Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho học sinh Lớp 5 - Nguyễn Thị Dung

Tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho học sinh Lớp 5 - Nguyễn Thị Dung: VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 185 Email: dungnguyendhhp@gmail.com TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI TẬP ĐỌC “NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON” CHO HỌC SINH LỚP 5 Nguyễn Thị Dung - Trường Đại học Hải Phòng Phạm Thị Quỳnh Trâm - Sinh viên lớp K17.2, Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 03/5/2019; ngày chỉnh sửa: 12/5/2019; ngày duyệt đăng: 30/5/2019. Abstract: Experimental activities play a very important role in teaching all subjects. Applying experiential activities to teaching to read helps students exploit knowledge and at the same time promote the positive, proactive in learning and develop creative-thinking competency, problem- solving competency for students. This article presents the current status of teaching “The tiny guard of the forest”, requirements to achieve and how to organize experiential activities in teaching reading lesson “The tiny guard of the forest” to help grade 5th...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho học sinh Lớp 5 - Nguyễn Thị Dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 185 Email: dungnguyendhhp@gmail.com TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC BÀI TẬP ĐỌC “NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON” CHO HỌC SINH LỚP 5 Nguyễn Thị Dung - Trường Đại học Hải Phòng Phạm Thị Quỳnh Trâm - Sinh viên lớp K17.2, Khoa Giáo dục Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hải Phòng Ngày nhận bài: 03/5/2019; ngày chỉnh sửa: 12/5/2019; ngày duyệt đăng: 30/5/2019. Abstract: Experimental activities play a very important role in teaching all subjects. Applying experiential activities to teaching to read helps students exploit knowledge and at the same time promote the positive, proactive in learning and develop creative-thinking competency, problem- solving competency for students. This article presents the current status of teaching “The tiny guard of the forest”, requirements to achieve and how to organize experiential activities in teaching reading lesson “The tiny guard of the forest” to help grade 5th students understand the content quickly and effectively promote students’ competency. Keywords: Experimental activity, teaching reading, “The tiny guard of the forest”, 5th graders. 1. Mở đầu Tiểu học là cấp học đặt nền móng cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân về nhân cách và trí tuệ. Tiếng Việt là môn học giúp học sinh (HS) rèn luyện những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết vận dụng vào giao tiếp và học tốt các môn học khác. Trong đó, dạy học (DH) Tập đọc hướng tới phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học; thông qua hoạt động đọc, HS không chỉ nắm được nội dung văn bản mà còn là cơ hội để giáo viên (GV) nâng cao năng lực cảm thụ, thưởng thức, đánh giá văn bản cho các em. Để DH một tiết Tập đọc, GV cần lựa chọn, phối hợp và sử dụng các phương pháp DH để tiết học đạt được hiệu quả cao nhất. Bài viết đề cập việc tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN) trong DH bài Tập đọc “Người gác rừng tí hon” [1; tr 124] cho HS lớp 5 nhằm phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi HS. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng dạy học bài “Người gác rừng tí hon” cho học sinh lớp 5 HĐTN là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình [2; tr 91]. Để tìm hiểu thực trạng DH bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” cho HS lớp 5, chúng tôi tiến hành tham khảo giáo án, dự giờ của một số GV, khảo sát GV và HS lớp 5 tại một số trường tiểu học (bảng 1). Bảng 1. Các trường tiểu học tham gia khảo sát STT Trường tiểu học Tỉnh/Thành phố Khu vực Số lượng GV Số lượng HS 1 Nguyễn Thượng Hiền Ngô Quyền - Hải Phòng Thành thị 8 265 2 Nhuế Dương Khoái Châu - Hưng Yên Nông thôn 2 78 3 Chu Văn An Cát Hải - Hải Phòng Hải đảo 2 64 Tổng số 12 407 Khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 2): Bảng 2. Nội dung và kết quả khảo sát Số lượng câu hỏi Nội dung khảo sát Kết quả khảo sát Số lượng Tỉ lệ (%) GV 1 Giáo án xác định mục tiêu bài học rõ ràng, cụ thể 12 100 3 Giáo án cập nhật sử dụng phương pháp DH mới 8 67 2 Giáo án phối hợp linh hoạt nhiều phương pháp DH 9 75 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 186 2 Thiết kế các hoạt động rõ ràng, phân bố thời gian hợp lí 10 83 3 Giáo án vận dụng HĐTN vào dạy bài tập đọc 4 33 HS 1 Đọc bài lưu loát, phát âm đúng các từ khó đọc 354 87 2 Nắm được nội dung bài tập đọc 361 88 1 Có hứng thú, chủ động, tích cực trong giờ học 274 67 4 Hiểu được nghĩa các từ khó trong bài tập đọc 376 92 2 Đọc diễn cảm, thể hiện được sắc thái giọng của từng nhân vật 233 57 3 Trả lời được các câu hỏi mở rộng, tự rút ra được bài học 245 60 Dựa vào kết quả khảo sát ở bảng 2, có thể thấy, việc DH tập đọc cho HS đã có những tín hiệu đáng mừng: 100% GV được khảo sát xác định mục tiêu bài học chính xác, rõ ràng, cụ thể; GV đã có tinh thần tiếp cận các phương pháp DH mới và phối linh hoạt nhiều phương pháp vào bài dạy; thu hút được sự chú ý, hứng thú của HS trong học tập; đa số HS nắm được nội dung bài đọc, hiểu được nghĩa các từ khó trong bài. Song, bên cạnh đó còn tồn tại nhiều hạn chế: GV chưa chú trọng đến việc đưa HĐTN vào DH tập đọc cho HS, các hoạt động DH còn thiếu tính đột phá; số lượng HS tích cực, chủ động tham gia vào tiết học còn ít; nhiều HS tỏ ra ngại ngùng khi đọc diễn cảm và thể hiện sắc thái lời thoại của nhân vật; một vài em còn phát âm nhầm lẫn, khả năng đọc chưa tốt. Mặc dù HS lớp 5 đã có vốn kiến thức nhất định nhưng tư duy còn khá non nớt, điều này gây ảnh hưởng đến việc hiểu văn bản và liên hệ giữa kiến thức sách vở với thực tế. Thông qua phân tích những ưu điểm và hạn chế trên, chúng tôi nhận thấy, tổ chức HĐTN trong DH tập đọc là rất cần thiết bởi HĐTN giúp khai thác, mở rộng vốn sống cho HS, tạo hứng thú và phát huy tính tích cực của HS trong giờ học, qua đó nâng cao chất lượng DH tập đọc cho HS tiểu học. 2.2. Những yêu cầu cần đạt khi tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học bài “Người gác rừng tí hon” 2.2.1. Bám sát mục tiêu bài học Tổ chức HĐTN trong DH bài tập đọc “Người gác rừng tí hon”, HS cần đạt được: - Về kiến thức: Hiểu nghĩa một số từ: còng tay, rô bốt, to cộ, rắn rỏi... và nội dung biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi; - Về kĩ năng: Rèn cho HS đọc trôi chảy cả bài, đọc đúng các từ dễ phát âm sai (loanh quanh, lửa đốt, dây chão, loay hoay, lách cách); Đọc diễn cảm toàn bài, xác định được sắc thái lời thoại của từng nhân vật; - Về thái độ: Bồi dưỡng cho HS tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi rừng; Giáo dục HS kĩ năng ứng phó và xử lí linh hoạt, thông minh trong tình huống bất ngờ, có trách nhiệm với cộng đồng. Bên cạnh đó, GV cần tạo điều kiện thuận lợi nhất để HS vận dụng vốn sống của mình vào giải quyết các vấn đề bài đọc đặt ra, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động hướng tới phát triển năng lực cho HS. 2.2.2. Phù hợp với đối tượng học sinh lớp 5 Ở lớp 5, HS đang ở thời kì phát triển mạnh nên các em thích tự mình khám phá, trải nghiệm thông qua nhiều hoạt động khác nhau để thỏa mãn sự tò mò. Hệ thần kinh cấp cao dần hoàn thiện về mặt chức năng, các em hứng thú với những câu đố, câu hỏi mà GV đặt ra, điều này kích thích rất lớn đến khả năng sáng tạo của trẻ. Dựa vào cơ chế sinh lí này, khi thiết kế HĐTN, GV nên cuốn hút các em với câu hỏi mang tính mở, khơi gợi hứng thú nhằm phát triển tư duy của trẻ. Bên cạnh đó, HS lớp 5 có khả năng khái quát cao hơn so với HS lớp dưới, có sự am hiểu về các sự vật, hiện tượng xung quanh, tạo tiền đề cho sự sáng tạo, khơi gợi cho trẻ nhiều ý tưởng mang tính đột phá. Năng lực quan sát, đưa ra phản hồi, nhận xét, đánh giá có mục đích rõ ràng hơn vì đã nắm bắt được nhiệm vụ học tập của mình. Trình độ quan sát được nâng cao rõ rệt, thể hiện ở khả năng phân biệt, phán đoán, hệ thống hóa đối với đối tượng quan sát. Nhờ đó, trẻ dễ dàng đưa ra phản hồi đối với yêu cầu của GV và có khả năng nhận xét, đánh giá một cách khái quát hơn. Vì thế, trong quá trình DH tập đọc cho HS lớp 5, GV nên tổ chức các HĐTN để trẻ chủ động suy nghĩ, động não, giúp hoạt động trí tuệ của trẻ ngày một phát triển. 2.2.3. Khai thác vốn sống và phát huy tính tích cực của học sinh HS lớp 5 có sự am hiểu về các sự vật, hiện tượng xung quanh mình sâu sắc hơn so với các HS lớp dưới, vốn kinh nghiệm sống mà các em tích lũy cũng phong phú và dày dạn hơn. Thay vì giảng giải, GV nên dẫn dắt, gợi ý HS khai thác vốn sống của mình để giải quyết vấn đề bài học đặt ra; nhờ đó, HS có thể bộc lộ những năng lực vốn có của mình. Tổ chức các HĐTN, HS được tự do phát biểu ý kiến, chia sẻ những trải nghiệm sẵn có của bản thân, qua đó tạo cho các em tâm thế chủ động, tích cực lĩnh hội kiến thức, hướng tới củng cố và phát triển năng lực cho HS. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 187 2.3. Hoạt động trải nghiệm trước giờ học bài “Người gác rừng tí hon” cho học sinh lớp 5 Trước khi DH bài “Người gác rừng tí hon” cho HS lớp 5, sau khi xin ý kiến xét duyệt của Ban Giám hiệu nhà trường, chúng tôi tổ chức cho các em trải nghiệm qua tham quan Rừng quốc gia Cát Bà - Hải Phòng theo kế hoạch sau: - Mục đích: Cho HS đi thăm quan một khu rừng tại địa phương; tạo điều kiện để HS tham gia HĐTN, qua đó hình thành, tích lũy kiến thức về rừng cây. - Chuẩn bị: giáo viên chủ nhiệm lớp thông báo đến phụ huynh HS và chịu trách nhiệm quản lí lớp trong suốt thời gian tham gia HĐTN; HS trang phục gọn gàng, đội mũ đồng phục, chuẩn bị nước uống, giấy bút, máy ảnh hoặc thiết bị ghi hình (nếu có) để ghi lại kết quả hoạt động. - Chương trình cụ thể (bảng 3): Thời gian: 6h đến 17h30 (1 ngày); Địa điểm: Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng; Đối tượng, số lượng: HS lớp 5 (Kinh phí: 300. 000đ/1HS); Ban tổ chức: GV chủ nhiệm, GV dạy các môn học khác, đại diện phụ huynh HS. Trong quá trình tổ chức HĐTN trước giờ học cho HS, tất cả các hoạt động được đưa ra đều phải hướng đến mục tiêu của bài học, mục đích của buổi tham quan. GV phụ trách phải giao nhiệm vụ rõ ràng, mạch lạc để HS thuận lợi tiếp thu, chắt lọc thông tin một cách tinh túy, cô đọng. Thông qua buổi tham quan trải nghiệm, HS tích lũy được vốn hiểu biết về rừng cây cho bản thân, tạo tiền đề để GV khai thác chúng áp dụng vào quá trình DH, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động và phát triển năng lực cho HS. Bảng 3. Chương trình, nội dung trải nghiệm tại Rừng quốc gia Cát Bà - Hải Phòng Thời gian Địa điểm Nội dung Người phụ trách 6h Tập trung ở cổng trường - HS tập trung, điểm danh sĩ số - Xuất phát đi đến vườn quốc gia Cát Bà bằng ô tô - GV chủ nhiệm lớp - Phụ huynh HS 8h30 Vườn quốc gia Cát Bà - Giới thiệu quy mô vườn Quốc gia Cát Bà cho HS - GV chủ nhiệm lớp - Phụ huynh HS 9h Khu hệ sinh thái rừng trên cạn - Tập trung, triển khai nội dung hoạt động, chia HS thành 4 nhóm, thực hiện yêu cầu sau: + Tìm hiểu tên một số cây thân gỗ + Nhận xét về thực trạng của các cây mà em vừa tìm hiểu (còn bao nhiêu loài cây, có xanh tốt không, nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng như vậy) - GV chủ nhiệm lớp - Phụ huynh HS 11h30 Khu nghỉ ngơi - Tập trung HS, ăn uống, nghỉ ngơi Toàn đoàn 14h Khu hệ sinh thái rừng ngập mặn - Tập trung, triển khai nội dung hoạt động cho HH để tìm hiểu xem rừng ngập mặn có những loại cây nào, đặc điểm chung của chúng là gì? - GV chủ nhiệm lớp - Phụ huynh HS 15h30 Khu hệ sinh thái biển - Tập trung HS, tổ chức một số trò chơi trên bãi biển, tổng kết buổi thăm quan trải nghiệm. - GV giao việc về nhà cho HS: + Đọc trước bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” + Viết một đoạn văn ngắn, nêu những hiểu biết về khu rừng và cảm nghĩ về chuyến thăm quan + Chuẩn bị tranh ảnh hoặc video về khu rừng (nếu các em đã chụp hoặc thu lại trong chuyến đi) - Trở về trường bằng ô tô. Toàn đoàn 17h30 Cổng trường - Toàn đoàn tập trung, điểm danh, yêu cầu HS chuẩn bị trước bài học theo yêu cầu của GV. GV chủ nhiệm lớp VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 188 2.4. Hoạt động trải nghiệm trong giờ học bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” Tổ chức các hoạt động DH là khâu quan trọng quyết định chất lượng và sự thành công của giờ học. Tổ chức các HĐTN trong DH bài tập đọc “Người gác rừng tí hon” là con đường gắn lí thuyết với thực hành, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, hình thành, phát triển nhân cách thông qua bài học. GV cần chuẩn bị giáo án điện tử; video, tranh, ảnh thực tế về khu rừng các em đi trải nghiệm tại địa phương; GV nắm chắc kiến thức và đặc trưng về rừng; phương tiện thực hiện trò chơi học tập; các câu hỏi gợi ý, suy luận về bài học. 2.4.1. Hoạt động khởi động Tiến hành hoạt động khởi động nhằm huy động vốn kiến thức, kinh nghiệm đã được tích lũy từ HĐTN trước giờ học, giúp HS bắt đầu giờ học một cách hứng thú, kích thích tính tích cực học tập của HS; có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như kể chuyện, xây dựng tình huống có vấn đề, nêu câu hỏi, thuyết trình, trò chơi học tập... GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cung cấp hình ảnh, clip về chuyến trải nghiệm mình thích nhất, nêu hiểu biết, cảm nhận về thực tế khu rừng các em đã đi, thuyết trình hiểu biết về khu rừng. Tiếp đó, cho HS “tham quan khu rừng” qua video, hình ảnh đã chuẩn bị sẵn. Với hoạt động khởi động, GV khai thác vốn sống, vốn kinh nghiệm của HS, giúp HS hiểu được ý nghĩa của chuyến đi trải nghiệm, tạo cơ sở cho HS phát hiện được vấn đề bài đọc đặt ra nhanh chóng và chuẩn xác nhất. GV tuyên dương tinh thần tự tìm tòi khám phá kiến thức của HS và dẫn dắt vào bài học. 2.4.2. Hoạt động luyện đọc Luyện đọc là sự tái hiện về mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không có lỗi, thể hiện chuẩn các âm vị tiếng Việt (phụ âm, âm chính, âm cuối, các thanh); đọc đúng các tiết tấu, ngắt hơi, nghỉ hơi; việc ngắt hơi phải phù hợp với các dấu câu: nghỉ ít ở dấu phẩy, nghỉ lâu hơn ở dấu chấm. HS phải nắm được nghĩa của một số từ khó trong bài. Tiến hành luyện đọc đúng bài “Người gác rừng tí hon”, chúng tôi chia lớp thành nhiều tổ, hướng dẫn luyện đọc; cho HS thảo luận nhóm để các thành viên trao đổi, thảo luận cách đọc; Chia lớp thành 2 đội, tổ chức trò chơi nối cột “Tìm nhanh nghĩa”, yêu cầu HS kết hợp quan sát và nối các từ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B, đội nào làm nhanh nhất, đội đó chiến thắng. Trò chơi học tập là một giải pháp hữu hiệu để thay đổi không khí lớp học, tạo ra môi trường học tập thân thiện, thoải mái. GV nhận xét kết quả làm việc nhóm, cho HS luyện đọc các từ khó, câu khó, ngắt nghỉ hơi đúng cách lần lượt từng đoạn. GV đưa ra đáp án trò chơi “Tìm nhanh nghĩa” và chiếu một số hình ảnh sau khi HS giải nghĩa các từ khó để giúp các em hiểu được nghĩa của từ một cách trực quan và cụ thể: Rô bốt Vừa to lớn, vừa thô Còng tay Vật được cấu tạo từ sợi nilon, sợi vải, sợi gai bện chặt lại với nhau theo hình xoắn ốc To cộ Người máy Dây chão Làm việc gì một cách chật vật, khó khăn Loay hoay Vòng sắt dùng để khóa tay kẻ phạm tội Rô bốt Dây chão Còng tay To cộ (thân cây) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 189 2.4.3. Hoạt động đọc hiểu văn bản Đọc hiểu là khả năng thông hiểu nội dung văn bản, có nhiều cách giúp HS thông hiểu văn bản. Ở đây, chúng tôi tiến hành hoạt động xây dựng hệ thống câu hỏi giúp HS thâm nhập văn bản một cách tự nhiên, không bị gò bó. HS hứng thú, linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc đặt câu hỏi và đưa ra câu trả lời để thể hiện năng lực hiểu biết của mình. Tổ chức hoạt động đọc hiểu thông qua hệ thống câu hỏi nhằm khai thác được ấn tượng của HS về bài đọc. HS lớp 5 rất có hứng thú với câu hỏi phát huy khả năng sáng tạo mà GV đưa ra; do đó, bên cạnh những câu hỏi mang tính chất nhận biết, thông hiểu thì cần xây dựng các câu hỏi mang tính mở, kết nối nhiều chiều để khơi gợi hứng thú của HS nhằm khai thác vốn hiểu biết, phát triển năng lực tư duy cho các em. Khi dạy bài “Người gác rừng tí hon”, GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau: Cho HS hồi ứng, tương tác với kĩ thuật tranh biện khi khái quát nội dung bài học bằng cách đưa ra vấn đề tranh biện “Nếu em là bạn nhỏ trong hoàn cảnh ấy, em sẽ làm gì?” để HS có cơ hội nói lên quan điểm suy nghĩ của mình. HS sẽ có những ý kiến trái chiều, có HS làm giống với cách làm như bạn nhỏ, có HS không làm giống vậy. GV cho HS thảo luận theo 2 nhóm ý kiến, mỗi nhóm tìm lí do vì sao em lại làm như vậy và tổ chức tranh biện giữa 2 nhóm: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Câu hỏi: Đặt mình vào vai bạn nhỏ trong hoàn cảnh ấy em sẽ làm như thế nào? - GV thành lập 2 nhóm theo 2 quan điểm được HS đưa ra. Nhóm 1 gồm những HS theo quan điểm 1, nhóm 2 gồm những HS theo quan điểm 2. - Tổ chức cho HS tranh biện, thảo luận theo 2 nhóm ý kiến. HS nêu ý kiến ý kiến trái chiều: + Làm giống bạn nhỏ trong văn bản + Không làm giống bạn nhỏ - Thành lập 2 nhóm - Hai nhóm thảo luận, tranh biện và đưa ra lí lẽ thuyết phục theo quan điểm của nhóm Nhóm 1: Chọn cách làm giống bạn nhỏ. Lập luận: Nhóm 2: Chọn cách không làm giống bạn nhỏ. Lập luận: + Vì như vậy là biết linh hoạt, chủ + Tính mạng của bản thân là quan Loại câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần đạt Thông tin được phát hiện trong văn bản Vấn đề tác giả đặt ra trong văn bản là gì? Tình cảm của bạn nhỏ với khu rừng như thế nào? Theo lối ba đi tuần, bạn nhỏ phát hiện điều gì? Em hãy kể những việc làm cho thấy bạn nhỏ là người thông minh, dũng cảm? Cậu bé phát hiện có bọn trộm gỗ liền báo công an và phối hợp với các chú bắt trộm. HS hình dung được hình ảnh bạn nhỏ là một cậu bé có tình yêu rừng sâu sắc. Theo lối đi tuần cậu bé phát hiện có bọn trộm gỗ trong rừng. Cậu bé rất thông minh và dũng cảm, có kĩ năng xử lí tình huống khéo léo, có ý thức cảnh giác cao. Kết nối văn bản đang đọc với các văn bản khác. Em đã đọc tác phẩm nào viết về hình tượng người bảo vệ rừng? Hình tượng cậu bé trong câu chuyện có gì khác so với hình tượng những người gác rừng trong các tác phẩm khác? HS tìm ra được điểm khác biệt giữa hình tượng cậu bé trong câu chuyện với hình tượng người gác rừng trong các tác phẩm khác, qua đó làm nổi bật những đặc điểm về lứa tuổi, tính cách, phẩm chất của nhân vật cậu bé. Kết nối văn bản đang đọc với hiện thực đời sống. Hành động của cậu bé gợi cho em liên tưởng tới hành động nào của những bạn nhỏ cùng tuổi em gặp ngoài cuộc sống? Qua đó, hãy suy nghĩ xem các em có thể làm gì để bảo vệ rừng? HS nêu được những hành động của bạn bè xung quanh tương tự với hành động của cậu bé trong chuyện, qua đó các em vận dụng vào thực tế cuộc sống để biết mình nên làm gì bảo vệ rừng. Kết nối tất cả các mặt trên vào câu hỏi tổng hợp. Cảm nhận của em sau khi đọc văn bản? HS viết một đoạn văn thể hiện thái độ ca ngợi, đồng tình với hành động của bạn nhỏ và phê phán những hành vi phá hoại rừng của bọn trộm gỗ; nêu được cảm nghĩ và bài học rút ra từ văn bản. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 185-190 190 Trong cuộc sống, chúng ta cần biết linh hoạt, chủ động ứng xử phù hợp trong mọi tình huống, cần có tình yêu rừng sâu sắc, có ý thức bảo vệ rừng trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, cần khôn khéo tránh mọi nguy hiểm cho bản thân. động bảo vệ rừng. + Trong cuộc sống chúng ta cần dũng cảm. + Linh hoạt, chủ động xử lí tình huống. + Là người có tình yêu rừng sâu sắc, trong mọi hoàn cảnh chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng. trọng nhất. + Làm như vậy là quá nguy hiểm với tuổi nhỏ. + Cần biết bảo vệ bản thân để người lớn giải quyết và tìm ra những lí lẽ thuyết phục rằng lựa chọn của mình đúng. Qua tranh biện, HS được tự mình trải nghiệm vào chính nhân vật trong bài tập đọc, được hóa thân là nhân vật cậu bé để ứng xử theo suy nghĩ của chính mình mà không bị phụ thuộc hay gò ép bởi ý kiến của người khác. Cách làm này tạo thói quen tư duy, lập luận độc lập, chủ động nói lên ý kiến của mình; từ đó khắc phục được tính rụt rè, ỷ lại vào bạn khác, giúp các em hứng thú hơn trong giờ học, tạo được không khí vui vẻ trong tiết học. Hơn nữa, tổ chức cho HS tranh biện làm giảm việc đưa kiến thức một chiều từ GV, tăng thời gian làm việc của HS, giúp HS tự trải nghiệm kiến thức. 2.4.4. Hoạt động đọc diễn cảm Hoạt động đọc diễn cảm giúp HS có điều kiện sống và trải nghiệm với đời sống của tác phẩm. Sử dụng các hình thức đọc có tính chất nghệ thuật như đọc phân vai, đóng kịch - đóng vai, nhằm dựng lại nội dung văn bản là một cách tổ chức HĐTN hiệu quả trong rèn kĩ năng đọc; đưa HS thâm nhập vào văn bản, vào các mối quan hệ trong văn bản là cách tốt nhất để HS thu nhận kiến thức và kĩ năng ứng xử bằng chính sự trải nghiệm của bản thân qua việc đóng vai. HS thật sự sống đời sống của nhân vật, đồng thời có cơ hội thể hiện mình trước thầy/cô và các bạn. Trong bài viết, qua hoạt động đóng vai, tổ chức cho HS hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm, làm cho nhân vật như sống dậy; từ đó, HS được trải nghiệm trong vai trò của nhân vật, suy nghĩ về nhân vật để hình thành kiến thức, kĩ năng. Khi thực hiện phương pháp đóng vai, có thể tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Xây dựng ý tưởng cho kịch bản (có thể giữ nguyên hoặc chuyển thể nguyên tác). Dự kiến phân vai, xây dựng bối cảnh, hướng dẫn HS chuẩn bị đóng vai. Bước 2: HS đóng vai. Bước 3: HS nhận xét những thành công của văn bản từ nghệ thuật đóng vai. Bước 4: GV kết luận, giúp HS rút ra bài học cho bản thân. Trong quá trình này, GV cho HS trao đổi, thống nhất hình thức chuyển thể, dự kiến phân vai, phân bối cảnh cho kịch bản; tổ chức thảo luận để thấy được thông điệp các em muốn truyền tải qua kịch bản. Việc tổ chức cho HS đóng vai dựng lại nội dung văn bản tạo cho HS cơ hội hóa thân vào nhân vật, hiểu tâm tư, suy nghĩ của nhân vật, từ đó hình thành tình cảm, nhận thức về giá trị văn bản, hình thành thói quen ứng xử văn hoá trong đời sống hàng ngày, cách nói năng trong tình huống giao tiếp cụ thể. 3. Kết luận Trong DH Tập đọc cho HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng, việc lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức DH là hết sức quan trọng, cần được thường xuyên cập nhật, đổi mới để giúp HS hiểu được nội dung bài đọc nhanh nhất và hiệu quả nhất. Bằng cách tổ chức các HĐTN trong DH bài “Người gác rừng tí hon” cho HS lớp 5, GV không chỉ khai thác được vốn hiểu biết của HS mà còn phát huy được tính tích cực, chủ động của các em, đồng thời phát triển năng lực tư duy sáng tạo để HS tự tìm ra cách thức chiếm lĩnh tri thức, qua đó khơi dậy đam mê, hứng thú trong việc học, góp phần nâng cao chất lượng giờ học. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên, 2016). Tiếng Việt lớp 5 (tập 1). NXB Giáo dục Việt Nam. [2] Nguyễn Quốc Vương - Lê Xuân Quang (2017). Hướng dẫn tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [3] Nguyễn Thị Liên (chủ biên) - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh (2016). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt Nam. [4] Lê Phương Nga (2013). Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học II. NXB Đại học Sư phạm. [5] Đỗ Ngọc Thống (2017). Dạy học phát triển năng lực tiếng Việt tiểu học. NXB Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Quốc Vương (chủ biên). Hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh tiểu học, lớp 5. NXB Đại học Sư phạm. [7] Nguyễn Trí (2007). Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới. NXB Giáo dục. [8] Đào Thị Ngọc Minh - Nguyễn Thị Hằng (2018). Học tập trải nghiệm - lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thông. Tạp chí Giáo dục, số 433, tr 36-40.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf38nguyen_thi_dung_8245_2148388.pdf
Tài liệu liên quan