Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh có can thiệp ngoại khoa tại Bệnh viện Nhi đồng 2

Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh có can thiệp ngoại khoa tại Bệnh viện Nhi đồng 2: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 247 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ SƠ SINH BỆNH TIM BẨM SINH CÓ CAN THIỆP NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Vũ Thị Hiệu*, Bùi Quang Vinh**, Huỳnh Thị Duy Hương** TÓM TẮT Mở đầu: Trẻ bệnh tim bẩm sinh dễ bị suy dinh dưỡng trước khi điều trị can thiệp, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh tuổi sơ sinh chưa được báo cáo. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng qua đánh giá các chỉ số nhân trắc và trung bình thu nhập năng lượng của trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh có can thiệp ngoại khoa tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp: Tiền cứu mô tả hàng loạt trường hợp, thời gian 1/11/2015-30/4/2016 tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng là trẻ <1 tháng tuổi, nhập khoa sơ sinh nhận can thiệp ngoại khoa tạm thời và triệt để. Biến số nhân trắc dựa vào cân (kg), chiều dài (cm), và chuẩn hóa theo tuổi (Z-score) dựa vào phần mềm Anthro được đo lúc nhập khoa và xuất viện. Biến số thu ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 378 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh có can thiệp ngoại khoa tại Bệnh viện Nhi đồng 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 247 TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ SƠ SINH BỆNH TIM BẨM SINH CÓ CAN THIỆP NGOẠI KHOA TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 Vũ Thị Hiệu*, Bùi Quang Vinh**, Huỳnh Thị Duy Hương** TÓM TẮT Mở đầu: Trẻ bệnh tim bẩm sinh dễ bị suy dinh dưỡng trước khi điều trị can thiệp, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng ở nhóm bệnh tuổi sơ sinh chưa được báo cáo. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng qua đánh giá các chỉ số nhân trắc và trung bình thu nhập năng lượng của trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh có can thiệp ngoại khoa tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Phương pháp: Tiền cứu mô tả hàng loạt trường hợp, thời gian 1/11/2015-30/4/2016 tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng là trẻ <1 tháng tuổi, nhập khoa sơ sinh nhận can thiệp ngoại khoa tạm thời và triệt để. Biến số nhân trắc dựa vào cân (kg), chiều dài (cm), và chuẩn hóa theo tuổi (Z-score) dựa vào phần mềm Anthro được đo lúc nhập khoa và xuất viện. Biến số thu nhập năng lượng (kcal/kg/ng) được tính toán lúc đạt tối đa trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Kết quả: Tổng cộng 39 trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh được can thiệp ngoại khoa ghi nhận 97.5% trẻ đủ tháng, cân nặng lúc sinh trung bình 3035 g, và 38.5% được chẩn đoán trước sinh với siêu âm. Các tật tim bẩm sinh tím tỉ lệ cao (89.7%), thường gặp chuyển vị đại động mạch (28.7%), không lỗ van ĐM phổi (25.6%), hẹp eo ĐMC (20.5%). Can thiệp ngoại khoa đa số tạm thời như đặt stent PDA (66.7%), Rashkind xé vách liên nhĩ (35.9%); chỉ 4 (10.2%) trẻ được phẫu thuật triệt để. Tỉ lệ suy dinh dưỡng tại thời điểm nhập viện là 7.7% nhẹ cân, 17.9% teo, và 5.1% thấp còi. Nuôi dưỡng đường miệng 97.4%, gavage dạ dày 69.2 %, trung bình năng lượng nhập lúc tối đa 102.6 kcal/kg/ngày. Thời điểm can thiệp tạm thời hoặc phẫu thuật trung vị 3 ngày tuổi, xuất viện 23 ngày tuổi. Tốc độ tăng cân trung bình 18.4 g/ngày, trước can thiệp 23g/ ngày, sau can thiệp 17g/ ngày. Tỷ lệ suy dinh dưỡng lúc xuất viện là 20.5% nhẹ cân, 15.4% teo, và 15.4 % thấp còi. Kết luận: Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ bệnh tim bẩm sinh trong giai đoạn sơ sinh cao trước khi can thiệp ngoại khoa và cả lúc xuất viện. Năng lượng nhập thấp hơn so với khuyến cáo cho bệnh tim bẩm sinh. Từ khóa: Suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh, bệnh tim bẩm sinh, can thiệp ngoại khoa, năng lượng nhập, chỉ số nhân trắc. ABSTRACT NUTRITIONAL STATUS IN NEONATES WITH CONGENITAL HEART DISEASES UNDERGOING CORRECTIVE INTERVENTION AT NEONATAL DEPARTMENT, CHILDREN HOSPITAL No2 Vu Thi Hieu, Bui Quang Vinh, Huynh Thi Duy Huong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 247 - 252 Introduction: Children with congenital heart diseases are vulnerable to suffer malnutrition before intervention, but there was little data about the nutritional status in neonates with congenital heart diseases. Objectives: To evaluate the proportion of malnutrition based on the anthropometric indices and the mean caloric intake in neonates with congenital heart diseases undergoing corrective intervention at Neonatal department, Children Hospital No 2. * Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, ** Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM Tác giả liên lạc: BS. Vũ Thị Hiệu ĐT: 0974353738 Email: vuthihieu1988@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 248 Methods: A prospective case series, all neonates < 1month with congenital heart diseases under going palliative and complete corrective intervention admitted from November 1st 2015 to April 30th 2016 at Neonatal department, Children Hospital No2 were included. All patients underwent an anthropometric evaluation at presentation and at discharge: weight (kg), height (cm), head circumference (cm), Z-scores for weight for age, height for age, head circumference for age and weight for height calculated by WHO Anthro software. The caloric intake was calculated at time which the neonates were fed with maximum enteral fluid intake. Results: A total 39 neonates with CHD undergoing corrective intervention were 51% males and 49% females, almost all were term (97.5%) with mean birth weight 3035g and nearly all were appropriate for gestational age (84.6%). 38.5% of them have had antenatal ultrasound for diagnosis. Congenital heart diseases were classified as cyanotic heart diseases (89.7%) and acyanotic (10.3%), the most common congenital heart disease was transposition of great arteries (28.7%), pulmonary atresia (25.6%) and coarctation of the aorta (20.5%). Almost of cases underwent palliative corrective intervention via cardiac catheterization, such as PDA stent (66.7%), Rashkind (35.9%), only 4 (10.3%) has complete repair. The nutritional status of these neonates at admission was 7.7% underweight, 17.9% wasting and 5.1% stunting. The patients were nourished mainly by enteral feeding (97.4%), via nasogastric sonde (69.2%). At the time of maximum enteral fluid intake, the mean caloric intake was 102 kcal/kg/day. The median weigh gain was 18.4 g/day, before corrective intervention was 23 g/day and after intervention was 17 g/day. The neonates underwent intervention at median 3 day-old, and discharged at 23 day-old. At that time, the proportion of 3 type of malnutrition were increased to 20.5% underweight, 15.4% wasting and 15.4% stunting. Conclusion: Prevalence of malnutrition of neonates with CHD was high both before intervention and at discharge. Total energy intakes were lower than the recommendation. Keywords: malnutrition, neonate, congenital heart disease, corrective intervention, caloric intake, anthropometric indices. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tim bẩm sinh là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trong đó các dị tật tim bẩm sinh về cấu trúc trung bình và nặng cần sự can thiệp chiếm 2.5 đến 3 trên 1000 trẻ sinh sống và hơn nửa số đó cần được phẫu thuật trong giai đoạn sơ sinh. Những trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh có ảnh hưởng đáng kể đến huyết động sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Suy dinh dưỡng còn là chỉ định phẫu thuật trong một số tật tim như thông liên thất, thông liên nhĩ, kênh nhĩ thất bán phần. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này tại bệnh viện Nhi Đồng 2 - nơi có số lượng trẻ được can thiệp ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh trong giai đoạn sơ sinh ngày càng tăng- để xác định tỷ lệ các đặc điểm dinh dưỡng và nuôi dưỡng của các trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh được can thiệp ngoại khoa. ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Trẻ sơ sinh nhập khoa Sơ Sinh bệnh viện Nhi Đồng 2 chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh được can thiệp ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh trong thời gian từ 1/11/2015 đến 30/4/2016. Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu mô tả hàng loạt trường hợp, thời gian 1/11/2015-30/4/2016 tại khoa sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 2. Đối tượng là trẻ <1 tháng tuổi, nhập khoa sơ sinh được chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh, sau đó được can thiệp ngoại khoa bao gồm các can thiệp tạm thời và phẫu thuật triệt để. Biến số nhân trắc dựa vào cân (kg), chiều dài (cm), vòng đầu (cm) và chuẩn hóa theo tuổi (Z- score) dựa vào phần mềm WHO Anthro được đo lúc nhập khoa và xuất viện. Biến số thu nhập năng lượng (kcal/kg/ngày) được tính toán lúc đạt tối đa trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 249 Xử lý dữ liệu Nhập dữ liệu bằng Excel và xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 16.0. Tính các tỉ lệ % và trị số trung bình, dùng các phép kiểm T-test so sánh 2 trung bình, Wilcoxon so sánh 2 trung vị, McNemar so sánh 2 tỉ lệ, khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05. KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ Có 39 trường hợp tim bẩm sinh có can thiệp ngoại khoa được đưa vào lô nghiên cứu. Về đặc điểm dịch tễ, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ, đa số địa chỉ từ các tỉnh (Bảng 1). Có 38,5% được chẩn đoán tiền sản, tuổi nhập viện trung vị 2 ngày, ít gặp trẻ nhẹ cân < 2500 g (12,9%). Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ (N=39) Đặc điểm Tuổi nhập viện (ngày) 2 (1- 7,5) Giới Nam 23 (59) Nữ 16 (41) Địa chỉ TPHCM 7 (17,9) Tỉnh khác 32 (82,1) Chẩn đoán tiền sản Có 15 (38,5) Không 24 (61,5) Tuổi thai (tuần) 38.5 ± 1 Phân loại tuổi thai Non tháng 1 (2,5) Đủ tháng 38 (97,5) CNLS (g) 3035 ± 520 Phân loại CNLS CN phù hợp tuổi thai 33 (84,6) Nhẹ cân so với tuổi thai 6 (15,4) *Giá trị trong bảng n(%), trung bình ± ĐLC Đặc điểm lâm sàng và điều trị Tim bẩm sinh tím chiếm đa số trong 39 trường hợp TBS được can thiệp (89,7%) (Bảng 2). Các tật tim có tỉ lệ cao là chuyển vị đại động mạch (28,2%), không lỗ van ĐMP- thông liên thất (25,6%), và bất thường ĐMC (20,5%). Biến chứng bao gồm 17,9% trẻ suy tim, 12,8% trẻ có biến chứng sốc tim, thường xảy ra ở các trường hợp hẹp eo ĐMC nặng, thiểu sản, gián đoạn cung ĐMC (Bảng 3). Có 33,3% trẻ viêm phổi trong thời gian nằm viện. 41% trẻ cần được hỗ trợ hô hấp. 48,7% các trường hợp được truyền prostaglandin E1 để mở ống động mạch. Can thiệp tạm thời bằng stent PDA (66,7%), Rashkind (35,9%), sau đó 10,2% can thiệp triệt để. Bảng 2: Đặc điểm tật tim (N=39) Đặc điểm n (%) Phân loại TBS TBS tím 35 (89,7) TBS không tím 4 (10,3) Tật tim Chuyển vị đại động mạch 11 (28,2) Không lỗ van ĐMP- thông liên thất 10 (25,6) Hẹp eo ĐMC- thiểu sản cung ĐMC- gián đoạn cung ĐMC 8 (20,5) Không lỗ van ĐMP vách liên thất nguyên vẹn 4 (10,3) Tứ chứng Fallot 3 (7,7) Hẹp van ĐMP 2 (5,1) Hẹp khít van ĐMC 1 (2,6) Suy tim 7 (17,9) Sốc tim 5 (12,9) Viêm phổi 13 (33,3) *Giá trị trong bảng là n (%) Bảng 3: Đặc điểm điều trị (N=39) Đặc điểm n (%) Hỗ trợ hô hấp 16 (41) Nội khí quản 9 (23,1) NCPAP 6 (15,4) Oxy cannula 1 (2,6) PGE1 19 (48,7) Vận mạch 4 (8,1) Điều trị suy tim 6 (24,2) Kháng sinh 19 (48,7) Can thiệp ngoại khoa Tạm thời Stent PDA 26 (66,7) Rashkind 14 (35,9) Nong eo ĐMC bằng bóng 2 (5,1) Nong van ĐMP 2 (5,1) Nong van ĐMC 1 (2,6) Banding ĐMP 1 (2,6) Phẫu thuật triệt để 4 (10,2) Thời điểm can thiệp 3 (1- 6,5) Tử vong 4 (10,2) Thời gian nằm viện (ngày) 17 (12-26,5) Thời điểm xuất viện 23 (14,5-34,5) *Giá trị trong bảng là n (%)/ trung vị (25th- 75th) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 250 Đặc điểm dinh dưỡng Tại thời điểm nhập viện, tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, teo và thấp còi lần lượt là 7,7%, 17,9% và 5,1%, và tỉ lệ này tại thời điểm xuất viện tương ứng là 20,5%, 15,4% và 15,4% (Bảng 4). Tại thời điểm xuất viện, tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân tăng có ý nghĩa thống kê so với nhập viện (p<0,05), suy dinh dưỡng teo không thay đổi. Cả 3 chỉ số WA, HA và HCA tại thời điểm xuất viện đều giảm so với lúc nhập viện (p<0,05), riêng chỉ số WH không thay đổi so với lúc nhập viện. Tốc độ tăng cân trung vị 18,4 g/ ngày, trong đó tốc độ tăng cân trước can thiệp là 23 g/ngày, và sau can thiệp 17 g/ngày. Bảng 4: Đặc điểm các chỉ số nhân trắc (N=39) Đặc điểm NV XV ** Δ XV-NV p WA -0,7 ± 1,1 -1,4 ± 1,4 -0,6 ± 1 0,000 # HA -0,18 ± 0,95 -1,2 ± 1,2 -1 ± 0,8 0,000 WH -1,04 ± 1,4 -0,8 ± 1,3 0,2 ± 1,1 0,23 HCA -0,25 ± 1,1 -1,5 ± 1,2 -1.2 ± 0.9 0,000 SDD nhẹ cân (WA <-2) 3 (7,7) 8 (20,5) 0,03 + SDD teo-cấp (WH <-2) 7 (17,9) 6 (15,4) SDD thấp còi- mạn (HA <-2) 2 (5,1) 6 (15,4) 0,12 * Giá trị trong bảng là n (%)/ trung bình ± ĐLC ** Tử vong được xem như xuất viện # So sánh 2 trung bình bằng T-test + So sánh 2 tỉ lệ bằng McNemar Đặc điểm nuôi dưỡng Trong thời gian nằm viện, 100% trẻ trong dân số nghiên cứu đều được nuôi ăn đường tĩnh mạch, với thời gian trung vị là 2 ngày (Bảng 5). Có 69,2% được nuôi ăn qua sonde dạ dày, thời gian trung vị là 4 ngày. Tại thời điểm được nuôi ăn đường miệng với thể tích tối đa, năng lượng nhập trung bình 102,6 kcal/kg/ngày. Trẻ được nuôi ăn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức có năng lượng 67 kcal/100ml đối với trẻ đủ tháng và 74 kcal/100ml đối với trẻ non tháng. Tỷ lệ nuôi bằng sữa mẹ, sữa công thức, và hỗn hợp trước can thiệp (nằm khu cách ly) lần lượt là 2,5%, 35,9%, 59% và sau can thiệp (rời khu cách ly) là 57,1%, 41,4%, và 11,4%. Bảng 5: Đặc điểm nuôi dưỡng (N=39) Đặc điểm Dinh dưỡng tĩnh mạch 39 (100) Thời gian dinh dưỡng tĩnh mạch (ngày) 2 Dinh dưỡng qua sonde dạ dày 27 (69,2) Thời gian dinh dưỡng sonde dạ dày (ngày) 4 Năng lượng nhập đường miệng tối đa (kcal/kg/ngày) 102,6 ± 10,3 Tốc độ tăng cân (g/ngày) 18,4 (7,1-29,4) Thời gian nuôi dưỡng (ngày) 17 (7,5-26,5) Tốc độ tăng trước can thiệp (g/ngày) 23 (14,2-32,5) Thời gian nuôi dưỡng trước can thiệp (ngày) 3 (1- 6,5) Tốc độ tăng sau can thiệp (g/ngày) 17 (8,2-23,5) Thời gian nuôi dưỡng sau can thiệp (ngày) 13 (6,5-19) * Giá trị trong bảng là n (%)/ trung bình ± ĐLC/trung vị (25th-75th) BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam nhiều hơn nữ (nam/nữ: 1.43/1). Nghiên cứu của Samanek thấy tỉ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh của trẻ nam cao hơn trẻ nữ trong một số dị tật như chuyển vị đại động mạch, không lỗ van ĐMP, hẹp eo ĐMC- những tật tim chiếm tỉ lệ cao trong nhóm tim bẩm sinh có can thiệp(4). Đa số trẻ có địa chỉ từ các tỉnh khác 82,1%, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hương (75,7%) và Nguyễn Kiến Mậu (79,3%)(6,7). Chẩn đoán tiền Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Nhi Khoa 251 sản có 38,5%, cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Kiến Mậu (3,4%) có thể do chương trình chẩn đoán tiền sản phối hợp giữa khoa Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 2 và bệnh viện Từ Dũ(6). Đa số trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi là trẻ đủ tháng, tương tự nghiên cứu của Nguyễn Kiến Mậu(6). Phần lớn trẻ có CNLS phù hợp tuổi thai, giống với Nydegger và Blasquez(1,8). Về đặc điểm tật tim, tỉ lệ tim bẩm sinh tím chiếm đa số (89,7%), khá phù hợp với tỉ lệ tim bẩm sinh tím trong nghiên cứu của Nguyễn Kiến Mậu (93,1%)(6), nhưng khác biệt với nghiên cứu của Vaidyanathan về tình trạng dinh dưỡng của 476 trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi được can thiệp ngoại khoa tim bẩm sinh(13). Khác biệt có thể do độ tuổi của trẻ khác nhau và thời điểm can thiệp tật tim bẩm sinh tùy trung tâm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số các can thiệp ngoại khoa là các can thiệp tạm thời như đặt stent PDA, Rashkind, nong van ĐMP, nong van ĐMC. Tỉ lệ phẫu thuật triệt để còn thấp (10,2%) so với các nghiên cứu khác trên thế giới. Ví dụ nghiên cứu của Daymont về tim bẩm sinh ở 856 trẻ từ 0 đến 36 tháng, tỉ lệ trẻ được phẫu thuật triệt để cao hơn, như 100% trong tật chuyển vị đại động mạch(2). Khác biệt phụ thuộc vào trình độ của phẫu thuật viên và khả năng của từng trung tâm. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2 các can thiệp ngoại khoa bệnh tim bẩm sinh chủ yếu vẫn là các can thiệp tạm thời, phần lớn các trường hợp tim bẩm sinh nặng, phức tạp đều được chuyển Viện Tim TPHCM để tiếp tục điều trị. Tại thời điểm nhập viện chúng tôi ghi nhận 7,7 % trẻ SDD thể nhẹ cân, 17,9 % trẻ SDD thể teo, và 5,1% trẻ SDD thấp còi. Các tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Okoramah 2011 trên 76 trẻ bị TBS chưa được can thiệp có độ tuổi từ 3-192 tháng, có 20,5% trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, 41,1% trẻ suy dinh dưỡng thể teo và 28,8% trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi(9); và nghiên cứu khác của Hassan trên 100 trẻ TBS từ 2 tháng tuổi chưa được can thiệp có tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân, teo và thấp còi lần lượt là 14,3%, 23,8% và 64,9%(3). Sự khác biệt này có thể do thời điểm đánh giá trẻ trong nghiên cứu của chúng tôi sớm hơn. Như vậy, thời điểm đánh giá trẻ tim bẩm sinh càng trễ thì tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi càng cao. Về tình trạng dinh dưỡng của trẻ sau can thiệp, tỉ lệ suy dinh dưỡng ở cả 3 thể đều tăng so với trước can thiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Vaidyanathan, các chỉ số nhân trắc tại thời điểm xuất viện cũng giảm so với lúc xuất viện, và chỉ bắt đầu cải thiện 3 tháng sau xuất viện; và nghiên cứu của Ranatachu trên 161 trẻ bệnh tim bẩm sinh được can thiệp cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng chỉ bắt đầu cải thiện 6 tháng sau phẫu thuật(10,13). Trong nghiên cứu của chúng tôi, giai đoạn đầu sau can thiệp tốc độ tăng cân của trẻ thấp hơn so với trước can thiệp (17g/ngày so với 23g/ngày). Năng lượng nhập trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với khuyến cáo là 140 kcal/kg/ngày(11). Kết quả này cũng tương tự nghiên cứu của Morgan, Blasquez, Schwalbe- Terilli(1,5,12). Mặc dù trẻ được nuôi ăn với thể tích sữa khá cao nhưng năng lượng nhập vẫn thấp là do phần lớn trẻ được nuôi ăn với sữa mẹ hoặc sữa công thức có năng lượng tương đương 67 kcal/100ml, không có trẻ nào được nuôi ăn bằng sữa tăng năng lượng; bên cạnh đó tất cả trẻ được cho bú theo nhu cầu, không có trẻ nào được đặt sonde dạ dày nuôi ăn để giảm năng lượng tiêu hao trong quá trình bú. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào đưa ra một chế độ dinh dưỡng chuẩn cho trẻ bệnh tim bẩm sinh, và đặc biệt cần nhấn mạnh là mỗi trẻ bệnh tim bẩm sinh cần một chế độ dinh dưỡng riêng biệt, phù hợp cho trẻ. Do đó, vấn đề đặt ra là tìm một chế độ dinh dưỡng thích hợp cho từng nhóm bệnh nhân dựa trên bệnh lý và nhu cầu của trẻ, và trong tương lai cần rất nhiều nghiên cứu để tìm ra một phác đồ dinh dưỡng cho trẻ bệnh tim bẩm sinh. KẾT LUẬN Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ bệnh tim bẩm Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 252 sinh trong giai đoạn sơ sinh khá cao trước và sau can thiệp, đặc biệt là thể suy dinh dưỡng thấp còi. Đa số trẻ được nuôi dưỡng với tổng năng lượng nhập thấp (<103 kcal/kg/ngày), ít hơn so với khuyến cáo, chỉ được nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức có năng lượng 67 kcal/100ml. Do đó nên tối ưu năng lượng nhập cho trẻ sơ sinh bằng các loại sữa tăng năng lượng hoặc đặt sonde dạ dày nuôi ăn trước và sau phẫu thuật để giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh bệnh tim bẩm sinh bị suy dinh dưỡng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Blasquez A, Clouzeau H, Fayon M, et al (2015), "Evaluation of nutritional status and support in children with congenital heart disease", European Journal of Clinical Nutrition, 70 (4), 528- 31. 2. Daymont C, Neal A, Prosnitz A, et al (2013), "Growth in children with congenital heart disease", Pediatrics, 131, 236-42. 3. Hassan B, Albanna A, Shafie MM (2015), "Nutritional status in children with un-operated congenital heart disease: an Egyptian center experience", Frontiers in Pediatrics, 3 (53), 1-5. 4. Kannel WB, Thom TJ (1994), Incidence, Prevalence and Mortatity of Cardiovascular Diseases, In The Heart (Eight edition ed., pp. 185-200), The Mc Graw Hill 5. Morgan CT, Shine AM (2013), "Nutrition in neonatal congenital heart disease", Research and Reports in Neonatology 3 (3), 45-50. 6. Nguyễn Kiến Mậu, Võ Đức Trí (2014), "Chi phí và hiệu quả can thiệp tim bẩm sinh nặng ở trẻ sơ sinh bệnh viện Nhi Đồng 1 trong 2 năm 2013-2014", Hội nghị khoa học kỹ thuật bệnh viện Nhi Đồng 1. 7. Nguyễn Thị Thanh Hương, Vũ Minh Phúc (2010), "Đặc điểm bệnh lý tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1", Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 14, 90-98. 8. Nydegger A, Bines J (2006), "Energy metabolism in infants with congenital heart disease", Nutrition, 22, 697-709. 9. Okoromah CAN, Ekure EN, Lesi F, et al (2011), "Prevalence, profile and predictors of malnutrition in children with congenital heart defects: a case–control observational study", Arch Dis Child, 96 (4), 354-60. 10. Ratanachu S, Pongdara A (2011), "Nutritional status of pediatric patients with congenital heart disease: pre- and post cardiac surgery``", Journal of The Medical Association of Thailand, 94 (3), 133-37. 11. Rees P (2011), "Nourishing Little Hearts: Nutritional Implications for Congenital Heart Defects", Practical Gastroenterology, 98, 11-34. 12. Schwalbe-Terilli CR, Hartman DH (2009), "Enteral feeding and caloric intake in neonates after cardiac surgery", American Journal of Critical Care, 18 (1), 52-57. 13. Vaidyanathan B, Radhakrishnan R, Sundaram KR, et al (2009), "What determines nutritional recovery in malnourished children after correction of congenital heart defects?", Pediatrics, 124, 294-99. Ngày nhận bài báo: 24/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_cua_tre_so_sinh_benh_tim_bam_sinh_co_c.pdf
Tài liệu liên quan