Tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng 1

Tài liệu Tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng 1: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 259 TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BỆNH LÝ TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Trịnh Thanh Lan*, Phạm Thị Thanh Tâm**, Ngô Minh Xuân*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tổn thương thận cấp, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên hệ giữa tổn thương thận cấp với một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý được điều trị tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Có 140 ca sanh non được đưa vào nghiên cứu với tỉ lệ tổn thương thận cấp là 14.3%, cân nặng trung bình là 1505±755 gram và tuổi thai trung bình là 30.3±3.5 tuần. Triệu chứng lâm sàng phù và thiểu niệu chiếm 35% các trường hợp tổn thương thận cấp với tỉ lệ tử vong là 40%. Các rối loạn trên cận lâm sàng thường gặp là hạ natri máu, tăng kali máu và hạ canxi máu ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý tại Khoa hồi sức sơ sinh Bệnh Viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 259 TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG BỆNH LÝ TẠI KHOA HỒI SỨC SƠ SINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 Trịnh Thanh Lan*, Phạm Thị Thanh Tâm**, Ngô Minh Xuân*** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỉ lệ tổn thương thận cấp, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và mối liên hệ giữa tổn thương thận cấp với một số yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý được điều trị tại khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2017 đến tháng 6/2018. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang. Kết quả: Có 140 ca sanh non được đưa vào nghiên cứu với tỉ lệ tổn thương thận cấp là 14.3%, cân nặng trung bình là 1505±755 gram và tuổi thai trung bình là 30.3±3.5 tuần. Triệu chứng lâm sàng phù và thiểu niệu chiếm 35% các trường hợp tổn thương thận cấp với tỉ lệ tử vong là 40%. Các rối loạn trên cận lâm sàng thường gặp là hạ natri máu, tăng kali máu và hạ canxi máu với tỉ lệ lần lượt là 85%, 55%, 70%. Toan chuyển hóa mức độ trung bình với pH trung bình là 7.22±0.12 và BE là -11.93±5.86. Tổn thương thận cấp có mối liên hệ với các tình trạng bệnh lý như sốc, nhiễm trùng huyết, thở máy, tồn tại ống động mạch, viêm ruột hoại tử và việc sử dụng kháng sinh Amikacin, Vancomycin và thuốc kháng nấm Amphotericin B. Kết luận: Tổn thương thận cấp là một vấn đề rất thường gặp và nếu phối hợp nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán sẽ giúp tăng khả năng phát hiện sớm. Đồng thời việc hiểu biết về các yếu tố có liên quan với tổn thương thận cấp sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Từ khóa: tổn tương thận cấp, sốc, nhiễm trùng huyết, tồn tại ống động mạch, viêm ruột hoại từ, kháng sinh ABSTRACT ACUTE KIDNEY INJURY IN SICK PRETERM NEONATES IN NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT OF CHILDREN’S HOSPITAL 1 Trinh Thanh Lan, Pham Thi Thanh Tam, Ngo Minh Xuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 259-264 Objectives: To identify the prevalence of acute kidney injury and some related factors in sick preterm neonates in neonatal intensive care unit, Children’s Hospital 1 from December 2017 to June 2018. Method: Cross sectional study. Results: In 140 preterm infants in our study, the prevalence of acute kidney injury is 14.3%, mean weight of birth is 1505±755 gram and mean gestational age is 30.3±3.5 weeks. Edema and oligouria occur in 35% of acute kidney injury cases and death prevalence is 40%. Abnormalities in blood tests are hyponatremia, hyperkalemia and hypocalcemia with the prevalences are 85%, 55%, 70%, respectively. These infants also have metabolic acidosis with mean pH is 7.22±0.12 and BE is -11.93±5.86. Some related factors to acute kidney injury are sepsis, shock, mechanical ventilation, patent ductus arteriosus, necrosis enterocolitis and use of some kidney affected antibiotics such as Amikacin, Vancomycin and Amphotericin B. Conclusion: Acute kidney injury is not uncommon and using different criteria together will help to diagnose early. Furthermore, understanding of related factors will make treatment more effectively. Keywords: acute kidney injury, shock, sepsis, patent ductus arteriosus, necrosis enterocolitis, antibiotics *Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố **Bệnh viện Nhi Đồng 1 ***Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch Tác giả liên lạc: BS Trịnh Thanh Lan ĐT: 0902715989 Email: lantrinh282@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 260 ĐẶT VẤN ĐỀ Tổn thương thận cấp (TTTC) là tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột, dẫn đến các rối loạn nước, điện giải và toan kiềm(4). Đây là một trong những vấn đề rất thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sanh non với tỉ lệ tử vong cao (69,2%)(10) và một số lượng lớn bệnh nhân còn sống diễn tiến đến suy thận mạn trong tương lai(1). Y văn thế giới đã đưa ra các yếu tố nguy cơ của TTTC ở trẻ sơ sinh như non tháng, cân nặng thấp, sanh ngạt, suy hô hấp, nhiễm trùng huyết, phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật tim và sử dụng các thuốc có khả năng ảnh hưởng chức năng thận(9). Việc hiểu biết về TTTC và các yếu tố liên quan sẽ giúp chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong cũng như có chiến lược theo dõi nhằm phát hiện sớm những trường hợp suy thận mạn trong tương lai. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với câu hỏi nghiên cứu “Tỉ lệ TTTC ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý là bao nhiều và mối liên hệ giữa tổn thương thận cấp với các yếu tố liên quan như thế nào?” Mục tiêu nghiên cứu Tính tỉ lệ tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý. Mô tả triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp tổn thương thận cấp. Mô tả mối liên hệ giữa tổn thương thận cấp và một số yếu tố liên quan. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Dân số mục tiêu Trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý. Dân số chọn mẫu Trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý nhập vào khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2017 đến tháng 5/2018. Cỡ mẫu Công thức tính cỡ mẫu nhằm ước lượng một tỉ lệ trong dân số: Trong đó: α là sai lầm loại 1, chọn α=0,05. Z: trị số từ phân phối chuẩn, với mức ý nghĩa α= 0,05 Z=1,96. p: Tỉ lệ TTTC trên trẻ sơ sinh non tháng là 26% (Theo nghiên cứu của Vesna Stojanovié (2014)(10). d: Độ chính xác của ước lượng, chọn d=0,08. Vậy n ≥116. Phương pháp chọn mẫu Lấy trọn tất cả trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý nhập khoa hồi sức sơ sinh bệnh viện Nhi đồng 1 từ 1/12/2017 đến 31/5/2018. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn chọn vào Trẻ sơ sinh non tháng < 37 tuần và có bệnh lý cần hồi sức tích cực về hô hấp, tuần hoàn hoặc nuôi ăn tĩnh mạch được nhập vào khoa hồi sức sơ sinh. Tiêu chuẩn loại trừ Trẻ không được thử creatinine một lần nào trong thời gian điều trị tại khoa hồi sức sơ sinh. Trẻ tử vong trong vòng 48 giờ sau nhập viện. Trẻ có mẹ được ghi nhận tình trạng suy thận cấp/mạn. Người nhà không đồng ý tham gia nghiên cứu. Xử lý số liệu Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 12. Biến số định lượng được trình bày dưới dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Biến số định tính được trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm (%). Sự tương quan giữa các biến định tính được kiểm định bằng phép kiểm Chi bình phương. Sự tương quan giữa các biến số định lượng được kiểm định bằng phép kiểm t, phép kiểm Mann – Whitney. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 261 Tiêu chuẩn ca xác định Các trẻ có sự tăng creatinine máu> 1.5 mg/dL (tiêu chuẩn 1) và/hoặc động học sự thay đổi creatinine thỏa tiêu chuẩn AKIN(7) (tiêu chuẩn 2). Bảng 1.Tiêu chuẩn AKIN chẩn đoán tổn thương thận cấp Giai đoạn Creatinine máu 0 Không tăng hoặc tăng < 0,3 mg/dL 1 Tăng > 0,3 mg/dL hay tăng 150-200% so với creatinine nền * 2 Tăng > 200-300% 3 Tăng > 300% hoặc creatinine máu >4 mg/dL với mức tăng cấp tính 0,5 mg/dL hoặc cần lọc máu *Creatinine nền là creatinine thấp nhất trước đó của bệnh nhân Định nghĩa một số biến quan trọng Nhiễm trùng huyết(2) Chẩn đoán có thể Lâm sàng: Triệu chứng ở nhiều cơ quan và có ổ nhiễm trùng. Công thức máu gợi ý nhiễm trùng huyết phải có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn như sau: Bạch cầu ≤ 5000/mm3 hoặc ≥ 20000/mm3; Tỷ lệ Band Neutrophil/Neutrophil ≥ 0,2; Có không bào, hạt độc, thể Dohl; Tiểu cầu đếm < 150000/mm3; CRP > 10 mg/L. Chẩn đoán xác định Lâm sàng gợi ý nhiễm trùng và cấy máu dương tính. Sốc(2) Mạch nhanh nhẹ hay khó bắt, thời gian phục hồi màu da kéo dài trên 3 giây, nhịp tim nhanh, huyết áp động mạch trung bình hạ: Ở trẻ sanh non: Khi huyết áp trung bình < 30 mmHg hoặc < tuổi thai tính bằng tuần. Ở trẻ đủ tháng: Khi huyết áp trung bình < 40 mmHg. Luôn kèm theo toan chuyển hóa. KẾT QUẢ Tỉ lệ tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý Hình 1. Tỉ lệ tổn thương thận cấp theo các tiêu chuẩn Đặc điểm của nhóm trẻ sơ sinh có tổn thương thận cấp Đặc điểm về dân số Tỉ lệ nam/nữ là 1,86/1.Tuổi thai trung bình và cân nặng trung bình trong nhóm có tổn thương thận cấp lần lượt là 30,3 tuần và 1505 gam. Nhóm trẻ dưới 1500 gam chiếm 50% (n=10) trẻ tổn thương thận cấp. Đặc điểm về triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và diễn tiến Triệu chứng phù và thiểu niệu chiếm 35% và đều diễn tiến không hồi phục. Tỉ lệ tử vong là 40%. 80% trường hợp có siêu âm thận bình thường, không có trường hợp nào tắc nghẽn sau thận. Các thay đổi về cận lâm sàng khác được trình bày trong Bảng 2. Bảng 2. Cận lâm sàng tổn thương thận cấp Triệu chứng lâm sàng Số ca (n) Tỉ lệ (%) Giá trị trung bình ±Độ lệch chuẩn Hạ Natri máu 17 85 Tăng Kali máu 11 55 Hạ canxi máu 14 70 Ure máu (mg/dL) 85,12±39,42 Creatinine máu (mg/dL) 1,77±0,62 pH máu 7,22±0,12 BE -11,93±5,86 Natri máu (mmol/L) 125,63±9,29 Kali máu (mmol/L) 5,28±1,72 Canxi máu (mmol/L) 0,91±0,19 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 262 So sánh giữa nhóm tổn thương thận cấp và không tổn thương thận cấp về một số yếu tố liên quan Các yếu tố về dịch tễ học Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính, nhóm tuổi thai < 28 tuần, nhóm cân nặng < 1500 gam và thời điểm nhập viện giữa hai nhóm bệnh nhân có và không có tổn thương thận cấp (p>0,05). Các yếu tố về bệnh lý nội khoa Có mối liên quan giữa tổn thương thận cấp với nhiễm trùng huyết, đặc biệt là nhiễm trùng huyết có cấy máu dương tính, tình trạng sốc, thở máy, viêm ruột hoại tử và còn tồn tại ống động mạch (p<0,05). Bảng 3.So sánh nhóm tổn thương thận cấp và không tổn thương thận cấp về các bệnh lý nội khoa Các yếu tố liên quan Tổn thương thận cấp p Có (n=20) Không (n=120) Nhiễm trùng huyết 20 (21.7) 72 (78,3) <0,001 Cấy máu dương tính 10 (50) 10 (50) <0,001 Sốc hoặc có dùng vận mạch 15 (46,9) 17 (53,1) <0,001 Thở máy 20 (26,3) 56 (73,7) <0,001 Viêm màng não 5 (27,8) 13 (72,2) 0,080 Xuất huyết não 8 (20,5) 31 (79,6) 0,191 Viêm ruột hoại tử 8 (33,3) 16 (66,7) 0,003 PDA 14 (21,2%) 52 (78,8) 0,027 Các yếu tố về bệnh lý ngoại khoa Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cột PDA và các phẫu thuật khác giữa nhóm có tổn thương thận cấp và nhóm không có tổn thương thận cấp (p> 0,05). Bảng 4. So sánh giữa nhóm tổn thương thận cấp và không tổn thương thận cấp về các can thiệp ngoại khoa Các yếu tố liên quan Tổn thương thận cấp p Có (n=20) Không n=120) Phẫu thuật cột PDA 4 (23,5) 13 (76,5) 0,245 Phẫu thuật ngoại khoa khác 5 (18,5) 22 (81,5) 0,484 Các yếu tố liên quan đến việc sử dụng kháng sinh có ảnh hưởng đến chức năng thận Có mối liên quan giữa nhóm có tổn thương thận cấp với việc sử dụng các loại kháng sinh Amikacin, Vancomycin và Amphotericin B (p<0,05). Bảng 5. So sánh giữa nhóm tổn thương thận cấp và không tổn thương thận cấp về việc sử dụng các loại kháng sinh ảnh hưởng lên chức năng thận Các yếu tố liên quan Tổn thương thận cấp p Có (n=20) Không (n=120) Gentamycin 10 (11,4) 78 (88,6) 0,199 Amikacin 17 (21,5) 62 (78,5) 0,005 Vancomycin 10 (37.0) 17 (63) <0,001 Amphotericin B 4 (80) 1 (20) <0,001 BÀN LUẬN Tỉ lệ tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh non tháng bệnh lý Theo tiêu chuẩn thứ nhất, tỉ lệ tổn thương thận cấp là 10%, thấp hơn so với nghiên cứu của N. Nagaraj (2016)(8) với tỉ lệ này là 12%. Ưu điểm của tiêu chuẩn này là chỉ cần creatinine tại một thời điểm nên không cần creatinine nền của bệnh nhân cũng như sự theo dõi động học. Tuy nhiên có những trường hợp tổn thương thận cấp, creatinine của trẻ chưa tăng trên 1,5 mg/dL nhưng tăng so với creatinine nền đồng thời độ lọc cầu thận cũng giảm tương ứng.Theo tiêu chuẩn thứ hai, tỉ lệ tổn thương thận cấp là 10,7%. Trong khi đó theo nghiên cứu của tác giả Vesna Stojanovié (2014)(10) tỉ lệ này lên đến 26%. Do tiêu chuẩn tổn thương thận cấp ở trẻ sơ sinh chưa được thống nhất nên chúng tôi chọn phối hợp cả 2 tiêu chuẩn để chẩn đoán, thì tỉ lệ này là 14,3%. Mỗi tiêu chuẩn đều có ưu khuyết điểm riêng và giúp chẩn đoán trong những bối cảnh nhất định. Do đó, nếu phối hợp cả hai tiêu chuẩn sẽ giúp phát hiện được nhiều trường hợp tổn thương thận cấp hơn, từ đó chúng ta sẽ có chiến lược tốt hơn trong việc theo dõi cũng như điều trị. Đặc điễm dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của những trường hợp có tổn thương thận cấp Trong nhóm trẻ có tổn thương thận cấp, tỉ lệ nam/nữ là 1,86/1, tương tự như nghiên cứu của N. Nagaraj (2016)(8) và Vesna Stojanovié (2014)(10) với tỉ lệ lần lượt 1,84/1 và 1,44/1. Cân nặng trung bình và tuổi thai trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Vesna(10). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 263 Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổn thương thận cấp thể thiểu niệu và có biểu hiện phù chiếm 35% và hầu hết diễn tiến không phục hồi và dẫn đến tử vong. Tỉ lệ tử vong của nhóm tổn thương thận cấp là 40%, tương tự như nghiên cứu của N. Nagaraj (2016)(8) là 38,8% và thấp hơn nghiên cứu của Lê Văn Trí (2008)(5) (60%). Tổn thương thận cấp còn dẫn đến tình trạng rối loạn điện giải điển hình là tình trạng hạ natri máu, tăng kali máu, hạ canxi máu và toan chuyển hóa. Bên cạnh đó, siêu âm bụng hầu như không ghi nhận tình trạng bất thường tại thận hoặc tắc nghẽn sau thận. So sánh giữa nhóm tổn thương thận cấp và không tổn thương thận cấp Vể đặc điểm dịch tễ học Chúng tôi không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi thai trung bình cũng như cân nặng trung bình giữa hai nhóm. Một số trẻ tổn thương thận cấp trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ thuộc nhóm non muộn và cân nặng bình thường nhưng có các biến cố xảy ra khiến trẻ tổn thương thận cấp. Chính điều này đã làm thay đổi kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với y văn. Về các bệnh lý nội khoa Chúng tôi ghi nhận có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng nhiễm trùng huyết, sốc, thở máy, viêm ruột hoại tử và tổn tại ống động mạch giữa nhóm có tổn thương thận cấp và nhóm không tổn thương thận cấp. Kết quả này tương tự như nghiên cứu của các tác giả khác. Theo nghiên cứu của chúng tôi, 21,7% trường hợp nhiễm trùng huyết và tới 50% số ca cấy máu dương tính có tổn thương thận cấp. Tỉ lệ sốc trong nhóm tổn thương thận cấp lên đến 75% tương tự như nghiên cứu của Mathur(6) với tỉ lệ này là 71,2%. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận cũng ghi nhận có mối liên quan giữa tổn thương thận cấp và viêm ruột hoại tử (p< 0,05) với tỉ lệ là 33% trẻ viêm ruột hoại tử có tổn thương thận cấp trong khi đó tỉ lệ này theo nghiên cứu của tác giả Vesna Stojanovié(10) là 56%. Tương tự, 21,1% trẻ còn tồn tại ống động mạch có tổn thương thận cấp. Trong khi đó, tỉ lệ này theo nghiên cứu của tác giả Vesna Stojanovié(10) và Ankana Daga(3) lần lượt là 39% và 32,5%. Về các bệnh lý ngoại khoa Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các can thiệp ngoại khoa giữa nhóm có tổn thương thận cấp và nhóm không tổn thương thận cấp. Trong đa số các trường hợp phẫu thuật cột PDA và các trường hợp bệnh lý ngoại khoa khác như teo thực quản, thoát vị hoành hoặc teo ruột non, trẻ sẽ được phẫu thuật khi tình trạng bệnh lý nội khoa ổn định nên việc tổn thương thận cấp cũng hiếm khi xảy ra trên những trẻ được phẫu thuật có chuẩn bị. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chủ yếu tổn thương thận cấp xảy ra ở một vài trường hợp phẫu thuật cấp cứu trẻ viêm phúc mạc do viêm ruột hoại tử hoặc vỡ dạ dày. Ở những trẻ này có nhiều yếu tố góp phần gây tổn thương thận cấp như nhiễm trùng huyết nặng, sốc nhiễm trùng, thiếu dịch. Về việc sử dụng các thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến chức năng thận Trong số 4 thuốc kháng sinh có ảnh hưởng lên chức năng thận thường sử dụng nhất tại khoa hồi sức sơ sinh, gentamycin không ghi nhận mối liên quan với tổn thương thận cấp trong khi ba thuốc còn lại là amikacin, vancomycin (tương tự như nghiên cứu của Vesna Stojanovié(10)) và amphotericin B đều có liên quan với tình trạng tổn thương thận cấp. Việc xảy ra tổn thương thận cấp trên những trẻ này có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp như nhiễm trùng huyết nặng cần sử dụng đến những kháng sinh mạnh, hoặc do chính ảnh hưởng của thuốc lên thận. Đặc biệt chúng tôi nghi nhận ¾ ca tổn thương thận cấp xảy ra sau khi sử dụng amphotericin B một thời gian ngắn và tình trạng TTTC cải thiện nhanh sau khi ngưng thuốc. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 264 KẾT LUẬN Tổn thương thận cấp rất thường gặp ở trẻ sơ sinh đặc biệt là sơ sinh non tháng với các tình trạng bệnh lý nặng. Do đó, bằng việc phối hợp nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán, các bác sĩ lâm sàng có thể chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các trường hợp tổn thương thận cấp, giúp làm giảm tỉ lệ tử vong và di chứng cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Askenazi DJ, Griffin R, McGwin G, Carlo W et al (2009). "Acute kidney injury is independently associated with mortality in very low birthweight infants: a matched case-control analysis". Pediatr Nephrol, 24(5):pp.991–997. 2. Bệnh viện Nhi đồng 1 (2013). Phác đồ bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. Hồ Chí Minh. 3. Daga A et al (2016). "Diagnosis and Risk Factors of Acute Kidney Injury in Very Low Birth Weight Infants". Pediatrics and Neonatololy, 58:pp.258-263. 4. Jetton JG, Askenazi DJ (2014). "Acute kidney injury in the neonate". Clin Perinatol, 41(3):pp.487-502. 5. Lê Văn Trí, Huỳnh Thị Duy Hương, Vũ Huy Trụ (2009). "Đặc điểm suy thận cấp ở trẻ sơ sinh". Y học TP. Hồ Chí Minh, 13:pp.23-26. 6. Mathur NB, Agarwal HS, Maria A ( 2006). "Acute renal failure in neonatal sepsis". Indian J Pediatr, 73:pp.499-502. 7. Mehta RL, Kellum JA, Shah SV, Molitoris BA, Ronco C, Warnock DG et al (2007). "Acute Kidney Injury Network: report of an initiative to improve outcomes in acute kidney injury". Crit Care, 11(2):pp.R31. 8. Nagaraja N, Berwala PK, Srinivas A, Berwala A (2016). "A study of acute kidney injury in hospitalized preterm neonates in NICU". Journal of Neonatal-Perinatal Medicine, 9:pp. 417-421. 9. Stapleton FB, Jones DP, Green RS (1987). "Acute renal failure in neonates: incidence, etiology and outcome". Pediatr Nephrol, 1:pp.314. 10. Stojanović V, Barišić N, Milanović B, Aleksandra D (2014). "Acute kidney injury in preterm infants admitted to a neonatal intensive care unit". Pediatr Nephrol, 29:pp.2213-2220. Ngày nhận bài báo: 13/01/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/01/2019 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfton_thuong_than_cap_o_tre_so_sinh_non_thang_benh_ly_tai_khoa.pdf
Tài liệu liên quan