Tài liệu Tính phức tạp của biến đổi kinh tế xã hội qua khảo sát hộ gia đình nông thôn tại một số vùng khó khăn: 55 Xó hội học, số 3 - 2009
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Tính phức tạp của biến đổi kinh tế xã hội
qua khảo sát hộ gia đình nông thôn
tại một số vùng khó khăn
Nguyễn Thanh Liêm1TP0F*
1. Giới thiệu
Các báo cáo kinh tế xã hội gần đây đều khẳng định Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được tốc độ phát triển cao, có những phản
ứng kịp thời với khủng hoảng và có cam kết tốt từ Chính phủ cho công cuộc phát triển đất
nước cả về kinh tế lẫn xã hội. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy quá trình phát triển luôn có “giá”
của nó và cần chấp nhận một số yếu tố tiêu cực trong quá trình phát triển để đạt được mức
phát triển cao hơn. Gia tăng bất bình đẳng kinh tế, gia tăng bất bình đẳng giữa nông thôn và
đô thị, hay gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế là những ví dụ điển hình vẫn
thường được nhắc đến. Tuy rằng đây là những tất yếu khó tránh khỏi để đạt được mức phát
triển cao hơn nhưng cũng cần nhận ra...
11 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính phức tạp của biến đổi kinh tế xã hội qua khảo sát hộ gia đình nông thôn tại một số vùng khó khăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
55 Xó hội học, số 3 - 2009
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Tính phức tạp của biến đổi kinh tế xã hội
qua khảo sát hộ gia đình nông thôn
tại một số vùng khó khăn
Nguyễn Thanh Liêm1TP0F*
1. Giới thiệu
Các báo cáo kinh tế xã hội gần đây đều khẳng định Việt Nam đã đạt được nhiều thành
tựu lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đạt được tốc độ phát triển cao, có những phản
ứng kịp thời với khủng hoảng và có cam kết tốt từ Chính phủ cho công cuộc phát triển đất
nước cả về kinh tế lẫn xã hội. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy quá trình phát triển luôn có “giá”
của nó và cần chấp nhận một số yếu tố tiêu cực trong quá trình phát triển để đạt được mức
phát triển cao hơn. Gia tăng bất bình đẳng kinh tế, gia tăng bất bình đẳng giữa nông thôn và
đô thị, hay gia tăng bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ y tế là những ví dụ điển hình vẫn
thường được nhắc đến. Tuy rằng đây là những tất yếu khó tránh khỏi để đạt được mức phát
triển cao hơn nhưng cũng cần nhận ra và dự báo những tác động tiêu cực của quá trình phát
triển, nhất là những tác động chỉ xảy ra sau một thời gian dài, nhằm giảm thiểu và sẵn sàng
ứng phó với những tác động tiêu cực này mà vẫn đạt được mức phát triển cao hơn.
Bài viết này sử dụng số liệu từ cuộc điều tra nhiều vòng “Đánh giá tác động của Điện
khí hóa Nông thôn” nhằm chỉ ra tính phức tạp của quá trình biến đổi kinh tế xã hội và
những ảnh hưởng của nó tại một số vùng nông thôn nghèo tại 7 tỉnh trên toàn quốcP1P. Các
phân tích trong bài tập trung vào việc so sánh và phân tích xu hướng qua ba năm khảo
sát 2002, 2005 và 2008. Để có được những so sánh chính xác và hạn chế những ảnh hưởng
do việc người trả lời không tiếp tục tham gia nghiên cứu trong những năm tiếp theo, các
phân tích trong phần này và phần tiếp theo chỉ dựa trên những người có tham gia phỏng
vấn trong cả 3 năm.
2. Những biến đổi về nhà ở và điều kiện sống của hộ gia đình
Nhìn chung có thể thấy điều kiện sống của các hộ gia đình đã có sự cải thiện, thông
qua sự thay đổi về kiểu loại nhà ở của các gia đình, nguồn nước sử dụng, loại nhà vệ sinh
đang sử dụng và cách xử lý rác thải của các hộ gia đình.
a. Sở hữu nhà và loại nhà
Nhà ở là một trong những chỉ báo quan trọng nói lên đời sống của người dân; nó
không chỉ cho biết tình trạng nghèo khổ mà còn có những tác động gián tiếp khác như bảo
vệ sức khỏe cho người dân. Các kết quả phân tích cho thấy đại số người dân tại địa bàn
nghiên cứu sở hữu căn nhà mà họ đang ở.
Các kết quả phân tích loại nhà cho thấy những cải thiện rõ rệt qua thời gian về điều
kiện nhà ở của người dân tại các địa bàn khảo sát. Các thay đổi rõ rệt nhất thể hiện ở tỉ lệ
* TS. Viện Xã hội học
1 Bảy tỉnh này bao gồm Hà Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Đăklăk và Sóc
Trăng.
Tớnh phức tạp của biến đổi kinh tế xó hội qua khảo sỏt...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
56
nhà đơn sơ giảm trong khi tỉ lệ nhà kiên cố một tầng và nhiều tầng đều tăng qua các năm
khảo sát. Qua mỗi đợt khảo sát, tỉ lệ nhà đơn sơ đã giảm đi gần một nửa: tỉ lệ nhà đơn sơ
năm 2002 là 22% đã giảm xuống còn 13% vào năm 2005 và đến năm 2008 chỉ còn là 6%.
Đây là những kết quả đáng mừng của các chương trình xóa đói giảm nghèo tại địa bàn
các tỉnh miền núi và khó khăn. Tỉ lệ hộ gia đình có nhà kiên cố một tầng tăng từ 15% vào
năm 2002 lên 18% vào năm 2005 và lên 27% vào năm 2008.
Tuy các kết quả cho thấy những cải thiện đáng mừng trong điều kiện nhà ở của người
dân, cần nhận thấy rằng tỉ lệ hộ gia đình có nhà mái lá khung gỗ và nhà bán kiên cố vẫn
còn cao: hơn hai phần ba dân số tại địa bàn khảo sát vẫn sống trong nhà thuộc dạng bán
kiên cố cho đến đơn sơ.
Biểu 1: Loại nhà chính đang ở của người dân qua thời gian (%)
b. Điều kiện sống: nguồn nước, nhà vệ sinh và xử lý rác
Nguồn cung cấp nước chính của hộ gia đình mặc dù có thay đổi qua các năm khảo sát
nhưng đó là những thay đổi nhỏ và không tạo ra sự khác biệt đáng kể. Nguồn cung cấp
nước chủ yếu của các hộ gia đình là nước giếng khi có tới gần hai phần ba số hộ sử dụng
nguồn này. Năm 2008, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước giếng là 65%, trong đó giếng có
thành xây và giếng khoan là 36% và giếng đào, không có thành xây và nước mưa là 29%.
Qua cả ba thời điểm khảo sát, tỉ lệ số hộ được sử dụng nước máy là rất thấp; 5% vào năm
2002, 7% vào năm 2005 và thậm chí giảm xuống còn 4% vào năm 2008.
Tỉ lệ hộ sử dụng các nguồn nước tự nhiên như nước sông, hồ, ao, suối tương đối cao: có
đến một phần năm số hộ tại các điểm khảo sát sử dụng nguồn nước này. Các kết quả này
cho thấy điều kiện sống của người dân tại các địa bàn khảo sát còn rất nhiều khó khăn.
Rất nhiều bằng chứng thực nghiệm đã cho thấy việc sử dụng các nguồn nước như vậy
tiềm ẩn những nguy cơ rất lớn về bệnh tật, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất của
người dân.
Bảng 1: Nguồn cung cấp nước chính của hộ gia đình (%)
2002 2005 2008
Vòi nước máy riêng 2 3 3
Vòi nước máy công cộng 4 4 1
Giếng có thành xây, giếng khoan 37 36 36
Nguyễn Thanh Liờm
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
57
Giếng đào, không thành xây, nước mưa 26 27 29
Nước tự nhiên: sông, hồ, ao, suối 22 20 20
Khác 9 10 11
Tổng cộng 100 100 100
n 1,108 1,097 1,103
Một yếu tố khác thể hiện điều kiện sống của người dân và có thể tạo ra những ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân là loại nhà vệ sinh. Tại địa bàn khảo sát, loại nhà
vệ sinh phổ biến nhất là hố xí đơn giản, và tỉ lệ sử dụng loại nhà vệ sinh này có xu hướng
tăng lên đôi chút: tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí đơn giản vào năm 2002 là 66%, tăng lên
70% vào năm 2005 và giữ nguyên ở tỉ lệ đó vào năm 2008.
Kết quả đáng chú ý nhất là trong khi tỷ lệ hộ gia đình sử dụng các loại nhà vệ sinh
khác tăng hoặc giảm không đáng kể thì tỉ lệ sử dụng hố xí tự hoại có xu hướng tăng rất rõ
rệt qua các thời kỳ khảo sát; vào năm 2002 mới chỉ có 3% số hộ gia đình sử dụng hố xí tự
hoại nhưng con số này đã tăng lên 9% vào năm 2005 và tiếp tục tăng lên 16% vào năm
2008. Đây là một kết quả đáng mừng, thể hiện điều kiện sống đang được cải thiện theo
hướng hiện đại hóa của người dân. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng các loại nhà vệ sinh hiện đại và
hợp vệ sinh vẫn còn thấp và còn nhiều việc phải trong nhằm khuyến khích người dân, đặc
biệt là nhóm đa số đang sử dụng hố xí đơn giản, chuyển sang sử dụng các loại nhà vệ sinh
hợp vệ sinh hơn như hố xí hai ngăn hoặc tự hoại.
Bảng 2: Kiểu nhà vệ sinh của hộ gia đình (%)
2002 2005 2008
Cầu tõm, ao thả cá 5.38 4.39 6.52
Sông, mương 4.97 3.51 3.91
Hố xí đơn giản 66.19 69.59 69.78
Hố xí hai ngăn 14.42 12.38 11.63
Hố xí tự hoại 3.35 9.06 15.65
Khác 5.69 1.07 1.50
Tổng cộng 100 100 100
n 985 1,026 997
Xử lý rác là một vấn đề đang nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm do những tác
động môi trường đang trở nên rõ nét. Cách xử lý rác không chỉ dẫn đến những tác động
môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Hơn nữa, nó còn thể hiện
mức độ văn minh của người dân và ý thức trách nhiệm với cộng đồng. Các kết quả phân
tích cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa ba thời điểm khảo sát trong cách thức
xử lý rác thải của người dân. Trong ba năm tiến hành khảo sát, hình thức xử lý rác phổ
biến nhất của các hộ gia đình vẫn là đốt cháy hoặc chôn với khoảng 80% số hộ xử lý rác
theo phương thức này. Việc thu gom rác là một khái niệm xa lạ ở địa bàn các vùng khảo
sát do nhiều nguyên nhân như điều kiện đi lại xa xôi, dân cư phân tán và điều kiện kinh
tế còn nghèo. Điều đáng tiếc là có một tỉ lệ lớn (gần như đa số) trong số các hộ còn lại
chưa có ý thức tốt về vệ sinh môi trường, có hình thức xử lý rác tùy tiện và không hợp vệ
sinh mà hai hình thức chính là vứt lung tung hoặc đổ xuống sông, hồ, ao. Năm 2008, có
Tớnh phức tạp của biến đổi kinh tế xó hội qua khảo sỏt...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
58
8% số hộ vứt rác lung tung và 7% số hộ đổ xuống sông, hồ, ao. Một điểm rất đáng lưu ý ở
đây là đổ rác xuống sông, hồ, ao tuy còn chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên rõ
rệt qua các năm khảo sát.
Bảng 3: Cách xử lý rác thải chủ yếu của hộ gia đình (%)
2002 2005 2008
Có người thu gom 1.90 1.08 0.91
Đốt cháy hoặc chôn 78.70 78.57 81.00
Đổ xuống sông, hồ, ao 3.61 5.33 6.73
Vứt lung tung 10.65 7.05 8.09
Sử dụng làm phân 4.24 7.69 2.82
Khác 0.90 0.27 0.45
Total 100.00 100.00 100.00
n 1,108 1,106 1,100
3. Tình trạng sức khỏe
a. Tình trạng sức khỏe so với 2 năm trước
Theo người trả lời tự đánh giá, sức khỏe của các thành viên trong gia đình họ tại thời
điểm phỏng vấn so với hai năm trước đó nhìn chung là tương đối tốt. Khoảng trên dưới
một nửa số người trả lời cho rằng sức khỏe của các thành viên trong gia đình họ nhìn
chung vẫn như cũ và từ một phần tư đến trên một phần ba số người được hỏi cho rằng sức
khỏe của các thành viên trong gia đình họ nhìn chung tốt hơn 2 năm trước đó. Chỉ có
khoảng một phần năm số người được hỏi cho rằng sức khỏe của các thành viên trong gia
đình họ nhìn chung kém hơn so với 2 năm trước đó.
So sánh giữa các năm có thể thấy sức khỏe tự đánh giá của các thành viên trong hộ
gia đình năm 2005 dường như tốt hơn so với năm 2002, thể hiện qua tỉ lệ tự đánh giá sức
khỏe tốt hơn cao hơn (42% năm 2005 so với 32% năm 2002) trong khi tỉ lệ đánh giá sức
khỏe kém hơn là tương đương (đều bằng 15%). Theo tự đánh giá, tình trạng sức khỏe của
các thành viên trong gia đình năm 2008 so với các năm khảo sát trước đó là kém nhất thể
hiện qua tỉ lệ đánh giá sức khỏe tốt hơn của năm 2008 thấp hơn hẳn so với các năm trước
(27% năm 2008 so với 32% năm 2002 và 42% năm 2005) trong khi tỉ lệ đánh giá sức khỏe
kém hơn của năm 2008 lại cao hơn so với các năm trước (20% năm 2008 so với 15% năm
2002 và 2005).
Biểu 2: Tự đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của các thành viên trong gia đình so với 2 năm
trước thời điểm khảo sát (%)
Nguyễn Thanh Liờm
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
59
b. Tình trạng ốm đau
Tình trạng sức khỏe của người dân tại các địa bàn khảo sát còn được đánh giá dựa
trên một chỉ báo khác là tỉ lệ hộ gia đình có người ốm đến mức phải nghỉ việc hoặc nghỉ
học trong tháng trước thời điểm khảo sát. Các kết quả phân tích thu được trong phần này
cũng giống với các kết quả đánh giá dựa trên việc tự đánh giá sức khỏe trong phần trước.
Tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình vào năm 2008 kém hơn hẳn so với
năm 2005 thể hiện qua tỉ lệ hộ gia đình có người ốm đau trong tháng trước thời điểm
khảo sát trong năm 2008 cao hơn hẳn so với năm 2005 (48% so với 31%).
Biểu 3: Tỉ lệ hộ gia đình có nguời ốm đến mức phải nghỉ trong tháng trước thời điểm khảo sát (%)
4. Thời gian làm việc nhà và vui chơi giải trí
a. Thời gian làm việc nhà
Trong một số công việc nhà phổ biến gồm nấu ăn, kiếm củi hay nhiên liệu, giặt quần
áo, gánh nước và đập lúa xay thóc nghiền ngô, người dân dành tương đối ít thời gian hơn
cho việc nấu ăn. Trung bình một ngày, người dân dành 179 phút, 142 phút, và 133 phút
cho việc nấu ăn vào các năm 2002, 2005 và 2008. Có thể thấy thời gian dành cho công việc
nấu ăn đã giảm tương đối đáng kể qua các thời điểm khảo sát. Với các công việc nhà khác,
xu hướng giảm dần thời gian dành cho các công việc nhà cũng thể hiện rõ tuy không giảm
nhanh như trong việc nấu ăn. Cùng với việc sử dụng điện tăng như đã thấy trong phần
trước, các kết quả này gợi ý rằng điện có thể là một yếu tố góp phần làm giảm thời gian
làm các công việc nhà cho người dân. Điều này có thể góp phần giúp người dân có được
nhiều thời gian hơn cho vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần, nâng cao chất lượng
sống của họ.
Biểu 4: Thời gian làm một số việc nhà phổ biến (phút/ngày)
Tớnh phức tạp của biến đổi kinh tế xó hội qua khảo sỏt...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
60
b. Thời gian vui chơi giải trí
Đúng với dự đoán ở trên, thời gian trung bình dành cho giải trí của các thành viên
trong hộ gia đình tăng qua các thời điểm khảo sát. Biểu 5 cho thấy rõ thời gian dành cho
các hoạt động giải trí nói chung (xem TV, đi chơi, đọc sách, ...) tăng rất nhanh. Vào năm
2002, trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 104 phút một tuần (gần 2 tiếng) cho các hoạt
động giải trí nói chung nhưng con số này đã tăng lên 196 phút một tuần (hơn 3 tiếng) vào
năm 2005 và tăng gần gấp đôi lên 379 phút một tuần (hơn 6 tiếng) vào năm 2008.
Tuy nhiên, không nhất thiết là thời gian dành cho hoạt động giải trí tăng lên thì thời
gian dành cho tất cả các hoạt động giải trí đều tăng; khi có nhiều thời gian hơn, người sử
dụng có thể dành nhiều hơn cho một hoạt động này và ít thời gian hơn cho một hoạt động
khác. Ngoài vấn đề thời gian còn có các yếu tố khác ảnh hưởng tới việc sử dụng thời gian
cho từng hoạt động giải trí, ví dụ tính có sẵn và khả năng lựa chọn của người sử dụng. Có
thể thấy rất rõ trong trường hợp này là khi có nhiều thời gian cho việc giải trí hơn người
dân tại các địa bàn khảo sát đã dành nhiều thời gian hơn cho việc xem TV nhưng thời
lượng nghe đài lại giảm. Người dân có thể thích cả xem TV lẫn nghe đài nhưng họ lại
thích xem TV hơn và tỉ lệ xem TV trong năm 2002 thấp có thể do họ không có TV hoặc có
TV nhưng không có điện để sử dụng và họ phải lựa chọn đài như một phương tiện thay
thế. Khi điện khí hóa diễn ra nhanh và kinh tế phát triển, người dân có điều kiện mua TV
và có điện để xem TV; điều đó có thể là những nguyên nhân chính dẫn đến những kết quả
như đã thấy.
Biểu 5: Thời gian trung bình dành cho giải trí (phút/tuần)
5. Tình trạng và điều kiện kinh tế của hộ gia đình
a. Mức sống
Theo đánh giá và phân loại của các nhà lãnh đạo địa phương, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm
xuống theo thời gian nhưng tỉ lệ hộ khá giả cũng giảm xuống theo. Năm 2002 có 34% số
hộ trong diện khảo sát thuộc dạng hộ nghèo. Tỉ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 28% vào
năm 2005 và còn 26% vào năm 2008. Tuy nhiên, cũng theo những đánh giá cùng nguồn,
tỉ lệ hộ khá giả cũng giảm từ 31% vào năm 2002 xuống 27% vào năm 2005 và 14% vào
năm 2008. Đây là một kết quả đáng ngạc nhiên khi các phân tích hiện có đều cho thấy xu
hướng phát triển tích cực của nền kinh tế.
Nguyễn Thanh Liờm
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
61
Biểu 6: Phân hạng giàu nghèo của hộ gia đình theo đánh giá của các nhà lãnh đạo địa phương (%)
b. Số người có thu nhập trong hộ
Mặc dù quy mô hộ gia đình trong giai đoạn từ 2002 đến 2008 có sự giảm nhẹ, số
người có thu nhập trong hộ gia đình lại có xu hướng tăng lên. Năm 2002, nếu như trung
bình mỗi hộ gia đình chỉ có 2,17 người có thu nhập, thì con số này vào năm 2005 là 2,75
người, và đến năm 2008 là gần 3 người. Kết quả này đồng nghĩa rằng tỉ lệ phụ thuộc
trong hộ gia đình có xu hướng giảm đi. Điều này có thể được tạo ra do sự thay đổi cơ cấu
dân số hoặc do tác động của nền kinh tế thị trường làm cho một số người buộc phải tham
gia lực lượng lao động, một số khác có động cơ lớn hơn để tham gia và một số có được cơ
hội để tham gia lực lượng lao động. Nghiên cứu này không nhằm đi sâu vào phân tích
nguyên nhân nhưng dù với nguyên nhân gì đi nữa, các kết quả phân tích cũng cho thấy
một tín hiệu tốt cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Bảng 4: Tổng số người có thu nhập trong hộ gia đình (người)
2002 2005 2008
Trung bình 2.17 2.75 2.99
SD 1.21 1.17 1.32
Trung vị 2 2 3
Ghi chú: t(02-05)=-0.8 (P(T|t|)=0.00)
c. Thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình
Qua 6 năm khảo sát, thu nhập của người dân tại các điểm khảo sát tăng đáng kể,
nhất là trong giai đoạn từ 2005 đến 2008; tổng thu nhập bằng tiền mặt của các hộ gia
đình có tăng đôi chút từ 2002 đến 2005 nhưng sự khác biệt này là không đáng kể. Tổng
thu nhập trung bình bằng tiền mặt của hộ gia đình là 19,414,000 đồng vào năm 2002
tăng không đáng kể lên 21,671,000 đồng vào năm 2005 và tăng rõ rệt hơn gấp đôi lên
46,788,000 đồng năm 2008.
Sự khác biệt thể hiện rõ nét, kể cả trong giai đoạn 2002 đến 2005 khi nhìn vào trung
vị thu nhập của hộ gia đình: trung vị thu nhập tăng gấp đôi qua mỗi lần khảo sát so với
lần khảo sát trước, từ 6,300,000 đồng năm 2002 lên 11,200,000 đồng năm 2005 và
24,000,000 đồng năm 2008.
Tớnh phức tạp của biến đổi kinh tế xó hội qua khảo sỏt...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
62
Biểu 7: Tổng thu nhập bằng tiền mặt và tổng chi tiêu của hộ gia đình trong một năm (nghìn đồng)
Các kết quả thu được cho thấy tổng chi tiêu của hộ gia đình thấp hơn hẳn tổng thu
nhập bằng tiền mặt và chi tiêu của hộ gia đình có những biến đổi qua thời gian tương tự
như của thu nhập. Tổng chi tiêu trung bình một năm của các hộ gia đình khảo sát vào
năm 2002 và 2005 là tương đương nhau và lần lượt bằng 11,865,000 đồng và 11,677,000
đồng. Tuy nhiên, tổng chi tiêu trung bình vào năm 2008 tăng rất nhanh, gấp 3 mức đã
thấy trong năm 2002 và 2005 và bằng 34,304,000 đồng. Tương tự đã thấy trong khác biệt
giữa trung bình và trung vị của thu nhập, trung vị chi tiêu của các hộ gia đình vào năm
2005 cao hơn hẳn so với năm 2002 (9,085,000 đồng so với 5,804,000 đồng) mặc dù trung
bình tổng chi tiêu là tương đương nhau, và của 2008 cao hơn hẳn so với 2005 (19,424,000
đồng so với 9,085,000 đồng).
Các kết quả trên cho thấy so với các năm trước thì năm 2008 là một năm thu nhiều
chi lắm. Thu nhập của các hộ gia đình tăng rõ ràng trong giai đoạn từ 2005 đến 2008 so
với giai đoạn ba năm trước đó (2002 đến 2005) nhưng mức chi tiêu cũng tăng theo và
thậm chí tăng nhanh hơn mức tăng của thu nhập.
d. Thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người
Bình quân đầu người, mỗi thành viên của hộ gia đình có tổng thu nhập trung bình là
gần 4,000,000 đồng một năm vào năm 2002, tăng không đáng kể lên 4,416,000 đồng một
năm vào 2002 và tăng rõ rệt lên 10,231,000 đồng một năm vào năm 2008. Sự biến đổi qua
các thời điểm khảo sát này cũng tương tự như sự biến đổi của thu nhập bình quân hộ gia
đình. Tuy nhiên, khi nhìn vào trung vị thu nhập bình quân đầu người có thể thấy trung
vị thu nhập bình quân tăng khoảng gấp đôi sau mỗi đợt khảo sát. Do quy mô hộ gia đình
qua các thời điểm khảo sát có sự thay đổi không đáng kể, các kết quả này là rất hợp lý.
Chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình cũng tăng dần qua các thời điểm khảo sát ở
những mức độ tương tự.
Nguyễn Thanh Liờm
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
63
Biểu 8: Tổng thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người trong năm (nghìn đồng)
e. Tiết kiệm và vay mượn
Mặc dù thu nhập tăng đều đặn qua các thời điểm khảo sát, tỉ lệ hộ gia đình có tiết
kiệm qua giai đoan đó lại giảm xuống. Đây cũng là một kết quả tất yếu khi mức chi tiêu
của hộ gia đình có xu hướng tăng nhanh hơn thu như đã thấy trong phần trên. Tỉ lệ hộ có
tiết kiệm giảm dần từ 24% xuống 7% xuống 5% qua các năm 2002, 2005 và 2008. Khi tiết
kiệm giảm do người dân tăng đầu tư sản xuất hay quay vòng vốn thì đây là một kết quả
rất đáng mừng. Tuy nhiên, với thực trạng tại các địa bàn điều tra nơi có một tỉ lệ lớn là
người dân tộc và đa số là sống tại các vùng sâu vùng xa, có ít cơ hội làm ăn phát triển sản
xuất, tỉ lệ tiết kiệm giảm là một nỗi lo cho an sinh xã hội tại các địa phương này.
Biểu 9: Tỉ lệ hộ gia đình có gửi tiết kiệm qua các thời điểm khảo sát (%)
Tỉ lệ hộ có vay mượn tiền trong hai năm trước thời điểm khảo sát hầu như không
thay đổi qua các thời điểm khảo sát. Trên dưới 60% số hộ được hỏi có vay mượn tiền trong
hai năm trước thời điểm khảo sát.
Tớnh phức tạp của biến đổi kinh tế xó hội qua khảo sỏt...
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
64
Biểu 10: Tỉ lệ hộ gia đình có vay mượn tiền trong hai năm trước thời điểm khảo sát (%)
Tuy tỉ lệ vay mượn cao nhưng điều đáng mừng là có một tỉ lệ hộ gia đình trong các hộ
có vay mượn tiền cho rằng số tiền vay mượn đó đã góp phần làm tăng thu nhập của hộ gia
đình. Trên hai phần ba số người được hỏi ở cả ba thời điểm khảo sát đã có nhận định tích
cực như vậy.
6. Kết luận
Hộ gia đình nông thôn tại các vùng khó khăn được khảo sát qua ba thời điểm 2002,
2005 và 2008 đã trải qua những biến đổi kinh tế xã hội phức tạp theo cả chiều hướng tích
cực và tiêu cực; đời sống vật chất và tinh thần của người dân đang dần tốt hơn nhưng vẫn
ở mức thấp và tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn lớn hơn.
Theo hướng tích cực, tỉ lệ hộ nghèo tại các địa bàn khảo sát theo đánh giá của các nhà
lãnh đạo địa phương đã giảm từ 34% trong năm 2002 xuống còn 26% trong năm 2008.
Thu nhập hộ gia đình cũng như thu nhập bình quân đầu người đều tăng lên rõ rệt qua
các năm. Rõ nhất có thể thấy trung vị thu nhập hộ gia đình tăng khoảng gấp đôi qua mỗi
lần khảo sát. Bên cạnh đó, số người có thu nhập trong hộ cũng có xu hướng tăng lên mặc
dù quy mô hộ gia đình có xu hướng giảm nhẹ.
Vẫn theo hướng tích cực, điều kiện nhà ở và điều kiện sống của người dân được cải
thiện rõ rệt. Tỉ lệ nhà đơn sơ giảm qua các năm khảo sát trong khi tỉ lệ nhà kiên cố một
tầng và nhiều tầng tăng đều qua thời gian. Tỉ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí tự hoại có xu
hướng tăng rõ rệt qua các năm khảo sát.
Một trong những biến đổi tích cực và rõ ràng khác qua các năm khảo sát là sự giải
phóng của người dân khỏi các công việc nhà và người dân đang ngày càng có nhiều thời
gian hơn cho các hoạt động vui chơi giải trí. Trong các công việc nhà, thời gian dành cho
nấu ăn có xu hướng giảm rõ nhất. Quá trình phát triển kinh tế nhanh như đã thấy và quá
trình điện khí hóa diễn ra nhanh tại các vùng khảo sát trong đầu những năm 2000 đã tạo
ra những đóng góp quan trọng vào xu hướng này. Phát triển kinh tế và điện khí hóa
nhanh cũng đã tạo ra nhưng đóng góp quan trọng vào việc gia tăng thời gian cho các hoạt
động giải trí, nhất là xem TV và người dân đang dần thay thế TV cho đài. Đây cũng là
một phát triển tích cực và có lợi cho công tác truyền thông đại chúng nếu được sử dụng
đúng. Tuy nhiên, một số hộ gia đình tại các vùng khảo sát đã bày tỏ lo ngại rằng việc xem
TV nhiều hơn có thể ảnh hưởng đến việc học tập của con cái họ.
Nguyễn Thanh Liờm
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
65
Bên cạnh những biến đổi rất tích cực đó là những biến đổi theo chiều hướng tiêu cực
và những vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn. Các kết quả phân tích cho thấy những
biến đổi càng gần đây càng có xu hướng phức tạp hơn và theo xu hướng lợi bất cập hại;
những biến đổi tích cực lại tiềm ẩn những biến đổi tiêu cực đi theo nó và điều này đòi hỏi
việc đánh giá khách quan và kỹ lưỡng hơn. Trước hết, tuy tỉ lệ nghèo đói giảm nhưng
đồng thời với nó, tỉ lệ hộ khá giả cũng giảm qua các thời điểm khảo sát. Hơn nữa, trong
khi thu nhập của hộ gia đình và thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, chi tiêu của
hộ gia đình và cá nhân cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây - từ 2005
đến 2008. Điều đáng lưu ý là mức chi tiêu có xu hướng tăng nhanh hơn mức độ tăng của
thu nhập và vì vậy cũng không có gì lạ khi các kết quả phân tích cho thấy tỉ lệ hộ gia đình
có tiết kiệm giảm dần qua các thời điểm khảo sát. Tuy đa số người có vay mượn cho rằng
việc họ vay mượn đã góp phần làm tăng thu nhập hộ gia đình, tỉ lệ hộ có vay mượn là
tương đối cao (gần hai phần ba số hộ khảo sát) – tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn định.
Các kết quả phân tích cũng cho thấy tuy điều kiện ở và điều kiện sống của người dân
tại các địa bàn khảo sát đã có những bước cải thiện rõ ràng, đa số họ vẫn sống trong
những ngôi nhà bán kiên cố đến đơn sơ, đa số họ vẫn đang sử dụng nước giếng và tỉ lệ hộ
sử dụng các nguồn nước tự nhiên như nước sông hồ ao vẫn còn rất cao, và loại nhà vệ sinh
phổ biến nhất vẫn là loại hố xí đơn giản. Điều kiện sống như vậy tiềm ẩn những nguy cơ
lớn về bệnh tật, lan truyền dịch bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.
So với năm 2002, các kết quả đánh giá chủ quan (theo tự đánh giá của người dân) và
khách quan (theo tình trạng ốm đau trong tháng trước thời điểm khảo sát) đều cho thấy
tình trạng sức khỏe của người dân là tốt hơn trong năm 2005 và tồi hơn trong năm 2008.
Có lẽ, những biến đổi tích cực của nền kinh tế và trực tiếp hơn là kinh tế hộ gia đình đã
dẫn đến những biến đổi tích cực về mặt sức khỏe trong giai đoạn đầu của phát triển kinh
tế nhưng những tác động tích cực này đã không còn được giữ vững khi những tác động
tiêu cực của quá trình phát triển bắt đầu nảy sinh và lấn át. Tuy nhiên, đây chỉ là một
nhận định mang tính chủ quan và cần được làm sáng tỏ trong các nghiên cứu sâu hơn sau
này.
Các kết quả từ phân tích này cho thấy các tác động kinh tế xã hội đang ngày càng
phức tạp và đa chiều, đòi hỏi việc nhìn nhận và đánh giá cẩn trọng từ nhiều chiều. Hơn
nữa, các kết quả trên cũng gợi ý rằng các chính sách phát triển cần lưu ý tới các giai đoạn
phát triển và hệ quả dài hạn của chính sách./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so3_2009_nguyenthanhliem_0198.pdf