Tài liệu Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ những tiền đề tiếp nhận: 76
TÍNH KHẢ BIẾN TRoNG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ
NHỮNG TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN
Dương Thị Ánh Minh1
Tóm tắt: Vận dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào nghiên cứu văn học không
phải là vấn đề mới mẻ nhưng lại là hướng đi đầy tiềm năng, góp phần quan trọng
trong việc soi sáng đời sống văn học trên nhiều bình diện. Với tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Xuân Khánh, từ hiệu ứng dư luận và thực tiễn tiếp nhận phong phú, bằng cái
nhìn khách quan và khoa học, bài viết sẽ lí giải quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử
của nhà văn này từ tiền đề văn bản (“kết cấu vẫy gọi”; “sự chuyển đổi chân trời” tiếp
nhận) và tiền đề chủ thể tiếp nhận (“tầm đón đợi”; tâm thế, động cơ tiếp nhận). Qua
đó, bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượng
văn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh định
cho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói
chung và tiểu thuy...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ những tiền đề tiếp nhận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
76
TÍNH KHẢ BIẾN TRoNG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT
LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ
NHỮNG TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN
Dương Thị Ánh Minh1
Tóm tắt: Vận dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào nghiên cứu văn học không
phải là vấn đề mới mẻ nhưng lại là hướng đi đầy tiềm năng, góp phần quan trọng
trong việc soi sáng đời sống văn học trên nhiều bình diện. Với tiểu thuyết lịch sử của
Nguyễn Xuân Khánh, từ hiệu ứng dư luận và thực tiễn tiếp nhận phong phú, bằng cái
nhìn khách quan và khoa học, bài viết sẽ lí giải quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử
của nhà văn này từ tiền đề văn bản (“kết cấu vẫy gọi”; “sự chuyển đổi chân trời” tiếp
nhận) và tiền đề chủ thể tiếp nhận (“tầm đón đợi”; tâm thế, động cơ tiếp nhận). Qua
đó, bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượng
văn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh định
cho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói
chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng.
Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Tiểu thuyết lịch sử, Mĩ học tiếp nhận, Chủ thể
tiếp nhận, Thực tiễn tiếp nhận.
1. Mở đầu
Trong bức tranh đa diện của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới kể từ sau 1986,
với bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa nổi tiếng: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn
(2006), Đội gạo lên chùa (2011), Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến một cá tính nghệ
thuật độc đáo, trở thành một hiện tượng mới lạ trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử
đương đại. Khi đi vào khu vực của “những tranh luận trái chiều”, quá trình tiếp nhận
tác phẩm ông đã tạo được hiệu ứng dư luận mạnh mẽ, một thực tiễn tiếp nhận phong
phú và đa dạng với nhiều góc nhìn, khuynh hướng khác nhau. Nếu nói như H. R. Jauss,
“lịch sử văn học thực chất là lịch sử của những cách đọc” thì Nguyễn Xuân Khánh qua
tác phẩm của ông đã tạo nên một lịch sử như thế, trước hết là cho chính mình.
2. Nội dung
2.1. Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn
từ văn bản
2.1.1. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - “Kết cấu vẫy gọi”
1. CN, Phòng HC-TH, trường Đại học Quảng Nam
77
DƯơNG THỊ ÁNH MINH
Theo W. Iser, “kết cấu vẫy gọi” là kết quả sáng tạo của tác giả, biểu hiện ở mức
độ hấp dẫn, hứa hẹn hữu ích hàm chứa trong chỉnh thể văn bản; tác động trên mọi
phương diện, cấp độ hình thức - nội dung văn bản tác phẩm, từ đó mời gọi giao tiếp
thẩm mỹ, mời gọi người đọc, đồng thời định hướng và gợi ý quá trình tiếp nhận.
Với Nguyễn Xuân Khánh, xuất phát từ ý thức cách tân và nắm bắt được nhu cầu
của người đọc, nhà văn đã mạnh dạn đổi mới quan niệm và tiếp nhận thể loại theo một
hệ thống mở. Sự thay đổi này đã tạo nên dấu ấn cá nhân rất riêng trên văn đàn và cũng
đồng thời tạo nên nhiều kênh tiếp nhận khác nhau nơi người đọc, đánh dấu sức hấp dẫn
trở lại của thể loại tiểu thuyết lịch sử. Bên cạnh đó, trong bối cảnh sau đổi mới, nhu
cầu người đọc hôm nay đã khác trước rất nhiều. Muốn người đọc không ngừng say mê,
tìm tòi các tầng nghĩa, bản thân các văn bản nghệ thuật phải tạo được những khoảng
trắng, những điều chưa nói hết để dẫn dụ người đọc tìm đến và say mê giải mã ý nghĩa.
Có thể nói, với những đổi mới độc đáo về nội dung và nghệ thuật, cũng như đề cập tới
nhiều vấn đề mang tính thời sự của cuộc sống đương đại, tác phẩm của Nguyễn Xuân
Khánh đã tạo ra một kết cấu vẫy gọi, hấp dẫn người đọc đào sâu trong quá trình tiếp
nhận. Về phía người đọc, lối viết “mở” đó buộc họ phải tiếp nhận với một tâm thế mở,
phải cùng tham gia vào thế giới của sự phiêu lưu và đưa ra những kiến giải, những khả
thể cho chính mình. Điều này cho thấy lý thuyết tiếp nhận mà H. R. Jauss và W. Iser đề
xướng, coi tác phẩm là kết quả của sự gặp gỡ giữa văn bản và người đọc được Nguyễn
Xuân Khánh ứng dụng tài tình, tạo nên hiệu quả nghệ thuật to lớn.
Nhìn nhận một cách khách quan, ta có thể khẳng định tác phẩm của Nguyễn
Xuân Khánh là thành tựu nghệ thuật điển hình của một lối viết độc sáng. Trong thời
đại văn hóa được đề cao ở hầu hết mọi lĩnh vực như ngày nay, việc gắn lịch sử với văn
hóa, diễn giải lịch sử dân tộc từ cái nhìn văn hóa là một lựa chọn đầy độc đáo của nhà
văn. Theo đó, nhà văn luôn ý thức dùng lịch sử như một phương tiện để phản ánh các
vấn đề hiện tại. Với ông, “bất cứ cuốn tiểu thuyết lịch sử nào cũng đều có ánh xạ của
cuộc sống hiện tại”, và những vấn đề nó đặt ra “không chỉ đúng với lịch sử mà còn phải
là những vấn đề được người hiện tại quan tâm”. Tác phẩm của ông luôn có khả năng
mở rộng biên độ phản ánh hiện thực bởi tính thời sự cập nhật của nó. Người đọc đến
với tác phẩm của ông đã tìm được sự gặp gỡ giữa quá khứ và hiện tại, đọc được những
trang ngụ ngôn của thời hiện đại.
Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh không chỉ
xuất phát từ nội dung mà còn xuất phát từ nỗ lực vận dụng những cách tân nghệ thuật
mang lại hơi thở, diện mạo mới cho tiểu thuyết về đề tài lịch sử. Như ta biết, tác phẩm
cách tân được xem là có giá trị luôn mang trong mình đặc điểm một nội dung mới đi
kèm với một hình thức mới. Là nhà văn có thâm niên lâu năm trong nghề, Nguyễn
Xuân Khánh âm thầm đi tìm và xác lập cho mình một hướng đi riêng. Nhà văn trở về
78
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...
với lối viết truyền thống, đổi mới trên những đường biên nghệ thuật quen thuộc, đồng
thời vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào sáng tác, từ chối hậu hiện đại. Cụ thể, Nguyễn
Xuân Khánh không chọn cách viết đánh đố thiên hạ, trái lại, hành văn của ông đặc sệt
cổ điển, có lớp lang, dẫn dắt mạch lạc, diễn giải kỹ càng và đặc biệt, tăng cường tính
đối thoại vào từng trang diễn ngôn lịch sử. Nói cách khác, tiểu thuyết lịch sử của ông
“gây sự chú ý của người đọc bởi hàm lượng văn hóa lịch sử, bởi cách nhìn lịch sử đa
chiều, và ở tính đối thoại - một nét cách tân mới mẻ của tiểu thuyết hiện đại” [4, tr. 66].
Vì lẽ đó, nó tránh được sự phiền phức của cái gọi là giải thiêng lịch sử và hạ bệ thần
tượng, tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn đối với người đọc, cũng như nhanh chóng trở thành
tâm điểm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình và những người yêu văn chương.
2.1.2. Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh - Sự chuyển đổi chân trời tiếp
nhận
Có thể nói, thành công hôm nay của bộ ba tác phẩm Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng
ngàn, Đội gạo lên chùa là kết quả đáng ngưỡng mộ của một quá trình “chuyển đổi
chân trời” tiếp nhận. Để làm được điều này, Nguyễn Xuân Khánh đã khéo léo tạo ra
những “ảo tượng” trong tiểu thuyết của mình và lần lượt phá vỡ những “ảo tượng”
đó. Theo Wolfgang Iser, “ảo tượng” là sự hình thành của tác phẩm trong tâm thức tiếp
nhận của người đọc. Tác phẩm khởi đầu trong người tiếp nhận bằng sự hình thành dần
một dự đoán, một bố cục, một hình ảnh tưởng tượng, một thực thể ảo nào đó, và sẽ
được khẳng định vào cuối tác phẩm. Và một văn bản có giá trị là văn bản (kết thúc) đưa
người đọc qua những trải nghiệm và nhận thức để đạt tới sự phá vỡ ảo tượng đã được
tạo ra trước đó, khi tác phẩm khởi đầu, để đưa người đọc tới những chân trời mới. Ý
tưởng này của W. Iser có điểm gần gũi với quan niệm của Hans Robert Jauss về khái
niệm “chân trời chờ đợi” và “sự chuyển đổi chân trời”, trong đó Jauss cho rằng một tác
phẩm có giá trị là tác phẩm khơi gợi sự chờ đợi của người đọc rồi từng bước phá hủy sự
chờ đợi ấy. Với tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã từng bước phá vỡ
“ảo tượng” và tạo nên những chân trời nhận thức mới như vậy nơi người tiếp nhận.
Như ta biết, với một tác phẩm văn học, quan niệm về thể loại là yếu tố đầu tiên
ảnh hưởng đến tầm đón nhận của độc giả văn chương. Trong quá trình tiếp nhận, loại
hình tác phẩm “là mã văn chương, tổng thể chuẩn mực, qui tắc của trò chơi, cho người
đọc biết cách anh ta sẽ phải tiếp cận văn bản, và như vậy là nó bảo đảm sự thông hiểu
văn bản”. Nó cho phép người đọc lựa chọn và giới hạn những phương sách mà việc
đọc sẽ hiện thực hóa. Với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, điều này cũng
không ngoại lệ. Dưới sự chi phối của thể loại và đề tài, tiểu thuyết của nhà văn đã chạm
vào những vỉa tầng lịch sử có tính phổ quát trong người đọc Việt, chạm vào những
định kiến lịch sử khó thay đổi trong tâm thức Việt, vì thế nó dễ dàng tạo ra những “ảo
tượng” nơi người đọc. Nhưng với tài năng hư cấu cùng với vốn trải nghiệm sâu sắc,
79
DƯơNG THỊ ÁNH MINH
Nguyễn Xuân Khánh đã từng bước làm thay đổi và phá vỡ những “ảo tượng” đó một
cách đầy thuyết phục. Chẳng hạn, với tiểu thuyết Hồ Quý Ly, những hiểu biết về thời
đại cuối Trần, đầu Hồ, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly là điểm tiếp xúc giữa văn bản
và người đọc. Nhưng văn bản tác phẩm từng bước gợi ra những góc nhìn khác biệt,
gây nên ở người đọc sự bất ngờ. Không còn là một Hồ Quý Ly tàn bạo, âm mưu thoán
nghịch, được đóng khung trong những trang miêu tả khô khan, cứng nhắc của các
nhà sử học, thay vào đó là một con người khát khao canh tân, đổi mới cùng những ý
nghĩ táo bạo, quyết đoán và một nhân cách đa diện. Trong tác phẩm, những điểm bất
ngờ đó là những điểm tựa để từng bước phá hủy những chờ đợi của người đọc, những
chờ đợi có được từ kinh nghiệm đọc và kinh nghiệm đời sống trước đó để thức tỉnh
người đọc khỏi thực tại hằng ngày, đồng thời mở ra một tầm đón đợi mới. Với hai tác
phẩm Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh cũng đạt được
thành công nhất định trong việc tạo nên “sự chuyển đổi chân trời” như vậy, từ đó xác
lập một tầm đón nhận mới, một kinh nghiệm đọc mới cho độc giả.
Bên cạnh đó, qua tiểu thuyết của mình, Nguyễn Xuân Khánh cũng tạo nên những
bước tiến ngoạn mục trong việc xử lý mối quan hệ giữa khoảng cách thẩm mỹ (sự khác
biệt giữa tầm đón nhận của tác giả (qua tác phẩm) với tầm đón nhận của người đọc) và
sự đồng nhất thẩm mỹ (sự bắt gặp giữa tầm đón nhận của tác giả (qua tác phẩm) với
tầm đón nhận của người đọc) giữa nhà văn và bạn đọc. Như một điều hiển nhiên, khi
tác phẩm ra đời, nó luôn luôn tồn tại một khoảng cách thẩm mĩ giữa mã của người gửi
và mã của người nhận, giữa tầm đón nhận của độc giả với những thông điệp đã được
mã hóa trong văn bản. Khoảng cách thẩm mĩ này quy định giá trị của tác phẩm, được
thể hiện bằng phản ứng của công chúng và thái độ của nhà phê bình. Theo H. Jauss,
khoảng cách thẩm mĩ càng lớn thì giá trị nghệ thuật của tác phẩm càng cao. Tuy nhiên,
trong lý thuyết của mình, Jauss cũng không quên dành sự lý giải hợp lý cho khái niệm
đồng nhất thẩm mĩ. Theo ông, trong sáng tạo, nhà văn có thể làm cho khoảng cách
thẩm mĩ đó có thể nắm bắt được về mặt lịch sử trên phạm vi của những phản ứng của
công chúng và sự phán xét của phê bình, điều chỉnh “kết cấu vẫy gọi” sao cho đừng
quá xa với khoảng cách thẩm mĩ của “người đọc tiềm ẩn”. Bởi lẽ, nếu cao quá, khác
quá thì người đọc không tiếp nhận được, nhưng nếu thấp hơn hay lặp lại thì người đọc
sẽ không có hứng thú và thờ ơ. Cũng quan tâm về vấn đề này, nhấn mạnh mặt đồng
nhất trong tiếp nhận, nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hùng chỉ ra, “lý thuyết tiếp nhận
luôn đặt vấn đề khuyến khích sự đồng nhất thẩm mĩ trong đông đảo bạn đọc” [5, tr.
113]. Vì thế, một trong những thách thức tài năng của một nhà văn chính là ở sự hình
dung không dễ dàng mức độ đồng nhất trong tương quan với khoảng cách của tầm đón
nhận ở anh ta và tầm đón nhận nơi người đọc. Và để làm được điều đó, nhà văn chịu
sự quy định và chi phối nghiêm ngặt của lý thuyết tiếp nhận. Nguyễn Xuân Khánh là
một trong số ít nhà văn đã làm được điều đó. Trong sáng tác, ông luôn ý thức khắc phục
80
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...
khoảng cách giữa tác phẩm và bạn đọc, cũng như tái lập và nâng cao tầm đón đợi ở mỗi
người. Theo người viết, đó là một trong những tiền đề để tiểu thuyết nhà văn này thu
hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc, cũng như giới nghiên cứu phê bình.
2.2. Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn
từ chủ thể tiếp nhận
2.2.1. Tầm đón nhận
Tầm đón nhận là một trong những khái niệm then chốt của lý thuyết tiếp nhận
văn chương hiện đại. Thuật ngữ này được nhà Mĩ học tiếp nhận người Đức Hans Rob-
ert Jauss tiếp thu và phát triển từ đề xuất của Karl Mannheim. Theo H. Jauss, nghĩa của
khái niệm tầm đón nhận đó là trình độ và kinh nghiệm văn chương có trước của mỗi
người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm, bao gồm ba bộ phận hợp thành: một là quan niệm
về thể loại; hai là quan niệm về hình thức đề tài; và ba là quan niệm về đặc trưng văn
chương ở sự phân biệt giữa hư cấu và thực tế, giữa ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ
toàn dân. Với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, tiền đề tiếp nhận này được thể
hiện ở những phương diện cụ thể như sau:
Thứ nhất, chuẩn thẩm mỹ cộng đồng và ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã
hội
Như một tất yếu, cộng đồng diễn giải với chuẩn thẩm mỹ cộng đồng đã góp phần
chi phối quá trình tiếp nhận tác phẩm. Theo Stanley Fish, người đọc lý giải tác phẩm
phù hợp với hệ thống chuẩn mực mà theo thời gian, cộng đồng đã quen dùng để đo
giá trị tác phẩm. Điều này cho thấy tại sao cùng nói về một văn bản nhưng các thành
viên của cộng đồng khác nhau hoặc cùng một người đọc mà với tư cách là một thành
viên trong một cộng đồng khác thì lại có những câu trả lời khác nhau. Từ đó, sẽ có một
nhóm người đọc có cùng hoặc khác ý kiến về một tác phẩm cụ thể. Với tiểu thuyết lịch
sử nói chung, khi sáng tác, nhà văn sẽ vấp phải một cộng đồng tiếp nhận có một hệ quy
chiếu và quy ước ngầm, đó là tri thức về lịch sử, dữ kiện lịch sử đã tồn tại trong cộng
đồng đó. Và Nguyễn Xuân Khánh đã cho thấy một cách ứng xử đầy khôn khéo trong
việc lựa chọn và tái hiện lịch sử, đáp ứng gần như cơ bản những yêu cầu của chuẩn
thẩm mĩ cộng đồng.
Bên cạnh sự chi phối của chuẩn thẩm mĩ cộng đồng, bối cảnh xã hội sau đổi mới
mang đến không khí dân chủ, sự đổi mới hệ hình tư duy, mở rộng giao lưu với bên
ngoài, cùng với sự thay đổi công chúng đọc là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến
chủ thể tiếp nhận trong quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh.
Có thể nói, từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, nền văn học được đổi mới trên tinh thần
đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật. Trong bối cảnh đó, độc giả đã trở lại với văn
hóa đọc. Một văn hóa đọc đã được nâng cấp, được lựa chọn, không bị áp đặt bởi chủ
81
DƯơNG THỊ ÁNH MINH
nghĩa đề tài hoặc một phương pháp sáng tác duy nhất. Người đọc đã có hứng thú đi tìm
những cuốn sách hay, những cuốn sách trở về với chức năng thẩm mĩ và giải trí, tôn
trọng vai trò của người đọc, khêu gợi ở họ những suy ngẫm, liên tưởng và đồng sáng
tạo. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh gần như đáp ứng tuyệt đối những yêu
cầu đó. Viết về đề tài vốn không “hiện đại” nhưng với những thông điệp đậm màu nhân
văn, mang tính gợi mở cao cùng với một nghệ thuật tiểu thuyết bậc thầy, tác phẩm của
ông là một trong những lựa chọn hoàn hảo đối với tư duy người đọc hôm nay.
Thứ hai, sự đa dạng về thị hiếu thẩm mỹ và cách đọc
Hiểu một cách khái quát, thị hiếu thẩm mĩ là năng lực của con người trong việc
tiếp nhận và đánh giá một cách có phân hóa những khách thể thẩm mĩ khác nhau, phân
biệt đẹp với xấu trong thực tại và trong nghệ thuật, phân biệt cái thẩm mĩ, nhận ra
những nét bi và hài trong các hiện tượng. Do chịu sự quy định về mặt xã hội, thị hiếu
thẩm mĩ được hình thành dưới sự tác động của môi trường và lối sống. Vì vậy, cùng với
sự đổi mới của xã hội, thị hiếu thẩm mĩ của công chúng cũng không ngừng biến đổi.
Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh là một sự cách tân, đổi mới về thể loại so
với tiểu thuyết lịch sử trước đổi mới, vì vậy nhất thiết phải thay đổi chuẩn thẩm mĩ của
mỗi chủ thể tiếp nhận để phù hợp với những sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, trong xã
hội ngày nay, công chúng văn học không còn giới hạn trong một phạm vi nhất định nào
cả, thay vào đó là sự phân hóa, biến đổi sâu sắc thị hiếu thẩm mĩ tùy theo lứa tuổi, theo
nghề nghiệp, theo tâm lý hưởng thụ, theo sở thích cá nhân, theo điều kiện giao lưu và
theo môi trường tiếp xúc với tác phẩm. Vì thế, trong thực tế tiếp nhận tiểu thuyết lịch
sử của Nguyễn Xuân Khánh, bên cạnh đề cao, khẳng định giá trị tư tưởng, giá trị nghệ
thuật của tác phẩm, công chúng độc giả cũng tập trung chỉ ra những hạn chế, những
điểm chưa thuyết phục trong cách viết, cách luận đề của nhà văn tài hoa này.
Đi kèm với thị hiếu là cách đọc. Mỗi một thị hiếu cá nhân của người đọc sẽ mang
đến một kiểu đọc, và mỗi một kiểu đọc sẽ mang đến cho tác phẩm một đời sống mới.
Nói như Umberto Eco, “tất cả mọi tác phẩm, dù được sáng tạo theo thi pháp tất yếu nào
cũng mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang tới cho tác phẩm một đời sống mới từ
một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân của người đọc”. Và chính những cách đọc
khác nhau đó sẽ mang đến cho tác phẩm những ý nghĩa khác nhau. Thêm vào đó, mỗi
tác phẩm văn học bao giờ cũng có phương diện nghĩa và biểu nghĩa, độc giả đọc văn
bản để thấy được ý nghĩa tác phẩm xuyên qua bề mặt chữ nghĩa. Nhưng cũng chính
vì thế có rất nhiều cách đọc, cách hiểu tác phẩm. Đến với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn
Xuân Khánh chúng tôi nhận thấy độc giả tiếp cận với nhiều cách đọc khác nhau như:
thi pháp học, tự sự học, xã hội học, văn hóa học, so sánh học, phân tâm học. Cái độc
đáo ở chỗ, dù tiếp cận từ nhiều góc nhìn khác nhau như vậy, nhưng hầu như các góc
nhìn đều gặp gỡ nhau ở sự đề cao nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
82
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...
Đó là một thành công đáng ghi nhận của nhà văn khi sáng tác về đề tài lịch sử.
Thứ ba, sự sáng tạo và đồng cảm của chủ thể tiếp nhận
Để quá trình tiếp nhận một tác phẩm đạt hiệu quả cao nhất có thể, chúng ta không
thể không nhắc đến vai trò của chủ thể tiếp nhận đồng sáng tạo. Yếu tố này góp phần
quan trọng trong việc khám phá, lý giải đời sống văn học, đem đến những góc nhìn,
khuynh hướng tiếp nhận tác phẩm một cách nghiêm túc, chỉ ra những nội hàm mới mẻ,
độc đáo, góp phần tạo nên giá trị mới cho tác phẩm. Chỉ những người tiếp nhận thật
sự tài năng mới có thể làm đầy những giá trị mới cho tác phẩm văn học. Và do đó, khi
“chủ thể tiếp nhận đồng sáng tạo” hay “chủ thể tiếp nhận lý tưởng” chỉ ra những nội
hàm mới mẻ, độc đáo của tác phẩm mới được xem là có khả năng tạo nghĩa, tạo giá
trị cho tác phẩm. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh được tiếp nhận trong sự
đón nhận nhiệt tình của công chúng độc giả, nhất là sự chiếm ưu thế của những độc giả
lý tưởng với những nhận định, đánh giá sâu sắc và thuyết phục là một thuận lợi không
phải nhà văn nào cũng có thể đạt được. Có thể nói, nếu lịch sử dưới cái nhìn của các
nhà văn khác, tiêu biểu như trong trường hợp truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, tiểu
thuyết của Nguyễn Quang Thân thường khiến người đọc hoang mang, muốn lục tung
mọi ngóc ngách lịch sử để minh định, thì ngược lại, qua tác phẩm của mình, Nguyễn
Xuân Khánh mang đến cho người đọc cảm giác kiếm tìm một người đồng hành với
những suy tư minh triết về quá khứ.
Bên cạnh đó, một tác phẩm có giá trị về nội dung và tư tưởng nếu như không có
sự đồng cảm cũng sẽ không tạo ra một hiệu quả thẩm mĩ, hiệu quả tiếp nhận nào cả. Sự
đồng cảm giữ vai trò như là một “kim chỉ nam” để hoạt động tiếp nhận được thuận lợi
hơn, không bị trượt khỏi quỹ đạo của tác phẩm, đồng thời là một trong những nhân tố
quan trọng, quyết định đến đời sống của tác phẩm. Nói như Iu. Lotman, “mọi văn bản
nghệ thuật chỉ thực hiện chức năng xã hội của mình khi có thông tin thẩm mĩ trong cái
tập thể đồng thời với nó”. Với tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã ý
thức vận dụng lý thuyết tiếp nhận vào quá trình sáng tác, và có lẽ do cùng ở trong một
tầm đón nhận chung của cộng đồng (cùng truyền thống nghệ thuật và kinh nghiệm, thị
hiếu thẩm mĩ, môi trường văn hóa, lịch sử, tư tưởng) nên khoảng cách thẩm mĩ giữa
tầm đón nhận mà nhà văn dự kiến (mã của người gửi) và tầm đón nhận thực tế (mã
của người nhận) không lớn. Thiết nghĩ, yếu tố đó như là một trong những nguyên nhân
quan trọng tạo được sự tương thích và sự đồng cảm mạnh mẽ giữa mã của người gửi
với mã của người nhận.
2.2.2. Tâm thế, động cơ tiếp nhận
Lý thuyết Mĩ học tiếp nhận ra đời là “tiếng nói đầy kiêu hãnh của chủ thể tiếp
nhận” với tâm thế là người làm chủ tác phẩm văn học. Vì thế, bên cạnh Tầm đón đợi
83
DƯơNG THỊ ÁNH MINH
thì tâm thế, động cơ tiếp nhận giữ một vai trò quan trọng chi phối quá trình tiếp nhận.
Với tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, ta có thể lí giải ở những phương diện
cụ thể như sau:
Thứ nhất, tâm thế tiếp nhận hân hoan nơi người đọc
Thiết nghĩ, hiệu ứng xã hội, tiếng vang dư luận là xuất phát điểm ban đầu thu hút
người đọc tìm đến với với bộ ba Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn và Đội gạo lên chùa,
nhưng có lẽ, cái để duy trì sức hấp dẫn và thách thức giá trị cùng thời gian chính là cái
lõi tư tưởng, là giá trị vốn có của những tác phẩm đó. Như một tất yếu, những tác phẩm
có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đa phần nó phù hợp và đáp ứng tầm đón đợi, đồng
thời tạo được tâm thế tiếp nhận tích cực nơi người đọc. Tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn
Xuân Khánh là một trong những tác phẩm như vậy. Đó là lý do vì sao mà trong bối
cảnh văn hóa nghe nhìn lên ngôi, sự bành trướng của báo chí, quỹ thời gian hạn hẹp
của con người hiện đại, đời sống văn học thiếu những tác phẩm hay thì tiểu thuyết lịch
sử của Nguyễn Xuân Khánh vẫn được tái bản liên tục với số lượng lớn và rất nhiều
độc giả vẫn say mê, kiên trì đọc hết tác phẩm của ông, dù rằng mỗi cuốn ngót nghét
ngàn trang. Bên cạnh đó, theo W.Iser, trong văn bản tồn tại cơ sở để tiến hành giao lưu
giữa độc giả và văn bản, nó là dấu vết của điều kiện lịch sử xã hội và bối cảnh văn hóa
hoặc những thứ tương đồng với tác phẩm trước. Trong quá trình đọc, tiêu chuẩn kinh
nghiệm vốn có có thể bị phủ định, từ đó kinh nghiệm thẩm mỹ của người đọc trở nên
phong phú hơn. Người đọc hôm nay đến với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh
bên cạnh mong muốn tạo nên tiếng nói khách quan nhất với một tác giả “tự điều chỉnh”
sau những thăng trầm của nghiệp viết, khẳng định vai trò quyết định của mình đối với
một thể loại gây nhiều luồng ý kiến, dư luận - tiểu thuyết lịch sử, còn muốn tìm những
trải nghiệm thẩm mỹ nhất định cho mình. Đó có thể là ước muốn đào thoát hiện tại,
tìm về quá vãng để kiếm tìm một sự đồng vọng hoặc tri âm nào đó mà thực tại không
thể đáp ứng được, kiếm tìm những khốn cùng, bĩ cực của thân phận con người trong
lịch sử để xoa dịu chính nỗi đau của mình trong thực tại, hay xa hơn là mong muốn từ
vấn đề đã qua trong lịch sử để nhận thức những vấn đề của hiện tại Thiết nghĩ, tất
cả điều đó sẽ góp phần quan trọng trong việc hình thành tâm thế tiếp nhận hân hoan,
khát khao trải nghiệm của người đọc khi tiếp cận với tác phẩm.
Thứ hai, nhu cầu nhận thức tối đa hiện thực lịch sử
Nguyễn Xuân Khánh dù viết về lịch sử, phi lịch sử hay vô thức cộng đồng đều
hàm chứa ý nghĩa sâu xa, giàu tính nhân văn, vừa bức thiết vừa vĩnh hằng của bức
thông điệp về sự cách tân đất nước và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Người đọc
tìm đến tiểu thuyết lịch sử với mong muốn khám phá lịch sử ở chiều sâu của nó, khao
khát tìm những lý giải độc đáo của nhà văn về lịch sử để có cái nhìn biện chứng với
bản thân, với cuộc sống hiện tại. Trong các tác phẩm mang cảm thức lịch sử của mình,
84
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...
Nguyễn Xuân Khánh thể hiện tài năng trong việc nắm bắt cái hằng số lịch sử và hiện
đại hóa các vấn đề của quá khứ. Người đọc hôm nay, những con người với đầy đủ trí
tuệ và bản lĩnh, khi tìm đến tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không ngoài mục
đích nhận thức những giá trị vĩnh hằng đó. Thêm vào đó, sự đổi mới là điều cốt lõi tạo
nên hứng thú, nhu cầu khám phá, nhận thức lịch sử đối với người đọc. Không còn là
sự đối chiếu giản đơn xem tác phẩm có giống với hiện thực được phản ánh hay không,
cái họ hướng đến là tác phẩm đó nói gì về hiện thực, và qua sự liên hệ nhất định, họ
có đọc được chính bản thân mình để hiểu thêm về xã hội, về mình. Người đọc đến với
tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh không ngoài mong muốn được nhận thức tối đa
những trải nghiệm đó. Đọc Hồ Quý Ly, chúng ta có thể liên tưởng từ cuộc cải cách đổi
mới thế kỷ XIV, XV đến nhu cầu đổi mới đất nước trong mấy thập kỷ gần đây. Từ đó,
nhiều vấn đề khác cũng được đặt ra như giải quyết cái lỗi thời, bảo thủ, vai trò của trí
thức trước bước ngoặc của thời cuộc, đổi mới và quyền lực, lợi ích của nhân dân và
lợi ích của nhà cầm quyền. Đến với Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa, người đọc
hiểu thêm về vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc trong giao lưu và tiếp biến văn hóa, đâu là
hướng đi của dân tộc trước những biến động lịch sử.
Thứ ba, đối thoại dân chủ, khách quan trong luận giải lịch sử
Đề xuất một cách nhìn mới về lịch sử, Nguyễn Xuân Khánh luôn tạo ra một môi
trường đối thoại dân chủ, khách quan trong tác phẩm của mình để cùng người đọc luận
giải những vấn đề lịch sử. Có thể nói, lịch sử với nhà văn là lịch sử trong cảm nhận cá
nhân, được nhìn nhận bằng điểm nhìn văn hóa, triết học và thụ hưởng trên tinh thần
nhân văn hiện đại. Những vấn đề được đặt ra trong tiểu thuyết của ông luôn là những
vấn đề mang tính gợi mở to lớn. Hơn thế, đến với tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân
Khánh, người đọc không chỉ dừng lại ở việc tái hiện các sự kiện, biến cố lịch sử, khám
phá tấn bi kịch của những số phận cá nhân trong cơn biến thiên của lịch sử, mà còn
kiếm tìm những giá trị vĩnh hằng trong văn hóa tâm linh người Việt, từ đó, truy tìm cội
nguồn bản sắc văn hóa dân tộc. Với bộ ba tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng ngàn,
Đội gạo lên chùa, Nguyễn Xuân Khánh đã chọn cho mình một hướng đi riêng khi vừa
nhận diện quá khứ, vừa đối thoại với quá khứ; vừa chấp nhận sự thật lịch sử, vừa xác
minh lại những sự thật có thể có. Có thể nói, hướng sự quan tâm đến con người trong
sự kiện lịch sử chứ không phải bản thân các sự kiện lịch sử, lấy nội dung tư tưởng làm
yếu tố chủ đạo, đổi mới tư duy tiểu thuyết, khám phá chiều sâu tâm linh nhằm nhận
diện con người đích thực, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng cảm xúc thẩm mĩ
nhất định vào các sự kiện, nhân vật lịch sử vốn khô khan, cứng nhắc, khiến các sự kiện
ấy trở nên sinh động hơn, gây hứng thú đối với người đọc. Tác phẩm của ông vì thế đáp
ứng được tầm đón cũng như động cơ tiếp nhận của người đọc hôm nay, tạo một tâm thế
tự tại trong tiểu thuyết cũng như thái độ đồng thuận của độc giả trong tiếp nhận.
85
DƯơNG THỊ ÁNH MINH
3. Kết luận
3.1. Từ thực tiễn tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh, người viết
nhận thấy đa phần tiếp nhận nghiêng về thuận chiều, có nghĩa tiểu thuyết của nhà văn
phần lớn tạo được sự đồng tiếp nhận nơi người đọc. Vận dụng lý thuyết Mĩ học tiếp
nhận để lí giải thực tiễn đó, bài viết giúp chúng ta hiểu thêm về một phong cách tiểu
thuyết lịch sử rất riêng trong tiến trình văn học Việt Nam nói chung và văn học đương
đại nói riêng.
3.2. Từ những tiền đề tiếp nhận (văn bản, chủ thể tiếp nhận) như đã lí giải, người
đọc hôm nay có dịp hiểu sâu hơn về tài năng, cá tính nghệ thuật của nhà văn cũng như
giải mã sức hút của tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy đầy biến
động của thể loại này. Từ đó, lựa chọn cho mình một hướng tiếp cận hợp lí và khoa
học.
3.3. Có thể nói, “một cuốn sách hay và nghiêm túc không chỉ chứng tỏ tài năng
và thái độ của tác giả đối với cuộc sống mà hơn thế, nó đã góp phần định hướng lại thị
hiếu cho công chúng” [4, tr. 295]. Qua tác phẩm của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã
chứng minh một cách hoàn toàn thuyết phục nhận định đó, mang đến cho thể loại tiểu
thuyết lịch sử đương đại một làn gió mát lành và đầy mới lạ.
TàI LIỆU THAM KHẢo
[1] Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội.
[2] A. V. Dranov (Lại Nguyên Ân dịch) (2002), “Mĩ học tiếp nhận”, Tạp chí Văn
học, (3).
[3] ĐHSP Huế (2014), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Mỹ học tiếp nhận văn học ở Việt
Nam, NXB Đại học Huế.
[4] Nguyễn Đăng Điệp (chủ biên) (2012), Lịch sử và văn hóa cái nhìn nghệ thuật
Nguyễn Xuân Khánh, NXB Phụ nữ, Viện văn học, TP. Hồ Chí Minh.
[5] Hồ Thế Hà (2014), Tiếp nhận cấu trúc văn chương, NXB Văn học, Hà Nội.
[6] Trần Thái Học (chủ biên) (2014), Văn chương và tiếp nhận, NXB Văn học.
[7] Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
[8] Nguyễn Xuân Khánh (2000), Hồ Quý Ly, NXB Phụ nữ.
[9] Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng Ngàn, NXB Phụ nữ.
[10] Nguyễn Xuân Khánh (2012), Đội gạo lên chùa, NXB Phụ nữ.
86
TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ...
Title: THE VARIABILITY IN RECEIVING HISToRICAL NoVEL oF
NGUYEN XUAN KHANH FRoM THE PREMISES oF RECEPTIoN
DUONG ANH MINH
Quang Nam University
Abstract: Applying the Reception Aesthetics theory for Literature study is not a
new issue but this is a potential approach which importantly contributes to enlightening
the Literature life in many aspects. With the historical novel of Nguyen Xuan Khanh,
effects from public opinions, the reception reality and objective, scientific viewpoints;
this article will explain the reception process for historical novel of the writer from
document premise (“beckoning structure”; “horizon conversion” of reception) and
premise of reception subject (“horizon of expectation”; state of mind, reception
motivation). Accordingly, the article clarifies the application of Reception Aesthetics
theory into the specific Literature phenomenon contributing to affirm talent, unique
creativeness personality and prove the great contribution of the writer to Vietnam
novel after renovation in general and current historical novel in particular.
Key words: Nguyen Xuan Khanh, historical novel, Reception Aesthetics theory,
reception subject, reception reality.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1789_8236_2134832.pdf