và phát triển về
nền tảng của anten thông minh đã được đúc kết trong từng chương.
Sau khi hiểu rõ các vấn đề về chương 2 (Trường điện từ), chương 3 (Anten),
chương 4 (Anten mảng), chương 6 (Biến ngẫu nhiên), chương 7 (Kênh truyền
sóng), đồng thời khảo sát thực tế một số anten cơ bản ở chương 5, ta có thể ứng
dụng vào việc ước lượng hướng góc tới ở chương 8 và định dạng búp sóng ở
chương 9 (Anten thông minh) nhằm đưa ra các giải pháp phát triển anten thông
minh để từ đó áp dụng vào các hệ thống thực tế làm tăng độ phủ sóng và tăng dung
lượng của mạng 3G (chương 10) hoặc ứng dụng vào các trạm di động (chương 11)
để tăng tốc độ downlink thõa mãn nhu cầu thị trường di động, hoặc xa hơn nữa là
ứng dụng anten thông minh trong các hệ thống MIMO (chương 12).
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 375
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
13.2. Hướng phát triển
Do thời gian có hạn, điều kiện và kỹ thuật còn chưa cao nên đề tài chỉ dừng lại ở
mức độ lý thuyết về anten thông minh và các vấn đề xoay quanh, đồng thời mô
phỏng các giải thuật ước lượng hướng góc tới. Tuy nhiên, lý thuyết về anten mà đặc
biệt là anten thông minh và các lý thuyết xoay quanh đó đã được trình bày khá đầy
đủ và chi tiết để có thể phát triển đề tài về sau.
Sau đây là các hướng phát triển đề tài do nhóm thực hiện đề xuất
Ứng dụng vào WCDMA, xây dựng hệ thống 3G. Có thể chỉ dừng lại ở mức
độ ứng dụng vào hệ thống 3G thực tế hoặc cao hơn là mô phỏng hệ thống
3G, nhưng nếu có điều kiện và trang thiết bị đầy đủ, đề tài có thể phát triển
lên mức xây dựng hệ thống 3G thực tế.
Hệ thống MIMO là một hệ thống phức tạp, cần kiến thức chuyên sâu. Tuy
nhiên, nếu dùng đề tài về anten thông minh này làm điểm tựa, ta có thể phát
triển để nghiên cứu hoặc xây dựng hệ thống MIMO.
13.3. Chương trình mô phỏng
Chương trình mô phỏng cho đề tài là dùng MATLAB để mô phỏng các phương
pháp ước lượng hướng góc tới, đưa ra các giải thuật và so sánh các phương pháp
này với nhau. Hình 13.1 là giao diện chính của chương trình, trình bày các thông tin
về đề tài đồ án tốt nghiệp.
Hình 13.1 Giao diện chính của chương trình mô phỏng
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 376
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nút START để bắt đầu chương trình mô phỏng, và EXIT để thoát chương trình.
Hình 13.2 mô tả giao diện của phần mô phỏng và phần so sánh các thuật toán ước
lượng hướng góc tới.
Hình 13.2 Giao diện phần mô phỏng các phương pháp ước lượng hướng góc tới.
Bảng Parameters là các thông số do người dùng nhập vào để cấp phát dữ liệu cho
các thuật toán ước lượng. Các tín hiệu từ 1 đến 6 (Signal 1 đến Signal 6) có thể
được bỏ đi nếu không đánh dấu vào ô trước nó.
Bảng Algorithms chứa các nút của những giải thuật sẽ được mô phỏng.
Sau cùng là nút Back để quay về giao diện chính ban đầu
Sau khi đã điền đầy đủ thông số trong bảng Parameters, ta chọn nút Lấy giá trị
để lưu các thông số vào chương trình mô phỏng, khi đó các nút mô phỏng giải thuật
sẽ ở trạng thái Enable để người dùng có thể thao tác. Khi muốn thay đổi thông số,
cần phải nhấn nút Nhập lại để Enable bảng Parameters.
Ô check box tên So sánh sẽ làm đồ thị chương trình không mất đi khi nhấn các
nút thuật toán khác khi được đánh dấu. Khi đó, người dùng có thể so sánh một cách
trực quan các thuật toán dựa theo đồ thị đã được chồng nhau.
Nút Xóa để xóa đồ thị nếu cần
Và cuối cùng là nút Giải thuật để chuyển đến một giao diện mới, giao diện này
sẽ trình bày một cách tóm gọn về phần lưu đồ giải thuật của từng thuật toán.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 377
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
13.3.1. Ước lượng AOA Bartlett
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới Bartlett sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.3.
Hình 13.3 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới Bartlett cho các
thông số mặc định của chương trình.
Ưu điểm của phương pháp Bartlett này là khá ổn định và thuật toán đơn giản. Tuy
nhiên, qua đồ thị ta thấy, nếu hai nguồn tín hiệu cách nhau khoảng trở lên thì
mới có thể giải bằng phương pháp Bartlett. Do đó, hạn chế của phương pháp này là
số tín hiệu được ước lượng sẽ không chính xác khi các thuê bao di chuyển gần
nhau.
Herein đã đặt ra giới hạn của phương pháp xấp xỉ Barlett khi dùng để ước lượng
hướng góc tới là: các góc có thể dùng được phải nằm trong giới hạn của độ rộng
búp sóng nửa công suất. Muốn tăng độ phân giải thì phải có một anten mảng lớn
hơn. Đối với anten mảng có độ dài lớn với khoảng cách , độ phân giải
hướng góc tới sẽ xấp xỉ 1/M.
13.3.2. Ước lượng AOA Capon
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới Capon sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.4.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 378
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.4 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới Capon cho các
thông số mặc định của chương trình.
Dễ thấy là ước lượng AOA Capon có độ phân giải lớn hơn ước lượng AOA Barlett.
Độ ổn định là tương đối vao nhưng không bằng của phương pháp Bartlett, trong
trường hợp các nguồn tin cạnh nhau có tính tương quan cao, độ phân giải của Capon
thật ra còn trở nên tệ hơn. Việc tìm ra các trọng số Capon là trong điều kiện xem
như các nguồn tín hiệu khác là nhiễu. Trường hợp có nhiều tín hiệu có thể xem là
các tín hiệu đa đường có biên độ Rayleigh và pha đều, khi đó điều kiện không tương
quan sẽ xảy ra và ta sẽ cần đến ước lượng Capon này.
Thuận lợi của phương pháp ước lượng Capon và Bartlett là chúng không có
tham số và không cần phải biết về các thông số thuộc tính đặc trưng.
13.3.3. Ước lượng AOA dự báo tuyến tính
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới dự báo tuyến tính sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.5.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 379
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.5 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới dự báo tuyến tính
cho các thông số mặc định của chương trình.
Dễ thấy rằng trong các điều kiện này, phương pháp dự đoán tuyến tính cho hiệu quả
cao hơn cả ước lượng Bartlett và Capon. Tính hiệu quả đó là phụ thuộc vào phần tử
anten mảng nào được chọn và không gian vector con ̅ . Nếu ta chọn các tín hiệu
đến có biên độ khác nhau, thì các giá trị đỉnh của phổ dự đoán tuyến tính này sẽ tỉ lệ
nghịch với cường độ tín hiệu đến. Do đó, phương pháp dự đoán tuyến tính không
chỉ cung cấp thông tin về hướng góc đến mà còn có thông tin về cường độ tín hiệu.
13.3.4. Ước lượng AOA entropy cực đại
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới entropy sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.6.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 380
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.6 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới dự báo tuyến tính
cho các thông số mặc định của chương trình.
Chú ý rằng trong phương pháp entropy cực đại, khi ta chọn cột ̅ từ ma trận ̅
,
sẽ cho ra cùng một phổ giả như phương pháp dự đoán tuyến tính. Việc chọn ̅ có
thể ảnh hưởng nhiều đến kết quả thu được. Các cột ở giữa của ma trận tương quan
mảng nghịch đảo có xu hướng cho ra kết quả tốt hơn với các điều kiện đã đặt ra.
13.3.5. Ước lượng AOA phân tích hài Pisarenko
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới Pisarenko sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.7.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 381
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.7 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới Pisarenko cho các
thông số mặc định của chương trình.
Dễ thấy rằng, bài toán Pisarenko cho ra độ phân giải tốt nhất. Tuy nhiên, nhược
điểm của phương pháp này là độ ổn định còn thấp. Cần độ hội tụ cao.
13.3.6. Ước lượng AOA chuẩn bé nhất (Min-norm)
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới Min-Norm sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.8.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 382
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.8 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới Min-Norm cho các
thông số mặc định của chương trình.
Phương pháp Min-Norm chỉ thích hợp cho các anten mảng tuyến tính đồng dạng
(ULA). Thấy rằng Phổ giả từ phương pháp chuẩn nhỏ nhất hầu như đồng nhất với
phổ giả PHD. Phương pháp chuẩn bé nhất này kết hợp tất cả vector đặc trưng của
tín hiệu nhiễu lại trong khi phương pháp PHD chỉ dùng vector đặc trưng của tín
hiệu nhiễu đầu tiên. Cũng như phương pháp Pisarenko, độ ổn định của phương pháp
Min-Norm còn thấp.
13.3.7. Ước lượng AOA MUSIC
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới MUSIC sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.9.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 383
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.9 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới MUSIC cho các
thông số mặc định của chương trình.
Dễ thấy rằng thuật toán MUSIC cho ra độ phân giải cao và độ ổn định rất lớn.
13.3.8. Ước lượng AOA Root-MUSIC
Sau khi nhập các thông số ngõ vào. Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc
tới Root-MUSIC sẽ có dạng như đồ thị của hình 13.10.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 384
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Hình 13.10 Phổ giả của phương pháp ước lượng hướng góc tới Root-MUSIC cho
các thông số mặc định của chương trình.
Nhìn chung thuật toán MUSIC có thể áp dụng cho bất kỳ anten mảng bất kỳ nào mà
không cần quan tâm đến vị trí các phần tử của nó. Thuật toán Root-MUSIC ngụ ý là
sẽ thu hẹp lại thuật toán MUSIC để tìm ra các gốc của một đa thức khác với việc chỉ
đơn thuần vẽ phổ giả hoặc tìm các đỉnh trong phổ giả. Tuy nhiên, đề tài này không
quá chú trọng vào thuật toán Root-MUSIC này, có thể tham khảo ở mục 8.3.8 ở
chương 8.
13.3.9. Lưu đồ giải thuật
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 385
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
End
Bartlett
Tính phổ theo công
thức Bartlett
Hình 13.11 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới Bartlett
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Tính phổ theo công
thức Capon
End
Capo
Hình 13.12 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới Capon.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 386
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Chọn anten qui chiếu
End
Linear prediction
Tính phổ theo công
thức Bartlett
Hình 13.13 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới dự đoán tuyến tính
(Linear Prediction).
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Chọn 1 cột của MT
tương quan
End
Maximum entropy
Tính phổ theo công
thức Maximum
entropy
Hình 13.14 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới Entropy cực đại.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 387
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Tìm trị riêng của ma
trận tương quan
End
Pisarenko
Sắp xếp trị riêng từ
nhỏ đến lớn
Tính ma trận không
gian con nhiễu
Tính phổ theo công
thức Pisarenko
Hình 13.15 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới phân tích hài Pisarenko.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 388
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Tìm trị riêng của ma
trận tương quan
End
Min-Norm
Sắp xếp trị riêng từ
nhỏ đến lớn
Tính ma trận không
gian con nhiễu
Tính phổ theo công
thức Min-Norm
Hình 13.16 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới Min-Norm.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 389
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nhập các thông số
Tính ma trận vector
lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Tìm trị riêng của ma
trận tương quan
End
MUSIC
Sắp xếp trị riêng từ
nhỏ đến lớn
Tính ma trận không
gian con nhiễu
Tính phổ theo công
thức MUSIC
Hình 13.17 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới MUSIC.
Nghiên cứu, khảo sát và và ứng dụng anten trong thông tin vô tuyến Trang 390
Chương 13 Tổng kết, hướng phát triển và chương trình mô phỏng
Nhập thông số
Tính ma trận vector lái
Ước lượng ma trận
tương quan
Tìm trị riêng của ma
trận tương quan
End
Root-MUSIC
Sắp xếp trị riêng từ
nhỏ đến lớn
Tính ma trận không
gian con nhiễu
Tính phổ theo công
thức Root-MUSIC
Tính ma trận không
gian con tín hiệu
Hình 13.17 Lưu đồ giải thuật ước lượng hướng góc tới Root-MUSIC.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20_Chuong 13.pdf