Tài liệu Tính toán sức cản tàu container bằng phương pháp mô phỏng số: TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
39
TÍNH TOÁN SỨC CẢN TÀU CONTAINER
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG SỐ
CALCULATION OF THE RESISTANCE CONTAINER SHIP
BY USING NUMERICAL METHOD
Lê Văn Toàn1, Vũ Ngọc Bích2
1, 2 Đại học Giao thông vận tải Tp. HCM
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung mô phỏng trường dòng chảy của nước bao
xung quanh vỏ tàu container sức chở 14,000 TEU theo cách tiếp cận RANSE (Reynolds-Averaged
NavierStokes equation). Trên cơ sở đó tính toán lực thủy động tác dụng lên thân tàu khi tàu chuyển
động đều trong nước tĩnh; so sánh kết quả tính toán mô phỏng CFD với kết quả thử nghiệm trong bể
thử đã được công bố. Dòng chảy được xem chảy rối, được mô tả bởi phương trình RANS (Reynolds-
Averaged NavierStokes), mô hình rối SST k-.
Từ khóa: Sức cản tàu thủy; động lực học chất lỏng (CFD); động lực học tàu container.
Abstract: In this research, we focused on simulating the flow of water around 14,000-TEU
container ship...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán sức cản tàu container bằng phương pháp mô phỏng số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
39
TÍNH TOÁN SỨC CẢN TÀU CONTAINER
BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG SỐ
CALCULATION OF THE RESISTANCE CONTAINER SHIP
BY USING NUMERICAL METHOD
Lê Văn Toàn1, Vũ Ngọc Bích2
1, 2 Đại học Giao thông vận tải Tp. HCM
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung mô phỏng trường dòng chảy của nước bao
xung quanh vỏ tàu container sức chở 14,000 TEU theo cách tiếp cận RANSE (Reynolds-Averaged
NavierStokes equation). Trên cơ sở đó tính toán lực thủy động tác dụng lên thân tàu khi tàu chuyển
động đều trong nước tĩnh; so sánh kết quả tính toán mô phỏng CFD với kết quả thử nghiệm trong bể
thử đã được công bố. Dòng chảy được xem chảy rối, được mô tả bởi phương trình RANS (Reynolds-
Averaged NavierStokes), mô hình rối SST k-.
Từ khóa: Sức cản tàu thủy; động lực học chất lỏng (CFD); động lực học tàu container.
Abstract: In this research, we focused on simulating the flow of water around 14,000-TEU
container ship hull in according to RANSE approach (Reynolds-Averaged NavierStokes equation). On
that basis, we calculated the hydrodynamic forces exerting on the hull when making uniform motion in
still water; then compared between the CFD simulation calculation results with the experimental results
in the testing reservoir have been announced. The flow is considered turbulent, and described by the
equation RANS (Reynolds-Averaged NavierStokes), SST turbulence model k-.
Keywords: Ship resistance; computational fluid dynamics (CFD); Container ship hydrodynamic.
1. Giới thiệu
Hiện nay, vận tải đường biển đóng vai trò
quan trọng trong lưu thông hàng hóa toàn cầu,
trong đó loại tàu chở container chiếm phần
đông vì xu thế thời đại hàng hóa được chứa
trong các thùng tiêu chuẩn (container) nhằm
tăng năng suất làm hàng cũng như khả năng
bảo quản và kiểm soát của dịch vụ logistics.
Do vậy tính tối ưu về kinh kế đóng vai trò thiết
yếu trong bài toán thiết kế tàu và thường lấy
công suất máy làm giá trị hàm tối ưu, sức cản
làm ràng buộc chính. Điều đó nói lên rằng vấn
đề sức cản tàu luôn là vấn đề thời sự, giữ vai
trò cốt lõi trong hàm mục tiêu của bài toán
thiết kế tàu. Giải quyết vấn đề sức cản nêu trên
bằng tính toán mô phỏng số thường tiếp cận
thông qua lời giải của phương trình chuyển
động dòng chất lỏng không nén được bao
xung quanh thân tàu, phương trình Navier -
Stokes. Theo cách làm truyền thống, người ta
giả định rằng chất lỏng không có tính nhớt,
liên tục, không nén được và đồng chất nhằm
đơn giản hóa phương trình Navier - Stokes về
dạng hàm thế vận tốc viết bởi phương trình
Laplace. Cách làm này chỉ hợp lý với thời
điểm những năm 2000; ngày nay, với sự phát
triển mạnh của công nghệ máy tính, các
phương pháp tính phức tạp và tiêu tốn nhiều
tài nguyên không còn là trở ngại, phần độ nhớt
của nước trong phương trình Navier - Stokes
không được bỏ qua trong tính toán này nhằm
tăng độ chính xác của kết quả tính. Vì lý do
đó, trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi
chọn cách tiếp cận theo RANS để diễn giải
phương trình Navier-Stokes cho dòng chất
lỏng (nước) chuyển động bao quanh thân tàu,
kết hợp mô hình rối SST k-.
Chọn OpenFOAM làm công cụ tính toán
mô phỏng, đây là những gói mã nguồn mở đã
được chấp nhận rộng rãi bởi cộng đồng CFD,
cả trong giới học thuật và trong công nghiệp.
Tàu mẫu dùng trong nghiên cứu này là loại tàu
container sức chở 14,000 TEU được thiết kế,
thử nghiệm bởi Viện Kỹ thuật tàu thủy và
Giao thông hàng hải ISMT (the Institute of
Ship Technology, Ocean Engineering and
Transport Systems, ISMT). Thông số và vận
tốc chuyển động tàu mô hình trong nghiên cứu
này nhận giá trị trùng với giá trị đã thử nghiệm
mô hình được công bố [5] để thuận lợi trong
việc so sánh kết quả nghiên cứu.
40
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
Bảng 1. Thông số tàu.
2. Cơ sở lý thuyết
Trường dòng lưu chất chuyển động quanh
thân tàu được mô tả bởi hai phương trình chủ
đạo: Phương trình liên tục và phương trình
Navier - Stokes viết theo cách tiếp cận RANS,
ở đó các đại lượng vật lý mang ý nghĩa trung
bình [1]. Bài toán được giải bằng cách kết hợp
phương trình RANS với phương trình trạng
thái mô hình rối theo đề xuất của Menter mang
tên SST k- [1], [6].
Phương trình liên tục: i
i
U
= 0
x
(1)
Phương trình động lượng:
i ji
j i
' '
i jJi
j j i j
U UU 1 P
+ = -
t x ρ x
u uUU
+ ν + -
x x x x
(2)
Trong đó:
iU và
'
iu : Các thành phần vận tốc trung
bình và dao động;
P : là áp lực trung bình;
ρ : là mật độ của chất lỏng
ν: là mật độ và độ nhớt động học của chất
lỏng.
Phương trình trạng thái, mô hình rối SST
k-.
i t
i i k i
*
k
u k νk k
+ = ν +
t x x σ x
+ P - β kω
(3)
i t
i i ω i
~
2k
1 ω2
t i i
u ω νω ω
+ = ν +
t x x σ x
P 1 k ω
+α - βω +2 1 - F σ
v ω x x
(4)
Trong đó:
k: Động năng rối;
: Độ nhớt động học;
t: Độ nhớt động học dòng xoáy;
Pk: Xuất năng lượng rối động học;
Tốc độ tiêu tán;
k, , *, , : Các hệ số;
F1: Hàm trộn.
Bề mặt tự do (giao của hai pha khí –
nước) được xử lý bằng phương pháp thể tích
chất lưu (VOF) dựa trên cơ sở hàm liên kết
(x, t) giữa hai pha. (x, t) [0, 1] biểu diễn
các trạng thái của lưu chất trong mỗi ô. Khi
mô phỏng thân tàu, = 1 biểu chỉ rằng nước
lấp đầy toàn bộ các ô, còn khi = 0 có nghĩa
là các ô được chứa đầy không khí [2].
(x, t) = nước + không khí (1 - ) (5)
(x, t) = nước + không khí (1 - ) (6)
3. Kết quả nghiên cứu
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
41
3.1. Xác lập dữ liệu đầu vào của bài
toán
Xây dựng hình học tàu 3D với cấu trúc theo định dạng *.stl như hình 1 bên dưới.
Hình 1. Hình học 3D của tàu container.
Bài toán được giải dựa trên bộ giải InterFoam với các thiết lập như sau:
Không gian miền tính toán được xác lập tại các vị trí như hình 2.
Hình 2. Không gian miền tính toán.
Sử dụng phương pháp lưới thể tích rời
rạc không gian miền tính thông qua mô đun
mã snappyHexMesh và kết nối với lưới tam
giác hình học vỏ tàu theo dạng *.stl để hình
thành nên miền rời rạc tính toán hoàn chỉnh.
Áp đặt các điều kiện ban đầu (vận tốc tính
toán, các hệ số của phương trình trạng thái) và
các điều kiện biên vật lý của bài toán nhằm
khép kín hệ phương trình mô phỏng trường
dòng cùng thực hiện giải với thuật giải
PIMPLE trong bộ giải InterFoam dành cho
loại môi trường hai pha lưu chất không nén
được, có tính nhớt.
Rời rạc không gian miền tính toán và mô
hình tàu bằng phương pháp lưới chia thể tích,
minh họa như hình 3.
Hình 3. Lưới tính toán.
Điều kiện biên vật lý tính toán cho trong bảng 2 bên dưới [1], [3], [4].
Bảng 2. Đặc tính của biên.
3.2. Kết quả tính toán và mô phỏng
So sánh kết quả tính theo CFD và kết quả thử nghiệm trình bày trong bảng 3 như sau:
42
Journal of Transportation Science and Technology, Vol 21, Nov 2016
Bảng 3. So sánh kết quả tính sức cản theo CFD và kết quả thử nghiệm, [1], [5].
Các trường áp suất (hình e, f), trường vận tốc (hình a ,b, c), trường rối (hình d) của tàu như
hình 4.
(a) (b)
(c) (d)
(e) (f)
Hình 4. Các trường vật lý tính toán.
Biểu đồ kết quả tính toán lực thủy động tác dụng lên tàu tại tốc độ U = 1.668 m/s như hình
5.
Hình 5. Đồ thị kết quả tính theo thời gian.
TẠP CHÍ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI, SỐ 21-11/2016
43
4. Kết luận và khuyến nghị
4.1. Kết luận
- Mô hình toán mô phỏng theo RANS kết
hợp mô hình rối SST k- cho hình ảnh trường
dòng phù hợp thực tế.
- Kết quả tính toán theo mô phỏng CFD
cho sai số chấp nhận được trong việc tính toán
sức cản tàu, với sai số so với kết quả thử
nghiệm dưới 3%.
4.2. Khuyến nghị
- Bằng cách làm này có thể phát triển tiếp
để xây dựng bể thử số dùng thử nghiệm tàu
trong nước tĩnh và trên sóng.
- Có thể sử dụng hình ảnh trường dòng để
phân tích các vùng bất lợi trên vỏ tàu, giúp tối
ưu hình học vỏ tàu về phương diện sức cản
Tài liệu tham khảo
[1]. F. Moukalled, L. Mangani, M. Darwish (2015), "Fluid
Mechanics and Its Applications", Springer.
[2]. Hrvoje JASAK, Fakultet strojastva i brodogradnje,
Sveučilište u Zagrebu, Ivana Lučića 5, HR-10000
Zagreb, Croatia, hrvoje.jasak@fsb.hr (2014),
"OpenFOAM in marine hydrodynamics", Simpozij
Sorta. 21, pp. 369-376.
[3]. John D. Anderson (1995), "Computational Fluid
Dynamics the Basics With Applications", University of
Maryland. Mc Graw-Hill.
[4]. John F. Wendt (2009), "Computational Fluid
Dynamics.. An Introduction". Springer.
[5]. Ould el Moctar1*, Vladimir Shigunov2, Tobias Zorn2
(2012), "Duisburg Test Case: Post-Panamax Container
Ship for Benchmarking", Ship Technology Research
Schiffstechnik 59(3), pp. 50-64.
[6]. Ozdemir, Yavuz Hakan, Dogrul, Ali, Barlas, Boris,
Cosgun, Taner (2016), "A Numerical Application to
Predict the Resistance and Wave Pattern of Kriso
Container Ship", Brodogradnja. 67(2), pp. 47-65.
Ngày nhận bài: 6/10/2016
Ngày chuyển phản biện: 10/10/2016
Ngày hoàn thành sửa bài: 31/10/2016
Ngày chấp nhận đăng: 7/11/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 114_1_326_1_10_20170817_7826_2202545.pdf