Tài liệu Tính nhân - Quả trong bệnh lý học răng - Miệng và vai trò của nó đối với tư duy của người thầy thuốc: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
TÍNH NHÂN – QUẢ TRONG BỆNH LÝ HỌC RĂNG-MIỆNG
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC
Trần Túy*
TÓM TẮT
Tính nhân – quả chi phối bệnh lý học răng-miệng. Nó là một qui luật phổ biến không những trong y
học mà trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ tính nhân quả trong bệnh lý răng-
miệng tác giả đề tài đã rút ra những ý nghĩa về mặt phương pháp luận trang bị cho người thầy thuốc để
trong quá trình chẩn đoán, điều trị và dự phòng người thầy thuốc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt
những nguyên tắc này. Và chỉ có như thế người thầy thuốc mới có thể gặt hái được những thành công
trong quá trình đi tìm kiếm những nguyên nhân còn bị che khuất trong cơ thể người bệnh. Cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù rất ca...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 04/07/2023 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính nhân - Quả trong bệnh lý học răng - Miệng và vai trò của nó đối với tư duy của người thầy thuốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
TÍNH NHÂN – QUẢ TRONG BỆNH LÝ HỌC RĂNG-MIỆNG
VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI TƯ DUY CỦA NGƯỜI THẦY THUỐC
Trần Túy*
TÓM TẮT
Tính nhân – quả chi phối bệnh lý học răng-miệng. Nó là một qui luật phổ biến không những trong y
học mà trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ tính nhân quả trong bệnh lý răng-
miệng tác giả đề tài đã rút ra những ý nghĩa về mặt phương pháp luận trang bị cho người thầy thuốc để
trong quá trình chẩn đoán, điều trị và dự phòng người thầy thuốc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt
những nguyên tắc này. Và chỉ có như thế người thầy thuốc mới có thể gặt hái được những thành công
trong quá trình đi tìm kiếm những nguyên nhân còn bị che khuất trong cơ thể người bệnh. Cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù rất cần thiết cho tư duy của người thầy thuốc.
SUMMARY
THE CAUSE AND RESULT EFFECT IN THE PATHOLOGY OF ODONTOLOGY
AND ITS ROLE IN THE THINKING OF THE DENTIST
Tran Tuy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 41 – 47
The cause and result effect govern the pathology of odontology. It is a common rule not within
medicine but also in all the other fields of society. From the cause & result in odontology, the writer has
withdrawn significant points in methodology for the dentist to follow strictly in the process of diagnosis,
treatment and prevention. It is only in that way that the doctor can succeed in looking for hidden cause of
illness in the patient’s body. This pair of categories of cause and result is essential for the thinking of the
dentist..
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của
đời sống xã hội, từ lĩnh vực hoạt động khoa học, lý
luận đến sinh hoạt đời thường của mỗi một con
người, không ai lại không sử dụng cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả. Cặp phạm trù nguyên nhân
và kết quả của triết học đã len lỏi vào tất cả ngõ
ngách của đời sống con người. Một chính khách, một
nhà lý luận, một nhà khoa học đến một anh nông
phu cũng đều "động chạm" tới cặp phạm trù này. Một
đường lối chiến lược, sách lược, Nghị quyết của một
cấp Ủy Đảng; Một báo cáo tổng kết của một công ty,
xí nghiệp, một bệnh viện... đâu đâu người ta cũng tìm
ra những nguyên nhân của những thành công và
thất bại trong hoạt động nghề nghiệp của mình,
riêng đối với y học và y tế thì cặp phạm trù này lại có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong tư duy của
người thầy thuốc không thể thiếu được cặp phạm trù
này, bởi vì muốn điều trị được bệnh, người thầy thuốc
phải xác định đúng nguyên nhân của bệnh. Nhưng
quá trình đi tìm nguyên nhân của bệnh, người thầy
thuốc phải đụng chạm tới rất nhiều vấn đề cần phải
giải quyết, chẳng hạn như nguyên nhân là gì? Nó
khác gì với điều kiện, nguyên cớ. Sự khác biệt giữa
nguyên nhân bên trong và bên ngoài, nguyên nhân
cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, nguyên
nhân khách quan và chủ quan... ra sao? Rồi thế nào là
kết quả, nó có mối quan hệ biện chứng với nguyên
nhân ra sao? Như vậy để vận dụng cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả trong quá trình chẩn đoán và
điều trị của người thầy thuốc đòi hỏi người thầy thuốc
phải hiểu biết một cách sâu sắc về cặp phạm trù này.
Song thực tế trong mọi lĩnh vực khác nhau của đời
sống và ngay cả trong y học và y tế người ta đã sử
dụng cặp phạm trù này không thật chính xác, không
* Khoa Khoa Học Cơ Bản, Đại Học Y Dược - TP.HCM
41
thật khoa học. Để có một cái nhìn chính xác, khoa
học, để người thầy thuốc có thể sử dụng cặp phạm
trù này một cách "sành điệu" trong quá trình chẩn
đoán và điều trị của mình. Xuất phát từ những đòi hỏi
của lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi đã chọn vấn đề
này (Tính nhân quả trong bệnh lý răng miệng và
ý nghĩa của nó đối với quá trình phòng chống -
chẩn đoán, điều trị của người bác sĩ răng hàm
mặt) làm đề tài nghiên cứu của mình.
Vấn đề nhân quả trong y học là một trong những
vấn đề triết học của y học. Nó là một vấn đề rất trọng
yếu góp phần không nhỏ đến quá trình chẩn đoán và
điều trị của người thầy thuốc. Cũng vì lẽ đó mà vấn
đề này được hầu hết các nhà triết học lớn của mỗi
thời đại quan tâm.
Tuy nhiên, những quan điểm và những công
trình nêu trên, hoặc là đã nêu lên một cách khái quát
nguyên nhân gây nên bệnh tật hoặc là mới đi vào
một lĩnh vực nào đó của y học mà chưa nêu được ý
nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Nhân -
Quả trong y học. Đề tài mà tác giả chọn không
những trình bày được tính tất yếu của mối liên hệ
Nhân - Quả trong y học, mà còn nêu được vai trò
phương pháp luận của cặp phạm trù này đối với tư
duy của người thầy thuốc.
Với đề tài "Tính nhân quả trong bệnh lý học
Răng - miệng. Ý nghĩa phương pháp luận của nó
đối với tư duy của người thầy thuốc", tác giả tự đặt
cho mình mục đích: Phân tích làm rõ vai trò phương
pháp luận của cặp phạm trù nhân - quả đối với tư duy
của người thầy thuốc.
Để đạt được mục đích trên, đề tài phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Một là, chứng minh tính phổ biến của cặp phạm
trù nhân quả trong bệnh lý học Răng - miệng.
Hai là, phân tích làm rõ vai trò phương pháp luận
của cặp phạm trù nhân quả đối với quá trình chẩn
đoán, điều trị và dự phòng của người thầy thuốc.
Bằng cách tiếp cận riêng của mình với phương
pháp qui nạp, tác giả đã chứng minh tính phổ biến của
cặp phạm trù nhân quả trong y học để rồi từ đó rút ra
những nguyên tắc phương pháp luận trang bị cho tư
duy của người thầy thuốc trong quá trình phòng
chống, chẩn đoán và điều trị các bệnh nói chung.
Với kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đã làm
phong phú thêm mảng đề tài triết học trong y học.
Do vậy đề tài có thể làm tài liệu tham khảo, nghiên
cứu và giảng dạy cho các lớp sau đại học chuyên
ngành y khoa sau này.
Về thực tiễn, đề tài như một khuyến cáo đối với
việc giảng dạy triết học cho đối tượng là sinh viên, học
viên sau đại học y khoa là cần vận dụng những vấn đề
triết học vào trong y học, làm rõ vai trò thế giới quan
và phương pháp luận của triết học đối với Y học.
NỘI DUNG
Tính nhân quả trong bệnh lý học răng
miệng
Khái niệm Nguyên nhân và Kết quả
trong bệnh lý răng - miệng:
Nguyên nhân
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng: Nguyên nhân là sự tác động giữa các mặt vốn
có của một kết cấu vật chất, cũng như sự tác động
giữa các sự vật khác nhau, từ đó dẫn đến những biến
đổi nhất định.
Một bệnh thường gặp nhất trong nha khoa, đó là
bệnh sâu răng. Nguyên nhân của bệnh sâu răng là gì?
Câu trả lời tưởng như rất dễ và quá rõ ràng, nhưng
trong thực tế đa số các Bác sĩ của chúng ta chưa trả
lời vấn đề này một cách thực sự khoa học. Có người
lấy sơ đồ Key làm cơ sở khoa học cho việc lý giải
nguyên nhân sâu răng.
Sơ đồ Key
Sâu răng
Mảng
bám
Vi
khuẩn
Men
răng
42
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Chúng tôi cho rằng nếu chỉ dừng lại ở sơ đồ này thì
không hiểu được nguyên nhân của sâu răng vì rằng
cả ba yếu tố này ngang bằng nhau. Sơ đồ này không
nói lên là phải loại bỏ cái gì để sâu răng không xảy ra.
Do vậy theo chúng tôi vấn đề cần phải được làm rõ
đâu là nguyên nhân sâu xa, đâu là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến bệnh sâu răng. Với quan điểm của chủ
nghĩa Duy vật biện chứng Mác xít chúng tôi cho rằng:
Nguyên nhân sâu xa của bệnh sâu răng là mất vệ
sinh răng miệng để mảng bám tích tụ trên cổ và kẽ
răng. Cụ thể là ăn xong không đánh răng, chỉ khoảng
1 giờ sau chất nhầy musine của nước bọt và cặn bã
của thức ăn tạo thành mảng bám, càng lâu thì mảng
bám càng dầy và rộng ra. Vi khuẩn tụ tập ở mảng
bám trên răng để làm cho các mảng bám lên men
tạo thành Acid (acid lactic) làm lủng men răng. Sau
đó vi khuẩn Proteoleftic xâm nhập ngà răng tiêu hủy
chất hữu cơ của ngà, tiêu hủy hoàn toàn ngà răng, tạo
nên xoang sâu.
Kết quả
Kết quả là những biến đổi do sự tác động giữa các
mặt vốn có của một kết cấu vật chất hoặc giữa sự vật
này với sự vật khác gây nên.
Cũng trong bệnh sâu răng. Do tác động của
mảng bám với Axít làm lủng men răng, Vi khuẩn đã
tấn công ngà răng tạo thành xoang sâu. Như vậy ở
đây kết quả là những biến đổi cụ thể và kết quả bao
giờ cũng là kết quả của nguyên nhân. Nghiên cứu
tính phổ biến của cặp phạm trù Nhân - Quả không
thể chỉ nghiên cứu thế nào là nguyên nhân, thế nào
là kết quả trong bệnh lý răng miệng mà còn phải
nghiên cứu các tính chất của mối liên hệ nhân quả.
Các tính chất của mối liên hệ nhân quả
trong răng hàm mặt
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định
rằng: mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ khách
quan vốn có của bản thân sự vật độc lập với ý thức
của con người.
Tính phổ biến của mối liên hệ nhân quả
Mối liên hệ nhân quả còn mang tính tất yếu
Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả trong Răng Hàm Mặt
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả
Vì vậy nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả.
Trong Nha khoa chẳng hạn mảng bám là nguyên
nhân sâu xa gây nên sâu răng. Mất răng không được
phục hình là nguyên nhân gây ra móm, phát âm
không chuẩn, già trước tuổi.
Tuy nhiên không phải sự nối tiếp nhau nào trong
thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện mối
liên hệ nhân quả. Thí dụ: Răng sữa rụng không phải
là nguyên nhân ra đời của răng vĩnh viễn.
Như vậy, khi nói về mối liên hệ nhân quả mà chỉ
nói về tính liên tục về mặt thời gian không thôi thì
chưa đủ. Cái phân biệt liên hệ nhân quả với liên hệ
nối tiếp nhau về mặt thời gian là ở chỗ: giữa nguyên
nhân và kết quả còn có mối quan hệ sản sinh, quan
hệ trong đó nguyên nhân sinh ra kết quả.
Như vậy, chúng ta đã khẳng định điều quan
trọng nhất trong quan hệ biện chứng giữa nguyên
nhân và kết quả. Đó là nguyên nhân sinh ra kết quả
như thế nào? Phải chăng một nguyên nhân bao giờ
cũng sinh ra một kết quả và ngược lại. Thực tế cho
chúng ta thấy rằng:
+ Cùng một nguyên nhân có thể gây nên nhiều
kết quả khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.
Nếu nước bọt bệnh nhân đó có độ pH thấp,
nghĩa là môi trường miệng có tính acid thì tương
tác giữa mảng bám với men răng trong môi trường
này sẽ dẫn đến sự hủy hoại men răng gây nên
bệnh sâu răng.
Ngược lại nếu nước bọt bệnh nhân đó có độ pH
cao, môi trường miệng có tính kiềm thì từ mảng bám
răng đó sẽ dần dần hình thành với răng, đến lúc nào
đó sẽ gây nên bệnh nha chu.
+ Cùng một kết quả có thể được gây nên ở
những nguyên nhân khác nhau, tác động riêng rẽ
hay tác động cùng một lúc. Trong răng hàm mặt, hô
răng cửa hàm trên (kết quả) có thể do nhiều nguyên
nhân khác nhau.
Thứ nhất: Do nhổ răng cửa sớm trước thời gian
43
rụng dẫn đến các răng cối di gần làm thiếu chỗ mọc
cho răng trước, nên các răng cửa trước mọc lên sẽ
lệch lạc, đa phần là mọc chìa ra phía trước.
Thứ hai: Do di truyền: một em bé thừa hưởng đặc
điểm hàm nhỏ ở mẹ và răng lớn ở bố (hoặc ngược lại)
cũng đưa đến việc thiếu chỗ cho các răng mọc ngay
ngắn và đúng chỗ trên cung hàm, kết quả là răng hô
hoặc chen chúc trên cung hàm.
Thứ ba: Do thói quen thở bằng miệng, đây là thói
quen xấu, làm hàm trên kém phát triển, cung hàm
hẹp đưa đến việc thiếu chỗ cho răng mọc dẫn đến hô.
Tình trạng cắn sâu: Do bờ cắn răng cửa dưới tác
động lực lên vùng cổ các răng cửa trên cùng làm cho
các răng cửa trên chìa ra phía trước.
+ Cũng có trường hợp cùng một kết quả được
gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau khi các
nguyên nhân này tác động cùng một lúc.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng còn khẳng định
rằng: khi các nguyên nhân tác động cùng một lúc
lên sự vật thì hiệu quả của từng nguyên nhân tới
sự hình thành kết quả sẽ khác nhau tùy vào hướng
tác động của nó. Nếu các nguyên nhân khác nhau
tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì
chúng sẽ gây nên ảnh hưởng cùng chiều với sự
hình thành kết quả.
Trong trường hợp ngược lại, nếu các nguyên
nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng
khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí làm
yếu đi tác dụng của nhau, triệt tiêu nhau.
Do chỗ, kết quả do nhiều nguyên nhân gây nên
và hiệu quả của mỗi nguyên nhân rất khác nhau, cho
nên trong hoạt động nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn của người thầy thuốc cần phải xác định rõ
vai trò của các nguyên nhân. Tùy theo tính chất của
nguyên nhân người ta có thể phân ra nguyên nhân
chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên
trong và nguyên nhân bên ngoài, nguyên nhân chủ
quan và nguyên nhân khách quan. Mỗi loại nguyên
nhân có vị trí vai trò hết sức khác nhau. Chỉ có thể
hiểu biết thật đầy đủ những nguyên nhân, người thầy
thuốc điều trị mới thành công.
Tác động ngược trở lại của nguyên nhân đối với kết
quả
Trong thực tế, quan hệ nguyên nhân và kết quả
bao giờ cũng là quan hệ biện chứng qua lại, trong đó
nguyên nhân sinh ra kết quả và kết quả lại tác động
trở lại đối với nguyên nhân sinh ra nó.
Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả
Trong thế giới khách quan, các sự vật hiện tượng
luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự tác
động đó, sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ này là
nguyên nhân, nhưng trong mối quan hệ khác lại là
kết quả và ngược lại. Như vậy có thể nói rằng mối liên
hệ nhân quả là “không đầu” và “không đuôi”, chúng
vô tận trong quá khứ là cũng vô tận trong tương lai.
Do đó có thể khẳng định rằng: một hiện tượng nào
đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng
phải được xét trong một quan hệ nhất định, cụ thể:
Tóm lại: Từ những điều trình bày ở trên chúng ta
thấy cặp phạm trù nhân quả là một cặp phạm trù rất
phổ biến không những ở những lĩnh vực khác nhau
của đời sống xã hội mà còn phổ biến trong lĩnh vực
răng hàm mặt. Không một bệnh lý răng miệng nào
lại không chịu sự chi phối của cặp phạm trù nhân
quả. Tính nhân quả được coi là quy luật tất yếu trong
bệnh lý học răng miệng. Nhưng nghiên cứu tính
nhân quả trong bệnh lý răng miệng không chỉ vạch
ra tính nhân quả ẩn giấu trong những bệnh lý răng
miệng, một lần nữa còn khẳng định tính phổ biến
của những phạm trù triết học. Một vấn đề đặt ra là
cặp phạm trù này có vị trí vai trò gì đối với tư duy của
người thầy thuốc. Chúng ta sẽ bàn tới vấn đề này
trong chương II.
Vai trò của cặp phạm trù nguyên
nhân và kết quả trong phòng chống,
chẩn đoán và điều trị của người
thầy thuốc
Vai trò của cặp phạm trù nhân quả
trong chẩn đoán bệnh nguyên của bác
sĩ răng hàm mặt
Điều quan trọng nhất trong quá trình điều trị là
chẩn đoán đúng bệnh hay chẩn đoán đúng những
tổn thương trên răng, miệng bệnh nhân. Để chẩn
44
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
đoán đúng đòi hỏi người thầy thuốc phải thật sự
khách quan, đồng thời phải quán triệt quan điểm
toàn diện phát triển và lịch sử cụ thể. Nhưng trong
quá trình điều trị muốn đạt kết quả tốt, người thầy
thuốc phải chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh.
Bởi vì theo nguyên tắc điều trị là phải điều trị nguyên
nhân, khắc phục nguyên nhân.
Sự thiếu trang thiết bị về mặt phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã dẫn đến chỗ
những người thầy thuốc trong lúc hành nghề không
phân biệt được nguyên nhân, điều kiện và hoàn cảnh,
nhiều trường hợp đã coi nguyên nhân, điều kiện và
hoàn cảnh ngang nhau. Sự lẫn lộn như vậy càng tăng
thêm vì tình trạng cho tới nay người ta còn chưa rõ
nguyên nhân một số bệnh như ung thư, loét dạ dày
tá tràng, bệnh mòn ngót cổ răng, bệnh đau thần kinh
mặt vô căn .... Một trong những điều kiện thuận lợi
dẫn đến sự lẫn lộn ấy còn ở chỗ nguyên nhân trực
tiếp của bệnh, trong đa số trường hợp tác động, đồng
thời với những nhân tố khác không phải vô hại đối
với cơ thể.
Nhiều khi một sự kế tiếp nhau đơn giản theo thời
gian của những hiện tượng bệnh lý đã được coi
ngang với mối liên hệ nhân quả.
Có trường hợp, có những nhân tố thúc đẩy thể
hiện và bộc lộ bệnh mà thực tế chỉ là cơ hội để cho
bệnh này phát triển thường lại được coi là nguyên
nhân của bệnh.
Chính vì vậy, sự nhận thức đúng đắn những
phạm trù nguyên nhân, nguyên cớ, điều kiện, hoàn
cảnh có một ý nghĩa cực kỳ to lớn trong việc tìm
nguyên nhân gây bệnh mà như chúng ta đã biết chỉ
có thể xác định đúng nguyên nhân thì người thầy
thuốc mới có thể khống chế được bệnh.
Sự vật, hiện tượng ra đời đều có nguyên nhân
chứ không có một sự vật hiện tượng nào ra đời lại
không có nguyên nhân cả, chỉ có điều là nguyên
nhân ấy đã được phát hiện hay chưa được phát hiện
mà thôi. Vận dụng vấn đề này trong quá trình đi tìm
bệnh nguyên, nhiệm vụ của người thầy thuốc là phải
đi tìm nguyên nhân của bệnh vì điều trị của người
thầy thuốc về cơ bản là điều trị nguyên nhân. Ngày
nay, với sự phát triển của khoa học nói chung và Y
sinh học nói riêng, chúng ta có thể đi tới kết luận một
cách chắc chắn rằng: Không có một bệnh lý nào lại
không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân
đó đã được phát hiện hay chưa được phát hiện. Khi
chưa tìm được nguyên nhân thì người thầy thuốc
phải ghi nhận là bệnh này chưa rõ nguyên nhân,
tránh những luận điểm duy tâm cho đó là một
nguyên nhân trời hại hoặc cho đó là bệnh bản thể.
Do đó mà nhiệm vụ của nhận thức khoa học nói
chung, của nhận thức Y học nói riêng là phải đi tìm
được những nguyên nhân chưa được phát hiện ấy để
hiểu đúng về bệnh tật. Trong khi đi tìm nguyên
nhân, người thầy thuốc cần lưu ý rằng tìm nguyên
nhân gây bệnh đối với một bệnh nhân cụ thể trong
thế giới hiện thực, trong hoàn cảnh mà bệnh nhân
sinh sống chứ không phải tìm ở ngoài nó.
Vai trò của cặp phạm trù nguyên nhân
và kết quả trong quá trình điều trị của
người thầy thuốc
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Mối
liên hệ nhân quả mang tính tất yếu nên người thầy
thuốc có thể dựa vào mối liên hệ nhân quả để hành
động. Trong quá trình hoạt động của người thầy
thuốc cần lưu ý rằng: Muốn loại bỏ một bệnh nào đó
trên một bệnh nhân cụ thể, cần phải loại bỏ các
nguyên nhân sinh ra nó.
Mặt khác muốn một hiện tượng nào đó xuất hiện
(như mập mạp, khỏe mạnh), chúng ta cần tạo ra
những nguyên nhân cùng những điều kiện cần thiết
cho hiện tượng đó xuất hiện. Trong quá trình điều trị
nói chung cần dựa trước hết vào nguyên nhân chủ
yếu và nguyên nhân bên trong. Bởi vì nguyên nhân
chủ yếu thường là sự biểu hiện của sự vận động tổng
hợp của những nguyên nhân cơ bản. Nguyên nhân
chủ yếu là nguyên nhân nổi lên hàng đầu trong một
giai đoạn, phát triển của sự vật.
Giải quyết, khắc phục được nguyên nhân chủ yếu
thì kết quả sẽ thay đổi căn bản (bệnh tật sẽ khỏi).
Trong điều trị cũng cần phải tính đến tác dụng
ngược trở lại của kết quả đối với nguyên nhân sinh
ra nó, để dự kiến những phương án hoạt động cho
45
thích hợp.
Những điều trình bày ở trên đã chứng tỏ một
cách chắc chắn rằng cặp phạm trù nguyên nhân và
kết quả giữ một vai trò rất trọng yếu trong quá trình
điều trị của người thầy thuốc nói chung, người bác sĩ
răng hàm mặt nói riêng.
Vai trò cặp phạm trù nguyên nhân và kết
quả trong quá trình phòng chống bệnh
của ngành y tế:
Một trong những phương châm của ngành y tế là
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vận dụng phương
châm này vào ngành răng hàm mặt, ngành răng
hàm mặt đã vạch ra chiến lược chăm sóc răng ban
đầu, và cũng từ đó mà Nha khoa phòng ngừa, răng
trẻ em, Nha khoa công cộng, Nha học đường phát
triển. Nó đã tạo ra một mạng lưới Y tế để chăm sóc,
phòng ngừa nha khoa. Trong sự nghiệp chăm sóc và
phòng ngừa nha khoa, người thầy thuốc trên lĩnh vực
này cũng không thể không vận dụng cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả. Nói cách khác cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả có vị trí vai trò rất quan
trọng trong chăm sóc và phòng ngừa nha khoa.
Trong công tác chăm sóc và phòng bệnh cho
cộng đồng, người bác sĩ răng hàm mặt trong lĩnh vực
này cần xác định rõ nguyên nhân chủ yếu và nguyên
nhân bên trong và để có được sức khỏe răng miệng
tốt cho cộng đồng chúng ta phải khắc phục nguyên
nhân và những điều kiện gây nên các bệnh răng
miệng cho cộng đồng.
Khi xác định đúng nguyên nhân chủ yếu và
những điều kiện khách quan và chủ quan, chúng ta
mới đề ra các chiến lược phòng bệnh (tức loại bỏ
những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến những
bệnh lý răng mịêng).
Một vấn đề khác cũng khá lý thú là người thầy
thuốc phải có ý thức phòng bệnh ngay trong quá trình
điều trị. Một sự phiến diện hay sai lầm trong chẩn đoán
của người thầy thuốc, thiếu chuẩn bị tâm lý cho bệnh
nhân, thiếu dự kiến trước sự tiến triển và biến chứng
của bệnh trong thời gian điều trị, không thấy được
những đặc điểm riêng biệt trên cơ địa của bệnh nhân,
thiếu quan điểm toàn diện trong điều trị thường tạo ra
“bệnh do bệnh viện” hay bệnh lý do thầy thuốc.
Trong công tác phòng chống bệnh, người thầy
thuốc cũng cần phải thấy rõ tính phức tạp của mối
liên hệ nhân quả. Chẳng hạn một hiện tượng bệnh lý
có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân gây nên,
những nguyên nhân tác động cùng chiều sẽ làm cho
kết quả sớm xuất hiện. Ngược lại những nguyên nhân
tác động ngược chiều sẽ làm suy yếu nhau mà kết
quả sẽ không xảy ra.
Để khắc phục tình trạng những nguyên nhân tác
động ngược chiều nhau làm suy yếu nhau dẫn đến
tình trạng sức khỏe cộng đồng không được cải thiện,
bệnh vẫn phát triển. Ngành y tế phải xây dựng những
phác đồ phòng bệnh một cách khoa học. Tuyên
truyền sâu rộng trong nhân dân sao cho quần chúng
nhân dân thực hiện tốt, đúng đắn quá trình phòng
chống bệnh răng miệng. Có như vậy bệnh mới không
xảy ra cho cộng đồng.
Tóm lại, qua những điều trình bày trên chúng ta
có thể đi tới kết luận rất quan trọng, đó là cặp phạm
trù nguyên nhân và kết quả không những có vai trò
to lớn trong việc xác định nguyên nhân (bệnh
nguyên), điều trị mà còn có vai trò to lớn trong y học
dự phòng. Do vậy nó có một vai trò rất trọng yếu đối
với tư duy của người thầy thuốc, người thầy thuốc
phải nghiên cứu, nắm vững vận dụng nó trong mọi
hoạt động của mình, có như vậy mới mang lại những
thành công tốt đẹp trong mọi bước đường khám phá
ra những nguyên nhân còn bí ẩn trong con người, để
phục vụ sức khỏe cộng đồng được tốt hơn.
KẾT LUẬN
Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả là một cặp
phạm trù phổ biến trong mọi lĩnh vực nhận thức
cũng như hoạt động thực tiễn của con người. Đặc biệt
trong lĩnh vực Y học. Nó như một quy luật chi phối
tất cả các hiện tượng sinh lý thường cũng như sinh lý
bệnh. Nói cách khác, các hiện tượng sinh lý thường
cũng như sinh lý bệnh xuất hiện đều tuân theo quy
luật nhân quả. Do vậy việc nắm vững quy luật nhân
quả vận dụng nó một cách khéo léo trong quá trình
chẩn đoán nguyên nhân, điều trị và dự phòng sẽ
mang lại những thành công to lớn cho người thầy
46
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
thuốc. Vì thế chúng tôi cho rằng để có thể phòng
chống, tìm ra nguyên nhân và vạch ra được một phác
đồ điều trị khoa học, người thầy thuốc phải tích cực
nghiên cứu và phải nắm được những vấn đề cơ bản
sau đây:
– Nắm một cách chính xác những phạm trù
nguyên nhân và kết quả. Phân biệt rõ nguyên nhân,
nguyên cớ điều kiện, hoàn cảnh.
– Thấy được tính nhân quả mang tính khách
quan, tính tất yếu và phổ biến trong Y học.
– Hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa
nguyên nhân và kết quả trong Y học.
– Đồng thời thấy rõ vai trò của cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả đối với quá trình phòng
chống, tìm ra nguyên nhân và vạch ra một phác đồ
điều trị khoa học.
Chỉ có như thế người thầy thuốc mới có thể
có những thành công trong hoạt động nghề
nghiệp của mình.
Từ những thành công trong quá trình nghiên
cứu vai trò của nguyên nhân và kết quả trong hoạt
động của người thầy thuốc, chúng tôi đi đến một
khẳng định mang tính phương pháp luận rằng: Triết
học Mác-xít với một hệ thống những nguyên lý, quy
luật và phạm trù của nó xứng đáng đóng vai trò thế
giới quan và phương pháp luận cho các khoa học, đặc
biệt là đối với Y học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Engel Ph. - Chống Duy rinh, Nxb. Sự thật, H. 1971
2. Engel Ph.- Biện chứng của tự nhiên, Nxb. Sự thật -
H.1974
3. Lênin VI.: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán, Nxb Tiến Bộ M. 1976
4. Mác C.: Góp phần phê phán chính trị kinh tế học,
Nxb Sự thật. H1971
5. Bộ y tế: Chủ nghĩa duy vật biện và y học. Tài liệu
dịch. 1968
6. Nguyễn Trinh Cơ dịch: Những vấn đề triết học của y
học, NXB khoa học. H 1966.
47
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_nhan_qua_trong_benh_ly_hoc_rang_mieng_va_vai_tro_cua_no.pdf