Tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 - Nguyễn Văn Bằng

Tài liệu Tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 - Nguyễn Văn Bằng: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 20 Tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 Calculating pollution loads from major sources in Can Gio District up to year 2025 Nguyễn Văn Bằng, Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường Nguyen Van Bang, Institute of Hydrology Meteorology Oceanology and Environment TS. Lê Ngọc Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Le Ngoc Tuan, Ph.D., University of Natural Sciences – National University, Ho Chi Minh City Tóm tắt Trên cơ sở đặc thù phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ, tải lượng ô nhiễm được tính toán cho 04 nguồn thải chính: (i) sinh hoạt-dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp, (ii) chăn nuôi, (iii) nuôi trồng thủy sản và (iv) nước mưa chảy tràn đến năm 2025 – phục vụ tính toán, đánh giá chất lượng nước mặt. Kết quả cho thấy tổng tải lượng ô nhiễm tăng qua các năm sắp đến. Các nguồn thải nhân tạo phát sinh phần lớn tải lư...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 832 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 - Nguyễn Văn Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 31 (56) - Thaùng 8/2017 20 Tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 Calculating pollution loads from major sources in Can Gio District up to year 2025 Nguyễn Văn Bằng, Viện Khí tượng Thuỷ văn Hải văn và Môi trường Nguyen Van Bang, Institute of Hydrology Meteorology Oceanology and Environment TS. Lê Ngọc Tuấn, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Le Ngoc Tuan, Ph.D., University of Natural Sciences – National University, Ho Chi Minh City Tóm tắt Trên cơ sở đặc thù phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ, tải lượng ô nhiễm được tính toán cho 04 nguồn thải chính: (i) sinh hoạt-dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp, (ii) chăn nuôi, (iii) nuôi trồng thủy sản và (iv) nước mưa chảy tràn đến năm 2025 – phục vụ tính toán, đánh giá chất lượng nước mặt. Kết quả cho thấy tổng tải lượng ô nhiễm tăng qua các năm sắp đến. Các nguồn thải nhân tạo phát sinh phần lớn tải lượng ô nhiễm trên địa bàn (84 - 95%), đòi hỏi những biện pháp kiểm soát, quản lý phù hợp nhằm duy trì chất lượng nguồn nước, bảo vệ môi trường cũng như đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. Từ khóa: nguồn thải, chất lượng nước mặt, tải lượng ô nhiễm. Abstract On the basis of socio-economic development conditions in Can Gio district, pollution loads were calculated for 04 major sources: (i) human activities - services - handicraft, (ii) livestock, (iii) aquaculture, and (iv) rainwater runoff till 2025 - aiming at calculation and assessment of surface water quality. Results showed that the total pollution load increases in the future. Most of pollution loads in the locality (84-95%) are resulted from artificial sources of waste, requiring appropriate management solutions in order to maintain water quality, protect the environment, and ensure sustainable development goals. Keywords: emission source, surface water quality, pollution load. 1. Giới thiệu Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia [1]. Việt Nam có tổng lượng nước bình quân đầu người khoảng 9,560 m 3/người.năm, thấp hơn chuẩn 10,000 m 3/người.năm của quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theo quan điểm của Hiệp hội Nước quốc tế [2]. Do vậy, bảo vệ tài nguyên nước (cả trữ lượng lẫn chất lượng) là cần thiết và vô cùng quan trọng. Cần Giờ là huyện duy nhất của Thành phố Hồ Chí Minh giáp biển, có hệ thống sông rạch chằng chịt (hơn 30% diện tích tự nhiên toàn huyện), lượng nước mặt dồi dào. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng mạnh mẽ KTXH, đặc biệt là sự phát triển của các NGUYỄN VĂN BẰNG - LÊ NGỌC TUẤN 21 ngành thủy sản, dịch vụ các tác động tiêu cực đến chất lượng nước mặt tại địa phương ngày càng trở nên rõ nét, theo đó, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng dân cư, đòi hỏi những chính sách, biện pháp quản lý phù hợp, dài hạn và hệ thống. Bằng phương pháp đánh giá nhanh, nghiên cứu nhằm mục tiêu tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2014 và dự báo đến các năm 2020, 2025 (sinh hoạt - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp (SH-DV-TTCN); chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản (NTTS) và nước mưa chảy tràn) nhằm cung cấp thông tin về thực trạng ô nhiễm - cơ sở quan trọng cho tính toán chất lượng nước, mức độ nhạy cảm và khả năng tổn thương của lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường tại địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH). 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu: tải lượng ô nhiễm trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2014, 2020, 2025 được tính toán thông qua các thông số: BOD, COD, TSS, Tổng N, Tổng P phát sinh từ 02 nguồn thải chính: (1) Nguồn diện: nước mưa chảy tràn và (2) Nguồn điểm: SH - DV - TTCN, chăn nuôi và NTTS. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu Tài liệu, số liệu phục vụ tính toán gồm tiêu chuẩn xả thải, nồng độ chất ô nhiễm, số liệu hiện trạng và quy hoạch dân số, công nghiệp, chăn nuôi, NTTS được thu thập từ các nguồn có độ tin cậy cao như: Bộ Tài nguyên và môi trường, Viện quy hoạch xây dựng, Viện Khí tượng Thủy văn Hải văn và Môi trường, Phòng ban hữu quan tại địa phương 2.2.2. Phương pháp Hệ thống thông tin địa lý - GIS Áp dụng để xây dựng bản đồ nhằm trực quan hóa mức độ xả thải tại mỗi xã/thị trấn. Phần mềm Mapinfo 11.0 được sử dụng. 2.2.3. Phương pháp tính toán tải lượng ô nhiễm Công thức tính toán tải lượng ô nhiễm được trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: Công thức tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ một số nguồn thải Nguồn thải Công thức Mô tả SH-DV- TTCN Li = Ci .Qthải.10 -6 Li: Tải lượng của thông số i được xét (kg/ngày đêm) Ci: Nồng độ trung bình của thông số i được xét (mg/lít) Qthải: Lưu lượng nước thải (lít/ngày đêm) 10 -6 : Hệ số chuyển đổi đơn vị từ mg sang kg Chăn nuôi LiChN = Σ(Nj x eijthảiTB) [3] LiChN: Tải lượng chất ô nhiễm tính cho thông số i trong chăn nuôi (kg/năm) N: Số lượng vật nuôi của loài j tại địa phương (con) eijthảiTB: Hệ số phát thải ô nhiễm thông số i đối với loài j (kg/con.năm) TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUY N CẦN GIỜ 22 Nguồn thải Công thức Mô tả NTTS LiTS = Q x CiTS10 -6 [4] LiTS: Tải lượng chất ô nhiễm tính cho thông số i trong thủy sản (kg/năm) Q: Lưu lượng nước thải NTTS, được tính toán dựa trên tổng thể tích ao nuôi và số vụ nuôi trong năm (giả định lượng nước thay trong quá trình nuôi là không đáng kể) (L/năm) CiTS: Nồng độ của thông số i (mg/L) 10 -6 : Hệ số chuyển đổi đơn vị từ mg sang kg Nước mưa chảy tràn LiCT=CiCT*Q*10 -6 Q = c*i*A LiCT: Tải lượng ô nhiễm tính cho thông số i trong nước mưa chảy tràn (kg/ngày) CiCT: nồng độ trung bình của thông số chỉ thị i (mg/lít) 10 -6 : Hệ số chuyển đổi đơn vị từ mg sang kg Q: Lưu lượng nước mưa chảy tràn (ft3/s) c: Hệ số chảy tràn theo phương pháp Rational A: Diện tích chảy tràn (arce) (1arce = 4,046.86 m2) i: Lượng mưa trung bình (in/h)  Các kịch bản phát thải Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ từng nguồn thải đến năm 2020, 2025 được tính toán dựa trên các số liệu quy hoạch phát triển/tốc độ phát triển của các ngành/lĩnh vực Nồng độ nước thải trung bình năm 2020-2025 của hầu hết các nguồn thải tạm thời giả định không thay đổi so với hiện tại bởi các lý do chính như sau: (i) Hạn chế về số liệu thu thập được tại địa phương, theo đó là hạn chế phương pháp tính toán; (ii) Phác họa tình huống ô nhiễm tối đa- mang tính cảnh báo trong trường hợp công tác quản lý môi trường tại địa phương không được quan tâm đúng mức. Tuy vậy, để cung cấp những dẫn liệu về tầm quan trọng của việc xử lý nước thải nói riêng và quản lý nguồn thải nói chung tại địa phương, kịch bản phát thải được xây dựng riêng cho nguồn thải SH-DV-TTCN như sau: - Kịch bản 1 – Kịch bản phát thải cao: giữ nguyên hiện trạng xử lý nước thải. - Kịch bản 2 – Kịch bản phát thải trung bình: hướng đến mục tiêu phát triển bền vững của địa phương, theo đó, nồng độ ô nhiễm được xử lý đạt loại B QCVN 14:2008/BTNMT. - Kịch bản 3 – Kịch bản phát thải thấp: nhằm “lý tưởng hóa” chất lượng môi trường trong giai đoạn 2020 – 2025, tạo động lực tăng cường công tác quản lý môi trường tại địa phương; theo đó, nồng độ ô nhiễm được xử lý đạt loại A QCVN 14:2008/BTNMT. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tải lượng ô nhiễm từ SH-DV- TTCN Trên cơ sở số liệu dân số, tiêu chuẩn nước thải phân theo thành thị - nông thôn đến năm 2025 [5] và nồng độ các thông số BOD, COD, TSS, TN, TP trong nước thải NGUYỄN VĂN BẰNG - LÊ NGỌC TUẤN 23 [6], tải lượng ô nhiễm từ SH-DV-TTCN được tính toán và trình bày tại Hình 2. Theo đó, tải lượng ô nhiễm SH-DV-TTCN gia tăng theo sự gia tăng dân số. Với kịch bản 1, tải lượng ô nhiễm do SH-DV- TTCN (5 thông số tính toán) năm 2020 và 2025 tăng lần lượt 1,64 lần và 5,99 lần so với năm 2014 (3,107 tấn). Sự gia tăng mức độ phát thải sẽ tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nước nói riêng, chất lượng môi trường nói chung, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng. Ngoài ra, tải lượng ô nhiễm SH-DV- TTCN giảm rõ nét theo các kịch bản phát thải (KB1 > KB2 > KB3): tổng lượng phát thải giảm còn khoảng 32,2% (Kịch bản 2) và 16,5% (Kịch bản 3) so với kịch bản phát thải hiện tại (Kịch bản 1) (Hình 3). Theo đó, có thể thấy vai trò quan trọng của công tác kiểm soát nguồn thải (cụ thể là nồng độ nước thải) trong việc cải thiện chất lượng môi trường nói riêng và phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của địa phương nói chung. Hình 2: Tải lượng ô nhiễm từ SH-DV-TTCN tại huyện Cần Giờ qua các năm 2014, 2020 và 2025 (Kịch bản 1) (a) (b) Hình 3: Tải lượng ô nhiễm SH-DV-TTCN tại huyện Cần Giờ theo các kịch bản phát thải: (a) năm 2020, (b) năm 2025 TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUY N CẦN GIỜ 24 Về phân bố theo không gian, kết quả tính toán hiện trạng cho thấy, xã Bình Khánh có tổng tải lượng ô nhiễm do SH- DV-TTCN nhiều nhất (893 tấn - chiếm 28,7%), tiếp theo là Thị trấn Cần Thạnh (19,3%), xã Long Hòa (18%) và xã An Thới Đông (15,4%). Đây cũng là các địa phương có tải lượng ô nhiễm cao trên địa bàn đến năm 2025 (Hình 4) với tỉ lệ lần lượt là 28,7%, 21,0%, 29,7% và 13.6% (kịch bản 1). Theo phương án Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Cần Giờ [5], dân số tại các xã/thị trấn đến năm 2025 tăng không đồng đều – tập trung chủ yếu ở Bình Khánh với 84.000 người (chiếm 28%) và Long Hòa với 82.000 người (chiếm 27,3%). (a) (b) (c) Hình 4: Tải lượng ô nhiễm từ SH-DV-TTCN huyện Cần Giờ phân theo xã/thị trấn: (a) năm 2014, (b) năm 2020 – KB 1, (c) năm 2025 – KB 1 3.2. Tải lượng ô nhiễm từ chăn nuôi Dựa trên số liệu hiện trạng và quy hoạch số lượng vật nuôi [8, 9], hệ số phát thải [3,6], tải lượng ô nhiễm từ chăn nuôi năm 2020 tính được là 2,109 tấn, gấp 2,37 lần so với năm 2014 – cho thấy nguy cơ làm suy giảm chất lượng nguồn nước nếu không có những biện pháp quản lý phù hợp (Hình 5). Theo quyết định 3178/QĐ- UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát NGUYỄN VĂN BẰNG - LÊ NGỌC TUẤN 25 triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn TP.HCM đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, tổng đàn gia súc trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020, 2025 hầu như không đổi. Theo đó, tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động chăn nuôi không thay đổi trong các năm 2020 và 2025. Hình 5: Tổng tải lượng ô nhiễm do chăn nuôi tại huyện Cần Giờ đến năm 2025 Năm 2014, tổng tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi toàn huyện là 887 tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở Long Hòa (26,7%), tiếp đến là An Thới Đông (20,8%), Cần Thạnh (19,7%), Bình Khánh (15,4%). Theo định hướng phát triển ngành chăn nuôi toàn huyện đến năm 2020, 2025 [9], kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm tập trung cao nhất ở Long Hòa, Cần Thạnh, Bình Khánh, An Thới Đông với tỷ lệ lần lượt: 28,9%, 24,9%, 20,7%, 12,4%. Với đặc trưng của nguồn thải chắc nuôi, TSS luôn là thông số ô nhiễm cao nhất, chiếm 48,4% - năm 2014 và 45,2% - năm 2020, 2025 trong tổng tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi. Tiếp sau đó là COD và BOD (Hình 6). (a) (b) Hình 6: Tải lượng ô nhiễm chăn nuôi theo từng thông số trên địa bàn huyện Cần Giờ (a) năm 2014, (b) năm 2020. TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUY N CẦN GIỜ 26 3.3. Tải lượng ô nhiễm từ NTTS Trên địa bàn huyện Cần Giờ, NTTS được chia làm hai hình thức chính: nuôi tôm (tập trung ở vùng nội địa) và các loài nhuyễn thể (nghêu, sò, ốc) (tập trung ở bãi bồi ven biển). Hình thức nuôi tôm gây nhiều áp lực đến chất lượng nước mặt – do đó, nghiên cứu tiếp cận tính toán tải lượng ô nhiễm phát sinh từ hoạt động nuôi tôm trên địa bàn huyện Cần Giờ. Số liệu thu thập phục vụ tính toán tải lượng ô nhiễm từ NTTS bao gồm: diện tích nuôi tôm huyện Cần Giờ năm 2014 với 04 hình thức - công nghiệp, bán công nghiệp, ruộng, sinh thái, số vụ trong một năm và kích thước ao nuôi [10, 11], nồng độ trung bình các chất trong nước thải nuôi tôm [10]. Do hạn chế về số liệu diện tích ao nuôi đến năm 2025, nghiên cứu giả định mức tăng tải lượng ô nhiễm tương đương với tốc độ tăng trường ngành thủy sản toàn huyện giai đoạn 2016 – 2020, 11% [12]. Tải lượng ô nhiễm do hoạt động NTTS (5 thông số tính toán) năm 2020 và 2025 tăng lần lượt 1,24 lần và 2,13 lần so với năm 2014 (22,915 tấn) (Hình 7). Hình 7: Tải lượng ô nhiễm NTTS huyện Cần Giờ đến năm 2025 Tổng tải lượng ô nhiễm từ hoạt động NTTS tại Cần Giờ năm 2014 là 22,915 tấn, trong đó An Thới Đông, Bình Khánh và Lý Nhơn có tải lượng cao nhất - tương ứng 31%, 30% và 23% (Hình 8-a). Tỷ lệ phát thải này cũng duy trì trong giai đoạn 2020- 2025 (Hình 8b, c). Trong nguồn thải từ NTTS, TSS là thông số đóng góp cao nhất vào tổng tải lượng ô nhiếm, chiếm khoảng 85% tổng tải lượng ô nhiễm các năm. NGUYỄN VĂN BẰNG - LÊ NGỌC TUẤN 27 (a) (b) (c) Hình 8: Tải lượng ô nhiễm do NTTS phân theo xã/thị trấn trên địa bàn huyện Cần Giờ (a) năm 2014, (b) năm 2020, (c) năm 2025 3.4. Tải lượng ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn Với 4 nhóm đất chính: đất rừng, đất trồng trọt, đất trống, đất dân cư với hệ số mưa chảy tràn theo phương trình Rational lần lượt 0,15; 0,25; 0,2; 0,53, nghiên cứu thống kê diện tích đất toàn huyện theo mỗi loại dựa trên bản đồ. Diện tích đất năm 2020, 2025 được tính toán thông qua Điều chỉnh quy hoạch chung huyện Cần Giờ – TP.HCM [5], trên cơ sở tỉ lệ mỗi loại đất theo hiện trạng. Các thông số có liên quan khác như: nồng độ các thông số ô nhiễm [3]; tổng lượng mưa tại khu vực huyện Cần Giờ hiện trạng là 1043mm, tăng lên 1,81% và 2,15% lần lượt các năm 2020, 2025 theo kịch bản BĐKH B2 [13]. TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUY N CẦN GIỜ 28 Hình 9: Tải lượng ô nhiễm từ nước mưa chảy tràn trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2025 Kết quả tính toán cho thấy tải lượng ô nhiễm do nước mưa chảy tràn năm 2014 là 5,195 tấn và gia tăng không đáng kể qua các năm: tăng 1,67% năm 2020 và 2,15% năm 2025 (Hình 9). Sự gia tăng này có thể được giải thích bởi sự gia tăng lượng mưa; thay đổi trong cơ cấu sử dụng đất - theo đó là sự thay đổi lưu lượng nước mưa chảy tràn. Trong nước mưa chảy tràn, hàm lượng BOD, COD, TSS chiếm đa số với khoảng 97% tổng tải lượng ô nhiễm qua các năm. 3.5. Đánh giá chung Năm 2014, tổng tải lượng ô nhiễm phát sinh từ các nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ là 32,106 tấn, trong đó An Thới Đông, Bình Khánh, Lý Nhơn có mức phát thải cao nhất với tỉ lệ lần lượt là 26,5%; 25,9%, 21,5% - đây cũng là các xã có mức phát thải cao vào năm 2020, 2025 (tỷ lệ lần lượt trong năm 2025 là 26,4%; 28,3% và 19,2%) (Hình 10). TSS là thông số ô nhiễm cao nhất, chiếm 69,8% tổng tải lượng ô nhiễm toàn huyện và phát sinh chủ yếu từ hoạt động NTTS (Hình 11-13). Hình 10: Tải lượng ô nhiễm theo đơn vị hành chính huyện Cần Giờ đến năm 2025 NGUYỄN VĂN BẰNG - LÊ NGỌC TUẤN 29 (a) Tải lượng theo nguồn ô nhiễm (b) Tải lượng theo thông số ô nhiễm Hình 11: Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ một số nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2014 (a) Tải lượng theo nguồn ô nhiễm (b) Tải lượng theo thông số ô nhiễm Hình 12: Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ một số nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2020 TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG Ô NHIỄM PHÁT SINH TỪ CÁC NGUỒN THẢI CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUY N CẦN GIỜ 30 (a) Tải lượng theo nguồn ô nhiễm (b) Tải lượng theo thông số ô nhiễm Hình 13: Tải lượng ô nhiễm phát sinh từ một số nguồn thải chính trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2025 4. Kết luận Tải lượng ô nhiễm (BOD, COD, TSS, TN, TP) phát sinh từ các nguồn thải SH- DV-TTCN, chăn nuôi, NTTS và nước mưa chảy tràn tại huyện Cần Giờ được tính toán đến năm 2025 trên cơ sở các quy hoạch phát triển KTXH tại địa phương. Tổng tải lượng ô nhiễm toàn huyện năm 2014 là 32,106 tấn, dự báo tổng tải lượng tăng lên gấp 1,72 lần vào năm 2020 và 3,06 lần vào năm 2030. An Thới Đông là địa phương có tải lượng ô nhiễm cao nhất, với 8,521 tấn – năm 2014 (chiếm 26,5%), tăng lên 15,127 tấn và 25,894 tấn vào năm 2020 và 2025. Bên cạnh đó, các địa phương có mức tải lượng ô nhiễm cao như Bình Khánh, Lý Nhơn... NTTS là lĩnh vực đóng góp tải lượng ô nhiễm lớn nhất với 72-77% tổng tải lượng ô nhiễm toàn huyện Cần Giờ. Bên cạnh đó, SH-DV- TTCN có mức tăng tải lượng từ khoảng 9% trong giai đoạn 2014-2020 lên 19% vào năm 2025 tương ứng với phương án quy hoạch dân số toàn huyện. Ngoài ra, tải lượng ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và chăn nuôi cũng gia tăng nhưng không đáng kể. Trong 4 nguồn thải chính được tính toán, các nguồn thải nhân tạo đóng góp khoảng 84-95% (năm 2014-2025) vào tổng tải lượng ô nhiễm – cho thấy quá trình phát triển KTXH có thể tác động đáng kể đến chất lượng môi trường trên địa bàn, đòi hỏi những biện pháp kiểm soát, quản lý phù hợp và kịp thời nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững của địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg về Phê duyệt chiến lược Quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020. NGUYỄN VĂN BẰNG - LÊ NGỌC TUẤN 31 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia - Môi trường nước mặt. 3. Alexander P. Economoponlos (1993). Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution. Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. WHO, Geneva. 4. FAO Technical documents (1995). Assesment of Environmental hazards and impacts of Aquaculture. FAO. 5. Viện Quy hoạch xây dựng (2012), Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Huyện Cần Giờ - TP.HCM. 6. Quyết Định 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương ngày 13/1/2014 về việc Hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 - 2020. 7. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 8. UBND Cần Giờ (2015), Báo cáo tình hình chăn nuôi huyện Cần Giờ năm 2014. 9. Quyết định 3178 ngày 22/6/2011 về Phê duyệt quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. 10. Lê Ngọc Tuấn, Trần Bích Châu, Vũ Nguyễn Hồng Phương (2012), “Tính toán tải lượng ô nhiễm do hoạt động nuôi tôm tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau”, Tạp chí Phát triển KH&CN, Tập 15, số M1 - 2012, 29-45. 11. Lê Văn Khoa (2007), Đánh giá tác động hệ thống nuôi tôm đến chất lượng nước và thủy sinh vật của sông rạch huyện Cần Giờ. 12. Ủy ban Nhân dân huyện Cần Giờ (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện cần Giờ giai đoạn 2016 – 2020. 13. Nguyễn Kỳ Phùng (2012), Biến đổi khí hậu và tác động đến TP.HCM, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM. Ngày nhận bài: 22/4/2016 Biên tập xong: 15/8/2017 Duyệt đăng: 20/8/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_841_2215098.pdf
Tài liệu liên quan