Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lí trung học Phổ thông và bài “Nam châm vĩnh cửu”, chương trình vật lí trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Nguyễn Thị Thu Thủy

Tài liệu Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lí trung học Phổ thông và bài “Nam châm vĩnh cửu”, chương trình vật lí trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Nguyễn Thị Thu Thủy: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0166 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 118-127 This paper is available online at TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC BÀI “SỰ RƠI TỰ DO”, CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ BÀI “NAM CHÂM VĨNH CỬU”, CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Trung học Phổ thông Mỹ Hào, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên Tóm tắt. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ Giáo dục thông qua và triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, số giờ dạy theo định hướng đổi mới giáo dục tại trường phổ thông hiện nay chưa nhiều, nên giáo viên chưa có cơ hội dự giờ, tham khảo đồng nghiệp một cách cụ thể về giờ dạy đổi mới. Vì vậy, chúng tôi xin trình bày quá trình tổ chức giờ học vật lí theo góc của bài “Sự rơi tự do”, chương trình vật lí THPT và bài “Nam châm vĩnh cửu”, chương trình vật lí THCS mà chúng tôi đã dạy tại trường THPT Mỹ Hào và trường THCS Tân Lập (Hư...

pdf10 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lí trung học Phổ thông và bài “Nam châm vĩnh cửu”, chương trình vật lí trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực học sinh - Nguyễn Thị Thu Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0166 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 118-127 This paper is available online at TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO GÓC BÀI “SỰ RƠI TỰ DO”, CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ BÀI “NAM CHÂM VĨNH CỬU”, CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Trung học Phổ thông Mỹ Hào, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên Tóm tắt. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được Bộ Giáo dục thông qua và triển khai trên toàn quốc. Tuy nhiên, số giờ dạy theo định hướng đổi mới giáo dục tại trường phổ thông hiện nay chưa nhiều, nên giáo viên chưa có cơ hội dự giờ, tham khảo đồng nghiệp một cách cụ thể về giờ dạy đổi mới. Vì vậy, chúng tôi xin trình bày quá trình tổ chức giờ học vật lí theo góc của bài “Sự rơi tự do”, chương trình vật lí THPT và bài “Nam châm vĩnh cửu”, chương trình vật lí THCS mà chúng tôi đã dạy tại trường THPT Mỹ Hào và trường THCS Tân Lập (Hưng Yên) để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của tiến trình đã thiết kế, đồng thời góp phần vào nguồn tài liệu tham khảo của giáo viên về dạy học theo góc. Từ khóa: Tổ chức dạy học theo góc; Dạy học theo góc môn Vật lí; Dạy học theo góc bài “Sự rơi tự do”; Dạy học theo góc bài “Nam châm vĩnh cửu”; Dạy học theo định hướng phát triển năng lực. 1. Mở đầu Nghị quyết về đổi mới giáo dục đã chỉ rõ quá trình giáo dục cần chuyển mạnh từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. Theo đó, dạy học Vật lí trong trường phổ thông (PT) cũng cần đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực chuyên biệt được cụ thể hóa từ năng lực chung theo tính chất đặc thù môn học. Lí luận dạy học hiện đại đã chỉ ra rằng cần phối hợp nhịp nhàng phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các kĩ thuật dạy học trong quá trình tổ chức thì sẽ đáp ứng được mục tiêu dạy học hiện nay. Tuy nhiên, ở trường PT hiện nay số giờ dạy theo định hướng đổi mới giáo dục chưa nhiều, nên giáo viên ít có cơ hội tham khảo, dự giờ trực tiếp những giờ dạy đổi mới để có cái nhìn cụ thể về đổi mới giáo dục. Hơn nữa, bài viết về dạy học phát triển năng lực học sinh (HS) thì nhiều nhưng tiến trình dạy học cho một số nội dung kiến thức cụ thể thì còn hạn chế nên chúng tôi quyết định trình bày việc tổ chức dạy học (DH) theo góc nội dung kiến thức bài “Sự rơi tự do” (vật lí 10) và bài “Nam châm vĩnh cửu” (Vật lí 9) mà chúng tôi đã dạy theo định hướng phát triển năng lực HS để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của tiến trình DH theo góc trên thực tế giảng dạy, đồng thời đóng góp vào nguồn tài liệu cho giáo viên về DH theo góc môn Vật lí. Ngày nhận bài: 15/7/2016. Ngày nhận đăng: 10/9/2016. Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Thủy, e-mail: ntt.thuy.2509@gmail.com 118 Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. DH theo góc bài “Sự rơi tự do” theo định hướng phát triển năng lực của HS Xác định mục tiêu DH: Căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa (SGK), chuẩn kiến thức kĩ năng, xây dựng mục tiêu cho bài học: Về kiến thức - Phát biểu được định nghĩa sự rơi tự do. - Trình bày được đặc điểm của sự rơi tự do, viết công thức tính vận tốc và quãng đường đi được trong sự rơi tự do, nêu được đặc điểm của gia tốc rơi tự do. Về kĩ năng - Áp dụng được các công thức của sự rơi tự do để tính: vận tốc, quãng đường, thời gian, tọa độ, độ cao của vật trong sự rơi tự do. - Vẽ và đọc được đồ thị trong các bài toán về sự rơi tự do. - Hình thành và phát triển kĩ năng thí nghiệm trong thí nghiệm xác định gia tốc rơi tự do. - Hình thành và phát triển kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự đọc, kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng tính toán, kĩ năng quan sát, thực nghiệm. Về thái độ - Chủ động, tích cực trong hoạt động học. Xác định hình thức và phương pháp DH: Tổ chức theo lớp học, hoạt động (HĐ) nhóm kết hợp HĐ cá nhân, DH theo góc. Chuẩn bị: Giáo án, bài chiếu Powerpoint, Phiếu học tập (HT) tại các góc, Điện thoại (HS chuẩn bị), bộ thí nghiệm (TN) với ống Newton và bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do, SGK,. . . Số góc, tên góc và nhiệm vụ tại các góc Tên góc Phương tiện DH(Dụng cụ) Nhiệm vụ Góc trải nghiệm 1 - SGK: Phần I.1. Giấy, bìa, sỏi, ống Newton. - Phiếu HT số 1. - HS đọc SGK, phần I. để tìm hiểu các thí nghiệm và tiến hành các TN trong SGK để trả lời câu C1. Góc trải nghiệm 2 - Điện thoại (HS chuẩn bị). - Hòn đá (bi thép,. . . ). - Thước cuộn 2m. - Phiếu HT số 2 - HS thả rơi hòn đá, nhận xét định tính tính chất của chuyển động. - Tiến hành TN xác định gia tốc rơi tự do với điện thoại và thước cuộn. Góc phân tích - SGK bài 4: Sự rơi tự do, mục I. - Phiếu HT số 3. - HS đọc câu hỏi và làm theo hướng dẫn trong phiếu HT số 3. Góc áp dụng - SGK, bài 4: Sự rơi tự do, mục II, phần 1. - Làm bài tập số 10, SGK, trang 27. - Phiếu HT số 4. - HS đọc câu hỏi và làm theo hướng dẫn trong phiếu HT số 4. Phiếu học tập 119 Nguyễn Thị Thu Thủy PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Góc trải nghiệm 1- 15 phút Nhiệm vụ: 1. Đọc 4 TN SGK phần I.1 , tiến hành 4 TN này để trả lời câu C1: - TN 1: Thả một tờ giấy và một hòn sỏi (nặng hơn tờ giấy). TN 2: Như TN 1, nhưng tờ giấy vo tròn và nén chặt. TN 3: Thả hai tờ giấy có cùng kích thước, nhưng một tờ giấy để phẳng còn tờ kia vo tròn và nén chặt lại. TN 4: Thả một vật nhỏ (chẳng hạn, hòn bi trong líp của xe đạp) và một tấm bìa phẳng đặt nằm ngang. - C1: Trong thí nghiệm nào, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ? Trong thí nghiệm nào, vật nhẹ rơi nhanh hơn vật nặng? Trong thí nghiệm nào hai vật nặng như nhau rơi nhanh chậm khác nhau? Trong thí nghiệm nào hai vật nặng nhẹ khác nhau lại rơi nhanh như nhau? 2. Làm TN với ống Newton và điền từ vào kết luận. Trả lời: 1. .............................................................................................................. .............................................................................................................. .............................................................................................................. 2. Kết luận: Nếu rơi trong chân không thì mọi vật rơi nhanh chậm . . . ............ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Góc trải nghiệm 2- 15 phút Nhiệm vụ: Xác đinh gia tốc của vật rơi tự do với điện thoại di động và thước cuộn. Hướng dẫn: Em đã biết rằng: Nếu chúng ta thả hòn đá từ lan can để hòn đá rơi xuống đất thì trong trường hợp này chúng ta gọi chuyển động của hò đá là rơi tự do. Hãy cho biết bằng cách điền vào chỗ . . . . . . : - Quỹ đạo của hòn đá là đường gì?............... - Phương và chiều rơi của hòn đá?............... - Vận tốc đầu của hòn đá bằng bao nhiêu? . . . . . . . . . . . . . . . - Sau đó, vận tốc của hòn đá tăng hay giảm trong quá trình CĐ?............... - Em dự đoán chuyển động của hòn đá là chuyển động gì mà em đã học? - Với chuyển động rơi tự do, người ta kí hiệu gia tốc rơi tự do là g. Với vận tốc ban đầu bằng 0 thì biểu thức tính quãng đường đi được của hòn đá là gì? S=. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Chúng ta không thể đo trực tiếp gia tốc g nên chúng ta sẽ xác định gia tốc g thông qua đo các đại lượng khác, ví dụ như có thể đo quãng đường S bằng . . . . . . . . . . . . .. và đo thời gian bằng . . . . . . . . . . . . . . . rồi áp dụng công thức tính gia tốc g= . . . . . . . . . .. để xác định giá trị của gia tốc rơi tự do. - Bây giờ, em hãy đo gia tốc g bằng điện thoại của mình nhé! Chúng ta sẽ đo thời gian với 120 Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông... quãng đường xác định s= 1,8 m (dùng thước dây) nhé! Lần đo 1 2 3 Giá trị của t (với S= 1,8 m) Gia tốc g = 2S/t2 - Kết quả đo (giá trị trung bình): gtb=........... Chúc mừng em đã hoàn thành nhiệm vụ ở Góc trải nghiệm 2! Em hãy sang Góc phân tích để tiếp tục hoạt động nhé! PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Góc phân tích- 15 phút Nhiệm vụ: Trả lời các câu hỏi sau: 1. Sự rơi nhanh, chậm của những vật trong 4 TN SGK phụ thuộc những yếu tố nào? 2. Định nghĩa sự rơi tự do. 3. Tính gia tốc rơi tự do với bảng số liệu TN cho dưới đây: Trong chuyển động rơi tự do của hòn đá với vận tốc ban đầu bằng 0, người ta đã làm TN đo quãng đường đi được và thời gian tương ứng đi quãng đường đó, kết quả TN được ghi trong bảng sau: Lần đo 1 2 3 4 S(m) 0.05 0.19 0.44 0.78 t(s) 0.1 0.2 0.3 0.4 Gia tốc g Hướng dẫn Câu 1: Câu 2:- Tiếp theo, em hãy áp dụng công thức tính gia tốc (với v0= 0) để tính gia tốc của 4 lần đo. Em hãy ghi giá trị trung bình mà em tính được : gtb= Như vậy, chuyển động rơi tự do là chuyển động....................................................... với gia tốc g=......................, gọi là gia tốc rơi tự do. - Chúc mừng em đã hoàn thành nhiệm vụ Góc phân tích! Hãy chuyển sang Góc áp dụng nhé! PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Góc áp dụng- 15 phút Nhiệm vụ: Làm bài tập 10 và 12 SGK, trang 27. Hướng dẫn. - Chuyển động của hai chất điểm trong 2 bài tập này là chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc kí hiệu là g, độ lớn: g= 10m/s2. Em hãy áp dụng công thức của chuyển động thẳng nhanh dần đều trong trường hợp vận tốc đầu v0= 0 và gia tốc a= g= 10m/s2 để giải bài toán này nhé! - Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, em hãy chuyển sang Góc trải nghiệm 1 nhé! Tiến trình dạy học HĐ 1: Ổn định lớp, giới thiệu phương pháp học và đăng kí góc xuất phát (10 phút) 121 Nguyễn Thị Thu Thủy HĐ 2: Tổ chức HĐ tại các góc (60 phút) - Tổ chức HS ngồi vào các góc xuất phát theo sở thích (nên định hướng để các nhóm phân bổ đều trong không gian lớp học). - Theo dõi HĐ của các góc, trợ giúp HS kịp thời. - Trước khi kết thúc 1 HĐ 1 phút, thông báo cho HS để HS khẩn trương hoàn thiện phiếu HT, đồng thời đặt phiếu HT tiếp theo vào mỗi góc. - Quản lí HS trong quá trình lưu chuyển các góc. (Nếu HS kết thúc HĐ tại 1 góc sớm hơn thời gian quy định thì HS có thể lên xin PHT của góc tiếp theo tại bàn GV). Một số hình ảnh minh họa giờ học theo góc tại lớp 10 A3, trường THPT Mỹ Hào HĐ 3: Tổng kết HĐ, thể chế hóa kiến thức (20 phút) GV yêu cầu HS trình bày định nghĩa sự rơi tự do và đặc điểm của sự rơi tự do, yêu cầu một số HS thuyết trình TN tại các góc trải nghiệm, có thể tiến hành TN để minh họa, yêu cầu một số HS trình bày lời giải của các bài toán áp dụng trong phiếu HT. GV nhận xét giờ học, bài làm của HS và thể chế hóa kiến thức trên Powerpoint. 2.2. Tổ chức dạy học theo góc bài “Nam châm vĩnh cửu” theo định hướng phát triển năng lực HS Xác định mục tiêu dạy học Về kiến thức - Trình bày được những biểu hiện từ tính của nam châm: hút sắt, thép; khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo phương Bắc – Nam; hai châm đặt gần nhau có tương tác với nhau 122 Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông... (hút hoặc đẩy). - Trình bày được cấu tạo và cách sử dụng La bàn. Về kĩ năng - Xác định được các cực Bắc, Nam của nam châm vĩnh cửu. - Làm được TN xác định từ cực của nam châm. - Làm được TN về sự tương tác giữa hai nam châm. - Sử dụng được La bàn để xác định phương hướng trong một số tình huống cụ thể. Về thái độ Chủ động, tích cực trong HĐ học tập. Xác định hình thức và phương pháp DH: Tổ chức theo lớp học, HĐ nhóm kết hợp HĐ cá nhân, DH theo góc. Chuẩn bị: Giáo án, bài chiếu Powerpoint, Phiếu HT tại các góc, Nam châm vĩnh cửu, kim nam châm, La bàn, sắt, giá TN, dây treo thanh nam châm. Số góc, tên góc và nhiệm vụ tại các góc Tên góc Phương tiện DH Nhiệm vụ Góc Phân tích - SGK, phiếu HT Đọc SGK và phiếu HT để tìm hiểu từ tính của nam châm và đặc điểm. . . Góc Trải nghiệm - Nam châm vĩnh cửu, Kim Nam châm Tiến hành TN và rút ra kết luận về phương của Kim Nam châm và tương tác của hai nam châm. Góc Áp dụng - Phiếu HT Giải quyết một số bài tập về nam châm Góc Quan sát - Video, Ảnh về nam châm Quan sát ảnh, xem video để tìm hiều về nam châm. Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP Họ và tên HS:. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Lớp:. . . . . . GÓC PHÂN TÍCH * Em hãy đọc SGK, nội dung I: Từ tính của nam châm, phần chữ in nghiêng cuối trang 59 và nhớ lại những kiến thức về nam châm mà em đã biết, để trả lời câu C1. C1: Điền vào chỗ trống: Nam châm có khả năng hút . . . . . . . . . và thép Nam châm hút các vật liệu từ: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . Một nam châm có . . . . . . cực. Tên gọi 2 cực của nam châm là : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Cực Bắc kí hiệu là chữ. . . . . . . . . . . . . . . , cực Nam kí hiệu là chữ. . . . . . . . . . . . . . . Quy ước trong SGK: Màu nhạt là cực. . . . . . . . . . . . . ; Màu đậm là cực. . . . . . . . . . . . . (Tiếp theo, em hãy di chuyển sang Góc Áp dụng) 123 Nguyễn Thị Thu Thủy GÓC ÁP DỤNG * Trả lời câu hỏi. C2. Cho hỗn hợp gồm vụn sắt, đồng, gỗ, thủy tinh, nhựa, xốp. Làm như thế nào để em lấy được vụn sắt ra khỏi hỗn hợp này? C3. Cho một thanh kim loại. Làm cách nào để em biết được thanh kim loại đó có phải là nam châm hay không? C4. Em có biết La bàn dùng để làm gì không? (Tiếp theo, em hãy di chuyển sang Góc Quan sát) GÓC QUAN SÁT * Trước mặt em là một chiếc La bàn. C5: Em hãy nêu cấu tạo của La bàn? C6: Em hãy xem bảng hướng dẫn sử dụng La bàn và ghi lại cách sử dụng La bàn. Cách sử dụng La bàn: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... (Tiếp theo, em hãy di chuyển sang Góc Trải nghiệm) GÓC TRẢI NGHIỆM * Các em đã biết về nam châm ở những lớp dưới. Bây giờ, hãy làm một số TN để tìm hiểu thêm về nam châm và trả lời các câu hỏi dưới đây nhé! - TN1 (HĐ nhóm): Xác định hướng của kim nam châm. Trước mặt các em là kim nam châm đặt trên đế, trên bàn đã xác định sẵn các hướng Đông- Tây- Nam- Bắc địa lí. Hãy đặt kim nam châm tại vị trí bất kì trên mặt bàn và trả lời C7 và C8. C7: Hãy quan sát và cho biết: Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng nào? C8: Em hãy xoay cho kim nam châm lệch khỏi vị trí cân bằng và buông tay. Khi kim nam châm đã đứng cân bằng trở lại, nó có đứng theo hứơng ban đầu nữa không? * Một cực của kim nam châm luôn chỉ về hướng Bắc, gọi là cực Bắc. Còn một cực luôn chỉ hướng Nam gọi là cực Nam. - TN2 (HĐ cá nhân): Tìm hiểu tương tác của 2 nam châm. Trước mặt em là một số nam châm. Em hãy treo một thanh nam châm lên giá đỡ và cầm một nam châm khác trên tay. C9: Đưa một cực của nam châm này lại gần một cực của nam châm đã treo. Quan sát và ghi nhận xét. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . C10.Đưa cực còn lại của nam châm cầm trên tay lại gần cực của nam châm đã treo (như thí nghiệm câu C9). Quan sát và ghi nhận xét. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Kết luận: - Khi đứng cân bằng, kim nam châm nằm dọc theo hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Khi đưa hai nam châm lại gần nhau thì chúng có thể. . . . . . . . . . . . nhau hoặc . . . . . . . . . nhau. (Tiếp theo, em hãy di chuyển sang Góc Phân tích) Tiến trình DH HĐ 1: Ổn định lớp, giới thiệu nội dung chương, bài mới (4 phút). GV giới thiệu về học theo góc: 124 Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông... Lớp học được chia thành 4 góc, với tên gọi: Phân tích, Trải nghiệm, Áp dụng, Quan sát. HS lựa chọn góc xuất phát, sau đó di chuyển đến góc tiếp theo theo hướng dẫn trong phiếu HT khi hết thời gian quy định (6 phút). HS cần lưu chuyển qua đủ 4 góc thì mới đảm bảo đủ nội dung yêu cầu trong phiếu HT. Khi hoạt động tại 1 góc xác định, HS cần làm theo hướng dẫn trong phiếu HT để có thể trả lời một cách tốt nhất các câu hỏi trong phiếu HT. Phiếu HT này sẽ dùng để đánh giá (quá trình) HS. HĐ 2: Tổ chức học tại các góc (28 phút) - GV yêu cầu HS chọn góc xuất phát. - Theo dõi HĐ của HS tại các góc, trợ giúp HS khi HS gặp khó khăn. - Hết thời gian HĐ tại mỗi góc: Thông báo trước 1 phút, yêu cầu HS di chuyển đến góc tiếp theo theo hướng dẫn trong phiếu HT. Một số hình ảnh minh họa giờ học theo góc bài tại lớp 9K trường THCS Tân Lập HĐ 3: Tổng kết hoạt động, thể chế hóa kiến thức (13 phút) - GV thể chế hóa kiến thức theo nội dung phiếu HT. - GV treo hình minh họa hướng dẫn sử dụng La bàn và hướng dẫn HS cách sử dụng La bàn. - GV thu một số phiếu HT và đánh giá, nhận xét giờ học. - Yêu cầu HS lên đánh dấu tên vào”Hình tròn đồng tâm” về mức độ hứng thú của HS đối với giờ học. HĐ 4: Hướng dẫn về nhà(2 phút) 125 Nguyễn Thị Thu Thủy 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động - Đánh giá mức độ hứng thú Sử dụng hình tròn đồng tâm về mức độ hứng thú: Cho HS lần lượt lên bảng và đánh dấu vào vòng tròn đồng tâm về mức độ hứng thú của mình về giờ học, đa số HS cảm thấy hứng thú, 1/4 lớp rất hứng thú, còn một vài em cảm thấy bình thường. - Đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS Căn cứ vào quá trình theo dõi HĐ của học sinh tại các góc và kết quả HĐ trên các phiếu HT, thu được kết quả như sau: Bài “Sự rơi tự do” Góc Trải nghiệm 1: Học sinh tập trung đọc SGK, cùng nhau làm hết 4 TN theo các nhóm nhỏ 2-3 HS, HS rất hào hứng khi làm TN, và hầu hết HS hoàn thành hết các câu hỏi trong phiếu HT. Góc Trải nghiệm 2: Học sinh hợp tác với nhau theo các nhóm tự phát 2-3 HS, hào hứng làm TN và thu tập số liệu, sau đó tính toán cá nhân ra kết quả. Kết quả TN chấp nhận được, giá trị g tính ra được trong khoảng 9,1-9,6. Góc phân tích: HS tập trung phân tích, xử lí số liệu trong bảng số liệu. HS trao đổi theo các nhóm nhỏ tự phát và hầu hết HS đều tính toán ra được giá trị của gia tốc rơi tự do theo số liệu cho trước. Góc áp dụng: Một số HS còn gặp khó khăn, GV có đề nghị HS bên cạnh giúp đỡ, kết quả là cả lớp đều hoàn thành bài tập số 10 SGK về sự rơi tự do. Bài “Nam châm vĩnh cửu” Góc phân tích: HS tập trung đọc SGK theo hướng dẫn trong phiếu, có một số HS trao đổi với nhau trong quá trình hoàn thành phiếu. Góc áp dụng: Hầu hết HS trả lời được các câu hỏi trong phiếu bằng kinh nghiệm cá nhân. Riêng cấu thứ 4, các HS sôi nổi bàn bạc, trao đổi theo các nhóm nhỏ, đa số HS biết được công dụng của La bàn, số ít không biết. Góc quan sát: HS rất tò mò, hào hứng khi được quan sát, cầm trên tay chiếc La bàn. Đa số HS ghi lại được chi tiết cấu tạo của La bàn. Còn phần cách sử dụng La bàn, HS trao đổi sôi nổi, có ghi lại được tóm tắt cách sử dụng. Góc Trải nghiệm: HS hoạt động nhóm rất sôi nổi, tranh luận, trao đổi một cách tự nhiên, chủ động nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong phiếu học tập. HS tự hình thành 2 nhóm lớn 4-5 HS hai bên bàn đặt TN. Khi tiến hành TN, HS rất hào hứng làm và quan sát, ghi chép kết quả một cách chủ động, sau đó tự hoàn thành phiếu cá nhân. Thỉnh thoảng, HS trao đổi cặp đôi. Đa số HS đều hoàn thành phiếu với nội dung câu trả lời chính xác. 3. Kết luận Sau khi tiến hành dạy tại lớp 10A3 (trường THPTMỹ Hào) bài “Sự rơi tự do” và dạy tại lớp 9K (trường THCS Tân Lập) bài “Nam châm vĩnh cửu”, căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả quá trình DH, chúng tôi nhận thấy HS đạt được các mục tiêu DH đề ra: HS tích cực, hứng thú với HĐ học theo góc, hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề, kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác, TN,... chứng tỏ tính khả thi của tiến trình DH theo góc đã thiết kế. 126 Tổ chức dạy học theo góc bài “sự rơi tự do”, chương trình Vật lý trung học phổ thông... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Trung ương, 2013. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. [2] Đỗ Hương Trà, 2012. Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm. [3] Đỗ Hương Trà và Trần La Giang, 2011. Dạy học theo góc một số kiến thức chương chất lỏng trong sách giáo khoa vật lí 10 nâng cao và các kết quả thu được. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trang2. [4] Phạm Hương Giang, 2011. Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức “Định luật Ôm đối với toàn mạch và ghép nguồn bộ” Vật lí 11 nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh. Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [5] Trần Thị Thu Hà, 2011. Tổ chức dạy học theo góc nội dung kiến thức chương “Mắt và các dụng cụ quang học” (Chương trình Vật lí 11 nâng cao). Luận văn thạc sĩ Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. [6] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Vật lí cấp Trung học phổ thông. Tài liệu tập huấn. [7] .epi ABSTRACT Teaching Free Fall (high school level) and Permanent Magnet (middle school level) with working-in-corner plan focuses on developing the capacity of pupils Nguyễn Thị Thu Thủy My Hao High School, Hung Yen province For the past few years, Oriented Teaching to develop students’ abilities has been introduced and carried out nationally by the Vietnamese Ministry of Education. As a teacher of a high school, I am not only trained but also guided how to teach in order to develop students’ abilities. Besides, I myself study the method of teaching. I had chances to apply this teaching method in some of my lessons. In this report, I would like to to present the process of how to teach a physic lesson which uses the Oriented Teaching method to develop students’ abilities, the corner groupworks. My two lessons “The freefall” – Physics grade 10 - at My Hao High School and "Permanent Magnet" – Physics grade 9 – at Tan Lap Secondary school were my two lessons that I satisfy most. Keywords: Teaching physics lessons by angles; Learning organization corner; Learning physics angle; Teaching Free Fall with working-in-corner; Teaching Permanent Magnet by angle. 127

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4328_nttthuy_6725_2131912.pdf
Tài liệu liên quan