Tài liệu Tính toán thi công: PHẦN BA : TÍNH TOÁN THI CÔNG
PHẦN 3
TÍNH TOÁN THI CÔNG
TÍNH TOÁN THI CÔNG
TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CÁNH HẪNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÚC HẪNG.
Sơ đồ đúc hẫng mất cân bằng trong đó ở cánh hẫng bên phải xe đúc đã di chuyển và đang thi công đốt cuối cùng ( K10) trong khi ở cánh hẫng bên trái thì xe đúc vẫn chưa di chuyển ( đang đúc đốt K9). Đây có thể coi là trạng thái nguy hiểm nhất gây trong quá trình thi công hẫng.
Tải trọng tác dụng bao gồm :
Trọng lượng bản thân cánh hẫng bên phải tăng 1%, trọng lượng bản thân cánh hẫng bên trái giảm 2%. Tải trọng này được lấy từ kết quả tính toán nội lực từ phần mềm Midas trong các giai đoạn thi công ở trường hợp tải trọng bản thân kết cấu. ( trong CS9).
Trọng lượng khối K10 : 39.935 x 25 = 998.387 ( kN ).
Tải trọng thi công :
Tải trọng xe đúc : 1000 ( kN ).
Tải trọng ván khuôn : 200 ( kN ).
Tổng tải trọng tập trung thi công = 1200 ( kN ).
Các tải trọng thi công khác như vật liệu + người : coi là tải trọng rải đều. Chênh lệch hai bên cánh ...
15 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán thi công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN BA : TÍNH TOÁN THI CÔNG
PHẦN 3
TÍNH TOÁN THI CÔNG
TÍNH TOÁN THI CÔNG
TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH CÁNH HẪNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÚC HẪNG.
Sơ đồ đúc hẫng mất cân bằng trong đó ở cánh hẫng bên phải xe đúc đã di chuyển và đang thi công đốt cuối cùng ( K10) trong khi ở cánh hẫng bên trái thì xe đúc vẫn chưa di chuyển ( đang đúc đốt K9). Đây có thể coi là trạng thái nguy hiểm nhất gây trong quá trình thi công hẫng.
Tải trọng tác dụng bao gồm :
Trọng lượng bản thân cánh hẫng bên phải tăng 1%, trọng lượng bản thân cánh hẫng bên trái giảm 2%. Tải trọng này được lấy từ kết quả tính toán nội lực từ phần mềm Midas trong các giai đoạn thi công ở trường hợp tải trọng bản thân kết cấu. ( trong CS9).
Trọng lượng khối K10 : 39.935 x 25 = 998.387 ( kN ).
Tải trọng thi công :
Tải trọng xe đúc : 1000 ( kN ).
Tải trọng ván khuôn : 200 ( kN ).
Tổng tải trọng tập trung thi công = 1200 ( kN ).
Các tải trọng thi công khác như vật liệu + người : coi là tải trọng rải đều. Chênh lệch hai bên cánh :
Cánh trái 0.2(kN/m2) Þ Tải trọng phân bố dọc 13.6 x 0.2 =2.72 ( kN/m ).
Cánh phải 0.4(kN/m2)=> Tải trọng phân bố dọc 13.6 x 0.4 =5.44 ( kN/m ).
Tải trọng gió : 1.25KN/m2 có phương xiên 100 so với phương nằm ngang, coi như gió chỉ tác động lên đáy mút thừa nhẹ hơn với cường độ
=> 1.25 x sin100 x 13.6 = 2.95 ( kN/m ).
Hình I. 1: Sơ đồ tính toán liên kết tạm thi công hẫng.
Bảng I. 1 : Tổng hợp tải trọng chênh lệch hai bên cánh hẫng thi công.
TT
Trường hợp tải trọng theo
phương dọc cầu
Đvị
Cánh hẫng trái
cánh hẫng phải
M chênh
giá trị
lệch
giá trị
lệch
( kN.m )
1
tải trọng bản thân khối đúc chênh
( kN )
0
0
998.387
44
43929.03
2
tải trọng rải đều trên cánh hẩng
( kN/m)
2.72
19
5.44
21
62.56
3
Xe đúc + ván khuôn
( kN )
1200
38
1200
42
4800
4
Tải trọng bản thân cánh hẫng ( *)
( kN.m )
323179.4
-1%
323179.4
2%
9695.382
5
tải trọng gió xiên cánh trái
( kN/m)
-2.95202
20.75
0
0
61.25439
Tổng giá trị mô men chênh lệch giữa hai cánh ( kN ).
58548.22
Ghi chú : (*) : giá trị mô men uốn tại tiết diện đỉnh trụ lấy kết quả từ giá trị tính toán nội lực bằng phần mềm Midas gây bởi trường hợp tải trọng bản thân của kết cấu.
Với hệ số tải trọng thi công 1.3 , các tải trọng khác lấy lấy trung bình theo tải trọng thi công là 1.3.
Giá trị mô men gây lật tại đỉnh trụ :
M = 1.3 x 5848.22 = 76112.69 ( kN.m ).
Ta bố trí những thanh thép dự ứng lực đi từ dưới trụ lên xuyên qua dầm lên tới mặt cầu, những thanh thép này có tác dụng giữ ổn định lật của cánh hẫng quanh mép ngoài gối tạm, khả năng giữ ổn định của một thanh thép được tính toán theo công thức:
M0CL = PDƯL .y
PDƯL : khả năng chịu kéo của một thanh thép DƯL.
Y là : trọng tâm các thanh thép DƯL tới điểm gây lật.
Dự kiến sử dụng thanh thép DƯL f 32 bố trí đều hai bên, mỗi bên hai hàng, khoảng cách trung bình của một hàng đến điểm lật mép trụ là 1.5 ( m ).
Diện tích danh định của một thanh : 8.04 ( cm2 ).
Có cường độ chịu kéo là fu = 0.8 x 1035000 = 828000 ( kN/m2 ).
Khả năng chống lật trung bình tính cho một thanh là
M0CL = 8.04 x 10-4 x 828000 x 1.5 = 998.88 ( kN.m ).
Số thanh cần thiết tính theo điều kiện cân bằng mô men với mép trụ :
( thanh )
Chọn 80 thanh.
Bố trí mỗi bên 40 thanh, thành hai hàng và đối xứng theo phương dọc cầu.
TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN THI CÔNG ĐÀI TRỤ T4.
Tính ván đứng:
Đài có kích thước a ´ b ´ h = 17 ´ 8 ´ 2.5 (m).
áp lực tác dụng lên ván khuôn gồm có:
- áp lực bê tông tươi.
- Lực xung kích của đầm.
Chọn máy trộn bê tông loại C284-A có công suất đổ 40m3/h.
Và đầm dùi có bán kính tác dụng là 0,7m.
Diện tích đài: Ađ = 17 ´ 8 = 136 ( m2).
Sau 4h bê tông đó lên cao được:
Giả sử dùng ống vòi voi để đổ lực xung kích 0,2T/m2 = 2 ( kN/m2 ).
áp lực ngang tác dụng lên ván khuônlà:
Do bê tông ướt: h > 0,7 m nên
Biểu đồ áp lực tổng cộng: với hệ số tải trọng thi công chọn : 1.3
Chọn ván khuôn như sau:
Biểu đồ áp lực thay đổi theo chiều cao đài nhưng để đơn giản hóa tính toán và thi công ta coi áp lực phân bố đều: q = 2535 Kg/m2.
Mômen uốn lớn nhất:
Mmax=ql2/10=25,35.0,82/10 = 1.6 ( kN.m ).
Chọn ván gỗ loại : rộng 20 cm ; dày d = 4 (cm)
Ru = 130 (kg/cm2) ;
Kiểm tra theo điều kiện nén uốn của ván theo công thức
trong đó
=> W = 0,000267 (m3)
=> s = 60.84 (kg/cm2) < Ru = 130 (kg/cm2)
=> Thoả mãn điều kiện chịu lực
Kiểm tra độ võng của ván theo điều kiện :
f = qtc.l4/127EJ <1/400
Trong đó :
E : là môđun đàn hồi của gỗ Edh = 100000 (kg/cm2).
l : chiều dài nhịp tính toán.
J : mômen quán tính 1m rộng ván khuôn .
= 5.33 x10-6 (m4) = 533 (cm4) .
qtc là tải trọng tiêu chuẩn tác dụng lên ván khuôn bằng.
q3=1.950(kg/cm)
=> f =0,112 cm Vậy đảm bảo yêu cầu về độ võng.
Tính nẹp ngang.
Tải trọng tác dụng lên ván đứng rồi truyền sang nẹp ngang. Với khoảng cách nẹp ngang lớn nhất là 2.0 m ta quy đổi tải trọng từ ván đứng sang nẹp ngang.
qnẹp ngang = qván đứng x 0.8 = 2535 x 0.8 = 2028 kg/m.
Sơ đồ tính:
Mômen lớn nhất trong nẹp ngang:
Chọn nẹp ngang kích thước (16 ´ 20 cm)
Kiểm tra ứng suất:
Tính nẹp đứng:
Chọn nẹp đứng kích thước (12 ´ 14) cm. Tải trọng truyền từ nẹp ngang sang coi như phân bố đều với q = 2535KG/m và các gối cách nhau lmax=0,8m.
Mômen
Kiểm tra ứng suất:
« 41,4 < 130 kg/cm2 (Đạt).
Tính thanh căng:
Tải tác dụng: p = 2535 Kg/m.
Khoảng cách thang căng: c = 1.4m
Lực tác dụng trong thanh căng: S = p.c = 3549 kg.
Dùng thăng căng là thép CT3 có R = 1900kg/cm2.
® Tiết diện mặt cắt thanh căng
Dùng thanh căng F16 có F = 2.01 cm2
TÍNH TOÁN VÁN KHUÔN THI THÂN TRỤ T4.
Trụ chia làm 2 phần gồm trụ trên diện tích S1, thân trụ dưới S2.Với cùng hình dạng ta sử dụng 1 loại ván khuôn. Để an toàn ta tính với phần trụ dưới S2.
Ván khuôn trụ chia làm 2 loại:
+ Ván khuôn thẳng (VK1).
+ Ván khuôn đầu tròn (VK2).
Ván khuôn thẳng:
Tính toán chiều dày d.
Diện tích mặt cắt trụ:
Dùng máy trộn C302 công suất 15m3/h và đầm dùi có bán kính ảnh hưởng R=0,75m.
Chiều cao bê tông đổ trong 4h.
áp lực bê tông tươi h ³ 0,75.
áp lực do ống đổ + đầm:
qtc = 200kg/m2.
áp lực tổng cộng và biểu đồ áp lực:
qtc = 1875 + 200 = 2075kg/m2
qtt = 2075x1.3= 2697.5kg/m2
Tính ván đứng :
Ván đứng chịu tải, b đều q = 2697.5Kg/m có gốc là các nẹp ngang khoảng cách l = 0,8m.
Mômen uốn lớn nhất trong ván.
Mômen chống uốn là
Kiểm tra cường độ
Chọn d = 6cm
Tính độ võng:
Tính nẹp ngang:
Lực tác dụng Rnẹp = 0.8Pvđứng=0.8x2697.5 = 2158 Kg/m
Chọn nẹp ngang kích thước 12 ´ 12 có
Mômen nếu trong nẹp lớn nhất là:
Kiểm tra ứng suất:
Tính nẹp đứng:
Chọn nẹp đứng kích thước 14 ´ 14 (cm).
Mômen uốn lớn nhất:
Kiểm tra ứng suất:
Kiểm tra độ võng:
Tính thanh căng:
Công thức tính :
S = P.C
Với P = 2697.5Kg/m và C = 1m
Có S = 2697.5 Kg
Diện tích thanh căng là
Chọn thanh căng F14 có f = 1,596 cm2 (Đạt).
Hình vẽ ván khuôn trụ :
Cấu tạo ván khuôn vành lược
CHI TIẾT THI CÔNG MỘT SỐ HẠNG MỤC
THI CÔNG MÓNG TRỤ T4.
Công tác chuẩn bị :
Kiểm tra vị trí lỗ khoan, các mốc cao độ. Nếu cần thiết có thể đặt lại các mốc cao độ ở vị trí mới không bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công cọc.
Chuẩn bị ống vách, lồng cốt thép như đã thiết kế, chuẩn bị ống đổ bêtông dưới nước.
Thiết kế cấp phối bêtông, thí nghiệm cấp phối bêtông theo thiết kế, điều chỉnh cấp phối cho phù hợp với cường độ và điều kiện đổ bêtông dưới nước.
Dự kiến khả năng và phương pháp cung cấp bêtông tươi liên tục cho công tác đổ bêtông dưới nước.
Chuẩn bị các lỗ chừa sẵn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra chất lượng cọc khoan sau này.
Công tác khoan tạo lỗ:
Hạ ống vách tới cao độ thiết kế (do chiều sâu chôn ống vách trong đất là không lớn)
Khoan tạo lỗ cọc trong dung dịch vữa sét cho tới cao độ thiết kế.
Chú ý:
Trong quá trình đào đất nếu gặp đá mồ côi loại nhỏ kẹt dưới chân ống vách thì rút nhẹ và xoay ống vách để lừa khối đá vào bên trong ống vách, sau đó sẽ khoan phá bỏ. Nếu gặp đá có kích cỡ lớn thì có thể dùng thuốc nổ hoặc hoá chất để phá bỏ.
Trong quá trình thi công phải thường xuyên bổ sung vữa sét vào ống vách bảo đảm cao độ mực vữa sét trong ống vách lớn hơn cao độ mặt nước bên ngoài khoảng 1.5m.
Yêu cầu đối với ống vách:
Đủ cường độ và độ cứng nhất là đỉnh và chân ống, không bị méo mó.
Hình dạng tròn đều và thẳng để tránh va chạm khi đầu khoan thao tác.
Thành ống phải kín để tránh bùn cát lọt vào lỗ khoan.
Mặt trong và ngoài ống phải phẳng, nhẵn tạo thuận lợi cho việc hạ và rút ống.
ống có chiều dài là 11.5m, chiều dày thành ống là 8mm.
Thổi rửa lỗ khoan:
Công tác thổi rửa lỗ khoan nhằm mục đích tránh cho việc tạo ra những ổ mùn, ảnh hưởng đến chất lượng bêtông cọc, tránh việc tạo ra lớp đệm yếu dưới chân cọc làm cho cọc bị lún. Chia làm 2 giai đoạn:
Sau khi khoan xong từ 20 – 30 phút, chờ cho mùn khoan lắng đọng rồi dùng gầu ngoạm lấy lên, cuối cùng dùng bơm hút lên cho tới khi nước xả không còn lẫn cát sỏi.
Trước khi đổ bêtông cần đẩy tất cả những hạt mịn còn lơ lửng trong nước ra ngoài bằng ống hút dùng khí nén. Miệng ống phun khí nén đặt sâu dưới mặt nước ít nhất là 10m, cách miệng ống hút bùn ít nhất là 2m về phía trên, miệng ống hút bùn được di chuyển liên tục dưới đáy lỗ để làm vệ sinh.
Lắp hạ lồng thép.
Lồng cốt thép được chia làm 2 đoạn, mỗi đoạn dài 8.7m.
Lắp hạ đoạn lồng thứ nhất vào trong lỗ khoan và tạm thời treo vào các móc đã hàn sẵn gần miệng ống vách.
Cẩu lắp đoạn lồng thứ hai vào đúng tim lỗ sao cho cốt chủ dóng thẳng với cốt chủ của đoạn lồng trước, dùng dây thép loại to buộc thật chắc chắn mối nối, buộc cốt đai còn thiếu ở vị trí mối nối.
Cẩu cả hai đoạn lồng đã nối, tháo các thanh ngáng, nhẹ nhàng hạ đúng vào tim lỗ khoan tránh va chạm mạnh vào thành hố khoan.
Đổ bê tông thân cọc.
Bêtông 300#
Lượng ximăng tối thiểu 350 - 400Kg/m3 BT
Tỉ lệ N/X = 0.5 – 0.55.
Kích cỡ đá dăm 5 - 20mm.
Cát thô kích cỡ hạt lớn nhất 5mm, hàm lượng cát trong vữa ximăng nhỏ hơn 50%
Đô sụt 12.5 – 18cm.
ống và phễu đổ bêtông:
ống dày 8mm, đường kính D = 250mm, chiều dài mỗi đoạn là 4m.
Tiết diện ống phải đều không được móp méo gây cản trở bêtông di chuyển trong ống.
Các mối nối phải bảo đảm chặt chẽ, các đốt thẳng không gãy khúc
Phễu rót bêtông phải đủ cứng và ghép chặt với ống đổ bằng gen, bulông và gioăng cao su,.., tháo lắp dễ dàng.
Nút hãm hình cầu bằng cao su treo bằng sợi thép D2- 3mm. Yêu cầu nút hãm phải kín khít và dễ trượt.
Trình tự đổ bêtông
Nối các đoạn ống đổ lại, lắp phễu.
Đặt ống đổ vào đúng tâm lỗ khoan và không chạm vào lồng cốt thép. Cố định ống đổ và phễu vào các thanh xà kẹp sao cho ống đổ chỉ có thể di chuyển được thẳng đứng, không thể di chuyển ngang.
Hệ thống ống đổ được hạ xuống đáy lỗ khoan, sau đó nâng lên chừng 20cm để tạo cửa thoát cho bêtông ở chân ống.
đặt nút hãm ở cách đáy phếu khoảng 0.8m và nút được giữ chắc chắn bằng sợi thép D2- 3mm.
Bơm bêtông đầy phễu, cắt sợi dây thép treo nút. Trọng lượng bêtông sẽ đẩy nút hãm trượt theo đường ống ra ngoài.
Từ từ hạ ống cho ngập bêtông, khi độ ngập sâu của ống trong bêtông khoảng chừng được 2m thì có thể rút ống lên một chút.
Phải khống chế tốc độ di chuyển của bêtông trong ống để tránh hiện tượng phân tầng bằng cách điều chỉnh tốc độ nâng hạ ống đổ tuy vậy phải luôn bảo đảm cho ống ngập trong bêtông tối thiểu là 2m, người ta cũng khuyến cáo độ ngập sâu của ống đổ trong bêtông cũng không nên quá 5m.
Chú ý :
Nếu như bêtông bị tắc trong quá trình đổ tuyệt đối không được dùng xà beng đập vào ống đổ, khi ấy cần phải nâng hạ ống đổ theo chiều thẳng đứng để tạo ra lực quán tính khiến cho bêtông lọt xuống dưới.
ống vách sẽ được rút dần trong quá trình đổ bêtông, nếu trong ống vách bêtông giữ ở mức cao quá thì khi rút ống vách sẽ kéo theo cả khối bêtông bên trong và phần cọc ở dưới ống vách cũng sẽ bị kéo theo lên, cũng có khả năng tạo ra hiệu ứng vòm – tạo ra một khoảng trống trong bêtông. còn nếu bêtông trong ống vách quá ít thì khi rút ống vách áp lực bêtông dưới chân cọc không đủ sức chống giữ, đất xung quanh sẽ chèn ép làm cho tiết diện cọc bị thắt lại.
Thi công bêtông bịt đáy.
Việc thi công lớp bêtông bịt đáy dưới nước tương tự như đổ bêtông cọc ở trên.
Thi công bệ cọc.
Việc thi công bệ cọc tương tự như thi công thân trụ, sau đây ta sẽ trình bày thi công thân trụ.
THI CÔNG THÂN TRỤ T4.
Lắp đặt cốt thép.
Lắp đặt ván khuôn.
Đổ bêtông thân trụ.
Bêtông thân trụ được đổ theo từng lớp, chiều cao mỗi lớp 15 – 30cm phụ thuộc vào điều kiện đổ và đầm bêtông. Tốc độ đổ bêtông phải theo thiết kế sao cho lớp bêtông đã đông cứng ở phía dưới không nằm trong bán kính tác động của đầm(vì có thể gây ra nứt bêtông).
Chú ý :
Trong quá trình đổ bêtông nếu bắt buộc phải dừng lại và bêtông đã đông kết thì chỉ được phép đổ tiếp khi lớp bêtông đã đông kết đạt cường độ lớn hơn 1.2Mpa. Trước khi tiếp tục đổ bêtông cần tẩy bỏ lớp ximăng trên mặt lớp bêtông cũ, làm sạch và rửa bề mặt lớp bêtông đó(như ở cầu Kiền người ta đã dùng một loại hoá chất làm chậm đông cứng bêtông, trước khi đổ bêtông tiếp người ta dùng vòi nước cao áp xả sạch vừa loại bỏ lớp bêtông xấu trên bề mặt, vừa tạo ra độ nhám cho bề mặt).
Vì là bêtông khối lớn cho nên trong quá trình đổ bêtông nhiệt sinh ra rất lớn, cần phải theo dõi thường xuyên và có biện pháp khống chế (chẳng hạn như ở cầu Kiền người ta đã dùng nước lạnh để khống chế nhiệt phát sinh).
Để tăng nhanh cường độ và đề phòng biến dạng co ngót không đều, bêtông cần được bảo dưỡng bằng cách tưới nước và phủ trên mặt bêtông các loại vật liệu giữ ẩm. Thời gian bảo dưỡng từ 7- 14 ngày bêtông có thể đạt được 50- 70% cường độ và có thể tháo dỡ ván khuôn chịu lực.
THI CÔNG KẾT CẤU NHỊP .
Thi công khối K0.
Lắp đặt thanh neo tạm.
Khi sử dụng thanh ứng suất những điểm sau cần lưu ý:
Không được hàn
Không được để chạm vào dây mát của máy hàn.
Không được uốn cong thanh.
Không va chạm mạnh vào thanh vì có thể làm cho thanh bị nứt vỡ ren hoặc làm thay đổi trạng thái ứng suất của thanh.
Không được dùng thanh ứng suất làm kết cấu chịu nén.
Trước khi đưa vào sử dụng thanh được thử tải tại hiện trường với lực kéo bằng 60% lực sử dụng cho kết cấu theo trình tự đã được quy định. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được sử dụng thanh ứng suất quá 80% tải trọng phá hoại.
Trình tự lắp đặt các thanh DUL như sau:
Bước 1 : công tác chuẩn bị :
Hàn ống thép bảo vệ cút nối với ống thép bảo vệ thanh DUL bằng đường hàn cao 4mm.
Hàn ống bơm vữa (bằng thép) vào ống thép bảo vệ thanh DUL. Lắp ống bơm vữa bằng nhựa cứng với các ống thép này. Dùng dây thép D2mm buộc chặt mối nối.
Cút nối phải được vệ sinh sạch sẽ, được bôi mỡ vào ren xoay cút nối vào đầu thanh DUL, khi đỉnh thanh chạm vào chốt định vị thì dừng lại và dùng băng dính bản rộng quấn chặt xung quanh.
Bước 2: Đặt ống thép vào vị trí thiết kế.
Xác định vị trí ống thép căn cứ vào đường tim dọc và tim ngang cầu.
Đặt các ống thép vào vị trí thiết kế. Để cố định vị trí của chúng phải dùng các lưới thanh D12mm.
Các lưới thép này kẹp chặt các ống thép và được hàn cố định vào cốt thép chủ.
Đặt các lưới thép chịu lực cục bộ vào hai đầu các thanh.
Bước 3: Đặt các thanh DUL vào vị trí.
Dùng tay nhấc từ từ thanh DUL rồi thả vào trong ống thép, khi cút nối gần đỉnh ống thép thì thả nhanh rơi xuống đồng thời đỡ đầu dưới của thanh chống tạo ra lực xung kích. Đặt rông đen và xoáy đai ốc vào đầu dưới của thanh.
Dùng các nêm gỗ nhỏ định vị sao cho các cút nối không chạm vào ống thép, bảo vệ tránh hiện tượng mát sau này..
Dùng nút gỗ bịt đầu trên ống thép tránh vữa lọt vào ống thép trong lúc đổ bêtông.
Bước 4 : Lắp các thanh DUL nằm trong khối K0 (7.1m).
Các thanh DUL trong khối K0 sẽ được nối với các thanh DUL trong thân trụ. Công việc này chỉ được tiến hành khi bắt đầu thi công khối K0.
Cút nối phải được liên kết với các thanh DUL đã được đặt sẵn trong thân trụ bằng 1/2 chiều cao của nó(52mm).
Đoạn thanh dài 7.1m sẽ được quấn sợi thép thường D2mm cách đầu dưới một khoảng 52mm. Khoảng này sẽ được lắp vào cút nối liền với các thanh DUL dài 4m và 4.8m (sở dĩ trong thân trụ dùng 2 loại thanh có chiều dài khác nhau nhằm mục đích tránh cho bêtông không chịu ứng suất cục bộ quá lớn tại một vị trí ) đã được chôn sẵn trong thân trụ, dùng tay xoay các thanh này vào cút nối, khi đoạn dây D2mm chạm vào đầu cút nối thì xoay mạnh vài lần rồi dừng lại.
Lắp đặt ống thép cho đoạn thanh dài 7.1m.
Mối nối giữa ống thép trong khối bêtông kê tạm thời và ống thép trong khối K0(ống nối bằng nhựa) được quấn băng dính (để chống lọt vữa..).
Thi công khối bêtông kê tạm thời.
Các khối bêtông kê tạm sẽ cùng với các thanh DUL tạm làm nhiệm vụ giữ ổn định cho kết cấu nhịp trong quá trình thi công hẫng. Giữa khối bêtông kê tạm với đỉnh trụ là một lớp vữa dày tối thiểu là 3.5cm. Sau này lớp vữa này sẽ bị khoan phá để tháo dỡ các khối bêtông kê tạm.
Trình tự thi công như sau:
Bước 1 : Đổ lớp vữa dày 3.5cm trên đỉnh trụ.
Vệ sinh bề mặt đỉnh trụ.
Xác định vị trí, lắp ghép ván khuôn.
Đổ bêtông - đổ bằng xô.
Bảo dưỡng: vữa phải được bảo dưỡng trong 7 ngày.
Bước 2 : thi công các khối bêtông kê tạm.
Lắp ván khuôn, cốt thép.
Đổ bêtông, sai số cho phép 0 – 5mm.
Bảo dưỡng: bảo dưỡng trong 7 ngày.
Lắp đặt ván khuôn, cốt thép, đổ bêtông khối đỉnh trụ K0.
Công tác ván khuôn được thực hiện bằng cẩu 25T và 4 palăng xích (10T) nhằm làm nhiệm vụ điều chỉnh sơ bộ cao độ ván khuôn, khi ván khuôn đã sơ bộ ổn định thì dùng các nêm gỗ hoặc kích thuỷ lực loại nhỏ) để điều chỉnh tiếp.
Công tác cốt thép chỉ được thực hiện sau khi đã nghiệm thu xong cao độ và kích thước của ván khuôn.
Đổ bêtông:
Bêtông 500#.
Ximăng 600#
Lượng ximăng 400Kg/m3 BT
Tỉ lệ N/X = 0.4 – 0.45.
Kích thước tối đa của đá 20mm.
Đô sụt 7.0 – 8.0cm.
Công việc đổ bêtông được tiến hành theo từng đợt:
Đợt 1: đổ bêtông phần bản đáy, đổ thành từng lớp 25 – 30cm, đổ theo một hướng, trình tự đổ từ tim ngang của khối đỉnh trụ ra 2 phía.
Đợt 2: Đổ bêtông phần vách ngang đến cao độ bản mặt cầu, bêtông được đổ thành từng lớp dày 30 – 40cm, đổ bêtông theo một hướng và đối xứng với đường tim cầu. Để đổ bêtông thuận lợi cần mở một số cửa sổ ván khuôn trong, bảo đảm cho chiều cao rơi của bêtông <1.5m.
Đợt 3: Đổ bêtông phần thành dầm.
Đợt 4: Đổ bêtông phần bản mặt cầu
Chú ý:
Trong quá trình đổ bêtông thường xuyên phải theo dõi và khống chế nhiệt độ trong bêtông (nhiều trường hợp người ta đã phải dùng nước lạnh để giảm nhiệt độ trong bêtông).
Công tác đầm bêtông cần chú ý những chỗ đặt cốt thép dày đặc và những chỗ có bản neo.
Việc bảo dưỡng bêtông được tiến hành liên tục trong 7 ngày kể từ lúc đổ xong bêtông.
Căng cáp DUL dọc cầu.
Chỉ tiến hành căng cáp DUL khi bêtông đạt yêu cầu thiết kế. Trước khi căng cáp DUL cho khối K0 thì các ván khuôn thành ngoài, thành trong và ván khuôn nóc phải được tách rời khỏi bêtông. Riêng ván khuôn đáy chỉ được tháo ra sau khi đã căng xong cáp.
Việc bơm vữa phải được tiến hành trước khi đổ bêtông khối tiếp theo.
Việc căng cáp được thực hiện dần theo từng cấp tải trọng: 0.4P0 , 0.6P0 , 0.8P0 , P0 ,1.03P0 ,1.05P0 , 1.1P0 , ở mỗi cấp tải trọng cần phải đo độ dãn dài của bó cáp
Thi công các khối dầm liên tục trên xe đúc.
Trước khi lắp xe đúc tại hiện tại hiện trường thì xe đúc đã được thử tải và nghiệm thu.
Trình tự lắp xe đúc như sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bi.
Kiểm tra toàn bộ vị trí các lỗ neo xe và neo ván khuôn bố trí ở bản đáy và bản mặt cầu của dầm hộp theo thiết kế.
Để lắp các bộ phận của xe đúc cần phải có một cần cẩu hoặc một thiết bị nâng có năng lực nâng khoảng 20 – 25m.
Xác định tim dọc và tim ngang cầu tại khối đỉnh trụ, chuẩn bị nêm gỗ và đá các loại để kê dầm ray và đặt ở bản đệm thanh DUL treo ván khuôn.
Chuẩn bị 4 palăng xích từ 0.5 – 1T và palăng xích từ 3- 5T.
Bước 2: Lắp đặt dầm ray.
Dùng cần cẩu đặt dầm ray vào vị trí và cố định xuống mặt cầu bằng các dầm ngang và các thanh DUL, các đai ốc của các thanh DUL cần xiết chặt.
Bước 3: Lắp đặt các dầm ngang.
Lắp đặt các dầm ngang phía trước và phía sau lên đỉnh dầm ray, chú ý đặt bằng đệm trượt bằng polime cho dầm ngang phía trước. Gông chặt dầm ngang phía sau xuống bản mặt cầu và xiết chặt đai ốc.
Bước 4: Lắp đặt các dàn chính, các dàn liên kết phía trước và phía sau của dàn chính.
Bước 5: Lắp ván khuôn.
Chỉnh xe đúc.
Trước khi chỉnh xe đúc phải kiểm tra vị trí của nó đúng vào vị trí đổ bêtông, có hai yêu cầu chính để chỉnh xe đúc:
Tim dọc của xe phải trùng với tim dọc của cầu.
Cao độ của dàn chính xe đúc đo tại 4 điểm: hai điểm tại chân trước và hai điểm tại chân sau phải bằng nhau.
Khi xe đúc đã được lắp đặt xong, dùng loại kích nhỏ để căng 4 thanh DUL neo dầm ngang xuống mặt cầu.
Chỉnh ván khuôn.
Cao độ của ván khuôn tại mỗi mặt cắt của mỗi khối phải được tính toán trước và ghi vào một biểu mẫu. Cao độ này có tính đến độ vồng của cầu, biến dạng dàn chính xe đúc và độ dãn dài của các thanh DUL treo ván khuôn..
Việc căn chỉnh ván khuôn phải bảo đảm chính xác đường tim dầm và cao độ ván khuôn:
Sai số về đường tim :5 mm.
Sai số về cao độ :3 mm.
Các số liệu đo đạc cần thực hiện vào buổi sáng lúc nhiệt độ <250C (các dầm thi công theo công nghệ đúc hẫng bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ, đo lấy số liệu vào buổi sáng sớm sẽ hạn chế được ảnh hưởng của nhiệt độ)
Tại bề mặt ván khuôn và khối bêtông đã đổ nên chèn một dải xốp để tránh mất vữa bêtông.
Lắp đặt cốt thép.
Cốt thép của khối được đặt vào vị trí thiết kế theo trình tự: bản đáy, hai bên thành, bản mặt cầu. Đặc biệt chú ý cốt thép tăng cường cục bộ tại đầu neo.
Đổ bêtông.
Trình tự đổ bêtông một khối đúc như sau:
Đổ bêtông phần bản đáy: đổ từ đầu trong ra phía đầu ngoài khối, đổ ở vị trí thành hộp sau đó đổ vào trong, đổ thành một lớp.
Đổ bêtông phần thành: bêtông được cấp vào qua các cửa sổ của ván khuôn trong, chiều cao mỗi lớp đổ không quá 50cm, độ chênh lệch chiều cao hai bên thành không quá 50cm.
Đổ bêtông phần bản mặt cầu. Chú ý trên bản mặt cầu phải để chừa các lỗ công tác tại các vị trí thiết kế, các lỗ này sau khi thi công cầu xong sẽ được lấp lại.
Các ụ neo(nếu có được đổ cùng một lúc với khối đúc).
Mỗi khối bêtông phải lấy tối thiểu 3 tổ mẫu bêtông để tiến hành thí nghiệm.
Sau khi đổ bêtông12 – 15h, tháo ván khuôn bịt đầu để đục nhám đầu dầm tạo liên kết tốt với khối sau.
Chú ý:
Do thi công trong điều kiện chật hẹp nên độ sụt của bêtông phải bảo đảm.
Chiều cao rơi của bêtông không nên quá 1.5m để tránh hiện tượng sụt chân – bêtông chân thành không giữ được sụt vào bản đáy hộp.
Khi đổ bêtông cho thành, chiều cao bêtông đổ hai bên thành không được chênh lệch quá lớn, tối đa là 0.5m.
Trong lúc đầm bêtông tại những chỗ có ống gen phải chú ý tránh va chạm vào ống gen có thể khiến ống gen bị vỡ.
Sau khi đổ bêtông phải dùng con chuột để thông các ống gen.
Bảo dưỡng bêtông có dùng phụ gia làm tăng nhanh cường độ
Căng cáp DUL
Việc tiến hành căng cáp khi bêtông đã đủ cường độ (>90% cường độ bêtông thiết kế ).
Căng cáp theo từng cấp tải trọng, ở mỗi cấp tải trọng cần phải tiến hành đo độ dãn dài của bó cáp.
Bơm vưa lấp đầy ống gen.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XDCD6.docx