Tài liệu Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - Nghiên cứu góp phần phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở - Võ Hoàng Ngọc: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0165
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 108-117
This paper is available online at
TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI - NGHIÊN CỨU
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Võ Hoàng Ngọc1, Võ Văn Thông2
1Trường Trung học cơ sở Lê Lợi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
2Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Tóm tắt. Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) vật lí không chỉ giúp HS củng cố kiến thức, rèn
luyện kĩ năng mà còn giúp HS phát triển năng lực trên nhiều phương diện, có thể góp phần
tích cực vào việc chuyển đổi từ dạy học chủ yếu “cung cấp kiến thức” sang dạy học “phát
triển năng lực” của người học trong tiến trính đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo.
Dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu HS được trải nghiệm nhận thức về vấn đề
nghiên cứu, đề xuất dự đoán, tìm tòi, làm thí nghiệm kiểm tra tương tự như các nhà khoa
học để xây dựng kiến...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - Nghiên cứu góp phần phát triển năng lực học sinh Trung học Cơ sở - Võ Hoàng Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0165
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 108-117
This paper is available online at
TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THEO ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI - NGHIÊN CỨU
GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
Võ Hoàng Ngọc1, Võ Văn Thông2
1Trường Trung học cơ sở Lê Lợi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An
2Khoa Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An
Tóm tắt. Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) vật lí không chỉ giúp HS củng cố kiến thức, rèn
luyện kĩ năng mà còn giúp HS phát triển năng lực trên nhiều phương diện, có thể góp phần
tích cực vào việc chuyển đổi từ dạy học chủ yếu “cung cấp kiến thức” sang dạy học “phát
triển năng lực” của người học trong tiến trính đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo.
Dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu HS được trải nghiệm nhận thức về vấn đề
nghiên cứu, đề xuất dự đoán, tìm tòi, làm thí nghiệm kiểm tra tương tự như các nhà khoa
học để xây dựng kiến thức cho mình dưới sự giúp đỡ khi cần thiết của giáo viên.
Bài viết là sự vận dụng, cụ thể hóa lí luận về dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu
vào HĐNK vật lí. Trong bài viết chúng tôi đã xác định và trình bày rõ về khái niệm, mục
đích, nội dung, đặc điểm, các hình thức tổ chức, quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện
một buổi dạy học ngoại khóa vật lí THCS theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu.
Từ khóa: Dạy học vật lí, ngoại khóa vật lí, tìm tòi-nghiên cứu, thí nghiệm.
1. Mở đầu
Thế giới hiện đại thay đổi từng ngày. Để kịp thích ứng và tồn tại, con người không chỉ cần
có hiểu biết mà còn rất cần có năng lực hành động. Năng lực hành động là sự kết hợp của năng lực
kiến thức, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Do đó, UNESCO xác định
4 trụ cột giáo dục hiện đại là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng
định [4, trg 17,18,19].
Thực tế nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông nước ta những năm đầu
thế kỉ 21 vẫn đang chú trọng truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát
triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Chương trình còn nghiêng về trang bị kiến thức lí thuyết,
chưa coi trọng kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức. Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu
là dạy học trên lớp, chưa coi trọng việc tổ chức các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Chưa
chú trọng dạy cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, Ban Chấp hành Trung ương khoá XI tại Hội nghị lần thứ tám đã ban hành Nghị
quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 phải đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
Ngày nhận bài: 8/7/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016.
Liên hệ: Võ Văn Thông, e-mail: vothong.cdsp@gmail.com
108
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội cũng đã xác
định: “Đổi mới nội dung giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với
lứa tuổi, trình độ và định hướng nghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn;
tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên”.
Theo định hướng đó, dạy học vật lí phổ thông, trong đó có hoạt động ngoại khóa (HĐNK)
vật lí cần phải điều chỉnh nội dung, thay đổi cách thức thực hiện. Thời gian qua, ở các trường phổ
thông nước ta, việc tổ chức HĐNK vật lí đang thực hiện bằng các hình thức trong đó chủ yếu HS
hoạt động tái tạo lại kiến thức đã học. Để góp phần phát triển năng lực HS thì HĐNK cần phải
được tổ chức theo các hình thức mà HS được hoạt động tìm tòi - nghiên cứu, được trải nghiệm như
nhà khoa học. Chúng tôi đã nghiên cứu chuyển hóa phương pháp dạy học theo định hướng tìm tòi
- nghiên cứu vào việc tổ chức HĐNK vật lí, góp phần phát triển năng lực HS. Bài viết này chia sẻ
với các đồng nghiệp một số kết quả nghiên cứu về mục đích, nội dung, về cách thức tổ chức thực
hiện HĐNK vật lí bậc THCS theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua hoạt động dạy học
Xu thế chung của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là phát triển chương trình theo hướng
tiếp cận năng lực, coi trọng các năng lực chung cần thiết cho việc tham gia cuộc sống lao động,
sinh hoạt hàng ngày và cho việc học tập suốt đời. Một số năng lực chung được chú ý là: tự học,
học cách học; tự chủ, tự quản lí; xã hội, hợp tác; giao tiếp; tư duy và giải quyết vấn đề, sử dụng
công nghệ thông tin và truyền thông.
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương Đảng và Nghị quyết
số 88/2014/QH13 của Quốc hội, việc thay đổi chương trình giáo dục phổ thông từ 2018 trở đi xác
định hướng tới phát triển cho học sinh năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng
lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông [4, trang 23-27]. Nội dung chương trình phải điều
chỉnh theo hướng tinh giản, thiết thực, tăng cường vận dụng, ứng dụng giải quyết các vấn đề thực
tiễn.
Nhằm phát triển năng lực học sinh phải đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng: tổ
chức cho HS hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phương pháp tự học, dạy HS tự học; tăng
cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác; kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của
trò. Phải tổ chức dạy học sao cho: HS được suy nghĩ nhiều hơn, được thảo luận nhiều hơn, được
thực hành nhiều hơn, được hoạt động nhiều hơn. Theo tinh thần đó, GV phải tăng cường sử dụng
kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức các hoạt động học tập của HS theo các định hướng chính:
- Giáo viên phải tổ chức tình huống học tập để chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Học sinh phải được tạo điều kiện hoạt động giải quyết nhiệm vụ (cá nhân, cặp đôi, nhóm),
giáo viên định hướng, hỗ trợ khi cần.
- Giáo viên phải tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và thảo luận.
- Giáo viên phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
2.2. Dạy học theo định hướng tìm tòi nghiên cứu
Dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu là GV tổ chức cho HS hoạt động nhận thức
theo logic của tiến trình nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện cho học sinh được trải nghiệm quá
trình nghiên cứu khoa học. GV tạo điều kiện cho HS bộc lộ những quan niệm sai lầm vốn có của
họ, khuyến khích họ trao đổi, thảo luận với nhau về các quan sát, dữ liệu thu thập được từ đối tượng
109
Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông
nghiên cứu, đề xuất các giả thuyết, xây dựng các kế hoạch hành động, tiến hành các thí nghiệm,
thu thập thông tin, tìm kiếm bằng chứng, nhằm kiểm chứng các giả thuyết ban đầu, từ đó rút ra các
kết luận khoa học [2].
Dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu có các đặc trưng cơ bản:
- GV làm xuất hiện vấn đề cần nghiên cứu sao cho HS không những hiểu rõ vấn đề cần
nghiên cứu (có câu hỏi khoa học về vấn đề mới) mà còn bị vấn đề hấp dẫn, lôi cuốn, mong muốn
hành động để tìm hiểu, giải quyết vấn đề, tìm ra cái mới.
- GV hỗ trợ cách thức, tài liệu, thiết bị để HS thực hiện hoạt động tìm tòi – nghiên cứu (tìm
tư liệu, làm thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu, điều tra, . . . ), tự lực giải quyết vấn đề nêu ra
(xử lí tư liệu, số liệu thu thập được, rút ra nhận xét, trình bày kết quả, tranh luận, điều chỉnh, hoàn
thiện, kết luận) và thu nhận được kiến thức, kinh nghiệm mới [2].
Như vậy, tổ chức hoạt động dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu sẽ tạo điều kiện
cho học sinh phát triển năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp,
năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
2.3. Hoạt động ngoại khóa vật lí
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục ngoài chương trình chính khóa (nội khóa), mà
Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT đã giao cho các cơ sở giáo dục. Hoạt động ngoại khóa hỗ trợ cho giáo dục
chính khóa, được tổ chức có mục tiêu, kế hoạch xác định, được tiến hành trên tinh thần tự nguyện
của HS dưới sự hướng dẫn của GV nhằm bổ sung và mở rộng kiến thức, góp phần phát triển và
hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và khả năng sáng tạo của HS.
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, kiến thức của nhân loại tăng
lên từng ngày nhưng thời gian học tập của học sinh không thay đổi. Chương trình chính khóa bắt
buộc cho mọi học sinh phổ thông có khối lượng bị giới hạn, rất nhiều kiến thức của nhân loại cần
cho sự phát triển đa dạng của nhân lực không thể đưa vào được. Vì vậy, cần phải quan tâm phát
triển HĐNK. Ở một số nước phát triển, người ta còn chủ trương giảm thời lượng lên lớp và tăng
cường các HĐNK, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Các nước có nền giáo dục phổ thông phát triển
như Pháp, Nga, Đức các nước Tây Âu và Mỹ nhà trường tổ chức cho HS được tham gia HĐNK
một số môn học. Chương trình dạy học ngoại khóa, sách giáo khoa ngoại khóa, tài liệu tham khảo
phục vụ dạy học ngoại khóa khá phổ biến và HĐNK đã trở thành quen thuộc đối với GV và HS.
Những HS thường xuyên tham gia vào các HĐNK thường có thành tích học tập tốt hơn, có
hành vi đạo đức tốt hơn, có mối quan hệ và xúc cảm tốt hơn. Hoạt động ngoại khóa thực sự góp
phần phát triển toàn diện năng lực học sinh, nên việc nghiên cứu và áp dụng HĐNK ở trường phổ
thông là một yêu cầu cần thiết hiện nay [3].
Mục đích hoạt động ngoại khóa vật lí là: củng cố, mở rộng kiến thức vật lí đã học; rèn luyện
các kĩ năng cơ bản về vật lí, kĩ thuật; kích thích hứng thú học tập bộ môn; hình thành năng lực tìm
tòi, nghiên cứu, thực hành chế tạo, . . . .
Nội dung hoạt động ngoại khóa vật lí có thể bao gồm:
- Nhận dạng, phân biệt, hệ thống hóa các kiến thức vật lí đã học;
- Vận dụng kiến thức vật lí giải thích ứng dụng, dự đoán hiện tượng;
- Tìm hiểu mở rộng, trình bày các ứng dụng của kiến thức vật lí đã học trong kĩ thuật sản
xuất và thực tế đời sống;
- Đề xuất cấu tạo, quy trình vận hành một số thiết bị kĩ thuật;
- Thiết kế, chế tạo, vận hành một số thiết bị kĩ thuật đơn giản.
Hoạt động ngoại khóa vật lí có thể tổ chức bằng nhiều hình thức như: nói chuyện chuyên
đề vật lí; đố vui, hội vui, dạ hội vật lí; triển lãm vật lí – kĩ thuật; báo tường về vật lí; hội thi vật lí
110
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...
- kĩ thuật; tham quan vật lí-kĩ thuật [4, trang 160-164]. Một buổi HĐNK vật lí có thể kết hợp vài
hình thức.
So với bài học chính khóa, HĐNK vật lí có các điểm khác biệt: nội dung có tính mới so với
nội dung bài học chính khóa; hình thức hoạt động lạ hơn, phong phú hơn; tinh thần tự nguyện, tự
chủ; không gian ngoài lớp học; thời gian thoải mái hơn; có thể huy động bạn bè, người thân cùng
tham gia [5]. Do vậy, HĐNK nói chung và HĐNK vật lí nói riêng luôn có sức cuốn hút lớn đối với
HS.
Xét về nội dung, về các hình thức tổ chức, về những điểm khác biệt so với dạy học chính
khóa, nếu tổ chức tốt thì HĐNK vật lí sẽ là cơ hội rất tốt để phát triển cho học sinh nhiều năng
lực: năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo,
năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức hợp tác, năng lực tự học,...
Thời gian qua, một số trường có tổ chức HĐNK theo phong trào. Phần nhiều các HĐNK
như thế nặng về hình thức, đối phó, chưa thật sự mang tính khoa học, hiệu quả chưa cao. Khi chưa
có hình thức tổ chức sinh động, phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn HS thì chưa thể phát huy được tính
tự giác, chủ động, tích cực tham gia, sáng tạo của HS.
2.4. Tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu
Tổ chức HĐNK theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu thể hiện trên các phương diện sau:
+ Chọn nội dung ngoại khóa gắn trực tiếp với kiến thức vật lí của chương, phần vừa học
xong, có điểm mới, có mức độ khó vừa với khả năng suy luận, tìm tòi, thời gian vật chất có thể có
của HS. Nội dung ngoại khóa có thể bao gồm các mảng đề tài:
- Đố vui, trả lời nhanh các kiến thức vật lí chương, phần vừa học.
- Tự hệ thống hóa các kiến thức vật lí vừa học và trình bày sơ đồ hệ thống.
- Vận dụng kiến thức vật lí giải thích một hiện tượng, ứng dụng kĩ thuật.
- Vận dụng kiến thức vật lí để dự đoán hiện tượng có thể xảy ra, suy luận nguyên lí hoạt
động của một mô hình máy kĩ thuật đơn giản.
- Tìm hiểu thêm các ứng dụng kiến thức vật lí vừa học trong kĩ thuật sản xuất, thực tế đời
sống và trình bày báo cáo kết quả tìm hiểu.
- Thử đề xuất mô hình cấu tạo, quy trình vận hành một thiết bị kĩ thuật để đáp ứng một yêu
cầu nào đó của đời sống, sản xuất có liên quan đến kiến thức vật lí vừa học và các kiến thức đã học
trước đó.
- Tập thiết kế, chế tạo, vận hành một số thiết bị kĩ thuật đơn giản có liên quan trực tiếp đến
kiến thức vật lí đã học và trình bày, giới thiệu sản phẩm.
+ Chọn hình thức hoạt động ngoại khóa không nên chỉ đố vui đơn giản cho số lượng lớn
HS cùng tham gia, mà nên dành nhiều thời gian cho hình thức nhóm các nhà khoa học trẻ tìm
tòi-nghiên cứu ứng dụng, chế tạo và trình bày kết quả, sản phẩm.
+ Triển khai cho HS đăng kí tham gia các đề tài ngoại khóa vật lí GV cần phải làm cho
được các việc sau:
- Tổ chức giới thiệu nội dung, cho HS đăng kí lập các nhóm đề tài. HS được tìm hiểu các
đề tài, lựa chọn, HS đăng kí tham gia và lập các nhóm HS cùng thực hiện mỗi đề tài. Để tăng hiệu
quả, nên đăng tải các đề tài vật lí trên website của trường hoặc phát văn bản và thông báo cho HS
xem trước khi tổ chức buổi giới thiệu,.
- Với mỗi đề tài, cách đặt vấn đề tạo tình huống bằng một câu chuyện, bằng các hình ảnh,
bằng mô hình,. . . phải thực sự gây chú ý, tạo sự tò mò khoa học.
- Phải giúp HS, nhóm HS xác định rõ ràng vấn đề hay câu hỏi khoa học mà “nhóm các nhà
111
Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông
khoa học trẻ” phải giải quyết, phải trả lời ở mỗi đề tài.
+ Hỗ trợ HS xác lập cơ sở để giải quyết vấn đề của mỗi đề tài:
- Gợi ý, hỗ trợ HS, nhóm HS xác lập nhóm các vấn đề cần phải lần lượt giải quyết để làm
căn cứ giải quyết câu hỏi chính của đề tài.
- Hướng dẫn HS cách tìm tư liệu liên quan (trên Internet, trong thư viện, . . . ).
- Giới thiệu với HS phòng thí nghiệm, các dụng cụ thí nghiệm có liên quan. Định hướng HS
tìm và sử dụng các vật liệu liên quan. Giới thiệu những người có khả năng giúp đỡ về kĩ thuật, . . .
+ Hỗ trợ HS lập kế hoạch giải quyết các vấn đề của đề tài hợp lí.
+ Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ HS thực hiện tìm hiểu, chế tạo, . . .
+ Hướng dẫn, hỗ trợ HS trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả nghiên cứu:
- Giới thiệu với HS các cách trình bày kết quả tìm tòi-nghiên cứu.
- Giới thiệu, hướng dẫn HS sử dụng các phương tiện trình chiếu cần thiết.
+ Tổng kết, đánh giá, khen thưởng khi kết thúc buổi ngoại khóa, GV cần phải:
- Khẳng định thành quả nghiên cứu - tìm tòi của từng nhóm ngoại khóa.
- Chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng nhóm ngoại khóa trong việc lập kế hoạch tìm
hiểu-nghiên cứu của nhóm, việc phân công, hợp tác thực hiện.
- Phân các giải cao thấp và có phần thưởng động viên cho thành tích các nhóm.
Hiện nay chưa có tài liệu nào đưa ra quy trình cơ bản để tổ chức một buổi HĐNK vật lí mà
các GV đang tự mày mò chuẩn bị, tổ chức theo cách riêng của mình. Qua quá trình nghiên cứu,
chúng tôi thấy việc chuẩn bị, tổ chức một buổi HĐNK vật lí cho HS THCS cần phải thực hiện theo
các bước: 1.Lập kế hoạch ngoại khóa; 2.Chuẩn bị cho buổi ngoại khóa; 3.Thực hiện buổi ngoại
khóa. Mỗi bước có một số công việc cụ thể, thể hiện bằng sơ đồ sau đây:
Lưu ý: Việc triển khai thực hiện mỗi bước phải thấm nhuần tinh thần dạy học theo định
hướng tìm tòi - nghiên cứu đã nêu trên mới có tác dụng phát triển năng lực học sinh.
2.5. Ví dụ tổ chức một buổi ngoại khóa phần Quang học (Vật lí trung học cơ sở)
Bước 1: Lập kế hoạch ngoại khóa:
+ Xác định mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức về quang học lớp 7 và lớp 9 gồm phản xạ, khúc
xạ, các loại gương, thấu kính, dụng cụ quang, nguồn sáng, màu ánh sáng, màu của các vật.
- Rèn các kĩ năng xác định mục tiêu, vạch kế hoạch, tìm kiếm tài liệu, tư liệu, thiết bị, vật
liệu để giải quyết vấn đề, chế tạo các chi tiết, thiết bị máy đơn giản, trình bày, thuyết minh sản
phẩm, xử lí thông tin, dự đoán kết quả, sử dụng ngôn ngữ khoa học. Rèn luyện khả năng tư duy,
sáng tạo, sử dụng những sản phẩm phế liệu để làm dụng cụ, đồ chơi đồng thời thể hiện khả năng
làm việc nhóm, thuyết trình.
- Kích thích sự say mê, hứng thú học tập bộ môn vật lí đồng thời xây dựng tinh thần đoàn
kết, ý thức tập thể; xây dựng lòng tự tin, ý thức vươn lên hết mình.
- Góp phần hình thành các năng lực: năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tổ chức hợp tác, năng lực tự
học,...
+ Xác định nội dung:
- Các câu hỏi yêu cầu HS vận dụng kiến thức quang học lớp 7 và 9 để giải thích các hiện
tượng, ứng dụng, dự đoán các hiện tượng, hệ quả có thể xảy ra.
112
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...
Sơ đồ các bước chuẩn bị, thực hiện một buổi ngoại khóa
- Các đề tài, dự án đơn giản yêu cầu HS tìm hiểu các ứng dụng quang học, nghiên cứu thiết
kế, chế tạo một số dụng cụ quang học dùng trong đời sống.
+ Xác định đối tượng tham gia: Những học sinh yêu thích vật lí – kĩ thuật lớp 9
+ Xác định hình thức tổ chức: Đố vui vật lí kết hợp với hội thi sáng tạo vật lí - kĩ thuật
+ Xác định tên chủ đề ngoại khóa: SẮC MÀU ÁNH SÁNG
+ Vạch tiến trình cơ bản buổi ngoại khóa: Sau khai mạc có 2 phần chính
- Đố vui vật lí bằng các câu hỏi vận dụng giải thích, dự đoán
- Hội thi sáng tạo vật lí kĩ thuật cho HS chế tạo, trưng bày, thuyết minh sản phẩm
Các phần đều có hình thức tổ chức, thể lệ, tiêu chí đánh giá và khen thưởng động viên
+ Dự kiến CSVC, thiết bị, tài chính:
- 1 phòng đủ ghế ngồi cho 60 HS và bố trí hợp lí 8 cụm bàn cho 6-8 nhóm chế tạo, trình
bày sản phẩm.
- 1 bộ loa máy, 1 máy tính kết nối internet, máy chiếu để MC điều hành và HS báo cáo.
- Kinh phí cho HS mua vật liệu và các giải thưởng: 1 Nhất, 1 Nhì, 1 giải Ba, 2 Khuyến
khích.
Bước 2: Chuẩn bị cho buổi ngoại khóa
+ Chuẩn bị nội dung chi tiết theo tiến trình:
113
Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông
- Hệ thống câu hỏi vận dụng giải thích, dự đoán gồm có:
Câu 1. Tại sao ở một số quán bán hàng ăn nơi có nhiều ruồi người ta thường dùng một số
túi ni lon trong suốt, đổ nước sạch vào và treo lơ lửng trong quán?
Câu 2. Dán giấy trắng lên một tấm bìa, dùng compa vẽ và cắt lấy một hình tròn. Chia hình
tròn bằng các bán kính thành ba phần bằng nhau và tô vào đó các màu đỏ, lục và lam. Làm cho
vòng tròn quay tít quanh trục đi qua tâm của nó ta thấy mặt giấy lúc đó có màu gì? Hãy làm thí
nghiệm để quan sát và giải thích?
Câu 3. Khi chụp ảnh, người thợ chụp ảnh thường dùng tay xoay xoay ống kính ở phía trước
máy ảnh. Động tác xoay này có tác dụng gì?
Câu 4. Tẩm một ít cồn vào một mẩu bông rồi để vào đĩa, châm lửa đốt, rắc vào một vài hạt
muối ăn vào lửa. Hãy mô tả màu của ánh sáng phát ra? Giải thích?
Câu 5. Hãy giải thích tại sao bình chứa xăng, dầu trên các xe ôtô hay các toa tàu chở xăng,
dầu phải sơn các màu như màu nhũ bạc, màu trắng?
Câu 6. Một chiếc đũa đặt nghiêng trong một cốc thủy tinh. Đặt mắt nhìn dọc theo chiếc đũa
thẳng từ đầu trên thì ta không nhìn thấy đầu dưới của đũa. Nhưng giữ nguyên vị trí đặt mắt, đổ
nước vào cốc thì ta lại nhìn thấy đầu dưới của đũa. Hãy làm thí nghiệm để quan sát và giải thích?
Câu 7. Trên nền một tờ giấy trắng có dòng chữ màu xanh “TÔI HỌC GIỎI”. Nếu nhìn dòng
chữ đó qua kính lọc màu đỏ sẽ có kết quả như thế nào? Vì sao?
Câu 8. Giải thích hiện tượng cầu vồng thường thấy trong cơn mưa mùa hè?
Câu 9. Tại sao lại dùng đèn đỏ, đèn vàng và đèn xanh trong điều khiển giao thông?
Câu 10. Cho vị trí S, S’ và trục chính (∆) như hình vẽ. Tìm vị trí O; F và F’ bằng lí thuyết
và thực nghiệm?
- Các đề tài, dự án tìm hiểu, thiết kế, chế tạo gồm có:
1. Tìm hiểu, thiết kế, chế tạo “Kính vạn hoa”.
2. Tìm hiểu, thiết kế, chế tạo “Kính thiên văn”.
3. Tìm hiểu, thiết kế, chế tạo “Xe ô tô mi ni chạy bằng pin mặt trời”.
4. Tìm hiểu, thiết kế, chế tạo “Li thủy tinh đặt đèn LED tự phát sáng khi có nước”.
5. Tìm hiểu, thiết kế, chế tạo “Kính hiển vi”.
6. Tìm hiểu, thiết kế, chế tạo “Đèn ngủ tự xoay” bằng vỏ lon Cocacola.
7. Đề xuất một phương án với dụng cụ tùy chọn để tạo ra một cầu vồng.
8. Thiết kế, chế tạo một dụng cụ mà em thích có ứng dụng kiến thức về quang học.
+ Quy định cách thực hiện, luật chơi, tiêu chí đánh giá:
- Phần Đố vui vật lí:
Phần này là phần có 10 câu hỏi với nội dung đã chuẩn bị, các đội cử đại diện trả lời.
Sau khi người dẫn chương trình (MC) đọc xong mỗi câu hỏi đội nào ấn chuông trước được
trả lời trước. Trả lời đúng, có minh chứng bằng thực nghiệm (nếu có) được 10 điểm. Trả lời gần
đúng, Ban cố vấn sẽ cho điểm. Trả lời sai không tính điểm. Nếu trả lời không đúng hoặc chưa đúng
hết thì các nhóm khác có quyền nhấn chuông để bổ sung, điểm này do Ban cố vấn cho điểm nhưng
tối đa là 8 điểm.
114
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...
Thi xong 10 câu hỏi Ban thư kí sẽ tổng hợp điểm, Ban cố vấn đánh giá nhận xét cho từng đội.
- Phần Đề tài (dự án) sáng tạo vật lí-kĩ thuật:
Mỗi đề tài (dự án) thời gian thiết kế, chế tạo sản phẩm trong vòng 45 phút. Các đội tự chuẩn
bị sẵn vật liệu, dụng cụ, có thể đã hoàn thành các phần sản phẩm chỉ còn lắp ráp. Sau khi hoàn
thành cử đại diện trình bày kết quả tối đa 5 phút, có thể sử dụng máy tính kết nối máy chiếu nếu
cần. Khi trình bày phải làm rõ các nội dung như: Lí do chọn đề tài; Cách tìm kiếm các nguồn thông
tin, các nguyên liệu và vật liệu; Cách chế tạo và nguyên tắc hoạt động của sản phẩm. Mỗi đề tài
cần chuẩn bị các file trình chiếu hỗ trợ như sau: Viết quy trình các bước lắp ráp, tiến hành, quan
sát, thu thập dữ liệu, trình bày kết quả và lập fiele trình chiếu quy trình thực hiện; Chụp ảnh dụng
cụ, vật liệu đã được lắp ráp, ảnh thao tác thực thiết kế, chế tạo và lập các fiel trình chiếu dụng cụ,
thao tác.
Mỗi sản phẩm lấy điểm trung bình chung của các giám khảo chấm điểm độc lập. Mỗi sản
phẩm tối đa 250 điểm. Tiêu chí đánh giá và phân bố điểm: Đúng chủ đề 50 điểm; Đảm bảo tính
thẩm mĩ 50 điểm; Tính sáng tạo, đảm bảo khoa học 50 điểm; Giá thành rẻ, độ bền cao 50 điểm;
Thuyết trình tốt 50 điểm. Thời gian chế tạo, lắp ráp quá 5 phút trừ 20 điểm. Thời gian thuyết trình
quá 1 phút trừ 10 điểm.
+ Chuẩn bị kịch bản, lời dẫn:
- Kịch bản chương trình buổi ngoại khóa
CHƯƠNG TRÌNH BUỔI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
SẮCMÀU ÁNH SÁNG
- Thời gian: Thứ 7 ngày ..../.../2016
- Địa điểm: Phòng. . . ..Trường . . . . . . . . .
- Dẫn chương trình: Nguyễn Minh A – Hoàng Thanh B
TT Thời gian Nội dung Người thựchiện Chú ý
1 13h30-14h00 Ôn định tổ chức Ban tổ chức
2 14h00-14h15 Văn nghệ chào mừng (nếu có) Đội văn nghệ
3 14h15-14h25
Khai mạc; Giới thiệu đại biểu; Giới
thiệu ban cố vấn, ban giám khảo, ban
thư kí
MC
4 14h25-14h55
Đố vui vật lí (trình chiếu câu hỏi, xung
phong trả lời, chấm điểm)
MC; Các đội
thi; Ban giám
khảo
5 14h55-15h00 Văn nghệ (nếu có) Đội văn nghệ
6 15h00-15h45
Lắp ráp, trưng bày sản phẩm sáng tạo
vật lí-kĩ thuật, chấm điểm
MC; Các đội
thi; Ban giám
khảo
7 15h45-16h15 Thuyết trình nguyên lí, thiết kế, chế tạo
sản phẩm, chấm điểm
MC; Các đội
thi; Ban giám
khảo
8 16h15-16h25 Văn nghệ (nếu có) Đội văn nghệ
9 16h25 -16h35 Nhận xét, đánh giá, công bố điểm Ban giám khảo
115
Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông
- Trên cơ sở kịch bản chương trình, MC chi tiết hóa lời dẫn phù hợp với các phần của
kịch bản.
+ Lập nhóm ngoại khóa, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh:
- GV vật lí thông báo cho HS lớp 9 kế hoạch buổi HĐNK về thời gian, địa điểm, vùng kiến
thức của các câu hỏi “Đố vui vật lí”, tên các đề tài (dự án) sáng tạo vật lí- kĩ thuật và cho HS đăng
kí tham gia. Căn cứ HS đăng kí dự án, GV tách thành các nhóm (đội) theo từng dự án, mỗi nhóm
chỉ 3-6 em. Các em đăng kí không cụ thể dự án nào thì sẽ chỉ tham gia phần “Đố vui”.
- Bố trí 1 tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp gặp tất cả HS đã đăng kí để cân đối lại các nhóm
về khả năng nghiên cứu, cử nhóm trưởng, thư kí. Kích hoạt tinh thần HS tham gia thi “Đố vui”,
thi đua thực hiện dự án. Nên chuẩn bị, trình chiếu các hình ảnh liên quan đến các dự án. Quan
trọng nhất là GV giúp từng nhóm dự án xác định chính xác các vấn đề cần giải quyết, đặc tính thiết
bị nhóm sẽ chế tạo, nguyên lí hoạt động. Giới thiệu cho HS cách tìm kiếm tài liệu liên quan trên
Internet, thư viện, hướng tìm kiếm vật liệu cần thiết, giới thiệu người có khả năng giúp đỡ về kĩ
thuật. Hướng dẫn HS các cách trình bày sản phẩm, báo cáo thuyết minh. Giúp xây dựng kế hoạch
thực hiện. Ấn định lịch các nhóm báo cáo tình hình thực hiện.
+ Làm tờ trình đề xuất tổ chuyên môn và nhà trường hỗ trợ về CSVC, thiết bị, kinh phí
dự án.
+ Theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ HS thực hiện tìm hiểu, chế tạo: Dành thời gian phù hợp hỏi để
kiểm tra tiến độ, kết quả thực hiện của các nhóm dự án. Hỗ trợ, động viên kịp thời nhóm gặp khó
khăn.
+ Hỗ trợ HS chuẩn bị trình bày, bảo vệ kết quả nghiên cứu: Hướng dẫn HS cách trình bày
sản phẩm, cách sử dụng các phương tiện trình chiếu cần thiết.
+ Phân công GV vật lí và các GV khác lo chuẩn bị phòng, loa máy, dẫn chương trình, . . .
+ Chuẩn bị phần thưởng: Giải Nhất: 25 quyển vở học sinh Giải Nhì: 20 quyển vở học sinh
Giải Ba: 15 quyển vở học sinh Giải KK: 10 quyển vở học sinh
Bước 3: Thực hiện buổi ngoại khóa
+ Kiểm tra lần cuối công tác chuẩn bị ở phòng HĐNK: bàn ghế, nguồn điện cho điều hành
và các nhóm, loa máy, máy chiếu-màn hình, cài đặt các file trình chiếu hỗ trợ trình bày, . . .
+ Thực hiện buổi ngoại khóa theo thứ tự các bước như kịch bản chương trình đã định.
+ Chú ý đánh giá khích lệ HS để nuôi dưỡng đam mê, hứng thú, nhiệt tình học tập bộ môn.
3. Kết luận
HĐNK vật lí không chỉ giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn giúp HS phát
triển năng lực trên nhiều phương diện, do vậy, HĐKN có thể góp phần tích cực vào việc chuyển
đổi từ dạy học chủ yếu “cung cấp kiến thức” sang dạy học “phát triển năng lực” của người học của
tiến trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, không phải tổ chức HĐNK
theo bất cứ hình thức nào cũng giúp phát triển tốt năng lực HS mà phải đổi mới cách thức tổ chức
HĐNK vật lí theo hướng HS được làm chủ, nỗ lực, tích cực tham gia vào quá trình chuẩn bị, thực
hiện hoạt động.
Dạy học theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu TTNC là là một hướng đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng tích cực hóa người học. Trên cơ sở nghiên cứu xây dựng lí luận về dạy học
theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu, chúng tôi đã cụ thể hóa lí luận vào HĐNK vật lí về mục tiêu,
nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, quy trình chuẩn bị, thực hiện HĐNK vật lí cho HS
THCS và ứng dụng tổ chức thực hiện một buổi ngoại khóa vật lí phần Quang học Vật lí THCS.
Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng, nhưng về lí luận cũng như thực tiễn, vẫn rất cần sự góp ý bổ
116
Tổ chức dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu...
sung của các nhà khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học vật lí, các giáo viên vật
lí trung học cho nội dung của bài viết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Vũ Hoạt, 1997. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở THCS. Nxb Giáo dục, Hà nội.
[2] Võ Hoàng Ngọc, Võ Văn Thông, 2014. Dạy học vật lí trung học phổ thông theo định hướng
tìm tòi – nghiên cứu khoa học. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Trường Đại học Maha Sarakham.
Thái Lan.
[3] Trần Ngọc Quyên, 2012. Nghiên cứu tổ chức dạy học ngoại khóa môn vật lí ở trường THCS.
Luận văn khoa học giáo dục, Đại học Vinh.
[4] Phạm Xuân Quế, Ngô Diệu Nga, Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Anh Thuấn, Nguyễn Văn
Nghiệp, Nguyễn Trọng Sửu, 2014. Kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định
hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học cơ sở. Tài liệu tập huấn. Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
[5] Phạm Thị Phú, Nguyễn Lâm Đức, 2009. Dạy học ngoại khóa môn Vật lí ở trường THPT. Tạp
chí Giáo dục, Số 206, kì 2-1/2009.
[6] Nguyễn Đình Thước, Võ Văn Thông, 2013. Dạy học ngoại khóa Vật lí ở trường phổ thông.
Tạp chí dạy học và ngày nay, số 5/2013.
ABSTRACT
High school level aimed at developing the students’ capability.
Võ Hoang Ngoc1, Vo Van Thong2
1High School Principal- Le Loi Str, Vinh City, Nghe An Province, Viet Nam
2Nghe An College of Education, Viet Nam
The extracurricular activities of physics teaching not only help students to enhance
knowledge and skills but also enable them to develop their capability in many aspects. These
activities may actively contribute to change the traditional way of mainly acquiring knowledge
through the teacher to the development of the capability of the learners in the course of the basic
and comprehensive reform of the education and the training.
Through the self-study and research oriented teaching method, the students shall have the
cognition experience in the subject of research, propose for forecasting, fact-finding, doing the
similar experiments like the scientists in order to develop knowledge for them with the support of
their teacher.
This paper represents the application and the process of concretizing the theory on teaching,
which is oriented towards the self-study in the extracurricular physics teaching activities. We have
clearly marked and presented a conception, the purpose, the contents, the features, and the forms
of organizing, the planning procedures and the way of implementation of a half day extracurricular
physics teaching lesson in the form of self-study approach for the secondary level students.
Keywords: Physics teaching, extracurricular physics, fact-finding, experiments.
117
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4327_vhngoc_4867_2131911.pdf