Tài liệu Tính toán lựa chọn số lượng và vị trí đặt chống sét van cho trạm biến áp 220kv phả lại 2 bằng EMTP: Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
T. A. Tùng, T. T. Sơn, Đ. A. Tuấn, “Tính toán lựa chọn số lượng bằng EMTP.” 168
TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SỐ LƯỢNG VÀ VỊ TRÍ ĐẶT CHỐNG SÉT
VAN CHO TRẠM BIẾN ÁP 220KV PHẢ LẠI 2 BẰNG EMTP
Trần Anh Tùng1*, Trần Thanh Sơn1, Đỗ Anh Tuấn2
Tóm tắt: Cách điện của các đường dây và trạm biến áp 220kV thường được lựa
chọn dựa trên các tính toán về quá điện áp. Trong một số trường hợp, độ an toàn
cách điện trong trạm biến áp 220kV có thể bị vi phạm do quá điện áp khí quyển có
trị số lớn. Chính vì vậy, việc tính toán lựa chọn số lượng và vị trí đặt các chống sét
van nhằm hạn chế quá điện áp trong thiết kế hệ thống cách điện và phối hợp cách
điện đóng một vai trò quan trọng. Bài báo này giới thiệu các mô phỏng quá trình
quá độ trong hệ thống 220kV của trạm biến áp Phả Lại 2 bằng chương trình EMTP
(Electro-Magnetic Transient Program). Quá điện áp khí quyển được tính toán cho
hai trường hợp: sét đánh vào đỉnh cộ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính toán lựa chọn số lượng và vị trí đặt chống sét van cho trạm biến áp 220kv phả lại 2 bằng EMTP, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
T. A. Tùng, T. T. Sơn, Đ. A. Tuấn, “Tính toán lựa chọn số lượng bằng EMTP.” 168
TÍNH TOÁN LỰA CHỌN SỐ LƯỢNG VÀ VỊ TRÍ ĐẶT CHỐNG SÉT
VAN CHO TRẠM BIẾN ÁP 220KV PHẢ LẠI 2 BẰNG EMTP
Trần Anh Tùng1*, Trần Thanh Sơn1, Đỗ Anh Tuấn2
Tóm tắt: Cách điện của các đường dây và trạm biến áp 220kV thường được lựa
chọn dựa trên các tính toán về quá điện áp. Trong một số trường hợp, độ an toàn
cách điện trong trạm biến áp 220kV có thể bị vi phạm do quá điện áp khí quyển có
trị số lớn. Chính vì vậy, việc tính toán lựa chọn số lượng và vị trí đặt các chống sét
van nhằm hạn chế quá điện áp trong thiết kế hệ thống cách điện và phối hợp cách
điện đóng một vai trò quan trọng. Bài báo này giới thiệu các mô phỏng quá trình
quá độ trong hệ thống 220kV của trạm biến áp Phả Lại 2 bằng chương trình EMTP
(Electro-Magnetic Transient Program). Quá điện áp khí quyển được tính toán cho
hai trường hợp: sét đánh vào đỉnh cột và sét đánh trực tiếp vào dây pha. Các kết
quả tính toán đã cho phép đề xuất phương án lắp đặt thêm chống sét van tại cuối
đường dây vào trạm và thanh cái, và tại hai đầu thanh cái nhằm hạn chế quá điện
áp lan truyền từ đường dây vào trạm.
Từ khóa: Quá điện áp; Chống sét van; Trạm biến áp; EMTP; Cách điện; Phối hợp cách điện; BIL.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiệu quả bảo vệ chống sét là một tiêu chí quan trọng trong thiết kế các đường dây và
trạm biến áp 220kV. Tần suất sự cố do sét cần được đảm bảo ở một mức độ thấp nhằm
giảm thiểu thiệt hại do cắt điện cũng như các vấn đề liên quan đến ổn định hệ thống điện.
Hiệu năng chống sét của một đường dây truyền tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấp
điện áp, độ cao của cột, đường dây mạch đơn hay mạch kép, điện trở tiếp đất Các cú sét
có thể gây ra phóng điện ngược khi đánh vào khoảng vượt của dây chống sét hoặc đỉnh cột
của đường dây tải điện. Trong một số trường hợp, dây pha của đường dây cũng có thể bị
sét đánh gây ra sự lan truyền của sóng quá điện áp khí quyển về trạm biến áp. Dây chống
sét kết hợp với điện trở tiếp đất của cột điện có giá trị nhỏ có thể cải thiện hiệu năng chống
sét và sự ứng dụng các chống sét van đường dây cung cấp một giải pháp bổ trợ tăng
cường. Đối với thiết kế bảo vệ chống sét cho trạm biến áp, các yêu cầu đối với chống sét
van (điểm đặt, số lượng) cần được tính toán chi tiết, hợp lí nhằm đảm bảo an toàn cho các
phần tử quan trọng của trạm. Trong bài báo này, tác giả thực hiện tính toán mức độ quá
điện áp khí quyển cho trạm biến áp 220kV Phả Lại 2 bằng chương trình EMTP. Cú sét
được giả thiết đánh vào đỉnh cột và vào dây pha của đường dây tải điện đến trạm. Các tính
toán sau đó cho phép tác giả đề xuất các phương án nâng cao hiệu quả bảo vệ chống sét
cho các trạm biến áp 220kV.
2. MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH BẢO VỆ CHỐNG SÉT
Hình 1. Kịch bản mô phỏng quá điện áp khí quyển của trạm biến áp 220kV Phả Lại 2.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 169
Các sóng quá điện áp do sét có thể lan truyền đến trạm biến áp theo hai cơ chế: các sóng
do phóng điện ngược trên cột điện khi sét đánh vào đỉnh cột hoặc sóng đến từ cú sét đánh
trực tiếp lên dây pha của đường dây tải điện. Kịch bản mô phỏng quá điện áp khí quyển cho
trạm biến áp 220kV Phả Lại 2 cho hai trường hợp trên được giới thiệu trên hình 1.
Đường dây mạch kép Sóc Sơn 1-2 đến trạm gồm 7 cột điện và 6 khoảng vượt được mô
phỏng. Trong trường hợp 1, cú sét được giả thiết đánh vào đỉnh cột 1. Sóng điện áp lan
truyền đến trạm khi có phóng điện ngược xảy ra trên cột. Trường hợp 2 mô phỏng sét đánh
trực tiếp vào giữa khoảng vượt của pha trên cùng của một mạch gần cột 1. Sơ đồ mô
phỏng trạm biến áp Phả Lại 2 bằng chương trình EMTP được giới thiệu trên hình 2.
L_imp
TOP
T6
T6
T6
U
TD256 T5
Hình 2. Sơ đồ mô phỏng trạm biến áp 220kV Phả Lại 2 bằng EMTP.
2.1. Mô hình nguồn dòng điện sét, đường dây truyền tải và trạm biến áp trong EMTP
Dòng điện sét mô phỏng theo tiêu chuẩn IEC 61000 – 4 – 5 về đặc tính của các dạng
sóng dòng điện sét, trong đó: dạng sóng dòng điện của cú sét trực tiếp có đặc tính
10/350µs, dạng sóng dòng điện của cú sét gián tiếp có đặc tính 8/20µs. Các cú sét trực tiếp
và gián tiếp được mô phỏng có cùng biên độ 150kA để so sánh hiệu ứng của các dạng
sóng sét khác nhau. Đường dây mạch kép sử dụng dây dẫn ACSR 330mm2, mỗi pha được
phân làm 2 dây dẫn cách nhau 40cm trong mặt phẳng ngang. Dây chống sét loại ACSR
90mm2. Mô hình mô phỏng bao gồm 7 cột gần trạm nhất và 6 khoảng vượt với chiều dài
khoảng vượt là 300m, các cột điện còn lại được mô phỏng bằng ma trận hòa hợp tổng trở
nhằm loại bỏ sự phản xạ của sóng điện áp từ phía xa. Mỗi khoảng vượt gồm 8 dây dẫn (6
dây pha của hai mạch và hai dây chống sét) được mô phỏng bằng mô hình J-Marti tần số
phụ thuộc. Hệ thống tiếp địa của các cột điện được thay thế bằng một điện trở nối đất có trị
số điển hình 10Ω. Các thanh cái của trạm biến áp được thay thể bằng các tổng trở sóng.
Cách điện đầu vào máy biến áp được thay thế bằng điện dung có trị số 3nF.
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
T. A. Tùng, T. T. Sơn, Đ. A. Tuấn, “Tính toán lựa chọn số lượng bằng EMTP.” 170
2.2. Mô hình cột điện trong EMTP
Một mô hình 4 đoạn [1-2] được sử dụng để mô phỏng cột điện như minh họa trên hình
2. Mỗi đoạn được thay thế bởi một mô hình đường dây không tổn thất nối tiếp với một
mạch RL song song, nhằm mô phỏng sự suy giảm của sóng quá điện áp khi lan truyền trên
cột. Các tham số của mô hình được tính toán như sau :
(1)
(2)
(3)
Hình 3. Mô hình cột điện sử dụng trong mô phỏng.
(4)
(5)
(6)
Trong đó: Zc: Tổng trở sóng của cột (Ω); H: Chiều cao từ vị trí xà thấp nhất đến đỉnh
cột (m); Ri: Điện trở của mỗi phân đoạn (Ω); Li: Điện cảm của mỗi phân đoạn (mH); γ: Hệ
số tắt dần của sóng qua điện trở; α: Hệ số tắt dần của sóng qua điện cảm; vc: Vận tốc
truyền sóng; Rnđ: Điện trở nối đất của cột.
2.3. Mô hình phóng điện trên cách điện đường dây trong EMTP
Cơ chế phóng điện trên chuỗi cách điện đường dây được mô phỏng qua phần tử
MODELS/TACS dưới dạng một khóa điều khiển có thời gian. Thời gian của đặc tính V-s
của chuỗi cách điện phải được đồng bộ hóa với thời điểm cú sét tác động lên đường dây.
Phóng điện sẽ xảy ra khi điện áp thực tế đặt lên chuỗi cách điện vượt quá giá trị điện áp
phóng điện [3-4]. Mô hình cơ chế phóng điện trên chuỗi cách điện đường dây được minh
họa trên hình 4.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 171
Giá trị điện áp phóng điện của chuỗi cách điện trong quá trình mô phỏng được tính toán
theo công thức (7) theo đề xuất của CIGRE và được so sánh với giá trị điện áp thực tế đặt
lên chuỗi cách điện. Điện áp này bằng hiệu điện thế giữa Up và Un trên khóa chuyển mạch
được truyền tới phần tử MODELS/TACS. Tín hiệu đóng khóa chuyển mạch mô phỏng
phóng điện sẽ được truyền từ mô hình tới EMTP khi điện áp thực tế trên chuỗi cách điện
vượt quá điện áp phóng điện.
(7)
Trong đó: Upđ: Điện áp phóng điện (kV); t: Thời gian phóng điện (µs); l: Chiều dài
chuỗi cách điện (m). Chiều dài chuỗi cách điện đường dây được sử dụng trong mô phỏng
là 2,2m (tương ứng với khoảng cách cách điện của sứ composite đường dây 220kV). Thời
gian phóng điện t được lấy giá trị 0,8µs theo CIGRE.
Hình 4. Mô hình cơ chế phóng điện.
2.4. Mô hình chống sét van 220kV trong EMTP
Các chống sét van 220kV sử dụng điện trở phi tuyến ZnO được mô phỏng bằng phần tử
MOV trong EMTP. Các thông số chính của các chống sét van này được báo cáo trong
bảng 1.
Bảng 1. Thông số các chống sét van 220kV.
Ur (kVrms)
UC (kVrms)
TOV/10s (kVrms)
Trị số 192 154 211
Đặc tính V-A của chống sét van được giới thiệu trong bảng 2:
Bảng 2. Đặc tính V-A của chống sét van 220kV.
U (kV) I (A) U (kV) I (A)
40 0.00001 315 450
150 0.000025 335 900
210 0.00009 350 1500
230 0.00045 360 2800
240 0.0009 380 5000
250 0.9 400 10000
265 9 440 20000
295 110 500 40000
300 200 630 90000
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
T. A. Tùng, T. T. Sơn, Đ. A. Tuấn, “Tính toán lựa chọn số lượng bằng EMTP.” 172
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG
Trạm Phả Lại 2 được bố trí theo sơ đồ một rưỡi, gồm 3 đường dây trong đó một đường
dây mạch kép Sóc Sơn 1-2, một đường dây mạch đơn Bắc Giang và 3 máy biến áp 220kV.
Chúng ta cần lưu ý rằng trạm Phả Lại 2 trong điều kiện hiện tại chỉ trang bị chống sét van
tại cuối đường dây vào trạm và tại các máy biến áp.
Trước hết, điều kiện vận hành nguy hiểm nhất cho cách điện của trạm khi có quá điện
áp khí quyển cần được xác định. Điều kiện này xảy ra khi chỉ có đường dây Sóc Sơn 2 vận
hành, các đường dây Sóc Sơn 1 và Bắc Giang ngừng hoạt động. Giá trị quá điện áp sẽ
được tính toán tại nhiều vị trí (điểm 1 đến điểm 6 như trên hình 4) đối với từng phương án
bố trí chống sét van trong trạm. Các tính toán được thực hiện trong 2 trường hợp: sét đánh
vào đỉnh cột 1 của đường dây mạch kép Sóc Sơn 1-2 và sét đánh vào giữa khoảng vượt 1
của đường dây Sóc Sơn 2. Các trường hợp tính toán được giới thiệu trên hình 5.
Hình 6(a) và hình 6(b) lần lượt giới thiệu kết quả tính toán quá điện áp theo phương án
1 khi sét đánh vào đỉnh cột và khoảng vượt của dây pha trên cùng của đường dây Sóc Sơn
2. Chúng ta cần lưu ý là chỉ giá trị điện áp pha lớn nhất tại các điểm khảo sát được giới
thiệu. Từ kết quả tính toán quá trên, giá trị điện áp cực đại tại các điểm khảo sát được báo
cáo trong bảng 3.
Các kết quả tính toán trong bảng 3 đã chỉ rõ phần lớn giá trị điện áp tại các điểm cuối
của thanh cái C24 và C25 vượt quá ngưỡng BIL cho phép (900 kV) đối với trạm biến áp
220 kV.
Chính vì vậy, thiết kế bảo vệ chống sét như phương án 1 (phương án hiện tại) sẽ không
đảm bảo an toàn cho cách điện của trạm trong một số trường hợp. Phương án 2 với số
lượng chống sét van tăng lên lên được đề xuất, các kết quả mô phỏng của phương án này
được giới thiệu trên hình 7.
Phương án 1 (hiện tại)
Phương án 2
Hình 5. Các phương án bố trí chống sét van cho trạm Phả Lại 2. Trị quá điện áp do sét
được tính toán tại các điểm từ 1 đến 6.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 173
0 2 4 6 8 10 12
-800
-600
-400
-200
0
200
400
600
800
1 000
t (µs)
U
(
kV
)
Diem 1
Diem 2
Diem 3
Diem 4
Diem 5
Diem 6
(a)
0 2 4 6 8 10 12
-800
-600
-400
-200
0
200
400
600
800
1 000
t (µs)
U
(
kV
)
Diem 1
Diem 2
Diem 3
Diem 4
Diem 5
Diem 6
(b)
Hình 6. Điện áp tại các điểm khảo sát từ 1 đến 6 đối với phương án 1 khi sét đánh vào:
đỉnh cột 1 của đường dây 2 mạch Sóc Sơn 1-2 (a); Khoảng vượt 1 của pha trên cùng của
đường dây Sóc Sơn 2 (b).
Bảng 3. Giá trị điện áp cực đại (kV) tại các điểm khảo sát trong phương án 1.
Vị trí sét đánh Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3
Đỉnh cột 964 760 870
Dây pha 907 826 1108
Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6
Đỉnh cột 1056 726 939
Dây pha 883 721 1041
Từ các kết quả tính toán của các phương án, trạng thái an toàn hay nguy hiểm cho cách
điện tại các điểm khảo sát so sánh với mức 85% giá trị BIL (dự phòng 15%) được tổng
hợp trong bảng 4 và bảng 5. Các kết quả mô phỏng từ bảng 4 và bảng 5 đã chỉ ra rằng mức
0 2 4 6 8 10 12
-400
-200
0
200
400
t (µs)
U
(
k
V
)
Diem 1
Diem 2
Diem 3
Diem 4
Diem 5
Diem 6
(a)
0 2 4 6 8 10 12
-200
0
200
400
t (µs)
U
(
k
V
)
Diem 1
Diem 2
Diem 3
Diem 4
Diem 5
Diem 6
(b)
Hình 7. Điện áp tại các điểm khảo sát từ 1 đến 6 đối với phương án 2 khi sét đánh vào:
đỉnh cột 1 của đường dây 2 mạch Sóc Sơn 1-2 (a); Khoảng vượt 1 của pha trên cùng của
đường dây Sóc Sơn 2 (b).
Bảng 4. Trạng thái cách điện của trạm khi sét đánh đỉnh
cột đường dây mạch kép Sóc Sơn 1-2.
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6
PA 1 Nguy
hiểm
An toàn Nguy
hiểm
Nguy
hiểm
An toàn Nguy
hiểm
PA 2 An toàn An toàn An toàn An toàn An toàn An toàn
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông
T. A. Tùng, T. T. Sơn, Đ. A. Tuấn, “Tính toán lựa chọn số lượng bằng EMTP.” 174
Bảng 5. Trạng thái cách điện của trạm khi sét đánh khoảng vượt 1 của pha trên cùng của
đường dây Sóc Sơn 2.
Điểm 1 Điểm 2 Điểm 3 Điểm 4 Điểm 5 Điểm 6
PA 1 Nguy
hiểm
Nguy
hiểm
Nguy
hiểm
Nguy
hiểm
An toàn Nguy
hiểm
PA 2 An toàn An toàn An toàn An toàn An toàn An toàn
quá điện áp tại thanh cái của trạm khi sét đánh trực tiếp lên dây pha lớn hơn khi sét đánh
vào đỉnh cột điện. Một số đề xuất bổ sung chống sét van sau đây sẽ cho phép nâng cao khả
năng bảo vệ chống sét cho trạm:
- Bổ sung chống sét van tại điểm nối giữa cuối đường dây vào trạm và thanh cái;
- Bổ sung chống sét van tại hai đầu thanh cái.
4. KẾT LUẬN
Mô phỏng tính toán quá điện áp khí quyển cho trạm biến áp Phả Lại 2 đã được thực hiện
với các trường hợp sét đánh trực tiếp và gián tiếp. Các kết quả mô phỏng chỉ ra rằng quá
điện áp do sét đánh trực tiếp có trị số lớn hơn trường hợp sét đánh gián tiếp. Hơn nữa, mức
độ quá điện áp tại trạm có trị số phụ thuộc vào số lượng và vị trí đặt của chống sét van và
điều kiện vận hành của trạm. Các kết quả mô phỏng chỉ ra rằng việc bố trí thêm các chống
sét van tại điểm nối giữa cuối đường dây vào trạm và thanh cái và tại hai đầu của thanh cái
cho phép nâng cao mức an toàn cho cách điện của trạm khi có quá điện áp khí quyển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].S. Bedoui, A. Bayadi, A.M. Haddad, “Analysis of lightning protection with
transmission line arrester using ATP/EMTP: Case of an HV 220kV double circuit
line,” Universities Power Engineering Conference (UPEC) (2010), pp. 1-6.
[2].M. Ishii, T. Kawamura, Kouno, Teruya, E. Ohsaki, K. Shiokawa, K. Murotani, T.
Higuchi, “Multistory transmission tower model for lightning surge analysis,” IEEE
Trans. on Pow. Deliv. Vol 6 (1991), pp. 1327–1335.
[3]. J.G. Anderson, Lightning Performance of Transmissions Lines, “Transmission line
reference book 345 kV and above,” (1982), pp. 545–578.
[4]. IEEE WG on LPTL, “Estimating Lightning Performance of Transmission Lines II –
Updates to Analytical Models,” IEEE Trans. PWRD. 8 (1993).
[5]. “Modeling Guidelines for Fast Front Transients,” IEEE Trans. PWRD vol. 11 no. 1
pp. 493-506 (1996).
[6]. A. Bayadi, K. Zehar, S. Semcheddine, R. Kadri, “A Parameter Identification
Technique for a Metal-Oxide Surge Arrester Model based on Genetic Algorithm,”
WSEAS Trans. on Cir. Sys. Vol 5 (2006), pp. 549-554.
[7]. A. Bayadi, “Parameter Identification of ZnO Surge Arrester Models based on Genetic
Algorithms,” Electr. Power Syst. Res. Vol 78 (2008), pp. 1204-1209.
[8]. T. Yamada, A. Mochizuki, J. Sawada, E. Zaima, T. Kawamura, A. Ametani, M. Ishii,
S. Kato, “Experimental evaluation of a UHV tower model for lightning surge
analysis,” IEEE Trans. PWRD. Vol 10 (1995), pp. 393-402.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2017 175
ABSTRACT
CALCULATION OF THE NUMBER AND ARRESTOR POSITON FOR 220KV PHA
LAI 2 SUBSTATION BY EMTP
The selection of insulation level for 220kV transmission lines and substations is
often based on the calculation of the overvoltages. In some cases, the safety of the
insulation system at 220kV substations can be violated due to the lightning
overvoltages of great value. Therefore, the choice of number and arrestor position
to limit the overvoltages in insulation system design and insulation coordination
plays a vital role. The transient simulations in 220kV system of Pha Lai 2 substation
by EMTP (Electro-Magnetic Transient Program) is introduced in this paper.
Lightning overvoltages were calculated in two cases: indirect lightning strike to the
top tower and direct lightning strike to conductor. The calculation results proposed
to add arrestor at the receiving end of the line and at the extrimity of the busbar to
enhance the protection capability in lightning protection design for 220kV
substations.
Keywords: Overvoltage; Surge arrester; Substation; EMTP; Insulation; Insulation coordination; BIL.
Nhận bài ngày 02 tháng 5 năm 2017
Hoàn thiện ngày 10 tháng 6 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 7 năm 2017
Địa chỉ: 1 Khoa Kỹ thuật điện, Trường Đại học Điện lực;
2 Khoa Điện-Điện tử, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
* Email: tungta@epu.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_tung_9382_2151750.pdf