Tài liệu Tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 55
TÌNH TRẠNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH, NGẦM
Ở CÁC DẠNG HÌNH THÁI MẶT THEO CHIỀU TRƯỚC SAU
Đinh Thị Thanh Thủy*, Nguyễn Thị Bích Lý**
TÓM TẮT
Mở đầu: Răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quá trình mọc răng khôn hàm dưới là một quá trình phức tạp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Từ lâu, sự phát triển không đầy đủ của khoảng hậu hàm đã được xem là một trong các
nguyên nhân dẫn đến sự mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới. Kích thước của khoảng trống này có liên quan
đến quá trình tăng trưởng của hệ thống sọ mặt theo chiều trước sau.
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định và so sánh tỉ lệ cũng như hình thái mọc lệch, ngầm
của răng khôn hàm dưới ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên mẫu thuận tiện gồm 9...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 55
TÌNH TRẠNG RĂNG KHÔN HÀM DƯỚI MỌC LỆCH, NGẦM
Ở CÁC DẠNG HÌNH THÁI MẶT THEO CHIỀU TRƯỚC SAU
Đinh Thị Thanh Thủy*, Nguyễn Thị Bích Lý**
TÓM TẮT
Mở đầu: Răng khôn hàm dưới mọc lệch, ngầm gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Quá trình mọc răng khôn hàm dưới là một quá trình phức tạp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố. Từ lâu, sự phát triển không đầy đủ của khoảng hậu hàm đã được xem là một trong các
nguyên nhân dẫn đến sự mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới. Kích thước của khoảng trống này có liên quan
đến quá trình tăng trưởng của hệ thống sọ mặt theo chiều trước sau.
Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định và so sánh tỉ lệ cũng như hình thái mọc lệch, ngầm
của răng khôn hàm dưới ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành trên mẫu thuận tiện gồm 90 phim sọ nghiêng và
90 phim toàn cảnh của bệnh nhân đến khám và điều trị tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược thành phố Hồ
Chí Minh. Các biến số gồm số đo góc ANB được xác định trên phim sọ nghiêng nhằm phân loại bệnh nhân thành
ba nhóm hình thái mặt khác nhau theo phân tích Steiner: hạng I, hạng II và hạng III; tỉ lệ và hình thái mọc lệch,
ngầm của răng khôn hàm dưới được nhận định trên phim toàn cảnh dựa trên phân loại của Pell – Gregory và
Winter.
Kết quả: tỉ lệ mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới thấp nhất ở nhóm hạng III (76,67%) và cao hơn ở
nhóm hạng I và II (cùng bằng 83,30%), sự khác biệt giữa các nhóm là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Hình
thái mọc thường gặp nhất ở cả 3 nhóm là vị trí II, A. Ở vị trí II, nhóm hạng III chiếm tỉ lệ thấp nhất và nhiều nhất
là nhóm hạng I. Tại vị trí A, hạng III chiếm đa số và ít nhất là hạng II. Hướng mọc lệch gần là phổ biến nhất ở
nhóm hạng I và II; trong khi đó, ở nhóm hạng III là hướng mọc thẳng đứng (p<0,05).
Kết luận: Trong phạm vi giới hạn của nghiên cứu, có thể kết luận rằng, tỉ lệ mọc lệch, ngầm của răng khôn
hàm dưới ở hình thái mặt hạng III thấp hơn nhóm hạng I và II, khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Vị trí
mọc thường gặp nhất ở cả 3 dạng hình thái mặt là II, A. Hướng lệch gần là phổ biến nhất ở nhóm hạng I và II;
riêng nhóm hạng III, hướng thẳng đứng gặp nhiều nhất.
Từ khóa: răng khôn hàm dưới, sự mọc lệch ngầm, các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau.
ABSTRACT
IMPACTED MANDIBULAR THIRD MOLAR
IN DIFFERENT ANTERO-POSTERIOR SKELETAL PATTERNS
Dinh Thi Thanh Thuy, Nguyen Thi Bich Ly
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 55 - 61
Background: Impacted mandibular third molars cause many severe complications which affect health and
lives. The process of eruption is complex and depends on many factors. The inadequate retro molar space was said
to be the most important one. The retro molar space is relative to the development of skeletal face.
Objectives: To evaluate the proportion and position of impacted mandibular third molars in different antero-
*Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
**Bộ môn Phẫu Thuật Miệng, Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Tác giả liên lạc: BS. Đinh Thị Thanh Thủy ĐT: 0933648782 Email: dttthuy0912@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 56
posterior skeletal patterns.
Methods: A cross-sectional study was performed on 90 diagnostic digital orthopantomograms (DPTs) and
90 lateral cephalograms (LCs) available in Faculty of Odonto – Stomatology. The subjects were divided into three
groups according to their ANB angle. The status of impacted mandibular third molars was analysis on DPTs
basing on classifications of Pell - Gregory & Winter.
Results: Mandibular third molars were recorded as impacted in 76.7% of the Class III and 83.3% of the
Class I, II (p>0.05). In all of the three skeletal facial types, the II, A was the most prevalent position of mandibular
third molars.The mesioangular impaction was the most prevalent position of class I and II; meanwhile, vertical
position is the most popular in class III (p<0.05).
Conclusion: The rate of impacted mandibular third molar of Class III is lower than that in Class I and II, no
significant difference in different types of face. II, A and mesioangular impaction was the most prevalent position
of class I and II. Vertical position is the most popular in class III.
Keywords: Impacted mandibular third molar, impaction, antero-posterior skeletal patterns.
MỞ ĐẦU
Răng khôn hàm dưới thường mọc ở độ tuổi
từ 18 đến 25, là răng có tỉ lệ mọc lệch, ngầm cao
nhất trong bộ răng vĩnh viễn, gây ra nhiều biến
chứng nghiêm trọng.
Quá trình mọc răng khôn hàm dưới là một
quá trình phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố,
trong đó sự phát triển của hệ thống sọ mặt giữ
vai trò rất quan trọng. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh sự phát triển không đầy đủ của
khoảng hậu hàm là yếu tố quan trọng dẫn đến
sự mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới(4,11,16).
Janson và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
chứng minh kích thước khoảng hậu hàm khác
nhau ở các cá thể có tương quan xương hạng I và
II(7). Nghiên cứu của Jakovljevic và cộng sự
(2015) cũng cho kết luận tỉ lệ mọc lệch, ngầm của
răng khôn hàm dưới khác biệt có ý nghĩa ở
tương quan xương hạng II và hạng III. Hơn thế
nữa, theo Richardson, vị trí mọc của răng khôn
hàm dưới còn có liên quan đến sự khác biệt về
tương quan hình thái mặt theo chiều trước
sau(13). Tuy nhiên, các nghiên cứu của Shokri(15)
hay Legovic(9) lại không đồng tình với quan điểm
này.
Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu có giá
trị về đặc điểm hình thái răng khôn, hình thái
cung răng, xương ổ răng, phức hợp sọ mặt và
khuôn mặt người Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện
nhằm khảo sát mối tương quan giữa sự mọc
lệch, ngầm của răng khôn hàm dưới và hình thái
mặt theo chiều trước sau.
Mục đích của nghiên cứu này là xác định và
so sánh tỉ lệ cũng như hình thái mọc lệch ngầm
của răng khôn hàm dưới theo chiều đứng, chiều
ngang và hướng lệch, ở các dạng hình thái mặt
theo chiều trước sau.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng
Mẫu nghiên cứu gồm phim toàn cảnh và
phim sọ nghiêng của các cá thể người Việt từ 18
tuổi trở lên, chọn từ hồ sơ của các bệnh nhân đến
khám và điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt - Đại
học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh trong
khoảng thời gian từ 01/2015 – 03/2017.
Tiêu chí chọn mẫu
Các phim được chọn trong mẫu nghiên cứu
phải thoả các yêu cầu sau đây:
- Bệnh nhân được chụp phim từ 18 tuổi trở
lên là người Việt Nam, dân tộc Kinh.
- Có đầy đủ hồ sơ bệnh án.
- Phim X- quang sọ nghiêng và phim toàn
cảnh chụp cùng thời điểm, đúng tiêu chuẩn.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 57
- Có đầy đủ các răng vĩnh viễn và răng
khôn hàm dưới hình thành ít nhất hai phần ba
chân răng.
Tiêu chí loại trừ
- Có tiền sử bệnh lý hay đã từng điều trị
chỉnh nha, phẫu thuật tại vùng miệng và hàm
mặt.
- Có những bất thường phát triển cá thể, dị
dạng răng mặt hay những bất đối xứng nghiêm
trọng phát hiện được trên phim.
Phương pháp nghiên cứu
- Xác định tương quan hai hàm theo chiều
trước sau dựa vào góc ANB trên phim sọ
nghiêng theo phân tích Steiner.
Nếu góc 0o ANB 4o: khuynh hướng
xương hạng I.
Nếu góc ANB > 4o: khuynh hướng xương
hạng II.
Nếu góc ANB < 0o: khuynh hướng xương
hạng III.
Ghi nhận kết quả và phân loại bệnh nhân
vào 3 nhóm hạng I, II, III.
Mẫu gồm 90 bệnh nhân chia đều ở 3 dạng
hình thái mặt.
- Xác định tình trạng lệch, ngầm của răng
khôn hàm dưới dựa vào khảo sát trên phim
toàn cảnh theo tiêu chuẩn của Pell – Gregory
và Winter.
Theo chiều ngang - tương quan với cành
đứng xương hàm dưới: Loại I: răng hoàn toàn
nằm trước cành đứng, loại II: răng nằm một
phần trong cành đứng, loại III: răng nằm hoàn
toàn trong cành đứng.
Theo chiều đứng - độ sâu so với mặt nhai
răng cối lớn thứ hai: A: điểm cao nhất của răng
khôn nằm ngang hay cao hơn mặt nhai răng cối
lớn thứ hai, B: điểm cao nhất của răng khôn nằm
ở khoảng giữa mặt nhai và cổ răng cối lớn thứ
hai, C: điểm cao nhất của răng khôn nằm thấp
hơn cổ răng cối lớn thứ hai.
Hướng lệch: xác định bởi độ nghiêng giữa
răng khôn và răng cối lớn thứ 2 (Góc : Lệch xa:
-79 < <-11, mọc thẳng: -10 < < 10, lệch gần: 11
< < 79, nằm ngang: 80 < < 10.
Tiêu chuẩn xác định răng khôn hàm dưới
mọc lệch, ngầm.
Răng có vị trí thuộc phân loại I, A, hướng
mọc thẳng được xem là mọc bình thường.
Các răng còn lại trong phân loại theo phân
loại Pell – Gregory và Winter, có vị trí và hướng
khác với răng mọc bình thường được xem là
lệch, ngầm.
Xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22.0.
- Dùng kiểm định Chi bình phương để thống
kê phân tích cho 2 biến định tính, khác biệt được
xem là có ý nghĩa khi p<0,05.
KẾT QUẢ
0,00%
20,00%
40,00%
60,00%
80,00%
100,00%
Hạng I Hạng II Hạng III
Răng khôn mọc bình
thường
Răng khôn lệch, ngầm
Biểu đồ 1. Sự khác biệt tỉ lệ răng khôn mọc lệch, ngầm giữa các dạng hình thái mặt.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 58
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
80,00%
Hạng I Hạng II Hạng III
Loại I
Loại II
Loại III
Biểu đồ 2. Phân bố vị trí răng khôn theo chiều ngang giữa các dạng hình thái mặt.
Khảo sát tỉ lệ răng khôn hàm dưới lệch ngầm
ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau,
kết quả cho thấy tỉ lệ này thấp nhất ở nhóm hạng
III (76,67%) và bằng nhau ở nhóm hạng I và II
(83,30%) (p>0,05).
1Bảng 1. Tỉ lệ răng khôn mọc lệch, ngầm ở các dạng
hình thái mặt
Răng khôn mọc
bình thường
Răng khôn lệch,
ngầm
Tổng
Hạng I 10 (16,70%) 50 (83,30%) 60 (100%)
Hạng II 10 (16,70%) 50 (83,30%) 60 (100%)
Hạng III 14 (23,33%) 46 (76,67%) 60 (100%)
Tổng 34 (18,9%) 146 (81,1%) 180 (100%)
p = 0,506 phép kiểm Chi bình phương
Xét tương quan theo chiều ngang, kết quả
cho thấy, ở cả 3 nhóm, răng khôn hàm dưới mọc
phổ biến nhất ở vị trí II và ít nhất ở vị trí III.
(p>0,05) (bảng 2).
Xét tương quan theo chiều đứng, kết quả ở
cả 3 nhóm, răng khôn hàm dưới mọc phổ biến
nhất ở vị trí A và hiếm gặp nhất ở vị trí C.
(p>0,05) (bảng 3).
Bảng 2. Phân bố vị trí răng khôn theo chiều ngang
giữa các dạng hình thái mặt
Loại I Loại II Loại III Tổng
Hạng I 18 (30,00%) 40 (66,70%) 2 (3,3%) 60
Hạng II 21 (35,00%) 39 (65,00%) 0 (0%) 60
Hạng III 29 (48,30%) 31 (51,7%) 0 (0%) 60
Tổng 68 (37,8%) 110 (61,1%) 2 (1,1%) 180
p = 0,085 phép kiểm Chi bình phương
Xét về hướng mọc, răng khôn hàm dưới chủ
yếu có dạng lệch gần (41,7%), đó cũng là hướng
mọc phổ biến nhất của nhóm hạng I và II. Tuy
nhiên, ở nhóm hạng III, răng khôn hàm dưới có
hướng mọc thẳng đứng chiếm đa số (43,33%)
(p<0,05) (bảng 4).
Bảng 3. Phân bố vị trí răng khôn theo chiều đứng
giữa các dạng hình thái mặt
Loại A Loại B Loại C Tổng
Hạng I 35 (58,33%) 20 (33,33%) 5 (8,33%) 60
Hạng II 29 (48,33%) 20 (33,33%) 11(18,33%) 60
Hạng III 39 (65,00%) 19 (31,70%) 2 (3,30%) 60
Tổng 103 (57,20%) 59 (32,80%) 18(10,00%) 180
p= 0,075 phép kiểm Chi bình phương
2Bảng 4. Phân bố hướng lệch của răng khôn giữa các dạng hình thái mặt
Thẳng đứng Lệch gần Lệch xa Nằm ngang Tổng
Hạng I 24 (40,00%) 27 (45,00%) 7 (11,67%) 2 (3,33%) 60
Hạng II 15(25,00%) 31 (51,67%) 13(21,67%) 1 (1,67%) 60
Hạng III 26 (43,33 %) 17 (28,33%) 11 (18,33%) 6 (10,00%) 60
Tổng 65 (36,1%) 75 (41,7%) 31 (17,2%) 9 (5,0%) 180
p= 0,032 phép kiểm Chi bình phương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 59
0,00%
10,00%
20,00%
30,00%
40,00%
50,00%
60,00%
70,00%
Hạng I Hạng II Hạng III
Loại A
Loại B
Loại C
Biểu đồ 3. Phân bố vị trí răng khôn theo chiều đứng giữa các dạng hình thái mặt
Biểu đồ 4. Phân bố vị trí răng khôn theo hướng lệch giữa các dạng hình thái mặt
BÀN LUẬN
Quá trình mọc của răng khôn hàm dưới chịu
tác động của nhiều yếu tố. Trong cuộc sống hiện
đại, đa số các dân tộc có xu hướng mất cân đối
kích thước giữa răng và xương hàm, vì thế răng
vĩnh viễn mọc sau càng có nguy cơ bị lệch và
ngầm do thiếu chỗ.
Khảo sát tỉ lệ răng khôn hàm dưới mọc lệch,
ngầm giữa các dạng hình thái mặt trong nghiên
cứu này cho thấy tỉ lệ thấp nhất ở nhóm hạng III
và cao hơn ở nhóm hạng I và II, tuy nhiên sự
khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Trong khi đó, kết quả được tìm thấy ở
nghiên cứu của Jakovljevic (2015)(6) với tỉ lệ răng
khôn mọc lệch ngầm thấp nhất ở nhóm xương
hạng III và cao nhất ở nhóm xương hạng II, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Điều này có thể được giải thích bởi các yếu tố
đã được xác định là có ảnh hưởng đến quá trình
mọc răng khôn hàm dưới. Sự gia tăng khoảng
hậu hàm cũng như tăng tỉ lệ khoảng hậu
hàm/kích thước gần xa thân răng khôn hàm
dưới là yếu tố quan trọng cho việc mọc đến vị trí
chức năng của răng này(4,11,16). Nghiên cứu của
Jakovljevic(6) đã cho thấy sự gia tăng có ý nghĩa
khoảng trống hậu hàm ở nhóm xương hạng III
so với nhóm xương hạng I và II.
Kết quả được báo cáo từ các nghiên cứu về
tỉ lệ răng khôn lệch, ngầm ở các dạng hình thái
mặt theo chiều trước sau vẫn còn nhiều tranh
cãi, nên vẫn chưa thể đi đến một kết luận về
mối liên quan về tỉ lệ này giữa các nhóm có
dạng hình thái mặt khác nhau. Hơn nữa, quá
trình mọc lệch của răng khôn còn do tác động
của nhiều yếu tố phối hợp trong quá trình
phát triển sọ mặt nên chưa thể căn cứ vào yếu
tố hình thái xương hàm để chẩn đoán chính
xác quá trình này.
Trong tương quan theo chiều ngang, chúng
tôi nhận thấy vị trí lệch, ngầm phổ biến nhất của
răng khôn hàm dưới ở cả ba dạng hình thái mặt
là vị trí II (răng khôn ngầm một phần trong cành
đứng). Kết quả này cũng phù hợp với kết quả
các nghiên cứu trước đây của tác giả
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 60
Obiechina(12). Xét theo từng vị trí, tại vị trí I,
nhóm hạng III chiếm tỉ lệ nhiều nhất và ít nhất là
nhóm hạng I. Tại vị trí II, chiếm đa số là nhóm
hạng I và II. Điều này cho thấy, khoảng trống
hậu hàm dành cho răng khôn mọc lên ở nhóm
hạng III nhiều hơn ở hai nhóm còn lại. Tuy nhiên,
khác biệt về vị trí mọc theo chiều ngang ở các
nhóm hạng xương là không có ý nghĩa (p>0,05).
Nếu xét tương quan theo chiều đứng, A là vị
trí mọc phổ biến nhất của răng khôn hàm dưới.
Cụ thể hơn, trong nhóm răng khôn đạt đến độ
cao mặt nhai răng cối lớn thứ hai (vị trí A), hạng
III chiếm đa số, thấp nhất là hạng II. Ngược lại, ở
vị trí thấp hơn cổ răng cối lớn thứ hai (vị trí C),
nhóm hạng II chiếm nhiều nhất, và ít nhất là
nhóm hạng III, không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa ba dạng hình thái mặt (p>0,05).
Điều này, lại một lần nữa cho thấy, khoảng trống
cũng như chiều hướng mọc răng khôn ở nhóm
hạng III thích hợp cho nó đạt được đến mặt
phẳng nhai, hơn là các răng ở nhóm hạng I và II.
Trong thời kì phôi thai, các nụ biểu bì của
răng cối lớn vĩnh viễn đều lần lượt xuất hiện ở vị
trí giữa mặt xa của mầm răng cối sữa thứ hai và
cành lên xương hàm dưới. Khoảng cách này
không phải bao giờ cũng đủ chỗ cho cả 3 răng
cối lớn vĩnh viễn mọc lên. Trong quá trình tăng
trưởng theo chiều trước sau của hệ thống sọ mặt,
ở nhánh đứng xương hàm dưới có sự đắp thêm
xương ở bờ sau và sự tiêu xương ở bờ trước(5)
làm tăng chiều dài xương hàm dưới giúp tạo chỗ
cho các răng cối lớn vĩnh viễn. Nhiều nghiên cứu
cũng đã chứng minh tình trạng xương hàm dưới
kém phát triển ở những trường hợp có răng
khôn hàm dưới lệch, ngầm(9,10). Ở những bệnh
nhân thuộc nhóm xương hạng III, thường có sự
tăng trưởng quá mức của xương hàm dưới, làm
tăng chiều dài xương. Kết quả nghiên cứu của
Janson hay Jakovljevic A đều ủng hộ cho quan
điểm này khi báo cáo rằng, chiều dài xương hàm
dưới có liên quan đến tỉ lệ mọc lệch, ngầm của
răng khôn hàm dưới. Giá trị lớn nhất của kích
thước này được tìm thấy ở những bệnh nhân
thuộc nhóm hạng III và giảm có ý nghĩa ở nhóm
hạng II (p<0,001). Việc gia tăng kích thước xương
hàm có lẽ đã tạo thêm khoảng trống thích hợp,
giúp răng khôn hàm dưới ở nhóm hạng III mọc
đến vị trí chức năng.
Xét về hướng lệch của răng khôn hàm dưới,
nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy rằng, trong
tổng thể mẫu nghiên cứu, hướng lệch gần là phổ
biến nhất, đây cũng là hướng lệch chiếm đa số
trong nhóm hạng I và II. Tuy nhiên, đối với
nhóm hạng III, hướng thẳng đứng lại được tìm
thấy nhiều nhất. Sự khác biệt về hướng mọc ở
các dạng hình thái mặt theo chiều trước sau là có
ý nghĩa thống kê (p<0,05). Trong các nghiên cứu
gần đây trên thế giới, cũng cho thấy hướng lệch
gần là thường gặp nhất ở các răng khôn hàm
dưới(1). Để giải thích cho hiện tượng ngày, nhiều
giả thuyết đã được đưa ra. Trong thời kỳ mầm
răng khôn đang phát triển, xương hàm cũng
đồng thời tăng trưởng bằng cách tiêu xương mặt
trong và đắp xương mặt ngoài, kết quả xương
hàm phát triển xuống dưới và ra trước. Sự tăng
trưởng này tác động vào quá trình phát triển của
mầm răng và sự mọc răng khôn, làm thân hay
lệch phía gần còn chân lệch phía xa, nhất là răng
khôn hàm dưới. Về phôi thai học cho thấy mầm
răng cối lớn thứ nhất, thứ hai và răng khôn hàm
dưới có chung thừng liên bào; răng cối lớn thứ
nhất và thứ hai mọc trước kéo thân răng khôn
nghiêng về phía răng cối lớn thứ hai, trong khi
đó chân răng dễ nghiêng về phía góc hàm do tác
động của cơ chế tăng trưởng của xương hàm(2).
Xét riêng nhóm hạng III, hướng mọc phổ
biến nhất là thẳng đứng. Điều này có thể giải
thích nhờ khoảng trống hậu hàm và chiều dài
xương hàm dưới. Việc gia tăng kích thước
khoảng hậu hàm và kích thước xương hàm
dưới ở những bệnh nhân thuộc nhóm hạng III
đã được chứng minh trong các nghiên cứu của
Jakovljevic(6) và Janson(7), có lẽ đã tạo thuận lợi
cho răng khôn hàm dưới mọc theo hướng
thẳng đứng.
Tuy nhiên, sau 18 tuổi, răng khôn còn thay
đổi vị trí trong xương hàm và có thể mọc lên đến
vị trí chức năng. Nghiên cứu tiến cứu của Kruger
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 61
và cộng sự(8) cho kết quả 33,7% các khôn được
cho là lệch, ngầm vào độ tuổi 18 đã mọc lên hoàn
toàn khi bệnh nhân 26 tuổi. Một vài nghiên cứu
khác cũng ủng hộ cho quan điểm này(3,14,17). Do
đó, vị trí mọc của răng khôn hàm dưới của bệnh
nhân được khảo sát trên phim toàn cảnh tại thời
điểm chụp phim, có thể chưa phải là vị trí cuối
cùng của nó trong xương hàm.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ mọc lệch, ngầm của răng khôn hàm
dưới ở các dạng hình thái mặt theo chiều trước
sau lần lượt là: hạng I: 83,30%, hạng II: 83,30%,
hạng III 76,67%; thấp nhất ở nhóm hạng III và
bằng nhau ở nhóm hạng I và II, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê.
Hình thái mọc phổ biến nhất của răng khôn
hàm dưới ở cả ba dạng hình thái mặt là vị trí II,
A; hiếm gặp nhất là vị trí III, C; khác biệt giữa các
dạng hình thái mặt không có ý nghĩa thống kê.
Răng khôn hàm dưới mọc lệch gần phổ biến
nhất ở nhóm hạng I và II. Hướng thẳng đứng
phổ biến nhất ở nhóm hạng III. Khác biệt về
hướng mọc của răng khôn hàm dưới ở các dạng
hình thái mặt có ý nghĩa thống kê.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Carter K, Worthington S (2016). "Predictors of Third Molar
Impaction: A Systematic Review and Meta-analysis", J Dent
Res. 95(3), pp. 267-342.
2. Đặng Thị Thắm (2013): Tỉ lệ mọc lệch, ngầm của răng khôn
hàm dưới ở các dạng hình thái mặt. Khóa luận tốt nghiệp Bác
sĩ Răng hàm mặt ĐHYD TPHCM.
3. Hattab FN (1997). "Positional changes and eruption of
impacted mandibular third molars in young adults. A
radiographic 4-year follow-up study", Oral Surg Oral Med Oral
Pathol Oral Radiol Endod. 84(6), pp. 604-611.
4. Hattab FN, Alhaija ES (1999). "Radiographic evaluation of
mandibular third molar eruption space", Oral Surg Oral Med
Oral Pathol Oral Radiol Endod. 88(3), pp. 285-375.
5. Hồ Thị Thùy Trang, Phan Thị Xuân Lan (2004). Phim sọ
nghiêng dùng trong chỉnh hình răng mặt, Sách chỉnh hình
răng mặt, Nhà xuất bản Y học, Chi nhánh TPHCM, tr 84-96
6. Jakovljevic A et al (2015). "Radiographic assessment of lower
third molar eruption in different anteroposterior skeletal
patterns and age-related groups", Angle Orthod. 85(4), pp. 577-
661.
7. Janson G et al (2007). "Class II subdivision malocclusion types
and evaluation of their asymmetries", Am J Orthod Dentofacial
Orthop. 131(1), pp. 57-66.
8. Kruger E, Thomson WM and Konthasinghe P (2001), "Third
molar outcomes from age 18 to 26: findings from a population-
based New Zealand longitudinal study", Oral Surg Oral Med
Oral Pathol Oral Radiol Endod. 92(2), pp. 150-154.
9. Legovic M et al (2008). "Correlation between the pattern of
facial growth and the position of the mandibular third molar",
J Oral Maxillofac Surg. 66(6), pp. 1218-1241.
10. Lindqvist B, Thilander B (1982), "Extraction of third molars in
cases of anticipated crowding in the lower jaw", Am J Orthod.
81(2), pp. 130-138.
11. Mollaoglu N, Cetiner S, and Gungor K (2002). "Patterns of
third molar impaction in a group of volunteers in Turkey",
Clin Oral Investig. 6(2), pp. 109-122.
12. Obiechina AE., Arotiba JT., Fasola AO (2001). "Third molar
impaction: evaluation of the symptoms and pattern of
impaction of mandibular third molar teeth in Nigerians",
Odontostomatol Trop. 24(93), pp. 22-27.
13. Richardson ME (1977). "The etiology and prediction of
mandibular third molar impaction", Angle Orthod. 47(3), pp.
165-236.
14. Sandhu S, Kaur T. (2008). "Radiographic study of the
positional changes and eruption of impacted third molars in
young adults of an Asian Indian population", J Oral Maxillofac
Surg. 66(8), pp. 1617-1640.
15. Shokri A et al. (2014). "Position of impacted mandibular third
molar in different skeletal facial types: First radiographic
evaluation in a group of Iranian patients", Imaging Science in
Dentistry. 44(1), pp. 61-125.
16. Tsai HH (2005). "Factors associated with mandibular third
molar eruption and impaction", J Clin Pediatr Dent. 30(2), pp.
109-122.
17. Venta I et al. (1991). "Assessing the eruption of lower third
molars on the basis of radiographic features", Br J Oral
Maxillofac Surg. 29(4), pp. 259-320.
Ngày nhận bài báo: 06/02/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 25/02/2018
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_rang_khon_ham_duoi_moc_lech_ngam_o_cac_dang_hinh.pdf