Tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển: Chương 5
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN
5.1 HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TỪ NGUỒN PHÁT SINH HỘ GIA ĐÌNH
5.1.1 Hình Thức Thu Gom
Ở nước ta, khu dân cư chưa được qui hoạch một cách đồng bộ, các khu phố rất khác nhau giữa các quận trong cùng thành phố và giữa các cụm dân cư trong cùng một quận. Ở khu vực quận Bình Thạnh vừa có đường giao thông lớn vừa có đường hẻm, có đoạn thuộc đường 1 chiều và có đoạn thuộc đường 2 chiều. Do đó, hoạt động thu gom CTR từ các hộ gia đình sẽ khác nhau tùy theo từng địa bàn và các địa điểm giao thông của khu vực.
Đối với các tuyến đường giao thông lớn
Trên các tuyến đường giao thông lớn, mật độ xe đông, lưu thông một chiều hay hai chiều, hình thức thuận tiện nhất là thu gom CTR một bên lề đường và lần lượt từ nhà này đến nhà kia. Công nhân thu gom sẽ đẩy xe thu gom rỗng từ nơi tập trung đến hộ gia đình đầu tiên của tuyến thu gom, lấy CTR, sau đó đẩy xe sang hộ gia đình kế tiếp cho đến khi xe đầy, sau đó đẩy xe đầy đến...
23 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3594 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống thu gom, trung chuyển, vận chuyển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG
THU GOM, TRUNG CHUYỂN, VẬN CHUYỂN
5.1 HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TỪ NGUỒN PHÁT SINH HỘ GIA ĐÌNH
5.1.1 Hình Thức Thu Gom
Ở nước ta, khu dân cư chưa được qui hoạch một cách đồng bộ, các khu phố rất khác nhau giữa các quận trong cùng thành phố và giữa các cụm dân cư trong cùng một quận. Ở khu vực quận Bình Thạnh vừa có đường giao thông lớn vừa có đường hẻm, có đoạn thuộc đường 1 chiều và có đoạn thuộc đường 2 chiều. Do đó, hoạt động thu gom CTR từ các hộ gia đình sẽ khác nhau tùy theo từng địa bàn và các địa điểm giao thông của khu vực.
Đối với các tuyến đường giao thông lớn
Trên các tuyến đường giao thông lớn, mật độ xe đông, lưu thông một chiều hay hai chiều, hình thức thuận tiện nhất là thu gom CTR một bên lề đường và lần lượt từ nhà này đến nhà kia. Công nhân thu gom sẽ đẩy xe thu gom rỗng từ nơi tập trung đến hộ gia đình đầu tiên của tuyến thu gom, lấy CTR, sau đó đẩy xe sang hộ gia đình kế tiếp cho đến khi xe đầy, sau đó đẩy xe đầy đến điểm hẹn. Thực hiện chuyến tiếp theo.
Hình 5.1 Hệ thống thu gom CTR từ hộ gia đình: thu gom một bên đường.
Đối với các tuyến đường giao thông nhỏ
Những tuyến đường giao thông nhỏ hay đường hẻm, hình thức thu gom thuận tiện nhất là lấy rác ở hai bên nhà đối diện và lần lượt qua các cặp nhà cùng tuyến đường.
Hình 5.2 Hệ thống thu gom CTR từ hộ gia đình: thu gom hai bên đường.
Rác sẽ được công nhân thu gom bằng thùng đẩy tay 660L và đẩy về các điểm hẹn. Mỗi ngày thu gom 2 ca, mỗi ca làm việc 8h. Ca 2 sẽ sử dụng lại thùng của ca 1 để thu gom.
Thời gian thu gom như sau:
- Ca 1 từ 6h - 14h.
- Ca 2 từ 14h30 - 22h30.
Lựa chọn phương tiện thu gom
Việc lựa chọn phương tiện thu gom hợp lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình thu gom, số lượng phương tiện và công nhân thu gom. Từ các loại phương tiện thu gom hiện có ta có thể so sánh và lựa chọn phương tiện thu gom thích hợp.
Xe ba gác đạp 1 m3
Ưu điểm: thể tích chứa rác lớn, có thể di chuyển nhanh khi chạy xe rỗng hoặc chứa ít trong xe.
Nhược điểm: diện tích xe lớn nên khó di chuyển và cản trở giao thông, cần phải có hai người cùng làm việc một xe.
Xe gắn máy lôi 1 m3
Ưu điểm: diện tích chứa rác lớn, di chuyển nhanh hơn tất cả các loại xe hiện có, người thu gom không mất nhiều sức để đẩy xe, không cần nhiều công nhân chỉ cần một người quản lý một xe.
Nhược điểm: diện tích xe lớn gây ách tách giao thông, vi phạm luật giao thông cấm các hành vi xe gắn máy lôi kéo, tốn nhiên liệu, chi phí đầu tư cao.
Xe đẩy tay cải tiến (660 lít)
Loại thùng này đã khắc phục được tất cả những nhược điểm của các phương tiện trên, có thể dễ dàng trong công đoạn đưa rác lên xe ép rác, giá cả đầu tư không quá cao phù hợp với tình hình kinh tế nước ta hiện nay, chỉ cần một người quản lý xe.
5.1.2 Tính Toán Hệ Thống Thu Gom Rác Hộ Gia Đình
Rác hộ gia đình sẽ được thu gom bằng xe đẩy tay 660L và đưa về các điểm hẹn. Sau đó được thu gom bằng xe ép rác chuyển về trạm trung chuyển. Hình thức lấy rác một bên lề đường.
Khối lượng rác được thu gom
Lượng rác được thu gom trong một ngày ở các năm của quận Bình Thạnh được xác định bằng công thức: mi=
Trong đó: mi: lượng rác thu gom ở năm thứ i (kg/ngđ).
: tổng số hộ cần thu gom rác ở năm thứ i.
n: số người trong hộ, n = 5 người/hộ.
r: tốc độ phát sinh rác, giả sử tốc độ phát sinh rác qua các năm không thay đổi,
r = 0,5 kg/ng.ngđ.
Mỗi công nhân làm việc 8 tiếng 1 ngày.
Bảng 5.1 Thống kê lượng rác cần thu gom ở các năm
Năm
Dân số (người)
Số hộ (hộ)
Số người trong một hộ
Tốc độ phát sinh rác (kg/ng.ngđ)
Lượng rác (kg/ngày)
2009
477517
95503
5
0,5
238760
2010
485635
97127
5
0,5
242820
2011
493891
98778
5
0,5
246950
2012
502287
100457
5
0,5
251140
2013
510826
102165
5
0,5
255410
2014
519510
103902
5
0,5
259760
2015
528342
105668
5
0,5
264170
2016
537323
107465
5
0,5
268660
2017
546458
109292
5
0,5
273230
2018
555748
111150
5
0,5
277870
2019
565195
113039
5
0,5
282600
2020
574804
114961
5
0,5
287400
2021
584575
116915
5
0,5
292290
2022
594513
118903
5
0,5
297260
2023
604620
120924
5
0,5
302310
2024
614898
122980
5
0,5
307450
2025
625352
125070
5
0,5
312680
2026
635983
127197
5
0,5
317990
2027
646794
129359
5
0,5
323400
2028
657790
131558
5
0,5
328900
2029
668972
133794
5
0,5
334490
2030
680345
136069
5
0,5
340170
Số hộ cần phải thu gom của một chuyến thu gom
Khối lượng rác chứa trong một thùng hay khối lượng rác thu được trong một chuyến:
mthùng= V D
Trong đó: V: Thể tích thùng chứa, V = 0,66 m3/thùng.
D: Khối lượng riêng của hỗn hợp rác, D = M/V = 100/0,51 = 196,08 (kg/m3).
Vậy mthùng = 0,66 196,08 = 129,4 (kg/thùng)
Tổng số chuyến thu gom mỗi ngày (tính cho năm 2009):
= = = 1845 (chuyến/ngày)
Số hộ được thu gom trong một chuyến (năm 2009): N= 52 (hộ)
Thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom
TSCS = T1 + T2 +T3
Trong đó: T1: Thời gian lấy và đổ rác, h/chuyến.
T2: Thời gian tại điểm hen, h/chuyến.
T3: Thời gian vận chuyển, h/chuyến.
Thời gian lấy và đổ rác: T1 =
Trong đó: n: số hộ được thu gom trong một chuyến, n = 52 hộ.
TLR-HGD: thời gian lấy rác ở mỗi hộ, TLR-HGD = 0,5 phút/chuyến.
TLR-ĐX: thời gian di chuyển xe đẩy rác giữa 2 hộ, TLR-ĐX = 0,5 phút/chuyến.
Vậy T1 = 5251,5 (phút/chuyến) = 0,86 h/chuyến
Thời gian tại điểm hẹn: T2 = thời gian chờ + thời gian đổ rác
Gỉa sử T2 = 10 phút = 0,17 h/chuyến.
Thời gian vận chuyển rác : T3 = h1+ h2
Trong đó: h1: thời gian xe đẩy đi từ điểm thu rác cuối đến điểm hẹn.
h2: thời gian xe đi từ trạm trung chuyển đến tuyến thu gom mới.
Gỉa sử quãng đường từ vị trí lấy rác cuối cùng đến điểm hẹn là 2 km và quãng đường từ trạm trung chuyển đến tuyến thu gom mới là 1 km.
Vận tốc xe đẩy rác với dung tích 660 lít khi xe đầy là 4 km/h, khi xe rỗng là 5 km/h.
Vậy T3 = 2/4+1/5 = 0,7 (h/chuyến)
è TSCS = 0,86 + 0,17 +0,7 = 1,73 (h/chuyến)
Số chuyến thu gom, số thùng và số công nhân cần thiết cho một ngày.
Số chuyến trong một ca làm việc của một công nhân: NCH =
Trong đó: H: Thời gian một ngày làm việc của công nhân, H = 8 h/ngày.
W: Hệ số tính đến thời gian không làm vận chuyển, W = 0,05.
t1: Thời gian từ trạm xe đến vị trí lấy rác đầu tiên, h.
t2: Thời gian từ TTC về trạm xe, h.
è (h)
Vậy NCH = = 4 (chuyến)
Số thùng 660 L cần phải đầu tư và số công nhân cần thiết trong 1 chuyến là:
1845 (chuyến/ngày) : 4 (chuyến/ngày.thùng) = 461 (thùng)= 461 (công nhân)
Số công nhân cần thiết cho một ngày (1 tuần công nhân làm việc 6 ngày):
(461 × 7 ngày)/6 ngày = 538 (công nhân/ngày)
Tính tương tự cho các năm khác.
Bảng 5.2 Thống kê số thùng và số công nhân cần đầu tư cho quận Bình Thạnh
Năm
Dân số (người)
Lượng rác/ngày (kg/ngày)
Chuyến/
ngày
Số thùng
cần thiết
Số thùng đầu tư
Số công nhân cần thiết
Số công nhân đầu tư
2009
477517
238760
1845
461
461
538
538
2010
485635
242820
1877
469
8
547
9
2011
493891
246950
1908
477
8
557
9
2012
502287
251140
1941
485
8
566
9
2013
510826
255410
1974
493
470
576
10
2014
519510
259760
2007
502
16
585
10
2015
528342
264170
2041
510
16
595
10
2016
537323
268660
2076
519
17
606
10
2017
546458
273230
2112
528
478
616
10
2018
555748
277870
2147
537
25
626
10
2019
565195
282600
2184
546
26
637
11
2020
574804
287400
2221
555
26
648
11
2021
584575
292290
2259
565
488
659
11
2022
594513
297260
2297
574
35
670
11
2023
604620
302310
2336
584
35
681
11
2024
614898
307450
2376
594
36
693
12
2025
625352
312680
2416
604
498
705
12
2026
635983
317990
2457
614
45
717
12
2027
646794
323400
2499
625
46
729
32
2028
657790
328900
2542
635
47
741
3
2029
668972
334490
2585
646
509
754
2
2030
680345
340170
2629
657
56
767
13
Xác Định Vị Trí, Số Lượng Điểm Hẹn Phục Vụ Vận Chuyển Rác Từ Hộ Gia Đình
Điểm hẹn được xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Không ảnh hưởng đến giao thông, hoạt động của dân cư xung quanh điểm hẹn và mỹ quan đô thị.
- Nằm trên đường chính, thuận tiện cho xe vận chuyển cũng như công nhân thu gom.
- Đảm bảo tiếp nhận luợng rác đến năm 2030.
- Rác từ hộ gia đình sau khi đựơc thu gom sẽ tập trung về các điểm hẹn.
Lựa chọn phương tiện vận chuyển
HINO FC3JEUA 9 m3
HINO FG1JJUB 14m3
MITSUBISHI CANTER 5,3m3
ISUZU NKR55E 4m3
MITSUBISHI CANTER 6,3m3
Hình 5.3 Các loại xe ép rác.
Bảng 5.3 Một số thông tin về các loại xe ép
Loại xe
Trọng lượng không tải (kg)
Trọng lượng đầy tải (kg)
Tỷ lệ nén ép
Lượng rác trong xe (kg)
Giá tiền (USD)
HINO FC3JEUA 9 m3
5.205
10.400
1,5
5.195
41.910
HINO FG1JJUB 14m3
7.905
15.100
1,5
7.195
54.700
ISUZU NKR55E 4m3
4.520
8.850
1,5
4.330
30.100
MITSUBISHI CANTER 5,3m3
3.670
6.300
1,5
2.630
31.600
MITSUBISHI CANTER 6,3m3
3.370
6.300
1,2
2.930
29.800
Nguồn: Công Ty SAMCO, 2004.
Việc tính toán các thông số cần thiết để lựa chọn phương tiện vận chuyển tối ưu được tính điển hình cho xe ISUZU 4 m3, tương tự cho các loại xe còn lại.
Lượng rác mà một xe ép 4 m3 có thể tiếp nhận được:
Mxe = trọng lượng đầy tải (kg) – trọng lượng không tải (kg) = 8.850 – 4.520 = 4.330 (kg)
Lượng CTR xe có thể ép được trong một chuyến
= lượng CTR có trong xe × tỷ lệ nén ép = 4.330 (kg) × 1,5
= 6.495 (kg/chuyến) = 6,495 (tấn/chuyến)
Tổng số chuyến xe cần thiết để vận chuyển hết CTR trong 1 ngày (Nc):
= = 37 (chuyến/ngày)
Giả sử chi phí bảo trì bảo dưỡng cho xe mỗi năm: 0,5% giá xe/năm, xe hoạt động được trong 10 năm và chi phí khấu hao mỗi năm = 10% giá xe, chi phí vận hành cho 1 chuyến là 20 USD. Từ đó tính được chi phí cần đầu tư cho mỗi loại xe từ đó chọn loại xe kinh tế nhất.
Bảng 5.4 Chi phí đầu tư cho các loại xe
Loại xe
Lượng rác trong xe (kg)
Tỷ lệ nén ép
Lượng rác đưa vào xe (tấn)
Số chuyến
xe phải
chở
(Chuyến/
ngày)
Chi phí
bảo trì
bảo dưỡng
(USD/
năm)
Chi phí vận hành
(USD/
năm)
Khấu
hao(USD/
năm)
Tổng chi phí cho mỗi xe
(USD/
năm)
Isuzu NKR55E 4m3
4.330
1,5
6,495
36
151
270.100
3.010
273.261
Hino FG1JJUB 14m3
7.195
1,5
10,794
22
274
160.600
5.470
165.744
Hino FC3JEUA 9 m3
5.195
1,5
7,792
30
210
219.000
4.191
223.401
Mitsubishi Canter 5,3m3
2.630
1,5
3,945
60
158
438.000
3.160
441.318
Mitsubishi Canter 6,3m3
2.930
1,2
3,516
67
149
489.100
2.980
492.229
Theo kết quả tính toán trong Bảng 5.4 trên, nếu so sánh về mặt kinh tế trong việc đầu tư xe ép rác, loại xe được lựa chọn để tính toán cho toàn bộ hệ thống thu gom rác thực phẩm là xe HINO FG1JJUB 14 m3.
Khối lượng riêng nén ép trong xe ép rác HINO FG1JJUB 14 m3 được tính:
(kg/m3) = 0,771 tấn/m3
Với: M: khối lượng rác xe ép chở (kg).
V: thể tích xe (m3).
x: tỷ số nén ép.
Khối lượng rác chứa trong xe ép 14 m3:
V f = 14 m3 0,771 tấn/m3 1 = 10,794 tấn = 10794 kg
Trong đó: Thể tích xe V = 14 m3.
Khối lượng riêng nén ép = 0,771 tấn/m3.
Hệ số hữu ích của xe f = 1.
Tổng số chuyến xe cần thiết để vận chuyển hết CTR trong 1 ngày (Nc);
(chuyến/ngày)
Tính số lượng xe ép dùng để thu gom tại các điểm hẹn cho năm 2009
Tổng số chuyến cần thu gom trong một ca: N = 22 (chuyến/ngày)/2 ca = 11 (chuyến/ca)
Số thùng 660 lít mà xe tiếp nhận trong một chuyến:
Nthung = = = 55 (thùng)
Thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom: TSCS = T1 + T2 + T3
Trong đó: T1: Thời gian lấy và đổ rác.
T2: Thời gian từ vị trí lấy rác cuối cùng về TTC và trở lại vị trí lấy rác tuyến tiếp theo.
T3: Thời gian đổ rác tại khu xử lý, T3 = 15 phút = 0,25 giờ/chuyến.
Thời gian lấy và đổ rác : T1 = (Ct × t’) + [(Np -1) × t’’]
Trong đó: t’: thời gian cần thiết để đổ thùng 660 lít lên xe ép, t1 = 1 phút = 0,016 giờ.
Ct: số thùng đổ được trong một chuyến, Ct = 55 thùng.
Np: số điểm hẹn lấy được trong một chuyến thu gom.
t’’: thời gian vận chuyển giữa hai điểm lấy rác.
t’’ = S2 : V1 = 600 (m) : 20 (km/h)= 0,03 (giờ).
S2: Khoảng cách trung bình giữa các điểm hẹn: S2 = 600 m.
V1: Vận tốc trung bình của xe ép chạy trên đường nội thành: V1 = 20 km/h.
è T1 = (55x0,016) + [(55-1) × 0,03] = 2,5 (giờ/chuyến)
Thời gian từ vị trí lấy rác cuối cùng về TTC và trở lại vị trí lấy rác tuyến tiếp theo:
Trong đó: S1: Khoảng cách trung bình từ điểm hẹn cuối đến TTC: S1 = 10 km.
V2: Vận tốc trung bình của xe ép khi chạy ở nội thành: V2 = 20 km/h.
S3: Khoảng cách trung bình từ nơi để xe đến điểm hẹn đầu: S1 = 1 km.
è T2 = 10/20 + 1/20 = 0,55 (h/chuyến)
Vậy thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom:
TSCS = T1 + T2 + T3 = 2,5 + 0,55 + 0,25 = 3,3 (h/chuyến)
Số lần xe quay vòng trong ngày:
Trong đó: H: thời gian làm việc theo quy đình trong ngày, H = 8 giờ.
W: hệ số tính đến thời gian không vận chuyển, W = 0,05.
TSCS: thời gian cần thiết cho một chuyến thu gom.
t1: thời gian từ trạm để xe đến vị trí lấy rác đầu tiên, t1 = S1/V2 = 1/40 = 0,625 giờ.
t2: thời gian từ TTC đến trạm cất xe, t2 = 0.
è (chuyến/ngày)
Số xe ép cần thiết = = 11 (xe)
Mỗi xe thu gom gồm 1 tài xế và 1 phụ xe, thời gian làm việc của công nhân là 6 ngày/tuần.
Số công nhân đội xe vận chuyển cần là: = 26 (người/ca)
Khối lượng rác tại một điểm hẹn tính cho một chuyến vận chuyển:
12 (thùng/1 điểm/1lần) x 129,4 (kg/thùng) = 1552,8 (kg/điểm)
Khối lượng rác mà xe ép tiếp nhận là 7195 kg.
Số điểm hẹn mà một xe ép có thể lấy được: 7195 (kg)/1552,8 (kg/điểm) = 4 (điểm hẹn/chuyến)
Như vậy đầu tư 11 xe 14 m3 thu gom CTR tại các điểm hẹn cho năm 2009. Tuy nhiên để dự phòng trong trường hợp xấu xảy ra như xe ép rác bị hư hay ngày lễ tết lượng CTR sẽ tăng gấp đôi nên sẽ đầu tư thêm 2 xe, tổng số xe ép 14 m3 là 13 xe. Thời gian sử dụng xe 10 năm.
Tổng số điểm hẹn trong một ca
= = 19 (điểm hẹn)
Bảng 5.5 Thống kê số điểm hẹn tính đến năm 2030
STT
Năm tính toán
Khối lượng
(tấn/ngày)
Số chuyến xe ép rác thực hiện/ngày
Số xe cần thiết
Số xe cần đầu tư
Số công nhân của xe ép rác
Số điểm hẹn được bố trí
1
2009
238,76
22
11
11
26
19
2
2010
242,82
22
11
0
26
20
3
2011
246,95
23
11
0
27
20
4
2012
251,14
23
12
1
27
20
5
2013
255,41
24
12
0
28
21
6
2014
259,76
24
12
0
28
21
7
2015
264,17
24
12
0
29
21
8
2016
268,66
25
12
0
29
22
9
2017
273,23
25
13
1
30
22
10
2018
277,87
26
13
0
30
22
11
2019
282,60
26
13
0
31
23
12
2020
287,40
27
13
0
31
23
13
2021
292,29
27
14
1
32
24
14
2022
297,26
28
14
0
32
24
15
2023
302,31
28
14
0
33
24
16
2024
307,45
28
14
0
33
25
17
2025
312,68
29
14
0
34
25
18
2026
317,99
29
15
1
34
26
19
2027
323,40
30
15
0
35
26
20
2028
328,90
30
15
0
36
26
21
2029
334,49
31
15
0
36
27
22
2030
340,17
32
16
1
37
27
5.2 HỆ THỐNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TỪ CÁC NGUỒN PHÁT SINH TẬP TRUNG
5.2.1 Hình Thức Thu Gom
Các nguồn phát sinh CTR tập trung là những nguồn có khối lượng CTR lớn. Những nguồn này thường ở khu thương mại, trường học, cơ quan, … Trong trường hợp này, xe thu gom cũng chính là xe vận chuyển. Từ trạm xe, xe vận chuyển sẽ đến nơi cần thu gom, chuyển rác lên đầy xe và chở thẳng đến bãi chôn lấp hoặc trạm xử lý.
Hình thức thu gom này có thể trình bày ở sơ đồ sau:
Nguồn phát sinh chất thải tập trung
Xe rỗng
Trạm xe
Xe đầy
Xe rỗng
Bãi chôn lấp hay trạm xử lý
Đến vị trí tiếp theo
Hình 5.4 Sơ đồ thu gom.
5.2.2 Phương Tiện Thu Gom
Phương tiện thu gom các nguồn phát sinh CTR tập trung là các xe vận chuyển. Đối với rác hỗn hợp phương tiện thu gom được sử dụng là xe ép rác các loại. Đối với rác còn lại (xà bần) phương tiện vận chuyển là các loại xe tải.
5.2.3 Tính Toán Hệ Thống Thu Gom Rác Từ Các Nguồn Tập Trung
Rác trường học
Như đã tính ở chương 2, khối lượng rác trường học sinh ra mỗi ngày là 19,10 tấn/ngày (tính cho năm 2009), rác trường học được thu gom bằng xe đẩy tay 660L một ngày 1 lần. Rác thu gom được mang về điểm hẹn (điểm hẹn trùng với điểm hẹn đã vạch tuyến ở hộ gia đình).
Khối lượng riêng của rác đường phố là: 119,05 kg/m3.
Khối lượng rác đường phố thu gom được trong một thùng hay trong 1 chuyến là:
0,66 m3/chuyến ´ 119,05 kg/m3 = 79 (kg/chuyến)
Số chuyến thu gom 1 ngày là: 19100 (kg/ngày) : 79 (kg/chuyến) = 242 (chuyến/ngày)
Số xe ép 5 tấn cần phải đầu tư là: 19,10 (tấn/ngày) : 5 (tấn/xe) ≈ 4
Vậy cần đầu tư 4 xe ép 5 tấn.
Bảng 5.6 Thống kê đầu tư thu gom rác trường học ở quận Bình Thạnh qua các năm
Năm
Khối lượng rác (tấn/ngày)
Số thùng cần
Thùng đầu tư
Xe ép/ca
Xe ép đầu tư
2009
19,10
242
242
4
4
2010
19,43
246
4
4
0
2011
19,76
250
4
4
0
2012
20,09
254
4
4
0
2013
20,43
259
4
4
0
2014
20,78
263
246
4
0
2015
21,13
267
9
4
0
2016
21,49
272
9
4
0
2017
21,86
277
9
4
0
2018
22,23
281
9
4
0
2019
22,61
286
251
5
1
2020
22,99
291
13
5
0
2021
23,38
296
14
5
0
2022
23,78
301
14
5
0
2023
24,18
306
14
5
0
2024
24,60
311
256
5
0
2025
25,01
317
19
5
0
2026
25,44
322
19
5
0
2027
25,87
327
19
5
0
2028
26,31
333
20
5
0
2029
26,76
339
262
5
0
2030
27,21
344
24
5
0
Rác khu thương mại
Như đã tính ở chương 2, khối lượng rác khu thương mại sinh ra mỗi ngày là 57,30 tấn/ngày (tính cho năm 2009), rác khu thương mại được thu gom bằng xe đẩy tay 660L một ngày 1 lần. Rác thu gom được mang về điểm hẹn (điểm hẹn trùng với điểm hẹn đã vạch tuyến ở hộ gia đình).
Khối lượng riêng của rác đường phố là: 200 kg/m3.
Khối lượng rác đường phố thu gom được trong một thùng hay trong 1 chuyến là:
0,66 m3/chuyến ´ 200 kg/m3 = 132 (kg/chuyến)
Số chuyến thu gom 1 ngày là: 57300 (kg/ngày) : 132 (kg/chuyến) = 434 (chuyến/ngày)
Số xe ép 7 tấn cần phải đầu tư là: 57,3 (tấn/ngày) : 7 (tấn/xe) ≈ 8 (xe)
Vậy cần đầu tư 8 xe ép 7 tấn.
Bảng 5.7 Thống kê đầu tư thu gom rác khu thương mại ở quận Bình Thạnh qua các năm
Năm
Khối lượng rác (tấn/ngày)
Số thùng cần
Thùng đầu tư
Xe ép/ca
Xe ép đầu tư
2009
57,30
434
434
8
8
2010
58,28
442
7
8
0
2011
59,27
449
8
8
0
2012
60,27
457
8
9
1
2013
61,30
464
8
9
0
2014
62,34
472
442
9
0
2015
63,40
480
15
9
0
2016
64,48
488
16
9
0
2017
65,57
497
16
9
0
2018
66,69
505
16
10
1
2019
67,82
514
451
10
0
2020
68,98
523
24
10
0
2021
70,15
531
25
10
0
2022
71,34
540
25
10
0
2023
72,55
550
25
10
0
2024
73,79
559
460
11
1
2025
75,04
568
34
11
0
2026
76,32
578
34
11
0
2027
77,62
588
35
11
0
2028
78,93
598
35
11
0
2029
80,28
608
470
11
0
2030
81,64
618
44
12
1
Rác từ các cơ quan
Như đã tính ở chương 2, khối lượng rác từ các cơ quan sinh ra mỗi ngày là 28,65 tấn/ngày (tính cho năm 2009), rác từ các cơ quan được thu gom bằng xe đẩy tay 660L một ngày 1 lần. Rác thu gom được mang về điểm hẹn (điểm hẹn trùng với điểm hẹn đã vạch tuyến ở hộ gia đình).
Khối lượng riêng của rác đường phố là: 119,05 kg/m3.
Khối lượng rác đường phố thu gom được trong một thùng hay trong 1 chuyến là:
0,66 m3/chuyến ´ 119,05 kg/m3 = 79 (kg/chuyến)
Số chuyến thu gom 1 ngày là: 28650 (kg/ngày) : 79 (kg/chuyến) = 363 (chuyến/ngày)
Số xe ép 7 tấn cần phải đầu tư là: 28,65(tấn/ngày ) : 7 (tấn/xe) ≈ 4 (xe)
Vậy cần đầu tư 4 xe ép 7 tấn.
Bảng 5.8 Thống kê đầu tư thu gom rác từ các cơ quan ở quận Bình Thạnh qua các năm
Năm
Khối lượng rác (tấn/ngày)
Số thùng cần
Thùng đầu tư
Xe ép/ca
Xe ép đầu tư
2009
28,65
363
363
4
4
2010
29,14
369
6
4
0
2011
29,63
375
6
4
0
2012
30,14
382
6
4
0
2013
30,65
388
6
4
0
2014
31,17
395
369
4
0
2015
31,70
401
13
5
1
2016
32,24
408
13
5
0
2017
32,79
415
13
5
0
2018
33,34
422
13
5
0
2019
33,91
429
376
5
0
2020
34,49
437
20
5
0
2021
35,07
444
20
5
0
2022
35,67
452
21
5
0
2023
36,28
459
21
5
0
2024
36,89
467
384
5
0
2025
37,52
475
28
5
0
2026
38,16
483
28
5
0
2027
38,81
491
29
6
1
2028
39,47
500
29
6
0
2029
40,14
508
393
6
0
2030
40,82
517
37
6
0
Rác bệnh viện
Tổng khối lượng rác thải sinh ra từ các bệnh viện của quận là 7160 kg/ngày (tính cho năm 2009).
Rác sinh hoạt trong bệnh viện sẽ thu gom bằng xe đẩy tay 660L một ngày 1 lần được tập trung tại khu vực chứa rác thải của bệnh viện. Sau đó được vận chuyển về trạm trung chuyển.
Chất thải nguy hại sẽ được thu gom và vận chuyển bằng hệ thống riêng biệt.
Khối lượng riêng của rác sinh hoạt của bệnh viện là: 200 kg/m3 (giả định).
Khối lượng rác bệnh viện thu gom được trong một thùng hay trong 1 chuyến là:
0,66 m3/chuyến ´ 200 kg/m3 = 132 (kg/chuyến)
Số chuyến thu gom 1 ngày là: 7160 (kg/ngày) : 132 (kg/chuyến) = 54 (chuyến/ngày)
Số xe ép 7 tấn cần phải đầu tư là: 7,160(tấn/ngày ) : 7 (tấn/xe) ≈ 1 (xe)
Vậy cần đầu tư 1 xe ép 7 tấn.
Bảng 5.9 Thống kê đầu tư thu gom rác từ các bệnh viện ở quận Bình Thạnh qua các năm
Năm
Khối lượng rác (tấn/ngày)
Số thùng cần
Thùng đầu tư
Xe ép/ca
Xe ép đầu tư
2009
7,16
54
54
1
1
2010
7,28
55
1
1
0
2011
7,41
56
1
1
0
2012
7,53
57
1
1
0
2013
7,66
58
1
1
0
2014
7,79
59
55
1
0
2015
7,93
60
2
1
0
2016
8,06
61
2
1
0
2017
8,20
62
2
1
0
2018
8,34
63
2
1
0
2019
8,48
64
56
1
0
2020
8,62
65
3
1
0
2021
8,77
66
3
1
0
2022
8,92
68
3
1
0
2023
9,07
69
3
1
0
2024
9,22
70
57
1
0
2025
9,38
71
4
1
0
2026
9,54
72
4
1
0
2027
9,70
73
4
1
0
2028
9,87
75
4
1
0
2029
10,03
76
59
1
0
2030
10,21
77
6
1
0
Bảng 5.10 Thống kê số xe ép cần đầu tư để thu gom hết rác từ các nguồn khác nhau ở tất cả các năm
Năm
Xe thu gom rác dân cư loại 7 tấn
Xe thu rác trường học loại 5 tấn
Xe thu rác bệnh viện loại 7 tấn
Xe thu rác KTM loại 7 tấn
Xe thu rác cơ quan loại 7 tấn
2009
11
4
1
8
4
2010
11
4
1
8
4
2011
11
4
1
8
4
2012
12
4
1
9
4
2013
12
4
1
9
4
2014
12
4
1
9
4
2015
12
4
1
9
5
2016
12
4
1
9
5
2017
13
4
1
9
5
2018
13
4
1
10
5
2019
13
5
1
10
5
2020
13
5
1
10
5
2021
14
5
1
10
5
2022
14
5
1
10
5
2023
14
5
1
10
5
2024
14
5
1
11
5
2025
14
5
1
11
5
2026
15
5
1
11
5
2027
15
5
1
11
6
2028
15
5
1
11
6
2029
15
5
1
11
6
2030
16
5
1
12
6
5.3 VẠCH TUYẾN THU GOM
Nguyên Tắc Vạch Tuyến Thu Gom
Các yếu tố cần xem xét khi chọn tuyến đường thu gom và vận chuyển bao gồm:
- Vị trí, chu kỳ, thời gian lấy rác.
- Tuyến lấy rác phải bắt đầu và kết thúc ở gần đường giao thông chính (dùng bản đồ địa hình để phân chia khu vực lấy rác).
- Ở vùng đồi núi, cao nguyên, tuyến lấy rác phải bắt đầu từ trên cao xuống.
- Vị trí lấy rác cuối cùng phải ở gần nơi điểm tập kết nhất.
- Các nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung phải được lấy trước.
- Những nguồn phát sinh chất thải rắn có khối lượng ít phải được thu gom trong cùng chuyến hoặc cùng ngày lấy rác.
- Ở khu vực dễ tắc nghẽn giao thông phải tổ chức lấy rác ngoài giờ cao điểm.
Thông số vạch tuyến
- Số điểm hẹn 20 điểm (năm 2012).
- Bán kính phục vụ mỗi điễm hẹn là 600 m.
5.4 HỆ THỐNG TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN
5.4.1 Chức năng của trạm trung chuyển
Theo quy hoạch tổng thể chung cho hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị của thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng. Có thể nói rằng, lộ trình từ nơi thu gom chất thải rắn đến trạm xử lý có một khoảng cách khá xa so với qui định về khoảng cách vận chuyển đến nơi thải bỏ. Vì vậy, xây dựng trạm trung chuyển là điều cần thiết.
Trạm trung chuyển quận Bình Thạnh thiết kế nhằm giải quyết vấn đề tồn đọng lại CTR thu gom trong ngày, giải quyết được đoạn đường vận chuyển quá xa góp phần giải quyết tốt vấn đề môi trường của khu vực.
5.4.2 Hạng mục công trình của trạm trung chuyển
Trạm trung chuyển được xây dựng và thiết kế dựa trên nền tảng phục vụ cho việc phân loại CTR tại trạm trung chuyển do vậy tại khuôn viên trạm hình thành nên hai khu vực (sàn trung chuyển). Khu vực chứa rác hữu cơ, và khu vực chứa rác vô cơ. Đối với khu vực chứa rác hữu cơ, sau khi được phân loại thì vận chuyển đến nhà máy chế biến compost. Đối với khu vực chứa rác vô cơ, thì phân chia rác vô cơ có thể tái chế lại và rác không thể tái chế.
Khuôn viên cụ thể của trạm bao gồm các công trình sau:
- Nhà bảo vệ.
- Khu vực văn phòng, mọi hoạt động của xí nghiệp đều được quản lý ở đây.
- Khu vực cân xe vào.
- Giữa khuôn viên là sàn trung chuyển. Bên phải là sàn trung chuyển chính bên trong có hệ thống ép CTR thủy lực dùng để ép chất thải có nguồn gốc hữu cơ, bên trái là sàn trung chuyển phụ là nơi tiếp nhận các loại chất thải có nguồn gốc vô cơ.
- Nhà để xe chuyên dùng.
- Nơi đặt container sau khi kết thúc công việc.
- Đường giao thông để xe ra vào.
- Vành đai cây xanh.
Ngoài ra, khuôn viên còn có các công trình phụ trợ khác như: hệ thống thu, dẫn nước thải, rò rỉ sinh ra trong suốt quá trình hoạt động của trạm, hệ thống xử lý không khí tại các sàng tiếp nhận chất thải, hệ thống phun chế phẩm khử mùi, ….
Trạm trung chuyển được thiết kế theo dạng trạm trung chuyển chất tải trực tiếp công suất trung bình có thiết bị nén ép chất thải. Theo thiết kế này, rác từ các điểm hẹn được đưa tới trạm trung chuyển qua cầu cân 1 để cân xác định khối lượng xe và rác đồng thời được nhân viên ở đây ghi nhận lại. Sau đó xe chở rác tới đổ rác xuống ở sàn phân loại tập trung và xe quay đầu ra đi qua cầu cân 2 để cân khối lượng xe không. Nhân viên ở trạm cân lấy khối lượng ban đầu trừ đi khối lượng lúc sau thì được khối lượng rác chở vào trạm trung chuyển và được các tài xế xe kí nhận trước khi rời khỏi trạm trung chuyển. Xe vận chuyển của trạm sẽ đầu tư hoàn toàn mới và đồng bộ, loại xe dùng để vận chuyển rác ra điểm thải bỏ là xe tải chuyên dụng được thiết kế tương thích với các loại container.
5.4.3 Tính toán công suất của trạm trung chuyển
Chất thải rắn đô thị tập trung ở trạm trung chuyển bao gồm:
- Rác từ hộ gia đình: 238,76 tấn/ngày
+ Rác hữu cơ từ hộ gia đình: 79,17 % x 238,76 = 189,03 (tấn/ngày)
+ Rác vô cơ từ hộ gia đình: 238,76 – 189,03 = 49,73 (tấn/ngày)
- Rác từ khu thương mại: 57,3 tấn/ngày
+ Rác hữu cơ từ khu thương mại: 82 % x 57,3 = 46,99 (tấn/ngày)
+ Rác vô cơ từ khu thương mại: 57,3 – 46,99 = 10,31 (tấn/ngày)
- Rác từ cơ quan: 28,65 tấn/ngày
+ Rác hữu cơ từ cơ quan: 43,9 % x 28,65 = 12,58 (tấn/ngày)
+ Rác vô cơ từ cơ quan: 28,65 – 12,58 = 16,07 (tấn/ngày)
- Rác từ trường học: 19,10 tấn/ngày
+ Rác hữu cơ từ trường học: 43,9 % x 19,10 = 8,38 (tấn/ngày)
+ Rác vô cơ từ trường học: 19,10 – 8,38 = 10,72 (tấn/ngày)
- Rác từ bệnh viện: 7,16 tấn/ngày
+ Rác hữu cơ từ trường học: 82 % x 7,16 = 5,87 (tấn/ngày)
+ Rác vô cơ từ trường học: 7,16 – 5,87 = 1,29 (tấn/ngày)
è Công suất của trạm trung chuyển: 238,76 + 57,3 + 28,65 + 19,10 + 7,16 = 350,97 (tấn/ngày) (2009)
Vậy công suất trạm trung chuyển cần thiết kế là 351 tấn/ngày.
Tổng lượng rác hữu cơ : 189,03 + 46,99 + 12,58 + 8,38 + 5,87 = 262,85 (tấn/ngày)
Tổng lượng rác vô cơ : 88,12 tấn/ngày
5.4.4 Tính toán thiết kế các thiết bị và công trình trong trạm trung chuyển và phân loại
Container kín (container chứa chất thải hữu cơ)
Với chất thải hữu cơ có khối lượng riêng là 290 kg/m3 (0,29 tấn/m3). Thiết kế container kín có sức chứa là 10 tấn chất thải hữu cơ sau khi ép. Vậy thể tích cần thiết của container kín như sau:
Vkín = = 34,48 (m3)
Kích thước container kín: L x B x H = 6,5m x 2,2m x 2,5m.
Với lượng chất thải hữu cơ mà trạm tiếp nhận là 263 tấn/ngày. Số lượng container kín cần để lưu trữ hết lượng chất thải trên trong 1 ngày được tính như sau:
C1kin = = 26,3 27 (container)
Theo thiết kế, chất thải sau khi thu gom vận chuyển về trạm và phân loại. Sau đó có thể ép vào container bất cứ lúc nào nhưng thời gian vận chuyển container ra trạm xử lý bắt đầu lúc 14 giờ mỗi ngày tới 6 giờ sáng hôm sau. Thời gian này tương ứng với 2 ca làm việc, mỗi ca làm việc 8 tiếng và hết thời gian ca 1 là ca 2 vào làm luôn không có thời gian nghỉ giữa 2 ca. Quy định 1 container sẽ vận chuyển 1 lần trong ca.
Vậy số container kín cần thiết đầu tư là: C2 kín = = 13,5 14 (container)
Container hở (container chứa chất thải vô cơ)
Thiết kế container có sức chứa là 5 tấn.
Với chất thải vô cơ có trọng lượng riêng 150 kg/m3 (0,15 tấn/m3).
Thể tích của container hở là: Vhở = = 34 (m3)
Kích thước container hở: L x B x H = 5,5m x 2,5m x 2,5m.
Với lượng chất thải vô cơ trạm tiếp nhận 88,5 tấn/ngày. Sức chứa 1 container hở là 5 tấn. Thời gian vận chuyển ra trạm xử lý là 3 ca, mỗi ca 1 container hở thực hiện 1 lần vận chuyển ra khỏi trạm.
Số container hở cần thiết để vận chuyển hết lượng chất thải vô cơ:
C1hở = = 17,7 18 (container)
Vậy số container hở cần thiết đầu tư là: C2 hở = = 6 (container)
Xe bồn vận chuyển nước rỉ rác
Thiết kế xe bồn chứa nước rỉ rác có dung tích 15 m3. Giả sử lượng nước thải cần vận chuyển tới trạm xử lý là 45 m3/ngày.
Số container chứa nước thải: Cbồn = = 3 (xe)
Số xe vận chuyển cần thiết cho trạm
Gỉa sử khoảng cách từ trạm trung chuyển ra trạm xử lý là 40 km.
Vận tốc xe lúc đi là 50 km/giờ, vận tốc lúc về là 60 km/giờ.
Thời gian vận chuyển của một xe vận chuyển:
t = + = 1,47 (giờ/chuyến)
Thời gian đổ chất thải tại trạm xử lý bao gồm: thời gian đổ chất thải và thời gian rửa xe.
Gỉa sử thời gian đổ chất thải là 3 phút.
Gỉa sử thời gian rửa xe hết 5 phút.
Vậy tổng thời gian cần thiết cho 1 xe vận chuyển thực hiện 1 chuyến:
t = 1,47 (giờ) + 0,13 (giờ) = 1,6 (giờ/chuyến)
Thời gian 1 xe đầu kéo phải làm là 2 ca trong ngày.
Số chuyến thực hiện được trong 1 ca (8 giờ):
Số chuyến = = 4,25 4 (chuyến/ca), thời gian không làm việc W= 15%.
Vậy trong 1 ca 1 xe đầu kéo có thể vận chuyển được 4 container. Tổng số container cần vận chuyển trong một ca:
Ctổng = C2 kin + C2 hở + C3 = 14 + 6 + 1 = 21 (container)
Số xe đầu kéo cần đầu tư: Số lượng xe = = 5 (xe)
Như đã giới thiệu trong trạm cần có xe để di dời container nên trạm sẽ đầu tư thêm 2 chiếc loại này, mỗi xe phục vụ 1 sàn trung chuyển. Ngoài ra để đảm bảo tính an toàn không bị đọng lại container khi một trong hai xe đầu kéo bị hỏng, trạm sẽ đầu tư thêm 1 xe dự phòng. Vậy tổng số xe đầu kéo trạm cần đầu tư là 8 xe.
Bảng 5.11 Tổng hợp số container (hay xe) cần đầu tư
Loại
Sức chứa
Thể tích (m3)
Kích thước (m)
Dài x rộng x cao
Số lượng cần đầu tư
Container kín
10 tấn
34,48
6,5 x 2,2 x 2,5
14
Container hở
5 tấn
34
5,5 x 2,5 x 2,5
6
Xe bồn vận chuyển nước rỉ rác
15 m3
3
Xe vận chuyển
8
Hệ thống ép thủy lực tại sàn trung chuyển chất thải hữu cơ
Tại sàn trung chuyển chất thải hữu cơ được thiết kế có 2 hệ thống ép thủy lực. Mỗi hệ thống với thiết kế một lần miệng hứng có thể tiếp nhận một khối lượng chất thải tương ứng chất thải chứa trong xe ép 4 tấn.
Hệ thống được thiết kế gồm có:
- Miệng tiếp nhận chất thải từ xe ép.
- Buồng chứa chất thải chuẩn bị ép.
- Bộ phận ép có 1 piston và các ống dẫn thủy lực.
- Bộ phận điều khiển.
Miệng tiếp nhận chất thải
Kích thước cần thiết của miệng tiếp nhận để tiếp nhận một lần là 4 tấn chất thải. Tuy nhiên, khi vào đổ chất thải đối với phương tiện là xe ép thì một phần của xe ép buộc phải dừng ngay trong lòng miệng tiếp nhận.
Kích thước cần thiết của miệng: L B H = 5 m 2,5 m 1,5 m.
Khu chứa chất thải
Khu chứa chất thải được thiết kế có sức chứa tối đa là 10 tấn CTR không nén ép.
Thể tích của khu tiếp nhận: (m3)
Vậy kích thước thiết kế của buồng tiếp nhận: L B H = 6,5 m 2,2 m 2,5 m.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống ép thủy lực
Hệ thống ép bao gồm thùng chứa CTR, 1 piston lớn có đường kính khoảng 0,3m, một đầu được hàn liền với một tấm sắt hình chữ nhật có kích thước đúng bằng miệng của container, đầu còn lại được kết nối với các bộ phận ống thủy lực và các bộ phận điều khiển phía trên. Bên hông là miệng tiếp nhận chất thải. Khi hoạt động, miệng tiếp nhận được hạ xuống ngang bằng với mặt sàn, lúc này xe ép sẽ tiến hành đổ chất thải vào miệng tiếp nhận. Khi đã tiếp nhận đủ lượng CTR, miệng sẽ được nâng lên nhờ các piston thủy lực, khi miệng nâng lên sẽ tạo nên độ dốc và nhờ tải trọng của CTR, chất thải sẽ được đổ hết vào thùng chứa.
Nếu bên ngoài container tiếp nhận đã vào vị trí sẵn sàng thì quá trình ép sẽ bắt đầu. Sức chứa của thùng là 4 tấn nên chỉ cần 1 lần ép là đầy 1 container.
Diện tích sàn trung chuyển
Kích thước một hệ thống ép tính theo cách đặt trong sàn:
- Kích thước miệng tiếp nhận chất thải: L1 B1 H1 = 5 m 2,5 m 1,5 m.
- Kích thước khu chứa: L2 B2 H2 = 6,5 m 2,2 m 2,5 m.
- Kích thước bộ phận ép: L3 B3 H3 = 2,5 m 2 m 2 m.
- Kích thước một xe ép 4 tấn: L4 B4 = 4 m 2 m.
Khoảng cách an toàn tương ứng với một hệ thống ép: L5 = 2 m, B5 = 3 m; khoảng cách giữa 2 hệ thống ép rộng: L6 = 1 m.
Theo thiết kế sàn trung chuyển có 2 cửa vào tương ứng với hoạt động của 2 hệ thống ép, container được đặt bên ngoài vách sàn đối xứng với buồng chứa chất thải, điểm gặp nhau giữa container và hệ thống ép ngay vách tường. Khi chuẩn bị quá trình ép chất thải vào container, cửa của container sẽ đưa vào khớp với cửa thông của buồng chứa và được giữ cố định trong suốt quá trình ép bằng các khóa.
Kích thước của sàn sẽ được tính như sau:
Chiều dài:
(m)
Chiều rộng: (m)
Diện tích sàn: S = LS BS = 36 7,2 = 259,2 (m2)
Trạm Cân Và Nhà Bảo Vệ
Nhiệm vụ của trạm cân là nhằm xác định khối lượng chất thải đưa vào khu xử lý. Số cầu cân được chọn để cân xe đi vào và ra trạm trung chuyển kết hợp với nhà máy phân loại là 2 cân (tức cần 2 bàn cân).
Trạm cân được thiết kế gồm 2 cầu cân, 1 cân xe vào và 1 cân xe ra, diện tích 100 m2. Tải trọng một cân là 20 tấn/cân.
Nhà điều hành trạm cân được đặt giữa hai cầu cân và nằm ngay sau phòng bảo vệ. Nhà điều hành kết hợp với phòng bảo vệ được xây bằng gạch, có diện tích: dài 8 m rộng 5 m, mái được lợp bằng tôn có trần cách nhiệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chương 5-ok.doc