Tài liệu Tình trạng sâu răng sớm tại trường Mầm non 19.5 Thành phố Thái Nguyên theo ICDAS II: Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƢỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II
Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đƣợc thực hiện ở 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi tại
Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ và mức
độ bệnh sâu răng. Mỗi trẻ đƣợc khám và đánh giá tình trạng sâu răng dựa vào
ICDAS II. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 75,8% trẻ có sâu răng sữa với
smtm là 9,6 12,3. Thêm vào đó, sâu răng gặp nhiều ở răng cửa hàm trên và
răng hàm sữa. Tổn thƣơng có ở tất cả các mặt răng trong đó sâu mặt nhai chiếm
tỷ lệ cao nhất (66,1% ). 91.8% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn (49,1%
mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng), 8,2% tổn thƣơng sâu răng
giai đoạn sớm (30% trẻ). Do đó, tăng cƣờng tái khoáng hóa răng, điều trị phục
hồi thân răng là cần thiết ...
8 trang |
Chia sẻ: Tiến Lợi | Ngày: 01/04/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng sâu răng sớm tại trường Mầm non 19.5 Thành phố Thái Nguyên theo ICDAS II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG SỚM TẠI TRƢỜNG MẦM NON 19.5 THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN THEO ICDAS II
Đỗ Minh Hương, Lê Thị Thu Hằng
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang đƣợc thực hiện ở 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi tại
Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên với mục tiêu xác định tỉ lệ và mức
độ bệnh sâu răng. Mỗi trẻ đƣợc khám và đánh giá tình trạng sâu răng dựa vào
ICDAS II. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: 75,8% trẻ có sâu răng sữa với
smtm là 9,6 12,3. Thêm vào đó, sâu răng gặp nhiều ở răng cửa hàm trên và
răng hàm sữa. Tổn thƣơng có ở tất cả các mặt răng trong đó sâu mặt nhai chiếm
tỷ lệ cao nhất (66,1% ). 91.8% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn (49,1%
mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng), 8,2% tổn thƣơng sâu răng
giai đoạn sớm (30% trẻ). Do đó, tăng cƣờng tái khoáng hóa răng, điều trị phục
hồi thân răng là cần thiết nhằm nâng cao sức khoẻ răng miệng cho đối tƣợng này.
Từ khóa: smtm, ICDAS II, sâu răng sớm, 24 - 71 tuổi.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sâu răng sớm ở trẻ em (ECC) là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều tổn thƣơng sâu
răng (có thể đã hình thành lỗ hoặc chƣa), mất răng (do sâu), mặt răng đã đƣợc hàn (do sâu)
trên bất kỳ răng sữa nào ở trẻ 71 tháng tuổi hoặc nhỏ hơn (AADP, 2008) [1]. Sâu răng
sớm ở trẻ nhỏ là kết quả của sự mất cân bằng giữa các yếu tố nguy cơ và yếu tố bảo vệ
ảnh hƣởng đến bệnh: yếu tố môi trƣờng (thói quen vệ sinh răng miệng, thói quen ăn
uống, chế độ dinh dƣỡng, nƣớc bọt,..), yếu tố về gen, [2][3].
Tổn thƣơng sâu răng có tính chất phát triển nhanh ở nhiều răng, trên các mặt răng bình
thƣờng ít bị sâu, có thể nhanh chóng tiêu diệt bộ răng sữa của trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ
[3][4]. Khi không đƣợc điều trị sâu răng có là nguyên nhân gây nên đau, nhiễm trùng cấp
tính, ảnh hƣởng đến sự phát triển thể chất, vị trí mọc răng vĩnh viễn ở trẻ và gây ra sai
khớp cắn; mất các răng phía trƣớc có thể ảnh hƣởng đến tâm lý của trẻ. Greenwell và
cộng sự chỉ ra rằng 84% trẻ không có sâu răng sữa sẽ không sâu răng ở hệ răng hỗn hợp
[5]. Do đó, dự phòng và điều trị sớm sâu răng ở lứa tuổi này có ý nghĩa rất lớn trong việc
góp phần nâng cao sức khỏe răng miệng cũng nhƣ sức khỏe toàn thân. Tuy nhiên, ở Việt
Nam tỷ lệ sâu răng sữa là rất cao, việc điều trị và bảo tồn răng sữa vẫn chƣa đƣợc gia
đình và nha sĩ quan tâm đúng mức. Năm 2010 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trƣờng Đại
học Y Hà Nội khuyến cáo 81,6% trẻ em từ 4 - 8 tuổi sâu răng sữa, là hồi chuông cảnh báo
cho các bậc phụ huynh về cách chăm sóc sức khỏe cho trẻ [6]. Để góp phần xây dựng
chiến lƣợc dự phòng và điều trị bệnh sâu răng cho lứa tuổi học sinh mầm non đề tài này
đƣợc tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ sâu răng sớm trẻ em
Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.
2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu: Trẻ 2 – 5 tuổi Trƣờng Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2015 đến 12/2015.
- Địa điểm nghiên cứu: Trƣờng Mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang
61 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
- Tiêu chuẩn chọn mẫu:
+ Tiêu chuẩn lựa chọn:
Trẻ 2 – 5 tuổi
Trẻ hợp tác tốt
Đƣợc sự đồng ý của Phụ huynh học sinh.
+ Tiêu chuẩn loại trừ:
Bất thƣờng về tâm thần kinh.
Vắng mặt vào ngày khám.
- Cỡ mẫu: đƣợc tính theo công thức:
pq
n = Z2
(1- /2) d2
Z (1- /2) = 1.96, =0.05, d= 0.05, p= 0,816 [6]
Cỡ mẫu đƣợc tính là 231. Để phục vụ cho mục tiêu xây dựng mô hình dự phòng và
điều trị bệnh sâu răng của trẻ 2 - 5 tuổi, tiến hành nghiên cứu trên toàn bộ trẻ em Trƣờng
mầm non 19.5 đủ tiêu chuẩn chọn mẫu với cỡ mẫu n = 1184 trẻ.
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
Sâu răng đƣợc xác định bằng cách khám lần lƣợt tất cả các răng bằng cây thăm dò và
gƣơng nha khoa. Tỉ lệ sâu răng đƣợc xác định theo chỉ số Sâu Mất Trám Mặt răng
(smtm) theo tiêu chí của hệ thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (The
International Caries Detection and Assessment System - 2005) [7][8]. Sâu răng sớm đƣợc
xác định theo tiêu chí của Viện hàn lâm nha khoa trẻ em Hoa Kỳ (AAPD - American
Academy of Pediatric Dentistry, 2008) [1].
Bảng 1. Tiêu chuẩn phát hiện sâu thân răng nguyên phát và sâu răng thứ phát theo hệ
thống đánh giá, phát hiện sâu răng quốc tế ICDAS II (2005).
Mã số Sâu răng nguyên phát Sâu răng thứ phát
0 Lành mạnh Mặt răng đã hàn, không có sâu thứ phát.
1 Đốm trắng đục(sau thổi khô 5 giây) Đốm trắng đục (sau thổi khô 5 giây)
Đốm trắng đục, vàng hoặc nâu lan rộng
2 Đổi màu trên men (răng ƣớt)
đến miếng hàn khi răng ƣớt
3 Vỡ men định khu (không thấy ngà) Lỗ sâu ngay viền miếng hàn <5mm
Sâu vỡ men, cement nhƣng không thấy
4 Bóng đen ánh lên từ ngà
ngà. Có bóng mờ từ ngà.
Sâu vỡ men, cement lan rộng >5mm nhƣng
5 Xoang sâu thấy ngà
không thấy ngà. Có bóng mờ từ ngà.
Xoang sâu thấy ngà lan rộng (>1/2 Lỗ sâu lan rộng cả chiều sâu, độ rộng và
6
mặt răng) thấy rõ ngà răng.
Cách xác định chỉ số sâu mất trám mặt răng (smtm):
mặt sâu + mặt mất + mặt trám
smtm
= Số ngƣời đƣợc khám
2.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
Khám lần lƣợt tát cả các răng trên lâm sàng đƣợc thực hiện bởi hai bác sĩ Răng Hàm Mặt
(đã đƣợc tập huấn). Chỉ số Kappa đánh giá độ tin cậy của việc khám răng đạt mức tốt.
2.6. Xử lý số liệu:
Các thông số giá trị trung bình, tỷ lệ phần trăm để đánh giá tỷ lệ và mức độ bệnh sâu răng.
62 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
3. Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 1184 trẻ từ 24 - 71 tháng tuổi Trƣờng mầm non 19.5 thành
phố Thái Nguyên. Đối tƣợng nghiên cứu không có sự khác biệt về giới tính, chủ yếu là
dân tộc kinh với kết quả là:
3.1. Tình trạng sâu răng
Bảng 1: Tình trạng sâu răng theo tuổi
Sâu răng Không sâu răng dmfs
Răng
n(%) n(%) ( SD)
24 - 35 tháng 118(45,9) 139(54,1) 3,6 6,5
36 - 47 tháng 232(72,0) 90(28,0) 8,4 11,9
48 - 59 tháng 270(89,4) 32(10,6) 10,4 11,7
60 - 71 tháng 277(91,4) 26(8,6) 15,0 14,2
Tổng 897(75,8%) 287(24,2%) 9,6 12,3
Nhận xét: 75,8% trẻ bị sâu răng sữa với chỉ số smtm là 9,6 12,3, ở mức rất cao
theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới. Số trẻ mắc sâu răng sớm ở mức độ trầm trọng
chiếm tỷ lệ cao, cá biệt một số trẻ có tổn thƣơng sâu răng trên tất cả các răng với trên 80
mặt răng sâu. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số smtm gia tăng theo lứa tuổi. Khoảng 90% trẻ 4 - 5
tuổi sâu răng sữa.
Biểu đồ 1: Phân bố sâu răng theo mặt răng (n = 1184 trẻ)
Nhận xét: Tỷ lệ trẻ sâu mặt nhai là cao nhất, tiếp theo là sâu mặt gần - mặt xa, sâu
mặt trong - mặt ngoài.
63 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
Biểu đồ 2: Sự phân bố sâu răng theo răng (n = 1184 trẻ)
Nhận xét: Nhóm răng bị tổn thƣơng nhiều nhất là nhóm răng hàm hàm dƣới và nhóm
răng cửa hàm trên. Khoảng 10% số trẻ có tổn thƣơng sâu răng phá hủy toàn bộ thân răng
cửa hàm trên, chỉ còn lại chân răng chƣa đƣợc điều trị. Tỷ lệ này đối với nhóm răng hàm
sữa thứ hai là 2%. Nhóm răng bị tổn thƣơng ít nhất là răng cửa sữa hàm dƣới.
Biểu đồ 3: Phân bố mức độ tổn thƣơng sâu răng (ICDAS II) theo số trẻ
(n = 1184 trẻ)
Nhận xét: Trong 1184 trẻ tỷ lệ trẻ có tổn thƣơng xoang sâu thấy ngà và xoang sâu
thấy ngà lan rộng là rất cao, tổn thƣơng trong giai đoạn sớm (đốm trắng đục khi thổi khô
và đổi màu trên men răng ƣớt) đƣợc phát hiện không nhiều.
64 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
Biểu đồ 4: Phân bố mức độ tổn thƣơng sâu răng theo mặt răng sâu (ICDAS II)
(n = 10 598 mặt răng sâu)
Nhận xét: Trong 1184 trẻ với tổng 10 598 mặt răng sâu thấy: 49,1% mặt răng sâu ở
hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng. Tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn chiếm
91.8%.
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1184 trẻ Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái
Nguyên, việc khám và ghi nhận sâu răng đƣợc thực hiện theo tiêu chí đánh giá ICDAS II
nhận thấy:
Tỉ lệ mắc sâu răng của trẻ 2 - 5 tuổi ở mức cao theo phân loại của Tổ chức y tế thế
giới (75,8% trẻ mắc sâu răng sữa) [9]. Trung bình mỗi học sinh có khoảng 9,6 mặt răng
sữa bị sâu (smtm = 9,6 12,3). Trẻ bị sâu răng trầm trọng nhất là sâu tất cả các răng với
tổng số mặt răng sữa sâu là 84/100 mặt. Tỷ lệ sâu răng và chỉ số sâu mất trám mặt răng
gia tăng theo lứa tuổi. 91,4% trẻ 5 tuổi bị sâu răng với số mặt răng sâu trung bình là 15.
Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với một số các nghiên cứu trƣớc đó đƣợc thực hiện
khi khám và ghi nhận sâu răng theo tiêu chí của WHO (1997): nghiên cứu của Trƣơng
Mạnh Dũng (2010) tại 5 tỉnh thành của Việt Nam cho thấy 81,6% trẻ từ 4 - 8 tuổi có sâu
răng sữa với chỉ số smtr là 4,7 và 95,3% trong số đó là không đƣợc điều trị; riêng nhóm 5
tuổi chỉ số smtr ở mức độ trầm trọng hơn (smtr = 5,4) [6]. Kết quả này cũng cao hơn so với
một số nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Đông Nam Á (Nghiên cứu của Olatosi O và cộng sự tại
Lào (2015) cho thấy tỷ lệ mắc ECC trong nhóm 6 - 71 tháng tuổi là 21,2% [3].) Tuy nhiên so với
các nghiên cứu đƣợc thực hiện trong những năm gần đây với tiêu chí chẩn đoán là ICDAS II thì tỷ
lệ này cũng không cao hơn: 98,6% trẻ em từ 5 - 7 tuổi tại một vùng xa trung tâm ở Brazil mắc sâu
răng với chỉ số smtr là 3,38±4,5 (Renata NC và cộng sự [10]). Tại Việt Nam, nghiên cứu của Vũ
Mạnh Tuấn và cộng sự năm 2014 trên trẻ 3 tuổi tại trƣờng mầm non Trà Giang – Kiến Xƣơng –
Thái Bình cho thấy tỷ lệ sâu răng sữa sớm (chẩn đoán bằng laser huỳnh quang) là rất cao 79,7%,
chỉ số smtr 7,06 [11].
Trong nghiên cứu này, sâu răng xảy ra chủ yếu ở mặt nhai, rìa cắn (66,1%). Tỷ lệ trẻ
sâu mặt ngoài - mặt trong, sâu mặt gần - mặt xa cũng rất cao. Điều này phù hợp với tính
chất cấu tạo của bộ răng sữa và đặc điểm dinh dƣỡng ở trẻ nhỏ. Đối với các răng hàm
mặt nhai các răng có hố rãnh phức tạp gây lắng đọng thức ăn, tạo điều kiện cho vi khuẩn
cƣ trú làm tăng tính nhạy cảm với sâu răng. Tỷ lệ trẻ sâu mặt nhẵn (mặt ngoài - mặt
65 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
trong) cao có thể là do phƣơng pháp nuôi dƣỡng (thói quen bú bình, thói quen ăn
ngậm...), khả năng tự chải răng làm sạch răng của lứa tuổi này chƣa hoàn thiện đƣa đến.
Bên cạnh đó thân răng hàm sữa có xu hƣớng thắt hẹp lại ở vùng cổ răng, dễ tạo bẫy mảng
bám dẫn đến sâu răng ở mặt ngoài - mặt trong. Sự tiếp xúc của mặt bên các răng gây khó
khăn cho việc vệ sinh răng miệng, làm tăng tính nhạy cảm với sâu răng, đặc biệt là với
răng sữa do diện tiếp xúc giữa các răng rộng. Nhƣ vậy, bộ răng sữa rất nhạy cảm với sâu
răng và sâu răng có thể xảy ra trên bất kì mặt răng nào. Mặc dù chƣa nhất trí về sự liên
quan giữa mức độ sâu răng hiện tại và quá khứ, nhƣng nếu trẻ em có sâu răng nhiều hơn
3 răng hàm sữa trƣớc tuổi đi học có thể đó là dấu hiệu dự đoán tốt nhất cho việc có thể
sâu răng hàm lớn thứ nhất lúc 7 tuổi.
Khi phân tích sự phân bố của sâu răng theo các răng nhận thấy: Nhóm răng bị tổn
thƣơng nhiều nhất là nhóm răng hàm hàm dƣới và nhóm răng cửa hàm trên. Khoảng 10%
số trẻ có tổn thƣơng sâu răng phá hủy toàn bộ thân răng cửa hàm trên, chỉ còn lại chân
răng chƣa đƣợc điều trị; tỷ lệ này đối với nhóm răng hàm sữa thứ hai là 2%. Đây là các
răng đã không còn chức năng (ăn nhai, phát âm, thẩm mỹ), là nguyên nhân dẫn đến các
đợt viêm cấp tính trên nền của viêm mạn tính, ảnh hƣởng đến khả năng dinh dƣỡng, khả
năng phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ, bên cạnh đó đây cũng là nguyên nhân có thể
ảnh hƣởng đến mầm răng vĩnh viễn phía dƣới, ảnh hƣởng đến sai khớp cắn sau này, là
hồi chuông cảnh báo cho cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng cho trẻ.
Khoảng 7% trẻ có sâu răng cửa sữa hàm dƣới, 18% trẻ có sâu răng nanh, đây thƣờng là
các răng ít bị tổn thƣơng ngoại trừ những trẻ mắc sâu răng sớm mức độ trầm trọng hoặc
sâu răng lan nhanh.
Nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn ICDAS II trong đánh giá tình trạng sâu răng. Gần
30% số trẻ có tổn thƣơng sâu răng giai đoạn sớm, tỷ lệ trẻ bị tổn thƣơng xoang sâu thấy
ngà và xoang sâu thấy ngà lan rộng trên bề mặt răng là khoảng 50%. Khi đánh giá về
phân bố mức độ tổn thƣơng sâu răng theo mặt răng thấy: Khoảng 8% tổn thƣơng sâu
răng giai đoạn sớm, 92% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn, trong đó 49,1% mặt
răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tổn thƣơng
sâu răng trong giai đoạn sớm đƣợc phát hiện không nhiều, một phần là do đối tƣợng
nghiên cứu còn quá nhỏ, khó khăn trong công tác làm khô răng và há miệng lâu trong
quá trình thăm khám; răng sữa có màu trắng đục, kèm theo đó là tình trạng vệ sinh răng
miệng chƣa tốt làm cho việc phát hiện tổn thƣơng gặp khó khăn, hơn nữa tổn thƣơng sâu
răng giai đoạn sớm tập trung nhiều ở lứa tuổi nhà trẻ, lứa tuổi mẫu giáo các tổn thƣơng
giai đoạn muộn có xu hƣớng chiếm ƣu thế. Tuy nhiên việc phát các tổn thƣơng sâu răng
sớm trong nghiên cứu này có ý nghĩa lớn trong công tác xây dựng chiến lƣợc dự phòng
và điều trị cho lứa tuổi này. 49,1% mặt răng sâu ở hình thái xoang sâu thấy ngà lan rộng
cho thấy nhu cầu điều trị chuyên sâu cao, bởi với mức độ tổn thƣơng này thì việc điều trị
thƣờng phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật điều trị cao hơn là việc hàn răng không sang chấn có
thể đƣợc thực hiện tại trƣờng học.
Trong nghiên cứu này, khám và đánh giá tình trạng bệnh sâu răng đƣợc thực hiện
theo tiêu chuẩn của ICDAS II với chỉ số đo độ tin cậy đạt mức tốt, điều này đảm bảo cho
tính giá trị của kết quả nghiên cứu, có khả năng so sánh đƣợc với các nghiên cứu khác
trên thế giới.
5. KẾT LUẬN
Tỷ lệ sâu răng ở trẻ 2 - 5 tuổi Trƣờng mầm non 19.5 thành phố Thái Nguyên rất cao:
75,8% có sâu răng sữa với smtm = 9,6 12,3.
66 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
Sâu răng xảy ra chủ yếu ở nhóm răng cửa hàm trên và nhóm răng hàm. Sâu răng có
thể xảy ra trên tất cả các mặt răng theo thứ tự từ cao xuống thấp: mặt nhai, mặt gần - mặt
xa, mặt ngoài - mặt trong.
91.8% tổn thƣơng sâu răng trong giai đoạn muộn, 49,1% mặt răng sâu ở hình thái
xoang sâu thấy ngà lan rộng.
Khoảng 30% số trẻ có tổn thƣơng sâu răng giai đoạn sớm chiếm 8,2% tổng số tổn
thƣơng sâu răng.
KHUYẾN NGHỊ
Các nghiên cứu trong thời gian tới cần tập trung hơn vào các đối tƣợng nhóm tuổi này
và lập kế hoạch chăm sóc sức khoẻ răng miệng.
Cần tăng cƣờng các biện pháp tái khoáng hóa cho răng theo con đƣờng toàn thân, tại chỗ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. AADP - American academy of pediatric dentistry (2008). Policy on Early
childhood caries: classifications, consequences, and preventive strategies. Oral health
policies, 41 - 44.
2. Fejerskov O, Manji F (1990). Reactor paper: risk assessment in dental caries. In: Bader
JD, ed. Risk assessment in dentistry. Chapel Hill: University of North Carolina Dental Ecology,
215–217.
3. Olatosi O et al (2015). The prevalence of early childhood caries and its associated risk
factors among preschool children referred to a tertiary care institution. Nigerian journal of
clinical practice, 18, (4), 493 - 501.
4. Yumiko K, Masayasu K, Toshiyuki S (2011). Review article: Early childhood
caries. International Journal of Dentistry, 7pages.
5. Greenwell AL et al (1990). Longitudial evaluation of caries pattrens from the primary to
the mixed dentition. Pediatric Dentistry, 12, (5), 278-282.
6. Trƣơng Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011). Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu
tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành,
12, 56-59.
7. Ekstrand KR, Ricketts DNJ, Longbottom C, Pitts NB (2005). Visual and tactile
assessment of arrested initial enamel carious lesions: an in vivo pilot study. Caries Res,39, 173-
177
8. Neerai Gugnani(2011). “Internatinonal Caries Detection and Assessment (ICDAS):
A new concept”. International Journal of Clinical Pediatric Dentistry, May-August,
4(2), 93-100.
9. World Health Organization (1997). Oral health surveys: basic methods - 4th ed. Geneve
1997, 6-8.
10. Renata NC et al (2014). Caries risk assessment in schoolchildren - a form based
on Cariogram® software. J Appl Oral Scio 22, (5), 397-402.
11. Vũ Mạnh Tuấn và cộng sự (2015). Sâu răng sớm và một số yếu tố liên quan ở trẻ 3 tuổi
tại trƣờng mầm non Trà Giang - Kiến Xƣơng - Thái Bình năm 2014. Tạp chí Y học Việt N m,
433, (8), 100-106.
67 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 2 năm 2016
STATUS OF EARLY CHILDHOOD CARIES IN CHILDREN IN
KINDERGARTEN 19.5 IN THAI NGUYEN USING ICDAS II
By Do Minh Huong, Le Thi Thu Hang
Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy
SUMMARY
A cross- sectional descriptive study was involved in 1184 children aged 24 - 71
months old in Kindergarten 19.5 in Thai Nguyen. Objective:To identify the
prevalence and severity of dental caries. Each child was examined orally using
ICDAS II. Results:The results revealed that 75. 8% of children suffered from
caries in primary teeth with the decay-missing-filled (DMF) index of 9.6 12.3.
In addition, dental caries occured much mỏe in upper incisors and molars. Lesions
occurred in all dental surfaces in which caries on occlusal surface was 66.1%.
91.8% of lesions of dental caries occured in a late stage ( 49,1% of surface of
dental caries with distinct cavity) , 8.2% lesions of dental caries occured in an
early stage (found in 30% of children). Therefore, additonal fluoride for the teeth,
filling the teeth are recommended for improving oral health of these group.
Keywords: Decay-missing-filled (DMF) index , ICDAS II, early chihood caries,
children aged 24 - 71 months old.
68
Các file đính kèm theo tài liệu này:
tinh_trang_sau_rang_som_tai_truong_mam_non_19_5_thanh_pho_th.pdf