Tài liệu Tối ưu hóa mô hình giàn ảo bằng phương pháp mật độ: TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
41
TỐI ƯU HÓA MÔ HÌNH GIÀN ẢO BẰNG PHƯƠNG PHÁP MẬT ĐỘ
DENSITY - BASED OPTIMIZATION FOR STRUT - TIE MODELING
Mai Lựu
Khoa Công Trình Giao Thông
Đại học Giao Thông Vận tải TP.HCM
Tóm tắt: Mô hình giàn ảo là một công cụ đặc biệt thích hợp cho việc tính toán và xử lý các khu
vực chịu lực cục bộ của kết cấu bê tông cốt thép. Bài báo này trình bày phương pháp tối ưu Topology
với thuật toán mật độ để thiết lập tự động mô hình giàn ảo. Phương pháp phần tử hữu hạn cũng được
sử dụng để mô hình và phân tích trong quá trình tối ưu. Các mô phỏng số áp dụng phương pháp trình
bày để xây dựng mô hình cho một số vùng D của kết cấu cầu bê tông cốt thép. Kết quả cho thấy chỉ số
hiệu quả của mô hình được thiết lập từ phương pháp trình bày là khá tốt so với kết quả từ phương
pháp truyền thống trước đây.
Từ khóa: Mô hình giàn ảo, tối ưu Topology, vùng D, đầu dầm Super - T.
Abstract: Strut - and - tie modeling is an...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tối ưu hóa mô hình giàn ảo bằng phương pháp mật độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
41
TỐI ƯU HÓA MÔ HÌNH GIÀN ẢO BẰNG PHƯƠNG PHÁP MẬT ĐỘ
DENSITY - BASED OPTIMIZATION FOR STRUT - TIE MODELING
Mai Lựu
Khoa Công Trình Giao Thông
Đại học Giao Thông Vận tải TP.HCM
Tóm tắt: Mô hình giàn ảo là một công cụ đặc biệt thích hợp cho việc tính toán và xử lý các khu
vực chịu lực cục bộ của kết cấu bê tông cốt thép. Bài báo này trình bày phương pháp tối ưu Topology
với thuật toán mật độ để thiết lập tự động mô hình giàn ảo. Phương pháp phần tử hữu hạn cũng được
sử dụng để mô hình và phân tích trong quá trình tối ưu. Các mô phỏng số áp dụng phương pháp trình
bày để xây dựng mô hình cho một số vùng D của kết cấu cầu bê tông cốt thép. Kết quả cho thấy chỉ số
hiệu quả của mô hình được thiết lập từ phương pháp trình bày là khá tốt so với kết quả từ phương
pháp truyền thống trước đây.
Từ khóa: Mô hình giàn ảo, tối ưu Topology, vùng D, đầu dầm Super - T.
Abstract: Strut - and - tie modeling is an effective design method to deal with D - regions of
reinforced concrete structures. This paper presents a Topology optimization technique with the density
filtering algorithm for automatically producing optimal strut-and-tie models. The algorithm utilizes
the finite element method as a modeling and analytical tool. Some numerical simulations for the D -
regions of reinforced concrete bridges are analyzed to illustrate the effectiveness of the presented
method. The results show that the performance index obtained by using the proposed approach is
better than this by the traditional one for developing strut - and - tie models.
Keywords: Strut - and - tie model, topology optimization, D - region, dapped - end beam.
1. Giới thiệu
Mô hình giàn ảo (STM) dùng để thiết kế
các vùng không liên tục về mặt hình học và
tải trọng (vùng D) trong các kết cấu bê tông
cốt thép thường và dự ứng lực. Mô hình này
có thể làm giảm độ phức tạp phân tích ứng
suất trong vùng D bằng cách tạo ra một hệ
thanh chỉ có lực dọc trục.
Phương pháp thiết kế bê tông cốt thép
theo mô hình STM đã chính thức áp dụng
trong nhiều tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới
như AASHTO LRFD, CSA A23.3, CEB-FIP
Model Code 90,và tiêu chuẩn thiết kế cầu
của Việt Nam 22TCN272 - 05. Tuy nhiên,
tình hình thực tế cho thấy rằng phương pháp
mới này được tiếp cận ở nước ta còn rất hạn
chế do phần lớn các kỹ sư kết cấu chưa được
trang bị một cách cơ bản về lý luận của
phương pháp. Theo báo cáo [1], có tới 75%
số kỹ sư chỉ sử dụng các thiết kế điển hình,
kinh nghiệm hoặc dựa vào các quy định của
các quy trình để cấu tạo các khu vực ứng suất
phức tạp như các vùng có ứng suất tập trung
do cáp dự ứng lực gây ra, vùng đầu dầm dự
ứng lực Super - T có cắt khấc, dầm xà mũ
của trụ cầuVấn đề này dẫn đến nhiều
trường hợp nứt lớn phải xử lý, nhiều thiết kế
phải điều chỉnh trong xây dựng công trình
thực tế.
Các nghiên cứu [1-3] cho thấy rằng việc
thiết lập sơ đồ hệ thanh là rất quan trọng
trong phương pháp STM. Sơ đồ này được
xác định dựa trên nguyên lý giới hạn dưới
của lý thuyết dẻo. Nghĩa là một kết cấu sẽ
không bị phá hoại dưới tác dụng của một hệ
tải trọng nếu có thể tìm được một sự phân bố
ứng suất hay nội lực bất kỳ thỏa mãn điều
kiện cân bằng và giới hạn cường độ của vật
liệu. Nguyên lý này cho thấy có thể có vô số
sơ đồ hệ thanh trong mô hình STM để thay
thế một kết cấu bê tông cốt thép. Vì vậy, điều
quan trọng là cần phải biết cách để có một sơ
đồ hệ thanh hợp lý nhất, tức là sát với khả
năng chịu lực của kết cấu thực.
Hiện nay có ba phương pháp cơ bản để
xây dựng sơ đồ hệ thanh: Phương pháp dòng
lực, phương pháp dựa trên sự phân bố ứng
suất đàn hồi và phương pháp dựa trên các sơ
đồ thanh mẫu. Phương pháp dòng lực [2]
được dựa trên biểu đồ ứng suất của tất cả các
lực tác dụng lên biên của vùng D. Khi đó,
các đường dòng lực là đường nối các vùng
ứng suất đơn lẻ trên các mặt đối diện của
vùng D. Tuy nhiên, nó chỉ phù hợp cho các
vùng D có cấu tạo hình học và tải trọng tác
42
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
dụng đơn giản. Đối với phương pháp dùng
phân bố ứng suất, hệ thanh cho mô hình
STM được xây dựng dựa trên chiều của ứng
suất chính. Đây là phương pháp được sử
dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc
chuyển đổi từ trường ứng suất sang sơ đồ hệ
thanh tương ứng là không dễ dàng và thậm
chí nhiều trường hợp không có khả năng.
Phương pháp dựa trên các sơ đồ thanh mẫu
thường được dùng trong một số mô hình tiêu
biểu. Sự đa dạng kết cấu trong thực tế là một
rào cản lớn cho phương pháp này. Để khắc
phục các nhược điểm của các phương pháp
trên, bài báo này sẽ sử dụng tối ưu Topology
để xây dựng sơ đồ hệ thanh cho một số chi
tiết của kết cấu bê tông cốt thép.
Việc sử dụng tối ưu Topology cho mô
hình giàn ảo đã được nghiên cứu trong [6].
Các tác giả đã sử dụng thuật toán ESO
(Evolutionary Structural Optimization) để
tìm sơ đồ hệ thanh giằng chống cho một số
kết cấu đơn giản như kết cấu dầm cao và cột
bê tông cốt thép có vai kê. Để tối ưu hình
dáng kết cấu nói chung, Bendsoe [5] cũng đã
đề xuất thuật toán tối ưu mật độ. Thuật toán
cho mô hình kết cấu sau khi tối ưu khá hợp
lý và có tiềm năng phát triển cho kết cấu
phức tạp. Vì vậy, bài báo sẽ ứng dụng thuật
toán này để nghiên cứu thiết lập hệ giàn ảo
cho một số chi tiết thường gặp trong kết cấu
cầu. Kết quả nghiên cứu của bài báo cho thấy
rằng tốc độ hội tụ của phương pháp khá
nhanh và đặc biệt việc thiết kế cốt thép theo
mô hình giàn từ phương pháp trình bày có
nhiều ưu thế hơn so với các mô hình giàn ảo
truyền thống.
2. Cơ sở tính toán
Mô hình giàn ảo thể hiện cơ cấu truyền
lực của kết cấu bê tông cốt thép ở trạng thái
giới hạn cường độ, nghĩa là kết cấu bị nứt
hoặc chảy dẻo. Do đó, mục tiêu chính của bài
toán tối ưu Topology là xác định cơ cấu này
để gia cường đảm bảo kết cấu đủ khả năng
chịu lực.Thực tế, một số vùng trong kết cấu
bê tông cốt thép không hiệu quả để kháng tải
trọng. Khi đó, hệ truyền lực chính có thể
được xác định bằng cách loại bỏ những vùng
này. Nghĩa là bài toán thiết lập hệ giàn ảo có
thể được xem như bài toán tối ưu hình học
kết cấu hay tối ưu Topology.
Khảo sát một vật thể biến dạng có thể
tích dưới tác dụng của lực khối f và lực
mặt t, trên phần mặt biên t có các điều kiện
biên trên phần biên b. Bài toán tối ưu theo
phương pháp mật độ [5] định nghĩa như sau:
ρ
0
Ω
min l(ρ,u)
s.t.: a (u,v) = l(ρ,u) v U
ρ 0,1
ρdΩ = V γV
(1)
Trong đó:
t
T T
Ω Γ
i k
ρ ijkl
j lΩ
l(ρ,u) = f udΩ+ t uds
u v
a (u,v) = ρ E dΩ
x x
Và
u: Trường chuyển vị của vật thể biến
dạng;
v: Trường chuyển vị khả dĩ ảo;
U: Tập của các chuyển vị khả dĩ;
V: Thể tích giới hạn;
V0: Tổng thể tích miền khảo sát
: Hệ số thể tích.
Biểu diễn các tính chất vật liệu như là
hàm số mật độ với lũy thừa p [7]:
E()=pE0, trong đó E0 là modul đàn hồi
Young của vật liệu. Khi đó, bài toán tối ưu
(1) được viết:
ρ
0
Ω
min l(ρ,u)
s.t.: a (u,v) = l(ρ,u) v U
0 < ρ ρ ρ
ρdΩ = V γV
(2)
Với ρ và ρ là cận trên và cận dưới của .
Rời rạc hóa bài toán bằng phần tử hữu
hạn, (2) được viết dưới dạng rời rạc như sau:
N
T p T
e e e e
e=1
N
p
e e e
e=1
e
N
e e 0
e=1
min J(ρ) = U KU = (ρ ) u K u
s.t.: (ρ ) K u = F
0<ρ ρ ρ
ρ v = γV
(3)
Trong đó:
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
43
ρ : Vector biến thiết kế;
J(ρ ): Hàm mục tiêu;
U: Vector chuyển vị tổng thể;
K: Ma trận độ cứng tổng thể;
ue và Ke: Vector chuyển vị và ma trận độ
cứng của phần tử thứ e;
eρ : Mật độ phần tử thứ e;
N: Tổng số phần tử được rời rạc từ miền
;
ve: Thể tích của phần tử;
F: Vector tải.
Để tìm giá trị nhỏ nhất theo phương
pháp tiệm cận gradient, độ nhạy của hàm
mục tiêu được xác định như sau:
T p-1 T
i i i i
i i
J K
= -U U = -p(ρ ) u K u
ρ ρ
(4)
Bài toán tối ưu Topology trong phương
trình (3) có thể được giải bằng nhiều cách
khác nhau. Trong bài báo này sẽ sử dụng
phương pháp OC (Optimality Criteria)
[5],[7]. Biến thiết kế e được cập nhật như
sau:
η
e ee e
new η η
e ee e e e e
η
e ee e
max ρ,ρ - m , if ρ (B ) max ρ,ρ - m
ρ = ρ (B ) , if max ρ,ρ - m < ρ (B ) < max ρ,ρ +m
min ρ,ρ +m , if ρ (B ) max ρ,ρ +m
Trong đó:
new
eρ : Mật độ phần tử thứ e được cập
nhật;
eρ : Mật độ phần tử đã được lọc;
m: Giới hạn dịch chuyển của biến mật
độ;
Be có thể được xác định từ điều kiện tối
ưu qua độ nhạy
e
J
ρ
và hằng số Lagrange
[5]:
e
e
e
J
ρ
B = -
λv
(6)
Để bài toán (3) hội tụ, Sigmund [8] đã
hiệu chỉnh độ nhậy hàm mục tiêu như sau:
N
f fN
f=1e f
fe
f=1
J 1 J
= H ρ
ρ ρ
ρ H
(7)
Trong đó: Trọng số
f min
H = r - dist(e,f), minf N dist(e,f) r là
khoảng cách giữa trọng tâm phần tử e và
phần tử f .
Khi đó, giải bài toán (3) kết hợp điều
kiện (4 - 7), mô hình giàn ảo có thể được xác
định.
3. Kết quả áp dụng
Trong kết cấu cầu bê tông cốt thép có
khá nhiều khu vực không liên tục về mặt
hình học và tải trọng. Một số vùng D phổ
biến như: Đầu dầm Super - T có cắt khấc,
dầm xà mũ của trụ, mặt cắt ngang dầm hộp,
xà mũ trụ T ngược, đài cọc,Tất cả các
vùng này thường phát sinh ứng suất nén và
kéo cục bộ lớn gây nứt bê tông. Sau đây là
một số ví dụ mô hình kết cấu điển hình được
áp dụng thuật toán trong mục 2.
Khảo sát bài toán dầm bê tông cốt thép có
cường độ bê tông fc’ = 40MPa và có các kích
thước khu vực đầu dầm như hình vẽ 1. Sau
khi tổ hợp tải trọng, phản lực tại gối dầm là
P1 = 1560 KN. Các tải trọng quy đổi thành
các lực tập trung P2 = 267 KN và P3 = 44.7
KN.
Hình 1. Đầu dầm có mặt cắt khấc.
Phân tích kết cấu ở khu vực đầu dầm
theo phương pháp PTHH với các phần tử tứ
giác ứng suất phẳng. Sau một số lần lặp và
thử, các thông số cơ bản cho bài toán tối ưu
(3) như sau: hệ số thể tích = 0.2, bán kính
ảnh hưởng rmin = 1.2, lũy thừa phạt p = 3 và
m = 0.2. Sau 103 vòng lặp thì phương trình
(3) hội tụ và cho kết quả như hình 2.
44
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 20, Aug 2016
Số lần lặp n = 2 Số lần lặp n = 5
Số lần lặp n = 10 Số lần lặp n = 103
Hình 2. Kết quả tối ưu cho đầu dầm cắt khấc.
Kết quả cho thấy những thanh giàn quan
trọng nhất được thể hiện rõ nét trong vùng D
đầu dầm. Dựa vào kết quả trên, hệ giàn ảo
được thiết lập như hình 3. Để hệ không bị
biến hình và phù hợp với cấu tạo thép thực
tế, các thanh BC, CD, CF và EF được bổ
sung tạo thành một hệ giàn ảo hoàn chỉnh với
các gối tựa tại E và F.
A
H
B
C F
D
E
Hình 3. Thiết lập mô hình giàn ảo.
Dùng phương pháp tách nút và cân bằng
lực, nội lực trong các thanh giàn có thể được
xác định trong bảng 1.
Bảng 1. Nội lực trong hệ giàn.
Tên thanh
giàn
Lực dọc
(KN)
Góc nghiêng
(độ)
BC 792.33 90
EF 440.78 90
CF 428.65 0
AD 370.55 0
HF 1138.47 45
AH -1603.40 81
CD -900.85 62
DE -557.42 62
BE -968.43 0
BD -366.25 56
HB -1397.12 29
Dựa trên kết quả nội lực trong bảng 1 và
áp dụng mục A.5.6.3 của Tiêu chuẩn thiết kế
cầu 22TCN272-05, diện tích thép của các
thanh giằng được xác định như bảng 2 và bố
trí cốt thép cơ bản như hình 4.
Bảng 2. Diện tích thép của các thanh giằng.
Asr(mm2) (mm) n Asrp(mm2)
BC 2096.1 18 8 2035.8
EF 1166.1 18 5 1272.3
CF 1134.0 18 5 1272.3
AD 980.3 20 3 942.5
HF 3011.8 18 2 3053.6
Ghi chú: Asr và Asp là diện tích thép yêu
cầu và diện tích thép bố trí; n là số thanh
thép; cường độ chảy dẻo của thép fy =
420MPa; phần cốt thép trong thanh CF có thể
thay bằng cáp dự ứng lực.
Hình 4. Bố trí thép cơ bản cho mô hình 1.
Để đánh giá hiệu quả của phương pháp
trình bày, một mô hình giàn ảo khác đã được
sử dụng phổ biến hiện nay để thiết kế đầu
dầm [3,4] sẽ được phân tích tiếp theo. Mô
hình này được thể hiện trên hình 5a. Bằng
cách cân bằng nút để xác định nội lực các
thanh giàn. Sử dụng hướng dẫn mục A.5.6.3
- 22TCN272 - 05, diện tích thép trong các
thanh giằng được xác định như bảng 3 và bố
trí thép cơ bản như hình 5b.
A
B
C F
D
E
Hình 5. (a) Mô hình giàn ảo; (b) Bố trí thép cơ bản
cho mô hình 2.
So sánh kết quả giữa hai mô hình có thể
thấy rằng: Số lượng thanh giằng trong mô
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 20 - 08/2016
45
hình trước đây (mô hình 2) được sử dụng ít
hơn so với mô hình trong bài báo (mô hình
1). Tuy nhiên, giá trị nội lực của mô hình 1
nhỏ hơn mô hình 2. Theo [3][4], một mô
hình giàn ảo được gọi là tối ưu nếu chỉ số
N
i i
i=1
H = TL đạt giá trị nhỏ nhất. Giá trị tối ưu
H cũng được xác định cho hai mô hình trên
và kết quả thể hiện trong bảng 4.
Kết quả cho thấy chỉ số tối ưu của mô
hình 1 chỉ bằng khoảng một nửa so với mô
hình 2. Nghĩa là mô hình thiết lập theo
phương pháp Topology trong bài báo tối ưu
hơn nhiều so với mô hình đang được sử dụng
phổ biến hiện nay.
Bảng 3. Diện tích thép của các thanh giằng theo mô
hình 2.
Tên
thanh
giàn
Lực
dọc
(KN)
Asr
(mm2)
(mm)
n
Asrp
(mm2)
BC 2280.4 6032.8 18 24 6107.3
EF 1245.8 3295.8 18 18 4580.4
CF 1233.7 3263.7 20 11 3455.8
AD 1208.5 3197.0 25 7 3436.1
Bảng 4. So sánh chỉ số tối ưu H của các hệ giàn ảo.
Mô hình 1 Mô hình 2
Tên
thanh
giàn
L
(mm)
Ti Li
x10-6
Tên
thanh
giàn
L
(mm)
Ti Li
x10-6
BC 1610 1275.7 BC 1610 3671.4
EF 1610 709.6 EF 1610 2005.7
CF 871 373.4 CF 871 1074.5
AD 1037 384.3 AD 1037 1253.2
HF 1868 2126.7
Tổng
cộng
4869.6 (KN.m)
Tổng
cộng
8004.8 (KN.m)
4. Kết luận
Phương pháp tối ưu Topology để xác
định mô hình giàn ảo trong vùng D của kết
cấu bê tông cốt đã được trình bày. Việc sử
dụng giải thuật mật độ đã cho mô hình của hệ
giàn ảo khá trực quan so với các phương
pháp trường ứng suất trước đây và tiến trình
hội tụ của bài toán cũng rất nhanh. Hơn nữa,
từ kết quả so sánh các mô hình hệ giàn ảo
của đầu dầm cắt khấc được xây dựng theo
phương pháp trường ứng suất trước kia và
phương pháp trình bày trong bài báo cho thấy
rằng: Cách bố trí cốt thép và số lượng thanh
giằng có sự thay đổi giữa hai phương pháp
nhưng về tổng thể thì chỉ số đánh giá tối ưu
của hệ giàn ảo phát triển từ thuật toán
Topology cho kết quả tốt hơn khá nhiều so
với phương pháp truyền thống vốn được sử
dụng phổ biến trong các tài liệu hiện nay.
Điều này cho thấy việc xây dựng hệ giàn ảo
của kết cấu bê tông cốt thép theo phương
pháp tối ưu Topology là khá phù hợp để thiết
kế các vùng D của kết cấu bê tông cốt thép
trong công trình thực tế
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Đức Thanh (2006), Nghiên cứu áp dụng
mô hình chống giằng trong thiết kế các kết cấu cầu
bê tông cốt thép, Đề tài nghiên cứu khoa học và
phát triển công nghệ - Bộ Giao Thông Vận Tải.
[2] J. Schelaich, K. Schaefer (1991), Design and
detailing of structural concrete using strut-and-tie
models, Journal of Structural Engineering, V. 69.
[3] B. T. Martin, D. H. Sanders (2007). Verification
and implementation of strut-and-tie model in
LRFD Bridge Design Specifications, National
Cooperative Highway Research Program.
[4] NguyễnViết Trung, Dương Tuấn Minh, Nguyễn
Thị Tuyết Trinh (2005), Tính toán kêt câu bê
tông côt thép theo mô hình giàn ảo, NXB Xây
dựng.
[5] M. P. Bendsoe, O. Sigmund (2003), Topology
optimization – Theory, Methods and
Applications,Springer.
[6] Q. Q. Liang (2005), Performance-based
optimization of structures,Spon Press – Taylor
and Francis Group.
[7] M. P. Bendsoe (1989), Optimal shape design as
a material distribution problem,Structural
Optimization, V.1, 193-202 .
[8] O. Sigmund (1997), On the design of compliant
mechanicsms using topology optimization, Mech.
Struct. V.25, 495-526.
[9] Tiêu chuẩn thiết kế cầu 22TCN272-05.
Ngày nhận bài: 19/07/2016
Ngày chuyển phản biện: 22/07/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 08/08/2016
Ngày chấp nhận đăng: 16/08/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 96_1_273_1_10_20170721_5283_2202528.pdf