Toàn cầu hoá và đa dạng văn hoá

Tài liệu Toàn cầu hoá và đa dạng văn hoá: Xó hội học, số 2(110), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 16 TOàN CầU HOá Và ĐA DạNG VĂN HOá Mai Văn Hai* Toàn cầu hoá hiện đang là vấn đề thời sự đối với mọi quốc gia, dân tộc. Để dễ hình dung về tiến trình này, xin trích dẫn ra đây hai nhận xét: một của Franscoi Houtart, nhà xã hội học người Bỉ, nói về toàn cầu hoá kinh tế, và một nữa của Edgar Morin, nhà triết học người Pháp, nói về toàn cầu hoá văn hoá. - Toàn cầu hoá về kinh tế: Dụng cụ chi tiết dành cho môn hockey trên băng nghĩ ra ở Thuỵ Điển, được cấp vốn ở Canada, được lắp ráp ở Cleveland (Hoa Kỳ) và Đan Mạch, rồi được phân phối ở Bắc Mỹ và châu Âu. Nó được cấu tạo từ những hợp kim mà cấu trúc phân tử là thành quả của những nghiên cứu được thực hiện ở bang Delaware (Hoa Kỳ) và được trao bằng sáng chế ở đó, nhưng chúng lại được sản xuất ở Nhật Bản. Chiến dịch quảng cáo được thai nghén ý tưởng tại Anh, phim được quay tại Canada, lồng tiếng ở Anh và dàn dựng ở New Jersey (Hoa Kỳ). V...

pdf5 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 713 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Toàn cầu hoá và đa dạng văn hoá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xó hội học, số 2(110), 2010 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 16 TOàN CầU HOá Và ĐA DạNG VĂN HOá Mai Văn Hai* Toàn cầu hoá hiện đang là vấn đề thời sự đối với mọi quốc gia, dân tộc. Để dễ hình dung về tiến trình này, xin trích dẫn ra đây hai nhận xét: một của Franscoi Houtart, nhà xã hội học người Bỉ, nói về toàn cầu hoá kinh tế, và một nữa của Edgar Morin, nhà triết học người Pháp, nói về toàn cầu hoá văn hoá. - Toàn cầu hoá về kinh tế: Dụng cụ chi tiết dành cho môn hockey trên băng nghĩ ra ở Thuỵ Điển, được cấp vốn ở Canada, được lắp ráp ở Cleveland (Hoa Kỳ) và Đan Mạch, rồi được phân phối ở Bắc Mỹ và châu Âu. Nó được cấu tạo từ những hợp kim mà cấu trúc phân tử là thành quả của những nghiên cứu được thực hiện ở bang Delaware (Hoa Kỳ) và được trao bằng sáng chế ở đó, nhưng chúng lại được sản xuất ở Nhật Bản. Chiến dịch quảng cáo được thai nghén ý tưởng tại Anh, phim được quay tại Canada, lồng tiếng ở Anh và dàn dựng ở New Jersey (Hoa Kỳ). Vậy, cái nào trong những thứ trên là sản phẩm của Hoa Kỳ? Sản phẩm nào không phải? Phải quyết định như thế nào đây? - Toàn cầu hoá về văn hoá: Mỗi cá nhân giờ đây cũng thu nhận hay đồng hoá vật chất và thông tin từ khắp nơi trên thế giới. Ví như trường hợp một người đàn ông châu Âu chẳng hạn, anh ta mỗi sáng vừa ngủ dậy đã mở máy thu thanh Nhật Bản nghe tin tức các biến cố xảy ra khắp thế giới: Thời sự về núi lửa phun dung nham, động đất, đảo chính, hội nghị quốc tế, được chuyển đến căn phòng giữa lúc anh ta nhấm nháp từng hớp trà từ Sri Lanka, ấn Độ hay Trung Hoa, cũng có thể anh ta uống cà phê môka từ Ethiopia hay cà phê Aribica từ Mỹ Latinh. Anh ta có thể ở nhà cũng thưởng thức được nhạc giao hưởng Đức do người Triều Tiên chỉ huy, hoặc xem biểu diễn vở "La Bohème" trên truyền hình với ca sĩ da đen Barbara Hendrick đóng vai Mimi và diễn viên Placido Domingdo người Tây Ban Nha đóng vai Rudolph. Quả là, do các quá trình liên kết, toàn cầu hoá đang làm hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một sự lưu thông không gì cưỡng nổi của tự do hàng hoá, của tư bản, của phổ biến thông tin và qua đó gắn liền các nền văn hoá lại với nhau. Trong quá trình hội nhập như thế, các quốc gia, dân tộc lớn - nơi có nền kinh tế hùng mạnh, đang tạo ra những tác động và gây ảnh hưởng không nhỏ cả về kinh tế và văn hoá đối với các quốc gia, dân tộc có nền kinh tế yếu kém hơn. Trước tình hình đó, có nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng kết quả của toàn cầu hoá có thể làm xói mòn các truyền thống văn hoá và nảy sinh một nền văn hoá toàn cầu, mà những biểu hiện đầu tiên của nó đã có mặt ở khắp nơi (như mốt, thể thao, du lịch, văn hoá đại chúng...). Nền văn hoá toàn cầu trong tương lai - một nhà văn hoá học viết - "sẽ lấy cơ sở từ một nền văn hoá "tại chỗ" ngày nay có nhiều nét ưu tú nhất, và tuy có tiếp nhận đôi ba yếu tố của các nền văn hoá khác nhưng về cơ bản vẫn giữ lại những nét cơ bản đặc trưng của nền văn hoá này". Trong khi ấy, một số * PGS, Viện Xã hội học. Mai Văn Hai 17 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn người khác lại phỏng đoán đến sự ra đời của một kiểu con người mới, với các phẩm chất siêu xã hội, siêu văn hoá, siêu dân tộc trong một tương lai không xa. Những dự báo không mấy sáng sủa đó không khỏi làm giật mình cho các bậc ông bà, cha mẹ, khi nhìn thấy lũ trẻ mặc quần jean, áo thun, ăn bánh pizza và uống Côca Côla - họ sợ rằng con cháu mình rồi đây sẽ thành lai căng, mất gốc. Sự lo ngại bởi những dự báo trên đâu phải là vô cớ. Người ta nhận thấy là, mỗi ngày lại có thêm nhiều loại hình văn hoá ngoại lai xuyên qua biên giới quốc gia và tác động lên các truyền thống, tập quán trong đời sống xã hội. Nói chi đến những nước đang phát triển, ngay cả các nước ở châu Âu, nơi từng đứng đầu về tư tưởng, khoa học, nghệ thuật và có nhiều người được giải Nobel cũng không tránh khỏi bị xâm lấn bởi các loại nhạc rock, rap, phim ảnh Hollywood, McDonald's, gà rán Kentucky, v.v... Sự xâm lấn này mạnh đến mức, để bảo vệ bản sắc, chính phủ Canada đòi hỏi các đài truyền thanh của nước mình phải phát 35% chương trình ban ngày là các bài hát Canada và do ca sĩ Canada trình diễn. Quá trình toàn cầu hoá lan rộng đã làm "thương mại hoá" các quan hệ xã hội vốn trước đây chỉ dựa trên cơ sở cộng đồng, việc trao đổi dựa trên quan hệ tình cảm và tính tượng trưng thiêng liêng. Đồng thời, những thành tựu riêng mà từng dân tộc đã đạt được như văn học, nghệ thuật, triết học, khoa học - thông qua các phương tiện kỹ thuật hiện đại - lại đang vượt ra khỏi khuôn khổ dân tộc và các biên giới quốc gia để trở thành tài sản chung nhân loại. Theo xu hướng ấy, toàn cầu hoá là đồng nghĩa với sự thủ tiêu tính đa dạng và xoá mờ sự khác biệt của các nền văn hoá. Nghĩa là thế giới đang đứng trước nguy cơ của một nền văn hoá "đồng phục". Nguy cơ "đồng phục" hoá về văn hoá cũng giống như nguy cơ cạn kiệt các nguồn gen quí hiếm. Trong lĩnh vực môi trường và sinh học, sự cạn kiệt các nguồn gen sẽ làm mất đi tính đa dạng sinh học, mất đi sự cân bằng sinh thái. Cũng tương tự, sự đồng nhất hoá các hệ thống giá trị và chuẩn mực, biểu tượng và ngôn ngữ, v.v... sẽ làm suy yếu khả năng sáng tạo - nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tồn tại lâu dài của mỗi nền văn hoá. Về điều này, các nhà văn hoá học đã cảnh báo, nếu như các nền văn hoá trên trái đất đều giống nhau thì không chỉ là nhân loại không còn sự đa dạng để tìm tòi và "cách tân", không còn nguồn sinh lực dồi dào để kế thừa và phát triển, mà cả thế giới này sẽ trở nên nghèo nàn và đơn điệu hơn nhiều so với cái thế giới mà chúng ta bỏ lại phía sau. Tuy nhiên, xem xét vấn đề một cách toàn diện không chỉ trên cơ sở sự tác động của toàn cầu hoá, mà cả trong những hoàn cảnh cụ thể, những kinh nghiệm lịch sử, cũng như quan sát ngay chính bản thân của tiến trình toàn cầu hoá, người ta nhận ra nhiều lý do để yên tâm trước sự tác động tưởng như không gì cưỡng nổi của nó. Trước hết, cũng chính các nhà nghiên cứu - mà phần đông lại là các nhà văn hoá học - đã khẳng định rằng toàn cầu hoá, internet và các phương tiện thông tin hiện đại nhất không có khả năng sinh ra những con người hoàn toàn mới về chất, tức là những người nằm ngoài một xã hội, một nền văn hoá và một dân tộc cụ thể. Có Toàn cầu húa và đa dạng văn húa Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 18 thể nói, không chỉ bây giờ, mà cả trong tương lai thế giới vẫn chưa phải là một cộng đồng chung về văn hoá, bởi quá trình đồng hoá văn hoá một cách toàn diện vẫn chưa vượt khỏi ranh giới của các quốc gia dân tộc. Và như vậy, chắc chắn không có một kiểu con người mới nào sinh ra để thay thế, các quá trình liên kết của toàn cầu hoá vẫn đòi hỏi sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa những con người thuộc các nền văn hoá khác nhau mà sự tồn tại của nó đã có chiều dài hàng nghìn năm và hiện vẫn đang tồn tại trên trái đất này. Thứ hai, toàn cầu hoá là quá trình diễn ra không đồng đều và chứa đầy mâu thuẫn, ở đó các nước giàu chiếm vị trí thủ lĩnh và là kẻ chiến thắng, trong khi các nước nghèo lại trở nên nghèo hơn nữa. Do đó, phong trào chống lại toàn cầu hoá cũng ngày một tăng lên. Chúng ta có thể nhận ra điều này tại các hội nghị toàn cầu ở Seatle, Praha và Davos. Nhưng không chỉ là mâu thuẫn giầu - nghèo, mà ngay chính các nước giàu với nhau thì sự cạnh tranh, giành giật về vốn và thị trường, chạy đua về công nghệ cũng diễn ra rất quyết liệt. Lại nữa, bên cạnh toàn cầu hoá còn có tiến trình khu vực hoá với mức độ gay gắt cũng không thua là mấy. Như vậy, toàn cầu hoá, trong khi làm xuất hiện sự tích hợp và thống nhất văn hoá trên phạm vi thế giới, thì đồng thời cũng kéo theo nó sự phân hoá về văn hoá một cách sâu sắc nhất. Biểu hiện sinh động cho sự phân hoá này là sự ra đời của hàng loạt các khái niệm như: nền văn minh, văn hoá khu vực, văn hoá dân tộc, văn hoá vùng, v.v... Thứ ba, kinh nghiệm lịch sử cho thấy, mỗi quốc gia, dân tộc khi có sự giao lưu, tiếp xúc và tiếp thu văn hoá của các quốc gia, dân tộc khác, thông thường về mặt chủ quan người ta không bê nguyên xi, mà chỉ chọn lựa lấy những mặt, những yếu tố có lợi, rồi cải biến, dân tộc hoá, bản địa hoá cho phù hợp để thành văn hoá của mình. ở nước ta, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra khẩu hiệu: "Trung với Đảng, Hiếu với dân" thì chính là Bác đã nhào nặn lại các khái niệm "Trung" và "Hiếu" trong học thuyết Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại cho phù hợp với thực tế Việt Nam thời hiện đại. Các nhà nghiên cứu gọi sự chọn lựa và dân tộc hoá này là sự tiếp biến văn hoá, hay là độ "khúc xạ" trong tiếp thu văn hoá. Thứ tư, mỗi quốc gia, dân tộc đều có một truyền thống lịch sử, văn hoá riêng (như chế độ xã hội, tôn giáo và sắc tộc, v.v...), nên việc địa phương hoá các giá trị và yếu tố văn hoá ngoại nhập được "chọn lựa" cũng không giống nhau. Trên tinh thần đó, sự tác động của toàn cầu hoá có thể là giống nhau, song kết quả chắc chắn sẽ rất khác nhau ở từng nơi đón nhận. Việc "địa phương hoá" theo những cách thức riêng như thế làm cho văn hoá nhìn trên qui mô thế giới lại càng thêm lắm hình nhiều vẻ (như các truyền thống Khổng giáo, Phật giáo từ trước đến nay ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam... là rất khác nhau). Thế là, toàn cầu hoá không những không thể thủ tiêu được tính đa dạng văn hoá, mà trái lại còn trở thành một nguồn lực tạo ra sự đa dạng mới. Thứ năm, chính sự liên kết quá chặt, quá gần gũi cũng là một lý do làm nảy sinh sự khác biệt. ấy là khi mỗi người đều muốn tô đậm nét riêng độc đáo của mình, để được là chính mình. Như một phản ứng tự vệ, một khi thế giới càng nhất thể hoá bao Mai Văn Hai 19 Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn nhiêu thì vấn đề bản sắc dân tộc càng nổi lên bấy nhiêu. Đơn cử như trong giao tiếp hằng ngày chẳng hạn, một khi tiếng Anh trở thành phổ cập, thì lập tức nó cũng khơi dậy sức đối kháng của thổ ngữ, và như vậy sự đa dạng lại có cơ sở mới để hình thành. Trong tác phẩm Chủng tộc và lịch sử, nhà nhân học nổi tiếng người Pháp Lévi-Strauss viết rằng: "Nhiều tập quán đã nảy sinh không phải từ một sự cần thiết nội tại hay một sự cố thuận lợi nào đó, mà chỉ từ ý muốn không phụ thuộc vào một nhóm bên cạnh". Với những lý do vừa trình bày, có thể khẳng định rằng sự lo ngại về các quá trình liên kết của toàn cầu hoá sẽ làm nảy sinh một nền văn hoá toàn cầu là không có căn cứ vững chắc. Mặc dầu xu thế toàn cầu hoá và quá trình hội nhập kinh tế đang đặt ra nhiều thử thách, nhưng từ đó cũng đem lại lắm cơ hội cho sự cá biệt hoá và đa dạng văn hoá. Cũng Lévi-Strauss từng nhận xét, là loài người thường xuyên nằm giữa hai quá trình mâu thuẫn nhau, một quá trình hướng tới thiết lập sự thống nhất, còn quá trình kia thì nhằm duy trì hoặc khôi phục sự khác nhau. Ông còn lưu ý, trên hai bình diện và hai trình độ đối lập nhau, đây chính là hai cách mạnh lên khác nhau. Cần nói thêm là, không phải đến bây giờ Việt Nam mới mở cửa ra với thế giới, mà từ trong lịch sử chúng ta đã có những cuộc giao lưu, tiếp xúc hoặc tự nguyện hoặc bị cưỡng bức với nhiều nền văn hoá, trong đó có những nền văn hoá lớn như Trung Quốc, ấn Độ, Pháp và Mỹ. Nhưng trong các cuộc giao lưu và tiếp xúc ấy, chúng ta vừa có thể tiếp thu các yếu tố văn hoá nước ngoài, vừa giữ gìn được thuần phong mỹ tục của cha ông để lại. Lấy sự biến đổi văn hoá Việt Nam làm minh chứng, một nhà sử học đã chỉ ra rằng về mặt trang phục, người đàn ông Việt xưa chỉ đóng khố, thế rồi theo thời gian, họ chuyển sang mặc quần ống sớ, quần lá tọa, đến thời kỳ hiện đại họ lại mặc quần "phăng", quần Âu, cả quần bò nữa. Cũng một phong thái như vậy, người đàn bà Việt, nhất là ở nữ thanh niên, đã từ chỗ mặc váy, áo tứ thân, vấn khăn mỏ quạ đến mặc áo phông, quần ống bó, đầu để trần và nhuộm hoặc uốn tóc, v.v... Tuy nhiên, đối với người đàn ông và người đàn bà Việt, trước sau họ vẫn là người Việt, vẫn giữ tục thờ cúng tổ tiên, vẫn bảo lưu mối quan hệ họ hàng thân mật và đầm ấm, vẫn duy trì thứ quan hệ láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau - tóm lại là những giá trị tinh thần truyền thống ở họ vẫn không hề có sự thay đổi. Vì vậy, ngày nay nếu lớp trẻ có mặc quần jeans, áo thun, ăn bánh pizza, uống Coca Cola thì trước sau họ vẫn là người Việt Nam, vẫn mang tâm hồn và bản sắc văn hoá Việt Nam. Không có gì phải lo ngại./. Toàn cầu húa và đa dạng văn húa Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn 20 Tài liệu tham khảo 1. Jean - Pierre và cộng sự. 1997. Sociologie contemporaine Vigot, Paris. 2. L.G. Ionin. 1996. Sociologija Kultury, M.Logos. 3. Mai Văn Hai và cộng sự. 2009. Xã hội học văn hóa. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 4. Phòng Xã hội học Văn hóa. 2008. Bước đầu tìm hiểu cơ cấu tổ chức xã hội làng Việt qua chặng đường đổi mới. Báo cáo đề tài tiềm lực; Lưu tại phòng Xã hội học Văn hóa, Viện Xã hội học. 5. Phòng Xã hội học Gia đình. 2008. Khác biệt về giá trị gia đình giữa các lớp thế hệ và giữa nam và nữ. Báo cáo đề tài tiềm lực; Lưu tại phòng Xã hội học Gia đình, Viện Xã hội học. 6. Nhiều tác giả. 2006. Văn hóa thời hội nhập. Nxb Trẻ. Tạp chí Tia sáng. TP. Hồ Chí Minh. 7. Jonh J. Macionis. 2004. Xã hội học. Nxb Thống kê. TP. Hồ Chí Minh. 8. M.A. Biriukova. 2001. Tích hợp và phân hóa văn hóa. Trong Tạp chí Triết học, số 1, Matxcova.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso_2_2010_maivanhai_532.pdf