Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 177
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN
VỚI TẦN SUẤT SỬ DỤNG SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA
Đinh Quỳnh Ngọc*, Trương Thị Thùy Dung*, Trần Quốc Cường**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng sữa có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm lượng
mỡ, tần suất sử dụng sữa cao làm giảm lượng chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại đưa
ra mối liên quan nghịch giữa lượng sữa với BMI, tình trạng dinh dưỡng và phần trăm mỡ cơ thể ở trẻ em gái.
Điều này cho thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ
sữa của học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 404 học sinh
trường TH...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 177
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỐI LIÊN QUAN
VỚI TẦN SUẤT SỬ DỤNG SỮA VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ SỮA
Đinh Quỳnh Ngọc*, Trương Thị Thùy Dung*, Trần Quốc Cường**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng sữa có thể giúp kiểm soát cân nặng và giảm lượng
mỡ, tần suất sử dụng sữa cao làm giảm lượng chất béo trong cơ thể. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại đưa
ra mối liên quan nghịch giữa lượng sữa với BMI, tình trạng dinh dưỡng và phần trăm mỡ cơ thể ở trẻ em gái.
Điều này cho thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng và mối liên quan với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ
sữa của học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên 404 học sinh
trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền sau khi đồng ý tham gia nghiên
cứu. Tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa được đánh giá bằng bộ câu hỏi FFQ 9 câu về tần suất sử
dụng sữa và thức ăn nhanh. Tình trạng dinh dưỡng được xác định bằng cách tiến hành cân đo tại chỗ và tính
tình trạng dinh dưỡng theo quy ước của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). PR được dùng để lượng giá mối liên
quan, với ngưỡng có ý nghĩa thống kê p<0,05.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 30,4%, tỉ lệ suy dinh dưỡng chiếm
3,3%. Tần suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa của học sinh chiếm 52%. Tỉ lệ học sinh sử dụng các chế
phẩm từ sữa theo theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng chiếm 0,3%. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan
giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
Kết luận: Tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ sữa theo theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng thấp
(0,3%). Vì vậy khuyến khích học sinh sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa theo đúng khuyến nghị của Viện dinh
dưỡng: uống ít nhất 200ml sữa, ăn 200g sữa chua và 30g phô mai mỗi ngày.
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, sữa, các chế phẩm từ sữa, FFQ
ABSTRACT
CONDITION OF NUTRITION AND ASSOCIATED WITH THE FREQUENCY OF USING MILK AND
MILK PRODUCTS
Dinh Quynh Ngoc, Truong Thi Thuy Dung, Tran Quoc Cuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 177-183
Background: Using milk can help control weight and reduce fat, the frequency of using high milk reduces
the amount of fat in the body. However, some studies have found an inverse relationship between milk intake and
BMI and percentage of body fat in girls. This suggests a link between nutritional status and the frequency of
controversial use of milk and milk products.
Objective: Determination of nutritional status and the relationship between nutritional status and
frequency of use of milk and dairy products from secondary school students in Ho Chi Minh City, Vietnam.
* Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
**Trung tâm dinh dưỡng TP.Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Đinh Quỳnh Ngọc ĐT: 0355511683 Email: ngocquynh0996@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 178
Methods: Descriptive cross-sectional study was conducted on 398 secondary school students in Ho Chi
Minh City. Students answer the self-filled questionnaire after agreeing to participate in the study. The frequency
of use of milk and dairy products was assessed by the FFQ questionnaire consisting of 80 to more than 120 types
of foods and beverages. Nutritional status was determined by conducting on-site measurement and nutritional
status according to the World Health Organization (WHO). PR was used to evaluate the relationship, with a
statistically significant threshold p <0.05.
Results: Research results showed that overweight and obesity account for 30.4%, the rate of malnutrition
accounted for 3.3%. The frequency of milk consumption and milk products of students accounted for 52%. The
percentage of students using dairy products as recommended by the Nutrition Institute was 0.3%. The study had
not found an association between nutritional status and the frequency of use of milk and dairy products.
Conclusion: Percentage of students using milk products as recommended by the Institute of Nutrition was
low (0.3%). Therefore encourage students to use milk and milk products in accordance with Nutrition Institute
recommendations: drink at least 200ml of milk, eat 200g of yogurt and 30g of cheese per day.
Keywords: nutritional status, milk, dairy products, FFQ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo báo cáo của Tổ chức y tế Thế giới
(WHO) năm 2018 suy dinh dưỡng đang trở
thành một vấn nạn của toàn cầu, có đến 1/3 trẻ
em trên thế giới tử vong do dinh dưỡng kém(17).
Thống kê của UNICEF (2006) có 27% trẻ em ở
các nước đang phát triển bị suy dinh dưỡng,
riêng khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có tỉ
lệ trẻ suy dinh dưỡng trung bình là 15%(18). Tại
Việt Nam, kết quả điều tra của Viện Dinh
Dưỡng năm 2015 có 14,1% trẻ dưới 5 tuổi bị suy
dinh dưỡng thể nhẹ cân; 24,6% trẻ bị suy dinh
dưỡng thể thấp còi(19). Như vậy, suy dinh dưỡng
thấp còi vẫn còn ở mức trung bình về ý nghĩa
sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến tầm vóc thể
lực người Việt Nam khi trưởng thành. Bên cạnh
đó tỉ lệ trẻ bị thừa cân béo phì hiện cũng đang
tăng lên nhanh chóng, trong năm 2016 có đến 41
triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị thừa cân béo phì và ở
độ tuổi từ 5 – 19 tuổi là 364 triệu(16). Một nghiên
cứu tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỉ lệ về
thừa cân và béo phì ở thanh thiếu niên đang
tăng lên nhanh chóng từ 5,0% và 0,6% (2002) lên
11,7% và 2,0% (2004)(6). Béo phì là một trong
những nguyên nhân dẫn tới các bệnh không lây
như: tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, các
bệnh lý về tim mạch: xơ vữa và tắc mạch vành,
nhồi máu cơ tim, đột quỵ(3).
Hiện nay các chương trình can thiệp dinh
dưỡng ở Việt Nam mới chỉ tập trung ưu tiên hai
đối tượng là bà mẹ và trẻ em mà chưa chú trọng
nhiều đến lứa tuổi vị thành niên (4). Chế độ can
thiệp dinh dưỡng trong giai đoạn trẻ vị thành
niên hết sức quan trọng, vì lứa tuổi này phát
triển với tốc độ rất nhanh cả về chiều cao và cân
nặng, các biến đổi về tâm, sinh lý, nội tiết, sinh
dục. Đây cũng là độ tuổi cần được quan tâm đến
chế độ ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng từ
sữa để có thể phát triển thể chất toàn diện(2).
Hiện nay, các nghiên cứu về mối liên quan
giữa tình trạng dinh dưỡng và tần suất sử
dụng sữa đang có sự mâu thuẫn với
nhau(1,7,12,13,14). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng
sử dụng sữa có thể giúp kiểm soát cân nặng và
giảm lượng mỡ trong cơ thể, tần suất sử dụng
sữa cao làm giảm lượng chất béo trong cơ thể.
Tuy nhiên, vẫn có một số nghiên cứu đưa ra
kết quả ngược lại. Hiện nay các trường THCS
vẫn chưa quan tâm nhiều đến tình trạng dinh
dưỡng và thói quen sử dụng sữa của học sinh.
PHƯƠNG PHÁP
Thiết kế và đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành một nghiên cứu cắt
ngang trong thời gian tháng 01 đến tháng 06
năm 2018 trên 404 học sinh (lớp 6 – 9) được chọn
ngẫu nhiên tại trường THCS Hồ Văn Long tại
thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi chọn mẫu
dựa vào phương pháp ngẫu nhiên phân tầng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 179
theo khối lớp và lớp, đầu tiên tính cỡ mẫu của
từng khối, sau đó tính tỉ lệ học sinh mỗi lớp theo
khối, từ đó tính được số học sinh cần lấy mẫu
của mỗi lớp. Lập danh sách từng lớp và bốc
thăm đủ số mẫu cần lấy.
Phương pháp thu thập số liệu
Sau khi được cung cấp thông tin về nghiên
cứu và đồng ý tham gia thì học sinh trả lời bộ
câu hỏi tự điền theo hướng dẫn của nghiên cứu
viên. Sau khi hoàn thành nộp lại cho nghiên cứu
viên kiểm tra và tiến hành đo chiều cao và cân
nặng tại chỗ. Có 398 đối tượng thỏa tiêu chí
được đưa vào phân tích.
Công cụ thu thập số liệu
Bộ câu hỏi tần suất thực phẩm (FFQ) là một
bảng câu hỏi sử dụng để đo lường tần suất, mức
độ về tiêu thụ thực phẩm và đồ uống trong một
khoảng thời gian nhất định, thường là tháng
hoặc năm. Bảng câu hỏi tần số thực phẩm (FFQ)
đã được đánh giá tin cậy, giá trị tại Việt Nam và
các khu vực trên thế giới(11,15). Ngoài ra, bộ câu
hỏi FFQ đã được dùng để đánh giá tần suất thực
phẩm của trẻ em Lebanon(11). Và đã được dùng
để đánh giá lượng canxi trong một nhóm thanh
thiếu niên ở Hồng Kông(7). Bộ câu hỏi FFQ được
sử dụng trong nghiên cứu này lấy từ nghiên cứu
của Trần Văn Định, đã được đánh giá tin cậy và
giá trị(15). Tuy nhiên, nhóm tác giả chỉ lấy phần
tần suất tiêu thụ sữa và thức ăn nhanh bao gồm
9 câu (thức ăn nhanh, nước ngọt, ăn sáng, sữa bò
tươi có đường, sữa bò tươi không đường, sữa
đậu nành, sữa bột, sữa chua và phô mai) đơn vị
tính theo tháng. FFQs là bảng câu hỏi dành cho
cá nhân (nghĩa là mỗi bảng FFQ được trả lời bởi
1 cá nhân, đo lường tần suất tiêu thụ thực phẩm
của cá nhân).
Chỉ số Z – score Đánh giá
< 3SD Suy dinh dưỡng nặng
< 2SD Suy dinh dưỡng vừa
2SD Z – score 1SD Bình thường
1SD Thừa cân
2SD Béo phì
Thông tin về tình trạng dinh dưỡng được
tính theo chỉ số khối cơ thể (BMI) thông qua
chiều cao và cân nặng được đo bởi cân sức khỏe
có thước đo chiều cao UC-CZ160. Kết quả được
so sánh với quần thể tham chiếu của WHO năm 2007.
Phân tích số liệu
Sử dụng tần số và phần trăm để miêu tả các
biến số định tính như tình trạng dinh dưỡng,
giới, tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ
sữa. Dùng trung bình và độ lệch chuẩn, trung vị
và khoảng tứ phân vị mô tả các biến số định
lượng. Sử dụng phép kiểm chi bình phương
(hoặc phép kiểm chính xác Fisher nếu trên 20%
giá trị vọng trị <5 hoặc có 1 giá trị <1). Để lượng
giá các mối liên quan bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc PR
(Prevalence Ratio) với khoảng tin cậy 95%,
ngưỡng ý nghĩa thống kê với p<0,05.
KẾT QUẢ
Trong tổng số 398 học sinh đưa vào phân
tích, độ tuổi trung bình là 14 tuổi, tỉ lệ giữa nam
và nữ tương đương nhau (46,5% và 53,5%).
Chiều cao và cân nặng trung bình tương ứng là
154cm và 48,5kg. Phần lớn đối tượng nghiên cứu
thỉnh thoảng chơi thể thao với tỉ lệ 62,8%. Chỉ có
11,8% học sinh thường xuyên ăn cơm sau 20 giờ.
Có đến 27,9% học sinh mắc hội chứng bất dung
nạp lactose. Tất cả học sinh đều sử dụng nước
ngọt. Tỉ lệ học sinh sử dụng thức ăn nhanh khá
cao với 46,7%. Học sinh đi ngủ trước 10 giờ cao
hơn so với học sinh đi ngủ sau 10 giờ tối (67,1%
so với 32,9%). Có đến 41,2% học sinh sử dụng
các thiết bị điện tử trên 2 giờ mỗi ngày.
Bảng 1: Đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên
cứu (n=398)
Đặc tính Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Giới
Nữ 185 46,5
Nam 213 53,5
Tuổi* 14 (12 – 14)
Chiều cao** 153,6 7,6
Cân nặng** 48,5 10,3
Tần suất chơi thể thao
Thường xuyên (>3 lần/tuần) 119 29,9
Thỉnh thoảng (1-3 lần/tuần) 250 62,8
Không bao giờ 29 7,3
Tần suất ăn cơm sau 20 giờ
Thường xuyên (>3 lần/tuần) 47 11,8
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 180
Đặc tính Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Thỉnh thoảng (1-3 lần/tuần) 215 54,0
Không bao giờ 136 34,2
Tần suất đau bụng khi uống sữa
Thường xuyên (>3 lần/tuần) 6 1,5
Thỉnh thoảng (1-3 lần/tuần) 105 26,4
Không bao giờ 287 72,1
Thói quen sử dụng nước ngọt (lon 350ml)
< 1 lon 289 72,6
1 – 3 lon 109 27,4
Thói quen sử dụng thức ăn nhanh (lần/ tuần)
< 1 lần 82 20,6
1 – 2 lần 130 32,7
> 3 lần 186 46,7
Thời gian đi ngủ
10 giờ 267 67,1
10 giờ 131 32,9
Thời gian giải trí với thiết bị điện tử
2 giờ 234 58,8
> 2 giờ 164 41,2
*Trung vị (tứ phân vị)
** Trung bình ± Độ lệch chuẩn
Bảng 2: Tình trạng dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu
(n=398)
Tình trạng dinh dưỡng Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Béo phì 40 10,1
Thừa cân 81 20,3
Bình thường 264 66,3
Suy dinh dưỡng 13 3,3
Bảng 2 cho thấy thừa cân và béo phì chiếm tỉ
lệ 30,4%; trong đó béo phì chiếm 10,1%. Tỉ lệ suy
dinh dưỡng thấp nhất chiếm 3,3%.
Bảng 3: Tình trạng dinh dưỡng của mẫu nghiên cứu
theo giới (n=398)
Tình trạng dinh dưỡng
Giới
Nữ (n, %) Nam (n, %)
Béo phì 12 (5,6) 28 (15,1)
Thừa cân 41 (19,3) 40 (21,6)
Bình thường 154 (72,3) 110 (59,5)
Suy dinh dưỡng 6 (2,8) 7 (3,8 )
Tỉ lệ thừa cân ở nam cao hơn nữ (21,6% và
19,3%). Học sinh nam có tỉ lệ béo phì cao gấp
2,7 lần so với học sinh nữ. Tỉ lệ suy dinh
dưỡng ở nam và nữ tương đương nhau (3,8%
và 2,8%) (Bảng 3).
Số học sinh béo phì ở khối 6 chiếm tỉ lệ cao
nhất với 18,2%, thấp nhất là khối 9 với 6,6%
(Bảng 4).
Bảng 4: Tình trạng dinh dưỡng của mẫu theo khối
lớp (n=398)
Tình trạng
dinh dưỡng
Khối lớp
Khối 6
(n, %)
Khối 7
(n, %)
Khối 8
(n, %)
Khối 9
(n, %)
Béo phì 20 (18,2) 8 (9,1) 7 (5,7) 5 (6,6)
Thừa cân 25 (22,7) 27 (30,7) 17 (13,7) 12 (15,8)
Bình thường 59 (53,6) 52 (59,1) 97 (78,2) 56 (73,7)
SDD 6 (5,5) 1 (1,1) 3 (2,4) 3 (4,0)
Bảng 5: Tần suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ
sữa (n=398)
Thực phẩm Tần số (n) Tỷ lệ (%)
Sữa bò tươi có đường (1 ly=200ml)
< 200ml/ ngày 246 61,8
200ml/ ngày 152 38,2
Sữa bò tươi không đường (1 ly=200ml)
< 200ml/ ngày 379 95,2
200ml/ ngày 19 4,8
Sữa đậu nành (1 ly=200ml)
< 200ml/ ngày 369 92,9
200ml/ ngày 28 7,1
Sữa bột (1 ly=200ml)
< 200ml/ ngày 395 99,3
200ml/ ngày 3 0,8
Sữa chua (1 hộp=100ml)
<200ml/ ngày 371 93,2
200ml/ ngày 27 6,8
Phô mai (1 miếng=15g)
< 30g/ ngày 392 98,5
30g/ ngày 6 1,5
Phần lớn học sinh lựa chọn sữa bò tươi có
đường để sử dụng, tỉ lệ học sinh sử dụng sữa bò
có đường trên 200ml mỗi ngày là 38,2%. Tỉ lệ học
sinh sử dụng sữa bò không đường, sữa đậu
nành và sữa bột trên 200ml mỗi ngày là khá thấp
với tỉ lệ là 4,8%, 7,1% và 0,8%. Số học sinh sử
dụng trên 200ml sữa chua mỗi ngày là 6,8%. Học
sinh sử dụng trên 30g phô mai mỗi ngày là 1,5%
(Bảng 5).
Số học sinh uống trên 200ml sữa mỗi ngày
khá cao chiếm 48%, trong đó tỉ lệ ở nam thấp
hơn nữ 19,4% (40,3% và 59,7%) (Bảng 6). Chỉ có
1,5% học sinh sử dụng trên 30g phô mai mỗi
ngày, số học sinh nữ sử dụng nhiều gấp 2 lần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 181
học sinh nam (66,7% so với 33,3%).
Bảng 6: Tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ
sữa theo giới (n=398)
Thực phẩm
Giới
Nam (n=185) Nữ (n=213)
Sữa (1ly=200ml) (n,%) (n,%)
< 200ml 108 (52,2) 99 (47,8)
200ml 77 (40,3) 114 (59,7)
Sữa chua (1 hộp=100ml)
< 200ml 177 (47,7) 194 (52,3)
200ml 8 (29,6) 19 (70,4)
Phô mai (1 miếng=15g)
< 30g 183 (46,7) 209 (53,3)
30g 2 (33,3) 4 (66,7)
Tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ sữa
theo theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng là rất
thấp, chỉ có 0,3% (Bảng 7).
Bảng 7: Tỉ lệ học sinh sử dụng sữa và các chế phẩm
từ sữa theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng (n=398)
Khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Tần số (n) Tỉ lệ (%)
Tuân thủ 1 0,3
Không tuân thủ 397 99,7
Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan
giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng
sữa và các chế phẩm từ sữa (p>0,05) (Bảng 8).
Bảng 8: Mối liên quan giữa béo phì với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa (n=398)
Thực phẩm
Béo phì p
Thừa cân
p
SDD
p
Có (%) Không (%) Có (%) Không (%) Có (%) Không (%)
Sữa (1 ly=200ml)
< 200ml 23 (11,1) 184 (88,9) 50 (24,2) 157 (75,8) 4 (1,9) 203 (98,1)
200ml 17 (8,9) 174 (91,1) 0,466 31 (16,2) 160 (83,8) 0,053 9 (4,7) 182 (95,3) 0,133
Sữa chua (1 hộp=100ml)
< 200ml 36 (9,7) 335 (90,3) 78 (21,0) 293 (79,0) 12 (3,2) 359 (96,8)
200ml 4 (14,8) 23 (85,2) 0,386 3 (11,1) 24 (88,9) 0,25 1 (3,7) 26 (96,3) 0,895
Phô mai (1 miếng=15g)
< 30g 40 (10,2) 352 (89,8) 80 (20,4) 312 (79,6) 13 (3,3) 379 (96,7)
30g 0 6 - 1 (16,7) 5 (83,3) 0,826 0 6 -
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ thừa
cân béo phì chiếm 30,4% trong đó béo phì chiếm
10,1% và thừa cân chiếm 20,3% (bảng 2). Kết quả
nghiên cứu chúng tôi cao hơn kết quả của tác giả
Đào Thị Ngọc Trâm năm 2018(5) với tỉ lệ thừa cân
béo phì là 3,8% và nghiên cứu của tác giả Lê
Nguyên Hạ Duy năm 2017(8) với tỉ lệ thừa cân
béo phì là 6,8%. Sự khác biệt này là do tỉ lệ thừa
cân béo phì tăng lên qua từng năm nên tỉ lệ thừa
cân béo phì trong nghiên cứu này cũng cao hơn
so với các nghiên cứu khác(6). Bên cạnh đó, đa số
đối tượng nghiên cứu là gia đình thuộc hộ khá
giả (27,9%) vì vậy việc tiếp cận và sử dụng sử
dụng thức ăn nhanh cao hơn so với những hộ
gia đình nghèo và cận nghèo. Trong nghiên cứu
của tác giả cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì ở nam
cao gấp 2,69 lần so với nữ. Kết quả nghiên cứu
cao hơn so với báo cáo của Abreu và cộng sự
năm 2012 tại Bồ Đào Nha(1), nghiên cứu của
Abreu cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì ở nam cao
hơn nữ 2,12 lần. Khác biệt này có thể là do tỉ lệ
thừa cân béo phì ở mỗi quốc gia là khác nhau và
do nghiên cứu của Abreu thực hiện tại Bồ Đào
Nha với cỡ mẫu lớn hơn (n=1001), trong khi
nghiên cứu của chúng tôi làm trên cỡ mẫu nhỏ
hơn (n=398). Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở nam và nữ
chênh nhau không cao 2,8% và 3,8% (Bảng 3), kết
quả này giống với kết quả nghiên cứu cắt ngang
của tác giả Lê Nguyên Hạ Duy (năm 2017)(8),
nhưng lại khác với kết quả của tác giả Đào Thị
Ngọc Trâm (năm 2018) báo cáo tỉ lệ suy dinh
dưỡng ở nam là 13,2% và nữ là 20,2%(5). Có thể lí
giải điều này là do nghiên cứu của Đào Thị Ngọc
Trâm được thực hiện tại Đăk Nông, một tỉnh
thuộc Tây Nguyên, nơi đây điều kiện kinh tế còn
nhiều khó khăn nên tỉ lệ suy dinh dưỡng cao
hơn so với thành phố, ngoài ra nghiên cứu này
có cỡ mẫu nhỏ hơn so với của chúng tôi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 182
Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng
sử dụng sữa có thể giúp kiểm soát cân nặng và
giảm lượng mỡ trong cơ thể, tần suất sử dụng
sữa cao làm giảm lượng chất béo nhưng rất ít
nghiên cứu khảo sát vấn đề này tại Việt Nam.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng thang đo
FFQ và cho thấy tần suất tiêu thụ sữa và các chế
phẩm từ sữa của học sinh khá thấp, có đến 52%
học sinh uống dưới 1 ly sữa mỗi ngày (bảng 6).
Có nghĩa là 52% học sinh uống dưới 200ml sữa
mỗi ngày, trong khi theo khuyến nghị của Viện
dinh dưỡng, trẻ 10 – 19 tuổi nên uống ít nhất
200ml sữa, 200ml sữa chua và 30g phô mai mỗi
ngày. Đa phần các học sinh lựa chọn sử dụng
sữa có đường nhiều hơn sữa không đường trong
khi theo khuyến cáo nên sử dụng sữa không
đường và tách béo nhằm giảm lượng đường nạp
vào cơ thể và giảm nguy cơ gây thừa cân béo
phì(10). Chỉ có 6,8% học sinh sử dụng trên 200ml
sữa chua mỗi ngày và 1,5% sử dụng trên 30g
phô mai mỗi ngày. Đặc biệt có rất ít học sinh sử
dụng sữa và các chế phẩm từ sữa theo đúng
khuyến nghị của Viện dinh dưỡng (0,3%). Điều
này cho thấy các chương trình truyền thông về
sữa học đường vẫn chưa được nâng cao, vẫn
chưa chú trọng vào các chế phẩm từ sữa như sữa
chua và phô mai.
Nghiên cứu này chưa tìm thấy bất kì mối
liên quan nào giữa tình trạng dinh dưỡng với
tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa
(p>0,05). Tương tự như những phát hiện của
chúng tôi, nghiên cứu trên 196 bé gái từ 8 – 12
tuổi của Phillips SM với bộ câu hỏi tần suất sử
dụng thực phẩm FFQ không tìm thấy mối liên
quan giữa lượng tiêu thụ sữa và BMI hoặc tỉ lệ
mỡ trong cơ thể(13). Nghiên cứu cắt ngang của
Manijech Nezami và các cộng sự trên 601 thanh
thiếu niên từ 12 – 18 tuổi tại California và
Michigan đã tìm thấy mối liên qua giữa tần suất
sử dụng sữa với chiều cao theo tuổi (HZA) và
cân nặng theo tuổi (WAZ), riêng ở trẻ em trai đã
phát hiện mối liên quan đáng kể giữa tổng lượng
sữa và tỷ lệ eo-hông (WHtR), tuy nhiên nghiên
cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa sử
dụng sữa và BMI. Hạn chế của nghiên cứu là bộ
câu hỏi FFQ do người tham gia nghiên cứu tự
báo cáo lại nên có thể xảy ra sai xót do sự khác
biệt về dung tích của sữa và thực phẩm(9).
Nghiên cứu này có một số hạn chế là nghiên
cứu sử dụng bộ câu hỏi FFQ đã được đánh giá
tin cậy và giá trị trên những người trưởng thành
Việt Nam. Tuy nhiên, chưa đánh giá tin cậy và
giá trị trên đối tượng thanh thiếu niên Việt Nam.
Ngoài ra, việc sử dụng bộ câu hỏi này có thể xảy
ra một số sai lệch hồi tưởng trong quá trình nhớ
lại của đối tượng nghiên cứu.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy thừa cân và béo
phì chiếm tỉ lệ 30,4% trong đó béo phì chiếm
10,1%. Tỉ lệ suy dinh dưỡng khá thấp chiếm
3,3%, thấp hơn so với các nghiên cứu trước. Tần
suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa của học
sinh chưa cao chiếm 52%. Tỉ lệ học sinh sử dụng
các chế phẩm từ sữa theo khuyến cáo của Viện
dinh dưỡng là rất thấp, chỉ chiếm 0,3%. Khuyến
khích học sinh sử dụng sữa và các chế phẩm từ
sữa theo đúng khuyến nghị của Viện dinh
dưỡng: uống ít nhất 200ml sữa, ăn 200g sữa chua
và 30g phô mai mỗi ngày. Nghiên cứu chưa tìm
thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng
với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abreu S, Moreira C, Santos PC, Vale S, Soares-Miranda L,
Mota J, Moreira P, (2012) Milk intake is inversely related to
body mass index and body fat in girls. Eur J Pediatr, 171(10): tr.
1467-1474.
2. Bộ Y Tế (2015). Những điều cần biết về dinh dưỡng cho lứa
tuổi vị thành niên,tr.15
3. Bộ Y Tế (2015). Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân,
béo phì chiếm khoảng 25% dân số, tr.1
4. Cục Y Tế Dự Phòng (2015). Dinh dưỡng cho lứa tuổi vị thành
niên, tr.2
5. Đào Thị Ngọc Trâm, Đỗ Thị Hoài Thương, Đỗ Thị Ngọc Diệp
(2018). Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS nguyễn chí
thanh tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Tạp chí Y Học TP.
Hồ Chí Minh. 22(1): tr. 253 - 259.
6. Hong TK, Dibley MJ, Sibbritt D, Binh PN, Trang NH, Hanh TT,
(2007). Overweight and obesity are rapidly emerging among
adolescents in Ho Chi Minh City, Vietnam, 2002-2004. Int J
Pediatr Obes, 2(4): tr. 194-201.
7. Lee WTK et al (2005). Generalized Low Bone Mass of Girls
with Adolescent Idiopathic Scoliosis is related to Inadequate
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 183
Calcium Intake and Weight Bearing Physical Activity in
Peripubertal Period. Osteoporos Int, 16: 1024–35.
8. Lê Nguyên Hạ Duy (2017). Tình trạng dinh dưỡng và các yếu
tố liên quan của học sinh khối 6, 7, 8 trường Trung học Cơ sở
Cát Thành, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, năm 2017, in Khoa
y tế công cộng, Đại học y dược Tp.HCM, tr. 115.
9. Nezami M, et al. (2016). Associations between Consumption of
Dairy Foods and Anthropometric Indicators of Health in
Adolescents. Nutrients. 8(7).
10. Nguyễn Thị Thu Hậu (2013). Cho bé dùng sữa tươi: Đúng mới
có lợi, tr.7
11. Moghames P et al. (2016). Validity and reliability of a food
frequency questionnaire to estimate dietary intake among
Lebanese children. Nutr J. 15.
12. Moore LL et al (2008). Dairy intake and anthropometric
measures of body fat among children and adolescents in
NHANES. J Am Coll Nutr. 27(6): tr. 702-710.
13. Phillips SM et al (2003). Dairy food consumption and body
weight and fatness studied longitudinally over the adolescent
period. Int J Obes Relat Metab Disord. 27(9): pp. 1106-1113.
14. Shahar D, et al (2003). Development of a semi-quantitative
Food Frequency Questionnaire (FFQ) to assess dietary intake
of multiethnic populations. European Journal of Epidemiology.
18(9): pp. 855-861.
15. Tran Van Dinh, Hoang Van Dong, Nguyen Thanh Chung, Lee
AH (2013). Validity and reliability of a food frequency
questionnaire to assess habitual dietary intake in Northern
Vietnam, Journal of Public Health, 1 (1):pp.57
16. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (2017). Obesity and
overweight, tr.1
17. Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) (2018). Dinh Dưỡng, tr.1
18. UNICEF (2006). Việt Nam trên đà đạt được Mục tiêu Phát triển
Thiên niên kỷ (MDG) trong lĩnh vực giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng, tr.1
19. Viện Dinh Dưỡng (2015). Số liệu thống kê về tình trạng dinh
dưỡng trẻ em qua các năm, tr.1
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 177_5425_2164314.pdf