Tài liệu Tổ chức không gian cảnh quan khu vui chơi cho trẻ tự kỷ áp dụng cho công viên Cầu Giấy: 78 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Tổ chức không gian cảnh quan khu vui chơi cho trẻ tự kỷ
áp dụng cho công viên Cầu Giấy
Creating recreation area for autistic children applied to Cau Giay park
Nguyễn Lưu Thảo Nguyên, Đàm Thị Hạnh Nguyên,
Lê Thúy Ngân, Nguyễn Mạnh Tài, Vũ Hoàng Yến
Tóm tắt
Tự kỉ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về
nhiều mặt đặc biệt như: hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và
gặp vấn đề về các giác quan ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức,
chia sẻ tình cảm và giao tiếp xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, số trẻ tự
kỷ ngày càng tăng. Hội chứng tự kỷ có thể cải thiện lớn nhất ở giai
đoạn tuổi thơ. Khi ở độ tuổi này khu vui chơi là không gian thích hợp
chứa đựng môi trường sống mang lại những ảnh hưởng tích cực đến
tình trạng bệnh của trẻ. Chính vì vậy việc tổ chức khu vui chơi cho trẻ
tự kỷ là vô cùng cần thiết. Công viên Cầu Giấy có đủ điều kiện để áp
dụng một mô hình khu vui chơi cho trẻ ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 326 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức không gian cảnh quan khu vui chơi cho trẻ tự kỷ áp dụng cho công viên Cầu Giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
78 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Tổ chức không gian cảnh quan khu vui chơi cho trẻ tự kỷ
áp dụng cho công viên Cầu Giấy
Creating recreation area for autistic children applied to Cau Giay park
Nguyễn Lưu Thảo Nguyên, Đàm Thị Hạnh Nguyên,
Lê Thúy Ngân, Nguyễn Mạnh Tài, Vũ Hoàng Yến
Tóm tắt
Tự kỉ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về
nhiều mặt đặc biệt như: hạn chế giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và
gặp vấn đề về các giác quan ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức,
chia sẻ tình cảm và giao tiếp xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, số trẻ tự
kỷ ngày càng tăng. Hội chứng tự kỷ có thể cải thiện lớn nhất ở giai
đoạn tuổi thơ. Khi ở độ tuổi này khu vui chơi là không gian thích hợp
chứa đựng môi trường sống mang lại những ảnh hưởng tích cực đến
tình trạng bệnh của trẻ. Chính vì vậy việc tổ chức khu vui chơi cho trẻ
tự kỷ là vô cùng cần thiết. Công viên Cầu Giấy có đủ điều kiện để áp
dụng một mô hình khu vui chơi cho trẻ tự kỷ. Dựa trên các phương
pháp điều trị mà nhóm nghiên cứu, mô hình tổ chức không gian kiến
trúc cảnh quan của nhóm đưa tập trung cải thiện các giác quan và
khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Cải thiện những trí thông minh còn
thiếu sót của trẻ và phát triển những trí thông minh sẵn có của trẻ
trong 8 loại hình trí thông minh của con người.
Từ khóa: thiết kế cảnh quan, không gian khu vui chơi, trẻ tự kỷ, công viên Cầu
Giấy, thiết kế
Abstract
Autism is a developmental disorder characterized by troubles in many aspects
such as verbal and nonverbal communication, learning, emotions sharing
and social interaction. The number of Vietnamese children known to have
autism has increased in recent years. Early childhood years are crucial in the
development of children with autism. In this stage of a child, playgrounds
are important spaces to bring positive impacts in treating autism. Cau Giay
Park is eligible to apply a playground model for autistic children. According
to therapy treatments that our team has researched, our architectural and
landscape model focuses on improving children’s intelligence, senses and
social skills is presented. The model emphasizes the improvement of senses
and social communication skill of children and focuses to develop the available
and unavailable intelligence of a child in the eight intelligences of the human
beings.
Key words: landscape design, recreation area, autistic children, Cau Giay Park,
creating
Email: nguyenanh25061997@gmail.com
ĐT: 0983693675
Ngày nhận bài: 20/6/2018
Ngày sửa bài: 27/6/2018
Ngày duyệt đăng: 29/6/2018
1. Đặt vấn đề
Tự kỉ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm
khuyết về giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, hành vi, sở
thích hạn chế và lập đi lập lại. Tại Việt Nam, theo thống kê
của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta khoảng
200.000 người mắc chứng tự kỷ. Nếu tính theo WHO, con số
này chừng 500.000. Theo thống kê của bệnh viện Nhi trung
ương giai đoạn 2000-2007, số lượng trẻ mắc bệnh tự kỷ
đến khám năm 2007 tăng gấp 50 lần so với thời điểm 7 năm
trước đó. Những đứa trẻ tự kỷ khi không có sự can thiệp
chữa trị thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trẻ
tự kỷ cần có những không gian riêng biệt dành cho chúng
khác với những đứa trẻ bình thường khác. Điều này sẽ giúp
chúng cảm thấy thoải mái và giải tỏa những căng thẳng của
chúng, cải thiện những khiếm khuyết của bản thân và xoa
dịu về mặt cảm xúc. Hiện nay chưa có nghiên cứu khoa học
nào ở Việt Nam về tổ chức khu vui chơi cho trẻ tự kỷ.
Công viên Cầu Giấy có khuôn viên rộng, sở hữu những
yếu tố tự nhiên thuận lợi. Công viên có nhiều không gian
chưa được sử dụng. Công viên nằm giữa lòng thành phố Hà
Nội, thuận lợi cho giao thông đi lại. Khu vực công viên Cầu
Giấy hoàn toàn phù hợp để tạo lập một sân chơi dành cho
trẻ tự kỷ.
Nhận thức tính cấp thiết của vấn đề, mục tiêu của nhóm
hướng đến là nghiên cứu tìm ra mô hình giải pháp thiết kế
không gian kiến trúc cảnh quan sân chơi cho trẻ tự kỷ áp
dụng vào công viên Cầu Giấy. Từ mô hình đó có thể nhân
rộng ra nhiều khu vực.
2. Đánh giá thực trạng
Hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một khu vui chơi cho
trẻ tự kỷ nào ngoài cộng đồng. Hầu hết các không gian vui
chơi đều tồn tại dưới dạng nhỏ lẻ trong các trường học
chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ.
Công viên Cầu Giấy hiện nay đang là công viên có diện
tích rộng không gian dùng vào chức năng nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí cho khu vực quận Cầu Giấy – thành phố Hà Nội.
Nhưng chưa có không gian dành cho trẻ tự kỷ.
3. Mô hình tổ chức không gian vui chơi cho trẻ tự kỷ
Dựa trên yêu cầu đảm bảo an toàn cho trẻ tự kỷ về cả
thân thể và cảm xúc kết hợp với việc hỗ trợ, điều trị thông
qua các trò chơi, trên cơ sở cải thiện bằng việc tác động vào
các giác quan, điều hòa cảm giác, phát triển trí thông minh
đa diện cho trẻ tự kỷ.
Do trẻ tự kỷ gặp vấn đề sai lệch thông tin đầu vào và đầu
ra của 5 giác quan, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp lấy
ý tưởng từ việc tác động đến năm giác quan của trẻ. Song
song với đó là tác động vào 8 trí thông minh của con người.
Phát triển những trí thông minh là thế mạnh của trẻ và cải
thiện những trí thông minh bị khiếm khuyết.
79 S¬ 31 - 2018
Qua quá trình nghiên cứu và tham vấn ý kiến chuyên gia,
nhóm nghiên cứu thấy rằng chu trình chơi dành cho trẻ tự kỷ
nên là: động – chuyển tiếp – tĩnh.
Khới đầu chu trình, trẻ có nhiều năng lượng nên cần có
những hoạt động sôi nổi giúp chúng giải tỏa năng lượng,
cả trẻ tăng động hay những đứa quá nhạy cảm thì đều cần
khởi động như vậy. Sau đó chuyển đến một không gian với
những hoạt động nhẹ nhàng hơn để làm dịu chúng lại. Với
những đứa trẻ nhạy cảm việc chuyển quá nhanh sang môi
trường nghỉ ngơi khiến sẽ chúng khó thích nghi, do vậy cần
có khu vực chuyển tiếp như một không gian đệm hỗ trợ. Với
những đứa trẻ tăng động, việc tạo ra một môi trường chuyển
tiếp với những hoạt động nhẹ sẽ giúp trẻ giảm bớt sự phấn
kích. Cuối cùng là cho chúng được nghỉ ngơi hoàn toàn.
Với những đứa trẻ tăng động đây không phải là môi trường
chúng thích nhưng do đã trải qua quá trình hoạt động chúng
đã mất một phần năng lượng và khi đó chúng cũng cần nghỉ
ngơi. Còn với những đứa trẻ quá nhạy cảm việc trải qua hai
môi trường trước đó khiến chúng cần được xoa dịu để có thể
lấy được lại cân bằng. Do vậy trong không gian vui chơi cần
có ba khu vực chính này. (Hình 1)
Khu vực động: Là khu vực sử dụng những thiết bị chơi
kích thích trẻ vận động giải tỏa năng lượng.
Trò chơi tương tác xã hội buộc trẻ nếu muốn chơi những
trò ấy phải liên hệ với các trẻ khác để cùng chơi, từ đó thúc
đẩy trí thông minh giao tiếp và trí thông minh ngôn. Các trò
chơi vận động rung, lắc, trườn, bò giúp cải thiện sức khỏe
cho trẻ tác động đến trí thông minh vận động và tác động đến
tiền đình của trẻ, giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Việc
đưa thiên nhiên vào khu vực động: đường dạo bằng sỏi đá,
hồ cát, cây cối giúp trẻ phát triển trí thông minh tự nhiên.
Những dụng cụ chơi có phát ra những âm thanh cải thiện trí
thông minh âm nhạc của trẻ. Ngoài những thiết bị chơi cố
định, khu vực động còn có những khối gỗ nhỏ để phụ huynh
có thể hướng dẫn trẻ chơi bằng cách xếp thành những hình
thù khác nhau cải thiện trí thông minh thị giác của trẻ. Nếu
để trẻ tự chơi không có sự can thiệp trẻ sẽ xếp lần lượt từng
khối gỗ theo trí thông minh logic của chúng.
Vật liệu có bề mặt đa dạng: sần sùi, nhẵn, mịn giúp
cải thiện xúc giác. Những loại cây sử dụng trong khu vực
động nên mang mùi hương nhẹ kích thích khứu giác. Khu
vực động sử dụng đa dạng màu sắc tạo nên sự sinh động,
kích thích trẻ với những hoạt động chơi tác động đến phần
thị giác. Những màu sắc không quá sặc sỡ tránh gây những
phản ứng tiêu cực cho trẻ quá nhạy cảm về màu sắc. Các
trò chơi khi chơi phát ra những âm lanh đặc trưng tác động
đến phần thính giác. Các trò chơi vận động tác động đến
tiền đình của trẻ, giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ.
Khu vực chuyển tiếp: làm dịu trẻ bằng thiên nhiên và
những hoạt động nhẹ nhàng mang tính giáo dục trẻ.
Trẻ tham gia vào việc trồng cây: trồng cây theo hàng lối
giúp trẻ cải thiện trí thông minh về logic – toán học. Việc
tiếp xúc với cây cối, bùn đất, nước, cát, gỗ và các yếu tố về
tự nhiên giúp trẻ cải thiện trí thông minh thiên nhiên. Công
việc trồng cây cần nhiều vận động kết hợp với nhau giúp cải
thiện trí thông minh vận động. Đồng thời khi những đứa trẻ
cùng kết hợp với nhau cùng làm vườn sẽ giúp trẻ phát triển
trí thông minh giao tiếp và ngôn ngữ. Âm thanh tự nhiên như
tiếng gió thổi qua cây, tiếng nước chảy, giúp thúc đẩy trí
thông minh âm nhạc của trẻ tự kỷ. Việc được tham gia vào
một nông trại thu nhỏ, với những sự vật với hình thù đa dạng
sẽ giúp trẻ có nhiều hình dung về cuộc sống cải thiện trí
thông minh thị giác.
Hình 1. Chu trình chơi dành cho trẻ tự kỷ
Hình 2. 3 dạng mô hình
Dạng tròn
Dạng xoắn ốc
Dạng dải
80 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Việc sử dụng vật liệu tự nhiên với bề mặt đa dạng giúp
trẻ cải thiện rất lớn về mặt xúc giác. Màu sắc tự nhiên, nhẹ
nhàng làm dịu trẻ về mặt thị giác của trẻ sau khi thị giác của
trẻ đã được kích thích ở khu động. Các loại cây trong khu
vườn của khu chuyển tiếp có những mùi rất đặc trưng, dùng
thiên nhiên để tác động đến khứu giác của trẻ. Âm thanh của
các loài cây tạo ra tiếng động như: tre, trúc, cọ kết hợp với
tiếng chim kích thích mạnh đến thính giác của trẻ. Những loại
trong trong vườn cảm giác của khu chuyển tiếp cho phép trẻ
có thể nếm và cảm nhận những hương vị khác nhau đem lại
nhwungx kích thích về vị giác cho trẻ. Các vận động đơn giản
trong việc trồng cây tác động đến tiền đình của trẻ.
Khu vực tĩnh: Là khu vực nghỉ ngơi, là nơi để trẻ được
ở một mình, xoa dịu cảm xúc của trẻ sau một chu trình chơi
điều trị của trẻ. Khu tĩnh tạo những không gian hình quả
trứng để trẻ có thể ngồi trong đó mang lại cảm giác an toàn.
Các khu vực ngồi được bao bọc xunh quanh như kiểu
quả trứng, hốc cây tạo cho trẻ cảm giác an toàn, từ đó chúng
có thể ngồi bình yên và cảm nhận được bản thân, phát triển
trí thông minh về nội tâm. Những âm thanh của thiên nhiên
không gây kích động cho trẻ mà trái lại còn giúp chúng thư
giãn cải thiện trí thông minh âm nhạc.Bề mặt tự nhiên mịn
không gây cảm giác khó chịu cho những đứa trẻ quá nhạy
cảm. Những khu vực tĩnh riêng biệt mô phỏng sinh học như
quả trứng bao bọc lấy trẻ, giúp trẻ những hình dung liên
tưởng giúp phát triển trí thông minh thị giác.
Vật liệu có bề mặt mịn không làm trẻ tự kỷ cảm thấy khó
chịu, cho trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Những loại cây sử
dụng trong khu vực động nên mang mùi hương nhẹ kích
thích khứu giác, làm thư giãn trẻ. Khu vực tĩnh sử dụng màu
Hình 3. Sơ đồ ranh giới vị trí khu đất nghiên cứu
Hình 4. Mặt bằng kiến trúc cảnh quan khu vực
nghiên cứu
Hình 5. Phối cảnh minh họa
81 S¬ 31 - 2018
sắc nhẹ nhàng, giữ lại màu của thiên nhiên cho trẻ cảm thấy
thoải mái, giúp thị giác trẻ được nghỉ ngơi.. Các loại cây phát
ra phát ra những âm lanh đặc trưng tác động đến phần thính
giác. Các trò chơi vận động tác động đến tiền đình của trẻ,
giúp cải thiện tình trạng bệnh của trẻ tự kỷ.
Ba khu vực đều được kết nối với một đường dạo cho
phép khi trẻ cảm thấy quá tải thì có thể nhanh chóng thoát ra
ngoài hay đến được không gian chúng thích để xoa dịu trẻ.
4. Áp dụng mô hình cho công viên Cầu Giấy
Công viên Cầu Giấy có diện tích khá rộng, có nhiều ưu
điểm: vị trí tại trung tâm Hà Nội, mặt nước nhân tạo rộng, đa
dạng các loại địa hình, Nhưng không gian của công viên
chưa được tận dụng triệt để, đa phần chỉ là đường dạo nhàm
chán, khu vui chơi bé so với tổng thế, Khu vực nhóm lựa
chọn nằm đối xứng với khu động của công viên qua cổng
chính.
Dựa trên hình dáng của khu đất nhóm lựa chọn mô hình
dạng xoắn ốc để áp dụng vào khu đất.
Trẻ tự kỷ sau khi đi qua cổng sẽ vào sảnh, ở sảnh trẻ có
thể quan sát các khu vực của khu vui chơi tạo tâm lí an toàn
cho trẻ. Ở sảnh đặt đài quan sát và khu vực nhà chờ cho phụ
huynh. Phụ huynh của trẻ sẽ có thể trở thành chính những
người tình nguyện viên của khu vui chơi. Họ có thể kiếm soát
được người vào trong khu vui chơi, vì các tình nguyện viên
hay những đứa trẻ khác khi muốn chơi ở khu vực này cần
phải có ý thức giúp đỡ trẻ tự kỷ hòa nhập với cộng đồng.
Ba không gian chơi mang đặc trưng riêng của từng khu
vực, mỗi khu vực đều được thiết kế dựa trên phương pháp
điều trị cho trẻ tự kỷ và cho trẻ những trải nghiệm cảm xúc
khác nhau.
Cả công viên đều được bao quanh bằng đường dạo lớn
và có kết nối với tất cả các khu vực của sân chơi. Để khi trẻ
cảm thấy quá tải ở khu vực nào có thể thoát đến được nơi
chúng muốn hoặc ra ngoài.
Ngoài ra để giúp những đứa trẻ quá nhạy cảm với cảm
giác nên bao quanh khu vực sân chơi là một lớp cây xanh,
tạo bóng râm cho khu vực kết hợp để che chắn âm thanh
cho khu vực.
Mặt bằng kiến trúc cảnh quan khu vực nghiên cứu
Khu động: được chia thành các cụm trò chơi khác nhau
kết hợp giữa trò chơi tương tác xã hội và trò chơi điều hòa
cảm giác.
Khu chuyển tiếp:
Hình 6. Mặt bằng và phối cảnh khu vực động
Hình 7. Mặt bằng và phối cảnh khu vực chuyển tiếp
82 T„P CHŠ KHOA H“C KI¦N TR”C - XŸY D¼NG
KHOA H“C & C«NG NGHª
Được chia làm 4 khu vực: Khu vực nông trại trồng rau,
khu vực đầm lầy, khu vực nuôi chim bồ câu, khu vực tổ chức
sự kiện.
Khu tĩnh: Khu vực tĩnh chia làm 2 khu vực: khu vực bán
tĩnh và khu vực tĩnh hoàn toàn theo từng cấp độ nhạy cảm và
phản ứng của trẻ qua 2 môi trường trước đó.
Đề xuất về mặt cây xanh:
Dựa trên liệu pháp vườn trị liệu, lựa chọn những loại thực
vật tác động tất cả các giác quan của trẻ nhưng tuyệt đối an
toàn. Các loại cây mô hình nhóm đưa ra dễ sống và thích
nghi với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.
Đề xuất vật liệu:
Với từng khu vực đưa ra những lựa chọn vật liệu khác
nhau cải thiện các giác quan của trẻ; Có nhiều bề mặt khác
nhau, ưu tiên các vật liệu tự nhiên để không gây phản ứng
tiêu cực của trẻ với bề mặt vật liệu.
5. Kết luận
Trẻ mắc chứng tự kỷ thuộc cộng đồng những người dễ
tổn thương trong xã hội. Trẻ tự kỷ rất khác biệt với những
đứa trẻ khác, nếu không có sự trợ giúp thì cấp độ bệnh của
trẻ tự kỷ sẽ càng ngày càng tăng.
Đề tài đã đề xuất mô hình khu vui chơi trị liệu hỗ trợ quá
trình điều trị chứng tự kỷ, giúp trẻ tự kỷ cải thiện được những
khiếm khuyết của bản thân và dễ dàng hơn trong việc hòa
nhập cộng đồng, tạo ra sự kết nối giữa trẻ tự kỷ và thiên
nhiên, cây cối, động vật giảm thiểu những phản ứng tiêu
cực của chúng. Giáo dục trẻ tự kỷ từ rất sớm bằng những
công việc đơn giản sẽ giúp hướng nghiệp chúng trong tương
lai.
Các mô hình có thể áp dụng cho các khu đất khác nhau
và có thể nhân rộng mô hình tại các công viên khác, tạo
những khu vui chơi hoà nhập trẻ tự kỷ chơi và các trẻ em
bình thường./.
Hình 8. Mặt bằng và phối cảnh khu vực tĩnh
T¿i lièu tham khÀo
1. Nguyễn Phương Anh, Chính sách hỗ trợ trẻ tự kỷ ở Việt Nam,
Báo mới, 2017.
2. Phạm Thị Hạnh, Giải pháp quy hoạch cải tạo và chỉnh trang
không gian vui chơi giải trí tại khu tập thể Kim Liên- Trung Tự,
Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quy hoạch vùng và Đô thị, Trường
Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2014.
3. JC Boush, Cindy Burk, Jim Dziatkowwicz, Carrie Fannin, Blake
Hobson, Christophen Joseph, Mara Kaplan, Inclusive Play
Design Guide LowRes, USA, 2016.
4. Micah Lipscomb, Alexander Stewart, Analysis Therapeutic
Gardens For Children With Autism Spectrum Disorders, Canada,
2014.
5. Natasha, Special needs book review, Gardening for children with
autism spectrum disorders and special educational needs, 2012.
6. Naomi Sachs, Tara Vincenta, Outdoor environment for chirldren
with autism and special needs, University of Minnesota, 2005.
7. Nguyễn Duy Phương, Giải pháp tổ chức không gian vui chơi của
trẻ em trong khu đô thị mới tại địa bàn thành phố Hà Nội, Luận
văn Thạc sỹ Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2011.
8. Nguyễn Nam Phương, Cảnh báo gia tăng trẻ mắc hội chứng tự
kỷ, VnExpress Sức khỏe, Hà Nội, 2016.
9. Renee Davies, Welcoming Chilren With Autism On Your
Playground, Aricles – Resources, 2011.
10. Saf Shailsh, Designing sensory gardens autism, USA, 2017.
11. Sở xây dựng Bắc Ninh, Không gian công cộng những góc nhìn lí
thuyết, Bắc Ninh, 2017.
12. Đỗ Trần Tín, Khai thác yếu tố cây xanh, mặt nước trong tổ chức
không gian công cộng các khu đô thị mới tại Hà Nội, Luận án
Tiến sĩ Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, 2012
13. Vanissa Quirk, An interview with magda mostafa pioneer in
autism design, Arch daily, 2013.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45_9713_2163234.pdf