Tóm tắt những nội dung chính của hiệp định TRIMs

Tài liệu Tóm tắt những nội dung chính của hiệp định TRIMs: Tóm tắt những nội dung chính của hiệp định TRIMs. Hiệp định về: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) là một trong các hiệp định của WTO mà các thành viên gia nhập tổ chức này phải ký kết. Hiệp định TRIMS có hiệu lực từ ngày 1-1-1995. Năm 1995, các nước thành viên WTO ký kết Hiệp định TRIMS chấp nhận ràng buộc rằng các biện pháp TRIMS của nước mình phải phù hợp với GATT (tiền thân của WTO); các thành viên của tổ chức WTO có ba tháng để khai báo TRIMS của mình cho WTO, có hai năm để loại bỏ các ràng buộc không tương thích với các quy định của WTO, và thời gian quá độ là năm năm để thực hiện loại bỏ ràng buộc. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại điều chỉnh các biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư nhưng đồng thời liên quan đến thương mại hàng hóa. Hiệp định này không điều chỉnh các biện pháp nằm ngoài lĩnh vực thương mại hàng hóa (Điều 1). Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIMs là các nước thành viên WTO k...

doc8 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt những nội dung chính của hiệp định TRIMs, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt những nội dung chính của hiệp định TRIMs. Hiệp định về: Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) là một trong các hiệp định của WTO mà các thành viên gia nhập tổ chức này phải ký kết. Hiệp định TRIMS có hiệu lực từ ngày 1-1-1995. Năm 1995, các nước thành viên WTO ký kết Hiệp định TRIMS chấp nhận ràng buộc rằng các biện pháp TRIMS của nước mình phải phù hợp với GATT (tiền thân của WTO); các thành viên của tổ chức WTO có ba tháng để khai báo TRIMS của mình cho WTO, có hai năm để loại bỏ các ràng buộc không tương thích với các quy định của WTO, và thời gian quá độ là năm năm để thực hiện loại bỏ ràng buộc. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại điều chỉnh các biện pháp được áp dụng trong lĩnh vực đầu tư nhưng đồng thời liên quan đến thương mại hàng hóa. Hiệp định này không điều chỉnh các biện pháp nằm ngoài lĩnh vực thương mại hàng hóa (Điều 1). Nội dung cơ bản của Hiệp định TRIMs là các nước thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia quy định trong Điều III.4 và nghĩa vụ loại bỏ các hạn chế về định lượng quy định tại Điều XI.1 của GATT 1994. Điều III của GATT 1994 quy định nghĩa vụ đối xử quốc gia, tức là nghĩa vụ dành sự đối xử không phân biệt đối xử giữa sản phẩm nhập khẩu và sản phẩm trong nước tương tự. Điều III.4 của GATT 1994 cụ thể quy định rằng sự đối xử dành cho sản phẩm nhập khẩu không được kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho sản phẩm trong nước tương tự trong việc tiêu thụ, mua, vận chuyển, phân phối hoặc sử dụng. Do vậy, các nước thành viên WTO không được quy định trong luật và quy định của mình việc ưu tiên sử dụng sản phẩm trong nước so với sản phẩm nhập khẩu tương tự. Điều XI.1 của GATT 1994 cấm áp dụng các biện pháp hạn chế phi thuế quan đối với hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Cụ thể, ngoài các biện pháp thuế quan, các nước thành viên WTO không được áp dụng các biện pháp cấm hoặc hạn chế thông qua quota, giấy phép hoặc các biện pháp khác đối với hoạt động nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa. Thuật ngữ “các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại” không được định nghĩa trong Hiệp định TRIM. Tuy nhiên, để cụ thể hóa các biện pháp đầu tư không phù hợp với hai nghĩa vụ nêu trên của GATT 1994, Hiệp định TRIM đưa ra một Danh mục minh họa các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng này có thể là: các biện pháp mang tính bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc thực tiễn quản lý; hoặc  việc tuân thủ các biện pháp đó là điều kiện để được hưởng ưu đãi.  Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị coi là vi phạm Điều III.4 của GATT 1994 bao gồm các biện pháp: Yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng một số loại sản phẩm có xuất xứ trong nước; hoặc  Yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng một khối lượng hoặc giá trị nhất định các sản phẩm có xuất xứ trong nước; hoặc Yêu cầu doanh nghiệp phải mua hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước với một tỷ lệ tối thiểu nhất định theo khối lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp; hoặc  Hạn chế doanh nghiệp mua hoặc sử dụng sản phẩm nhập khẩu trong một giới hạn liên quan đến khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp.  Ba biện pháp nêu đầu được gọi là các yêu cầu về hàm lượng nội địa và biện pháp thứ tư được gọi là yêu cầu cân đối một phần nguồn thu và nguồn chi ngoại tệ. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị coi là vi phạm Điều XI.1 của GATT 1994 bao gồm các biện pháp: Hạn chế chung việc nhập khẩu các sản phẩm đầu vào của doanh nghiệp hoặc hạn chế nhập khẩu sản phẩm đầu vào trong một giới hạn liên quan đến khối lượng hoặc giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp; hoặc  Hạn chế khả năng tiếp cận ngoại tệ của doanh nghiệp cần để nhập khẩu các sản phẩm đầu vào trong phạm vi các nguồn ngoại tệ mà doanh nghiệp có được; hoặc  Hạn chế xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp dưới các hình thức hạn chế về chủng loại, khối lượng hoặc giá trị sản phẩm, hoặc một tỷ lệ nhất định trong khối lượng hoặc giá trị sản xuất trong nước của doanh nghiệp.  Hai biện pháp nêu đầu được gọi là các yêu cầu cân đối một phần ngoại tệ và biện pháp thứ tư được gọi là yêu cầu hạn chế xuất khẩu nhằm đảm bảo tiêu dùng trong nước. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại bị cấm áp dụng nêu trên sẽ được loại bỏ trong thời hạn 2 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và 7 năm đối với các nước kém phát triển, tính từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực, tức là tính từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Trong giai đoạn chuyển đổi nêu trên các nước thành viên không được sửa đổi các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại đã thông báo theo hướng làm tăng sự không phù hợp của chúng. Nhằm bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp đã thành lập đang chịu tác động của một số biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại, Hiệp định TRIM có một điều khoản quy định cho phép nước thành viên trong giai đoạn chuyển đổi được áp dụng những biện pháp đó đối với các doanh nghiệp mới thành lập nếu sản phẩm của những doanh nghiệp này là tương tự với những sản phẩm của các doanh nghiệp đã thành lập, và việc áp dụng những biện pháp đó là cần thiết để tránh làm méo mó điều kiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đã thành lập và các doanh nghiệp mới thành lập. Những biện pháp áp dụng đối với cả 2 loại doanh nghiệp này sẽ được loại bỏ đồng thời. Các nước thành viên phải thông báo cho WTO tất cả các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại không phù hợp với Hiệp định TRIM, cũng như các tài liệu, thông tin liên quan, kể cả các biện pháp được áp dụng ở cấp chính quyền địa phương. Nước thành viên có trách nhiệm cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tiến hành tham vấn nếu có nước thành viên khác yêu cầu. Một Ủy ban về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại đã được thành lập nhằm giám sát việc thực hiện Hiệp định TRIM. Tóm tắt nội dung cơ bản của hiệp định TRIPs. Nội dung cơ bản của Hiệp Định có thể chia làm 5 nhóm sau: - Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc, đặc biệt đối với việc cấp bằng độc quyền, xác lập, hưởng, phạm vi, duy trì và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ; - Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối thiểu của 7 loại quyền sở hữu trí tuệ sau: phát minh sáng chế (20 năm từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - Điều 33); bản quyền và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh: 25 năm, các loại khác: 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm, những người trình diễn và sản xuất đĩa ca nhạc: 50 năm - Điều 14:5; phát thành: 20 năm kể từ ngày cuối của năm phát thanh - Điều 14:5); nhãn hiều thương mại (7 năm cho mỗi lần đăng ký hoặc đăng ký lại - Điều 18); thiết kế công nghiệp (ít nhất là 10 năm - Điều 26:3); thiết kế mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hoặc sử dụng - Điều 38:2 và 38:3); thông tin mật, kể cả bí mật thương mại (được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được phép và việc sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại - Điều 39); chỉ dẫn địa lý (không cho phép đăng ký những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, ví dụ champagne được hiểu là rượu được sản xuất tại Pháp chứ không phải nơi khác - Điều 22 và 23); - Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng quyền của mình hoặc có hành động hạn chế thương mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý.; - Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ bằng các quy định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù có liên quan đến những việc như chủ sở hữu có thể được hỗ trợ, trợ giúp tạm thời tỏng luật dân sự; không để hải quan cho qua hàng giả, hàng ăn cướp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trừng trị những kẻ làm hàng giả,...; - Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc gia cho phù hợp với các quy định trên là 1 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, và 11 năm đối với các nước kém phát triển nhất. Trong khuôn khổ hợp tác APEC và ASEAN, Việt Nam và các thành viên khác đều cam kết thực hiện việc bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và công khai của Hiệp định TRIPs vào năm 2000; đang triển khai các chương trình hợp tác tập thể và quốc gia của APEC như cung cấp danh mục địa chỉ liên lạc, các văn bản pháp luật và các cơ quan thực thi về quyền sở hữu trí tuệ; triển khai thực hiện Hiệp định khung ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực này (ký tháng 12-1995), trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống bằng sáng chế, phát minh và nhãn hiệu thương mại chung của ASEAN. Trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, ta đã cam kết chấp nhận Công ước Giơnevơ 1971 về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép; Công ước Bécnơ 1971 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Pari 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; UPOV 1978 hoặc 1991 về bảo hộ giống thực vật mới; và Công ước Brúcxen 1974 về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Các cam kết cụ thể của ta được xây dựng trên cơ sở thừa nhận các nguyên tắc và nội dung quy định trong Hiệp định TRIPs và các công ước quốc tế khác. Cụ thể, ta đã chấp thuận bảo hộ 7 quyền sở hữu sau: 1. Quyền tác giả và quyền liên quan với thời hạn không ít hơn 75 năm đối với tác phẩm kể từ khi công bố nếu không căn cứ theo đời người; 2. Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa; 3. Nhãn hiệu hàng hóa không ít hơn 10 năm sau mỗi lần đăng ký và không hạn chế số lần đăng ký lại; 4. Sáng chế không dưới 20 năm kể từ khi nộp đơn; 5. Thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp ít nhất là 10 năm và có thể chấm dứt sau 15 năm kể từ khi đăng ký hoặc đưa ra sử dụng; 6. Thông tin bí mật không ít hơn 5 năm đối với các dữ liệu sản phẩm có tính đến tính chất của dữ liệu và sự đầu tư, chi phí trong việc tạo ra các dữ liệu đó; 7. Kiểu dáng công nghiệp ít nhất 10 năm. Thời hạn thực hiện điều chỉnh luật lệ về nguyên tắc, phạm vi, nội dung, thực thi bảo hộ cũng như các thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự, hành chính, hình sự và hình phạt để thực hiện các nghĩa vụ của chúng ta là 12 tháng liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế, 18 tháng liên quan tới quyền tác giả và thông tin bí mật, 30 tháng liên quan tới Công ước Giơnevơ 1971, Công ước về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền hình đã được mã hóa, thời hạn bảo hộ tác phẩm, và 24 tháng liên quan tới các quyền còn lại kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. caohoc.9.forumer.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctrimsvatrips.doc
Tài liệu liên quan