Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 75 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Hân*, Trần Văn Khanh**, Nguyễn Thị Ngọc Trâm**, Huỳnh Giao* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng và thừa cân ở trẻ em được xem là mối quan tâm lớn về sức khỏe ở nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm Việt Nam, và được xem là yếu tố nguy cơ chính gây tử vong ở trẻ em. Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 225 trẻ em dưới 5 tuổi tại phòng khám ngoại trú Nhi Bệnh viện Quận 2. Phương pháp nhân trắc học được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm và thừa cân/béo phì lần lượt là 9,8%, 8,4%, 4,4% và 14,2%. Trong đó, tỷ lệ những bệnh trẻ đang mắc được ghi nhận phần lớn là b...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 75 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Ngọc Hân*, Trần Văn Khanh**, Nguyễn Thị Ngọc Trâm**, Huỳnh Giao* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng và thừa cân ở trẻ em được xem là mối quan tâm lớn về sức khỏe ở nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình, bao gồm Việt Nam, và được xem là yếu tố nguy cơ chính gây tử vong ở trẻ em. Mục tiêu: Xác định tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi khám ngoại trú tại Bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 225 trẻ em dưới 5 tuổi tại phòng khám ngoại trú Nhi Bệnh viện Quận 2. Phương pháp nhân trắc học được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Kết quả: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm và thừa cân/béo phì lần lượt là 9,8%, 8,4%, 4,4% và 14,2%. Trong đó, tỷ lệ những bệnh trẻ đang mắc được ghi nhận phần lớn là bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp chiếm tỷ lệ 81,3% và tiêu chảy cấp là 9,7%. Kết luận: Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì cao ở trẻ đang mắc bệnh, cho thấy sự cần thiết phải khám toàn diện cũng như tư vấn dinh dưỡng kèm theo cho những trẻ đang điều trị ngoại trú. Ngoài ra, cần đẩy mạnh chiến lược truyền thông tập trung vào thực hành nuôi dưỡng trẻ để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì. Từ khóa: suy dinh dưỡng, thấp còi, nhẹ cân, gầy còm, thừa cân, Bệnh viện Quận 2 ABSTRACT THE NUTRITIONAL STATUS AMONG CHILDREN UNDER 5 YEARS OLD AT DISTRICT 2 HOSPITAL, HO CHI MINH CITY Nguyen Thi Ngoc Han, Tran Van Khanh, Nguyen Thi Ngoc Tram, Huynh Giao * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 75-79 Background: Childhood undernutrition and overweight are major health concerns in many low and middle- income countries, including Vietnam. It was a major risk factor for child mortality. Objectives: To examine the nutritional status among children under 5 years old in outpatient children in District 2 hospital, Ho Chi Minh city. Methods: A cross-sectional study involved a sample of 225 children under 5 years old at outpatient pediatric department in District 2 hospital. Anthropometric measurements were measured to assess the nutritional status. Results: The prevalence of stunting, underweight, wasting and overweight among children under 5 years old were 9.8%, 8.4%, 4.4% and 14.2%, respectively. Meanwhile, the proportion of children diseases are recorded mainly acute respiratory and diarrhea were 81.3% and 9.7%, respectively. Conclusions: The high undernutrition and overweight prevalence underlined the need for routine screening, as well as treatment of them in outpatient children. Additionally, health information strategies should be focusing on young child feeding practices to minimize the proportion of undernutrition and overweight. Keywords: undernutrition, stunting, underweight, wasting, overweight, District 2 hospital Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bệnh viện Quận 2, TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Nguyễn Thị Ngọc Hân ĐT: 0397975519 Email: ngochan.yd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 76 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức y tế thế giới năm 2017 trên toàn cầu tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng theo thể thấp còi, thể gầy còm và thừa cân lần lượt là 22,2%, 7,5% và 5,6%(12). Khoảng 35% số ca tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi liên quan đến suy dinh dưỡng(9). Tại Việt Nam tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm qua các năm mặc dù vậy Việt Nam vẫn được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao trên thế giới và trong khu vực(11). Theo kết quả điều tra 30 cụm trên toàn quốc của Viện dinh dưỡng năm 2015 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm ở trẻ dưới 5 tuổi lần lượt là 14,1%, 24,6%, 6,4%(7). Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và bệnh truyền nhiễm từ lâu đã được biết đến. Suy dinh dưỡng làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh truyền nhiễm dẫn đến giảm dự trữ dinh dưỡng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, do đó tăng nguy cơ mắc bệnh(6). Tương tự, nhiễm trùng có thể dẫn đến suy dinh dưỡng do tăng các phản ứng trao đổi chất từ đó trẻ cần tăng nhu cầu năng lượng và nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ dễ bị suy dinh dưỡng nhiều(6). Bên cạnh đó, thừa cân/béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi cũng đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Theo kết quả điều tra năm 2015 thì tỷ lệ thừa cân/béo phì ở thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước là 10,8%(7). Thừa cân/béo phì được xem là có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh sớm và tử vong ở trẻ. Việc tăng cân nhanh chóng được chứng minh là yếu tố nguy cơ phát triển các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường(2). Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ khám bệnh tại phòng khám Nhi bệnh viện Quận 2 từ đó có thể xác định sớm suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì ở trẻ đang mắc bệnh để có những can thiệp dinh dưỡng phù hợp cho trẻ nhằm làm giảm tình trạng nhiễm trùng, giảm chi phí điều trị và rút ngắn thời gian hồi phục bệnh. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện từ tháng 4/2018 đến tháng 7/2018 trên 225 trẻ dưới 5 tuổi được bà mẹ đưa đến khám tại phòng khám Nhi bệnh viện Quận 2. Thu thập số liệu Phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn về các đặc điểm của trẻ và bà mẹ. Cân và đo chiều cao của trẻ. Tiêu chuẩn chẩn đoán Suy dinh dưỡng được xác định thông qua các chỉ số như cân nặng/chiều cao hoặc cân nặng/chiều dài, cân nặng theo tuổi, chiều cao/tuổi hoặc chiều dài/tuổi, bao gồm các thể sau(8): Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi): được xác định khi cân nặng theo tuổi dưới -2SD. Trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi hoặc chiều dài/tuổi): được xác định khi chiều cao theo tuổi dưới -2SD. Trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng/chiều cao hoặc cân nặng/chiều dài): được xác định khi cân nặng theo chiều cao dưới -2SD. Trẻ thừa cân hoặc béo phì khi chỉ số cơ thể theo tuổi (BMI-Zcore) từ +2SD. Xử lý số liệu Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1; Dùng phần mềm WHO anthro để tính chỉ số Z- core; hai nguồn số liệu sẽ được khớp lại dựa trên mã số nghiên cứu của đối tượng và phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. KẾT QUẢ Đặc điểm của trẻ Trong 225 mẫu nghiên cứu, trẻ nam và trẻ nữ tương đương nhau. Nhóm tuổi của trẻ trên 36 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu là 33,3%. Trẻ có phương pháp sinh thường chiếm đa số trong mẫu nghiên cứu. Trẻ sinh đủ cân chiếm 93,4%. Bú mẹ sớm sau sinh chiếm 88,4%. Bú mẹ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 77 hoàn toàn chỉ chiếm 34,2%. Trẻ được cho ăn dặm đa số là từ 6 tháng chiếm 65,3%. Đa số trẻ được ngưng bú mẹ khi được 12 tháng, chiếm tỷ lệ 63,9%. Hầu hết trẻ được tiêm chủng đầy đủ chiếm tỷ lệ 89,3%. Trẻ đến khám phần lớn được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Số ngày mắc bệnh đợt này trung bình là 2 ngày và số đợt bệnh trong vòng 3 tháng qua trung bình 2,4 đợt. Bảng 1 Đặc điểm của trẻ (n=225) Đặc điểm của trẻ Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam 116 51,6 Nữ 109 48,4 Nhóm tuổi Dưới 12 tháng 41 18,2 Từ 12-23 tháng 62 27,6 Từ 24-35 tháng 47 20,9 Từ 36 tháng 75 33,3 Phương pháp sinh Sinh thường 194 86,2 Sinh mổ 31 13,8 Cân nặng lúc sinh < 2500g 15 6,6 ≥ 2500 g 210 93,4 Bú mẹ sớm sau sinh Có 199 88,4 Không 26 11,6 Bú mẹ trong 6 tháng đầu Bú mẹ chủ yếu 103 45,8 Bú mẹ hoàn toàn 77 34,2 Không 45 20 Thời điểm cai sữa mẹ (n=169) ≤ 12 tháng 108 63,9 13- 24 tháng 55 32,5 Trên 24 tháng tuổi 6 3,6 Thời điểm ăn dặm (n=219) < 6 tháng 76 34,7 ≥6 tháng 143 65,3 Tiêm chủng đầy đủ Có 201 89,3 Không 24 10,7 Bệnh hiện tại Nhiễm khuẩn hô hấp cấp 183 81,3 Tiêu chảy cấp 22 9,7 Tay chân miệng 9 3,9 Thiếu máu 5 2,2 Khác 29 12,2 Số ngày mắc bệnh 2 (2-4) * Số đợt bệnh 2,4 ± 0,8** *Trung vị - khoảng tứ phân vị **Trung bình ± độ lệch chuẩn Đặc điểm dân số của mẹ Bảng 2. Đặc điểm dân số của mẹ (n=225) Đặc điểm dân số của mẹ Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi Dưới 25 tuổi 35 15,6 25- 35 tuổi 151 67,1 Trên 35 tuổi 39 17,3 Nghề nghiệp Công chức/nhân viên 74 32,9 Nội trợ 69 30,7 Công nhân 37 16,5 Kinh doanh, buôn bán 32 14,2 Nghề tự do 13 5,7 Trình độ học vấn Dưới cấp 1 13 5,8 Cấp 1 26 11,6 Cấp 2 55 24,4 Cấp 3 42 18,7 Trên cấp 3 89 39,5 Kinh tế gia đình Hộ trung bình, khá 206 91,5 Hộ cận nghèo 11 4,9 Hộ nghèo 8 3,6 Số con 1 con 87 38,7 2 con 111 49,3 ≥ 3 con 27 12 Nhóm tuổi mẹ từ 25-35 chiếm tỷ lệ cao nhất trong mẫu nghiên cứu. Nghề nghiệp của mẹ là đa số là công chức/nhân viên và nội trợ. Đa số bà mẹ có trình độ học vấn trên cấp 3 chiếm 39,5%, kinh tế gia đình ở mức trung bình- khá chiếm phần lớn trong mẫu nghiên cứu là 91,6%. Chỉ có 12% số bà mẹ có từ 3 con trở lên. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ Trong 225 trẻ nghiên cứu thì tỷ lệ thừa cân/béo phì chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,2%, suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm 9,8%, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 8,4%, suy dinh dưỡng thể gầy còm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,4%. Bảng 3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ (n=225) Tình trạng dinh dưỡng của trẻ Tần số Tỷ lệ (%) Suy dinh dưỡng thể thấp còi 22 9,8 Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 19 8,4 Suy dinh dưỡng thể gầy còm 10 4,4 Thừa cân/béo phì 32 14,2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 78 BÀN LUẬN Trong 225 trẻ tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi (mạn tính) chiếm lệ cao nhất là 9,8%, tiếp theo là tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân chiếm 8,4%, thấp nhất là tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể gầy còm (cấp tính) chiếm 4,4%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương và cộng sự với tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi thể nhẹ cân là 14,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 17,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm là 13,4%(5). Sự khác biệt này có thể do đối tượng nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương nghiên cứu trên trẻ được nhập viện trong vòng 24 giờ tại 4 khoa của Viện Nhi trung ương, trẻ nhập viện thường có bệnh lý nặng hơn trong khi đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh nhi điều trị ngoại trú và tình trạng bệnh lý có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Nghiên cứu chúng tôi cho kết quả cao hơn so với báo cáo của Phạm Ngọc Oanh về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi khỏe mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2017, ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần lượt là 4,4%, 6,8%, 1,8%(4). Sự khác biệt cho thấy suy dinh dưỡng khi trẻ mắc bệnh là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy trẻ đến khám bệnh cần được tư vấn về chế độ ăn trong thời gian mắc bệnh để trẻ có chế độ ăn hợp lý nhằm giảm thời gian mắc bệnh, giảm tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ để đạt được mục tiêu của WHO năm 2025 là giảm 40% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi(10). Tỷ lệ thừa cân/béo phì trong nghiên cứu ghi nhận là 14,2%, kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả thừa cân/béo phì trên toàn quốc của Viện dinh dưỡng năm 2015 ghi nhận tỷ lệ này chỉ là 5,3%(7). Tỷ lệ béo phì tăng nhanh và chiếm tỷ lệ cao ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh cho thấy phù hợp với nghiên cứu của Davison KK và cộng sự(1). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương khi ghi nhận chỉ có 3,4% trẻ thừa cân(5). Như vậy, béo phì ở trẻ em cần được quan tâm và can thiệp bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp. Tại phòng khám ngoại trú, tỷ lệ trẻ được chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn hô hấp chiếm đa số 81,3%. Bên cạnh đó bệnh tiêu chảy chiếm 9,7% và bệnh khác 19%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu về mô hình bệnh tật ở trẻ em từ 1 tháng – 15 tuổi tại bệnh viện đa khoa quận 7 của Nguyễn Thị Kim Dung và cộng sự, ghi nhận bệnh hệ hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong nghiên cứu chiếm 62,26%, tiếp đến là bệnh hệ tiêu hóa 11,95%(3). Sự khác biệt về tỷ lệ phần trăm giữa các bệnh trong 2 nghiên cứu có thể là do khác biệt về thời điểm thực hiện nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và bệnh xảy ra có tính chất theo mùa. KẾT LUẬN Tình trạng dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi đến khám bệnh ghi nhận suy dinh dưỡng thể thấp còi, nhẹ cân, gầy còm và thừa cân/béo phì lần lượt là 9,8%, 8,4%, 4,4% và 14,2%. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ có bệnh lý kèm theo. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì cao ở trẻ đang mắc bệnh cho thấy sự cần thiết phải khám toàn diện cũng như tư vấn dinh dưỡng kèm theo cho những trẻ đang điều trị ngoại trú. Ngoài ra, cần đẩy mạnh chiến lược truyền thông nên tập trung vào thực hành nuôi dưỡng trẻ để giảm thiểu tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân/béo phì. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Davison K, Birch L (2001). “Childhood overweight: a contextual model and recommendations for future research”. Obes Rev, 2(3):159-171. 2. Jones RE, Jewell J, Saksena R, Ramos Salas X, Breda J (2017). “Overweight and Obesity in Children under 5 Years: Surveillance Opportunities and Challenges for the WHO European Region”. Front Public Health, 5:1-12. 3. Nguyễn Kim Dung, Phạm Thị Minh Hồng (2012). “Mô hình bệnh tật ở trẻ em 1 tháng - 15 tuổi tại bệnh viện đa khoa quận 7, thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí y học thành phố Hồ Chí Minh, 16(1): 1-7. 4. Phạm Ngọc Oanh, Nguyễn Nhân Thành, Bùi Hùng Mạnh, Phạm Nhật Thùy Đan, Tiêu Ngọc Phương Tâm và cộng sự. (2017). “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại TP.HCM”. Báo cáo của trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh. tr 1-2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 79 5. Phạm Thị Thu Hương, Cao Thị Thu Hương (2015). “Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em nằm viện tại bệnh viện Nhi trung ương”. Tạp chí Y học dự phòng,15(3):87-92. 6. Schaible UE, Kaufmann SH (2007). “Malnutrition and infection: complex mechanisms and global impacts”. PLoS Med, 4(5):115-120. 7. Viện dinh dưỡng (2016). “Số liệu thống kê về tình trạng dinh dưỡng trẻ em năm 2015”. Bộ Y tế, tr 1-2. 8. World Health Organization (2008). “Training course on Child Growth Assessment. World Health Organization”. Geneva, pp 14. 9. World Health Organization (2009). “Infant and young child feeding. World Health Organization”. Geneva, pp 1. 10. World Health Organization (2014). “Global nutrition targets 2025: Stunting policy brief. World Health Organization”. Geneva, pp 1. 11. World Health Organization (2018). “World Health Statistics 2018. World Health Organization”. Geneva, pp 48-49. 12. World Health Organization (2018). “World Health Statistics 2018. World Health Organization”. Geneva, pp 82. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 120/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_o_tre_duoi_5_tuoi_tai_benh_vien_quan_2.pdf
Tài liệu liên quan