Tình yêu trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học - Bùi Ánh Tuyết

Tài liệu Tình yêu trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học - Bùi Ánh Tuyết: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0088 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 83-89 This paper is available online at TÌNH YÊU TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA THI PHÁP HỌC Bùi Ánh Tuyết Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn khao khát một tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt và sôi nổi. Mỗi dòng thơ biểu đạt những cung bậc khác nhau trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. Quan niệm mới về tình yêu được nữ thi sĩ đặt trong hoàn cảnh thời gian và không gian, trong trạng thái đối cực để bày tỏ những cung bậc của tình cảm hồn nhiên và cũng khó hiểu. Với nhịp thơ dạt dào, nhịp nhàng và tha thiết, bằng những chi tiết nghệ thuật đắc sắc về trạng thái vận động của hình tượng sóng, tác giả muốn hóa thân vào trong tình yêu muôn thuở để khát khao hạnh phúc, quyền được yêu trong những cung bậc tình yêu của người phụ nữ. Từ khóa: Tình yêu, hình t...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình yêu trong bài thơ sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học - Bùi Ánh Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0088 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 83-89 This paper is available online at TÌNH YÊU TRONG BÀI THƠ SÓNG CỦA XUÂN QUỲNH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CỦA THI PHÁP HỌC Bùi Ánh Tuyết Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Tân Trào Tóm tắt. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn khao khát một tình yêu vừa hồn nhiên, chân thật, vừa mãnh liệt và sôi nổi. Mỗi dòng thơ biểu đạt những cung bậc khác nhau trong tình yêu qua hình tượng sóng và em. Quan niệm mới về tình yêu được nữ thi sĩ đặt trong hoàn cảnh thời gian và không gian, trong trạng thái đối cực để bày tỏ những cung bậc của tình cảm hồn nhiên và cũng khó hiểu. Với nhịp thơ dạt dào, nhịp nhàng và tha thiết, bằng những chi tiết nghệ thuật đắc sắc về trạng thái vận động của hình tượng sóng, tác giả muốn hóa thân vào trong tình yêu muôn thuở để khát khao hạnh phúc, quyền được yêu trong những cung bậc tình yêu của người phụ nữ. Từ khóa: Tình yêu, hình tượng, thi pháp, nghệ thuật, sóng. 1. Mở đầu Văn học là nghệ thuật của ngôn từ. Cảm thụ và phân tích một tác phẩm văn học để nhận thức hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm ấy giúp người đọc hiểu được tác giả biểu hiện về quan điểm, tư tưởng, cuộc sống, con người của mình trong tác phẩm, đồng thời giúp người đọc có nhận thức mới về vấn đề nào đó của cuộc sống. Mỗi tác giả có cách biểu đạt mang phong cách riêng của mình về phạm vi nào đó của đời sống vốn muôn màu muôn vẻ. Trong đó, tình yêu trong thơ ca luôn là đề tài muôn thuở để mỗi nhà thơ thể hiện suy nghĩ, quan niệm, tình cảm của mình vừa mang cái chung của cung bậc tình cảm con người vừa mang cái riêng của cá nhân. Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh vừa là tiếng lòng của một tâm hồn khao khát một tình yêu hồn nhiên, chân thật, mãnh liệt và sôi nổi vừa là quan niệm mới rất riêng về tình yêu được nữ thi sĩ đặt trong hoàn cảnh thời gian và không gian mang đậm chất trữ tình. Mượn hình tượng sóng tác giả muốn hóa thân vào trong tình yêu muôn thuở để khát khao hạnh phúc, quyền được yêu của người phụ nữ. Khám phá tình yêu trong bài thơ theo hướng tiếp cận của thi pháp học, người đọc sẽ hiểu sâu sắc hơn quan điểm sáng tác, nguyên tắc và cách tổ chức hình tượng nghệ thuật, giá trị nghệ thuật của tác giả được thể hiện trong bài thơ. Tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật dưới góc độ của thi pháp sẽ giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm cả bề sâu và chiều dày. Tác giả Phương Lựu (chủ biên) trong cuốn Lí luận văn học đề cập đến các phương tiện của lời văn nghệ thuật có viết: các phương tiện ngữ âm như vần, các loại vần, thanh điệu, các cách gieo vần chẳng những có tác Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/9/2016 Liên hệ: Bùi Ánh Tuyết, e-mail: buianhtuyettq@gmail.com 83 Bùi Ánh Tuyết dụng lớn trong việc hình thành các thể loại thơ mà còn có tác dụng tạo hình, biểu hiện trong các trường hợp cụ thể [5;320]. Theo tác giả Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, thế giới các chi tiết sẽ cho thấy cách cảm nhận của tác giả trừu tượng hay cụ thể. Trong đó, thời gian và không gian nghệ thuật là phương thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật [10;96]. . . Tìm hiểu và phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đã có rất nhiều bài viết ở nhiều phương diện khác nhau. Lời bình của tác giả Hà Thị Hải trong báo Phụ nữ Việt Nam tháng 1/2002, nghiên cứu khát vọng tình yêu của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh trong sự so sánh về tình yêu với bài thơ Biển của Xuân Diệu. Nguyễn Đức Quyền với Những bài làm văn bình giảng lại phân tích hình tượng sóng và tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, đầy khát khao trong tình yêu của người phụ nữ [11;127]. Tác giả phân tích biểu hiện bằng cặp biểu tượng “sóng” và “bờ” với điểm khác lạ, mới mẻ so với “thuyền” và “biển” , “bến” và ‘bờ”, “nước” và “non”. . . thường có trong văn học trước đó. Đó là đặc trưng của biểu tượng động, dữ dội thể hiện quan niệm tình yêu táo bạo nhưng không hoàn toàn thoát li truyền thống đạo lí, dân tộc. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học của Nguyễn Thị Minh [6] tìm hiểu khía cạnh Vận dụng phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Bài thơ được các tác giả Lê Hằng, Nguyễn Thu Hòa, Trần Hạnh Mai phân tích “qua hình tượng sóng, tác giả phác họa được những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ trong tình yêu: đằm thắm, dịu dàng, hồn nhiên, chung thủy. Mặt khác, hình tượng sóng cũng thể hiện được nét đẹp hiện đại của người phụ nữ trong tình yêu: táo bạo, mạnh mẽ, dám vượt mọi trở ngại để giữ gìn hạnh phúc [3;156]. Nghiên cứu bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS Trần Đăng Xuyền trong cuốn Những bài văn hay có viết: “Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa” [7;135]. GS Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Cẩm nang ôn luyện môn văn nghiên cứu rất sâu về nhịp điệu trong bài thơ Sóng rất đa dạng để mô phỏng cái đa dạng của những đợt sóng vỗ liên tiếp. Qua đó, bài thơ biểu hiện một tình yêu dữ dội, dào dạt vô bờ [8;237]. Từ những kiến giải trên cho ta thấy: đã có nhiều bài viết về bài thơ tình nổi tiếng này nhưng chưa có bài viết hoặc công trình nghiên cứu nào tiếp cận dưới góc độ của thi pháp học. Với mục đích phân tích bài thơ nhìn từ các phạm trù khác nhau của thi pháp học hiện đại, bài viết hi vọng giúp người đọc tìm hiểu và khám phá giá trị bài thơ ở những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng sóng và em, cách tổ chức bài thơ, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ, những phạm trù về không gian và thời gian nghệ thuật. . . để sáng tác bài thơ của tác giả. Như vậy, bài thơ sẽ được nhìn nhận theo điểm nhìn nghệ thuật để đánh giá nội dung và nghệ thuật một cách toàn diện và sâu sắc hơn. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thi pháp học - một hướng tiếp cận để cảm thụ và phân tích tác phẩm văn học Nói đến thi pháp là nói đến đối tượng nghiên cứu của thi pháp học, nói đến tất cả những gì tạo nên đặc trưng về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nội dung thi pháp bao gồm đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ý nghĩa của tác phẩm được thể hiện vào thế giới nghệ thuật, thế giới hình tượng về tự nhiên, xã hội và con người, các xung đột, chi tiết, nhân vật... và ngôn từ nghệ thuật. Cách miêu tả hình tượng, tổ chức tác phẩm, cách sử dụng ngôn từ là cách tạo nên nội dung thi pháp. Vậy, thi pháp là hệ thống các nguyên tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, tổ chức tác 84 Tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học phẩm, cách sử dụng ngôn từ để tạo thành tác phẩm nghệ thuật. Thi pháp trước hết nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại văn học, từ đó mới tìm tòi các tầng lớp ý nghĩa ẩn dấu của tác phẩm. Thi pháp còn là những nguyên tắc nằm bên trong tác phẩm văn học, là tất cả những gì tạo nên đặc trưng về phẩm chất nghệ thuật của một tác phẩm văn học. Thi pháp học chính là khoa học dùng để phát hiện ra, khám phá ra các nguyên tắc xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Quan điểm các nhà nghiên cứu gần đây cho rằng: thi pháp là hệ thống những nguyên tắc, cách thức xây dựng hình tượng, tổ chức tác phẩm, lựa chọn và sử dụng, tổ chức các phương tiện ngôn ngữ để làm nên tác phẩm văn học - nghĩa là toàn bộ hình thức nghệ thuật được nhà văn sáng tạo nhằm thể hiện nội dung tác phẩm. Thi pháp là tất cả những gì làm nên tính độc đáo, riệng biệt về phương diện phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm, tác giả. Từ những vấn đề trên, ta có thể hiểu thi pháp là những hình thức miêu tả các hiện tượng đời sống cụ thể, cảm tính trên cơ sở một kiểu quan niệm, cảm nhận nhất định về thế giới. Để miêu tả về các nhân vật, cảnh vật, sự vật cụ thể trong văn học, bao giờ người sáng tác cũng phải có quan niệm trước về chúng, biết miêu tả chúng bắt đầu từ đâu, như thế nào. Chính vì vậy, các hình thức thi pháp đều thấm nhuần một quan niệm nhất định về thế giới và con người. Bất cứ hình thức nghệ thuật nào cũng đều gắn liền với ý thức về con người và cuộc đời. Người ta chỉ có thể hiểu thi pháp một cách đầy đủ nhất chừng nào khám phá ra những quy luật nghệ thuật tiềm tàng trong đó. Thi pháp không phải là các yếu tố độc lập mà là một hệ thống hình thức nhằm tạo ra một thế giới nghệ thuật nhất định. Thế giới nghệ thuật phản ánh thế giới thực tại cho nên cấu trúc của thi pháp thường bao gồm các yếu tố sau: Con người, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, chi tiết, sự kiện, ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện. . . Các yếu tố này là sự sáng tạo của các nhà văn nên chúng đều mang những phẩm chất nghệ thuật, khác hẳn với thực tại. Các nguyên tắc, biện pháp tạo nên thế giới đặc thù đó chính là thi pháp. Trong hệ thống thi pháp, quan niệm về con người có vai trò chủ đạo và chi phối các yếu tố khác. Điều này phụ thuộc vào điểm nhìn nghệ thuật của tác giả. Khi tác giả thay đổi điểm nhìn, toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm cùng thay đổi theo. Thế giới nghệ thuật là một hệ thống chỉnh thể do các yếu tố thuộc các cấp độ tạo thành. Mỗi yếu tố nghệ thuật đều có quan hệ các yếu tố khác nằm trong hệ thống. Các nguyên tắc thi pháp cũng có mối quan hệ với nhau để tạo thành một khả năng biểu đạt. Quan điểm nghệ thuật về thế giới và con người có liên quan đến hệ thống chi tiết, biến cố trong hình tượng và liên quan cách sử dụng từ ngữ, cách tổ chức văn bản. Vậy, nghiên cứu thi pháp phải khám pháp các nguyên tắc nghệ thuật trên các phương diện như: quan niệm, cấu trúc hình tượng và tổ chức ngôn ngữ; đồng thời cần đặt trong mối quan hệ tương ứng với hệ hình tư duy trong xã hội, truyền thống văn hóa, khoa học, triết học, môi trường văn hóa mà nó xuất hiện. Trong quá trình phân tích một tác phẩm văn học theo quan điểm truyền thống (từ năm 2000 trở về trước), mục đích của việc phân tích tác phẩm văn học chính là người đọc phải tìm hiểu tác phẩm, khám phá, phát hiện sự hoạt động của tác phẩm, chức năng, cấu tạo và ý nghĩa của nó. Vì tác phẩm văn học là cơ thể sống được tạo nên bằng sự thống nhất bên trong các yếu tố cấu tạo của nó, bằng trí tưởng tượng của người đọc, bằng các mối liên hệ với cuộc đời, với các truyền thống ngôn ngữ, văn hoá, nghệ thuật, tức là tác phẩm văn học sống bằng các giá trị và ý nghĩa của nó. Vì vậy, việc phân tích tác phẩm văn học trước đây là nhằm khám phá các giá trị biểu hiện của tác phẩm, ý nghĩa của nó, tính độc đáo "không lặp lại" của nó. Việc phân tích tác phẩm văn học thường được chú ý trên các bình diện như: ngôn ngữ, thế giới hình tượng, các lớp nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 85 Bùi Ánh Tuyết Phân tích tác phẩm văn học theo cách trên mới chỉ là cách phân tích ở "ý nghĩa thứ nhất", tức là nghiên cứu trên câu chữ của văn bản. Quan điểm dạy văn học dưới ánh sáng của thi pháp học, bên cạnh cách dạy truyền thống, người thầy phải giúp cho học sinh hiểu được "tầng ý nghĩa thứ hai" của tác phẩm. Tức là, trong mỗi tác phẩm văn học, người dạy phải phát hiện ra các nguyên tắc, biện pháp xây dựng hình tượng, cách thức tổ chức tác phẩm văn học, cách sử dụng ngôn từ để tạo nên giá trị của tác phẩm văn học nghệ thuật. Các lớp nội dung của tác phẩm văn học phải được thể hiện trong một thế giới nghệ thuật, vào hoạt động của con người và thiên nhiên, vào cách xung đột, vào các chi tiết, kết cấu và văn bản ngôn từ. Vì chính cách miêu tả hình tượng, cách tổ chức tác phẩm, cách sử dụng ngôn từ là cách nhà văn sáng tạo nên nội dung tác phẩm. 2.2. Tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng Xuân Quỳnh - nữ thi sĩ nổi tiếng thời kì chống Mỹ, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942 - 1988) quê ở La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với bà nội, lớn lên làm diễn viên múa Đoàn Văn công nhân dân Trung ương, là biên tập viên báo Văn nghệ, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III. Xuân Quỳnh sáng tác nhiểu tác phẩm như: Tơ tằm - Chồi biếc (in chung, 1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Tự hát (1984), Hoa cỏ may (1989). . . Xuân Quỳnh viết bài thơ Sóng năm 1967 và được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu khi mà nhà thơ đã từng nếm trải sự đổ vỡ trong tình yêu. Tình yêu - vốn là đề tài muôn thuở. Nhiều nhà thơ có cách biểu đạt riêng, phong cách riêng. Nếu Xuân Diệu - nhà thơ của tình yêu có bài thơ nổi tiếng Biển thì Xuân Quỳnh mượn hình tượng "sóng" để diễn tả những cảm xúc, trạng thái của người phụ nữ khi yêu. Biển của Xuân Diệu mạnh mẽ, dữ dội và nồng nàn, bộc lộ một tình yêu rất nam tính thì Sóng của Xuân Quỳnh đậm tính chất nữ tính, nhẹ nhàng, chân thành mà vẫn nồng nàn, thiết tha. Bao trùm bài thơ và lan toả khắp bài thơ là hình tượng "sóng". Cả bài thơ là những con sóng tình yêu dạt dào, nhịp nhàng, tha thiết. Nhịp của con sóng vỗ bờ triền miên, vô hồi là nhịp của trái tim đang yêu của tiếng lòng thi sĩ đang yêu và khao khát được yêu. Mỗi dòng thơ là những con sóng tình yêu đứng trước biển cả vô bờ và bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hoà nhập, lúc là sự phân thân của “em” là người con gái đang yêu say đắm. 2.3. Tình yêu trong bài thơ Sóng – theo hướng tiếp cận của thi pháp học 2.3.1. Hình tượng nghệ thuật sóng và em Tình yêu là một danh từ có ý nghĩa trừu trượng diễn tả trạng thái tình cảm của con người với những say mê, yêu thích trong quan hệ giữa con người với con người. Tình yêu là cung bậc khác nhau trong tình cảm của con người trong thế giới muôn màu của cảm xúc. Với Xuân Quỳnh, ta bắt gặp cái khát vọng tình yêu rất đời thường của con người con gái tự bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ vậy. Đó là tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha sôi nổi của một trái tim đang rạo rực, khao khát yêu đương thông qua hình tượng sóng. Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái và của chính mình. Bài thơ có tới mười một lần dùng từ “sóng”. Có biển là có sóng. Con sóng sẽ vỗ bờ. Sóng từng đợt từng đợt vỗ ngàn năm không mỏi. Sóng biến hoá, sóng vỗ liên hồi, triền miên và bất tận. Con sóng vỗ như tâm tình xôn xao trong lòng nữ thi sĩ. Với Xuân Quỳnh, sóng như trái tim đang dâng đầy các cung bậc khác nhau trong tình yêu, khát khao được yêu và yêu say đắm. Đến với sóng là đến với hồn thơ 86 Tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học yêu đắm say, trong sáng và chung thuỷ. Sóng là sự hóa thân của cái tôi trữ tình đầy mơ mộng của nhà thơ. Sóng và em tuy hai mà một, có lúc phân đôi để soi chiếu vào nhau làm nổi bật sự tương đồng, có lúc lại hòa nhập để tạo nên âm vang cộng hưởng. Có thể nói qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã bày tỏ một tình yêu dạt dào, mênh mông và một khát vọng vĩnh hằng về tình yêu đôi lứa. 2.3.2. Khát vọng tình yêu vĩnh hằng biểu hiện qua thời gian và không gian nghệ thuật Nỗi nhớ là điểm sáng xuyên suốt kí ức của nhà thơ. Nỗi nhớ thường trực trong mọi không gian và thời gian, không chỉ tồn tại trong ý thức mà trong cả những giấc mơ. Những khao khát yêu đương của người con gái được bộc lộ thật mãnh liệt nhưng cũng thật giản dị. Nỗi nhớ trải dài theo thời gian và không gian mang tính tượng trưng. Trong bài thơ tác giả đã sử dụng từ ngữ ước chỉ không gian và thời gian. Đó là không gian của biển lớn đại dương, không gian vô tận của đất trời, không gian trải dài theo các hướng để biểu đạt tình yêu vô bờ trong cảm xúc với cuộc đời: - Sóng tìm ra tận bể/ - Trước muôn trùng sóng bể/ - Em nghĩ về biển lớn/ - Sóng bắt đầu từ gió/ - Gió bắt đầu từ đâu/ - Dẫu xuôi về phương bắc/ - Dẫu ngược về phương nam/ - Ở ngoài kia đại dương... Thời gian tuy được dùng ít hơn nhưng là thời gian của tình yêu vĩnh hằng không thay đổi. Thời gian xưa và nay, thời gian không xác định mà trở đi trở lại ngày đêm – đêm ngày để biểu đạt tình yêu là mãi mãi cả khi dùng câu hỏi về thời gian: - Từ khi nào sóng lên?/ - Khi nào ta yêu nhau/ - Ngày đêm không ngủ được/ - Ôi con sóng ngày xưa/ - Và ngày nay vẫn thế. Theo Xuân Quỳnh, khát vọng tình yêu vừa dữ dội, vừa dịu êm như những con sóng mãi trường tồn, vĩnh hằng theo năm tháng. Tình yêu là một hiện tượng tân lí tự nhiên đầy bí ẩn và là lẽ thường của con người. Trong tình yêu, con người không thể lí giải hết được khởi nguồn của tình yêu, thời điểm bắt đầu do đâu, vì sao? Vì thế, không gian và thời gian nghệ thuật được tác giả biểu đạt một cách tự nhiên hợp với quy luật cung bậc tình cảm của người phụ nữ son sắt, thủy chung. 2.3.3. Trạng thái vận động của tình yêu biểu đạt qua chi tiết nghệ thuật đặc sắc Để biểu đạt tâm trạng trong tình yêu, Xuân Quỳnh mượn hình tượng con sóng cùng với sự vận động của nó để nói hộ lòng mình. Diễn biến cung bậc tình yêu trong con người đang yêu vừa phong phú vừa phức tạp. Bản tính của người phụ nữ khi yêu cũng mang nhiều trạng thái đối cực mà Xuân Quỳnh mượn vận vào sự vận động của sóng. Sóng cuộn giữa biển khơi tầng tầng lớp lớp khi thì nhẹ nhàng êm ả, khi thì dâng trào mạnh mẽ. Sóng dậy trong lòng con người nhất là người phụ nữ đang khao khát yêu: Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể. Mở đầu bài thơ, tác giả mượn hình ảnh vận động của sóng để bày tỏ sự vươn tới sự đồng điệu, đồng cảm với mình. Đó là một nét mới trong quan niệm về tình yêu của nữ thi nữ. Sự vận động trong tình cảm bao trùm lên là nỗi nhớ. Tình yêu thường gắn liền với nỗi nhớ khi xa cách. Nỗi nhớ thường trực cả khi thức và ngủ. Nỗi nhớ trào dâng như những đợt sóng vỗ dạt dào: Những con sóng vỗ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức. Sự vận động trong nỗi nhớ trở đi trở lại trong tâm trạng nhà thơ. Phương hướng được xác định bằng từ ngữ cụ thể nhưng lại thể hiện cái bâng khuâng của cảm xúc. Đó cũng là đặc trưng của nỗi nhớ của con người khi yêu: Nơi nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương. Tác giả luôn hướng tới tình yêu đích thực, vĩnh cửu mà trở nên mãnh liệt. Nhà thơ biểu hiện mình luôn sống hết mình vì một tình yêu chân chính. Vì thế, nữ thi sĩ Xuân Quỳnh xứng đáng là 87 Bùi Ánh Tuyết một nhà thơ của tình yêu đôi lứa. 2.3.4. Kết cấu của bài thơ theo điểm nhìn của hình tượng Bài thơ sáng tác theo thể ngũ ngôn (5 chữ/ dòng) tự nhiên, vần nhịp hài hòa phù hợp với cách miêu tả hình tượng sóng là điểm sáng trung tâm của bài. Nhịp thơ êm đềm, thiết tha như nhịp của con sóng tự nhiên giữa đại dương mênh mông. Từ sóng được dùng 9 lần trong bài vừa là nỗi nhớ vừa là biểu tượng biểu đạt tình yêu. Kết cấu bài thơ được nhìn theo điểm nhìn của hình tượng sóng. Kết cấu làm nổi bật điểm nhìn trọng tâm về “con sóng” giữa biển khơi. Bài thơ mở ra một trường nhìn về tình yêu dưới lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu. Đó là sáng tạo nghệ thuật mới mẻ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. Tác giả thành công khi lựa chọn hình tượng sóng để cất lên lời nói yêu thương. Trong đó, sóng và em soi chiếu vào nhau để làm rõ tình cảm khát vọng của chủ thể trữ tình. Vì vậy, ba mươi dòng thơ đều cất lên giọng nói tâm tình, hồn nhiên, trong sáng, chân thật đầy nữ tính nhưng chứa đựng một tình yêu mãnh liệt, nồng nàn và tha thiết. Nếu mở đầu bài thơ, nữ thi sĩ đã đi vào lòng người đọc bằng tính từ diễn tả về con sóng một cách tự nhiên và hợp với quy luật thì cuối tác giả dùng chỉ một từ phủ định chẳng (tới bờ) có ý nghĩa khẳng định khái quát về phẩm chất của hình tượng sóng. Sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu con người đẹp đẽ đầy thi vị nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông. 2.3.5. Quan niệm mới về tình yêu đôi lứa thể hiện qua ngôn từ nghệ thuật Xuân Diệu trong bài thơ Biển dùng nhiều tính từ để miêu tả hình tượng biển và bờ cát trắng để thể hiện tình yêu nam nữ với sự mạnh mẽ, dữ dội của biển và nồng nàn bên em là bờ luôn thủy chung, son sắt. Xuân Quỳnh dùng ngôn từ nghệ thuật đa dạng, phong phú để biểu đạt trạng thái tình cảm của con người vừa chân thành, nồng nàn, thiết tha nhưng khát khao, mạnh mẽ đậm tính chất nữ tính. Hai dòng thơ mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh dùng từ “và” để liên kết các từ có ý nghĩa chỉ tính chất của “sóng”, đồng thời biểu đạt trạng thái đối cực giữa dữ dội, ồn ào với dịu êm và lặng lẽ. Tác giả rất khéo léo khi mượn điều này để diễn đạt những cung bậc tình cảm trong tình yêu. Trái tim nữ thi sĩ luôn vươn tới sự đồng cảm, đồng điệu với mình về tình yêu mà tự bày tỏ bằng cụm từ dễ hiểu, tự nhiên như đang trò chuyện, tâm sự: không hiểu nổi mình, tìm ra tận bể. Các từ dùng để hỏi “từ đâu”, “khi nào” được dùng như hỏi chính lòng nữ thi sĩ về nơi cội nguồn của sóng, gió và của tình yêu. Câu hỏi và câu trả lời móc nối vào nhau thành một chuỗi trong tâm trạng: Từ khi nào sóng lên. . . khi nào ta yêu nhau. Tình yêu sâu nặng có chiều sâu và bề dày trong cảm nhận của nhà thơ. Chính vì vậy, tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ phạm vị rộng lớn: biển bể, đại dương, gió, ngày đêm, phương bắc, phương nam trong muôn trùng nỗi nhớ. Người đọc cảm nhận được giá trị đích thực một tình yêu: - Trước muôn trùng sóng bể/ - Dẫu muôn trùng cách trở. Mỗi tác giả có phong cách riêng trong cách dùng ngôn từ để biểu đạt hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm. Người đọc cũng có cách cảm, cách nghĩ riêng để cảm thụ giá trị nghệ thuật của ngôn từ mà tác giả đã dày công lựa chọn và sử dụng. Bài thơ thể hiện khát vọng một tình yêu nồng thắm mà thiết tha đầy mãnh liệt. Nhà thơ mong ước được sống mãi trong tình yêu với suy nghĩ, tình cảm và mong ước đến cháy lòng. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, của khát khao hạnh phúc. 88 Tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo hướng tiếp cận của thi pháp học 3. Kết luận Chủ đề về tình yêu trong bài thơ Sóng đã được nhiều người phân tích, bình luận và cảm thụ theo các cách khác nhau. Theo hướng tiếp cận của thi pháp học, chúng ta sẽ nhìn nhận, xác định các nguyên tắc lựa chọn và tổ chức bài thơ, đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật sâu sắc hơn. Bài thơ được đánh giá theo các lĩnh vực như: thời gian và không gian nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật, kết cấu, chi tiết, ngôn từ nghệ thuật của bài thơ sẽ góp phần làm rõ hơn quan niệm và cách biểu đạt về tình yêu của tác giả cũng như tình yêu của chính nữ thi sĩ Xuân Quỳnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Đức Hiểu, 2000. Thi pháp hiện đại. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội [2] Hà Thị Hải, 2002. Báo Phụ nữ Việt Nam. Số tháng 2. [3] Lê Hằng, Nguyễn Thu Hoài, Trần Hạnh Mai, 2007. Tuyển chọn và giới thiệu đề thi Đại học và Cao đẳng môn Ngữ văn. Nxb Giáo dục. [4] Phan Trọng Luận (chủ biên), 2010. Ngữ văn 12, tập 1. Nxb Giáo dục. [5] Phương Lưu (chủ biên), 2006. Lí luận văn học. Nxb Giáo dục. [6] Nguyễn Thị Minh, 2009. Phương pháp đọc sáng tạo vào dạy học bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. [7] Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Xuyền, 2003. Những bài văn hay. Nxb Đồng Nai. [8] Nguyễn Đăng Mạnh, 2001. Cẩm nang ôn luyện môn văn. Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. [9] Trần Đình Sử, 2003. Dẫn luận thi pháp học. Nxb Gáo dục. [10] Đỗ Bình Trị, Trần Đình Sử, 1998. Văn học, tập 2, Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên Tiểu học hệ Cao đẳng sư phạm. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [11] Nguyễn Đức Quyền, 1994. Những bài làm văn bình giảng. Nxb trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. ABSTRACT Prosody approach: Love in the poemWave (Song) by Xuan Quynh Bui Anh Tuyet Faculty of Primary Education, Tan Trao University The poem Song (Wave) composed by Xuan Quynh is the inner voice thirsting for a true, unaffected love, and a vehement, effervescent love at the same time. Each line of the poem expresses different level of love by the images of waves and you (lover). New conception about love is placed in time and space, in opposite states to express levels of unaffected but unintelligible feelings. With overflowing, harmonious and ardent rhythm, with excellent art on the moving state of wave image, the poet wants to be the eternal, incarnate love to thirst for happiness, rightness to love and to be loved with different levels of a woman’s love. Keywords: Love, image, poetics, art, wave. 89

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4530_batuyet_6397_2131891.pdf
Tài liệu liên quan