Tình trạng hạn chế chức năng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ

Tài liệu Tình trạng hạn chế chức năng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 189 TÌNH TRẠNG HẠN CHẾ CHỨC NĂNG Ở BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ Trần Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Trần Tố Trân**, Nguyễn Văn Trí **, Nguyễn Minh Phụng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) làm tăng nguy cơ hạn chế hoạt động chức năng, nhưng từng hoạt động cụ thể bị hạn chế ở từng giai đoạn SSTT khác nhau vẫn chưa được hiểu rõ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỉ lệ hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày ở bệnh nhân SSTT, xác định các hoạt động ADL cụ thể bị hạn chế trên từng giai đoạn SSTT. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả,157 bệnh nhân SSTT nằm viện tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016. Chẩn đoán SSTT theo tiêu chuẩn DSM-V. Chia giai đoạn SSTT theo thang điểm MMSE. Kết quả: 70% bệnh nhân SSTT hạn chế ADL. Mức độ hạn chế khác nhau và tăng dần theo từng giai đoạn SSTT. Các hoạt động như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh hạn chế ngay cả giai đoạn SSTT...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng hạn chế chức năng ở bệnh nhân sa sút trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 189 TÌNH TRẠNG HẠN CHẾ CHỨC NĂNG Ở BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ Trần Thị Thanh Thảo*, Nguyễn Trần Tố Trân**, Nguyễn Văn Trí **, Nguyễn Minh Phụng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Sa sút trí tuệ (SSTT) làm tăng nguy cơ hạn chế hoạt động chức năng, nhưng từng hoạt động cụ thể bị hạn chế ở từng giai đoạn SSTT khác nhau vẫn chưa được hiểu rõ. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tỉ lệ hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày ở bệnh nhân SSTT, xác định các hoạt động ADL cụ thể bị hạn chế trên từng giai đoạn SSTT. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả,157 bệnh nhân SSTT nằm viện tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 9/2015 đến tháng 5/2016. Chẩn đoán SSTT theo tiêu chuẩn DSM-V. Chia giai đoạn SSTT theo thang điểm MMSE. Kết quả: 70% bệnh nhân SSTT hạn chế ADL. Mức độ hạn chế khác nhau và tăng dần theo từng giai đoạn SSTT. Các hoạt động như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh hạn chế ngay cả giai đoạn SSTT nhẹ với tỉ lệ >50%, các hoạt động còn lại chỉ bị hạn chế ở giai đoạn trung bình và nặng. Kết luận: Mức độ hạn chế từng hoạt động ADL cụ thể là khác nhau ở từng giai đoạn SSTT. Tìm hiểu đươc mức độ hạn chế từng hoạt động ADL ở từng giai đoạn bệnh SSTT gợi ý cho việc thiết kế chương trình can thiệp vào mỗi hoạt động cụ thể tại từng giai đoạn của bệnh. Từ khoá: sa sút trí tuệ, ADL ABSTRACT FUNCTIONAL IMPAIRMENT IN PAITENTS WITH DEMENTIA Tran Thi Thanh Thao, Nguyen Tran To Tran, Nguyen Van Tri, Nguyen Minh Phung ** Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 189 - 193 Background: People with dementia need assistance in activities of daily living (ADL). However, characteristics of impairment in ADL among dementia patients have not been elucidated. Objectives: To determine the prevalence of functional impairment in patients with dementia and characteristics of it in different stages of dementia. Methods: A cross-sectional study, from September 2015 to May 2016, 157 patients with dementia in geriatric department at Gia Dinh Hospital were included. Diagnosis of dementia was undertaken using DSM-V research criteria. Stages of dementia was based on MMSE scores. Results: The prevalence ADL impairment among patients with dementia was 70%. In the mild dementia group, >50% patients required assistance in bathing, dressing and toileting. In contrast, other activities in ADLs were impaired in the moderate and severe dementia stages. Conclusions: Characteristics of functional decline were varied in different stages of dementia. Elucidating this issue helps patients with dementia receive specific intervention programs in the near future. Keywords: dementia, ADL * Học viên Cao học Lão khoa, Đại học Y Dược Tp. HCM ** Bộ môn Lão khoa- đại học Y Dược TPHCM, *** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Thanh Thảo ĐT: 0984993935 Email: tranthanhthao0110@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 190 ĐẶT VẤN ĐỀ Sa sút trí tuệ là một rối loạn của não bộ và là một bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động, nhận diện đồ vật và rối loạn chức năng thực hiện, khả năng lập kế hoạch, tổ chức và trừu tượng(3). Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và tình trạng sống phụ thuộc ở người cao tuổi. Tỉ lệ hạn chế chức năng ở nhóm SSTT cao hơn trong các bệnh khác như gãy xương chậu, đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư(1). Tuy nhiên, hạn chế chức năng ở bệnh nhân SSTT có đặc điểm gì, và hoạt động nào bị hạn chế ở giai đoạn nào của SSTT vẫn là câu hỏi chưa được quan tâm nhiều. Một khi trả lời được câu hỏi này, có thể giúp ích cho bác sĩ lão khoa, người chăm sóc biết cách tiếp cận và trợ giúp trong các sinh hoạt hàng ngày ở bệnh nhân SSTT theo từng giai đoạn một cách hiệu quả hơn, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân SSTT. Mục tiêu nghiên cứu Xác định mức độ hạn chế ADL ở bệnh nhân SSTT. Đánh giá từng hoạt động ADL cụ thể bị hạn chế ở từng giai đoạn SSTT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân SSTT nằm viện tại khoa Lão bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ tháng 9/2015 đến 5/2016. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn nhận vào Bệnh nhân được chẩn đoán SSTT theo tiêu chuẩn DSM-V: có điểm MMSE < 24 điểm (bệnh nhân biết chữ) hoặc MMSE < 18 điểm (bệnh nhân mù chữ), và cần trợ giúp bất cứ hoạt động nào trong IADL. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân khiếm thính, khiếm thị. Mắc các bệnh lý gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày như thoái hoá khớp nặng, thoát vị đĩa đệm.hoặc các bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải gây rối loạn vận động như di chứng tai biến mạch máu não, Parkinson nặng Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Quy trình tiến hành Tất cả bệnh nhân thoả tiêu chuẩn nhận vào và không có tiêu chuẩn loại trừ sẽ được phỏng vấn sự hạn chế chức năng cơ bản hàng ngày Katz ADL bao gồm tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh, đi lại trong nhà, tiêu tiểu tự chủ và tự ăn uống. Đánh giá là có hạn chế khi bệnh nhân cần trợ giúp từ 1 hoạt động trở lên(6). Xử lý số liệu Số liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 20.0. Dùng phép kiểm χ² kiểm định mối liên quan giữa hạn chế từng hoạt động ADL theo từng giai đoạn SSTT. KẾT QUẢ Chúng tôi thu thập số liệu của 157 bệnh nhân SSTT, tuổi trung bình là 82,13±7,56 tuổi. Tỉ lệ nữ là 66,8%. Trong đó, có 48,4% bệnh nhân là giai đoạn nhẹ, 33,1% là giai đoạn trung bình và 13,5% bệnh nhân giai đoạn SSTT nặng. Tỉ lệ hạn chế ADL Bảng 1: Tỉ lệ hạn chế ADL ở bệnh nhân SSTT SSTT Số lượng Tỉ lệ hạn chế ADL P Chung 110 70,1 Giai đoan SSTT Nhẹ 45 59,2 <0,00 1 Trung bình 36 71,2 Nặng 29 100 Tỉ lệ hạn chế là tăng dần theo giai đoạn SSTT, p< 0,001. Ở giai đoạn nặng, hầu hết bệnh nhân SSTT đều cần trợ giúp trong các hoạt động ADL. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 191 Đặc điểm hạn chế ADL theo từng giai đoạn SSTT Bảng 2: Loại hoạt động ADL bị hạn chế ở bệnh nhân SSTT Hoạt động ADL Số lượng Tỷ lệ (%) Tắm rửa 109 69,4 Mặc quần áo 98 62,4 Đi vệ sinh 91 58 Đi lại trong nhà 63 40,1 Tiêu tiểu tự chủ 20 12,7 Ăn uống 47 29,9 Hoạt động ADL bị hạn chế ở nhóm SSTT nhiều nhất là tắm rửa, mặc quần áo. Hoạt động ít bị hạn chế nhất là tiêu tiểu tự chủ và tự ăn uống. Bảng 3: Số hoạt động ADL bị hạn chế theo từng giai đoạn SSTT Số hoạt động SSTT nhẹ, n=76 (%) SSTT trung bình n=52(%) SSTT nặng n=29 (%) p Trung bình 2,08±2,09 2,65±2,05 4,83±1,75 <0,001 0 31(40,7) 16(30,7) 0(0) <0,001 1 12(15,7) 7(13,4) 1(3,4) 2 12(15,7) 4 (7,6) 1(3,4) 3 16(21,1) 5(9,6) 1(3,4) 4 5(5,7) 8 (15,3) 5(17,2) 5 0(0) 6(11,5) 11(37,9) 6 0(0) 6(11,5) 10(34,5) Số lượng các hoạt động ADL bị hạn chế tăng dần theo từng giai đoạn nặng của SSTT. Loại hoạt động ADL bị hạn chế ở từng giai đoạn SSTT Biểu đồ 1 cho thấy mức độ hạn chế từng hoạt động ADL cụ thể là khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn SSTT. Mức độ hạn chế thấp nhất ở giai đoạn nhẹ và tăng dần ở nhóm SSTT trung bình và nặng. Các hoạt động như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh có tỉ lệ hạn chế rất cao, giai đoạn SSTT nhẹ, trên 46% bệnh nhân cũng biểu hiện những khó khăn khi thực hiện và hầu hết các bệnh nhân SSTT nặng đều cần trợ giúp các hoạt động này. Các hoạt động như di chuyển trong nhà, kiểm soát bài tiết và ăn uống có tỉ lệ hạn chế khác nhau rõ rệt ở các giai đoạn SSTT. Tỉ lệ hạn chế các hoạt động này ở giai đoạn SSTT nhẹ rất thấp và dường như là các bệnh nhân SSTT nhẹ đều độc lập khi thực hiện. Tỉ lệ hạn chế tăng vọt lên ở nhóm SSTT trung bình và nặng, 50-80% bệnh nhân SSTT ở giai đoạn trung bình và nặng không thể tự thực hiện các hoạt động này. 0 20 40 60 80 100 nhẹ trung bình nặng hạn chế không hạn chế 0 20 40 60 80 100 nhẹ trung bình nặng hạn chế không hạn chế 0 20 40 60 80 100 nhẹ trung bình nặng hạn chế không hạn chế 0 20 40 60 80 100 nhẹ trung bình nặng hạn chế không hạn chế Tắm rửa Đi vệ sinh Tiêu tiểu tự chủ Tự ăn uống Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 192 0 20 40 60 80 100 nhẹ trung bình nặng hạn chế không hạn chế 0 20 40 60 80 100 nhẹ trung bình nặng hạn chế không hạn chế Biểu đồ 1: Sự hạn chế các hoạt động ADL ở từng giai đoạn SSTT. BÀN LUẬN Tỉ lệ hạn chế ADL Về sự hạn chế ADL, ở nhóm SSTT, tỉ lệ hạn chế một trong các hoạt động ADL là 70%, một tỉ lệ rất cao đòi hỏi nhu cầu chăm sóc rất lớn từ gia đình và xã hội. Kết quả của chúng tôi tương tự Nguyễn Bích Ngọc, ghi nhận có tới 70,8% bệnh nhân SSTT hạn chế ADL(2). Tương tự, báo cáo SSTT của Australia cho thấy 52% bệnh nhân SSTT hạn chế ADL(2). Nghiên cứu của Torres cho thấy tỉ lệ hạn chế ADL ở nhóm SSTT là 77,6%(1). Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, tỉ lệ hạn chế ADL tăng dần theo mức độ nặng của SSTT, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Gần như tất cả bệnh nhân SSTT ở giai đoạn nặng đều hạn chế ít nhất là một hoạt động ADL. Nhận định của chúng tôi tương tự với tác giả Giebel, tỉ lệ hạn chế tăng dần với 100% bệnh nhân SSTT nặng cần trợ giúp ADL(4). Đặc điểm hạn chế ADL ở bệnh nhân SSTT Loại hoạt động ADL bị hạn chế ở bệnh nhân SSTT Trong nghiên cứu của chúng tôi, các hoạt động bị hạn chế nhiều nhất là các hoạt động phức tạp, nhiều động tác, cần sự phối hợp của nhiều cơ quan như tắm rửa, mặc quần áo. Hoạt động ít bị hạn chế nhất là tiêu tiểu tự chủ và tự ăn uống, là các hoạt động chỉ bị ảnh hưởng khi chức năng nhận thức suy giảm đáng kể. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Talmelli trên đối tượng bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer, tác giả cũng nhận định các hoạt động như tắm rửa, mặc quần áo là những hoạt động bị hạn chế nhiều nhất (lần lượt 62,7% và 61,2%)(8). Số hoạt động ADL bị hạn chế theo từng giai đoạn SSTT Xét về số lượng các hoạt động ADL hạn chế, cho thấy có sự gia tăng dần theo sự tiến triển của bệnh SSTT. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Giebel, ở nhóm SSTT nhẹ, chỉ có 4,8% bệnh nhân hạn chế 4 chức năng và không có bệnh nhân nào hạn chế 5, 6 chức năng, trong khi đó, ở nhóm SSTT trung bình đến nặng, số lượng hạn chế ADL càng tăng(5). Qua đó, chúng ta nhân thấy rằng, bệnh nhân SSTT có số lượng các hoạt động ADL bị hạn chế nhiều nhất ở giai đoạn trung bình và nặng. Loại hoạt động ADL bị hạn chế theo từng giai đoạn SSTT Kết quả của chúng tôi tương tự với tác giả Gisbel, khi nhận định rằng mức độ hạn chế ở các hoạt động là khác nhau theo từng giai đoạn SSTT, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê(6). Các hoạt động như tắm rửa, mặc quần áo, đi vệ sinh có tỉ lệ hạn chế rất cao ngay cả ở giai đoạn SSTT nhẹ, bệnh nhân cũng biểu hiện những khó khăn khi thực hiện. Các hoạt động như di chuyển, tiêu tiểu tự chủ và ăn uống có tỉ lệ hạn chế khác biệt rõ rệt ở từng giai đoạn SSTT. Trong khi các hoạt động này bệnh nhân giai đoạn nhẹ dường như là độc lập hoàn toàn, trong khi đó, bệnh nhân giai đoạn trung bình và nặng có tỉ lệ hạn chế rất cao. Hạn chế ADL thường xảy ra ở giai đoạn trung bình đến nặng, và xem hạn chế ADL là một chỉ Mặc quần áo Di chuyển Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 193 điểm của SSTT tiến triển nặng, điều này quan trọng khi thiết kế một chương trình can thiệp vào các hoạt động ADL cụ thể ở từng giai đoạn SSTT khác nhau, nhằm làm chậm quá trình hạn chế ADL và nâng cao chất lượng sống ở bệnh nhân SSTT(7). KẾT LUẬN Tỉ lệ hạn chế ADL ở bệnh nhân SSTT là 70%. Mức độ hạn chế ADL tăng dần theo từng giai đoạn SSTT, ADL là công cụ dễ thực hiện nhằm đánh giá trên lâm sàng mức độ nặng của bệnh SSTT. Mức độ hạn chế từng hoạt động ADL là khác nhau ở từng giai đoạn SSTT. Do đó, cần lập kế hoạch phục hồi từng hoạt động ADL cụ thể cho bệnh nhân SSTT theo từng giai đoạn bệnh và khuyến khích bệnh nhân SSTT giai đoạn sớm duy trì thực hiện các hoạt động ADL, để làm chậm tiến triển đến giai đoạn SSTT nặng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Agüero-Torres H, Fratiglioni L, Guo Z, Viitanen M, von Strauss E, Winblad B (1998),”Dementia is the major cause of functional dependence in the elderly: 3-year follow-up data from a population-based study", Am J Public Health. 88(10), tr. 1452-6. 2. AIHW (2012), Dementia in Australia, Australian Institute of Health and Welfare, Australia. 3. CDC (2013), Dementia/ Alzheimer Disease Centers for Disease control and prevention. 4. Covinsky KE, Palmer RM và Fortinsky RH (2003),”Loss of Independence in Activities of Daily Living in Older Adults Hospitalized with Medical Illnesses: Increased Vulnerability with Age", JAGS. 51, tr. 451-8. 5. Giebel CM, Sutcliffe C and Challis D (2015),”Activities of daily living and quality of life across different stages of dementia: a UK study", Aging Ment Health. 19(1), tr. 63-71. 6. Katz S, Ford AB, Moskowitz RW, Jackson BA, Jaffe MW (1963),”Studies of illness in he aged. The index of ADL: a standardized measure of biological and psychosoial function", JAMA. 185, tr. 914-9. 7. Nguyễn Bích Ngọc (2014), Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc, Luận án tiến sĩ y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương. 8. Talmelli FS, Martins GA và Luciana K (2010),”Functional independence level and cognitive deficit in elderly individuals with Alzheimer's disease", Rev. esc. enferm. USP (online). 44(4), tr. 933-939. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_han_che_chuc_nang_o_benh_nhan_sa_sut_tri_tue.pdf
Tài liệu liên quan