Tình hình suy tim cấp trên bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy

Tài liệu Tình hình suy tim cấp trên bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 90 TÌNH HÌNH SUY TIM CẤP TRÊN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Trần Phi Long*, Châu Ngọc Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: Suy tim cấp (AHF) thường được định nghĩa là sự phát triển nhanh chóng hoặc thay đổi đột ngột các triệu chứng và dấu chứng suy tim cần được chăm sóc y tế. Các bệnh đồng mắc tim mạch thường là nguyên nhân suy tim cấp. Ngược lại, các bệnh đồng mắc ngoài tim mạch, hiếm khi đóng vai trò nguyên nhân gây suy tim, nhưng thường làm trầm trọng thêm diễn tiến trình lâm sàng suy tim cấp. Một số yếu tố đóng vai trò thúc đẩy của AHF đã được thống kê từ các nghiên cứu Châu Mỹ và Châu Âu. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chung, các bệnh lý đồng mắc và các yếu tố thúc đẩy, yếu tố tiên lượng tử vong nội viện của bệnh nhân suy tim cấp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả: Nghiên cứu gồm 120 bệnh nhân tham gia. Tỷ lệ tử vong nội viện là 9,2%. Tuổi...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình suy tim cấp trên bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 90 TÌNH HÌNH SUY TIM CẤP TRÊN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Trần Phi Long*, Châu Ngọc Hoa** TÓM TẮT Mở đầu: Suy tim cấp (AHF) thường được định nghĩa là sự phát triển nhanh chóng hoặc thay đổi đột ngột các triệu chứng và dấu chứng suy tim cần được chăm sóc y tế. Các bệnh đồng mắc tim mạch thường là nguyên nhân suy tim cấp. Ngược lại, các bệnh đồng mắc ngoài tim mạch, hiếm khi đóng vai trò nguyên nhân gây suy tim, nhưng thường làm trầm trọng thêm diễn tiến trình lâm sàng suy tim cấp. Một số yếu tố đóng vai trò thúc đẩy của AHF đã được thống kê từ các nghiên cứu Châu Mỹ và Châu Âu. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm chung, các bệnh lý đồng mắc và các yếu tố thúc đẩy, yếu tố tiên lượng tử vong nội viện của bệnh nhân suy tim cấp Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả: Nghiên cứu gồm 120 bệnh nhân tham gia. Tỷ lệ tử vong nội viện là 9,2%. Tuổi trung bình: 68,9 ± 14,1. Tỉ lệ nữ cao hơn nam (57,5% so với 42,5%), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,12). Ngày nằm viện trung bình: 12 ± 8,9. Tỉ lệ suy tim cấp thể mới mắc là 29,2%. Các thể theo phân loại sinh lý bệnh gồm: suy tim mạn mất bù cấp là 68,3%, phù phổi cấp 46.7%, suy tim tăng huyết áp cấp 6,7%, choáng tim 15%, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp 43,3%, suy tim phải cấp đơn độc 5,7%. Trong đó có 61,7% các bệnh nhân có LVEF ≤ 40%. Các bệnh đồng mắc thường gặp: suy tim mạn 70,8%, tăng huyết áp 61,7%, đái tháo đường típ 2 là 33,3%, bệnh động mạch vành mạn 30%, nhồi máu cơ tim cũ 15%, rung nhĩ mạn tính 15%, đã từng PCI/CABG 12,5%, tai biến mạch máu não cũ 8,3%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 8,3%. Yếu tố thúc đẩy thường gặp: không tuân thủ điều trị (60,8%), hội chứng vành cấp (48,3%), viêm phổi (40,8%), tăng huyết áp không kiểm soát (25,8%), loạn nhịp tim (26,7%). Các yếu tố dự báo tử vong nội viện gồm: tuổi > 70, nhịp tim > 100 l/p, huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg, suy tim cấp mới mắc, điều trị Noradrenalin, choáng tim, suy tim cấp sau NMCT cấp Kết luận: Hội chứng suy tim cấp là nguyên nhân nhập viện hàng đầu ở người cao tuổi, bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh nhân suy tim cấp thường tồn tại nhiều yếu tố thúc đầy và các bệnh đồng mắc. Một số yếu tố hiện nay có thể dùng tiên lượng trong giai đoạn bệnh nhân điều trị nội viện. Từ khóa: Hội chứng suy tim cấp, đặc điểm, yếu tố thúc đẩy, bệnh đồng mắc ABSTRACT STATUS OF ACUTE HEART FAILURE SYMDROM IN PATIENTS ADMITED TO THE DEPARTMENT OF CARDIOLOGY IN CHO RAY HOSPITAL Tran Phi Long, Chau Ngoc Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 90 - 95 Background: Acute heart failure (AHF) is generally defined as the rapid development or changes * Bệnh viện Quận Thủ Đức ** Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh Tác giả: ThS.BS.Trần Phi Long ĐT: 0923366122 Email:drphilongtran@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 91 of symptoms and signs of heart failure that requires medical attention. Cardiovascular comorbidities may often have a causal relationship with AHF. In contrast, extracardiac comorbidities, which are rarely the cause of AHF but may frequently affect its clinical course and contribute to its worsening or progression. Several precipitating factors act as a trigger of AHF. Lack of compliance with prescribed medications is a common precipitating factor. Objective: To identify baseline characteristics, common comorbidities diseases, common precipitating factors and predictors for hospital mortality of acute heart failure syndromes. Method: A prospective cross-sectional study was conducted on patients with acute heart failure diagnosed at the Department of Cardiology in Cho Ray Hospital from January 2016 to June 2016. Result: This trial included 120 patients. 9.2% died during hospitalization. Mean age of patients was 68.9 ± 14.1 years. The percentage of men is 42.5%. The median length of hospitalization was 12 ± 8.9 days. De-novo heart failure was seen in 29.2% of the patients. Acute decompensated heart failure (ADHF) was reported in 68.3%, hypertensive AHF in 6.7%, pulmonary edema in 46.7%, cardiogenic shock in 15.0%, and right heart failure in 5.8%. About 61.7% had LVEF ≤ 40%. Common comorbidities diseases: chronic heart failure 70.8%, hypertension 61.7%, diabetes mellitus 33.3%, chronic ischemic heart disease 30%, previous myocardial infarction (MI) 15%, atrial fibrilation 15%, previous PCI/CABG 12.5%, previous stroke 8.3%. Common precipitating factors: uncompliance with prescribed medications (60.8%), acute coronary syndrome (48.3%), pneumonia (40.8%), uncontrolled hypertension (25.8%), arrhythmias (26.7%). The predictors for mortality included: age> 70 years, heart rate> 100 l/p, systolic blood pressure < 90 mmHg, De-novo acute heart failure, Noradrenalin treatment and acute coronary syndrome and heart failure. Conclusion: Acute heart failure is the fisrt cause of hospitalization in the elderly, with high mortality. Patients have multiple triggers and co-morbidities. Many factors now can be used for prognosis for in-hospial mortality. Key words: Acute heart failure syndrome, comorbidities diseases, precipitating factors, predictors ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim cấp là hậu quả chung của các bệnh lý tim mạch có tổn thương cấu trúc và chức năng cơ tim. Sự tiến triển nhanh chóng hoặc thay đổi đột ngột triệu chứng của hội chứng này khiến bệnh nhân cần phải nhập viện điều trị khẩn cấp. Đây là nguyên nhân nhập viện thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, có nhiều yếu tố thúc đẩy và bệnh lý đồng mắc liên quan đến bệnh tim mạch và không do tim mạch. Tại Việt Nam hiện nay số lượng nghiên cứu về suy tim cấp chưa nhiều và chỉ tập trung một số đặc điểm. Đây là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm cập nhật các tỷ lệ liên quan đặc điểm suy tim cấp. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim cấp tại khoa Nội Tim Mạch – bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2016 – 06/2016 Tiêu chuẩn chọn vào Bệnh nhân nhập khoa Nội Tim Mạch tại BVCR được chẩn đoán suy tim cấp theo tiêu chuẩn Hiệp Hội Tim Châu Âu năm 2012: triệu chứng suy tim khởi phát nhanh hay thay đổi cấp tính có bằng chứng bất thường gợi ý suy tim trên điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm tim và NT-ProBNP/BNP. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 92 Tiêu chuẩn loại trừ Những bệnh nhân không khai thác được tiền sử bệnh lý và bệnh sử Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu Những bệnh nhân < 18 tuổi, phụ nữ có thai. Xử lý và phân tích số liệu: Các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Biến định tính mô tả bằng tần số và tỉ lệ phần trăm. Biến số định lượng được trình bày dưới dạng số trung bình (± độ lệch chuẩn). Sử dụng T - test để so sánh 2 giá trị trung bình nếu biến có phân phối chuẩn. Sử dụng Mann-Whiney U-test nếu biến không có phân phối chuẩn. Sử dụng phép kiểm chi bình phương so sánh tỉ lệ của biến định tính ở mức ý nghĩa 5%. Phân tích hồi quy logistic đơn biến xác định các yếu tố tương quan với tử vong trong bệnh viện. KẾT QUẢ Kết quả từ 120 bệnh nhân tham gia nghiên cứu từ tháng 01/2016 đến tháng 06/2016 ghi nhận như sau: Đặc điểm về giới Bảng 1: Phân bố suy tim cấp theo giới tính N % giá trị p Nam 51 42,5% 0,12 Nữ 69 57,5% Chung 120 100% Tuổi trung bình 68,9 ± 14,2 (nhỏ nhất: 27 tuổi, lớn nhất: 97 tuổi). Số ngày nằm viện trung bình 12,0 ± 8,9 ngày (ngắn nhất: 1 ngày, dài nhất: 65 ngày). Đặc điểm chức năng tâm thu thất trái trên siêu âm Bảng 2: Phân bố theo chức năng tâm thu thất trái N % LVEF ≤ 40% 74 61,7 % LVEF 41%-49% 24 20% LVEF ≥ 50% 22 18,3 % Tổng số 120 100% Cách phân loại dựa vào tiền sử suy tim Bảng 3:phân bố tỷ lệ theo phân loại theo tiền sử suy tim N % Suy tim cấp mới mắc 35 29,2 % Suy tim mạn mất bù cấp tính 85 70,8 % Tổng cộng 120 100 % Các phân loại dựa theo hội chứng lâm sàng lúc nhập viện Bảng 3: Phân bố tỷ lệ theo phân loại sinh lý bệnh N % Suy tim mất bù cấp 82 68,3% Phù phổi cấp 56 46,7% Suy tim tăng huyết áp cấp 8 6,7% Choáng tim 18 15,0% Suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp 52 43,3% Suy tim phải cấp đơn độc 7 5,8% Tổng 120 100% Tỉ lệ tử vong nội viện Bảng 4: Tỉ lệ tử vong nội viện N % Tử vong 11 9,2% Không tử vong 109 90,8% Tổng số 120 100% Phân bố các bệnh đồng mắc trên dân số nghiên cứu Bảng 5: Phân bố các bệnh lý đồng mắc trong suy tim cấp N % Tai biến mạch máu não cũ 10 8,3% Đã từng PCI/CABG 15 12,5% Nhồi máu cơ tim cũ 18 15% Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính 10 8,3% Bệnh động mạch vành mạn 36 30% Suy tim mạn 85 70,8% Rung nhĩ mạn tính 18 15% Đái tháo đường típ 2 40 33,3% Tăng huyết áp 74 61,7% Tổng 120 100% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 93 Các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp Bảng 6: tỉ lệ các yếu tố thúc đẩy suy tim cấp trên dân số chung N % Tăng huyết áp không kiểm soát 31 25,8% Hội chứng vành cấp 58 48,3% Loạn nhịp tim 32 26,7% Viêm phổi 49 40,8% Không tuân thủ thuốc 73 60,8% Tổng 120 100% Các yếu tố nguy cơ có tương quan độc lập với tử vong nội viện Bảng 5: Phân tích hồi quy đơn biến các yếu tố tiên lượng tử vong nội viện Các yếu tố OR KTC 95% p Tuổi > 70 5,7 (1,2 – 27,7) 0,03 Giới nam 1,3 (0,4 – 4,8) 0,67 Nhịp tim > 100 l/p 7,7 (1,9 – 31,2) 0,01 Huyết áp tâm thu ≤ 90 mmHg 4,5 (1,3– 16,0) 0,02 Suy tim cấp mới mắc 8,1 (2,0 – 32,7) 0,01 Điều trị Noradrenalin 30,5 (6,0 – 156,1) <0,01 Điều trị Dobutamin 0,65 (0,2 – 2,3) 0,51 Choáng tim 50,0 (1,4 – 33,5) <0,01 Suy tim cấp sau NMCT cấp 6,9 (1,4 – 33,5) 0,02 BÀN LUẬN Trong nghiên cứu ghi nhận nữ giới gấp 1,3 lần nam giới. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,12). So sánh với các nghiên cứu lớn của Châu Mỹ(1,5) nữ có phần chiếm ưu thế hơn nam giới. Nhưng bên cạnh đó các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9) nam giới cao hơn. Tỉ lệ nam và nữ qua các nghiên cứu lớn ở Châu Âuvà Châu Mỹ dao động trong khoảng 50% mỗi giới. Tuổi trung bình trong nghiên cứu này là 68,9 ± 14,2, tuổi cao nhất là 97, tuổi thấp nhất là 27. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần giống các nghiên cứu EHFS II(10), ALARM-HF(4), ESC-HF Pilot(2,4,7,8,9). Tỷ lệ bệnh nhân có chức năng tâm thu thất trái bảo tồn (với điểm cắt là ≥ 40%) tỉ lệ 38,3%, cũng gần tương tự như kết quả các nghiên cứu châu Mỹ(1,5) dao động 40-51%, đối với các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 25% đến 55%, thay đổi khá nhiều trong các nghiên cứu, điều đó phụ thuộc vào đặc điểm đặc trưng cho mỗi quần thể nghiên cứu và ngưỡng điểm cắt (cut-off) áp dụng. Thể suy tim mới mắc cấp là 29,2%, kết quả này gần tương tự nghiên cứu ALARM- HF(4) tỷ lệ là 36,2%, EHFS II(7) tỷ lệ là 37%, kết quả thấp hơn nghiên cứu của tác giả Jindrich Spinar(12) tỷ lệ là 58,3%. Trong phân loại theo cơ chế sinh lý bệnh năm 2008, nghiên cứu không khảo sát tỷ lệ suy tim cấp cung lượng tim cao vì nhiều đối tượng trong nhóm này bị loại trừ như phụ nữ có thai, cường giáp. Kết quả ghi nhận: Suy tim mạn mất bù cấp tỷ lệ 68,3%, kết quả tương tự các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 65% đến 75%, kết quả cao hơn nghiên cứu ALARM-HF(2,4,7,8,9) có tỷ lệ 38,6% và Jindrich Spinar(12)có tỷ lệ 55,3%. Suy tim THA cấp tỷ lệ thấp tỉ lệ 6,7% các bệnh nhân, tương tự nghiên cứu ALARM-HF(4) tỷ lệ 7,4%, cao hơn các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9)dao động từ 4,4% đến 11%. Phù phổi cấp tỷ lệ là 46,7%, tương tự nghiên cứu ALARM-HF(4) tỷ lệ là 36,7%, cao hơn các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 13,3%đến 18,4%. Choáng tim là thể nặng nhất của suy tim cấp, gặp ở 15% bệnh nhân, tương tự tác giả Jindrich Spinar(12) tỷ lệ là 14,7%, ALARM-HF(4) tỷ lệ 11,7%, cao hơn các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 2,3% đến 4%. Suy tim phải cấp là thể ít gặp, biểu hiện ở 5,8% bệnh nhân, tương tự tác giả Jindrich Spinar(12) có tỷ lệ 3,8%, ALARM- HF(4) tỷ lệ là 4,5%, các nghiên cứu lớn Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 3,0%đến 4,7%. Từ đó cho thấy suy tim mạn mất bù cấp và phù phổi cấp là hai thể sinh lý bệnh suy tim thường gặp trên lâm sàng tim mạch. Tỷ lệ tử vong nội viện chúng tôi là 9,2%, gần tương tự nghiên cứu EHFS I và II(2,7) (cả hai đều có tỷ lệ 7%), ALARM-HF(4) (11%), nghiên cứu của Jindrich Spinar(12) tỷ lệ là Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 94 12,7%, cao hơn các nghiên cứu lớn ở Châu Mỹ(1,5)và ESC-HF Pilot(8) (đều có tỷ lệ 4%). Đánh giá về các tình trạng bệnh đồng mắc cho kết quả như sau: Trong nghiên cứu chúng tôi tăng huyết áp có tỷ lệ 61,7%, tương tự các nghiên cứu Châu Âu (2,4,7-9)dao động từ 61,8% đến 69,4%, các nghiên cứu ở Châu Mỹ(1,5)dao động khoảng 71% - 72%. Đái tháo đường ghi nhận tỷ lệ là 33,3%, tương tự như các nghiên cứu Châu Mỹ(1,5) dao động 42% - 44%, các nghiên cứu Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 32,8% đến 45,3%. Bệnh mạch vành mạn 30% bệnh nhân, thấp hơn các nghiên cứu Mỹ(1,5) và Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 50,7% đến 57%. Rung nhĩ biểu hiện 15% bệnh nhân, thấp hơn các nghiên cứu Châu Mỹ(1,5)và Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 24,4% đến 43,7%, sự khác biệt có lẽ do ngẫu nhiên và do cỡ mẫu chúng tôi nhỏ hơn. Bệnh phổi tắc nghẽn 8,3% trường hợp, tương tự nghiên cứu ATTEND(11) ở Nhật có tỷ lệ 9,5%, thấp hơn các nghiên cứu Châu Mỹ(1,5), Châu Âu(2,4,7,8,9) dao động từ 19,3% đến 31%. Điều này có thể do sự khác biệt về môi trường sống và thói quen hút thuốc. Ngoài ra, thống kê nghiên cứu này tỷ lệ suy tim mạn tính là 70,8%, nhồi máu cơ tim cũ là 15%, tai biến mạch máu não cũ là 8,3%. Thiếu máu mạn có tỷ lệ cao 65% các trường hợp. Các yếu tố thúc đẩy thống kê trong nghiên cứu gồm: Không tuân thủ điều trị thuốc tỷ lệ cao 60,8% bệnh nhân, cao hơn nghiên cứu OPTIMIZE(5) có tỷ lệ 8,9%. Tăng huyết áp không kiểm soát được ghi nhận ở 25,8% trường hợp, cao hơn nghiên cứu OPTIMIZE(5) tỷ lệ là 10,7%. Hội chứng vành cấp gặp ở 48,3% bệnh nhân, cao hơn nghiên cứu OPTIMIZE(5) tỷ lệ là 14,7%. Loạn nhịp tim trong nghiên cứu bao gồm tất cả các rối loạn nhịp tim nhanh và rối loạn nhịp chậm có nguồn gốc nhịp xoang hay không phải nhịp xoang có tỷ lệ là 26,7%, cao hơn so với nghiên cứu OPTIMIZE(5) có tỷ lệ 13,5%. Viêm phổi khảo sát các trường hợp cả viêm phổi cộng đồng lẫn viêm phổi bệnh viện, kết quả gặp ở 40,8% các bệnh nhân nghiên cứu, cao hơn so với nghiên cứu OPTIMIZE(5) có tỷ lệ 15,3%. Các yếu tố có tương quan độc lập với tử vong nội viện gồm: Tuổi > 70 (OR=5,7, 95% KTC: 1,2 – 27,7, p=0,03). Tương tự tác giả Jindrich Spinar(12) (có choáng tim OR=1,9, 95% KTC: 1,4-2,7, p<0,001, không có choáng tim OR=1,8, 95% KTC: 1,3-2,6, p=0,001) và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Duy(9) (OR=2,3, 95% KTC: 1,2-4,4, p=0,0054). Nhịp tim nhanh (điểm cắt ≥ 100 l/p) (OR=16,6, 95% KTC: 2,0-134,3, p=0,009). Tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân tăng đã chứng minh qua nghiên cứu của tác giả Palatini P. So với tác giả Nguyễn Thái (điểm cắt 105 l/p), kết quả tương tự (OR=2,6, 95% KTC: 1,4-4,9, p=0,0013). Huyết áp thấp (điểm cắt ≤ 90 mmHg) (OR=4,5, 95% KTC: 1,3– 16,0, p=0,021). Nghiên cứu OPTIMIZE-HF chứng minh rằng cả hai tỷ lệ tử vong lúc nhập viện và sau xuất viện tăng đáng kể ở bệnh nhân có huyết áp lúc nhập viện thấp. Kết quả cũng cho thấy tương tự tác giả Jindrich Spinar(12) (điểm cắt ≤ 100 mmHg) (OR=3,6, 95% KTC: 2,5-5,2, p<0,0001) và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thái Duy(9) (điểm cắt ≤ 124 mmHg) (OR=3,2, 95% KTC: 1,4-8,8, p<0,0042. Suy tim cấp thể mới mắc dự báo tăng tỷ lệ tử vong (OR=8,1, 95% KTC: 2,0 – 32,7, p=0,003). Khác với nghiên cứu của tác giả Jindrich Spinar(12) (OR=0,6, 95% KTC: 0,4-0,8, p=0,004). Điều này có thể trong nghiên cứu chúng tôi trong nhóm suy tim mới mắc cấp, có nhiều bệnh nhân kèm choáng tim. Các bệnh nhân cần điều trị Noradrenalin có nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong nội viện (OR=30,5, 95% KTC: 6,0 – 156,1, p < 0,0001). Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Jindrich Spinar(12) (nhóm choáng tim: OR=1,7, 95% KTC: 1,2-2,5, p<0,001, nhóm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 95 không choáng tim: OR=13,9, 95% KTC: 9,8- 19,6, p=0,003). Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ tử vong khác gồm: choáng tim (OR=50,0, 95% KTC: 9,3-267,5, p <0,0001), suy tim sau NMCT cấp (OR=6,9, 95% KTC:1,4 – 33,5, p=0,016). Hiện chưa có các số liệu từ các nghiên cứu tương tự đề so sánh. KẾT LUẬN Nghiên cứu trên cung cấp những tỷ lệ liên quan suy tim cấp bao gồm đặc điểm cơ bản, các bệnh đồng mắc và các yếu tố thúc đẩy thường gặp và các yếu tố có thể tiên lượng tử vong nội viện. Kết quả cho thấykhác biệt giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với (p=0,12). Bệnh đồng mắc thường gặp: suy tim mạn 70,8%, tăng huyết áp 61,7%, bệnh đái tháo đường 33,3%, bệnh động mạch vành mạn 30%. Yếu tố thúc đẩy thường gặp là không tuân thủ điều trị (60,8%), kế đến là hội chứng vành cấp (48,3%) và tình trạng nhiễm trùng (40,8%). Từ đó cho thấy quản lý suy tim cấp cần phải có cách đánh giá toàn diện. Một số yếu tố có thể tiên lượng tử vong nội viện có vai trò cung cấp thêm thông tin để có chiến lược điều trị hiệu quả suy tim cấp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adams KF Jr, Fonarow GC, Emerman CL, LeJemtel TH, Costanzo MR, Abraham WT, et al. (2005), “Characteristics and outcomes of patients hospitalized for heart failure in the United States: rationale, design, and preliminary observations from the first 100,000 cases in the Acute Decompensated Heart Failure National Registry (ADHERE)”, American heart journal,149(2):209-16. 2. Cleland JG, Swedberg K, Follath F, Komajda M, Cohen-Solal A, Aguilar JC, et al. (2003), “The EuroHeart Failure survey programme-- a survey on the quality of care among patients with heart failure in Europe”, Part 1: patient characteristics and diagnosis, European heart journal;24(5):442-63. 3. Dickstein K, Cohen-Solal A, Filippatos G, McMurray JJ, Ponikowski P, Poole-Wilson PA, et al. (2008), “ESC guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure 2008 of the European Society of Cardiology. Developed in collaboration with the Heart Failure Association of the ESC (HFA) and endorsed by the European Society of Intensive Care Medicine (ESICM)”, European journal of heart failure,10(10):933- 89. 4. Follath F, Yilmaz MB, Delgado JF, Parissis JT, Porcher R, Gayat E, et al.(2011),“Clinical presentation, management and outcomes in the Acute Heart Failure Global Survey of Standard Treatment (ALARM-HF)”, Intensive care medicine,37(4):619-26. 5. Fonarow GC, Abraham WT, Albert NM, Gattis WA, Gheorghiade M, Greenberg B, et al. (2004), “Organized Program to Initiate Lifesaving Treatment in Hospitalized Patients with Heart Failure (OPTIMIZE- HF)”: rationale and design”, American heart journal,148(1):43-51. 6. Kandula NR, Wen M, Jacobs EA, Lauderdale DS. (2009),“Association between neighborhood context and smoking prevalence among Asian Americans”, American journal of public health, 99(5):885-92. 7. Komajda M, Follath F, Swedberg K, Cleland J, Aguilar JC, Cohen-Solal A, et al. (2003), “The EuroHeart Failure Survey programme--a survey on the quality of care among patients with heart failure in Europe. Part 2: treatment”, European heart journal, 24(5):464-74. 8. Maggioni AP, Dahlstrom U, Filippatos G, Chioncel O, Leiro MC, Drozdz J, et al. (2010), “EURO -bservational Research Programme: the Heart Failure Pilot Survey (ESC-HF Pilot)”, European journal of heart failure;12(10):1076-84. 9. Nguyễn Thái Duy(2012), “Ứng dụng bảng điểm GWTG-HF trong tiên lượng tử vong nội viện bệnh nhân đợt cấp suy tim mạn”, Luận Văn Thạc Sỹ Y Học. Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh. 10. Nieminen MS, Brutsaert D, Dickstein K, Drexler H, Follath F, Harjola VP, et al. (2006), “EuroHeart Failure Survey II (EHFS II): a survey on hospitalized acute heart failure patients: description of population”, European heart journal, 27(22):2725-36. 11. Sato N, Kajimoto K, Keida T, Mizuno M, Minami Y, Yumino D, et al. (2013), “Clinical features and outcome in hospitalized heart failure in Japan (from the ATTEND Registry)”, Circulation journal : official journal of the Japanese Circulation Society”, 77(4):944-51. 12. Spinar J, Parenica J, Vitovec J, Widimsky P, Linhart A, Fedorco M, et al. (2011), “Baseline characteristics and hospital mortality in the Acute Heart Failure Database (AHEAD) Main registry”, Critical care (London, England), 15(6):R291. Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftinh_hinh_suy_tim_cap_tren_benh_nhan_nhap_vien_benh_vien_cho.pdf
Tài liệu liên quan