Tài liệu Tình trạng sức khỏe sinh sản và ước muốn sinh con của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi tại TP Hồ Chí Minh năm 2004: TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ ƯỚC MUỐN SINH CON
CỦA PHỤ NỮ TỪ 15 ĐẾN 49 TUỔI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2004
Nguyễn Văn Lơ*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ sinh sản và ước muốn sinh con của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay để góp phần thực hiện thành công chiến lược phát
triển dân số trong giai đoạn mới.
Qua khảo sát 3580 phụ nữ từ 15 đến 49 tuổI thấy rằng: tỉ suất sinh chung là 0,05, tổng tỉ suất sinh là
1,95, tuổi sinh con đầu lòng 25,8, khoảng cách sinh con trung bình 61 tháng. Trung bình một phụ nữ hiện
có 1,7 con.Tuổi độc thân trung bình là 22,2; 77 % phụ nữ đã từng kết hôn, trong đó 73% hiện đang sống
chung với chồng, 57% phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai.
Có 12% phụ nữ rốI loạn kinh nguyệt, 16% đau bụng kinh, 3% bị bạo hành, 2% chấn thương, dị tật,
2% u bướu, 7% bị viêm nhiễm, 8,...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sức khỏe sinh sản và ước muốn sinh con của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi tại TP Hồ Chí Minh năm 2004, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÌNH TRẠNG SỨC KHỎE SINH SẢN VÀ ƯỚC MUỐN SINH CON
CỦA PHỤ NỮ TỪ 15 ĐẾN 49 TUỔI TẠI TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2004
Nguyễn Văn Lơ*
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng sức khoẻ sinh sản và ước muốn sinh con của phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay để góp phần thực hiện thành công chiến lược phát
triển dân số trong giai đoạn mới.
Qua khảo sát 3580 phụ nữ từ 15 đến 49 tuổI thấy rằng: tỉ suất sinh chung là 0,05, tổng tỉ suất sinh là
1,95, tuổi sinh con đầu lòng 25,8, khoảng cách sinh con trung bình 61 tháng. Trung bình một phụ nữ hiện
có 1,7 con.Tuổi độc thân trung bình là 22,2; 77 % phụ nữ đã từng kết hôn, trong đó 73% hiện đang sống
chung với chồng, 57% phụ nữ áp dụng biện pháp tránh thai.
Có 12% phụ nữ rốI loạn kinh nguyệt, 16% đau bụng kinh, 3% bị bạo hành, 2% chấn thương, dị tật,
2% u bướu, 7% bị viêm nhiễm, 8,5% vô sinh.
Có 2,3 % không muốn sinh con, 41,4 % muốn có một con, 42,7 % muốn có 2 con, 1% muốn có 3
con.Trong khi đó có 12,9% chưa quyết định ý muốn mấy con. 17,9% muốn sinh trai, 14,7 muốn sinh gái,
63,5% không đặt nặng vấn đề giới tính khi sinh con. 3,6% ngườI cho rằng sinh phảI đủ trai gái.
Từ mức sinh hiện hành, các yếu tố ảnh hưởng, ước muốn sinh con có thể nhận định rằng dân số
trong tương lai có xu hướng gia tăng.
SUMMARY
REPRODUCTIVE HEALTH SITUATIONS AND PRODUCING WISH OF CHILD-
BEARING WOMEN IN HO CHI MINH CITY IN 2004
Nguyen Van Lo * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 60 – 67
This study is to assess reproductive health situations and producing wish of child-bearing women in
Ho Chi Minh City in 2004 to contribute into success population development strategy in new stage.
By survey from 3580 women 15-49 years old, its show that the GFR is 0.05; TFR is 1.95; mean age
for eldest child is 25.8; productive distance is 61 months. Averge a married woman has 1.7 living child.
The SMAM is 22,2. There are 77% women ever married, in which 73% living with those husbands, 57%
appling family planning method.
There are 12% disodered menses, 16% menses ache, 3% bear violence, 2% trauma or/and
malformation, 2% tumor, 7 %infected and 8,5% inferlity.
There are 2.3% women who does not want to produce, 41.4% women likes to have one child, 42.7 %
likes to have two children and 1% likes to have three children. In which 12,9% women have not decided
how much children; 17,9% women want to have a boy; 14,7% women want to have a girl; 63,5 % do not
put gender matter in children born; 3,6% consider that son and daughter must be balance.
From curren level fertility, the influence, productive wish, we can say that the population has trend
to increase in future.
* Bộ môn Dân Số - Thống Kê Y Học, khoa Y Tế Công Cộng, ĐH Y Dược Tp.HCM.
60
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sinh con và vấn đề sức khoẻ phụ nữ là sức khoẻ
sinh sản. Chất lượng dân số hiện tại và tương lai phụ
thuộc vào tình trạng sức khoẻ sinh sản.
Tình trạng sức khoẻ sinh sản trên thế giới hiện
nay có nhiều bất ổn: Hàng năm khoảng 300 triệu phụ
nữ mắc bệnh lây qua đường tình dục, 20 triệu người
mắc bệnh phụ khoa, 100 triệu người bị thiến bộ phận
sinh dục, 60-80 triệu người vô sinh, 20 triệu phá thai
không an toàn. Cứ mỗi phút có 1 bà mẹ bị tử vong và
hàng năm có nửa triệu người chết do sinh đẻ.
Ở Việt nam tỉ lệ nạo phá thai vào loại cao nhất thế
giới, tỉ số tử vong mẹ 95, nguy cơ cuộc đời của phụ nữ
là 1/290, có klhoảng 1/10 cặp vợ chồng vô sinh.
Năm 2000, Liên Hiệp Quốc đề ra mục tiêu phát
triển thiên niên kỷ để các nước thành viên thực hiện,
trong đó mục tiêu số 5 là tăng cường sức khoẻ cho
phụ nữ trong độ tuổi sinh con. Ở nước ta, Chủ tịch
Trần Đức Lương đã ký cam kết thực hiện mục tiêu
phát triển Liên Hiệp Quốc, trong đó sức khoẻ sinh
sản là nội dung quan trọng. Hơn nữa chúng ta mới
thực hiện pháp lệnh dân số, một trong yếu tố quan
trọng tác động mạnh hiện tượng sinh và sức khoẻ
sinh sản. Chúng tôi nghiên cứu tình trạng sức khoẻ
sinh sản và ước muốn sinh con hy vọng tìm ra cơ sở
khoa học để góp phần thực hiện thành công chính
sách dân số và nâng cao hiệu quả chương trình chăm
sóc sức khoẻ sinh sản quốc gia. Nghiên cứu này
nhằm giải đáp câu hỏi Tình trạng sức khoẻ sinh sản
của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ như thế nào và ước
muốn sinh con của họ ra sao?
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tình trạng sức khoẻ sinh sản và mô tả
sự ước muốn sinh con của phụ nữ từ 15-49 tuổi tại
thành phố Hồ Chí Minh.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tình trạng sinh con và các yếu tố ảnh
hưởng.
2. Xác định tỉ lệ bệnh tật liên quan đến sinh đẻ.
3. Mô tả sự ước muốn sinh con của phụ nữ trong
giai đoạn hiện nay.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô thức nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.
Thời gian nghiên cứu
Năm 2003 - 2004.
Địa điểm nghiên cứu
Tại thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số mục tiêu
Phụ nữ tuổi từ 15-49 ở thành phố Hồ Chí Minh.
Dân số chọn mẫu
Dân số mục tiêu.
Cỡ mẫu
2
2
2/1
)1(..
d
PpZC −- Công thức xác định cỡ mẫu:
- Độ tin cậy: 95%
- Sai số ấn định: 0,05
- p = 0,5
- C = 7
Vậy n cần đạt = 3382
Phương pháp thu thập mẫu
- Chọn ngẫu nhiên 2 quận nội thành, một quận
ngoại thành, mỗi quận chọn ngẫu nhiên một
phường, trong mỗi phường chọn ngẫu nhiên hộ gia
đình để tiến hành điều tra trực tiếp tại nhà. Trong
mỗi hộ gia đình, tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
đều tiến hành điều tra, những người đủ tiêu chuẩn
đưa vào mẫu nghiên cứu. Trong mỗi phường tiến
hành điều tra số lượng 1200 người. Trong quá trình
điều tra, những bệnh đã được xác định tại cơ sở y tế
thì ghi theo kết luận trên giấy ra viện hay đơn thuốc;
những người bệnh mới khai thì khám trực tiếp.
Tiêu chuẩn đưa vào mẫu
- nữ, tuổi 15-49
- đồng ý tham gia phỏng vấn.
n = −α
61
Tiêu chuẩn loại ra
- Phụ nữ dị tật hay chấn thương từ nhỏ không có
khả năng sinh đẻ.
- Những phụ nữ thiểu năng trí tuệ, tâm thần.
- Những phụ nữ hành nghề không sinh đẻ.
- Những phụ nữ trả lời phỏng vấn không đầy đủ.
Định nghĩa các biến số
Các biến số về bệnh sản phụ khoa
- Viêm nhiễm có 2 giá trị
Có: có dấu hiệu của viêm nhiễm: huyết trắng bất
thường, đau, ngứa rát âm hộ âm đạo, các biểu hiện
của bệnh nhiêm trùng, ký sinh trùng, vi nấm.
Không: Không có những biểu hiện trên.
- Rối loạn kinh nguyêt có 2 giá trị
Có: Kinh nguyệt không đều: Số ngày trong vòng
kinh giữa các chu kỳ không giống nhau, không có
kinh sau tuổi 17, số ngày hành kinh dài hơn 7 ngày,
kinh nguyệt đau.
Không: Không có những biểu hiện trên.
- Đau khi hành kinh: Có 2 giá trị:
Có: Đau bụng theo chu kì kinh nguyệt.
Không: Không có cơn đau bụng theo chu kỳ
kinh.
- Bạo hành: Có 2 giá trị:
Có: Ngưòi phụ nữ bị ngườI khác xâm hại thô bạo
về thể chất, tinh thần và tình dục.
Không: Người phụ nữ được tôn trọng về nhân
phẩm và thể chất.
- Dị tật bẩm sinh ở đường sinh dục: có 2 giá trị:
Có: Những bất thường về cấu tạo cơ quan sinh
dục từ khi sinh để lại hậu quả: trở ngại cho hành
kinh, sinh hoạt tình dục, và sinh con, kể cả tuyến vú.
Không: không có bất thường gi ở cơ quan sinh
dục.
- Các bệnh u bướu hệ thống sinh sản: có 2 giá trị:
Có: Bao gồm u xơ tử cung, u nang buồng trứng,
ung thư sinh dục trong và ngoài, ung thư vú
Không: Không có bệnh kể trên.
- Các bệnh khác: có 2 giá trị:
Có: mắc một trong các bệnh sau đây: cường
giáp, suy giáp, rối loạn tăng trưởng do tuyến yên, tiểu
đường, bệnh suy tim, suy thận.
Không: Cho đến thời điểm điều tra.
- Chấn thương cơ quan sinh dục: có 2 giá trị:
Có: Đã từng có chấn thương do mọi nguyên
nhân ở cơ quan sinh dục có ảnh hưởng đến sinh hoạt
và sinh đẻ: chấn thương do sinh đẻ, chấn thương do
tai nạn lao động và trong cuộc sống.
Không: Không có chấn thương nào gây ảnh
hưởng sinh hoạt hay sinh đẻ.
Biến số về sinh đẻ
- Tiền căn sản khoa
" số lần có thai: Số lần mang thai cho đến thời
điểm điều tra, kể cả đã sinh, bị hư hay còn đang
mang thai.
" Số lần hư thai: Thai bị tống suất ra ngoài
trong 6 tháng đầu của thai kỳ gọI là hư thai, số lần hư
được tính cho đến thời điểm điều tra.
" Số lần sinh: Số lần sinh từ trước cho đến
thời điểm điều tra, bất kể sinh sống hay sinh chết,
miễn là thai nhi được đưa ra ngoài từ tháng thứ 7 trở
đi của thai kỳ.
" Sinh sống: trẻ đến tuổi sinh và khi sinh ra
còn sống.
" Chết khi sinh: Trẻ sinh ra không có dấu hiệu
sự sống.
" Chết U1: trẻ chết khi chưa đạt 1 tuổi sau khi
sinh.
" Chết U5: trẻ chết khi chưa được 5 tuổi.
" Chết 5+: chết ở độ tuổI từ 5 tuổi trở lên.
- Sinh đẻ trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm
điều tra: Số liệu về sự sinh đẻ xảy ra trong phạm vi
thời gian từ thời điểm điều tra ngược về trước đó 12
tháng.
- Số con: biến định lượng, số con hiện còn sống ở
thời điểm điều tra.
62
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Biến số tác động mức sinh:
- Dùng biện pháp tránh thai: chia thành 2 giá trị:
Có: Sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào tại
thời điểm điều tra.
Không: không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh
thai nào tại thời điểm điều tra.
- Đang sống với chồng:
Có: tại thời điểm điều tra đang cùng sống với
chồng trong trong một nhà, hoặc không đi xa liên tục
trong thời gian một năm kể từ thời điểm điều tra.
- Hiếm muộn, vô sinh: có 2 giá trị:
Có: hai vợ chồng chung sống với nhau một năm
liên tục không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào
mà vẫn không có con.
Không: vợ chồng chung sống có con nếu không
áp dụng biện pháp tránh thai.
- Tuổi kết hôn: Tuổi độc thân trung bình tại thời
điểm kết hôn. Chỉ số này được tính theo phương
pháp Hajnal.
- Tuổi sinh con: được chia thành 4 loại biến số
+ Vị thành niên: sinh con dưới 20 tuổi.
+ Mẹ trẻ: Sinh con từ 20 đến dưới 25 tuổi.
+ Tuổi sinh con bình thường: sinh con trong
khoảng từ 25 đến dưới 35 tuổi.
+ Sinh con lớn tuổi: Sinh con từ 35 tuổi trở lên.
- Tuổi sinh con trung bình: Tuổi trung bình của
phụ nữ tại thời điểm sinh con.
- Tuổi sinh con đầu lòng: Tuổi trung bình của
những phụ nữ sinh con đầu lòng.
- Khoảng cách sinh: Biến số định lượng tính
bằng tháng, là khoảng thời gian từ thời điểm sinh lần
này đến sinh lần kế tiếp của phụ nữ.
Biến số nền
- TuổI:
Chia thành 7 giá trị tương ứng với đặc điểm sinh
đẻ của dân số học.
- Học vấn:
Được chia thành 2 giá trị định danh là biết chữ và
không biết chữ, và thang định lượng là số năm đi học
trung bình.
- Nghề nghiệp:
Được chia thành 6 giá trị theo các tiêu chí đánh
giá sự phát triển xã hội của Cơ quan Phát triển Liên
Hiệp Quốc.
Hôn nhân:
Được chia thành 2 giá trị: đã từng kết hôn và
chưa từng kết hôn.
Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Epi 6 và phương pháp thống kê
dân số.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của mẫu
Bảng 1. Đặc điểm của mẫu
Học vấn Nghề nghiệp HN
Tuổi n Mù chữ
%
Biết chữ
%
Số năm đi
học
Công
nghiệp %
Nông
nghiệp %
Học sinh
sinh viên
Dịch vụ
%
Khác Thất nghiệp
Kết
hôn tỉ lệ
15-19 452 0 100 10,1 5,4 3,4 43,9 25.5 7.6 5,2 65 ,143
20-24 395 0 100 11,5 10,6 6,9 17,4 41,2 13.4 10,5 210 ,532
25-29 492 ,032 96,8 12,6 11,4 7,7 9,2 43,8 18.3 9,6 399 ,812
30-34 481 ,037 96,3 13,7 10,3 12,6 1,5 38,5 28.5 8,6 430 ,894
35-39 593 ,055 94,5 11,8 15,7 13,9 0 41,1 22.0 7,3 546 ,921
40-44 516 ,066 93,4 10,3 13,4 9,3 0 39,4 25.1 12,8 487 ,944
45-49 651 ,117 88,3 9,2 14,5 8,9 0 42,7 23.2 10,7 628 ,965
Cộng 3580 ,049 95,1 10,9 11,6 9,0 8,9 41,4 21.3 9,1 2765 ,772
63
- Mẫu đại diện cho dân số mục tiêu.
- Lĩnh vực dịch vụ chiếm cao nhất, tỉ lệ thất
nghiệp và nghề khác tăng dần theo tuổi
- Tỉ lệ kết hôn chung là 77,2 %.
So với bình quân toàn quốc, trình độ học vấn của
phụ nữ trong mẫu nghiên cứu cao hơn. Sự phân bố
nghề nghiệp phản ánh đúng dân số đô thị lớn.
Tình trạng sinh đẻ
Lịch sử sinh đẻ của phụ nữ
Bảng 2: Quá trình sinh đẻ của mẫu nghiên cứu
số chêt
Tuổi N Số lần
Có thai
Hư thai
(lần)
số lần đã
sinh Khi sinh U1 U5 5+
Số Con Còn
sông
Sô con Trungbình /
phụnữ đã k.h
15-19 452 45 3 39 1 0 0 0 38 0,6
20-24 395 197 13 168 0 1 2 0 167 0,8
25-29 492 766 17 735 3 5 8 0 726 1,8
30-34 481 943 19 922 6 7 11 2 904 2,1
35-39 593 1002 15 987 3 11 13 4 968 1,8
40-44 516 898 7 891 1 6 7 9 875 1,8
45-49 651 1124 12 1112 4 9 11 18 1081 1,7
Cộng
Tỉ lệ
3580 4975
86 4854
18
0.004
39
0.008
52
0.011
33 4759 1,7
- Bình quân một phụ nữ có chồng ở độ tuổi sinh
đẻ có 1,7 con còn sống.
- Tỉ lệ chết thai nhi (FMR) = 40
- Tỉ lệ chết trẻ em (IMR) = 80
- Tỉ lệ chết dưới 5 tuổi (U5MR) = 110
Tỉ lệ chết thực tế này nhỏ hơn tổng điều tra toàn
quốc rất nhiều. Có 3 lý do để lý giải vấn đề này:
Thời điểm điều tra cách nhau trên 10 năm.
Mức tử vong ở thành phố Hồ Chí Minh vẫn
luôn ở mức thấp hơn mức bình quân cả nước.
Người ta có xu hướng dấu chuyện đau
thương đã trải qua.
Tình trạng sinh đẻ trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm điều tra
Bảng 3..Mức sinh hiện hành
Số sinh sống trong năm Sinh con lầnđâu Số con còn sống đến thời điểm điều tra tuổi n
Sinh sống/ ASFR trai gái sinh sống trai gái số con trai gái
15-19 452 6/,013 2 4 6 2 4 6 2 4
20-24 395 46/,116 23 23 44 23 21 46 23 23
25-29 492 72/,146 38 34 38 20 18 71 37 34
30-34 481 35/,072 19 16 15 8 7 35 19 16
35-39 593 22/,037 13 9 3 1 2 22 13 9
40-44 516 3/,006 2 1 0 0 0 3 2 1
45-49 651 - - - - - - - -
Cộng 3580 184/ ,390 97 87 106 41 39 183 96 87
Từ bảng trên tính được các chỉ số về mức sinh
hiện hành:
- GFR = 0,05; TFR = 1,95
- IMR = 10‰
- Tỉ số giới tính lúc sinh: 111; tỉ số giới tính sinh
con lần đầu: 105
Tỉ số giới tính lúc sinh cao hơn hơn tỉ số giới tính
sinh con lần đầu và cao hơn mức bình thường trong
dân số. Có lẽ sở thích sinh con theo giới tính gây nên
sự bất thường này.
64
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Tình trạng sinh đẻ trong năm phân bố
theo thứ tự sinh
Bảng 4. Sinh con trong năm phân bố theo thứ tự sinh
thứ tự sinh tuổi N số
sinh
ASFR
1 2 3 4 5
15-19 452 6 0,013 6 -
20-24 395 46 0,116 44 2
25-29 492 72 0,146 38 32 2
30-34 481 35 0,072 15 19 1
35-39 593 22 0,037 3 12 6 1
40-44 516 3 0,006 0 - 1 2
45-49 651 - - - - -
cộng 3580 184 0,39
1,95
106 65 10 3
- Tuổi sinh con trung bình trong năm: 28,3
- Tuổi sinh con đầu lòng: 25,8
- Tuổi sinh con thứ 2: 30,6 khoảng cách sinh con
thứ nhất đến con thứ 2: 57tháng.
- Tuổi sinh con thứ 3: 35,5 khoảng cách sinh từ
con thứ 2 đến con thứ 3: 58 tháng.
- Tuổi sinh con thứ 4: 40,8 khoảng cách sinh từ
con thứ 3 đến con thứ 4: 73 tháng.
- Khoảng cách sinh trung bình: 62 tháng.
- Tỉ lệ sinh con thứ 3 là 5,4%, từ 3 trở lên là 7%.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng sinh con trong vòng 12 tháng kể từ thời điểm
điều tra.
Bảng 5. Những yếu tố ảnh hưởng mức sinh hiện hành
HN Đang sống với chồng Dùng biện pháp tránh thai Vô sinh Tuổi
số người kết hôn tỉ lệ Số người tỉ lệ số người tỉ lệ Số người Tỉ lệ
15-19 65 ,143 48 0,74 35 0,54 5 0,023
20-24 210 ,532 166 0,79 168 0,80 5 0,023
25-29 399 ,812 331 0,83 331 0,83 43 0,107
30-34 530 ,894 339 0,64 323 0,61 55 0,104
35-39 454 ,921 345 0,76 271 0,63 53 0,117
40-44 487 ,944 346 0,71 259 0,53 37 0,076
45-49 628 ,965 458 0,73 203 0,32 37 0,059
Cộng/chung 2773 0,77 2033 0,73 1590 0,57 235 0,085
- Tỉ lệ kết hôn: 77%. Dùng phương pháp Hajnal,
với số liệu tỉ lệ đã kết hôn ở cột 3 bảng 5, tính được
chỉ số SMAM là 22,8.
- Tỉ lệ phụ nữ đã từng kết hôn thấp hơn tỉ lệ
chung của toàn quốc, đây có thể là lý do chính làm
mức sinh thấp mức sinh trung bình toàn quốc. Tuy
nhiên, tại thời điểm điều tra, tỉ lệ sử dụng biện pháp
tránh thai thấp hơn mức chung cả nước, nhưng mức
sinh vẫn thấp có thể do tỉ lệ kết hôn và tỉ lệ sống
chung với chồng thấp hơn mức chung.
Tỉ lệ bệnh tật liên quan đến chức năng sinh sản
Bảng.6. Bệnh tật liên quan chức năng sinh sản
Tuổi n Rối loạn kinh nguyệt
Đau bụng khi
hành kinh Bạo hành
Dị tật-chấn
thương U bướu
Viêm
nhiễm
Hiếm muộn,
vô sinh
Bệnh
khác
15-19 452 0,12 0,31 0,00 0,02 0,01 0,01 0,023 0,03
20-24 395 0,06 0,28 0,01 0,01 0,01 0,05 0,023 0,02
25-29 492 0,06 0,23 0,02 0,02 0,02 0,03 0,107 0,01
30-34 481 0,09 0,17 0,03 0,01 0,01 0.06 0,104 0,02
35-39 593 0,11 0,15 0,04 0,01 0,02 0,10 0,117 0,02
40-44 516 0,14 0,08 0,03 0,02 0,02 0,09 0,076 0,03
45-49 651 0,22 0,02 0,04 0,03 0,04 0,11 0,059 0,03
Cộng/ tỉ lệ 3580 0,12 0.164 0,03 0,02 0,02 0,07 0,082 0,02
- Rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh và viêm
nhiễm là bệnh mắc phải cao. Đau bụng kinh tỉ lệ hơi
thấp so với y văn và lứa tuổi lớn tỉ lệ thấp hơn lứa tuổi
nhỏ.
- Có 0,08 phụ nữ hiếm muộn, vô sinh.
65
Ước muốn sinh con
Số con và giới tính
Bảng 7: Ước muốn có số con và giới tính.
Số con ước muốn Giới tính tính mong muốn Tuổi n
0 1 2 ≥ 3 Chưa xác định Trai Gái Đủ Trai, gái Không phân biệt
15-19 452 9 209/.462 62/.137 0 172/.380 52 43 15 333
20-24 395 4 206/.521 71/.179 2 112/.281 95 84 17 195
25-29 492 2 323/.656 47/.132 8 112/.227 118 89 25 258
30-34 481 3 275/.571 169/.118 1 33/.069 115 92 16 255
35-39 593 20 139/.234 399/.521 8 27/.046 82 47 9 435
40-44 516 20 147/.284 330/.639 10 09/.017 76 68 26 326
45-49 651 23 186/.285 434/.666 8 0 91 93 21 423
Cộng
tỉ lệ
3580 81
,023
1485
,414
1512
,427
37
,010
465
,129
629
,176
516
,144
129
,036
2225
,621
- Số phụ nữ trẻ tuổi chưa xác định được số con,
mà còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh chiếm tỉ lệ cao cho
thấy nguy cơ tăng dân số là có thật nếu không thực
hiện tốt chính sách dân số.
- Ước muốn về giới tính cũng là nguy cơ gia tăng
dân số.
Tuổi sinh con đầu lòng
Trong phần này chúng tôi chỉ khảo sát và phân
tích những phụ nữ chưa sinh con dưới 25 tuổi
Bảng 8. tuổi sinh con mong muốn
Tuổi n 15-19 20-24 25-29 30-34 > 35 Chưa xác định
15-19 404 - 147 103 2 - 152
20-24 223 - 73 116 3 - 31
cộng
tỉ lệ
627
220
0.43
219
0.43
5
0.09
183
0.13
Tuổi sinh con đầu lòng ước muốn trung bình 25
(chỉ tính trên số người đã xác định), lứa tuổi 15 đến
19 ước muốn tuổi sinh con đầu lòng ở tuổi 24,6;
nhóm 20-24 tuổi ước muốn sinh con đầu lòng ở 25,7.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Tình trạng sinh con
Lịch sử sinh đẻ: Bình quân một phụ nữ có
chồng có thai 1,8 lần, hư thai 2%, chết thai nhi 0,4%,
chết dưới 1 tuổi 0,8%, chết dưới 5 tuổi 0,11%, có 1,7
con hiện còn sống.
Mức sinh hiện hành:
- Tỉ suất sinh chung (GFR): 5%; Tổng tỉ suất sinh
(TFR): 1,95.
- Tỉ số giới tính lúc sinh: 111; Tỉ số giới tính sinh
con lần đầu:105.
- Tuổi trung bình sinh con trong năm: 28,3.
- Tuổi trung bình sinh con đầu lòng: 25,8.
- Tuổi trung bình sinh con thứ 2: 30,6.
- Tuổi trung bình sinh con thứ 3: 35,5.
- Tuổi trung bình sinh con thứ 4: 40,8.
- Khoảng cách sinh trung bình: 62 tháng.
- Tỉ lệ sinh từ 3 con trở lên: 7%.
- Tỉ lệ chết trước khi đạt 1 tuổi (IMR): 0,05%.
Những yếu tố ảnh hưởng mức sinh
- Tuổi độc thân trung bình tại thời điểm điều tra
(SMAM): 22,8
- Tỉ lệ đã từng kết hôn: 77%, có 73% đang sống
chung với chồng, 57% phụ nữ có chồng áp dụng biện
pháp tránh thai.
Cách bệnh liên quan và ảnh hưởng
đến sức khoẻ sinh sản
- Rối loạn kinh nguyệt: 12 %, đau bụng khi hành
kinh: 7%, dị tật chấn thương: 2%, viêm nhiễm: 7%.
- Tỉ lệ hiếm muộn, vô sinh 8,5%, Bị bạo hành:
3%.
Ước muốn sinh con
- Có 2,3% phụ nữ không muốn có con.
66
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
- 41,4% muốn có một con, 42,7% muốn có 2 con,
1% muốn 3 con.
- 12,9% số người chưa thể quyết đinh số con.
- 17,9% người muốn sinh trai, 14,7% người muốn
sinh gái, 3,6% muốn phải đủ con trai và gái.
- 63,5% không phân biệt giới tính khi sinh.
Từ ước muốn sinh con, kết hợp với mức sinh
hiện hành, có nhận định rằng xu hướng tăng mức
sinh trong tương lai gần là một hiện thực.
Đề xuất
- Cần đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khoẻ sinh
sản và vận động bình đẳng giới tính.
- Vận động thực hiện kết hôn muộn.
- Tăng cường vận động sử dụng biện pháp tránh
thai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Lơ. Tình hình sinh đẻ của phụ nữ Thuận
An, Bình Dương.
2. Tổng Cục Thống Kê. Kết quả tổng điều tra dân số
1989,1999
3. Tổng Cục Thống kê. Phân tích điều tra mẫu 1989.
4. UNDP. Maternal Mortality ratio.
www.developmentgateway.org.reproductivehealth.
5. UNDP. Mellinium Development goals.
www.undp.org.development.
6. Uỷ Ban Quốc Gia Dân Số. Vị thành Niên Việt Nam.
2001
7. WHO. Maternal and Child Health. www.
who.int/reproductivehealth.
67
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_suc_khoe_sinh_san_va_uoc_muon_sinh_con_cua_phu_nu.pdf