Tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai: N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
145
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Tình trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai
Nguyễn Thị Bình1, Trần Thị Minh Thu2, Bùi Hải An2, Trần Minh Tiến2, Phùng
Thị Mỹ Hạnh2, Lương Vũ Đức1, Stephen Harper3
Cơ quan
1 Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam
2 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội, Việt Nam
3 Đại học Queensland, Australia
Tác giả đại diện
tranminhtien74@yahoo.com
Từ khóa:
Cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng, cải bắp, cải mèo
Giới thiệu
Canh tác rau ở Sa Pa và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) có vai trò quan trọng trong
sinh kế của người dân địa phương và các loại rau chủ yếu được trồng ở
các vùng này là rau bản địa. Hiện nay, nông dân phải đối mặt với nhiều
thách thức trong việc cải thiện năng suất cây trồng thông qua sử dụng
phân bón hợp lý, trong khi thông tin về nhu cầu dinh dưỡng đối với cây
rau bản địa còn hạn chế và thông tin về tính chất đất, đặc biệt là vi lượng
trong đất, còn...
4 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
145
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Tình trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai
Nguyễn Thị Bình1, Trần Thị Minh Thu2, Bùi Hải An2, Trần Minh Tiến2, Phùng
Thị Mỹ Hạnh2, Lương Vũ Đức1, Stephen Harper3
Cơ quan
1 Viện Dược liệu, Hà Nội, Việt Nam
2 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Hà Nội, Việt Nam
3 Đại học Queensland, Australia
Tác giả đại diện
tranminhtien74@yahoo.com
Từ khóa:
Cân bằng dinh dưỡng, thiếu hụt dinh dưỡng, cải bắp, cải mèo
Giới thiệu
Canh tác rau ở Sa Pa và Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) có vai trò quan trọng trong
sinh kế của người dân địa phương và các loại rau chủ yếu được trồng ở
các vùng này là rau bản địa. Hiện nay, nông dân phải đối mặt với nhiều
thách thức trong việc cải thiện năng suất cây trồng thông qua sử dụng
phân bón hợp lý, trong khi thông tin về nhu cầu dinh dưỡng đối với cây
rau bản địa còn hạn chế và thông tin về tính chất đất, đặc biệt là vi lượng
trong đất, còn rất thiếu.
Số liệu khảo sát cân bằng dinh dưỡng trên các hộ nông dân cho thấy việc
sử dụng dinh dưỡng đa lượng, nitơ (N), phốt pho (P) và kali (K), là quá
nhiều và không cân đối với nhu cầu của cây. Phân bón chiếm khoảng một
phần ba chi phí của nông dân trồng rau và việc sử dụng phân bón lãng phí
không những giảm hiệu quả sản xuất, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường. Kết quả khảo sát cũng cho thấy phân vi lượng hầu như không
được sử dụng trong các hệ thống canh tác rau này.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Trong Dự án AGB-2012-059, một chuỗi các khảo sát cân bằng dinh dưỡng
đã được thực hiện với các loại cây trồng chính như cải mèo, bắp cải, su
hào và cải bắp xòe ở huyện Sa Pa và Bắc Hà để đánh giá tình trạng dinh
dưỡng đa lượng của cây rau. Khảo sát được tiến hành trên cơ sở phân tích
tổng lượng N, P, K bón vào cho cây và tổng lượng N, P, K lấy đi khỏi ruộng
theo sản phẩm cây trồng trong một vụ.
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
146
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Mẫu lá cây bắp cải, các lá bao bắp non nhất, được lấy tại 30 hộ trồng rau
tại Sa Pa và Bắc Hà. Mẫu lá được phân tích xác định tất cả các nguyên tố
dinh dưỡng và kết quả phân tích được so sánh với các dữ liệu tham khảo
để phân tích đánh giá thực trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Kết quả và thảo luận
Kết quả khảo sát đã giúp nông dân ở Sa Pa và Bắc Hà hiểu được tầm quan
trọng của việc sử dụng phân bón một cách hợp lý và cân đối theo yêu cầu
của cây, trên cơ sở phân tích lượng dinh dưỡng bón vào và lượng dinh
dưỡng lấy đi trên chính thửa ruộng của họ.
Lượng dinh dưỡng đa lượng (N, P và K) sử dụng cho cây rau biến động
nhiều giữa các hộ, nhưng điểm chung là lượng dinh dưỡng cung cấp cho
cây trồng cao hơn nhiều so với lượng dinh dưỡng cây lấy ra khỏi đồng
ruộng. Đối với bắp cải, lượng N, P và K cây trồng mang ra khỏi đồng ruộng
là tương tự nhau ở tất cả các hộ, vào khoảng 150 kg N ha-1, 25 kg K ha-1 và
50 kg K ha-1. Tuy nhiên, lượng dinh dưỡng bón vào là rất khác nhau giữa
các hộ và vào khoảng 300-480 kg N ha-1, 60-120 kg P ha-1 và 160-240 kg K
ha-1 (Hình 1)
.
Hình 1. Cân bằng dinh dưỡng cho cải bắp. Số liệu được thu thập ở ba hộ
A, B, C vào năm 2015; các yếu tố đầu là lượng dinh dưỡng N, P và K cung
cấp cho cây trong suốt quá trình canh tác trên đồng ruộng từ khi gieo hạt
đến thu hoạch (kg ha-1) và yếu tố đầu ra là lượng dinh dưỡng N, P và K cây
trồng lấy ra khỏi đồng ruộng trong các sản phẩm thu hoạch (kg ha-1)
N
Ú
I C
Ơ
H
Ộ
I C
H
O
P
H
ÁT
T
RI
ỂN
147
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Hình 2. Cân bằng dinh dưỡng cho cây cải mèo. Số liệu được thu thập ở
ba hộ A, B và C vào năm 2015; các yếu tố đầu vào bao gồm lượng dinh
dưỡng N, P và K sử dụng cho cây trồng trong suốt quá trình canh tác từ
thời điểm gieo hạt đến khi thu hoạch (kg ha-1), và các yếu tố đầu ra bao
gồm lượng dinh dưỡng N, P và K cây trồng lấy ra khỏi đồng ruộng trong
các sản phẩm thu hoạch (kg ha-1).
Đối với cải mèo, lượng N, P và K cây lấy ra khỏi đồng ruộng biến động giữa
các hộ với lượng là khoảng 90-160 kg N ha-1, 20-30 kg P ha-1 và 70-90 kg K
ha-1 (Hình 2). Lượng phân bón sử dụng là 190-410 kg N ha-1, 0-90 kg P ha-1
và 0-210 kg K ha-1. Đối với su hào, lượng N, P và K lấy ra khỏi đồng ruộng là
khác nhau giữa các hộ với khoảng 70-150 kg N ha-1, 10 kg P ha-1 và 50-80
kg K ha-1. Trong khi đó lượng phân bón sử dụng là là 150-700 kg N ha-1, 30-
300 kg P ha-1 và 100-650 kg K ha-1. Đối với cải bắp xòe, lượng N, P và K lấy
ra khỏi đồng ruộng là khoảng 80-130 kg N ha-1, 10-20 kg P ha-1 và khoảng
40 kg K ha-1. Lượng phân bón sử dụng là 160-470 kg N ha-1, 70-210 kg P
ha-1 và 160-610 kg K ha-1.
Kết quả phân tích mẫu lá cải bắp đã củng cố thêm số liệu của cân bằng
dinh dưỡng khi có tới 96% số mẫu có hàm lượng N từ đủ đến cao và 100%
mẫu có hàm lượng P và K từ đủ đến cao. Đối với Ca và S, 100% các mẫu
phân tích có hàm lượng đủ đến cao, còn đối với Mg có khoảng 76% mẫu
có hàm lượng ở mức đủ và khoảng 24% mẫu có hàm lượng ở mức cận
biên. Đối với các nguyên tố vi lượng, có thể quan sát thấy hầu hết các
nguyên tố (Mn, Zn, B, Cu và Mo) có hàm lượng thấp, nhưng B và Cu là phổ
biến nhất với hơn 70% mẫu ở mức thiếu hụt.
H
Ộ
I T
H
Ả
O
V
Ề
PH
ÁT
T
RI
ỂN
T
ÂY
B
Ắ
C
148
Chủ đề 2: Các hệ thống canh tác bền vững
Kết luận
Nghiên cứu khẳng định sự cần thiết của việc giảm tỷ lệ bón các nguyên tố
đa lượng đồng thời chỉ ra những hạn chế về dinh dưỡng vi lượng trong
canh tác rau tại Sa Pa và Bắc Hà.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- s24_3064_2207185.pdf