Tài liệu Tình trạng nhiễm vi rút sốt xuất dengue ở trẻ có sốt cấp tham gia nghiên cứu Cyd14 tại Tiền Giang: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 65
TÌNH TRẠNG NHIỄM VI RÚT SỐT XUẤT DENGUE
Ở TRẺ CÓ SỐT CẤP THAM GIA NGHIÊN CỨU CYD14 TẠI TIỀN GIANG
Lê Tấn Giàu*, Trương Công Đầy*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm,
thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt,
xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu
không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Mục tiêu: Mô tả tình trạng nhiễm vi rút Dengue ở trẻ có sốt cấp tham gia nghiên cứu CYD14 tại Tiền
Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.
Kết quả: Lô nghiên cứu có 45/738 trẻ (6,1%) có NS1 dương tính. Mẫu máu cấp có 7/45 trẻ (15,6%) có IgM
dương tính, 30/45 trẻ (66,7%) có IgG dương tính. Mẫu máu hồi phục có 41/45 trẻ (...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng nhiễm vi rút sốt xuất dengue ở trẻ có sốt cấp tham gia nghiên cứu Cyd14 tại Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 65
TÌNH TRẠNG NHIỄM VI RÚT SỐT XUẤT DENGUE
Ở TRẺ CÓ SỐT CẤP THAM GIA NGHIÊN CỨU CYD14 TẠI TIỀN GIANG
Lê Tấn Giàu*, Trương Công Đầy*, Tạ Văn Trầm*
TÓM TẮT
Mở đầu: Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi rút Dengue gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm,
thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của sốt xuất huyết Dengue là sốt,
xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu
không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.
Mục tiêu: Mô tả tình trạng nhiễm vi rút Dengue ở trẻ có sốt cấp tham gia nghiên cứu CYD14 tại Tiền
Giang.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.
Kết quả: Lô nghiên cứu có 45/738 trẻ (6,1%) có NS1 dương tính. Mẫu máu cấp có 7/45 trẻ (15,6%) có IgM
dương tính, 30/45 trẻ (66,7%) có IgG dương tính. Mẫu máu hồi phục có 41/45 trẻ (91,1%) có IgM dương tính,
43/45 trẻ (95,6%) có IgG dương tính. Về huyết học, mẫu máu cấp có 24/45 trẻ (53,3%) giảm bạch cầu máu, 11/45
trẻ (24,4%) có giảm tiểu cầu, 1/45 trẻ (2,2%) có Hct tăng theo tuổi. Mẫu máu hồi phục có 9/45 trẻ (20%) giảm
bạch cầu máu, 2/45 trẻ (4,4%) giảm tiểu cầu máu, không có trẻ nào có Hct tăng. Về sinh hóa, mẫu máu cấp có
16/45 trẻ (35,5%) tăng men SGOT, 6/45 trẻ (13,3%) tăng men SGPT, mẫu máu hồi phục có 21/45 trẻ (46,7%)
tăng men SGOT, 18/45 trẻ (40%) tăng men SGPT.
Kết luận: Trẻ nhiễm vi rút Dengue, xét nghiệm NS1 có tính chính xác cao và chuyên biệt. Mẫu máu giai
đoạn cấp IgM dương tính thấp, tỉ lệ dương tính cao trong mẫu máu giai đoạn hồi phục. Bạch cầu, tiểu cầu máu
giảm trong giai đoạn cấp, dần trở về bình thường trong giai đoạn hồi phục.
Từ khóa: Sốt xuất huyết Dengue.
ABSTRACT
INFECTION DENGUE VIRUS IN CHILDREN HAD ACUTE FEBRILE ILLNESS STUDYING
PARTICIPANT CYD IN TIEN GIANG PROVINCE
Le Tan Giau, Truong Cong Day, Ta Van Tram
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 65 - 69
Backgrounds: Dengue hemorrhagic fever is an infectious disease caused by the dengue virus. The disease
occurs throughout the year; usually increase during the rainy season. The disease occurs in both children and
adults. Features of dengue fever, dengue and exit the plasma, which can lead to hypovolemic circulatory shock,
coagulopathy, and organ failure, if not diagnosed early and treated in time can lead to dead.
Objective: Describe infection Dengue virus in children had acute febrile illness studying participant CYD
in Tien Giang province.
Methods: Retrospective, descriptive case series.
Results: Plot studies had 45/738 (6.1%) had positive NS1. Blood samples acute with 7/45 children (15.6%)
had positive IgM, 30/45 children (66.7%) had positive IgG. Blood samples recovered with 41/45 children (91.1%)
had positive IgM, 43/45 children (95.6%) had positive IgG. About hematology, blood samples acute with 24/45
* Bệnh viện Đa Khoa Tiền Giang
Tác giả liên lạc: PGS. TS.BS Tạ Văn Trầm, ĐT: 0913771779, Email: tavantram@gmail.com.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 66
children (53, 3%) had leukopenia, 11/45 children (24.4%) had thrombocytopenia, 1/45 children (2.2%) had
increased hematocrit with age. Blood samples recovered with 9/45 children (20%) had neutropenia blood, 2/45
children (4.4%) had thrombocytopenia, no children had increased hematocrit. About biochemistry, blood samples
acute with 16/45 children (35.5%) had increased enzymes SGOT, 6/45 children (13.3%) had increased SGPT
enzymes, blood samples recovered with 21/45 children (46.7%) had increased enzymes SGOT, 18/45 children
(40%) had increased SGPT enzymes.
Conclusions: Children infected with Dengue virus, NS1 test with high accuracy and specialized. Blood
samples IgM-positive acute phase of low, high positive rate in blood samples recovery period. Leukemia, blood
platelet levels reduced in stages, gradually returning to normal in the recovery phase.
Keywords: Dengue hemorrhagic fever.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue gây ra do một trong
bốn tuýp vi rút Dengue, lây truyền sang người
do muỗi Aedes đốt. Vi rút Dengue thường gặp ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của thế giới
và mỗi năm khoảng 50 đến 100 triệu người bị lây
nhiễm. Có khoảng 390 triệu ca nhiễm Dengue
diễn ra hằng năm và có khoảng 96 triệu người
mắc bệnh có triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Sốt
Dengue ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương
chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật chung và
đã tăng lên khoảng 30 lần trong 50 năm qua. Bốn
týp vi rút gây bệnh theo tỷ lệ mà thay đổi một
cách không dự đoán được theo thời gian và từ
nơi này sang nơi khác, ngay cả trong cùng một
quốc gia. Tỷ suất mắc đã gia tăng trên những
nhóm tuổi cao hơn tại nhiều quốc gia lưu hành
sốt Dengue(1,7).
Chưa có vắc xin được cấp phép lưu hành và
chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu để ngăn
ngừa nhiễm vi rút Dengue. Một thử nghiệm vắc
xin mới ngừa sốt xuất huyết bốn týp trên trẻ em
khỏe mạnh từ 2 đến 14 tuổi ở Châu Á được tài
trợ bởi Sanofi Pasteur từ ngày 03 tháng 6 đến
ngày 01 tháng 12 năm 2011. Đây là thử nghiệm
lâm sàng giai đoạn 3, quan sát mù, ngẫu nhiên,
có đối chứng, đa trung tâm tại 5 quốc gia thuộc
khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong đó có
tỉnh Tiền Giang(4). Do đó chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tình trạng nhiễm vi rút Dengue ở trẻ
có sốt cấp tham gia nghiên cứu này nhằm mục
tiêu là Mô tả tình trạng nhiễm vi rút Dengue ở
trẻ có sốt cấp tham gia nghiên cứu CYD14 tại
Tiền Giang từ 01/7/2011 đến 30/10/2013.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỉ lệ trẻ có xét nghiệm NS1 dương
tính trong đợt sốt cấp.
Xác định tỉ lệ Mac Elisa dương tính trong đợt
sốt cấp.
Xác định tỉ lệ thay đổi các chỉ số huyết học và
sinh hóa trong nhiễm vi rút Dengue.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả hàng loạt trường hợp.
Dân số mục tiêu
Bệnh nhi nhiễm vi rút Dengue có sốt cấp
tham gia nghiên cứu CYD14 tại Tiền Giang.
Dân số chọn mẫu
Bệnh nhi nhiễm vi rút Dengue có sốt cấp
tham gia nghiên cứu CYD14 tại Tiền Giang từ
01/7/2011 đên 30/10/2013.
Cỡ mẫu
Lấy trọn mẫu từ 01/7/2011 đến 30/10/2013.
Tiêu chí chọn bệnh
Tham gia nghiên cứu CYD14.
Có sốt cấp.
Nhiễm vi rút Dengue.
Tiêu chí loại trừ
Trẻ không hoàn thành nghiên cứu.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 67
Xử lý dữ liệu
Xử lý và phân tích số liệu bằng phần mềm
SPSS 16.
KẾT QUẢ
Từ 01/7/2011 đến 30/10/2013 có 45 trẻ tham
gia CYD 14 sốt cấp có nhiễm vi rút Dengue thỏa
tiêu chí đưa vào nghiên cứu.
Tỉ lệ NS1 dương tính
Chúng tôi ghi nhận 45/738 (6,1%) trẻ sốt cấp
tham gia CYD 14 có NS1 dương tính. CYD 14 là
thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, quan sát mù,
ngẫu nhiên, có đối chứng bằng giả dược, đánh
giá hiệu lực và tính an toàn của vắc xin mới bốn
tuýp ngừa sốt xuất huyết, đa trung tâm tại 5
quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình
Dương. Các đối tượng nhận 3 mũi tiêm vắc xin
sống, giảm độc lực, bốn týp ngừa sốt Dengue
(CYD-TDV) hoặc giả dược tại tháng 0, tháng thứ
6 và tháng thứ 12. Trong trường hợp trẻ bị sốt
cấp tính (sốt từ 2 ngày trở lên), đối được lấy
thêm 2 mẫu máu. Mẫu máu trong giai đoạn cấp
tính (trong vòng 5 ngày kể từ lúc khởi phát sốt)
được kiểm tra tìm kháng nguyên protein phi cấu
trúc của vi rút Dengue (NS1) (Labo Platelia
Biorad tại Marnes-La-Coquette, Pháp), sàng lọc
vi rút Dengue bằng phương pháp RT-PCR,và
xác định týp vi rút gây bệnh bằng phương pháp
phản ứng chuỗi polymerase đặc hiệu týp huyết
thanh Simplexa (Simplexa denguereal-time PCR
assay, Focus Diagnostics, CA, USA)(4). Một ca sốt
cấp tính được phân loại là sốt Dengue xác định
khi một trong những xét nghiệm trên cho kết
quả dương tính. Cả mẫu máu thứ nhất và mẫu
máu thứ hai mà được lấy trong giai đoạn hồi
phục vào ngày thứ 7-14 kể từ lúc đối tượng bị sốt
cấp tính được kiểm tra sự hiện diện của kháng
thể IgM và IgG (thử nhiệm lâm sàng). NS1 của vi
rút Dengue là 1 glycoprotein, trọng lượng phân
tử 46-50 kD. Nhiễm vi rút Dengue hiện nay được
phát hiện bằng nhiều xét nghiệm như: phân lập
vi rút, phản ứng chuỗi polymerase sao chép
ngược (RT-PCR), ELISA phát hiện kháng
nguyên, phản ứng ngăn nhưng kết hồng cầu
(HI), phản ứng miễn dịch hấp phụ gắn men
(MAC-ELISA, GAC-ELISA), sắc ký miễn dịch.
Kíp platelia Dengue NS1 áp dụng nguyên tắc
miễn dịch men một bước trên plaque. Xét
nghiệm này thực hiện đơn giản, nhanh và dễ đọc
kết quả. Bác sĩ lâm sàng có thể sử dụng kết quả
của xét nghiệm này trong việc chẩn đoán bệnh
trong giai đoạn sớm cho cả bệnh nhân nội trú lẫn
ngoại trú chỉ trong vài giờ. Xét nghiệm này có độ
nhạy và độ đặc hiệu rất cao. Theo Phan Văn Bé
Bảy(6) độ nhạy của xét nghiệm này là 94,9%, theo
Philippe Dussart(3) độ nhạy là 88,7%,
Kamarasamy(3) là 93,3 %. Độ đặc hiệu của xét
nghiệm này theo Phan Văn Bé Bảy, Philippe
Dussart là 100 %, Hao Xu(8) là 98,9%, giá trị tiên
đoán dương là 100%, giá trị tiên đoán âm cao
94,4% nên rất hữu ích trong việc xác định hay
loại trừ bệnh nhân bị nhiễm vi rút Dengue.
Tỉ lệ Mac Elisa dương tính trong đợt sốt cấp
Đối với mẫu máu cấp, chúng tôi ghi nhận
7/45 trẻ (15,6%) có IgM dương tính, 30/45 trẻ
(66,7%) có IgG dương tính. Mẫu máu cấp là
mẫu máu được lấy trong vòng 5 ngày từ lúc
khởi phát sốt.
Bảng 1. Tỉ lệ IgM dương tính trong mẫu máu cấp
IgM Số ca Tỉ lệ %
Dương tính 7 15,6
Âm tính 38 84,4
Tổng 45 100
Bảng 2. Tỉ lệ IgG dương tính trong mẫu máu cấp
IgG Số ca Tỉ lệ %
Dương tính 30 66,7%
Âm tính 15 33,3%
Tổng 45 100
Nhận xét: Đối với mẫu máu hồi phục được
lấy từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14 của sốt.
Chúng tôi ghi nhận 41/45 trẻ (91,1%) có IgM
dương tính, có đến 43/45 trẻ (95,6%) có IgG
dương tính.
Bảng 3. Tỉ lệ IgM dương tính trong mẫu máu hồi
phục.
IgM Số ca Tỉ lệ %
Dương tính 41 91,1
Âm tính 4 8,9
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 68
IgM Số ca Tỉ lệ %
Tổng 45 100
Bảng 4. Tỉ lệ IgG dương tính trong mẫu máu hồi
phục.
IgG Số ca Tỉ lệ %
Dương tính 43 95,6
Âm tính 24,4% 4,4
Tổng 45 100
Nhận xét: Lần đầu tiên một người bị nhiễm
vi rút Dengue thì đáp ứng kháng thể xảy ra kiểu
sơ nhiễm. Đáp ứng sơ nhiễm kháng thể IgM xuất
hiện rất sớm, thường vào ngày thứ năm của
bệnh tăng cao nhất trong 2 tuần lễ sau đó giảm
dần. Kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn và
tương đối thấp. Đặc trưng của đáp ứng sơ nhiễm
là kháng thể IgM tăng cao còn kháng thể IgG ở
mức thấp. Trong đáp ứng tái nhiễm kháng thể
IgG xuất hiện sớm và tăng cao trong 2 tuần lễ
đầu còn kháng thể IgM ở mức tương đối thấp.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán phòng thí
nghiệm vi rút Dengue như phân lập vi rút, chẩn
đoán huyết thanh học, phản ứng chuỗi
polymerase sao chép ngược. Huyết thanh chẩn
đoán gồm có phản ứng ngăn ngưng kết hồng
cầu, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng miễn
dịch hấp phụ gắn men IgG gián tiếp, phản ứng
trung hòa, phản ứng miễn dịch hấp phụ gắn
men thu bắt IgG (Mac-Elisa) đơn giản, rẻ tiền, dễ
thực hiện và có ưu điểm chỉ lấy máu bệnh nhân
1 lần, kháng thể IgM xuất hiện sớm hơn kháng
thể IgG và tồn tại 60-90 ngày. Vì vậy Mac-Elisa
dương tính có ý nghĩa bệnh nhân đang mắc
bệnh hoặc người đó đã nhiễm vi rút Dengue 2-3
tháng trước(5).
Thay đổi các chỉ số huyết học và sinh hóa
trong chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue
Huyết học
Trong mẫu máu cấp, chúng tôi ghi nhận
24/45 trẻ (53,3%) giảm bạch cầu máu, bạch cầu
máu ở những trẻ này 3.650.000 ± 1000/mm3, 11/45
trẻ(24,4%) giảm tiểu cầu máu, tiểu cầu máu
trung bình 116.800 ± 44.000/mm3, tiều cầu thấp
nhất 28.000/mm3.
Bảng 5. Thay đổi chỉ số huyết học trong mẫu máu
cấp.
Thay đổi huyết học Số ca Tỉ lệ %
Giảm bạch cầu máu 24 53,3
Giảm tiểu cầu 11 24,4
Tăng Hct 1 2,2
Nhận xét: Trong mẫu máu hồi phục, chúng
tôi ghi nhận 9/45 trẻ (20%) giảm bạch cầu máu,
bạch cầu trung bình 4.350.000 ± 320/mm3, chỉ
còn 2 trẻ có giảm tiểu cầu máu, không có trẻ
nào có Hct tăng theo tuổi. Sinh bệnh học giảm
tiểu cầu trong sốt xuất Dengue vẫn chưa được
biết rõ, có nhiều giả thuyết: vi rút Dengue ức
chế tủy xương do đó sự sản xuất tiểu cầu bị
giảm, Den-2 có thể kết hợp tiểu cầu với sự
hiện diện của kháng thể đặc hiệu làm tiêu hủy
tiểu cầu, tiêu thụ tiểu cầu trong đông máu nội
mạch lan tỏa và tiểu cầu kết dính ở các chỗ tế
bào nội mạc bị tổn thương. Giảm bạch cầu
máu do rối loạn miễn dịch(5).
Thay đổi SGOT,SGPT
Trong các mẫu máu cấp, chúng tôi ghi nhận
16/45 trẻ (35,5%) tăng men SGOT, men SGOT
trung bình 56,3 ± 15,5 U/L, men SGOT cao nhất
96 U/L, 6/45 trẻ (13,3%) tăng men SGPT, men
SGPT trung bình 70 ± 17,4 U/L, men SGPT cao
nhất 97 U/L.
Trong các mẫu máu hồi phục, chúng tôi ghi
nhận 21/45 trẻ (46,7%) tăng men SGOT, men
SGOT trung bình 62,2 ± 2 U/L, men SGOT cao
nhất 107 U/L, 18/45 trẻ (40%) tăng men SGPT,
men SGPT trung bình 76 ± 2,96, cao nhất 140
U/L. Theo Chiou Feng Lin(2), các tế bào gan bị
nhiễm vi rút Dengue có hiện tượng hoạt hóa và
chết tế bào theo chương trình. Bên cạnh cơ chế
gây độc tế bào trực tiếp, còn có các cơ chế giáp
tiếp khác gây tổn thương gan thông qua
cytokine, chemokine, thâm nhập của tế bào bạch
cầu vào tổ chức gan(2).
KẾT LUẬN
Trẻ nhiễm vi rút Dengue, xét nghiệm NS1 có
tính chính xác cao và chuyên biệt, có 45/738
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 69
(6,1%) trẻ sốt cấp tham gia CYD 14 có NS1
dương tính.
Mẫu máu giai đoạn cấp IgM dương tính là
7/45 trẻ (15,6%); 30/45 trẻ (66,7%) có IgG dương
tính trong mẫu máu giai đoạn hồi phục.
Bạch cầu, tiểu cầu máu giảm trong giai đoạn
cấp, dần trở về bình thường trong giai đoạn hồi
phục. Trong các mẫu máu cấp, chúng tôi ghi
nhận 16/45 trẻ (35,5%) tăng men SGOT, men
SGOT trung bình 56,3 ± 15,5 U/L, men SGOT cao
nhất 96 U/L, 6/45 trẻ (13,3%) tăng men SGPT,
men SGPT trung bình 70 ± 17,4 U/L, men SGPT
cao nhất 97 U/L Trong các mẫu máu hồi phục,
chúng tôi ghi nhận 21/45 trẻ (46,7%) tăng men
SGOT, men SGOT trung bình 62,2 ± 2 U/L, men
SGOT cao nhất 107 U/L, 18/45 trẻ (40%) tăng
men SGPT, men SGPT trung bình 76 ± 2,96, cao
nhất 140 U/L.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bhatia R (2013), “Changing epidemiology of dengue in South
East Asia”, WHO-SEAJPH, 2, p.23-27.
2. Chiou-Feng Lin (2008), “Liver injury caused by antibodies
against dengue virus nonstructural protein 1 in a murine
model”, Laboratory Investigation, 88, p. 1079-1089.
3. Kamarasary V (2007), “Evaluating the sensivity of a
commercial dengue NS1 antigen capture ELISA for early
diagnosis of acute dengue virus infection, Singapore Med J,
48(7), p.669-673.
4. Maria Rosaario Capeding, Ngoc Huu Tran (2014), “Clinical
efficacy and safety of a novel tetravalent dengue vaccine in
healthy children in Asia: a phase 3, randomized, observer-
masked, placebo-controlled trial”. The lancet, 384, p.1358-1365.
5. Nguyễn Thanh Bảo (2008). Vi rút Dengue. Vi rút học, Nhà
xuất bản Y học, Tp Hồ Chí Minh, tr.119-126
6. Phan Văn Bé Bảy, Hoàng Tiến Mỹ (2009), “Xét nghiệm Elisa
phát hiện kháng nguyên NS1 trong chẩn đoán sốt Dengue/sốt
xuất huyết Dengue”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập13
(1), tr. 249-255.
7. Sabchareon A, Wallace D (2012), “Protective efficacy of the
recombinant, live attenuated, CYD tetravalent dengue vaccine
in Thai schoolchildren: a randomized, controlled phase 2b
trial”, The lancet, 380, p. 1559-1567.
8. Xu H (2006), “Serotype 1 specific monoclonal antibody based
antigen capture immumoassay for circulating nonstructural
protein NS1: implications for early diagnosis and serotyping
of dengue virus infections, J.Clin.Microbiol, 44, p.2872-2878.
Ngày nhận bài báo: 06/10/2015
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 12/07/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/09/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_trang_nhiem_vi_rut_sot_xuat_dengue_o_tre_co_sot_cap_tha.pdf