Tài liệu Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên: Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
137
TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Hứa Thị Minh Hồng*
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay.Trên
cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền
thống ở tỉnhThái Nguyên hiện nay, qua đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong thời gian tới Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích; Thu thập,
xử lý dữ liệu nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản để tổ chức, hướng dẫn khai thác phát triển
ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
Từ khóa: ngành nghề; truyền thống; phát triển; nông thôn; Thái Nguyên ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành nghề truyền thống ở tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
137
TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN VIỆC KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Hứa Thị Minh Hồng*
Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý nghĩa
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới hiện nay.Trên
cơ sở phân tích thực trạng, đề xuất giải pháp tổ chức hướng dẫn, phát triển ngành nghề truyền
thống ở tỉnhThái Nguyên hiện nay, qua đó đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh trong thời gian tới Bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: Phân tích; Thu thập,
xử lý dữ liệu nhằm đề xuất những giải pháp cơ bản để tổ chức, hướng dẫn khai thác phát triển
ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên hiện nay trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
Từ khóa: ngành nghề; truyền thống; phát triển; nông thôn; Thái Nguyên
MỞ ĐẦU*
Xuất phát từ vị trí, vai trò của ngành nghề
truyền thống và yêu cầu khách quancủa quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
mà việc phát triển các ngành nghề truyền
thống ở cả nước nói chung và tỉnh Thái
Nguyên nói riêng hiện có vị trí rất quan trọng.
Mặc dù đã có những bài viết đề cập đến các
ngành nghề truyền thống trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội dưới các khía cạnh khác
nhau.Tuy nhiên, chưa có bài viết cụ thể nào
tiếp cận đến việc tổ chức hướng dẫn, phát
triển ngành nghề truyền thống nói chung và ở
Thái Nguyên nói riêng. Vì vậy, việc nghiên
cứu thực trạng và giải pháp tổ chức hướng
dẫn, phát triển ngành nghề truyền thống ở
Thái Nguyên hiện nay là cần thiết.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu và giải quyết vấn đề, tác giả
bài viết sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu cơ bản như: thu thập nghiên cứu các văn
bản quản lý nhà nước về phát triển ngành
nghề truyền thống, thu thập thông tin để phân
tích thực trạng và giải pháp
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Việt Nam là đất nước có nhiều nghề thủ công
truyền thống gắn liền với lịch sử dân tộc.Các
*
Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com
ngành nghề truyền thống được hình thành, tồn
tại trải qua nhiều thăng trầm và phát triển cho
đến tận bây giờ. Những nghề, làng nghề
truyền thống đã chứng tỏ được sức sống bền
bỉ của mình, góp phần giữ gìn nét đẹp văn
hóa của ông cha để lại và tạo điều kiện cho xã
hội phát triển. Tuy nhiên do những yếu tố chủ
quan, khách quan mà hiện nay một số ngành
nghề truyền thống ở các địa phương không
phát huy được hết giá trị, ý nghĩa của nó mà
thâm chí còn dần dần bị mai một. Do đó, việc
bảo tồn và phát triển các ngành nghề truyền
thống là yêu cầu khách quan, cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới
hiện nay. Điều này xuất phát từ những nguyên
nhân cơ bản sau:
Một là, vị trí, vai trò của ngành nghề truyền
thống trong xây dựng nông thôn mới. Trong
quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xây dựng
nông thôn mới, việc khai thác và phát triển các
ngành nghề truyền thống ở địa phương giữ vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Cụ thể là:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở
nông thôn. Các vùng nông thôn chủ yếu là cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, hiện vẫn còn chiếm
số lớn. Vì vậy, nếu các ngành nghề truyền
thống phát triển sẽ trở thành hạt nhân - kinh tế
cho địa phương, thúc đẩy quá trình xây dựng
nông thôn mới, thu hút người dân tham gia
Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
138
lao động, sản xuất trực tiếp tại địa phương,
qua đó giảm tỷ lệ lao động đổ về các thành
phố, đô thị lớn để mưu sinh góp phần giảm
các vấn đề xã hội. Việc phát triển các ngành
nghề truyền thống ở nông thôn sẽ tận dụng
được các nguồn nguyên liệu là sản phẩm của
ngành nông – lâm – ngư nghiệp, làm tăng khả
năng tích lũy vốn và kỹ thuật hỗ trợ cho nông
nghiệp, công nghiệp và các loại hình dịch vụ
khác ở nông thôn phát triển.
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải
thiện đời sống người lao động. Nông thôn là
nơi sinh sống của trên 64% dân số cả nước,
có 67,8% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở
lên[6], đó vừa là nguồn cung cấp lao động
cho các ngành kinh tế quốc dân vừa là thách
thức về vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động ở nông thôn hiện nay. Do đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên
lao động cũng có tính mùa vụ, vì thế sẽ có
thời gian nhàn rỗi, dẫn đến dư thừa lao động.
Do đó, ngoài việc cung cấp lao động cho các
khu công nghiệp và dịch vụ, người lao động ở
nông thôn còn có thể tham gia vào sản xuất
các sản phẩm truyền thống ở địa phương.
Việc phát triển ngành nghề nông thôn không
những giải quyết được việc làm tại chỗ cho
nguồn lao động mà còn sử dụng triệt để sức
lao động, tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống
cho các hộ gia đình, góp phần phát triển kinh
tế - xã hội ở địa phương. Đặc biệt, các ngành
nghề truyền thống thường là lao động thủ
công, không kén chọn nên có thể sử dụng lao
động với độ tuổi phong phú, thậm chí cả
người già, trẻ em, người khuyết tật cũng có
thể tham gia sản xuất.
- Phát triển ngành nghề truyền thống ở địa
phương góp phần phát triển loại hình kinh tế
hộ gia đình đặc biệt trong lĩnh vực nông
nghiệp, nông thôn. Bởi vì quá trình sản xuất
các sản phẩm của làng nghề đã tận dụng một
cách triệt để các yếu tố về vốn, kỹ thuật của
từng hộ gia đình, các thành viên trong gia đình
đều có thể tham gia sản xuất các mặt hàng
truyền thống đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Sản
phẩm của những ngành nghề truyền thống là
sự kết hợp giữa văn hóa và trình độ kỹ thuật
của người làm nghề tạo nên. Những sản phẩm
có độ thẩm mỹ cao, kết hợp tinh hoa qua
nhiều thế hệ. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt
kinh tế cho người dân mà còn phản ánh sinh
động đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của
người dân đồng thời gìn giữ những nét đẹp
truyền thống của dân tộc Việt Nam qua các
thế hệ.
Hai là, yêu cầu của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong khu vực nông nghiệp,
nông thôn. Mục tiêu của quá trình phát triển
nông nghiệp, nông thôn là không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư
nông thôn trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp là nhiệm vụ quan trọng
hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước, trong đó phát triển sản xuất
nông nghiệp là then chốt, xây dựng nông thôn
mới là căn bản, nông dân giữ vai trò chủ thể.
Ba là, những khó khăn, bất cập trong việc
phát triển ngành nghề truyền thống ở địa
phương. Hiện nay, ở các làng nghề, làng nghề
truyền thống phần lớn mặt bằng sản xuất chật
hẹp do chủ yếu xây dựng tại gia đình, vừa sản
xuất vừa làm nơi sinh hoạt, cho nên nhiều cơ
sở không có điều kiện đầu tư, đổi mới công
nghệ và thiết bị để mở rộng sản xuất; Thiết bị
công nghệ của nhiều làng nghề còn lạc hậu,
khiến cho năng suất thấp, giá thành cao, chất
lượng kém. Đặc biệt, tình trạng ô nhiễm không
khí, bụi, tiếng ồn, nguồn nước, chất thải rắn ở
một số làng nghề đã đến mức nghiêm trọng;
Vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm,
Bốn là, trách nhiệm của chính quyền địa
phương trong phát triển ngành nghề truyền
thống. Yêu cầu phát triển nhanh và bền vững
các ngành nghề truyền thống nhằm đẩy nhanh
quá trình xây dựng nông thôn mới không chỉ
cần tăng cường sự lãnh đạo của các tổ chức
cơ sở đảng, mà cần phải nâng cao hơn nữa
năng lực và trách nhiệm quản lý của chính
quyền các cấp. Chính vì vậy, củng cố và nâng
Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
139
cao năng lực, trách nhiệm của chính quyền
các cấp vừa là đòi hỏi mang tính nguyên tắc,
vừa mang tính thực tiễn sâu sắc.
Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng miền núi
trung du Bắc Bộ với nhiều tiềm năng trong
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là các
ngành nghề thủ công truyền thống và nhiều
sản phẩm chủ lực như: cây chè, cây hoa
quảTrong những năm qua, tỉnh Thái
Nguyên đã ban hành một số quy định trong
việc phát triển ngành nghề nông thôn như:
Quyết định số 3358/QĐ-UBND của Ủy ban
nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy
hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh
Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020[1]; Nghị
quyết số 21/2016/NQ-HĐND của Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành quy
định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn
2016-2020[3]; Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Thái
Nguyên[2]Với nhiều chính sách hấp dẫn,
Thái Nguyên đã huy động mọi nguồn lực hỗ
trợ cho các làng nghề, làng nghề truyền thống
xây dựng thương hiệu, qua đó nâng cao sức
đóng góp của khu vực này trong phát triển
kinh tế - xã hội.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều làng
nghề, đa dạng về ngành nghề, tính đến tháng
9/2018, toàn tỉnh có 238 làng nghề, làng nghề
truyền thống, trong đó có 216 làng nghề chè
(chiếm gần 90,8%), còn lại là các làng nghề
chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sinh vật
cảnh; gỗ mỹ nghệ, mộc dân dụng. Làng
nghề trồng và chế biến chè chiếm tỷ lệ lớn
như vậy là do tỉnh Thái Nguyên có 21.700 ha
chè (diện tích chè lớn thứ 2 trong cả nước),
trong đó có hơn 18.000ha chè kinh doanh[7].
Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã
tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu
quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây
chè trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất,
chế biến, tiêu thụ gắn với việc ứng dụng tiến
bộ khoa học công nghệ, áp dụng các tiêu
chuẩn tiên tiến, phát triển sản phẩm đa dạng,
an toàn, chất lượng kết hợp với việc tạo dựng
thương hiệu cho sản phẩm trên thị trường
trong nước và quốc tế. Trong đó vấn đề bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm chè
được đặc biệt quan tâm. Năm 2013, sản phẩm
chè Thái Nguyên được công nhận kỷ lục Việt
Nam “Thái Nguyên – Thương hiệu trà danh
tiếng được nhiều người biết đến nhất” và kỷ
lục châu Á “Sản phẩm trà Thái Nguyên thuộc
Top các đặc sản quà tặng có giá trị của châu
Á”; Năm 2016, sản phẩm chè của Công ty cổ
phần chè Hà Thái đạt giải Bạc; năm 2017, sản
phẩm chè của Công ty cổ phần chè Tân
Cương Hoàng Bình đạt giải Đặc biệt tại cuộc
thi đặc sản quốc tế Bắc Mỹ; Năm 2017,
nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” đã
được cơ quan sở hữu trí tuệ của 03 quốc gia
và vùng lãnh thổ (Mỹ, Trung Quốc, Đài
Loan) cấp văn bằng bảo hộ. Đây là điều kiện
rất thuận lợi để nâng cao giá trị và năng lực
cạnh tranh của sản phẩm chè Thái Nguyên tại
các thị trường nước ngoài tiềm năng. Tuy
nhiên để khai thác tối đa giá trị của nhãn hiệu
tập thể “Chè Thái Nguyên” tại các thị trường
nước ngoài đã được bảo hộ là một vấn đề
không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự tham gia
tích cực tất cả các cấp, các ngành và các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm
chè.
Từ nay đến năm 2020, Thái Nguyên tiếp tục
dành nhiều ưu đãi cho 37 chương trình, dự án
phục vụ phát triển ngành nghề nông thôn trên
địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều dự án mới
như: nghề đan rọ tôm, nghề thêu ren, nghề
sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nghề trồng hoa cây
cảnh, nghề cơ khí inox Đảm bảo thực hiện
mục tiêu thúc đẩy ngành nghề nông thôn phát
triển bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn theo hướng giảm dần
tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng ngành
phi nông nghiệp, dịch vụ, nâng cao thu nhập
của người dân nông thôn.
Trên cơ sở yêu cầu khách quan và thực trạng
đó, việc tổ chức, hướng dẫn khai thác phát
Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
140
triển ngành nghề truyền thống ở Thái Nguyên
hiện nay cần thực hiện đồng bộ những giải
pháp cơ bản:
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát
ngành nghề truyền thống ở địa phương.
Từ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, chính quyền địa phương
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển các
ngành nghề truyền thống trên cơ sở kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội chung, phù hợp với
đặc điểm của địa phương, sát với từng giai
đoạn, từng thời kỳ phát triển của các làng
nghề, nghề truyền thống, làng nghề truyền
thống; ưu tiên quy hoạch xây dựng các khu sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, tiến tới đưa các
doanh nghiệp và cơ sở sản xuất từ hộ gia đình
ra những cụm công nghiệp làng nghề tập trung.
Xác định được chức năng, quyền hạn, trách
nhiệm của chính quyền và các cơ quan quản lý
nhà nước có liên quan theo quy định của pháp
luật, nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều
hành hoạt động đối với các làng nghề, làng
nghề truyền thống. Đây là giải pháp cơ bản ảnh
hưởng trực tiếp đến việc bảo tồn và phát triển
các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
Thứ hai, lập, quản lý hồ sơ và báo cáo trong
việc công nhận, quản lý các ngành nghề
truyền thống ở địa phương.
Để được công nhận nghề truyền thống, làng
nghề, làng nghề truyền thống, chính quyền
địa phương phải có trách nhiệm trong lập và
quản lý hồ sơ. Theo đó:
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành kiểm tra, rà
soát các ngành nghề truyền thống ở địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện lập hồ sơ đề
nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề,
làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định
và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công
nhận. (Các thành phần hồ sơ đề nghị công
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống được quy định cụ thể tại Điều 6,
Nghị định số 52/2018/NĐ-CP[4])
- Thời hạn: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối
tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định, ra quyết
định và cấp bằng công nhận nghề truyền
thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
- Thời gian xét công nhận: do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quyết định.
Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống sau khi được công nhận không
đạt tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công
nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách
nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống.
Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh việc quản lý bằng công
nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề
truyền thống và tình hình thực hiện các quy
định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống,
làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa
bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30
tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu
cầu để tổng hợp gửi báo cáo Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
Thứ ba, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn,
hỗ trợ nhân dân phát triển ngành nghề truyền
thống ở địa phương.
Việc tuyên truyền, vận động người dân địa
phương phát triển ngành nghề truyền thống
theo định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và kế hoạch phát triển ngành
nghề truyền thống nói riêng ở địa phương, cơ
sở được thực hiện thông qua nhiều hình thức
khác nhau như: Thông qua hệ thống phát
thanh, Hội nghị nhân dân, đại biểu hội đồng
nhân dân các cấp
Việc hướng dẫn, hỗ trợ người dân tham gia
các chương trình, dự án phát triển ngành nghề
truyền thống ở địa phương thông qua các biện
pháp như: Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ
chức khác mở các lớp hướng nghiệp dạy
nghề; Tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng, tạo
điều kiện thúc đẩy sản xuất; Thực hiện các
hoạt động khuyến nông – lâm – ngư nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp; Tư vấn pháp luật, trợ
Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
141
giúp pháp lý, giải quyết nhanh chóng các thủ
tục có liên quan trong phạm vi thẩm quyền
của chính quyền địa phương
Thứ tư, huy động các nguồn lực và tăng
cường ứng dụng, chuyển giao công nghệ
trong sản xuất tại các làng nghề, làng nghề
truyền thống.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường
nội địa và xuất khẩu, sự cạnh tranh của các
mặt hàng nhập khẩu, sản phẩm của các làng
nghề, làng nghề truyền thống cần được đổi
mới cả về chất lượng, mẫu mã, hạ giá thành
sản phẩm, từ đó đòi hỏi các làng nghề phải
tăng cường ứng dụng, đổi mới công nghệ sản
xuất, quan tâm đến công tác đào tạo nguồn
nhân lực có tay nghề cao và giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, việc tiếp
cận các nguồn lực tài chính hỗ trợ sản xuất là
rất cần thiết đối với các làng nghề, làng nghề
truyền thống.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ
chế, chính sách hỗ trợ và các ưu đãi như: đầu
tư, tín dụng theo Luật đầu tư công, cơ chế,
chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn (Nghị định số
57/2018/NĐ-CP[5]); xúc tiến thương mại; mặt
bằng sản xuất, khoa học công nghệ; đào tạo
nhân lực (Nghị định số52/2018/NĐ-CP) [4]
Bên cạnh đó, cán bộ lãnh đạo, quản lý phải
quan tâm đúng mức và tôn vinh tài năng các
nghệ nhân làng nghề. Bởi nghệ nhân chính là
những báu vật nhân văn sống, là những người
có sứ mệnh lĩnh hội, cải biến, bổ sung và
truyền nghề; họ cũng là cầu nối giữa tổ
nghiệp với các thế hệ mai sau và có nhiều
năm gắn bó với nghề. Việc tổ chức để các
nghệ nhân truyền nghề cho số lao động trẻ sẽ
tạo ra thế hệ những người lao động có tay
nghề cao, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng nguồn lao động tại các làng nghề
truyền thống.
Thứ năm, xây dựng và phát triển thương hiệu
sản phẩm.
Sản phẩm của ngành, nghề truyền thống
thường có giá thành cao, mẫu mã sản phẩm
chưa đa dạng, chưa theo kịp thị hiếu người
tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Hầu hết các
làng nghề hiện nay vẫn phát triển manh mún,
nhỏ lẻ, khó cạnh tranh với những sản phẩm
cùng loại được sản xuất bằng công nghệ hiện
đại từ các nước trong khu vực. Bên cạnh đó,
do thiếu thông tin nên việc mở rộng thị
trường tiêu thụ còn chậm. Việc đăng ký
thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm
ở một số địa phương chưa được quan tâm đầu
tư, hỗ trợ.
Vì vậy, chính quyền địa phương phải đồng
hành cùng các nghề, làng nghề, làng nghề
truyền thống trong việc hỗ trợ xây dựng và
phát triển thương hiệu bao gồm:
- Thành lập các hợp tác xã làng nghề tại địa
phương đại diện đứng ra làm đầu mối thu
mua sản phẩm, giao thương với bên ngoài
nhằm liên kết các hộ sản xuất trong làng nghề
xây dựng một nhãn hiệu chung;
- Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền
sở hữu trí tuệ; hoàn thiện các quy hoạch, định
hướng phát triển ngành nghề;
- Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng kiến
thức cho các hộ kinh doanh;
- Hỗ trợ làng nghề xây dựng chiến lược phát
triển thương hiệu sản phẩm, vốn, thị trường;
- Nâng cao hoạt động khuyến công, hỗ trợ đổi
mới trang thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm
nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh
tranh trên thị trường;
- Hỗ trợ làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh
đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tham gia hội
trợ, triển lãm để quảng bá sản phẩm. Đặc biệt
trong thời đại công nghiệp 4.0 cần tiếp cận
các nguồn công nghệ thông tin để quảng bá,
tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm một
cách nhanh chóng, thuận tiện, hiệu quả. Đảm
bảo ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ,
nhất là thị trường xuất khẩu và thị trường du
lịch là các thị trường đang có nhiều tiềm năng
và thuận lợi cơ bản.
KẾT LUẬN
Hứa Thị Minh Hồng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 191(15): 137 - 142
142
Tóm lại, tổ chức, hướng dẫn khai thác và phát
triển các ngành nghề truyền thống ở Thái
Nguyên hiện nay là trách nhiệm của các cấp,
các ngành.Để tổ chức và hướng dẫn có hiệu
quả cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ
bản nhằm khôi phục, khai thác, phát triển
ngành nghề truyền thống ở địa phương, trong
đó cần chú trọng ổn định và phát triển thị
trường, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công
nghệ hiện đại, có chính sách khai thác phát
huy năng lực nội sinh của ngành nghề truyền
thống thông qua sự phát triển kết hợp với các
loại hình kinh tế, phát triển các cụm, khu
công nghiệp tập trung. Qua đó thúc đẩy quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn,
tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người
dân nông thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2008),
Quyết định số 3358/QĐ-UBND Phê duyệt quy
hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2009-2020.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2011), Nghị
quyết về việc thông qua Đề án đào tạo nghề cho lao
động nông thôn đến năm 2020, tỉnh Thái Nguyên.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2016),
Nghị quyết số 21/2016/NQ-HĐND Ban hành quy
định chính sách hỗ trợ đặc thù khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
4. Chính phủ (2018), Nghị định số 52/2018/NĐ-CP
ngày 12/4/2018 về phát triền ngành nghề nông thôn.
5. Chính phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP
ngày 17/4/2018 về cơ chế, chính sách khuyến khích
doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
6. Hồng Ngọc (2018), “Tổng quan các vấn đề xã
hội nước ta năm 2017”,
xa-hoi/2018/48718/Tong-quan-cac-van-de-xa-hoi-
nuoc-ta-nam-2017.aspx
7. Quân Trang (2018), “Thái Nguyên trồng mới và
thay thế giống chè”,
te/thai-nguyen-trong-moi-va-thay-the-giong-che-
487670.html
ABSTRACT
ORGANIZATION AND GUIDELINES FOR EXPLOITATION AND
DEVELOPMENT OF THE TRADITIONAL CRAFTS
IN THAI NGUYEN PROVINCE
Hua Thi Minh Hong
*
ThaiNguyen School of Political
Preservation and development of traditional crafts as objectives, critical and important requirement
in the current socio-economic development and new-rural development strategies. Based on the
current situation analysis, the solutions are proposed to guide and develop traditional crafts in Thai
Nguyen province, contributed positively to the socio-economic development in the future. The
paper used research Methodologies: Analysis; Collecting; Processing Data... in order to propose
the basic solutions to organize and guide the exploitation and development of traditional trades in
Thai Nguyen on the basis of analyzing the current status of the research problem.
Key words: traditional; crafts; development; countryside; Thai Nguyen
Ngày nhận bài: 05/10/2018; Ngày hoàn thiện: 30/10/2018; Ngày duyệt đăng: 28/12/2018
*
Tel: 0988 666550, Email: minhhongnnpl@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 59_89_1_pb_895_2124483.pdf