Tài liệu Tổ chức không gian nội thất theo phương pháp giáo dục mới ở các trường mầm non tư thục tại Việt Nam: 74 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Tổ chức không gian nội thất theo phương pháp giáo dục
mới ở các trường mầm non tư thục tại Việt Nam
The organization of interior space of private Vietnamese kindergardens which are pursuing a new
teaching method
Trần Phương Thảo, Nguyễn Thanh Hiền, Thiều Minh Tuấn
Tóm tắt
Báo cáo đề cập tới vấn đề tổ chức không
gian nội thất trong trường mầm non theo
phương pháp giáo dục mới ở các trường tư
thục tại Việt Nam. Từ đó đưa ra định hướng
trong phương pháp tiếp cận thiết kế nội
thất trường mầm non (tổ chức không gian,
đồ đạc, màu sắc, trang thiết bị,) để phù
hợp với phương pháp giáo dục mới.
Từ khóa: trường mầm non, phương pháp giáo
dục, thiết kế nội thất
Abstract
This report concerns the organization of interior
space of private Vietnamese kindergardens which
are pursuing a new teaching method, thus,
proposes orientational methods for designing
the interior space of kindergartens (space
org...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức không gian nội thất theo phương pháp giáo dục mới ở các trường mầm non tư thục tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
74 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Tổ chức không gian nội thất theo phương pháp giáo dục
mới ở các trường mầm non tư thục tại Việt Nam
The organization of interior space of private Vietnamese kindergardens which are pursuing a new
teaching method
Trần Phương Thảo, Nguyễn Thanh Hiền, Thiều Minh Tuấn
Tóm tắt
Báo cáo đề cập tới vấn đề tổ chức không
gian nội thất trong trường mầm non theo
phương pháp giáo dục mới ở các trường tư
thục tại Việt Nam. Từ đó đưa ra định hướng
trong phương pháp tiếp cận thiết kế nội
thất trường mầm non (tổ chức không gian,
đồ đạc, màu sắc, trang thiết bị,) để phù
hợp với phương pháp giáo dục mới.
Từ khóa: trường mầm non, phương pháp giáo
dục, thiết kế nội thất
Abstract
This report concerns the organization of interior
space of private Vietnamese kindergardens which
are pursuing a new teaching method, thus,
proposes orientational methods for designing
the interior space of kindergartens (space
organization, furniture, color, appliances,...)
so that they are suitable for the new teaching
method.
Key words: kindergarten, educational method,
interior design
Trần Phương Thảo
ĐT: 01213278997
Email: tranphuongthao318@gmail.com
Ngày nhận bài: 20/6/2018
Ngày sửa bài: 27/6/2018
Ngày duyệt đăng: 29/6/2018
1. Mở đầu
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên, cũng là bậc học rất quan trọng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển tư duy sau này của trẻ nhỏ. Cùng với sự phát
triển của kinh tế, tại Việt Nam, phương pháp giáo dục mầm non đang được đổi mới
và cập nhật theo xu hướng tiến tiến trên thế giới. Hầu hết các trường mầm non tư
thục tại Việt Nam hiện nay đã từng bước áp dụng những phương pháp giáo dục
mới, đề cao sự phát triển tư duy cá nhân cho trẻ nhỏ. Sự đầu tư cho cơ sở vật
chất của các trường mầm non ngày một nâng cao, tuy nhiên thiết kế nội thất trong
trường mầm non hầu hết chưa được chú trọng tương ứng và chưa bắt kịp với đổi
mới giáo dục mầm non. Vì vậy cần có nghiên cứu tìm tòi phương pháp tiếp cận
và đổi mới trong thiết kế nội thất trường mầm non để đáp ứng việc nâng cao chất
lượng dạy và học.
2. Phân loại phương pháp giáo dục
- Phương pháp giáo dục truyền thống: là phương pháp giáo dục đã có ở Việt
Nam từ trước đến nay và thường được áp dụng vào trong các trường mầm non
công lập.
- Phương pháp giáo dục hiện đại: các phương pháp giáo dục hiện đại ở Việt
Nam trong thời gian gần đây đang được tiếp cận theo xu hướng của các phương
pháp giáo dục trên thế giới, điển hình như 4 phương pháp tiếp cận giáo dục mầm
non nổi bật được áp dụng phổ biến: Montessori, Glenn Doman, STEAM, Reggio
Emilia.
Bảng 1: Sự khác nhau giữa phương pháp giáo dục truyền thống và
phương pháp giáo dục hiện đại
Phương pháp giáo dục truyền thống Phương pháp giáo dục hiện đại
Trong mỗi bài học chỉ phát triển được
một số yêu cầu nhất định
Tập trung hướng tới sự phát triển toàn
diện của trẻ nhỏ
Hướng dẫn giảng dạy cả nhóm Hướng dẫn dạy cho từng trẻ nhỏ
Lớp học cùng độ tuổi Lớp học gồm có nhiều độ tuổi khác
nhau
Giáo viên tự đặt tốc độ giảng dạy do
nhà trường đề ra
Giáo viên và trẻ tự do trao đổi. Trẻ
được tự do làm việc theo khả năng của
mình
Hầu hết việc giảng dạy do giáo viên
thực hiện
Trẻ được khuyến khích tự học, phát
triển tư duy
Giáo viên có vai trò đặc biệt trong lớp
học
Giáo viên có vai trò không quá nổi bật
trong lớp, có vai trò hộ trợ trẻ trong
việc phát triển toàn diện về các mặt.
Trẻ là người tham gia thụ động trong
lớp học
Trẻ được tham gia tích cực các hoạt
động trong học tập và khuyến khích sự
sáng tạo, tìm tòi, tò mò của trẻ.
Giáo viên thực hiện kỉ luật với những
trẻ vi phạm kỉ luật hoặc một số hình
thức nhẹ với những trẻ không hoàn
thành bài
Môi trường và phương pháp khuyến
khích trẻ tự kỉ luật.
75 S¬ 31 - 2018
Sơ đồ dây chuyền chức năng cơ bản trong nhóm trẻ
- Các không gian được khuyến khích bố trí độc lập
- Các không gian chức năng thường được thiết kế đơn lẻ
và không liên quan tới nhau, không bổ trợ về mặt thẩm mĩ,
trang trí decor
Đề xuất sơ đồ dây chuyển chức năng mới trong nhóm trẻ
- Kết hợp các không gian một các linh hoạt theo xu hướng
thực tế hiện nay
- Các không gian phụ trợ như kho đồ chơi đồ dùng, hiên
chơi nên được kết hợp như một thành phần của không gian
chính để tạo ra điểm nhấn
- Đối với không gian như sảnh và đón nhận trẻ nên kết
hợp với nhau
- Phòng cách ly nên được bố trí trong không gian phòng
ngủ nhờ các vách hoặc đồ đạc để ngăn chia.
Hình 1. Đề xuất tổ chức không gian nhóm trẻ (1-3 tuổi)
Sơ đồ dây chuyền chức năng cơ bản trong nhóm mẫu
giáo:
- Các không gian được khuyến khích bố trí độc lập
- Các không gian chức năng thường được thiết kế đơn lẻ
và không liên quan tới nhau, không bổ trợ về mặt thẩm mĩ,
trang trí decor
Đề xuất sơ đồ dây chuyền chức năng mới trong nhóm
mẫu giáo:
- Kết hợp các không gian một các linh hoạt theo xu hướng
thực tế hiện nay
- Các không gian phụ trợ như kho đồ chơi đồ dùng, hiên
chơi, phòng ăn nên được kết hợp như một thành phần của
không gian chính để tạo ra điểm nhấn.
- Phòng ngủ nên kết hợp một cách linh hoạt với không
gian hoạt động chính vì ở độ tuổi này, trẻ nhỏ đã đi vào nề
nếp.
- Phòng cách ly nên được bố trí trong không gian phòng
ngủ nhờ các vách hoặc đồ đạc để ngăn chia.
Hình 2. Đề xuất tổ chức không gian nhóm mẫu giáo (3-5 tuổi)
ð
ð
76 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
3. Yêu cầu và giải pháp thiết kế nội thất trường mầm
non theo phương pháp giáo dục mới
a. Yêu cầu thiết kế nội thất trường mầm non theo phương
pháp giáo dục mới
- Tổ chức không gian nội thất trong trường mầm non phải
đảm bảo được yêu cầu về công năng và dây chuyền làm
việc hiệu quả và các yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế. Công
trình được áp dụng các giải pháp nội thất mới nhưng vẫn
phải đảm bảo được công nặng dạy và học vốn có. Đồng thời,
công trình cũng phải tiếp cận được các phương pháp giáo
dục mới nhằm đẩy mạnh việc tư duy và học tập của trẻ nhỏ.
Đảm bảo được yêu cầu học và làm việc tiện nghi cho người
sử dụng. Chất lượng môi trường trong công trình cần đảm
bảo an toàn và sử dụng hiệu quả.
b. Giải pháp
b.1. Giải pháp về cơ cấu chức năng
• Nhóm nhà trẻ (1-3 tuổi).
• Nhóm trường mẫu giáo (3-5 tuổi).
b.2. Giải pháp về thiết kế nội thất
Áp dụng yếu tố mở và linh hoạt vào trong trường học
cũng là điều không thể thiếu trong việc tổ chức không gian
nội thất theo phương pháp giáo dục mới. Trẻ không chỉ ngồi
học mà còn học tại lớp, hoặc có thể có sự giao lưu giữa các
lớp khác nhau, trẻ có thể chơi ngoài trời, ăn ngoài trời,Vì
vậy, để làm được điều này cần xóa bỏ ranh giới phân chia
giữa các lớp học, giữa không gian trong và ngoài bằng cách
bố trí không gian mở với không gian linh hoạt. Có thể sử
dụng các vách ngăn di động hoặc bố trí đồ đạc nội thất giữa
các không gian với nhau. Điều này cũng phù hợp đối với các
trường tự thục có diện tích nhỏ.
Hình 3. Phương án bố trí vách ngăn di động (Trường Chuồn chuồn kim)
Hình 4. Sử dụng tủ đồ để phân chia không gian Hình 5. Đồ đạc linh hoạt
77 S¬ 31 - 2018
Hình 6. Thiết kế sử dụng màu sắc 60-30-10 Hình 7. Thiết kế sử dụng kiểu kết hợp màu bổ sung
• Sử dụng vách ngăn di động
• Sử dụng đồ đạc linh hoạt
Sử dụng đồ nội thất như một vách ngăn giả lập để phân
chia không gian là một phương pháp còn khá mới. Tuy nhiên
lại rất hữu dụng, nhất là trong không gian cần nhiều sự linh
hoạt như trường mầm non có diện tích nhỏ. Đồng thời bàn
ghế modun ngày nay cũng có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc
khác nhau, cách lắp ghép khác nhau. Điều này càng mang
đến thêm cho trẻ nhỏ sự thích thú.
b.3. Giải pháp về màu sắc và trang trí
Quy luật màu sắc 60 - 30 – 10
Trong một bố cục không gian nội thất, nên có 60% có
màu thuộc màu sắc chủ đạo. Khoảng 30% không gian còn lại
(kể cả đồ nội thất) được sơn màu cấp 2. Khoảng 10% không
gian và đồ nội thất được trang hoàng bằng loại màu sống
động mang tính nhấn mạnh (có thể là màu nóng - xem thêm
tính chất màu sắc).
Màu sắc và trang trí trong các không gian cần có sự phối
hợp một cách hài hòa, đặc biệt không gian học và chơi của
trẻ cần được chú trọng vì ảnh hưởng tới sự thích nghi, tiếp
nhận, tạo sự hứng thú cho trẻ khi học và chơi. Màu sắc có
thể phối theo nhiều cách, trong đó có các cách cơ bản sau:
Kết hợp màu bổ sung, kết hợp màu bộ 3, kết hợp màu hình
chữ nhật, kết hợp màu tương đồng...
4. Kết luận
Thiết kế nội thất trong trường mầm non ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển và tư duy của trẻ. Đây là một vấn đề
quan trọng sẽ còn được tiếp tục xây dựng trong thời kì hiện
nay và tồn tại trong nhiều năm tới.
Đề tài nghiên cứu nhằm đóng góp một số cơ sở khoa học
và đề ra các giải pháp thiết kế như giải pháp về công năng,
giải pháp về nội thất./.
T¿i lièu tham khÀo
1. TCVN 3907 : 2011 (Xuất bản lần 2) “Trường Mầm Non –
Yêu Cầu Thiết Kế
2. Nguyễn Việt Châu, Nguyễn Hồng Thục, Kiến trúc công trình
công cộng (Tập 1).
3. Nguyễn Văn Đỉnh, Thực trạng quy hoạch – kiến trúc nhà
trẻ, mẫu giáo, trường mầm non ở Việt Nam và kinh nghiệm
quốc tế, Tạp chí Kiến trúc số 05-2016.
4. Luận văn thạc sĩ, Tổ chức không gian kiến trúc trường mầm
non theo phương pháp giáo dục Montessori tại Hà Nội và
Tổ chức không gian trường Mầm Non
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46_3103_2163235.pdf