Tài liệu Tổng hợp vật liệu nano Ferrite Zn0.5Ni0.5Fe2O4 và khảo sát tính chất hấp thụ sóng radar của chúng - Trần Quang Đạt: Vật lý
Tr.Q. Đạt, N.T. Hà, Đ.Q. Hùng,“Tổng hợp vật liệu nano ferrite radar của chúng. ” 26
TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO FERRITE Zn0.5Ni0.5Fe2O4 VÀ
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HẤP THỤ SÓNG RADAR CỦA CHÚNG
Trần Quang Đạt1,2*, Nguyễn Trần Hà1, Đỗ Quốc Hùng1
Tóm tắt: Vật liệu nano siêu thuận từ Zn0.5Ni0.5Fe2O4 được tổng hợp với số
lượng lớn bằng phương pháp phun sương - đồng kết tủa. Các phép đo khảo sát cấu
trúc, tính chất của vật liệu như TEM, SEM, XRD đã cho thấy vật liệu có cấu trúc
trevorite lập phương tâm khối với kích thước hạt cỡ 10 nm. Kết quả đo VSM cho
thấy vật liệu chế tạo được là siêu thuận từ với từ dư và lực kháng từ gần như bằng
không, trong khi từ độ bão hòa lớn, cỡ 68 emu/g. Với vật liệu tổng hợp được,
chúng tôi chế tạo composit với cao su tổng hợp. Các mẫu có thành phần và bề dày
khác nhau. Trên cơ sở đo phổ tổn hao truyền qua và phản xạ sóng radar sử dụng
máy phân tích mạng véctơ, chúng tôi đã tính toán được đặc trưng phổ của hằng số
điện môi và độ từ thẩm...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổng hợp vật liệu nano Ferrite Zn0.5Ni0.5Fe2O4 và khảo sát tính chất hấp thụ sóng radar của chúng - Trần Quang Đạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vật lý
Tr.Q. Đạt, N.T. Hà, Đ.Q. Hùng,“Tổng hợp vật liệu nano ferrite radar của chúng. ” 26
TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO FERRITE Zn0.5Ni0.5Fe2O4 VÀ
KHẢO SÁT TÍNH CHẤT HẤP THỤ SÓNG RADAR CỦA CHÚNG
Trần Quang Đạt1,2*, Nguyễn Trần Hà1, Đỗ Quốc Hùng1
Tóm tắt: Vật liệu nano siêu thuận từ Zn0.5Ni0.5Fe2O4 được tổng hợp với số
lượng lớn bằng phương pháp phun sương - đồng kết tủa. Các phép đo khảo sát cấu
trúc, tính chất của vật liệu như TEM, SEM, XRD đã cho thấy vật liệu có cấu trúc
trevorite lập phương tâm khối với kích thước hạt cỡ 10 nm. Kết quả đo VSM cho
thấy vật liệu chế tạo được là siêu thuận từ với từ dư và lực kháng từ gần như bằng
không, trong khi từ độ bão hòa lớn, cỡ 68 emu/g. Với vật liệu tổng hợp được,
chúng tôi chế tạo composit với cao su tổng hợp. Các mẫu có thành phần và bề dày
khác nhau. Trên cơ sở đo phổ tổn hao truyền qua và phản xạ sóng radar sử dụng
máy phân tích mạng véctơ, chúng tôi đã tính toán được đặc trưng phổ của hằng số
điện môi và độ từ thẩm phức của vật liệu composit, trong dải tần số từ 8 đến 12
GHz. Trên cơ sở đó đã phân tích được sự phụ thuộc của phổ tổn hao phản xạ vào
thành phần của vật liệu.
Từ khóa: Nano ferrite, siêu thuận từ, đồng kết tủa, Zn0.5Ni0.5Fe2O4, RAM.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ hấp thụ sóng điện từ có tiềm năng ứng dụng rất lớn, nhất là với các
mục đích quân sự [1,2]. Nhu cầu sử dụng vật liệu hấp thụ sóng radar băng X ngày
càng cao trong công nghệ tàng hình. Vật liệu hấp thụ sóng radar được lựa chọn
giữa vật liệu từ tính và vật liệu điện môi để tạo nên hỗn hợp có khả năng hấp thụ vi
sóng rất lớn [3]. Hằng số điện môi phức và độ từ thẩm phức là các thông số để
đánh giá khả năng hấp thụ của vật liệu. Sự thay đổi của các đại lượng này theo tần
số là một vấn đề nóng bỏng được nghiên cứu rộng rãi. Hiện nay vật liệu composit
được phát triển bằng cách sử dụng kết hợp từ môi – điện môi đã đạt được sự hấp
thụ trong băng thông rộng. Chỉ những vật liệu có khả năng hấp thụ 90% năng
lượng của sóng tới mới có ý nghĩa ứng dụng trong thực tế. Hơn nữa vật liệu
composit cần có độ bền cao, nhẹ và linh hoạt trong việc chế tạo mẫu có tiềm năng
ứng dụng rất lớn [4]. Vật liệu ferrite từ mềm là sự lựa chọn tốt cho việc phát triển
cấu trúc composit [5]. Các ferrite thường được sử dụng nhất cho các ứng dụng hấp
thụ vi sóng là spinel. Vật liệu NiZn-ferrite rất phù hợp cho hấp thụ ở tần số cao (3 -
30 GHz), do khối lượng nhẹ, giá thành rẻ, linh hoạt trong chế tạo. Việc pha thêm
Zn2+ vào mạng tinh thể vật liệu vừa làm tăng tính chất từ của vật liệu, vừa đảm
mức độ bền vững của vật liệu. Theo Galindo và cộng sự, vật liệu ZnxNi1-xFe2O4 có
từ độ bão hòa lớn nhất ở giá trị x = 0,5 [6].
Trong bài báo này, chúng tôi nghiên cứu tổng hợp vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4 có
cấu trúc nanomét bằng phương pháp phun sương đồng kết tủa, đồng thời nghiên
cứu khả năng hấp thụ sóng radar băng X của hỗn hợp vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4 - cao
su tổng hợp.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 27
2. THỰC NGHIỆM
Vật liệu ferrite Zn0.5Ni0.5Fe2O4 được tổng hợp bằng phương pháp phun sương
đồng kết tủa, kết hợp với xử lý nhiệt ở nhiệt độ cao [7-10]. Ưu điểm nổi bật của
phương pháp công nghệ tạo hạt nano này là có năng suất cao, ổn định và có thể mở
rộng thành quy mô lớn một cách dễ dàng. Với phương pháp này, chúng tôi đã chế
tạo thành công được lượng lớn vật liệu nano từ tính Zn0.5Ni0.5Fe2O4, cỡ vài trăm
gam trên một quy trình. Hình thái và cấu trúc của vật liệu được nghiên cứu bằng
kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM, JEM-100CX), kính hiển vi điện tử quét hiệu
ứng trường (FE-SEM, HITACHI, S4800) và máy nhiễu xạ tia X (XRD, Bruker
D5005 với bức xạ CuKα1 có λ = 1,54056 Å). Tính chất từ của vật liệu được xác
định bằng máy từ kế mẫu rung (VSM, DMS 880) tại nhiệt độ phòng.
Để nghiên cứu sự hấp thụ sóng điện từ của vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4, chúng tôi đã
tiến hành pha trộn vật liệu nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4 và cao su tổng hợp để tạo thành
vật liệu composit, sau đó sử dụng để chế tạo các mẫu đo dưới dạng các tấm mỏng
có độ dày cỡ vài mm. Các đặc tính hấp thụ của vật liệu không chỉ phụ thuộc vào
tần số mà còn phụ thuộc vào độ dày của mẫu, hằng số điện môi phức ( *ε =ε'-jε'' ),
độ từ thẩm phức ( *μ =μ'-jμ'' ), thành phần của vật liệu composit. Bằng cách thay đổi
bề dày mẫu và hàm lượng Zn0.5Ni0.5Fe2O4 trong vật liệu composit có thể điều chỉnh
được khả năng hấp thụ sóng radar băng X. Phép đo đối với sóng radar của mẫu
được tiến hành bằng máy phân tích mạng véctơ E8362B Agilent sử dụng phương
pháp không gian tự do (free space) dưới góc tới 0o [11]. Hệ thống thiết bị đo bao
gồm một bộ phân tích mạng vectơ (PNA 8362B - Agilent USA) gắn với máy tính
cá nhân cài phần mềm chuyên dụng dùng để quan sát, điều chỉnh và lưu số liệu.
Hai ăng-ten giống hệt nhau được đặt trên các giá định vị và mẫu đo (tấm vật liệu)
được giữ cố định trong khoảng không gian giữa hai ăng-ten. Toàn hệ thống được
đặt trong buồng tối (Anechoic chamber) nhằm giảm thiểu sự ảnh hưởng từ môi
trường xung quanh. Sau khi hiệu chỉnh hệ thống, các mẫu được tiến hành đo, các
tín hiệu tổn hao phản xạ và tổn hao truyền qua nhận được dưới dạng tham số S.
Sử dụng các tham số S11, S21 thu được, có thể tính toán hằng số điện môi và độ
từ thẩm của mẫu bằng công thức Nicolson-Ross-Weir (NRW) [12,13].
1 11 21V S S (1) 2 21 11V S S (2)
1 2
1 2
1 VV
X
V V
(3)
1 2
1 2
1 VV
Y
V V
(4)
2 1Z X X (5) 2
2
Z V
G
1 Z V
(6)
Vật lý
Tr.Q. Đạt, N.T. Hà, Đ.Q. Hùng,“Tổng hợp vật liệu nano ferrite radar của chúng. ” 28
1
1
1 V 1 G1
k
jd 1 GV
(7)
10logR G (8)
* 1
0 1
2 1
1
V
jk d V
(9) * 2
0 2
2 1
1
V
jk d V
(10)
Trong đó k0 = 2πf/c , c là vận tốc ánh sáng, d là độ dày của mẫu.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Cấu trúc và tính chất từ của vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4
Ảnh SEM và ảnh TEM của hạt nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4 được trình bày trên hình 1.
Ảnh SEM cho thấy các hạt chế tạo được khá đồng nhất, có dạng gần như hình cầu
và có kích thước hạt khoảng 10 nm. Ảnh TEM cho kích thước hạt trong khoảng 10
nm. Giản đồ nhiễu xạ Rơnghen của hạt nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4 được trình bày trên
hình 2. Ta thấy có các đỉnh rộng quan sát ở góc 2 = 18,28o; 30,25o; 35,53o;
37,12o; 43,09o; 53,07o; 57,04o và 62,65o; tương ứng với các mặt (111), (220),
(311), (222), (400), (422), (511) và (440). Số liệu nhiễu xạ tia X cho thấy vật liệu
có cấu trúc trevorite lập phương tâm mặt với hằng số mạng a = 8,365 Å. Kích
thước tinh thể tính toán tại đỉnh (311) sử dụng công thức Scherrer d = k/.cos,
với k = 0,94, là bước sóng tia X, là độ rộng đỉnh tại một nửa cực đại và là vị
trí của đỉnh. Kết quả tính toán cho thấy kích thước tinh thể khoảng 11 nm. Kết quả
này phù hợp với kết quả ảnh SEM và TEM.
Hình 1. Ảnh SEM (a) và TEM (b) của vật liệu nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4.
10 20 30 40 50 60 70
0
40
80
120
160
200
(222)
(440)
(511)
(422)
(400)
(311)
(220)
(111)
C
ên
g
®
é
(a
.u
)
2 (®é)
Hình 2. Giản đồ nhiễu xạ Rơnghen của vật liệu nano Zn0,5Ni0,5Fe2O4.
Trên hình 3 biễu diễn các đường cong từ trễ của các vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4 đo
ở nhiệt độ phòng, trong điều kiện từ trường nhỏ (hình 3a) và từ trường lớn (hình
(b) (a)
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 29
3b). Ta thấy từ độ của nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4 tăng khi tăng từ trường đặt vào. Ở từ
trường 13,5 kOe độ từ hóa hầu như vẫn chưa đạt trạng thái bão hòa và đạt giá trị
68 emu/g, trong khi từ dư và lực kháng từ gần như bằng không. Điều đó cho thấy
vật liệu nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4 thể hiện tính chất siêu thuận từ.
-1000 -500 0 500 1000
-40
-20
0
20
40
M
(
e
m
u
/g
)
H (Oe)
(a)
-15 -10 -5 0 5 10 15
-80
-60
-40
-20
0
20
40
60
80
M
(
e
m
u
/g
)
H (kOe)
(b)
Hình 3. Chu trình từ trễ của hạt nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4
trong vùng từ trường nhỏ (a), trong vùng từ trường lớn (b).
So sánh kết quả với hệ mẫu NiFe2O4
trên hình 4, từ độ bão hòa của mẫu
Zn0.5Ni0.5Fe2O4 cao hơn khoảng 1,5 lần (từ
độ bão hòa của mẫu NiFe2O4 là 45 emu/g).
Trong khi đó, lực kháng từ và từ dư là gần
như giống nhau, đều xấp xỉ bằng không.
So sánh với kết quả từ độ bão hòa với mẫu
của nhóm tác giả [6], trong hệ mẫu ZnxNi1-
xFe2O4 từ độ bão hòa đạt 48 emu/g tại x =
0.5 và từ trường từ hóa 70 kOe, có thể thấy
rằng tính chất từ của hệ vật liệu
Zn0.5Ni0.5Fe2O4 của chúng tôi, chế tạo bằng phương pháp phun sương - đồng kết
tủa, là tốt hơn nhiều.
3.2. Khảo sát hấp thụ sóng radar băng X của vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4
Hình 5 chỉ ra phần thực và phần ảo của hằng số điện môi, độ từ thẩm của mẫu
vật liệu composit, với hàm lượng của Zn0.5Ni0.5Fe2O4 chiếm 50% tổng khối lượng
hỗn hợp, bề dày 1,5 mm, tại dải tần số từ 8 - 12 GHz. Có thể thấy phần thực và
phần ảo của hằng số điện môi và độ từ thẩm phụ thuộc khá phức tạp vào tần số.
Các giá trị phẩn ảo của hằng số điện môi và độ từ thẩm đều giảm theo tần số. Trên
hình 5a và 5b, các đường ’’ và ’’ xuất hiện ba đỉnh cực đại tương ứng với sự tổn
hao điện môi, tổn hao từ môi cực đại.
-10 -5 0 5 10
-80
-60
-40
-20
0
20
40
60
80
M
(
e
m
u
/g
)
H (kOe)
NiFe
2
O
4
Zn
0.5
Ni
0.5
Fe
2
O
4
Hình 4. Chu trình từ trễ của hạt
nano Zn0.5Ni0.5Fe2O4 và NiFe2O4.
Vật lý
Tr.Q. Đạt, N.T. Hà, Đ.Q. Hùng,“Tổng hợp vật liệu nano ferrite radar của chúng. ” 30
8 9 10 11 12
0
1
2
3
4
5
6
7
TÇn sè (GHz)
H
»n
g
sè
®
iÖ
n
m
«i
'
''
a)
8 9 10 11 12
0
1
2
3
4
5
6
7
(b)
®
é
tõ
t
h
È
m
TÇn sè (GHz)
'
''
Hình 5. Phần thực ('), phần ảo ('') của hằng số điện môi (a) và phần thực (')
phần ảo ('') của độ từ thẩm (b) của hỗn hợp Zn0.5Ni0.5Fe2O4 - cao su tổng hợp
với hàm lượng 50%, bề dày mẫu 1,5 mm.
Để nghiên cứu cơ chế hấp thụ của hỗn hợp, sử dụng đường cong bán nguyệt
Cole (hình 6) và giá trị C0 = ’’.’
-2.f-1 (hình 7).
Theo hồi phục lưỡng cực Debye, hằng số điện môi được biểu diễn qua công thức:
s' ''
1 j2 f
(11)
Trong đó: f, S, ∞ và lần lượt tương ứng là tần số, hằng số điện môi tĩnh, hằng
số điện môi tại tần số giới hạn trên và thời gian hồi phục phân cực. Do đó’, ''
được biểu diễn qua các công thức sau:
s
2
'
1 2 f
(12)
s
2
2 f
''
1 2 f
(13)
Mối quan hệ giữa’, '' như sau:
2 2
2s s' ''
2 2
(14)
Như vậy, đường cong biểu diễn quan hệ giữa ’, '' là đường bán nguyệt, gọi là
đường bán nguyệt Cole. Mỗi đường bán nguyệt tương ứng một quá trình hồi phục
Debye [14].
Trên hình 6, đường cong ’’(') là chồng chập của một số đường bán nguyệt, do
đó quá trình hồi phục trong hệ mẫu composite là hồi phục đa điện môi
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 31
Sự tổn hao từ trường có thể do các hiện tượng từ trễ, cộng hưởng vách domain,
cộng hưởng tự nhiên (natural resonance - NR) và hiệu ứng dòng xoáy (eddy
current effect - ECE). Tổn hao do từ trễ và cộng hưởng vách domain được loại trừ
với hệ mẫu này [15]. Tổn hao do hiện tượng trễ loại trừ do từ trường đặt vào mẫu
nhỏ, tồn hao do cộng hưởng vách
domain nhỏ ở dải tần số GHz. Với tổn
hao do hiệu ứng dòng xoáy, giá trị C0
gần như không thay đổi khi thay đổi
tần số. Trên hình 7, ở tần số dưới 10
GHz, giá trị C0 tương đối ổn định, tổn
hao từ chủ yếu do hiệu ứng dòng xoáy.
Ở tần số cao hơn, tổn hao từ còn do cả
hiệu ứng cộng hưởng tự nhiên.
Các giá trị ’, ’ có giá rất nhỏ, xấp
xỉ không. Do đó modul của hằng số
điện môi và độ từ thẩm hầu như phụ
thuộc vào các giá trị phần ảo ’’, ’’.
Kết quả sự phụ thuộc của modul hằng số điện môi và độ từ thẩm phức của các mẫu
composit với hàm lượng Zn0.5Ni0.5Fe2O4 khác nhau được trình bày trên hình 8. Ta
thấy giá trị của modul hằng số điện môi và độ từ thẩm thay đổi nhỏ khi tăng hàm
lượng vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4 từ 30% đến 50%.
0.1 0.2 0.3 0.4
3
4
5
6
'
'
'
8 9 10 11 12
0
200
400
600
800
1000
TÇn sè (GHz)
C
0
Hình 6. Đường cong Cole của hỗn hợp
Zn0.5Ni0.5Fe2O4 - cao su tổng hợp
hàm lượng 50%, bề dày mẫu 1,5 mm.
Hình 7. Giá trị C0 của hỗn hợp
Zn0.5Ni0.5Fe2O4 - cao su tổng hợp
hàm lượng 50%, bề dày mẫu 1,5 mm.
8 9 10 11 12
3
4
5
6
7
M
od
u
l
cñ
a
vµ
TÇn sè (GHz)
-30%
-40%
-50%
-30%
-40%
-50%
Hình 8. Modul hằng số điện môi phức, độ từ
thẩm phức của các hỗn hợp Zn0.5Ni0.5Fe2O4
- cao su tổng hợp có hàm lượng khác nhau,
bề dày mẫu 1,5 mm.
Vật lý
Tr.Q. Đạt, N.T. Hà, Đ.Q. Hùng,“Tổng hợp vật liệu nano ferrite radar của chúng. ” 32
8 9 10 11 12
0
50
100
150
200
250
T
an
e
TÇn sè (GHz)
tan e - 30%
tan e - 40%
tan e - 50%
(b)
8 9 10 11 12
0
50
100
150
200
250
TÇn sè (GHz)
T
a
n
m
tan m - 30%
tan m - 40%
tan m - 50%
(b)
Hình 9. Tane (a) và tanm (b) của các mẫu composit, bề dày 1,5 mm.
Tổn hao điện môi, tổn hao từ môi còn được thể hiện qua hệ số tan tổn hao điện
môi, tan tổn hao từ môi: tane = ’’/’ và tanm = ’’/’. Hình 9 mô tả sự phụ
thuộc của tane và tanm vào tần số của các mẫu có hàm lượng 30%, 40%, 50%.
Thông thường sự hấp thụ mạnh sóng radar phụ thuộc vào tổn hao từ môi, điện môi
hoặc cả hai [16]. Trên hình 9a, tane có giá trị phụ thuộc phức tạp vào tần số. Ở
mỗi thành phần đều xuất hiện các đỉnh cực đại tại tần số 8,2; 9,2; 10,3 GHz. Điều
này cũng quan sát thấy ở trên hình 9b, ứng với tanm. Khi tăng dần hàm lượng của
vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4, có thể thấy rõ ràng tanm tăng dần. Tuy nhiên tane ở hàm
lượng 40% có giá trị nhỏ hơn ở các hàm lượng 30%, 50%, trong hầu hết dải tần số
8 – 12 GHz.
Đồ thị phụ thuộc vào tần số của tổn hao phản xạ (reflection loss - RL) trên ba
mẫu với hàm lượng Zn0.5Ni0.5Fe2O4 khác nhau, bề dày 1,5 mm. được trình bày trên
hình 10. Kết quả cho thấy cả ba hỗn hợp đều có khả năng hấp thụ sóng radar trên
90% (tổn hao phản xạ nhỏ hơn -10 dB). Độ hấp thụ cực đại của các mẫu hàm
lượng 30%, 40%, 50% lần lượt là 96,9% (-15,11 dB) tại 10,3 GHz, 97,6% (-16,23
dB) tại 10,3 GHz, 98,1% (-17,3 dB) tại 10,6 GHz. Mỗi đường tổn hao ở mỗi thành
phần đều xuất hiện ba đỉnh hấp thụ tương ứng với quá trình tổn hao tổng hợp cực
đại (tổn hao điện môi và tổn hao từ môi). Điều này phù hợp với sự thay đổi của
tane, tanm theo tần số. Như vậy, ta thấy có thể điều chỉnh dải tần hấp thụ cực đại
của tấm vật liệu composit bằng cách thay đổi hàm lượng Zn0.5Ni0.5Fe2O4.
Theo lý thuyết truyền sóng, đường RL phụ thuộc vào bề dày của mẫu [17].
Thông số bề dày ảnh hưởng đến cường độ và vị trí của các đỉnh cực đại của RL.
Chúng tôi tiến hành khảo sát sự thay đổi của RL theo tần số, với mẫu có hàm
lượng Zn0.5Ni0.5Fe2O4 30%. Trên hình 11, với bề dày 1 mm, có một dải tần số mà
RL nhỏ hơn -10 dB. Với các bề dày lớn hơn, toàn bộ dải từ 8 - 12 GHz đều có RL
nhỏ hơn -10 dB. Có thể thấy rằng khi tăng bề dày, thì RL có cường độ đỉnh hấp thụ
tăng, vị trí các đỉnh dịch chuyển về phía tần số nhỏ. Như vậy có thể thay đổi bề dày
của mẫu composit để thay đổi khả năng hấp thụ sóng radar. Tuy nhiên việc tăng bề
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 33
dày mẫu quá lớn, sẽ gây khó khăn cho quá trình chế tạo mẫu. Hơn nữa với định
hướng chế tạo cấu trúc đa lớp nhằm cải thiện khả năng hấp thụ sóng radar, bề dày
các đơn lớp thường không quá lớn.
4. KẾT LUẬN
Chúng tôi đã chế tạo thành công vật liệu Zn0.5Ni0.5Fe2O4 với kích thước hạt cỡ
10 nm. Vật liệu thể hiện tính chất siêu thuận từ với từ độ bão hòa cỡ 68 emu/g.
Quá trình khảo sát sự hấp thụ của hỗn hợp vật liệu với cao su tổng hợp, cho thấy
khả năng hấp thụ sóng radar băng X đạt cỡ 98,1% (-17,3 dB) ở tần số 10,6 GHz,
với mẫu có hàm lượng Zn0.5Ni0.5Fe2O4 50%, bề dày 1,5 mm. Khảo sát sự thay đổi
của hằng số điện môi, độ từ thẩm theo tần số cho thấy cơ chế hấp thụ là sự tổng
hợp của tổn hao điện môi và tổn hao từ môi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. J. H. Oh, K.S. Oh, C.G Kim, C.S. Hong, “Design radar absorbing structures
using glass/epoxy composite containing carbon black in the X frequency
ranges” Composites Part B: Engineering, Vol 35, No 1 (2004), pp. 49-56.
[2]. K.Y Park, S.E Lee, C.G Kim, J.H Han, “Fabrication and electromagnetic
characteristics of electromagnetic wave absorbing sandwich structures”,
Composites Science and Technology, Vol 66, No 3 (2006), pp. 576-584.
[3]. S. Das et al, “Microwave absorption properties of double-layer composites
using CoZn/NiZn/MnZn-ferrite and titanium dioxide”, Journal of Magnetism
and Magnetic Materials, Vol 377 (2015), pp. 111–116.
[4]. R. Dosoudil, , M.Ušáková, J.Franek, J.Sláma, V. Olah, “RF electromagnetic
wave absorbing properties of ferrite polymer composite materials”, Journal of
Magnetism and Magnetic Materials, Vol 304, No 2, (2006), pp. 755–757.
8 9 10 11 12
-18
-16
-14
-12
-10
T
æn
h
ao
p
h
¶n
x
a
R
(d
B
)
TÇn sè (GHz)
30%
40%
50%
8 9 10 11 12
-20
-18
-16
-14
-12
-10
-8
-6
T
æn
h
ao
p
h
¶n
x
a
R
(d
B
)
TÇn sè (GHz)
BÒ dµy 1 mm
BÒ dµy 1,5 mm
BÒ dµy 2 mm
BÒ dµy 2,5 mm
Hình 10. Tổn hao phản xạ của các
mẫu composit, có bề dày 1,5 mm
Hình 11. Tổn hao phản xạ của các
mẫu Zn0.5Ni0.5Fe2O4 - cao su tổng hợp với
hàm lượng 30% và bề dày khác nhau.
Vật lý
Tr.Q. Đạt, N.T. Hà, Đ.Q. Hùng,“Tổng hợp vật liệu nano ferrite radar của chúng. ” 34
[5]. P. H. Martha, “Microwave applications of soft ferrites”, Journal of Magnetism
and Magnetic Materials, Vol 215–216, (2000), pp. 171–183.
[6]. J.T.E Galindo et al, “Zn-doping effect on the energy barrier to magnetization
reversal in nickel ferrite nanoparticles”, Applied Physics A, Vol 87, No 4
(2007), pp. 743 – 747.
[7]. Đỗ Quốc Hùng, Trần Quang Đạt, Nguyễn Kim Thanh, “Chế tạo và nghiên cứu
tính chất của hạt nano Fe3O4 bằng phương pháp phun sương - đồng kết tủa”,
Tạp chí Hóa học , số 48 (5A) (2010), pp. 94-97.
[8]. Do Quoc Hung, Tran Quang Dat, “Large scale method to synthesize
Zn0.5Ni0.5Fe2O4 nanoparticles with high magnetization”, VNU Jounal of
science Mathermatics-Physics, Vol 27 (3) (2011), pp. 160-164.
[9]. Nguyễn Kim Thanh, Đỗ Quốc Hùng, Trần Quang Đạt, “Tổng hợp hạt nano
ferrite Cu0.5Ni0.5Fe2O4 và khảo sát một số tính chất của chúng”, Tạp chí Khoa
học và Công nghệ, số 50 (1A) (2012), pp. 44-49.
[10]. Trần Quang Đạt, Lê Đình Vị, Đỗ Quốc Hùng, “Nghiên cứu tính chất loại
bỏ uranium của hạt nano siêu thuận từ Cu0.5Ni0.5Fe2O4 chế tạo với phương
pháp hàng loạt”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 52 (3A) (2014), pp. 66-
73.
[11]. S.B. Kumar et al, “A Simple Free-space method for measuring the complex
permittivity of single and compound dielectric materials”, Microwave Opt
Technol Lett, Vol 26 (2000), pp. 117-119.
[12]. R.W. Ziolkowski, “Design, Fabrication, and Testing of Double Negative
Metamaterials”, University of Arizona, Tucson, AZ 85721-0104, pp. 40.
[13]. A.M Nicolson, G.F Ross, “Measurement of the intrinsic properties of
materialsby time domain techniques”, IEEE Transactions on Instrumentation
and Measurement, 19 (4) (1970) pp. 377-382.
[14]. Y. Huang, P. Liu, X. Zhang, “Cubic NiFe2O4 particles on graphene–
polyaniline and their enhanced microwave absorption properties”,
Composites Science and Technology, Vol 107 (2015), pp. 54–60.
[15]. G. W. Taylor et al, “Microwave magnetic properties of Co50/(SiO2)50
nanoparticles” Applied Physics Letters, Vol 80 (2002), pp. 4404–4406.
[16]. M. Khairy, “Synthesis, characterization, magnetic and electrical
properties of polyaniline/NiFe2O4 nanocomposite”, Synthetic Metals, Vol
189 (2014), pp. 34–41.
[17]. K. Sakai, K. Hiraki, S. Yoshikado, “Evaluation of composite
clectromagnetic wave absorber made of isolated Ni-Zn ferrite or permalloy”,
Electronics and Communications in Japan, Vol 92, No 5 (2009), pp. 14-22.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 35
ABSTRACT
SYNTHESIS OF Zn0.5Ni0.5Fe2O4 FERRITE NANOMATERIALS
AND STUDY OF THEIR RADAR WAVE ABSORBING PROPERTIES
Zn0.5Ni0.5Fe2O4 magnetic nanoparticles have been prepared by the
method of spraying - co-precipitation. Different techniques such as TEM,
SEM, XRD techniques were used to characterize obtained material. It is
shown that prepared by this method Zn0.5Ni0.5Fe2O4 has face-centered cubic
trevorite structure and particle size of about 10 nm. The VSM measurement
has shown that obtained material is superparamagnetic with saturation
magnetization (Ms) of about 68 emu/g, remanences (Mr) and coercive
forces (Hc) near to zero. As prepared materials, we have fabricated the
composites with synthetic rubber. The samples were synthesized with
various amounts of ferrite and different thickness. Based on measurements
of reflection and transmission spectra carried out with vector network
analyzer, we have calculated spectral characteristics in the frequency range
from 8 to 12 GHz of complex permittivity and permeability of the composite
materials. The concentration dependence of the reflection loss spectra on
the frequency is analized.
Keywords: Nano ferrite, superparamagnetic, co-precipitation, Zn0.5Ni0.5Fe2O4, RAM.
Nhận bài ngày 21 tháng 07 năm 2015
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015
Địa chỉ: 1 Bộ môn Vật Lý - Học viện Kỹ thuật Quân sự;
2 Viện Điện tử - Viện KH&CN Quân sự;
* Email: dattqmta@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 04_tran_quang_dat_2157_2149976.pdf