Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra - nghiên cứu lớn

Tài liệu Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra - nghiên cứu lớn: Xã hội học, số 2 - 1990 Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra-nghiên cứu lớn *VŨ MẠNH LỢI Ở Việt Nam thời gian gần đây vấn đề tái sản xuất dân cư ngày càng thu hút sự chú ý đặc biệt của các cơ quan chuyên trách Nhà nước, chuyên gia của nhiều ngành khác nhau và đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội. Sách báo, ấn phẩm về dân số được lưu hành với số lượng ngày càng gia tăng. Nhiều hội nghị, hội thảo về dân số được tổ chức. Nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu được tiến hành. Tuy nhiên, do có những khó khăn như thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ có năng lực, thiếu kinh phí và các phương tiện nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm tổ chức và tiến hành điều tra v. v. . . nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế, tản mạn, diện bao trùm hẹp, không cố cơ sở khái quát cao, các kết luận còn mang tính chất tư biện, cảm tình, ít sức thuyết phục. Có thể nói cuộc điều tra Dân số học và Y tế (VN DHS- 88) do Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình tiến hành năm 1988 với sự trợ...

pdf6 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 889 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra - nghiên cứu lớn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 2 - 1990 Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra-nghiên cứu lớn *VŨ MẠNH LỢI Ở Việt Nam thời gian gần đây vấn đề tái sản xuất dân cư ngày càng thu hút sự chú ý đặc biệt của các cơ quan chuyên trách Nhà nước, chuyên gia của nhiều ngành khác nhau và đông đảo quần chúng nhân dân, các tổ chức xã hội. Sách báo, ấn phẩm về dân số được lưu hành với số lượng ngày càng gia tăng. Nhiều hội nghị, hội thảo về dân số được tổ chức. Nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu được tiến hành. Tuy nhiên, do có những khó khăn như thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ có năng lực, thiếu kinh phí và các phương tiện nghiên cứu, thiếu kinh nghiệm tổ chức và tiến hành điều tra v. v. . . nên kết quả thu được còn nhiều hạn chế, tản mạn, diện bao trùm hẹp, không cố cơ sở khái quát cao, các kết luận còn mang tính chất tư biện, cảm tình, ít sức thuyết phục. Có thể nói cuộc điều tra Dân số học và Y tế (VN DHS- 88) do Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình tiến hành năm 1988 với sự trợ giúp của các chuyên gia Liên hợp quốc là một cuộc nghiên cứu lớn đầu tiên ở nước ta. Cuộc điều tra nghiên cứu này được tiến hành tại 12 tỉnh, thành phố với dung lượng mẫu là 4172. Trong cuộc điều tra này, nhiều thông tin dân số học quan trọng đã được thu thập, xử lí và đã được công bố phần nào. Bên cạnh đó, cuộc Tổng kiểm kê dân số tiến hành ngày 1- 4 -1989 cùng mang lại một khối lượng lớn những thông tin dân số quan trọng, với diện bao trùm lớn, đáng tin cậy để có thể dựng nên được một bức tranh toàn cảnh về thực trạng dân số nước ta. Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, ở Việt Nam, mức sinh tuy vẫn còn ở mức cao song đang có chiều hướng giảm. Nhưng cụ thể mức sinh còn cao là bao nhiêu và đang giảm như thế nào thì các số liệu đưa ra rất khác nhau và được lí giải chưa thỏa đáng. Diều quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao nữa là tiềm năng tái sinh sản của dân cư còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong bài viết ngắn này, dựa vào các số liệu của VN DHS-88 đã được công bố và so sánh với số liệu 5% đã sử lí của Tổng kiểm kê dân số năm 1989 chúng tôi chỉ có ý định tìm hiểu thực chất của tình hình sinh đẻ ở Việt Nam hiện nay và phần nào đó có thể đưa ra những kiến giải nhất đinh với mục đích đóng góp vào việc hiểu biết sâu sắc hơn hiện trạng dân số của nước ta. Chúng tôi bắt đầu bằng việc phân tích những tỷ suất sinh chung nhất để có thể đưa ra một ý niệm chung về mức sinh và khuynh hướng sinh đẻ hiện nay ở nước ta. Theo đánh giá của VN DHS - 88, năm 1988 tỷ suất sinh thô là 33‰, tỷ lệ tử thô là so và tỷ suất tăng tự nhiên là 2,5%: Như vậy, tỷ suất sinh và tăng tự nhiên này cao hơn rất nhiều so với các số liệu của Niên giám thống kê 1987 và cũng cao hơn rất nhiều so với mục đích dân số của Nhà nước là 1,7%. Theo đánh giá sơ bộ dựa theo số liệu mẫu 5% Tổng kiểm kê dân số 1989, tỷ suất sinh thô là khoảng 31- 32‰, thấp hơn đôi chút so với con số kể trên, tỷ suất tử thô là khoảng 8- 9‰, không khác với đánh giá của VN DHS-88. Tỷ lệ tăng tự nhiên khoảng 2, 2 đến 2, 4%, cao hơn rất nhiều so với mục đích dân số của Nhà nước Bảng 1 cho ta một ý niệm về khuynh hướng sinh đẻ trong khoảng mười năm gần đây. Tuy rằng phương pháp đánh giá gián tiếp của VN DHS chỉ cho phép đánh giá tổng tỷ suất sinh của phụ nữ cho đến 39 tuổi, những con gỡ này -dù lúc lên lúc xuống- rô ràng cho thấy khuynh hướng chung là số sinh đang giảm xuống. Diều này cũng phù hợp với kết luận khi so sánh tổng tỷ suất sinh với số con trung bình mà một phụ nữ đã từng sinh mà ta sẽ nói đến ở phần sau . * . Cán bộ nghiên cứu Phòng lý luận và lịch sử Xã hội học, Viện Xã hội học. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1990 2 Bảng 1: Khuynh hướng sinh đẻ: Tổng tỷ suất sinh tính đầy đủ cho phụ nữ trong độ tuổi 15-49 là 0, 4 cho năm 1987 theo VN DHS-88 và là 3, 96 cho năm 1989 theo mẫu 5% của Tổng kiểm kê dân số 1989. Nếu các con số này là đúng thì ta thấy hầu như không có sự thay đổi đáng kể nào trong mức sinh trong vòng hai năm từ 1987- 1989. Chúng ta đều biết rằng lợi thế của VN DHS-88 cũng như các cuộc điều tra khác- so với Tổng kiểm kê dân số - không phải ở các con số thống kê. Vì VN DHS có diện bao trùm hẹp hơn nhiều, có thể có sai số ngay trong cơ cấu thành phần của mẫu, trong việc thu nhập số liệu và ngay cả trong phương pháp tính. Về điểm này các số liệu của Tổng kiểm kê dân số tỏ ra đáng tin cậy hơn. Điễm mạnh của VN DHS nằm ở những thông tin định tính, giúp cho những phân tích sâu. Ta hãy so sánh hai khuôn mẫu sinh đẻ theo số liệu của hai nguồn này : Bảng 2: Tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi và tổng tỷ suất sinh tính cho từng độ tuổi. VN DHS-88 Tổng kiểm kê dân số Mẫu 1989 5% ASFRi (‰) TFKi ASFRi (‰) TFKi Độ tuổi Giai đoạn 1983-87 1 989 15-19 1,8 0 0,009 26,00 0,130 20-24 108,4 0,551 192, 00 1,090 25-29 261,8 1,860 221, 00 2, 195 30-34 270,4 3,212 167, 00 3, 030 35-39 189,4 4, 159 110,00 3,580 40-44 101,2 4, 665 57,00 3,865 45-49 47,2 4,901 19,00 3,960 TER 4,901 - 3,960 Nhìn vào bảng tay thật khó có thể tin được đây là hai khuôn mẫu sinh đẻ phản ánh mức sinh của cùng một nhóm dân cư tại hai thời điểm khác nhau vài năm. Theo VN DHS-88 tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi tính trung bình hàng năm cho giai đoạn 1983- 1987 là không đáng kể cho nhóm tuổi 15- 19, sau đó tăng vọt mạnh mẽ ở hai nhóm tuổi tiếp theo và đạt giá trị lớn nhất là 270,4% ở độ 30- 34 sau đó giảm mạnh ở các độ tuổi tiếp theo. Đồng thời, tổng tỷ suất sinh cũng tăng mạnh mẽ ở khoảng từ 20- 39, sau đó tốc độ tăng cố giảm bớt ở hai nhóm tuổi cuối và đạt 4,9 con, cao hơn gần một con so với tổng tỷ suất sinh tính cho riêng năm 1987 cũng theo nguồn này như đã nêu ở trên. Trong khi đó, theo mẫu 5% của Tổng kiểm kê dân số 1989, tỷ suất Năm TFR (15-39) Nguồn 1980 4,27 VN DHS-88 1981 4,24 VN DHS-88 1982 4,69 VN DHS-88 1983 4,43 VN DHS-88 1984 4,28 VN DHS-88 1985 4,01 VN DHS-88 1986 3,37 VN DHS-88 1987 3,67 VN DHS-88 1983- 1987 4, 16 VN DHS-88 1989 3,96 TKKDS-89 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1990 sinh đặc thù theo tuổi độ tuổi 1 5- 1 9 là một con số đáng kể (26,0‰) . Nó tăng mạnh ở hai độ tuổi tiếp theo và đạt cực đại ở nhóm tuổi 25-29 là 221,00‰ (chứ không phải ở độ tuổi 30-34). Sau đó tỷ suất này giảm dần nhưng vẫn khá cao ở hai nhóm tuổi 30- 34 và 35- 39. ở độ tuổi trên 40 tỷ suất này giảm mạnh. Tỷ suất sinh tổng quát chỉ tăng mạnh đến nhóm tuổi 30- 34, sau đó tốc độ gia tăng giảm đi nhanh chóng và đạt giá trị cuối cùng là 3,96 con. So sánh số liệu của hai nguồn này ở bảng 2 ta thấy rõ ràng ngoài sự khác biệt do hành vi sinh đẻ đã biên đổi theo thời gian, còn có sự không ồn do cơ cấu tuổi của dân cư trong mẫu VN DHS-88 gây ra. Thật khó có thể tin rằng ở nước ta độ tuổi sinh đẻ mạnh nhất lại là độ tuổi 30-34). Xem xét lại cơ cấu tuổi trong mẫu VN DHS-88 chúng tôi thấy rõ ràng dân cư trong mẫu "già" hơn nhiều so với dân cư trong mẫu 5% của Tổng kiểm kê dân số. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân trong mẫu VN DHS-88 cũng có vấn đề không đại diện cho tỉnh hình của toàn quốc. Tuy nhiên, sự lệch cơ cấu đó ảnh hưởng đến cường độ sinh đẻ trong từng thời điểm của độ tuổi tái sinh sản nhiều hơn là ảnh hưởng đến số con cuối cùng. Nói cách khác, phần nhiều nó chỉ nâng cao giả tạo ruồi đê mạnh chứ ít ảnh hưởng đến số con cuối cùng. Do đó, có cơ sở để tin rằng tổng tỷ suất sinh trong giai đoạn 1983- 1987 có giá trị cao hơn 4,0 con. Có nghĩa là có sự giảm mức sinh trong thời gian qua (vì giá trị đó cho năm 1987 chỉ là 4, 00 theo cùng nguồn VN-DHS-88 và là 3, 96 năm 1989 theo TKKDS-89)1. Chúng tôi cho rằng các số liệu của Tồng kiểm kê dân số trong bảng 2 tương đối đáng tin cậy. Tuy vậy, nó cũng chỉ cho ta một hình dung mờ nhạt về tình hình dân số chung. Vấn đề là ở chỗ cơ cẩu mẫu 5% của TKKDS-89 cũng không đại diện cho cơ cấu dân số nói chung cho cả nước. Trong mẫu 5% của TKKDS- 89 tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 35, 78% cao gần gấp đôi tỷ lệ này trên phạm vi cả nước. Bây giờ, ta hãy xem xét tỷ mỷ hơn mức sinh và khuôn mẫu sinh ở nông thôn và đô thị . Bảng 3: Tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi mẹ (ASFRI) và tổng tỷ suất sinh tính cho từng độ tuổi (TFR1) Số liệu của mẫu 5% TKKDS-1989. Nông thôn Đô thị Tuổi mẹ ASFRi(%) TFRi TFRi +1-TFRi ASFRi(%) TFRi TFRi+1 - TFRi 15-19 2,79 0, 14 - 1,26 0,006 - 20-24 20,32 1,16 1,02 11,71 0,64 0,58 25-29 23,22 2,32 1, 16 14,57 1,37 0,73 30-34 17,93 3,22 0,90 10,49 1,89 0,52 0,27 35-39 12,21 3,83 0,61 5,40 2, 16 40-44 6,53 4, 16 0,33 2,11 2,26 0, 10 45-49 2,20 4,27 0,11 0,48 2,28 0,02 TFR 4,27 2,28 Bảng 3 cho thấy tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi ở cả nông thôn lẫn đô thị đều gia tăng nhanh chóng từ độ tuổi 20, đạt đỉnh cao ở độ tuổi 25- 29 rồi giảm dần nhưng vẫn ở mức cao trong nhóm tuổi 30-34. Sau nhóm tuổi này tỷ suất này giảm hẳn ở khu vực đô thi. Trong khi đó, ở khu vực nông thôn nó còn khá cao trong nhóm tuổi tiếp theo rồi mới giảm mạnh trong độ tuổi từ 40- 49. Về giá trị, nhìn chung tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi ở nông thôn cao hơn gần gấp đôi giá trị của tỷ suất đó ở khu vực đô thị. Các giá trị của tổng tỷ suất sinh tính cho từng độ tuổi cho thấy số con trung bình một người mẹ sẽ có khi trải qua các nhóm tuổi tương ứng nếu bà ta tuân theo khuôn mẫu sinh đẻ như hiện nay ở bảng 3. Cột thứ ba của mỗi khu vực nông thôn hay đô thị cho biết cứ sau năm năm thì một phụ nữ sẽ có thêm bao nhiêu con. ở nông thôn ta thấy cho đến 34 tuổi cứ sau 5 năm một phụ nữ lại có thêm khoảng 1 con nữa. Sau đó tốc độ gia tăng này giăm dần đến tuổi 49. Trong khi đó ở thành thị khoảng cách 1. Tổng kiềm lê dân số - 1989 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1990 4 lớn nhất sau năm năm chỉ là 0,73 con (giữa phụ nữ 29 tuổi và 24 tuổi). Vê sau tốc độ gia tăng này giảm dần xuống 0,02 ở độ tuổi 49. Bắt đầu từ độ tuổi 20 trở lên phụ nữ nông thôn có nhiều hơn phụ nữ đô thị cùng độ tuổi từ 0,5 con dần dần lên đến gần 2 con ở độ tuổi 49. Như vậy, rõ ràng phụ nữ nông thôn vừa đẻ nhiều hơn, vừa đẻ dày hơn và thời gian đẻ mạnh cũng kéo dài hơn phụ nữ đô thị. Điều này nên đặc biệt lưu ý trong việc triển khai công tác kế hoạch hóa gia đình. Hết tuổi sinh đẻ, phụ nữ nông thôn đạt tổng tỷ suất sinh là 4, 27 con, hơn gần hai con so với tổng tỷ suất sinh của phụ nữ đô thị là 2,28. Diều đáng chú ý là tổng tỷ suất sinh đối với khu vực đô thị trong cuộc điều tra VN DHS-88 tính cho giai đoạn 1983- 1987 là 2,75, cao hơn con số nói trên là 0,53 con. Trong khi đó con số này đối với khu vực nông thôn còn cao hơn nữa là 5,43, cao hơn con gà Của mẫu 5% TKKDS-89 hơn 1 con. Phải chăng trong giai đoạn 1 983- 1 989 số sinh ở nông thôn giảm nhiều hơn đô thị? Đáng lưu ý là bảng 3 sẽ phản ánh đúng thực trạng sinh đẻ của xã hội nếu như không có khuyết tật trong cơ cấu dân số. Trên thực tế, bảng 3 được tính cho mọi phụ nữ ở độ tuổi tái sinh sản mà không phân biệt tình trạng hôn nhân và gia đình. Do đó nó chỉ phản ánh đúng mức sinh của dân cư với giả định là mọi phụ nữ đều sớm muộn cũng sẽ lấy chồng theo khuôn mẫu hôn nhân hiện nay và sẽ tham gia vào quá trình sinh sản theo khuôn mẫu đó. Nếu có một bộ phận đáng kể phụ nữ chắc chắn sẽ không thể lấy chồng được (do chênh lệch cơ cấu giới tính chẳng hạn) và do đó chắc chắn sẽ không tham gia vào quá trình tái sinh sản thì bảng 3 không phản ánh được thực tế. Vi số phụ nữ này khi không tham gia sinh sản nhưng vẫn được tính vào mẫu số của các tỷ lệ sẽ làm các tỷ lệ này giảm xuống một cách đáng kể. Do đó, việc xem xét khuôn mẫu sinh đẻ của riêng các phụ nữ đã có gia đình sẽ là một vấn đề hữu ích, đặc biệt nó sẽ cho ta một hình dung thực sự về việc mục đích "mỗi gia đình có nhiều nhất hai con" hiện thực đến mức nào. Nông thôn Đô thị Bảng 4: Từ suất sinh đặc thù theo tuổi về tổng tỷ suất sinh (ASFRi, TFRi(15- 49), TFRi(20 - 49) và TFRi (25 - 49) chỉ tính cho số phụ nữ có chồng.Tuổ i mẹ ASFR % TFRi 15-49 TFRi 20-49 TFRi 25-49 ASFRi % TFRi 15-49 TFRi TFRi 20-49 25-49 15-19 23,07 1,15 23,77 1,19 20-24 33,86 2,84 1,69 28,81 2,63 1,44 25-29 28,70 4,27 3, 12 1,43 20,13 3,64 2,45 1,01 30-34 21,09 5,32 4,17 2,48 13, 10 4,29 3,10 1,66 35-39 14,62 6,05 4,90 3,21 6,81 4,63 3,44 2,00 40-44 8, 15 6,46 5,31 3,62 2,64 4,76 3,57 2,13 45-49 2,86 6,60 5,45 3,76 0,63 4,79 3,60 2,16 TFR 6,60 5,45 3,76 4,79 3,60 2,16 Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1990 5 Ở bảng 4, tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi (ASFRI) cho thấy một bức tranh hơi khác so với bảng 3. Tỷ suất này có giá trị cao nhất không phải ở độ tuổi 25-29 như bảng 3, mà là ở độ tuổi trê hơn, nhóm 20-24 tuổi. So với bảng 3, tỷ suất này cho khu vực nông thôn cao hơn đến hơn một lần rưỡi và đối với khu vực đô thị nó cao hơn đến hơn hai lần rưỡi. Sở dĩ có sự tăng vọt nảy là vì trong độ tuổi này, bộ phận phụ nữ chưa chồng rất lớn, số này đã đánh tụt tỷ suất này một cách mạnh mẽ ở bảng 3 và cho ta cảm tưởng rằng phụ nữ đẻ nhiều ở độ tuổi 25-29. Theo bảng 4, rô ràng phụ nữ đẻ nhiều nhất ở độ tuổi 20-24. Sự tăng vọt tỷ suất này ở đô thị còn cho thấy tỷ lệ phụ nữ chưa chồng so với tổng số phụ nữ ở đô thị lớn hơn rất nhiều ở nông thôn- Diều hoàn toàn phù hợp với sự quan sát của nhiều nhà nghiên cứu về độ tuổi kết hôn cao hơn ở đô thị. ò độ tuổi 15- 19, không có sự khác nhau đáng kể giữa khuôn mẫu sinh đè ở nông thôn và đô thị (23, 07% cho nông thôn và 23, 77% cho đô thị). Điều này cho phép giả định rằng phụ nữ cưới chồng sớm ở độ tuổi này ở cả nông thôn lẫn đô thị đều "lạc hậu" như nhau trong giai đoạn đầu của tuổi sinh đẻ2 Bảng 4 cũng cho thấy thời gián đẻ nhiều (tuy có giảm dần) của phụ nữ nông thôn còn kéo dài đến 40 tuổi và ở đô thị thời gian đó ngắn hơn 5 năm, đến 35 tuổi. Điều đáng lưu ý là, so sánh tỷ suất sinh đê y như phụ nữ nông thôn già hơn họ 5 tuổi. So sánh tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi của phụ nữ nông thôn từ 25- 49 tuổi với tỷ suất đó tính cho phụ nữ trẻ hơn tương ứng 5 năm ở đô thị (từ 20- 44 tuổi) ta thấy sự khác biệt là không đáng kể ? Diều này cho phép giả định rằng số con mà phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ đô thi chính là số con mà họ đẻ trong khoảng từ 20-24 hoặc năm năm đầu sau khi cưới nếu họ cưới từ 25 tuổi trở lên. Có nghĩa là phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ đô thị đúng bằng số con mà họ đẻ trong 5 năm đẻ khỏe nhất của mình. 3Bây giờ ta hãy thử xem tình hình các số con của phụ nữ ra sao . Ba cột tiếp theo cho các khu vực nông thôn và đô thị ở bảng 4 lần lượt là tổng tỷ suất sinh tính cho ba thời kì tái sinh sản có độ dài ngắn khác nhau là 15-49, 20-49 và 24-49 phụ thuộc vào 3 độ tuổi kết hôn là 15, 20 và 25. Ở nước ta, chúng tôi cho rằng tuổi kết hôn có liên quan nghịch đến số con chủ yếu không phải vì độ dài ngắn của thời kì sinh sản mà chủ yếu là tuổi kết hôn phản ánh khá rõ nét lối song của mỗi con người. Chúng ta đều biết rằng con người trưởng thành về mặt sinh học sớm hơn trưởng thành về mặt xã hội rất nhiều. Kết hôn ở tuổi trưởng thành về mặt sinh học nhưng chưa trường thành về mặt xã hội (kết hôn sớm) thường là những người có lối sống "truyền thống hơn". Và chính sự khác nhau về lối sống này mà tuổi kết ,hôn chỉ là một biểu hiện đã dẫn tới những nhu cầu về số con khác nhau. Do đó, tuổi kết hôn ở nước ta có thể được xem như một chỉ báo tốt để phân tích mức sinh . Nếu phụ nữ có tuổi kết hôn trung bình là 1 5 thì sức tái sản xuất dân cư của họ hết sức lớn, vượt xa thế hệ cha mẹ họ. Và số con nói đến trong giả định trên sẽ là 2, 84 - 1, 15 = 1, 69. Số con khi hết tuổi sinh đẻ một phụ nữ sẽ có sẽ là 6, 60 cho nông thôn và 4,79 cho đô thị. Chúng ta đều biết rằng tuổi kết hôn trung bình cho cả nông thôn lẫn đô thị đều cao hơn 15 rất nhiều, song việc xét số sinh của những người kết hôn ở tuổi 15 rất có ý nghĩa đối với bộ phận phụ nữ lấy chồng sớm. Số đó không nhiều song không phải hoàn toàn không đáng kể. Nếu tuổi kết hôn trung bình là 20 ta sẽ có số con nói đến ở giả định trên vẫn là 1, 69 và số con mà một phụ nữ có cho nông thôn và đô thị tương ứng sẽ là 5, 45 và 3, 60. Con số này vẫn còn qua cao so với mục đích mà chúng ta đang phấn đấu. Nếu tuổi kết hôn trung bình là 25 thị cố con tình theo giả định trên (số con phụ nữ nông thôn đẻ nhiều hơn phụ nữ độ thị) sẽ là 1, 43 và tổng số con một phụ nữ sẽ có ở nông thôn và đô thị tương ứng sẽ là 3, 76 và 2, 16. Theo mẫu 5% Tổng kiểm kê dân số năm 1989, tuổi trung bình cho lần kết hôn đầu tiên của phụ nữ đô thị là 24, 8 và của phụ nữ nông thôn là 22, 7. Như vậy, mục tiêu mỗi phụ nữ chỉ sinh tối đa 2 con tỏ ra hiện thực đối với khu vực đô thị. Còn đối 2. Ở đây và sau này chúng tôi sử dụng các thuật ngữ theo sự phân loại của cuộc điều tra 5% Tống kiểm kê dân số toàn quốc. 3. Điều cần chú ý trong bảng này là, vì bảng này chỉ tính cho phụ nữ đã có gia đình, nên tổng tỷ suất sinh tính cho một giai đoạn sinh đẻ của phụ nữ chỉ đại diện cho những phụ nữ lập gia đình ờ đầu thời điểm đó. Chẳng hạn, TFR (15-49) chi đại diện cho phụ nữ lập gia đình ở tuổi 15. Dựa vào tỷ suất sinh đặc thù theo tuổi (ASFR) tính cho sự nữ có chồng ta có thẻ tính được tổng tỷ suất sinh đối với từng độ tuổi kết hôn. Tiếc rằng không có số liệu cho từng năm mà chỉ có số liệu cho các nhóm 5 năm một. Do đó chúng tôi chỉ tính tổng tỷ suất sinh cho ba nhóm là: những phụ nữ lấy chồng năm 16, 20 và 25 tuổi. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1990 6 với khu vực nông thôn, theo chúng tôi, khó cố thể đạt được mục tiêu đó trong một tương lai gần. Từ những điều phân tích trên, ta thấy mức sinh ở nước ta còn rất cao. Tuy mức sinh đang có chiều hướng giăm song sự giảm số sinh diễn ra rất chậm so với yêu cầu, đặc biệt ở nông thôn. ở nông thôn, mục tiêu "mỗi gia đình chỉ có tối đa hai con" khó có thể thực hiện được trong tương lai gần nếu không có những biện pháp hữu hiệu có thể kiểm soát được số sinh. Nguồn số liệu sử dụng trong bài này lấy từ. 1 Vu Quy Nhan and R. Hancngcrg: The 19S8 Demographic Survey in Viet Nam, Asia- Pacirc Population Journal, 911989 2- Hội thảo về VN- DHS-88, 1 211 989 3- Tính từ "Kết quả điều tra mẫu" - Ban chi đạo Tổng kiếm kê dân sỗ trung ương, Hà Nội, 3/1990. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_1990_vumanhloi_3916.pdf