Tài liệu Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 79
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014
Lê Thị Thùy Linh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn ở bệnh nhi bị rắn cắn tại bệnh viện Nhi đồng
2 từ năm 2010-2014.
Phương pháp: Mô tả hồi cứu hàng loạt ca có phân tích
Kết quả:Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2014 có 87 ca bị rắn cắn tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Đa số là nam
63%, số tuổi bị rắn cắn nhiều nhất là 6 - 11 tuổi 43,7%, vùng Đông Nam Bộ là chủ yếu trong đó Bình Dương
nhiều nhất 27,6%. Rắn lục chiếm đa số 59,8%. Có 57% trường hợp được xử trí trước nhập viện, nhưng trong đó
có 37,9% trường hợp xử trí sai: garrot, chích rạch, hút nọc, đắp thuốc. Đa số các bé bị cắn ở chân (58,6%), có
35,6% các bé có triệu chứng nhiễm độc khu trú. Vấn đề sử dụng HTKNR: tỉ lệ sử dụng HTKNR là 55,2%, có 3
ca (3,4%) gặp tác dụng phụ là nổi sẩn hồng ban. Đa số bệnh n...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 79
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HUYẾT THANH KHÁNG NỌC RẮN
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014
Lê Thị Thùy Linh*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Mô tả tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn ở bệnh nhi bị rắn cắn tại bệnh viện Nhi đồng
2 từ năm 2010-2014.
Phương pháp: Mô tả hồi cứu hàng loạt ca có phân tích
Kết quả:Từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2014 có 87 ca bị rắn cắn tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Đa số là nam
63%, số tuổi bị rắn cắn nhiều nhất là 6 - 11 tuổi 43,7%, vùng Đông Nam Bộ là chủ yếu trong đó Bình Dương
nhiều nhất 27,6%. Rắn lục chiếm đa số 59,8%. Có 57% trường hợp được xử trí trước nhập viện, nhưng trong đó
có 37,9% trường hợp xử trí sai: garrot, chích rạch, hút nọc, đắp thuốc. Đa số các bé bị cắn ở chân (58,6%), có
35,6% các bé có triệu chứng nhiễm độc khu trú. Vấn đề sử dụng HTKNR: tỉ lệ sử dụng HTKNR là 55,2%, có 3
ca (3,4%) gặp tác dụng phụ là nổi sẩn hồng ban. Đa số bệnh nhân được chỉ định sử dụng kịp thời HTKNR theo
hướng dẫn của WHO 2010, tuy nhiên vẫn có 22,9 % chỉ định HTKNR chưa kịp thời, có 24,1% các ca cần truyền
máu và các sản phẩm của máu. Thời gian nằm viện trung bình là 8,14 ngày, khỏi bệnh là 95,2%.
Kết luận: huyết thanh kháng nọc rắn được sử dụng trên bệnh nhi bị rắn cắn tại bệnh viện Nhi Đồng 2 chiếm
55,2 %, đa số được chỉ định kịp thời theo hướng dẫn của WHO năm 2010.
Từ khóa: rắn cắn, huyết thanh kháng nọc rắn
ABSTRACT
SITUATION OF USING ANTIVENOM AT THE CHILDREN’S HOSPITAL 2
Le Thi Thuy Linh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 4 - 2016: 79 - 86
Objective: To describe the using of antivenom at Children’s hospital 2 from 2010- 2014.
Methods: Retrospective, cross- sectional description.
Result: From January 2010 to December 2014, there were 87 patients with sinke bite at Children’s Hospital
2. The male was 63%, the most age 6 - 11 years old 43.7%, the South East is primarily and Binh Duong province
was 27.6%. Viper majority of 59.8%, with 57% of cases were admitted to hospital management before, but 37.9%
including case management wrong: garrot, puncture incision, sucking the venom, apply tranditional medicine.
The most part was bitten is the leg (58.6%). 35.6% of babies with symptoms of localized contamination. The use of
antivenom: rate used is 55.2%, with 3 cases (3.4%) experiencing side effects are rash. Most patients use
antivenom timely under the guidance of the WHO in 2010, but still 22.9% of patients were not use timely
antivenom. 24.1% of cases need blood transfusions and blood products. Days of hospitalization were 8.14.
Conclusion: snake antivenom serum is used on patients in Children’s hospital 2 make up 55.2%, most
timely appointed under the guidance of the WHO in 2010.
Keywords: snake bite, antivenom
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rắn độc cắn là một tai nạn chết người, có thể
gây tử vong một cách nhanh chóng hoặc để lại di
chứng nặng nề. Theo thống kê của tổ chức y tế
thế giới, mỗi năm có khoảng 30.000-40.000 người
chết do rắn độc cắn, chủ yếu gặp ở Châu Á
* Bệnh viện Nhi Đồng 1
Tác giả liên lạc: Bs Lê Thị Thùy Linh ĐT: 0989764977 Email: linhepios@yahoo.com.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 80
25.000-35.000(9). Ước tính, Việt Nam có khoảng
30.000 bệnh nhân rắn cắn trong một năm, số
trường hợp tử vong cũng khá cao(7). Tuy nhiên
con số này còn thấp hơn nhiều so với con số thực
tế vì chưa thống kê số người chết do rắn cắn
trước khi đến bệnh viện.
Đặc điểm của bệnh lý rắn cắn là triệu chứng
rất đa dạng tùy thuộc vào loại rắn cắn có thể gây
rối loạn đông máu, yếu liệu chi, suy hô hấp
Không phải lúc nào chẩn đoán loại rắn cắn và
điều trị cũng thuận lợi. Việc điều trị rắn cắn
ngoài hỗ trợ hô hấp, điều chỉnh rối loạn đông
máu việc sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn
là một điều trị đặc hiệu rất quan trọng.
Bản chất huyết thanh kháng nọc rắn là một
globulin miễn dịch, được tinh chế từ huyết thanh
hoặc huyết tương của ngựa hoặc cừu đã được
miễn dịch bằng nọc của một hay nhiều loại rắn.
Do đó, khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn, bao
giờ cũng phải theo dõi liên tục người bệnh vì các
phản ứng phụ có thể xảy ra, nhất là sốc phản vệ.
Do có tác dụng phụ khi sử dụng nên chỉ sử dụng
huyết thanh kháng nọc rắn theo đúng chỉ định(7).
Trên thế giới, cũng như ở Việt Nam có nhiều
nghiên cứu về việc sử dụng huyết thanh kháng
nọc rắn, tuy nhiên nghiên cứu ở trẻ em không
nhiều. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu:
“Tình hình sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn
ở bệnh nhi bị rắn cắn tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ
2010-2014” nhằm đánh giá tình hình sử dụng
cũng như hiệu quả của việc sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn ở trẻ em. Từ đó nâng cao hiệu quả
điều trị, hạn chế tỷ lệ tử vong và các di chứng.
Mục tiêu nghiên cứu
Tỉ lệ trẻ bị rắn cắn sử dụng huyết thanh
kháng nọc rắn tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ
01/01/2010 đến 31/12/2014.
Xác định tỷ lệ các đặc điểm dịch tễ trẻ bị rắn
cắn được sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn tại
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2010 đến
31/12/2014.
Xác định tỷ lệ các đặc điểm lâm sàng trẻ bị
rắn cắn được sử dụng huyết thanh kháng nọc
rắn tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2010 đến
31/12/2014.
Xác định tỷ lệ các đặc điểm cận lâm sàng trẻ
bị rắn cắn được sử dụng huyết thanh kháng nọc
rắn tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/01/2010 đến
31/12/2014.
Tỉ lệ trẻ được chỉ định HTKNR theo đúng
hướng dẫn của WHO 2010.
So sánh giữa 2 nhóm được chỉ định đúng và
không đúng theo hướng dẫn của WHO 2010 về
thời gian nằm viện, số lượng HTKNR cần
truyền, chế phẩm máu sử dụng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô tả hồi cứu hàng loạt ca có phân tích
KẾT QUẢ
Đặc điểm dịch tễ học
Phân bố theo giới
Nam 63%, nữ 37%. Tỉ lệ bệnh nhi nam/nữ :
1,7/1.
Phân bố theo tuổi
Tuổi trung bình (6,9 tuổi):
Bệnh nhi 6 -11 tuổi chiếm gần 1/2 tổng số
trường hợp
< 2 tuổi 16,1%, từ 2 - < 6 tuổi 25,3%, từ 6- <11
tuổi 43,7%, trên 11 tuổi 14,9%
Phân bố theo địa phương
Bảng 1: Phân bố theo địa phương
Địa phương Số ca Tỉ lệ %
TP Hồ Chí minh 18 20,7
Đông Nam Bộ 47 54,1
Bình Dương 24 27,6
Bình Phước 8 9,2
Đồng Nai 10 11,5
Tây Ninh 2 2,3
Vũng Tàu 3 3,4
Nam Trung Bộ 10 11.5
Bình Thuận 9 10,3
Quãng Ngãi 1 1,1
Tây Nam Bộ 1 1.1
Cần Thơ
Tây Nguyên 11 12.6
Đak Nông 9 10,3
Đăk lăk 2 2,3
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 81
Nhận xét: 1/5 trường hợp rắn cắn ở TP Hồ Chí
Minh; 1/2 trường hợp rắn cắn ở Đông Nam Bộ.
Loại rắn
Rắn lục 59,8%, rắn chàm quạp 9,2%, hổ mèo
13,8%, hổ hành 1,1%, không rõ loại 16,1%
Thời gian từ lúc bị cắn đến lúc nhập viện:
Thời gian trẻ bị rắn cắn đến lúc nhập viện trung
bình là 13,56 giờ, sớm nhất là 1 giờ, trễ nhất là 99
giờ. ½ trường hợp trẻ bị rắn cắn đến sớm trước 6
giờ (48,3%)
Đặc điểm lâm sàng
Xử trí trước vào viện
Có xử trí trước nhập viện là 76%
Xử trí cụ thể
Bảng 2: Xử trí cụ thể
Xử trí Xử trí cụ thể Số BN %
Được khuyến cáo
Điều trị CSYT trước 56 84,85
Rửa vết thương 7 10,6
Băng ép 9 13,63
Không được khuyến cáo
Garo 6 9,09
Chích-rạch-hút nọc 9 13,63
Đắp thuốc 10 15,15
Vị trí bị cắn
3/5 trường hợp bị rắn cắn ở chân
Tay 37,9%, chân 58,6%, thân mình 2,3%, đầu
mặt cổ 1,2%
Triệu chứng lâm sàng
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng
TCLS SL %
Tại chỗ 87 100
Nhiễm độc khu trú 31 35,6
Chảy máu 7 8,1
Thần kinh 3 3,5
Sốc 3 3,5
Tiểu đỏ 3 3,4
Sốt 15 17,2
Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm máu
Bảng 4: Xét nghiệm máu
Xét nghiệm Thời điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Tiểu cầu giảm
Nhập viện 5 5,7
Sau 6h 2 2,3
Sau 12h 2 2,3
Xét nghiệm Thời điểm Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Giảm fibrinogen
Nhập viện 23 26,4
Sau 6h 16 18,4
Sau 12h 13 14,9
TQ kéo dài
Nhập viện 16 18,4
Sau 6h 39 44,8
Sau 12h 23 26,4
TCK kéo dài
Nhập viện 11 12,6
Sau 6h 36 41,4
Sau 12h 22 25,3
DIC (+) 3 3,4
Hemoglobin lúc nhập viện < 8 g/dl 2 2,3
Nhận xét: có 3/87 bệnh nhân (3,4%) có biến
chứng đông máu nội mạch lan tỏa, 2 trường hợp
giảm hemoglobin <8 g/dl.
Xét nghiệm nước tiểu
Bảng 5: Xét nghiệm nước tiểu
Chỉ định Số bệnh nhân Tỉ lệ %
TPTNT 38/87 43,7
Máu trong NT 8/38 21
Myoglobin niệu 2/38 5,3
Nhận xét: có 38 bệnh nhân được chỉ định
làm TPTNT, có 2/38 ca tiểu Myoglobin.
Điều trị và kết quả điều trị
Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn
Bảng 6: Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn
Sử dụng HTKNR Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Không 39 44,8
Có 48 55,2
Tổng 87 100
Số lần sử dụng HTKNR
Bảng 7: Số lần sử dụng HTKNR
Số lần Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Dùng 1 lần 39 81,3
Dùng 2 lần 9 18,7
Tổng 48 100
Tác dụng phụ khi truyền huyết thanh kháng
nọc rắn
Có 3/48 ca (6,25%) có tác dụng phụ là nổi sẩn
hồng ban.
Chỉ định kịp thời sử dụng HTKNR
Bảng 8: Chỉ định kịp thời sử dụng HTKNR
Chỉ định kịp thời Có Không
Lúc nhập viện 41 7
Sau 6 giờ 47 1
Sau 12 giờ 45 3
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 82
Sử dụng chế phẩm máu (21 ca)
Chỉ định kịp thời sử dụng HTKNR
Bảng 9: Chỉ định kịp thời sử dụng HTKNR
Chế phẩm máu Số bệnh nhân Tỉ lệ %
Kết tủa lạnh 15/87 17,2
Huyết tương tươi đông lạnh 11/87 12,6
Tiểu cầu 3/87 3,4
Hồng cầu lắng 5/87 5,7
Thời gian nằm viện
Trung bình 8,14 ngày.
Bảng 10: Thời gian nằm viện
Thời gian Số bệnh nhân Tỉ lệ %
≤ 7 ngày 60 69
8- 14 ngày 18 20,7
> 14 ngày 9 10,3
Tổng 87 100
Tỷ lệ tử vong
Không có trường hợp tử vong tại bệnh viện,
khỏi là 95,4%, nặng xin về là 4,6%.
So sánh 2 nhóm được sử dụng đúng và không đúng HTKNR theo hướng dẫn của WHO
năm 2010
Bảng 11: So sánh 2 nhóm được sử dụng đúng và không đúng HTKNR
Sử dụng kịp thời
(n= 37 ca)
Sử dụng chưa kịp thời
(n= 11 ca)
Tổng Ý nghĩa
Thời gian nằm viện
(trung bình)
9,02 5,7 P=0,0003
Số lượng HTKNR 6,8 6,6 P=0,18
Cần truyền chế phẩm máu 14 4 18 ca Không thực hiện được phép kiểm
Nhận xét: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p= 0,0003) về thời gian nằm viện trung bình
giữa 2 nhóm sử dụng kịp thời và không kịp thời
HTKNR, những trường hợp sử dụng HTKNR
chưa kịp thời có số ngày nhập viện ngắn hơn có
thể do những trường hợp này bệnh nhân thường
có chỉ định truyền HTKNR chưa rõ ràng.
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p= 0,18) về số lượng HTKNR cần truyền giữa
2 nhóm.
Số lượng các ca cần truyền chế phẩm máu ít
nên không thực hiện được phép kiểm.
BÀN LUẬN
Đặc điểm dịch tễ học
Phân bố theo giới
Trong thời gian nghiên cứu 4 năm có 87
trường hợp bệnh nhi bị rắn cắn nhập viện và
điều trị tại bệnh viện Nhi Đồng 2. Trong đó, tỉ lệ
nam/nữ là 1,7/1 tương tự nghiên cứu của tác giả
Vũ Văn Đính, Nguyễn Thị Dụ (2009) trong 5
năm BV Bạch Mai có 405 trường hợp rắn cắn, tỉ
lệ nam/nữ là 2/1, tác giả Nguyễn Trung Nguyên
tại BV Chợ Rẫy (2008) có 126 trường hợp thì tỉ lệ
nam/nữ là 2,2/1, nghiên cứu của tác giả Trần
Đình Điệp về rắn chàm quạp trong 5 năm tại BV
Nhi Đồng 1 tỉ lệ nam/nữ là 2,6/1. Trẻ nam bị rắn
cắn cao hơn nữ có thể do bé trai thường hiếu
động hơn bé gái.
Phân bố theo tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình bị rắn cắn là 6,9 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 10
tháng, tương tự như nghiên cứu của Trần Thị
Ngọc Liên, tuổi nhỏ nhất là 11 tháng. Trẻ bị rắn
cắn ở nhóm tuổi 6 - <11 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất
43,7%, tương tự như nghiên cứu của tác giả Trần
Thị Ngọc Liên (2013) tại BV Nhi Đồng 2, Trần
Đình Điệp bệnh viện Nhi Đồng 1 với kết quả lần
lượt là 36,7% và 37,5%. Trẻ ở độ tuổi đi học bị
rắn cắn chiếm tỉ lệ cao có thể do trẻ bắt đầu tiếp
xúc với môi trường bên ngoài, thích tìm hiểu môi
trường xung quanh nhưng chưa nhận thức được
sự nguy hiểm.
Phân bố theo địa phương
Về đặc điểm địa lý, tỉ lệ trẻ bị rắn cắn ớ các
tỉnh Đông Nam Bộ chiếm tỉ lệ cao nhất 54,1%,
tương tự như nghiên cứu của tác giả Trần Thị
Ngọc Liên (2013) với tỉ lệ 56,7%. Các tỉnh Đông
Nam Bộ chiếm tỉ lệ cao là do bệnh viện Nhi
Đồng 2 thường nhận bệnh chuyển tuyến từ các
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 83
tỉnh Đông Nam Bộ, và các tỉnh Đông Nam Bộ là
khu vực họ rắn lục tập trung cao.
Loại rắn
Trong nghiên cứu, rắn lục chiếm số lượng
nhiều nhất 52 trường hợp chiếm 59,8%, thứ 2 là
rắn hổ mèo với 12 trường hợp (13,8), rắn chàm
quạp chiếm tỉ lệ 9,2 %. Tỉ lệ rắn lục chiếm tỉ lệ
cao 59,8% tương tự nghiên cứu BS Lê Khắc
Quyến BV Chợ Rẫy rắn lục chiếm tỉ lệ cao nhất
77/131 trường hợp (58,8%), tác giả Trịnh Xuân
Kiếm, miền nam Việt Nam trong 8 năm tại BV
Chợ Rẫy tỉ lệ rắn cắn thuộc họ rắn lục là
1253/1997 trường hợp (62,7%). Trẻ bị rắn lục cắn
chiếm tỉ lệ cao là do phân bố địa lý vùng Đông
Nam Bộ rắn lục chiếm đa số.
Thời gian từ lúc bị rắn cắn đến lúc nhập viện
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 82,7% trẻ
bị rắn cắn nhập viện trước 24 giờ, tương tự như
nghiên cứu của Trần Đình Điệp, Trần Văn
Cường tại bệnh viện Nhi Đồng 1 lần lượt là
82,9%, 85%. Riêng thời điểm từ 0-6 giờ, trong
nghiên cứu của chúng tôi có 48,3% trường hợp
nhập viện sớm trước 6 giờ có thể do đa số các ca
là do họ rắn lục cắn với triệu chứng tại chỗ nổi
bật. Một trường hợp ghi nhận bé bị rắn hổ cắn,
sau hơn 3 ngày em mới được đưa đến bệnh viện
trong tình trang sốc và rối loạn tri giác là do
không có sự quan tâm của thân nhân và triệu
chứng lâm sàng khi bị rắn hổ cắn chủ yếu là biểu
hiện yếu liệt, triệu chứng tại chỗ không rầm rộ.
Đặc điểm lâm sàng
Xử trí trước vào viện
Trong 87 trường hợp nhập viện có 66 trường
hợp (75,9 %) được xử trí trước vào đến BV Nhi
Đồng 2. Các xử trí trước nhập viện rất đa dạng,
một số cơ sở y tế làm chậm hấp thu nọc độc bằng
các biện pháp như rửa vết thương, bất động,
băng ép. Tuy nhiên vẫn có những xử trí của thân
nhân như garrot, chích, rạch, hút nọc, đắp thuốc
lên vị trí rắn cắn (25/66 ca chiếm 37,9 %), làm ảnh
hưởng đến việc chậm trễ chuyển đến bệnh viện,
ảnh hưởng đến tính mạng, để lại các di chứng
cho bệnh nhân. Tỉ lệ này gần với nghiên cứu của
tác giả Trần Thị Kim Liên về việc sơ cứu và xử trí
ban đầu trẻ bị rắn cắn tại BV Nhi Đồng 2 (7/30 ca,
chiếm 23,3 %). Trong nghiên cứu trên bệnh nhi
bị rắn chàm quạp cắn tai BV Nhi Đồng 1 tác giả
Trần Đình Diệp thì tỉ lệ xử trí không thích hợp
gồm rạch da, hút nọc, garrot, đắp thuốc nam khá
cao (lần lượt là 27,5%, 25%, 47,5%, 45%).
Vị trí rắn cắn
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 58,6%
trường hợp trẻ bị rắn cắn ở chân tương tự như
nghiên cứu của Trần Đình Điệp, Frank G. Walter
và cộng sự lần lượt là 72,5%, 58%. Một bé trai 4
tuổi bị cắn ở vị trí mũi do bé cúi mặt vào thùng
đồ chơi có 1 con rắn hổ mèo trong thùng. Vị trí
vết cắn tùy thuộc vào nơi sinh sống của các loại
rắn và hoàn cảnh bị cắn. Bệnh nhân trong nghiên
cứu là trẻ em đa số do vô tình giẫm phải rắn nên
bị cắn ở chi dưới nhiều hơn.
Triệu chứng lâm sàng
Sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân bị triệu chứng
tại chỗ như sưng đau, phù nề lan rộng, đau hạch
lympho cùng lân cận, có thể có xuất huyết dưới
da, trong cơ và chèn ép khoang. Các triệu chứng
toàn thân có thể có chóng mặt, lo lắng, rối loạn
tri giác, rối loạn đông máu, sốc, suy thận tuy
nhiên tùy vào các yếu tố: chủng loại rắn, kích cỡ
con rắn, mức độ vết thương, số răng độc xuyên
qua da, số nhát cắn mà các triệu chứng lâm sàng
khác nhau.
Trong nghiên cứu, đa số các trường hợp là bị
rắn lục cắn, tất cả các bệnh nhân đều có triệu
chứng tại chỗ, đa số các trường hợp là bị rắn lục
cắn nên tỉ lệ tổn thương tại chỗ và chảy máu cao,
bên cạnh đó cũng ghi nhận các trường hợp có
triệu chứng về thần kinh, tim mạch và thận (tỉ lệ
mỗi nhóm này là 3/87 chiếm 3,4%).
Đặc điểm cận lâm sàng
Xét nghiệm máu
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận xét
nghiệm các thời điểm lúc nhập viện, sau 6 giờ và
sau 12 giờ nhập viện. Tại thời điểm nhập viện, có
5,7% ca giảm tiểu cầu, 26,3% ca có fibrinogen <1
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 84
g/l, 18,4% ca TQ kéo dài, 12,6% ca có TCK kéo
dài. Có 3,4% bệnh nhân có tình trạng đông máu
nội mạch lan tỏa gặp ở bệnh nhân bị rắn chàm
quạp cắn và bệnh nhân bị rắn hổ cắn được đưa
đến bệnh viện trễ trong tình trạng nặng.
Trong nghiên cứu của chúng tôi tại thời điểm
nhập viện ghi nhận 2 bệnh nhân (2,3%) thiếu
máu nặng (Hemoglobin là 5,1 g/dl và 7,05 g/dl),
giá trị trung bình Hemoglobin của bệnh nhân
trong lô nghiên cứu là 12,7 g/l (5,1-16,4).
Xét nghiệm nước tiểu
Có 38 bệnh nhân (43,7%) được chỉ định làm
tổng phân tích nước tiểu, tìm máu, myoglobin
trong nước tiểu, có 2,3% bệnh nhân (2 ca) ghi
nhận có Myoglobin trong nước tiểu do tình trạng
ly giải cơ. Xét nghiệm nước tiểu là một xét
nghiệm nhanh chóng đánh giá tình trạng tiểu
máu trên những bệnh nhân có nghi ngờ. Trong
nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 2 trường hợp
ghi nhận có Myoglobin trong nước tiểu do đây là
xét nghiệm gửi ngoài, chỉ chỉ định cho trường
hợp rất nặng và một số bệnh nhân được chỉ định
nhưng không có điều kiện làm.
Điều trị
Sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn
Chỉ định điều trị huyết thanh kháng nọc rắn
theo WHO 2010 :
-Nhiễm độc toàn thân:
+ Bất thường hệ cầm máu: chảy máu hệ
thống, tự phát (lâm sàng), rối loạn đông máu
hoăc giảm tiểu cầu (xét nghiệm đông máu toàn
bộ 20 phút hoặc xét nghiệm khác), tiểu cầu <
100.109 /l
+ Dấu hiệu thần kinh: sụp mi, liệt cơ vận
nhãn ngoài, liệt toàn thể (lâm sàng)
+ Dấu hiệu tim mạch: tăng huyết áp, loạn
nhịp tim, shock (lâm sàng, ECG bất thường)
+ Suy thận cấp: thiểu niệu, vô niệu (lâm
sàng), tăng creatinin, ure máu (xét nghiệm)
+ Tiểu nâu sậm (lâm sàng), bằng chứng về
tan máu trong lòng mạch và vỡ cơ toàn thân.
+ Bằng chứng xác định hỗ trợ xác định
nhiễm độc toàn thân.
- Nhiễm độc tại chỗ:
+ Sưng nề hơn ½ chi bị cắn (không phải do
garrot).
+ Sưng nề sau bị cắn tới ngón chân, đặc biệt
là tới ngón tay.
+ Sưng nề lan rộng nhanh.
+ Sưng nề, đau hạch lympho dọc chi bị cắn.
Trong số 87 trường hợp nhập viện thì có 48
trường hợp (55,2%) được sử dụng HTKNR,
HTKNR chứa kháng thể sẽ trung hòa nọc độc
rắn, tuy nhiên việc sử dụng phải cân nhắc mức
độ cần thiết, phản ứng phụ, đây cũng là một loại
thuốc khá đắt tiền và việc cung cấp giới hạn về
số lượng và chủng loại. Tại thành phố Hồ Chí
Minh có các loại huyết thanh: hổ đất, hổ chúa,
chàm quạp và rắn lục.Tỉ lệ sử dụng HTKNR
trong nghiên cứu của chúng tôi là 55,2% thấp
hơn nghiên cứu của tác giả Trần Đình Diệp, tỉ lệ
sử dụng HTKNR chàm quạp là 70%.
Số lần sử dụng HTKNR
Trong số 48 trường hợp thì có 9 trường hợp
(18,8 %) phải sử dụng đến lần thứ 2 HTKNR do
tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh
nhân không cải thiện, trong đó có 8 trường hợp
ghi nhận bất thường đông máu trên xét nghiệm,
chức năng đông máu vẫn diễn tiến sau 6 giờ, 1
trường hợp do nhiễm độc khu trú tăng nhiều.
Tác dụng phụ khi truyền huyết thanh kháng
nọc rắn
Trong các ca truyền HTKNR thì có 3/48 (6,25
%) ca có tác dụng phụ là nổi sẩn hồng ban, cải
thiện sau khi ngưng truyền và sử dụng kháng
histamine.
Chỉ định kịp thời sử dụng HTKNR
Trong 48 ca được sử dụng HTKNR có 37/48
(77,1 %) ca được sử dụng HTKNR theo hướng
dẫn của WHO năm 2010, 11(22,9 %) ca chỉ định
không kịp thời.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi Khoa 85
Sử dụng chế phẩm máu (21 ca)
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 21 bệnh
nhân (24,1 %) được chỉ định truyền các chế
phẩm máu, trong đó kết tủa lạnh là nhiều nhất,
do trong nghiên cứu, tỉ lệ bệnh nhân bị rắn lục
cắn nhiều, đặc điểm của rắn lục là gây rối loạn
đông máu.
Thời gian nằm viện
Thời gian nằm viện trung bình là 8,14 ngày
(từ 1- 50 ngày). Kết quả này tương tự nghiên
cứu của tác giả Trần Đình Diệp (8,17 ngày) và
tác giả Weber R.A và cộng sự (8 ngày). Nghiên
cứu cũng cho thấy đa số các bệnh nhân nằm
viện trong thời gian ≤ 7 ngày (69%), lâu nhất là
50 ngày do bé bị rắn cắn nặng ở tay, phải điều
trị oxy cao áp và cắt lọc, ghép da nên theo dõi
dài ngày.
Tỷ lệ tử vong
Số ca khỏi 83/87 ca (95,4%), có 4 (4,6%)
trường hợp nặng xin về trong đó có 1 trường
hợp do rắn chàm quạp cắn đã truyền HTKNR
nhưng lâm sàng chưa cải thiện. Còn lại 3 trường
hợp ghi nhận bệnh nhân bị rắn hổ mèo cắn, tình
trang nhiễm độc khu trú nặng, tăng dần: có 1
trường hợp bị chỉ định đoạn tay, 2 trường hợp có
chỉ định cắt lọc da, dẫn lưu vết thương nhưng
thân nhân bệnh nhân không đồng ý, không ghi
nhận trường hợp tử vong tại bệnh viện.
Với việc sử dụng HTKNR sớm, xem xét chỉ
định sử dụng lần 2 cộng với các biện pháp chăm
sóc vết thương, cắt lọc, oxy cao áp, truyền máu
và các chế phẩm máu đã cải thiện rất tốt tình
trạng bệnh nhân bị rắn cắn.
So sánh 2 nhóm được sử dụng đúng và không
đúng HTKNR theo hướng dẫn của WHO năm
2010
Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các
bệnh nhân được chỉ định sử dụng HTKNR kịp
thời, tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ không nhỏ 22,9%
(11 ca) chỉ định chưa kịp thời, 7 trường hợp bị
chỉ định chưa kịp thời tại thời điểm nhập viện,
sau 6 giờ là 1 ca, sau 12 giờ là 3 ca. Đa số các ca
chỉ định chưa kịp thời do tình trạng bệnh nhân
không quá nặng, chỉ định HTKNR chưa rõ ràng,
có 5 ca (10,4%) bất thường chức năng đông máu,
2 ca được chỉ định truyền các chế phẩm của máu
trước, 6 ca (12,5%) tình trạng nhiễm độc khu trú
đủ điều kiện để truyền HTKNR.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 87 bệnh nhân bị rắn cắn
nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 từ năm 2010 đến
năm 2014, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng:
Đa số là nam (55,6%), số tuổi bị rắn cắn nhiều
nhất là 6- 11 tuổi (43,7%), vùng Đông Nam Bộ là
chủ yếu trong đó Bình Dương nhiều nhất
(27,6%). Rắn lục chiếm đa số (59,8%), 48,3 % đến
bệnh viện sớm trước 6 giờ.
Về đặc điểm lâm sàng: có 57% trường hợp
được xử trí trước nhập viện, nhưng trong đó
có 37,9 trường hợp xử trí sai: garrot, chích
rạch, hút nọc, đắp thuốc. Đa số các bé bị cắn ở
chân (58,6%), có 35,6% các bé có triệu chứng
nhiễm độc khu trú. Rối loạn đông máu nội
mạch có 3 ca (3,4%).
Vấn đề sử dụng HTKNR: tỉ lệ sử dụng
HTKNR là 55,2%, có 3 ca (3,4%) gặp tác dụng
phụ là nổi sẩn hồng ban. Đa số bệnh nhân được
chỉ định sử dụng kịp thời HTKNR, tuy nhiên
vẫn có 22,9 % chỉ định HTKNR chưa kịp thời. Có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0003) về
số ngày nằm viện giữa 2 nhóm chỉ định HTKNR
kịp thời và không kịp thời. Điều trị: bên cạnh sử
dụng HTKNR, có 24,1% các ca cần truyền máu
và các sản phẩm của máu, thời gian nằm viện
trung bình là 8,14 ngày, khỏi bệnh là 95,2%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bon C, Choumet V, Nguyễn Lê Trang, Nguyễn Thị Nguyệt
Thu (1998), "Tổng quan về miễn dịch trị liệu nạn nhân rắn cắn
ở Việt Nam", Tài liệu tóm tắt Hội nghị về rắn độc và điều trị
nạn nhân rắn độc, Bệnh viện Chợ Rẫy - TP. Hồ Chí Minh
1998, trang. 45.
2. Bùi Quốc Thắng (2007), “Rắn Cắn”, Bài giảng bệnh học Nhi
Khoa, nhà xuất bản Y học,trang.463 - 477.
3. Chippaux JP. (1998), "Snake - bistes, appraisal of the global
situation", Buillentin of the world Health Organization, 1998,
pp. 75.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 4 * 2016
Chuyên Đề Nhi Khoa 86
4. Fischbach FRN et al (2004), A manual of laboratory and
diagnostic tests, edition8, Lippicott- William and Wilkins,
pp.164, 176:180.
5. Jame R., Roberts (1992), "The diagnosis and treatment of
snaketite", In George R. Schwartz's Priciples and Practice of
Emergency Medecine, Third edition, Publishad dy lea &
Febiger America, trang 2762 – 2779.
6. Kathleen DP (2011) Mosby’s Diadnostic and laboratory test
reference, Elsevier Mosby, Missouri, 464, 732, 800, 1044, 322,
326.
7. Warrell DA và Trịnh Xuân Kiếm (2000), “Xử trí lâm sàng của
rắn cắn tại khu vực Đông Nam Á”.
8. White J (2004), "Overview of venomous snakes of the world",
Medical Toxicology, Richard. Dart, 3rd Edition, pp. 1543 - 1591.
9. World Health Organization 2010,”Guidelines for the
management of snake bite”
Ngày nhận bài báo: 31/3/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/5/2016
Ngày bài báo được đăng: 25/7/2016
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_su_dung_huyet_thanh_khang_noc_ran_tai_benh_vien_nh.pdf