Tài liệu Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 52
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
Trịnh Xuân Quang*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang, năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện trên 316 điều dưỡng ở 18 khoa
lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018.
Kết quả: Để đánh giá tình trạng stress của cán bộ y tế trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ
DASS 21 của Lovibond và bổ sung thêm các yếu tố về môi trường nghề nghiệp. Qua nghiên cứu 316 điều dưỡng;
kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 21,5% điều dưỡng ở các khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang năm 2018 là có nguy cơ bị stress nghề nghiệp.
Kết luận: Có 21,5% điều dưỡng ở các khoa lâm sàng bệnh...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 52
TÌNH TRẠNG STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG CÁC KHOA LÂM SÀNG
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM TIỀN GIANG NĂM 2018
Trịnh Xuân Quang*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả tình trạng stress của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang, năm 2018.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích được thực hiện trên 316 điều dưỡng ở 18 khoa
lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2018.
Kết quả: Để đánh giá tình trạng stress của cán bộ y tế trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ
DASS 21 của Lovibond và bổ sung thêm các yếu tố về môi trường nghề nghiệp. Qua nghiên cứu 316 điều dưỡng;
kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 21,5% điều dưỡng ở các khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang năm 2018 là có nguy cơ bị stress nghề nghiệp.
Kết luận: Có 21,5% điều dưỡng ở các khoa lâm sàng bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2018 là
có nguy cơ bị stress nghề nghiệp.
Từ khóa: Tình trạng stress, điều dưỡng, Tiền Giang.
ABSTRACT
OCCUPATIONAL STRESS CONDITION OF CLINICAL NURSES
IN TIEN GIANG GENERAL HOSPITAL IN 2018
Trinh Xuan Quang, Ta Van Tram
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 6- 2018: 52 - 57
Objective: This study aims to determine stress condition of clinical nurses in Tien Giang general hospital in
2018.
Methods: In this cross-sectional study, 316 nurses working in 20 clinical departments were surveyed from
March to June 2018.
Results: To evaluate the stress condition of nurses, we used the Lovebird’s DASS 21 toolkit and influenced
factors of working environment. The results presented that there was 21.5 % of 316 studied nurses obtained the
risks of occupational stress in Tien Giang general hospital.
Conclusion: The percentage of clinical nurses who have the risk of working stress is 21.5% in Tien Giang
general hospital in 2018.
Keywords: Occupational stress, nursing, Tien Giang.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, loài người đã trải
qua “thời đại bệnh truyền nhiễm”, “thời đại
bệnh thể xác” và đang chuyển sang “thời đại
bệnh tinh thần” trong thế kỷ XXI(2). Việc áp dụng
nhiều thành tựu khoa học công nghệ trong sản
xuất đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, năng suất
và chất lượng của sản phẩm không ngừng được
tăng lên. Nhưng đồng thời với hiệu quả trên,
nhiều quá trình lao động đang thay đổi nhanh
chóng, khiến cho nhiều người lao động không
kịp thích nghi và họ đã bị stress dưới nhiều dạng
khác nhau.
*Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Tác giả liên lạc: CN Trịnh Xuân Quang, ĐT: 0913689622, Email: quangxuantrinh@gmail.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 53
Những nghiên cứu mới nhất đã cho thấy hậu
quả xấu của căng thẳng nghề nghiệp kéo dài liên
tục làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe tâm
thần và thể chất của người lao động. Căng thẳng
nghề nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến từng cá
thể bao gồm chất lượng công việc, giảm năng
suất lao động mà còn ảnh hưởng đến cả cộng
đồng xung quanh. Theo khảo sát của Viện Sức
khỏe và An toàn nghề nghiệp quốc gia Hoa Kỳ
(NIOSH) năm 2007, có 40% người được hỏi cho
rằng, stress là nguyên nhân chính khiến người
lao động phải đi bệnh viện(6). Bên cạnh sự phát
triển kinh tế xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
của người dân ngày càng nâng cao, đòi hỏi
ngành y tế phải nâng cao chất lượng cung cấp
dịch vụ, do vậy áp lực công việc ngày càng lớn.
Sức ép quá lớn của công việc khiến tỷ lệ nhân
viên y tế có thể bị stress cao, việc đánh giá đầy
đủ những tác động của stress đối với sức khỏe
của nhân viên y tế (NVYT) là một việc làm hết
sức cần thiết. Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền
Giang là bệnh viện đa khoa hạng I có phân tuyến
chuyên môn cao nhất của ngành Y tế trong tỉnh
Tiền Giang. Tổng số giường kế hoạch là 780,
thực kê là: 1,256 giường. Công suất sử dụng
giường bệnh 128%.
Tổng số nhân viên hiện tại là: 855. Đi đôi với
nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao là gia
tăng áp lực công việc cho NVYT trong đó phải
kể đến đối tượng điều dưỡng. Đây là lực lượng
lao động chiếm phần lớn trong tổng số nhân
viên bệnh viện, là những người trực tiếp có mặt
điều trị, chăm sóc cho người bệnh từ lúc nhập
viện cho đến khi ra viện, đặc biệt là các điều
dưỡng ở khối lâm sàng họ thường xuyên phải
đối mặt với nhiều nguy cơ nghề nghiệp như trực
đêm, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nguy cơ tổn
thương do các vật sắc nhọn, thái độ không tốt
của bệnh nhân và người nhà.... trong môi trường
làm việc với nhiều áp lực như vậy, làm cho
người điều dưỡng có nguy cơ bị stress rất cao.
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả tình trạng stress của điều dưỡng các
khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Tiền Giang, năm 2018.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Điều dưỡng viên tại 20 khoa lâm sàng tại
Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang, từ
tháng 3/2018 đến tháng 6/2018.
Tiêu chí lựa chọn đối tượng
Điều dưỡng hiện đang công tác tại khoa lâm
sàng; có thời gian công tác tại bệnh viện > 6
tháng; đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
Điều dưỡng không đồng ý tham gia nghiên
cứu hoặc không có mặt tại thời điểm nghiên cứu;
Điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng không
thực hiện công tác lâm sàng.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang phân tích, theo trình
tự định lượng trước và định tính sau.
Cỡ mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước một tỉ lệ.
d
)p1( p
z n
2
2
/2 - 1
Trong đó: n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết; α: độ
tin cậy. Tương ứng với độ tin cậy 95%, ta có Z1-α/2
tương ứng là 1,96; p: ước tính tỷ lệ stress theo kết
quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên tại Bệnh
viện Đa khoa Bình Định năm 2015(5); d: độ chính
xác tuyệt đối mong muốn 5%; Đưa vào công
thức ta tính được cỡ mẫu tối thiểu là 227. Thực tế
chọn 316 điều dưỡng tham gia.
Sau khi có số liệu định lượng xác định 3
nhóm khoa có tỷ lệ stress: nhóm nhẹ, nhóm vừa,
nhóm nặng và rất nặng, chúng tôi tiến hành 03
cuộc thảo luận nhóm cho mỗi mức độ stress.
Nội dung nghiên cứu
Bộ câu hỏi phát vấn cho 316 điều dưỡng lâm
sàng gồm các câu hỏi đánh giá tình trạng căng
thẳng (thang đo DASS 21(4)); phỏng vấn sâu các
chủ đề: Thực trạng có stress hay không; Những
yếu tố thúc đẩy/ nguyên nhân gây stress; Những
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 54
yếu tố bảo vệ/ góp phần hạn chế stress. Nhằm
mô tả tình trạng stress của điều dưỡng lâm sàng
tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang.
Tiêu chí đánh giá điều dưỡng bị stress nghề
nghiệp
ĐTNC sẽ điền đầy đủ thông theo bộ câu hỏi
tự điền (theo thang đo Dass 21- stress) gồm 7 câu
hỏi liên quan đến stress, mỗi câu hỏi gồm 4 lựa
chọn theo các mức độ. Tổng điểm của 7 câu hỏi
(nhóm Dass 21- stress) đem nhân với 2 rồi so
sánh với thang đo mức độ stress theo Dass 21-
stress của Lovibond(4), để xác định được số lượng
điều dưỡng bị stress.
Xử lý và phân tích số liệu
Phần mềm SPSS 20.0.
KẾT QUẢ
Đặc điểm cá nhân và gia đình của đối tượng
nghiên cứu (ĐTNC)
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Tuổi
Dưới 30 tuổi 166 52,5
31 -40 103 32,6
41- 50 24 7,6
Trên 50 tuổi 23 7,3
Giới tính
Nam 44 13,9
Nữ 272 86,1
Tình trạng
hôn nhân
Có vợ/chồng 217 68,7
Ly thân, ly hôn, góa 9 2,8
Chưa kết hôn 90 28,5
Số con
Chưa có con 130 41,1
1 con 100 31,6
≥ 2 con 86 27,3
Trình độ
chuyên
môn
Trung cấp 141 44,6
Cao đẳng 147 46,5
Đại học 28 8,9
Thời gian
công tác tại
bệnh viện
Dưới 10 năm 205 64,9
11- 20 năm 80 25,3
Trên 20 năm 31 9,8
Khoa lâm
sàng
Khối nội 153 48,4
Khối ngoại 60 19,0
Khối HSCC 103 32,6
Thu nhập
cá nhân tại
bệnh viện
Dưới 5 triệu
đồng/tháng
173 54,7
Từ 5 triệu trở
lên/tháng
143 45,3
Tình trạng Có hút 13 4,1
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
hút thuốc Không hút 303 95,9
Tình trạng
uống bia/
rượu
Không 239 75,6
Thỉnh thoảng ( 1-2
lần/tuần)
73 23,1
Thường xuyên ( > 3
lần/tuần)
4 1,3
Tình trạng
sức khỏe
Không khỏe 25 7,9
Bình thường 264 83,5
Khỏe mạnh 27 8,5
Đặc điểm về yếu tố gia đình của ĐTNC
Bảng 2. Thông tin về yếu tố gia đình của đối tượng
nghiên cứu
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Có nhà riêng ổn định
Có 150 47,5
Chưa có 166 52,5
Chăm sóc con nhỏ
dưới 5 tuổi
Có 88 27,8
Không có 228 72,2
Chăm sóc người
thân già yếu / bệnh
tật
Có 146 46,2
Không có 170 53,8
Là người đem lại thu
nhập chính
Có 168 53,2
Không có 148 46,8
Mối quan hệ gia đình
Tương đối tốt 68 21,5
Tốt 248 78,5
Đặc điểm về yếu tố xã hội của ĐTNC
Bảng 3.Thông tin về yếu tố xã hội của đối tượng
nghiên cứu
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Tình trạng tai
nạn giao
thông
Không bao giờ 16 5,1
Thỉnh thoảng 258 81,6
Thường xuyên 42 13,3
Tình trạng
kẹt xe
Không bao giờ 54 17,1
Thỉnh thoảng 212 67,1
Thường xuyên 50 15,8
Tình trạng
trộm cắp,
cướp giật
Không bao giờ 48 15,2
Thỉnh thoảng 255 80,7
Thường xuyên 13 4,1
Đặc điểm về công việc của ĐTNC
Nội dung và áp lực công việc
Bảng 4. Đặc điểm về nội dung và áp lực công việc
của ĐTNC
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Bị giao khối lượng
công việc quá nhiều
Không bao giờ 75 23,7
Thỉnh thoảng 224 70,9
Thường xuyên 17 5,4
Làm việc với nhịp
độ công việc quá
cao
Không bao giờ 60 19
Thỉnh thoảng 218 69
Thường xuyên 38 12
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 55
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Số lượng người
bệnh trung bình
được phân công
chăm sóc trong 1
ngày/1 tua trực
Dưới 10 BN 120 38
11- 20 BN 170 53,8
Trên 20 BN 26 8,2
Làm ngoài giờ hành
chính
Không bao giờ 89 28,2
Thỉnh thoảng 184 58,2
Thường xuyên 43 13,6
Số tua trực trong
một tháng
≤ 5 ngày trực/tháng 130 41,1
>5 ngày trực/tháng 186 58,9
Làm công việc
ngoài chức năng,
nhiệm vụ
Không bao giờ 180 57
Thỉnh thoảng 122 38,6
Thường xuyên 14 4,4
Hứng thú với
côngviệc hiện tại
Không hứng thú 24 7,6
Tương đối hứng thú 210 66,5
Hứng thú 82 25,9
Áp lực về thủ tục
hành chánh
Không áp lực 18 5,7
Ít áp lực 93 29,4
Có áp lực 179 56,6
Áp lực lớn 26 8,2
Áp lực về thanh
toán chi phí BHYT
Không áp lực 11 3,5
Ít áp lực 45 14,2
Có áp lực 185 58,5
Áp lực lớn 75 23,7
Căng thẳng khi tiếp
xúc đau đớn, bệnh
tật, tử vong của NB
Không bao giờ 50 15,8
Thỉnh thoảng 158 50,0
Thường xuyên 108 32,2
Môi trường làm việc của ĐTNC
Bảng 5. Đặc điểm về môi trường làm việc của ĐTNC
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Cơ sở vật
chất, trang
thiết bị
Chưa tốt 91 28,8
Tương đối tốt 207 65,5
Tốt 18 5,7
Diện tích
phòng làm
việc
Chật chội 111 35,1
Vừa đủ 203 64,2
Rộng rãi 2 0,6
Tiếng ồn quá
mức
Không bao giờ 64 20,3
Thỉnh thoảng 178 56,3
Thường xuyên 74 23,4
Nhiệt độ quá
nóng /lạnh
Không bao giờ 125 39,6
Thỉnh thoảng 128 40,5
Thường xuyên 63 19,9
Thiếu ánh
sáng
Không bao giờ 192 60,8
Thỉnh thoảng 110 34,8
Thường xuyên 14 4,4
Tác nhân độc
hại
Không bao giờ 119 37,7
Thỉnh thoảng 105 33,2
Thường xuyên 92 29,1
Tác nhân gây
bệnh
Không có nguy cơ 65 20,6
Nguy cơ thấp 80 25,3
Nguy cơ cao 171 54,1
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Tổn thương
do vật sắc
nhọn
Không có nguy cơ 8 2,5
Nguy cơ thấp 110 34,8
Nguy cơ cao 198 62,7
Mối quan hệ của ĐTNC
Bảng 6. Đặc điểm về mối quan hệ của ĐTNC
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Mối quan hệ với cấp
trên
Tương đối tốt 139 44
Tốt 177 56
Hỗ trợ của cấp trên
Không bao giờ 9 2,8
Thỉnh thoảng 158 50
Thường xuyên 149 47,2
Mối quan hệ với
đồng nghiệp
Tương đối tốt 122 38,6
Tốt 194 61,4
Hỗ trợ của đồng
nghiệp
Không bao giờ 2 0,6
Thỉnh thoảng 103 32,6
Thường xuyên 211 66,8
Sự hợp tác của
người bệnh và người
nhà người bệnh nhân
Không tốt 7 2,2
Tương đối tốt 235 74,4
Tốt 74 23,4
Bị phản ứng không
tốt từ người bệnh
hay NNNB
Không bao giờ 19 6.0
Thỉnh thoảng 201 63,6
Thường xuyên 96 30,4
Có được tôn trọng
nghề nghiệp
Có 251 79,4
Không 65 20,6
Sự động viên khuyến khích và phát triển nghề
nghiệp của ĐTNC
Bảng 7. Đặc điểm về động viên khuyến khích và phát
triển nghề nghiệp
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Mức độ phù hợp
công việc với
trình độ chuyên
môn
Chưa phù hợp 8 2,5
Tương đối phù hợp 191 60,4
Phù hợp 117 37,1
Mức độ rõ ràng
trong phân công
công việc
Chưa rõ ràng 9 2,8
Tương đối rõ ràng 187 59,2
Rõ ràng 120 38
Sự ổn định trong
công việc
Không ổn định 10 3,2
Tương đối ổn định 174 55,1
Ổn định 132 41,8
Mức độ công
bằng trong đánh
giá thành quả lao
động
Không công bằng 8 2,5
Ít công bằng 81 25,6
Công bằng 227 71,8
Cơ hội học tập
nâng cao trình độ
Không có cơ hội 28 8,9
Ít có cơ hội 200 63,3
Nhiều cơ hội 88 27,8
Cơ hội thăng tiến
trong nghề
nghiệp
Không có cơ hội 63 19,9
Ít có cơ hội 221 69,9
Nhiều cơ hội 32 10,1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 56
Thông tin chung N Tỉ lệ (%)
Thu nhập phù
hợp với mức lao
động
Không phù hợp 72 22,8
Tương đối phù hợp 216 68,4
Phù hợp 28 8,9
Tỷ lệ điều dưỡng bị stress nghề nghiệp ở khoa
lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Trung tâm
Tiền Giang năm 2018
Bảng 8. Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng theo
mức độ
Mức độ N Tỉ lệ %
Bình thường (không bị stress) 248 78,5
Có stress 68 21,5
Nhẹ 40 12,6
Vừa 17 5,4
Nặng 10 3,2
Rất nặng 1 0,3
BÀN LUẬN
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm mô tả
các mức độ stress và phân tích xem những yếu
tố liên quan nào có thể ảnh hưởng đến các tình
trạng stress của điều dưỡng. Các kết quả thu
được sẽ hỗ trợ cho các chính sách nhằm nâng cao
sức khỏe và chất lượng công việc của đối tượng
nghiên cứu. Việc đánh giá tình trạng stress nghề
nghiệp của điều dưỡng phải dùng một phương
pháp trắc nghiệm tâm lý phù hợp với hoàn cảnh,
tâm lý, tình cảm, sinh hoạt và làm việc của
ĐTNC. Chúng tôi sử dụng bộ công cụ DASS 21
và tìm hiểu thêm một số yếu tố liên quan đặc thù
nghề nghiệp của điều dưỡng: Nội dung và áp
lực công việc, điều kiện môi trường làm việc, các
mối quan hệ trong môi trường làm việc, việc tổ
chức công việc và mức độ động viên khuyến
khích tại nơi làm việc. 21,5% điều dưỡng các
khoa lâm sàng tại bệnh viện Đa khoa Tiền Giang
năm 2018 có nguy cơ bị stress nghề nghiệp. Tỷ lệ
này gần bằng với tỷ lệ 23,6% của nghiên cứu do
Sharifah Zainiyah (2011) về căng thẳng và các
yếu tố liên quan trong số y tá tại một bệnh viện
công Kuala Lumpur cũng thực hiện bằng bộ
công cụ DASS 21; cao hơn nghiên cứu của
Nguyễn Văn Tuyên tại BVĐK tỉnh Bình Định
năm 2015 (18%)(5) và thấp hơn so với nghiên cứu
của Lê Thành Tài tiến hành tại BVĐK Trung
ương Cần Thơ, BVĐK thành phố Cần Thơ và
BVĐK Châu Thành - Hậu Giang (45,2%)(3). Có sự
khác biệt này có thể lý giải: trong nghiên cứu của
Lê Thành Tài sử dụng bộ công cụ David fontana
và tiến hành nghiên cứu ở 3 bệnh viện; còn
nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bộ công cụ
DASS 21 và chỉ thực hiện ở 1 bệnh viện.
Về mức độ stress, kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương đương và thấp hơn so với
nghiên cứu Sharifah Zainiyah. Tỷ lệ stress ở các
mức độ: Nhẹ, vừa, nặng và rất nặng ở nghiên
cứu của chúng tôi so với nghiên cứu của
Sharifah Zainiyah lần lượt như sau: 12,7% so với
13,6%; 5,4% so với 18,8%; 3,2% so với 3,6% và
0,3% so với 0,9%(6); và cũng thấp hơn so với
nghiên cứu của tác giả Dương Thành Hiệp tại
Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu tỉnh Bến Tre(1) có
tỷ lệ stress chung là 56,9%. Nghiên cứu chúng tôi
gần giống với tác giả Dương Thành Hiệp về đối
tượng, địa bàn nghiên cứu và đều sử dụng bộ
công cụ DASS 21(1).
Tỷ lệ stress chung của chúng tôi là 25,1%,
cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuyên
tại BVĐK tỉnh Bình Định cũng thực hiện bằng
bộ công cụ DASS 21 (18%). Khi phân tích về
các mức độ stress, tỷ lệ stress nhẹ và nặng ở
nghiên cứu của chúng tôi là cao hơn ở nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyên là 12,7% so
với 9,1% và 3,2% so với 2,3%. Stress ở các mức
độ còn lại thì nghiên cứu của chúng tôi cũng
thấp hơn như: vừa 5,4% so với 5,6%; rất nặng
0,3% so với 1%. Song vẫn có sự tương đồng ở
môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu
vì cả hai nghiên cứu của chúng tôi đều chọn
địa điểm ở khối lâm sàng(5).
KẾT LUẬN
Để đánh giá tình trạng stress và xác định
một số yếu tố liên quan của cán bộ y tế trong
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng bộ công cụ
DASS 21 của Lovibond và bổ sung thêm các
yếu tố về môi trường nghề nghiệp. Qua
nghiên cứu 316 điều dưỡng; kết quả nghiên
cứu cho thấy: 21,5% điều dưỡng ở các khoa
lâm sàng tại BVĐK Trung tâm Tiền Giang năm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 57
2018 là có nguy cơ bị stress nghề nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thành Hiệp (2014), "Tình trạng stress nghề nghiệp của
Điều dưỡng, hộ sinh ở 8 khoa lâm sàng tại bệnh viện Nguyễn
Đình Chiểu Bến Tre và một số yếu tố liên quan ", Tạp chí Y học
TPHCM, 18(5), tr.190-195.
2. Lã Thị Bưởi, Trần Viết Nghị (2004), "Nghiên cứu đặc điểm dịch
tễ lâm sàng rối loạn lo âu ở công nhân may của công ty Lê Trực
và Minh Khai thành phố Hà Nội", Tạp chí Y học Dự phòng, 2;
tr.81-86.
3. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008), "Tình
hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng", Tạp chí Y
học thành phố Hồ Chí Minh, 12 (4), tr.216-220.
4. Lovibond PF, Lovibond SH (1995), "The structure of negative
emotional states: comparison of the Depression Anxiety Stress
Scales (DASS) with the Beck Depression and Anxiety
Inventories", Behav Res Ther, 33(3), pp.335-43.
5. Nguyễn Văn Tuyên (2015), " Tình trạng stress nghề nghiệp của
Điều dưỡng viên lâm sàng tại bệnh viện Bình Định và một số
yếu tố liên quan", Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng, trường Đại
học Y tế Công cộng, Hà Nội, tr.30-31.
6. Sharifah ZSY (2011), "Stress and its associated factors amongst
ward nurses in a public hospital Kuala Lumpur", Malaysian
journal of public health medicine, 11(1), pp.78-85.
Ngày nhận bài báo: 10/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/11/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/12/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_stress_cua_dieu_duong_cac_khoa_lam_sang_tai_benh.pdf