Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (sinh học 11) nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường Phổ thông - Phạm Thị Hồng Tú

Tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (sinh học 11) nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường Phổ thông - Phạm Thị Hồng Tú: VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 40 Email: hongtutn@gmail.com TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC “TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT” (SINH HỌC 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Phạm Thị Hồng Tú - Nguyễn Thị Hằng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Lương Thị Kim Mùi - Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Ngày nhận bài: 06/8/2019; ngày chỉnh sửa: 24/8/2019; ngày duyệt đăng: 05/9/2019. Abstract: In the article, we present some tool concepts such as experiential activity, competency to apply knowledge to solve practical problems; Since then, we have introduced a process to organize experiential activities in teaching the subject “Exchange matter and energy metabolism in plants” and apply this process to teaching in Bac Kan High school for the Gifted, Bac Kan province; At the same time, the results of the initial assessment of the effecti...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (sinh học 11) nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh ở trường Phổ thông - Phạm Thị Hồng Tú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 40 Email: hongtutn@gmail.com TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC “TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT” (SINH HỌC 11) NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Phạm Thị Hồng Tú - Nguyễn Thị Hằng, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Lương Thị Kim Mùi - Trường Trung học phổ thông chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Ngày nhận bài: 06/8/2019; ngày chỉnh sửa: 24/8/2019; ngày duyệt đăng: 05/9/2019. Abstract: In the article, we present some tool concepts such as experiential activity, competency to apply knowledge to solve practical problems; Since then, we have introduced a process to organize experiential activities in teaching the subject “Exchange matter and energy metabolism in plants” and apply this process to teaching in Bac Kan High school for the Gifted, Bac Kan province; At the same time, the results of the initial assessment of the effectiveness of the experiential organization to develop students' competency to apply knowledge to solve practical problems are also presented. Keywords: Learning through experience, experiential activity, competency to apply knowledge. 1. Mở đầu Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là giúp học sinh (HS) làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống, chương trình chuyển từ tiếp cận nội dung sang hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực (NL) của HS, trong đó với mục tiêu gắn kết môn Sinh học với các môn khoa học khác, với Công nghệ và Toán học để giải quyết các vấn đề liên quan của đời sống. Bản thân môn Sinh học là khoa học thực nghiệm, việc kết hợp giữa dạy lí thuyết với các hoạt động trải nghiệm (HĐTN), thực hành sẽ giúp HS khám phá thế giới tự nhiên, phát triển NL chung và NL Sinh học, trong đó có NL vận dụng kiến thức (VDKT) vào thực tiễn. Do vậy, để tổ chức dạy học môn Sinh học theo định hướng phát triển NL cần có nhiều biện pháp, trong đó thiết kế và tổ chức các HĐTN là một hướng mang lại hiệu quả cao. Bài viết trình bày một số khái niệm công cụ như HĐTN, NL VDKT vào giải quyết vấn đề thực tiễn; từ đó đưa ra quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” và vận dụng quy trình này để tổ chức dạy học ở Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn; đồng thời đưa ra kết quả đánh giá bước đầu về hiệu quả của tổ chức HĐTN nhằm phát triển năng lực VDKT vào giải quyết vấn đề thực tiễn của HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hoạt động trải nghiệm và năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn 2.1.1. Hoạt động trải nghiệm Học trải nghiệm (experiential learning) hay còn gọi là “Giáo dục trải nghiệm” là một cách học thông qua làm, với quan niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có. J. Deway là người đưa ra quan điểm “Học qua làm, học bắt đầu từ làm”, theo ông, dạy học phải giao việc cho HS làm, chứ không phải giao vấn đề cho HS học [1]. Quan điểm học từ trải nghiệm chỉ trở thành tư tưởng giáo dục chính thống và phát triển thành học thuyết khi gắn liền với các nhà tâm lí học, giáo dục học trên thế giới như: John Dewey, Kurt Lewin, Jean Piaget, Carl Jung, Paulo Freire, David Kolb, Carl Rogers, William James và các nhà giáo dục hiện đại sau này [2]. HĐTN là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi [3]. Bản chất của HĐTN là hoạt động giáo dục và hoạt động dạy học được tổ chức trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển phẩm chất, NL cho HS. Đây là quá trình học mà người học được tiếp cận và tác động trực tiếp với thực tế mà họ nghiên cứu, học tập, với cuộc sống thực tiễn. Theo [4], trong nhà trường có nhiều hình thức tổ chức HĐTN, có thể sử dụng các hình thức HĐTN trong dạy học Sinh học, trong đó hình thức mang tính khám phá thường được sử dụng nhiều hơn. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 41 2.1.2. Năng lực vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn Trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học năm 2018, NL VDKT, kĩ năng đã học là một trong ba NL đặc thù của môn Sinh học. Theo đó, NL VDKT vào thực tiễn là khả năng vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, có thái độ và hành vi ứng xử thích hợp. NL này gồm các biểu hiện gồm: (i) Giải thích thực tiễn: Giải thích được vấn đề thực tiễn và mô hình công nghệ dựa trên kiến thức sinh học và dẫn ra được các bằng chứng về vấn đề đó; (ii) Có hành vi, thái độ thích hợp: Đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu và có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững [5]. Có nhiều cách phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HS trong dạy học môn Sinh học, trong đó tổ chức cho HS tham gia các HĐTN theo quy trình kĩ thuật là biện pháp có hiệu quả. 2.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11) Trên cơ sở nghiên cứu các quy trình thiết kế và tổ chức HĐTN của nhiều tác giả [6], [7], [8], chúng tôi đưa ra quy trình tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông như sau: - Bước 1. Phân tích nội dung và xác định nhu cầu tổ chức HĐTN phù hợp với địa phương: Trên cơ sở những yêu cầu cần đạt theo quy định của Bộ GD-ĐT, Chương trình nhà trường gắn với địa phương, trên cơ sở phân tích và lựa chọn những nội dung đề xuất HĐTN phù hợp trong dạy học chủ đề Sinh học. - Bước 2. Lập kế hoạch tổ chức dạy học và HĐTN cho chủ đề: Việc lập kế hoạch dạy học và HĐTN cho chủ đề gồm có 2 kế hoạch: 1) Kế hoạch chung cho chủ đề: Đây là kế hoạch tổng thể cho việc tổ chức dạy học và HĐTN cho cả chủ đề với thời lượng và điều kiện thực hiện cho phép; 2) Kế hoạch tổ chức HĐTN cho chủ đề: Trên cơ sở xác định mục tiêu cụ thể của HĐTN, nhiệm vụ chính của bước này là thiết kế các hoạt động để HS thực hiện, thông qua việc thực hiện các hoạt động, HS hứng thú học tập, hứng thú khám phá thế giới tự nhiên, thỏa sức sáng tạo. HS sẽ chủ động khắc sâu kiến thức đồng thời rèn luyện các kĩ năng và phát triển NL. Việc thiết kế các hoạt động có thể được thực hiện bởi các quy trình khác nhau trong đó thực hiện theo quy trình kĩ thuật phù hợp với HS phổ thông. Với quy trình này, những nhà nghiên cứu xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, sử dụng tích hợp các kiến thức khoa học, toán học đã sáng chế hoặc cải tiến các giải pháp công nghệ, từ đó ứng dụng các giải pháp đó để giải quyết vấn đề (GQVĐ) của thực tiễn. Việc thực hiện quy trình kĩ thuật được tiến hành theo các bước: Quan sát thực tiễn xác định vấn đề (thực tiễn đòi hỏi) - Giải pháp (Ý tưởng giải quyết, đề xuất và thực hiện thiết kế) - Thử nghiệm - Kết luận [6]. - Bước 3. Thực hiện tổ chức HĐTN theo kế hoạch: Chính là việc tổ chức HS thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động mà kế hoạch đã đề ra. Đó là các hoạt động: Quan sát nhạy bén phát hiện vấn đề - Đặt các câu hỏi thắc mắc từ sự quan sát nhạy bén - Đưa ra những ý tưởng để giải quyết vấn đề - Thiết kế được giải pháp GQVĐ Kết quả là sáng chế hoặc cải tiến được vấn đề bất cập trong thực tiễn tạo ra các sản phẩm như vấn đề, giải pháp, giải pháp đã được thiết kế thành bản vẽ, mô hình hoặc sản phẩm... Các hoạt động sẽ được thực hiện bởi giáo viên, HS và các lực lượng có liên quan. Nhiệm vụ chính của giáo viên là tạo hứng thú, gợi ý để chính các em là người xác định vấn đề, đề xuất giải pháp..., từ đó giao nhiệm vụ, tư vấn hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ, tổ chức báo cáo, đánh giá và đưa ra kết luận. HS hứng thú, tích cực tham gia vào việc phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp; Nghiên cứu tài liệu để thiết kế giải pháp và thực hiện giải pháp, báo cáo và thảo luận với sự tư vấn hỗ trợ của giáo viên và các bên liên quan. - Bước 4. Đánh giá kết quả HĐTN và điều chỉnh kế hoạch: Để đánh giá được mức độ đạt được của việc thực hiện kế hoạch so với yêu cầu của mục tiêu ban đầu đề ra, từ đó phát triển kế hoạch HĐTN cho hợp lí. 2.3. Vận dụng Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11) vào thực tiễn tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn HS Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Kạn, đa số thông minh, nhanh nhẹn và rất thích tham gia các hoạt động giáo dục, đặc biệt là HĐTN. HĐTN này còn chưa được áp dụng đối với bộ môn Sinh học, nên việc tổ chức các HĐTN gắn liền với những kiến thức Sinh học lí thuyết là hết sức cần thiết, để mỗi HS phát huy hết những thế mạnh của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường - Phân tích nội dung và xác định nhu cầu HĐTN cho chủ đề phù hợp với thực tiễn địa phương Chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” bao gồm 15 bài với các kiến thức cơ bản liên quan đến sinh trưởng, phát triển và sinh sản ở thực vật. Từ 15 bài trên có thể thiết kế thành 3 chủ đề nhỏ: 1) Trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng; 2) Quang hợp với năng suất cây trồng, 3) Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản. Nếu HS được trải nhiệm thực tiễn trồng trọt của người VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 42 dân thì các em sẽ hiểu sâu kiến thức lí thuyết cũng như hình thành phẩm chất và NL. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhìn chung, khí hậu, địa hình của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là một vùng đất nổi tiếng với nghề trồng quýt và được coi là vùng trồng quýt ngon nhất Bắc Kạn, thương hiệu “quýt Bắc Kạn” đã và đang phổ biến rộng rãi, có thương hiệu không những trong tỉnh mà còn ở cả các tỉnh khác trong nước ta. Cây quýt với vùng đất Bắc Kạn được coi là cây xoá đói, giảm nghèo. Vì vậy, trong dạy học môn Sinh học, đặc biệt là dạy học chủ đề “Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật”, rất cần dành một thời lượng tổ chức cho HS đi thăm quan và trải nghiệm tại vườn quýt của người dân (ở xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). HĐTN này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS được học qua làm, từ đó hình thành phẩm chất và NL, đồng thời góp phần giúp các em định hướng nghề nghiệp. - Lập kế hoạch HĐTN chung cho chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” Dựa trên những yêu cầu cần đạt của Bộ GD-ĐT về chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật”; căn cứ vào đối tượng HS, điều kiện và sự tạo điều kiện quan tâm của lãnh đạo nhà trường; căn cứ vào thực tiễn của địa phương, giáo viên xác định mục tiêu cụ thể cho chủ đề. Trên cơ sở mục tiêu cần đạt, thiết kế các chuỗi hoạt động bao gồm các hoạt động lí thuyết trên lớp đến các HĐTN thực tế tại vườn quýt xã Quang Thuận và HĐTN tại các cuộc thi sáng tạo ở trường. Cụ thể kế hoạch thực hiện được thể hiện ở bảng 1: Như vậy, chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” được thiết kế gồm 3 giai đoạn chính: giai đoạn dạy học trên lớp (Gồm lí thuyết và thực hành); giai đoạn tham quan và trải nghiệm tại vườn quýt; giai đoạn trải nghiệm qua cuộc thi. Thông qua giai đoạn 1, HS có được những kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Thông qua thăm quan và trải nghiệm tại vườn quýt, HS vừa củng cố và phát triển được kiến thức học trên lớp đồng thời vận dụng được kiến thức các môn liên quan đề phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn, từ đó có được những sản phẩm chuẩn bị cho cuộc thi tiếp theo. - Lập kế hoạch HĐTN chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” + HS xác định được cụ thể các yếu tố đã học ở phần lí thuyết trên lớp như: nước, phân bón, chế độ ánh sáng ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (quả quýt), từ đó khắc sâu và phát triển kiến thức đã học; HS được trải nghiệm thực tiễn việc chăm sóc, hái và bảo quản quả (quýt), từ đó biết VDKT kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn; HS được quan sát, tích cực phát hiện vấn đề, đề xuất ý tưởng tìm ra những giải pháp, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức học trên nhà trường và những gì trải qua trong hoạt động thực tiễn; HS thấy được khả năng phát triển kinh tế từ những cây trồng của địa phương từ đó có định hướng nghề phù hợp. HS cảm nhận những khó khăn, vất vả và cả những niềm vui của người lao động, qua đó các em có những cảm thông, chia sẻ và ý thức được trách nhiệm. + Kế hoạch cụ thể cho HĐTN được thể hiện ở bảng 2: Kết quả của HĐTN tại vườn quýt đã đem lại những thành công bước đầu về khả năng VDKT và khả năng sáng tạo của HS trong việc phát hiện và GQVĐ. Một số kết quả được thể hiện ở bảng 3 (trang bên). Phân tích 1 sản phẩm đạt được của HS sau khi đi trải nghiệm. Những phát hiện từ buổi HĐTN tại vườn quýt, Bảng 1. Kế hoạch dạy học và tổ chức HĐTN cho HS trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (Sinh học 11) Nội dung Chương trình nhà trường Phần lí thuyết Số tiết: 8 (3 chủ đề); Thời gian thực hiện: tháng 8, đầu tháng 9/2018 Chủ đề 1 (3 tiết): Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật (bài 1-7); Chủ đề 2 (3 tiết): Quang hợp với năng suất cây trồng (bài 8-11 và bài 13); Chủ đề 3 (2 tiết): Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản (bài 12 và 14). HĐTN 1 Tham quan và làm việc 1 buổi tại vườn quýt ở địa phương; Số tiết: 04; Thời gian thực hiện: tháng 9/2018. Sau HĐTN 1 Hoạt động 1: Báo cáo cá ý tưởng, đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện thiết kế giải pháp của nhóm. Hoạt động 2: Định hướng cho thiết kế giải pháp (hoạt động ở nhà). HĐTN 2 Tổ chức cuộc thi “Em là nhà sáng tạo trẻ”. Số tiết: 04; thời gian thực hiện: tháng 12/2018. VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 43 Bảng 2. Các hoạt động chính và yêu cầu trong HĐTN Giai đoạn Hoạt động chính và yêu cầu Dự kiến: Thời gian, Địa điểm, Đối tượng, sản phẩm Tham quan trải nghiệm vườn quýt - HĐ 1 (hoạt động trước khi đi trải nghiệm): Vai trò của cây quýt trong sự phát triển kinh tế của người dân ở địa phương. Khi đi trải nghiệm tại thực tiễn, cần chú ý cách quan sát, cách tư duy nghiên cứu theo quy trình khoa học và kĩ thuật. - HĐ 2: Tham quan và nghiên cứu địa hình. - HĐ 3: Quan sát và tìm hiểu thực tiễn: Có giấy bút để ghi chép sau khi quan sát và ghi lại các hình ảnh để phục vụ cho các hoạt động tiếp theo. Chú ý một số vấn đề chính sau: (1) Địa hình, khoảng cách giữa các cây, chế độ ánh sáng; (2) Cách tưới nước, bón phân, loại phân; (3) Cách thu hái, chế biến, bảo quản; (4) Hiệu quả kinh tế. - HĐ 4: Tham gia trải nghiệm tại vườn cùng người dân (hái quả, chế biến, bảo quản). Chú ý những điều còn tồn tại và phân tích những tồn tại đó. 08/11/2018 tại xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Cả khối 11 Bài báo cáo thực hành của HS Sản phẩm là các quả hái được và các công việc khác - HĐ 4: Chú ý địa hình của vườn quýt và đặc điểm của đất trồng, phân bón, cách bón phân, loại phân, tưới nước và các kĩ thuật chăm sóc khác; chú ý đến cách thu hoạch, bảo quản để xác định những tồn tại và đề xuất cách khắc phục. Bài báo cáo gồm các nội dung sau: Vấn đề thực tiễn đòi hỏi, Mục tiêu đề ra, đề xuất giải pháp; Các kiến thức được sử dụng để giải quyết vấn đề; Thiết kế giải pháp và thử nghiệm giải pháp. Theo nhóm HS yêu thích môn Sinh học của từng lớp, tại vườn quýt. Sản phẩm để dự thi khoa học kĩ thuật cấp trường (bản word, poster, sản phẩm thiết kế). - HĐ 6: Định hướng HS đưa ra vấn đề từ thực tiễn, và đề xuất giải pháp ban đầu từ đó định hướng về nghiên cứu tài liệu. Cả lớp tại vườn quýt Bản báo cáo Cuộc thi “Nhà sáng tạo trẻ” HĐ1: Thi sản phẩm khoa học kĩ thuật. Mỗi lớp chọn 1 sản phẩm khoa học kĩ thuật. Các nhóm báo cáo sản phẩm khoa học kĩ thuật bao gồm bài thuyết trình, bản Poster, sản phẩm thiết kế. HĐ2: Thi VDKT liên môn GQVĐ thực tiễn. Các nhóm báo các bằng poster. 19/12/2018 tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Bắc Kạn - Giải được ô chữ với từ khóa. - Bài báo cáo bản poster, sản phẩm thiết kế. Bảng 3. Mốt số kết quả thu được từ HĐTN tại vườn quýt STT Quan sát thực tiễn Vấn đề thực tiễn Đề xuất các giải pháp GQVĐ 1 Địa hình dốc làm đất bạc màu, bị xói mòn. Các đồi quýt ngày một trở nên bạc màu, mà người dân không tìm ra cách phủ xanh trên nền mặt. Trồng xen cây học đậu với cây quýt trên địa hình đồi dốc nhằm giữ đất, giữ nước đồng thời cung cấp phân tự nhiên cho cây quýt (rễ cây họ đậu có vi khuẩn cố định Ni tơ cộng sinh). 2 Bón phân hóa học nhiều tốn tiền và hỏng đất và giảm chất lượng quả. Xếp đá quanh gốc cây giữ nước Có cách nào vừa tiết kiệm tiền vừa đảm bảo cung cấp thêm phân bón dưới dạng tự nhiên cho cây quýt. 3 Khi quýt bị bệnh, người dân sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Phun thuốc hóa học gây độc cho cây, gây ô nhiễm môi trường và hại sức khỏe người dân. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học từ tỏi ớt và gừng. 4 Địa hình dốc, hái quả bằng thang nguy hiểm, năng suất thấp, đẽo gai của cây gây tổn thương cây. Liệu có cách nào để hái quýt giúp cho việc thu hoạch đỡ vất vả mà năng suất thu hoạch cao hơn cũng như tránh cho cây bị tổn thương. Thiết kế kéo cắt quả trên cao ở địa hình dốc 5 Hái quả rồi bán trực tiếp. Không có cách bảo quản Quả chưa bán được thì để đống gây hỏng quả và giảm chất lượng Bảo quản quả trong điều kiện nồng độ CO2 cao 6 Vỏ quýt nhiều nhưng bỏ đi vừa lãng phí. Vỏ quýt có tinh dầu (cay) có thể được chiết xuất. Điều chế nước lau sàn từ vỏ quýt VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 44 kết hợp với các kiến thức đã học các môn đã học, 1 nhóm HS lớp 11 đã đưa ra được giải pháp GQVĐ thực tiễn đó là: Thiết kế dụng cụ hỗ trợ hái quả trên cao. Cụ thể: Trong buổi trải nghiệm: (1) Xuất phát từ vấn đề thực tiễn: HS qua quan sát và nghiên cứu, xác định được quả quýt đang ngày càng được người dân Bắc Kạn cũng như các địa phương trong vùng ưa chuộng, trở thành sản phẩm hàng hóa nông sản đặc trưng của vùng núi giúp người dân giảm nghèo, làm giàu bền vững. Tuy nhiên, việc thu hoạch quýt rất khó khăn, phải trèo lên cây hái hay bắc thang để hái, hiệu quả thu hoạch có nguy hiểm hơn và thường làm gãy cành quýt. Ngoài ra, để hái được quýt, người dân còn đẽo cả gai quýt, gây ra hiện tượng tổn thương cây và điều này là một trong những nguyên nhân gây nên một số bệnh cho cây, từ đó làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. (2) Đề xuất ý tưởng và đưa ra vấn đề cần giải quyết: Nghiên cứu và thiết kế dụng cụ cắt quả quýt để giúp cho việc thu hoạch quýt trở nên đỡ vất vả mà năng suất thu hoạch cao hơn cũng như tránh cho cây bị tổn thương, với mục tiêu có thể giúp cho những hộ gia đình trồng quýt sử dụng dụng cụ để thu hoạch quýt thuận lợi và không làm gãy cành sau khi thu hoạch. (3) Đề xuất giải pháp: Thu hoạch quýt là một trong những công đoạn rất cần sự tỉ mỉ và cẩn thận. Việc thu hoạch quýt phải đảm bảo sau khi thu hoạch không bị dập, cành cây cũng không bị ảnh hưởng xấu. Mặt khác, do địa hình đồi dốc, việc bắc thang trèo lên cây còn gây nguy hiểm cho người hái. Vì vậy, có thể thiết kế được dụng cụ là kéo hái quả trên cao phù hợp với địa hình dốc. Sau buổi trải nghiệm: (4) Nghiên cứu tài liệu: HS xác định từ những kiến thức đã học của bài 36: Động cơ đốt trong dùng cho máy nông nghiệp môn Công nghệ lớp 11, xác định được hệ thống truyền lực của kéo. Từ kiến thức đã học của môn Vật lí (bài: Công suất của lớp 9) đã xác định được công suất của mô tơ bằng công thức P = U.I. Từ việc nghiên cứu các loại kéo cắt thông thường như kéo cắt tóc, cắt giấy, cắt thức ăn, cắt vải, cắt cành, đã quyết định chọn kéo cắt cành vì lưỡi kéo cắt cành được làm bằng kim loại nên rất cứng, bền, sử dụng được lâu và đầu kéo được thiết kế hẹp để cắt chính xác các cành. (5) Thiết kế giải pháp: 1 kéo cắt cành loại chuyên dụng tỉa cành; 1 mô tơ (220V-250W), dây điện dài 3,5 mét; công tắc đóng; thanh trợ lực; cán cố định; bộ lưu điện 1000VA/600 W sử dụng để hoạt động kéo. Hình. HS đang sử dụng kéo (6) Thực hiện giải pháp: HS thực hiện các công việc: 1) Hủy phần cán kéo phù hợp với mục đích; Vít một bên cố định kéo vào thanh sắt, bên còn lại cố định vào thanh trợ lực, gắn đĩa quay của mô tơ vào thanh trợ lực; Cố định kéo, mô tơ với cán cầm: Cán cầm gồm 2 đoạn tháo lắp phù hợp với độ cao; Đấu dây điện: 1 đầu đấu với mô tơ, phần còn lại đặt ngầm trong dây; 2) Làm túi hứng quả. Miệng túi rộng khoảng 15-17cm tuỳ loại quả ta thu hái, độ dài túi khoảng 2,5-3m tuỳ vào độ cao của loài cây cần thu hái. Đáy dưới túi thủng để dẫn quả trực tiếp vào dậu chứa quả. Tạo ra kéo hái quả hoàn thiện. (7) Thử nghiệm thiết kế: HS đã thử sản phẩm của mình trong việc thu hái quýt. Kéo cắt quýt đem lại hiệu quả cao. Cắt quýt không còn phải trèo lên cây, mỗi lần hái quýt không còn phải mang theo thang khó khăn và không còn nỗi lo bị tai nạn trong khi thu hoạch quýt (do ngã thang trên đồi dốc). Kéo sử dụng dễ dàng, phụ nữ hay nam giới đều có thể sử dụng được. Cách thu hái nhẹ nhàng và năng suất gấp 2 đến 3 lần so với cách thu hái trước đây. Người dân trồng quýt thử nghiệm sản phẩm: Người dân đánh giá rất cao sản phẩm bởi vì họ cho rằng với sản phẩm này thì chỉ cần một người là có thể thu hái được quýt trên mọi địa hình. Họ nhận thấy tính ưu việt của kéo so với cách hái trèo thang. Ngoài ra, với bộ lưu điện 1000VA/600 W có thể sử dụng trong một buổi sáng (4h liên tục) chỉ cần kéo nhẹ (khoảng 2kg), sử dụng dễ dàng cho cả phụ nữ và phù hợp với địa bàn đồi dốc của xã Quang Thuận. 2.4. Bước đầu đánh giá hiệu quả của tổ chức hoạt động trải nghiệm đến khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn trong dạy học Sinh học Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của HĐTN trong dạy học Sinh học, chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi, điều tra 120 HS ở các lớp về trước khi được tham gia HĐTN và sau khi được tham gia HĐTN trong quá trình học môn học. Kết quả thu được ở bảng 4 (0: Không bao giờ, 1: Thỉnh thoảng, 2: Thường xuyên). VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 40-45; 34 45 Kết quả điều tra của bảng 4 cho thấy, việc tổ chức HĐTN trong dạy học Sinh học có tác động tích cực đáng kể tới HS. Biểu hiện mức độ hứng thú học tập của HS với môn học ở TTN chủ yếu tập trung ở thỉnh thoảng mới thích (60-70%), còn STN thì số HS thường xuyên có hứng thú học tập chiếm tỉ lệ cao (85-88%). Về NL VDKT vào GQVĐ thực tiễn thì STN thể hiện rõ mức độ thường xuyên phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp và thiết kế giải pháp được tăng lên đáng kể (33- 60%). Trong các kĩ năng của NL VDKT vào thực tiễn thì khả năng phát hiện vấn đề và có được ý tưởng cho việc GQVĐ ở mức thường xuyên là khá cáo so với TTN (từ 58-60%). Còn khả năng tìm được giải pháp và đặc biệt là thiết kế giải pháp ở mức thường xuyên chưa cao (33%) cho thấy, để phát triển được khả năng thiết kế giải pháp GQVĐ thực tiễn đòi hỏi ở nhóm HS thật sự yêu thích môn học, có kiến thức vững vàng và có khả năng vận dụng các lĩnh vực kiến thức khác nhau để GQVĐ thực tiễn. Điều này chỉ có được khi HS được tham gia và trải nghiệm trong dạy học môn học nhiều hơn. Như vậy, việc HS được học môn học thông qua trải nghiệm thực tiễn, học môn học thông qua làm thực tiễn có ảnh hưởng tích cực tới hứng thú học tập, tới hình thành phẩm chất và NL cho HS trung học phổ thông. Ngoài ra, việc tổ chức HĐTN trong dạy học Sinh học có những kết quả khả quan. Các sản phẩm của HS được dự thi Hội thi khoa học kĩ thuật cấp trường. Sản phẩm đạt giải xuất sắc cấp trường đã được lựa chọn đi thi khoa học kĩ thuật cấp tỉnh và đạt giải nhất. Sản phẩm được lựa chọn đi thi cấp quốc gia và được giải khuyến khích hội thi Khoa học kĩ thuật toàn quốc. Tương tự như vậy, với kết quả cuộc thi VDKT liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn có kết quả khả quan. Các giải nhất của mỗi khối được chọn để tham gia dự thi cấp tỉnh, kết quả sản phẩm “Trồng xen cây họ đậu với cây ăn quả trên địa hình đồi dốc nhằm đạt năng suất cao” đạt giải nhất cấp tỉnh và được giải ba toàn quốc. 3. Kết luận Dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” theo hướng kết hợp giữa học trên lớp với tham gia các HĐTN tại địa phương có ý nghĩa quan trọng tới hình thành phẩm chất và NL HS. Qua HĐTN, HS tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình khi tương tác với môi trường xung quanh. Kết quả bước đầu cho thấy, việc vận dụng quy trình tổ chức HĐTN trong dạy học chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” là khả thi, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới giáo dục toàn diện theo hướng hình thành phẩm chất và phát triển NL cho HS. Việc học tập qua làm hay học qua HĐTN có ý nghĩa quan trọng trong dạy học bộ môn, giúp HS thấy được ý nghĩa của môn học và có hứng thú hơn với những môn học trên lớp, giúp HS tự tin có thể làm được những sản phẩm phục vụ đời sống nói riêng và khả năng VDKT để GQVĐ thực tiễn nói chung. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc tổ chức HĐTN trong dạy học môn Sinh học gặp nhiều khó khăn, từ điều kiện thực hiện như cơ sở vật chất đến việc nhận thức, trình độ chuyên môn của giáo viên. Để tổ chức được HĐTN trong dạy học môn học, cần có sự nỗ lực của các giáo viên trong bộ môn cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các cấp quản lí. Tài liệu tham khảo: [1] Deway J. (2012). Kinh nghiệm và giáo dục. NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh. [2] David A. Kolb (2015). Experiential Learning: experience as the source of learning and development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. (Xem tiếp trang 34) Bảng 4. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của HĐTN tới năng lực VDKT vào GQVĐ thực tiễn của lớp thực nghiệm trước thực nghiệm (TTN) và sau thực nghiệm (STN) Nội dung hỏi - Mức độ Tỉ lệ HS ở lớp TTN và STN 0 1 2 TTN STN TTN STN TTN STN Em thấy môn Sinh học có ý nghĩa trong đời sống 0,17 0,02 0,71 0,13 0,13 0,86 Học lí thuyết kết hợp với HĐTN giúp em có hứng thú hơn với môn học 0,25 0,04 0,60 0,42 0,15 0,88 HĐTN giúp em hiểu bài hơn và biết VDKT vào thực tiễn 0,67 0,05 0,21 0,28 0,13 0,68 Thấy thực tiễn có nhiều vấn đề cần giải quyết 0,58 0,03 0,29 0,38 0,13 0,60 Từ vấn đề phát sinh em có ý tưởng cho việc khắc phục vấn đề đó 0,63 0,08 0,25 0,34 0,13 0,58 Thúc đẩy em tìm cách để GQVĐ trong thực tiễn 0,65 0,09 0,29 0,32 0,06 0,59 Tìm được giải pháp GQVĐ thực tiễn 0,62 0,24 0,28 0,33 0,11 0,43 Thiết kế được giải pháp GQVĐ thực tiễn 0,71 0,22 0,27 0,46 0,03 0,33 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 463 (Kì 1 - 10/2019), tr 30-34 34 bố cục 3 phần, trong đó tập trung chú trọng việc rèn viết đoạn mở bài và kết bài cho phù hợp với nội dung bài văn, đáp ứng yêu cầu từ đề bài là công việc hữu ích. Bởi lẽ, đây là khâu khớp nối các bộ phận vào tổng thể. GV rèn HS viết bài văn hoàn chỉnh cần chú ý đến đối tượng cụ thể. Tùy từng lớp, nội dung học tập mà bố trí nội dung rèn luyện cho hợp lí. Như vậy, để rèn HS viết bài văn hoàn chỉnh, GV cần lựa chọn hệ thống đề đáp ứng các tiêu chí đặt ra để yêu cầu HS tạo lập bài văn. Đề văn cần nêu rõ các yêu cầu để HS viết. Ví dụ: Phân tích bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên. - Bước 1: GV nêu đề bài, yêu cầu HS viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu cụ thể của đề về nội dung, thời gian... - Bước 2: HS viết bài. GV theo dõi, hướng dẫn nếu HS nêu thắc mắc và những điều chưa rõ. - Bước 3: GV thu bài, chấm, trả bài, hướng dẫn sửa chữa. Có thể sử dụng nhiều hình thức sửa chữa như cho HS đổi vở lẫn nhau, tự chữa dưới sự hướng dẫn của GV; HS trình bày bài trước lớp, GV tổ chức chữa bài... Lựa chọn và giới thiệu những bài viết tốt nhất của HS hoặc bài viết trong các tài liệu khác. Ví dụ: Vũ Đình Liên là một nhà thơ thuộc trào lưu Thơ mới trước Cách mạng tháng Tám. Ông viết không nhiều nhưng cái tình của ông đối với thơ thật sâu đậm. Bài thơ “Ông đồ” ra đời đã hơn nửa thế kỉ nhưng nó vẫn được bao thế hệ yêu thơ trân trọng. Đây là một bài thơ tự sự, kể về một ông đồ già, cứ mỗi lần xuân đến lại ngồi bên lề đường viết chữ thuê, trong cái tình cảnh đáng thương của Nho học giai đoạn cuối. Hình ảnh ông đồ già hiện lên trong dòng suy tưởng, hoài niệm của nhà thơ (...). Những hình ảnh có sức biểu cảm cao kết hợp với lối nhân hóa, tượng trưng sắc sảo tạo cho bài thơ một vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo. Tuy vậy, cái đẹp nhất vẫn là tình cảm chân thành của nhà thơ: Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài. Chúng ta đồng tình với nhận định của Hoài Thanh và Hoài Chân khi đánh giá về bài thơ “Ông đồ”. Theo đuổi nghề văn mà làm được một bài thơ như thế cũng đủ. Nghĩa là đủ lưu danh với người đời [1; tr 132]. 3. Kết luận Tóm lại, kết bài và mở bài tuy không được xem là phần chính nhưng lại là phần quan trọng tạo nên sự hoàn chỉnh của cả bài văn nghị luận. Vì vậy, trong quá trình dạy học Làm văn ở trung học cơ sở, GV cần xây dựng hệ thống bài tập và cách thức rèn luyện viết mở bài và kết bài cho HS. Rèn kĩ năng viết mở và kết bài văn nghị luận cho HS trung học cơ sở do đó có tầm quan trọng, đặc biệt trong xu hướng dạy học theo hướng hình thành năng lực cho HS hiện nay. Tài liệu tham khảo [1] Trần Thị Thìn (2002). Những bài văn mẫu bậc trung học cơ sở. NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. [2] Nguyễn Đăng Mạnh - Đỗ Ngọc Thống (2000). Muốn viết được văn hay. NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Quang Ninh (1997). 150 bài tập rèn luyện kĩ năng dựng đoạn văn. NXB Giáo dục. [4] Nguyễn Quang Ninh - Nguyễn Thị Ban - Trần Hữu Phong (2000). Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh phổ thông. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [5] Bảo Quyến (2000). Rèn kĩ năng làm văn nghị luận. NXB Giáo dục. [6] Lê A - Nguyễn Trí (2001). Làm văn (Giáo trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở hệ cao đẳng sư phạm). NXB Giáo dục. [7] Phạm Kiều Anh (2013). Một số dạng bài tập rèn luyện thao tác lập luận trong làm văn nghị luận (chương trình Ngữ văn 11). Tạp chí Giáo dục, số 304, tr 32-34. [8] Nguyễn Thị Thu Thủy (2012). Dạy học văn nghị luận xã hội ở trung học phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 284, tr 32-34. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (Tiếp theo trang 45) [3] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [4] Nguyễn Thị Liên (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [5] Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [6] Bộ GD-ĐT (2018). Tài liệu hội thảo định hướng giáo dục STEM trong trường trung học. [7] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [8] Trương Xuân Cảnh (chủ biên, 2016). Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở (Tài liệu hướng dẫn). NXB Giáo dục Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09pham_thi_hong_tu_nguyen_thi_hang_luong_thi_kim_mui_12_2207976.pdf
Tài liệu liên quan