Tài liệu Tối ưu hoá phản ứng tổng hợp sulfasalazin: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 560
TỐI ƯU HOÁ PHẢN ỨNG TỔNG HỢP SULFASALAZIN
La Ngọc Vân*, Trương Văn Đạt*, Trần Thành Đạo*
TÓM TẮT
Mở đầu – mục tiêu: Bệnh viêm ruột, một trong những bệnh về đường tiêu hóa, hiện nay đang có xu
hướng tăng. Sulfasalazin (Salicylazosulfapyridin), ban đầu được sử dụng như thuốc điều trị viêm khớp
dạng thấp. Sau đó được sử dụng điều trị viêm ruột một cách hiệu quả. Nghiên cứu này được thực hiện với
mục đích tạo ra nguồn nguyên liệu sulfasalazin đáp ứng cho ngành dược phẩm Việt Nam trong việc điều trị
bệnh viêm ruột.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Với các trang thiết bị đơn giản cùng nguyên liệu dễ kiếm gồm
sulfapyridin, acid salicylic, natri nitrit qua hai giai đoạn để tạo thành sulfasalazin. Giai đoạn 1: tổng hợp
muối sulfapyridin diazonium clorid từ sulfapyridin và natri nitrit trong môi trường acid HCl. Giai đoạn 2:
tổng hợp sulfasalazin bằng phản ứng ghép đôi giữa muối su...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hoá phản ứng tổng hợp sulfasalazin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 560
TỐI ƯU HOÁ PHẢN ỨNG TỔNG HỢP SULFASALAZIN
La Ngọc Vân*, Trương Văn Đạt*, Trần Thành Đạo*
TÓM TẮT
Mở đầu – mục tiêu: Bệnh viêm ruột, một trong những bệnh về đường tiêu hóa, hiện nay đang có xu
hướng tăng. Sulfasalazin (Salicylazosulfapyridin), ban đầu được sử dụng như thuốc điều trị viêm khớp
dạng thấp. Sau đó được sử dụng điều trị viêm ruột một cách hiệu quả. Nghiên cứu này được thực hiện với
mục đích tạo ra nguồn nguyên liệu sulfasalazin đáp ứng cho ngành dược phẩm Việt Nam trong việc điều trị
bệnh viêm ruột.
Đối tượng – phương pháp nghiên cứu: Với các trang thiết bị đơn giản cùng nguyên liệu dễ kiếm gồm
sulfapyridin, acid salicylic, natri nitrit qua hai giai đoạn để tạo thành sulfasalazin. Giai đoạn 1: tổng hợp
muối sulfapyridin diazonium clorid từ sulfapyridin và natri nitrit trong môi trường acid HCl. Giai đoạn 2:
tổng hợp sulfasalazin bằng phản ứng ghép đôi giữa muối sulfapyridin diazonium clorid và acid salicylic
trong môi trường base NaOH. Nhiệt độ phản ứng luôn duy trì từ 0 oC đến 5 oC. Khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quy trình tổng hợp. Tối ưu hóa quy trình tổng hợp dựa vào phần mềm Modde 5.0. Tinh chế,
kiểm tra cấu trúc và độ tinh khiết của sản phẩm.
Kết quả: Sulfasalazin được tổng hợp qua 2 bước. Cấu trúc sản phẩm và độ tinh khiết được xác định
bằng các phương pháp phổ nghiệm như điểm chảy, IR, MS, UV-Vis, SKLM. Kết quả tối ưu hoá cho thấy có
3 yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng. Phản ứng sau khi tối ưu hoá có hiệu suất cao (82,75%), sản
phẩm có độ tinh khiết cao (98,71%)
Từ khóa: sulfasalazin, sylfapyridin, tối ưu hóa.
ABSTRACT
OPTIMIZATION OF PARAMETERS FOR SYNTHESIS OF SULFASALAZINE
La Ngoc Van, Truong Van Dat, Tran Thanh Dao
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 560 – 566
Background – Objectives: Inflammatory bowel disease, one of the digestive diseases, has increasing
tendency. Sulfasalazine (Salicylazosulfapyridine) was originally proposed as a treatment for rheumatoid
arthritis. It was subsequently discovered that sulfasalazine was also efficacious in treating inflammatory
bowel disease. The aim of this study is to synthesis sulfasalazine with simple and effect condition to supply
materials for Vietnam's pharmaceutical industry.
Materials and Methods: With simple method and materials such as sulfapyridine, salicylic acid,
sodium nitrite, ect and following two steps to synthesis of sulfasalazine. First, synthesis sulfapyridine
diazonium from sulfapyridine and sodium nitrite in HCl. Second, synthesis of sulfasalazine by pairing
reaction of sulfapyridine diazonium and salicylic acid in NaOH. The temperature of both reactions is
maintained from 0 oC to 5 oC. Optimize parameters based on Modde 5.0 software to indentify the best
conditions for reaction.
Results: Salfasalazine was synthesized from 2 step reaction. Structure of sulfasalazine was identified by
these methods: melting point, IR, MS, UV-Vis, TLC. There were 3 factors affecting the reaction yield. The
*Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Trần Thành Đạo ĐT: 0903716482 Email: daott@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 561
experimental result is high yield (82.75%) and high impurity (98.71%).
Keywords: sulfasalazine, sulfapyridine, optimization.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm ruột rất phổ biến ở các nước
phương Tây, đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh tăng
mạnh vào khoảng đầu những năm 1950.
Nguyên nhân của xu hướng này có thể do ô
nhiễm nguồn nước, mất an toàn vệ sinh
thực phẩm và thói quen sinh hoạt thiếu
khoa học. Ngoài ra, bệnh này tuy phổ biến
và ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc
sống nhưng nhiều người vẫn thờ ơ, chưa
điều trị kịp thời và dứt điểm nên dễ gây ra
những biến chứng đáng tiếc. Điều trị bằng
thuốc là phương pháp đầu tiên để làm
giảm các triệu chứng của bệnh viêm kết
tràng và cả bệnh Crohn. Hai loại thuốc
thường được kê đơn là thuốc kháng viêm
và chất ức chế miễn dịch. Trong các phác
đồ điều trị bệnh hiện nay thì thuốc kháng
viêm thường là bước đầu tiên trong điều trị
gồm các sulfamid như sulfasalazin,
mesalazin, olsalazin và balsalazin(1,3,9). Qua
tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng một
trong những thuốc đầu tay điều trị viêm
ruột là sulfasalazin hoàn toàn có thể sản
xuất ở Việt Nam với nguyên liệu rẻ tiền và
dễ kiếm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên liệu, hoá chất
Bảng 1: Danh mục các hóa chất sử dụng
STT Tên hóa chất Hàm lượng (%) Tiêu chuẩn Xuất xứ
1 Sulfapyridin ≥ 99,0 Tổng hợp Mỹ (Merck)
2 Acid salicylic ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
3 Natri nitrit ≥ 99,0 Tổng hợp Trung Quốc
4 HCl 36-38 Tổng hợp Trung Quốc
5 NaOH ≥ 99,0 Tổng hợp Trung Quốc
6 Methanol ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
7 Cloroform ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
8 Acid acetic băng ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
9 Ethyl methyl ceton ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
10 Aceton ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
11 Natri acetat ≥ 99,5 Tổng hợp Trung Quốc
12 Methanol ≥ 99,9 Kiểm Nghiệm (HPLC) Mỹ
13 Acetonitril ≥ 99,9 Kiểm Nghiệm (HPLC) Mỹ
Thiết bị nghiên cứu
Máy khuấy từ Stuart, cá từ.
Máy hút chân không, phễu Buchner.
Cân phân tích Kern ABS-220-4.
Máy soi UV VL-215-LC.
Tủ sấy dụng cụ Heraeus.
Tủ lạnh Towashi.
Máy đo điểm chảy Stuart.
Máy làm đá EverMed.
Bercher, pipet, nhiệt kế, bình cầu và các
dụng cụ khác.
Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào các patent để chọn phương pháp
tổng hợp sulfasalazin phù hợp với điều kiện
Việt Nam.
Sulfasalazin được tổng hợp từ 2 giai đoạn
theo phương pháp(6,7):
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 562
Sơ đồ 1: Các giai đoạn tổng hợp sulfasalazin
+ Giai đoạn 1: Tổng hợp muối sulfapyridin
diazonium clorid từ sulfapyridin và natri nitrit
trong môi trường acid HCl, nhiệt độ phản ứng
duy trì từ 0 oC đến 5 oC.
+ Giai đoạn 2: Tổng hợp sulfasalazin bằng
phản ứng ghép đôi giữa muối sulfapyridin
diazonium clorid và acid salicylic trong môi
trường base NaOH, nhiệt độ phản ứng cũng
luôn duy trì từ 0 oC đến 5 oC.
- Thực hiện khảo sát sơ bộ: Tiến hành khảo
sát các yếu tố ảnh hưởng. Ở mỗi lần khảo sát,
thay đổi thông số cần tìm trong khi giữ
nguyên các giá trị khác.
- Tối ưu hoá bằng phần mềm Modde 5.0:
sau khi xác định, các yếu tố ảnh hưởng sẽ
được đưa vào phần mềm Modde, bố trí các
yếu tố theo mô hình Box-Behnken để phần
mềm cho ra những phản ứng cần thực hiện(8).
- Xây dựng quy trình tổng hợp sulfasalazin
hoàn chỉnh: tổng hợp sulfasalazin theo quy
trình đã lựa chọn; tinh chế sản phẩm thu
được; kiểm tra bằng sắc lý lớp mỏng; đo độ
ẩm, định lượng, tính hiệu suất phản ứng; định
tính; kiểm tra độ tinh khiết bằng HPLC(2).
- Xác định độ tinh khiết của sản phẩm bằng
phương pháp HPLC với điều kiện sắc ký(2):
+ Hệ thống HPLC: Alliance (Water 2695–
Detector PDA 2996)
+ Cột phân tích: HiQ sil C18, size 4,6 mm
x 250 mm (5µm) Ser.00B00494
+ Pha động: Methanol – Acetonitril –
Nước cất (30:30:40)
+ Nhiệt độ cột: 24 oC
+ Tốc độ dòng: 1 ml/phút
+ Thể tích tiêm mẫu: 10 µl
+ Bước sóng phát hiện: 365 nm
+ Nồng độ pha mẫu 100 ppm.
KẾT QUẢ
Tổng hợp, tinh chế và tính hiệu suất phản
ứng
- Tiến hành phản ứng diazo hoá và phản
ứng ghép đôi theo sơ đồ 1, thực hiện trong bình
cầu:
+ Bình cầu 1: 0,3 g (0,0012 mol)
sulfapyridin hòa tan trong 4ml HCl 3M.
+ Bình cầu 2: 0,08 g (0,0012 mol) NaNO2
hòa tan trong 3ml nước.
+ Ngâm cả 2 bình cầu trong nước đá đến
khi nhiệt độ đạt khoảng 0 oC - 5 oC.
+ Thực hiện phản ứng diazo hoá.
- Phản ứng ghép đôi:
+ Chuẩn bị bình cầu 3: cân 0,18 g
(0,0013 mol) acid salicylic hòa tan trong 5ml
NaOH 20%. Ngâm bình cầu 3 trong nước đá
đến khi nhiệt độ đạt khoảng 0 oC - 5 oC.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 563
+ Cho từ từ hỗn hợp muối
sulfapyridin diazonium clorid vào bình cầu
3, kiểm tra nhiệt độ luôn phải nằm trong
khoảng 0 oC - 5 oC. Sau khi đã cho hết, để
phản ứng tiếp tục trong 2 giờ, nhiệt độ luôn
duy trì trong khoảng 0 oC - 5 oC.
+ Sau 2 giờ, để phản ứng trở về nhiệt độ
phòng. Cho từ từ dung dịch HCl 3M vào dịch
phản ứng, tủa sẽ bắt đầu xuất hiện, tiếp tục
cho dung dịch HCl vào đến khi hỗn hợp đạt
pH=5. Lọc lấy tủa, rửa tủa kỹ bằng nước, sau
đó rửa bằng ether, sấy khô.
- Tinh chế sản phẩm trong becher chứa
H2O và dung dịch CH3COOH (tỷ lệ 1:2). Lọc
lấy sản phẩm, sấy khô. Tiến hành kiểm tra độ
tinh khiết bằng sắc kí lớp mỏng. Hiệu suất sau
tinh chế là 56,01%.
- Thực hiện kiểm tra trên SKLM với 3 hệ
dung môi:
+ Hệ 1: Cloroform – ethyl methyl ceton –
acid acetic (70:15:10)
+ Hệ 2: Cloroform – aceton – acd acetic
(90:5:5)
+ Hệ 3: Cloroform – methanol - acid
acetic (85:10:5)
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
phản ứng
Môi trường acid cho phản ứng diazo hóa
và môi trường base cho phản ứng ghép cặp.
Acid HCl và base NaOH là những nguyên
liệu có sẵn và dễ kiếm nên chúng tôi thực
hiện theo tài liệu đã chọn. Ngoài ra, quá
trình điều chế phải được thực hiện ở nhiệt
độ thấp từ 0 oC đến 5 oC vì HNO2 dễ bị phân
hủy ở nhiệt độ cao và muối diazonium là
hợp chất không bền dễ bị phân hủy sẽ
chuyển một phần thành dẫn xuất của phenol
ở nhiệt độ thường làm giảm hiệu suất phản
ứng. Vậy nên chúng tôi sẽ giữ phản ứng ở
nhiệt độ cố định từ 0 oC đến 5 oC. Do đó,
chúng tôi thực hiện tối ưu hoá trên các yếu
tố còn lại như sau:
Khảo sát thời gian phản ứng
- Giữ nguyên các yếu tố tỷ lệ mol natri
nitrit – sulfapyridin, tỷ lệ mol acid salicylic –
sulfapyridin, thay đổi thời gian phản ứng lần
lượt 1,5 giờ; 2 giờ; 2,5 giờ; 3 giờ; 3,5 giờ; 4 giờ.
Tiến hành phản ứng, tinh chế, định lượng.
- Hiệu suất tăng dần theo thời gian, nhận
thấy rằng tại thời điểm 3 giờ (180 phút) thì cho
hiệu suất cao nhất, qua ngưỡng giá trị đó hiệu
suất bắt đầu giảm xuống. Chọn giá trị 3 giờ
ứng với thời gian phản ứng tối ưu để đưa vào
mô hình thiết kế phản ứng.
Khảo sát tỷ lệ mol natri nitrit – sulfapyridin
- Để thực hiện khảo sát tỷ lệ mol giữa natri
nitrit – sulfapyridin, các yếu tố thời gian, tỷ lệ
mol acid salicylic – sulfapyridin được cố định,
còn tỷ lệ mol natri nitrit – sulfapyridin được
thay đổi lần lượt bằng 1:1; 1,75:1; 2:1; 2,25:1;
2,5:1; 2,75:1.
- Cố định thông số thời gian tại 3 giờ (180
phút) và lượng acid salicylic sử dụng là 0,18g
(0,0013 mol). Tiến hành phản ứng, tinh chế,
định lượng. Tại tỉ lệ 2,25:1 thì cho hiệu suất
cao nhất, qua ngưỡng giá trị đó hiệu suất bắt
đầu giảm xuống. Chọn giá trị tỉ lệ 2,25 cho
hiệu suất phản ứng tối ưu để đưa vào mô hình
thiết kế phản ứng.
Khảo sát tỷ lệ mol acid salicylic –
sulfapyridin
- Để thực hiện khảo sát tỷ lệ mol giữa acid
salicylic – sulfapyridin, các yếu tố thời gian, tỷ
lệ mol natri nitrit – sulfapyridin được cố định,
còn tỷ lệ mol acid salicylic – sulfapyridin được
thay đổi lần lượt bằng 1:1; 1,5:1; 2:1; 2,5:1;
3:1;3,5:1
- Cố định thông số thời gian tại 3 giờ (180
phút) và lượng natri nitrit sử dụng là 0,14g
(0,002 mol). Tiến hành phản ứng, tinh chế,
định lượng. Tại tỉ lệ 2,5:1 thì cho hiệu suất cao
nhất, qua ngưỡng giá trị đó hiệu suất bắt đầu
giảm xuống. Chọn giá trị tỉ lệ 2,5 cho hiệu suất
phản ứng tối ưu để đưa vào mô hình thiết kế
phản ứng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 564
Kết quả bố trí thí nghiệm bậc 2 theo mô hình
Box-Behnken
Tiến hành
- Chọn các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất
phản ứng, ta có 3 yếu tố như sau:
+ Yếu tố 1: Tỷ lệ mol natri nitrit – sulfapyridin.
+ Yếu tố 2: Tỷ lệ mol acid salicylic –
sulfapyridin.
+ Yếu tố 3: Thời gian phản ứng (phút)
Bảng 2. Mã hóa các yếu tố khảo sát
Yếu tố Các mức
Mức dưới -1 Mức cơ sở 0 Mức trên +1
X1- 2 2,25 2,5
X2- 2 2,5 3
X3- 150 180 210
Kết quả
- Bố trí ma trận và các giá trị thực nghiệm
thu được:
Bảng 3. Kết quả hiệu suất 15 phản ứng
STT Mã thí nghiệm Tỷ lệ mol NaNO2 và
sulfapyridin
Tỷ lệ mol acid salicylic
và sulfapyridin
Thời gian
phản ứng
Hiệu suất
(%)
1 N1 2,00 2,0 180 53,54
2 N2 2,50 2,0 180 64,25
3 N3 2,00 3,0 180 61,19
4 N4 2,50 3,0 180 75,82
5 N5 2,00 2,5 150 67,71
6 N6 2,50 2,5 150 82,14
7 N7 2,00 2,5 210 66,74
8 N8 2,50 2,5 210 76,82
9 N9 2,25 2,0 150 58,58
10 N10 2,25 3,0 150 70,34
11 N11 2,25 2,0 210 56,85
12 N12 2,25 3,0 210 67,82
13 N13 2,25 2,5 180 77,25
14 N14 2,25 2,5 180 76,62
15 N15 2,25 2,5 180 76,77
- Tiến hành phân tích ANOVA, giá trị R2 =
0,998 là đạt yêu cầu (yêu cầu > 0,9) với mức tin
cậy 95% thể hiện mối tương quan chặt chẽ
giữa hiệu suất và các yếu tố khảo sát.
- Bên cạnh đó, giá trị Q2 = 0,967 cũng đạt
yêu cầu (yêu cầu > 0,5) cho thấy các biến số
trong phương trình hồi quy cũng có sự tương
quan khá chặt chẽ. Dựa theo hệ số Q2 ta cũng
có thể dự đoán hiệu suất của phản ứng khi
thay đổi các yếu tố khảo sát ở trong vùng khảo
sát.
- Giá trị p trong phân tích ANOVA bằng
0,000 là đạt yêu cầu (yêu cầu < 0,05) chứng tỏ
mô hình phù hợp với thực nghiệm.
- Phương trình bề mặt đáp ứng đối với
hiệu suất được thiết lập như sau:
Y (%) = 76,88 + 6,23125X1 + 5,24376X2 –
1,3175X3 – 1,6125X12 – 11,5675X22 – 1,91499X32 +
0,979988X1X2 – 1,0875X1X3
- Trong đó:
X1: Tỷ lệ mol natri nitrit – sulfapyridin.
X2: Tỷ lệ mol acid salicylic – sulfapyridin.
X3: Thời gian phản ứng.
Hình 2: Tác động của các yếu tố lên hiệu suất
phản ứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược 565
- Nhận xét:
+ Từ phương trình bề mặt đáp ứng và hình 2
ta nhận thấy rằng yếu tố tỷ lệ mol NaNO2 và tỷ
lệ mol acid salicylic có ảnh hưởng lớn đến hiệu
suất phản ứng. Hai tỷ lệ này khi tăng lên thì sẽ
dẫn đến tăng hiệu suất tổng hợp tuy nhiên khi tỷ
lệ này tăng quá cao sẽ làm giảm hiệu suất phản
ứng, thể hiện qua yếu tố X và X2.
+ Tương quan giữa tỷ lệ mol NaNO2 và tỷ
lệ mol acid salicylic là tương quan có ý nghĩa
thể hiện qua hệ số X1X2. Hệ số tương quan cho
thấy rằng khi cùng tăng 2 yếu tố này thì hiệu
suất của phản ứng sẽ tăng.
+ Tương quan giữa tỷ lệ mol NaNO2 và
thời gian cũng là tương quan có ý nghĩa thể
hiện qua hệ số tương quan X1X3. Hệ số tương
quan cho biết rằng khi đồng thời tăng 2 yếu tố
này thì hiệu suất sẽ giảm.
Hình 3: Đường cong biểu diễn sự phụ thuộc hiệu
suất vào các biến riêng lẻ
- Tiến hành dự đoán giá trị tối ưu hiệu
suất của phản ứng bằng phần mềm. Kết quả
tối ưu là: tỷ lệ mol NaNO2 và sulfapyridin =
2,5; tỷ lệ mol salicylic và sulfapyridin =
2,6332; thời gian phản ứng là 161 phút. Lặp
lại thí nghiệm theo như điều kiện dự đoán 3
lần, ta thu được các hiệu suất như sau:
83,15%; 82,34%; 82,76%. Hiệu suất phản ứng
thực tế trung bình là 82,75%, khác biệt không
có ý nghĩa với hiệu suất dự đoán là 83,124%.
Kết quả xác định tính chất và kiểm tra độ
tinh khiết
Bảng 4: Bảng tóm tắt các chỉ tiêu định tính và kiểm
tra độ tinh khiết của sản phẩm
Chỉ tiêu Kết quả
SKLM Kiểm tra với 3 hệ dung môi, kết quả không
có bất kì vết phụ nào ở vết của sản phẩm
IR Dao động ứng với νmax: 1678 cm
-1
(-CO),
1537 cm
-1
(-C=C-)
MS [M+H
]+
là 399,0653 và [M-H]
-
là 397,0696
UV λmax = 366 nm và λmax = 243 nm
Điểm chảy Nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm là
240
o
C-245
o
C kèm sự phân hủy.
Độ tinh khiết 98,71% theo HPLC
Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu
quốc tế đã được công bố. Như vậy, sản phẩm
đúng là sulfasalazin(4,5).
BÀN LUẬN
Kết quả tối ưu hoá thể hiện rằng khi giá trị
được chọn khảo sát càng tốt thì đường sẽ có
dạng parabol, giá trị cực đại có thể nhìn thấy
được và vẫn nằm trong miền giá trị khảo sát.
Cả 3 yếu tố khảo sát đều có ảnh hưởng đến
hiệu suất phản ứng, khi các giá trị này tăng thì
hiệu suất phản ứng tăng. Nhưng khi giá trị
này tăng đến một giá trị ngưỡng nào đó thì
hiệu suất bắt đầu giảm xuống. Cả 3 yếu tố đều
tương quan qua lại.
Như vậy, mô hình đáp ứng tốt, các giá trị
chọn để khảo sát là tối ưu. Vùng giá trị cực đại
đều nhìn thấy được trên các đường đồng mức,
giá trị hiệu suất thu được sau khi tiến hành
bằng thực nghiệm dựa trên mô hình có giá trị
gần bằng giá trị dự đoán, sau khi tiến hành tối
ưu, hiệu suất tổng hợp đạt được 82,75%.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đã khảo sát và xây dựng được
quy trình tổng hợp sulfasalazin từ 3 nguyên
liệu là sulfapyridin, NaNO2 và acid salicylic
bằng cách diazo hóa sulfapyridin và ghép đôi
muối diazonium này với acid salicylic. Đây là
một phương pháp dễ thực hiện, trang thiết bị
đơn giản và nguyên liệu rẻ tiền, dễ kiếm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Dược 566
Tối ưu hóa quy trình tổng hợp sulfasalazin
bằng phần mềm Modde 5.0 đưa ra được
những thông số tối ưu cho quy trình tổng hợp
và đã kiểm tra bằng thực nghiệm. Kết quả tối
ưu là: tỷ lệ mol NaNO2 và sulfapyridin = 2,5;
tỷ lệ mol salicylic và sulfapyridin = 2,6332; thời
gian phản ứng là 161 phút.
Định tính, kiểm tra độ tinh khiết bằng các
phương pháp: sắc kí lớp mỏng, MS, UV, IR, và
HPLC và cho thấy sản phẩm tổng hợp được
hoàn toàn phù hợp với cấu trúc dự đoán, độ
tinh khiết khá cao, hàm lượng đạt 98,71%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Buning C and Lochs H (2006), "Conventional therapy for
Crohn's disease", World J Gastroenterol, 12(30), pp. 4794-4806.
2. Chen J (2007), "Determination of Sulfasalazine Tablets by
HPLC", Food and Drug Control Institute of Nanning City,
Nanning, China.
3. Cross RK, Jung C, Wasan S, et al. (2006), "Racial differences
in disease phenotypes in patients with Crohn’s disease",
Inflamm Bowel Dis, 12, pp. 192-198.
4. https://monographs.iarc.fr/wp-content/uploads/2018/06
/mono108-08.pdf (truy cập 06/2018)
5. https://pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/sulfasalazine
(truy cập 06/2018)
6. Karl HA (1977), "4-(4-hydroxy-or acetoxy-3-carbomethoxy
phenylazo)-benzenesulphonyl chloride", US Patent 4,405,429.
7. Karl HA (1986), "2-hydroxy-5-(arylazo)-benzene alkanoic
acids", US Patent 4,628,083.
8. Nguyễn Thị Chung (2009), Ứng dụng tối ưu hóa thống kê
trong lĩnh vực nghiên cứu dược phẩm, Bài giảng cao học,
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 53.
9. Watkinson G (1986), "Sulphasalazine: a review of 40 years'
experience", Drugs, 32, pp. 1-11.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- toi_uu_hoa_phan_ung_tong_hop_sulfasalazin.pdf