Tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế: 23
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI
Ở XÃ HƯƠNG PHÚ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Chuối là loại cây trồng rất phổ biến và mang lại nguồn thu đáng kể cho các nông hộ ở
khu vực miền núi. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng này sẽ góp phần nâng cao thu
nhập và mức sống cho người dân.
Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy hiệu quả sản xuất chuối chưa cao và tình hình
tiêu thụ loại sản phẩm này còn gặp nhiều trở ngại. Một số nông hộ đã áp dụng quy trình kỹ
thuật trong canh tác chuối. Việc đào hố theo hàng, bón lót và tưới tiêu đã được các hộ quan tâm
hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số các hộ điều tra đang canh tác chuối theo kinh
nghiệm vốn có và chưa được tập huấn một cách bài bản. Bên cạnh đó, do đời sống của người
dân vẫn còn nhiều khó khăn nên quá trình đầu tư cho sản xuất chuối còn thấp, chưa tương xứng
với t...
12 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 387 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
23
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 62, 2010
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI
Ở XÃ HƯƠNG PHÚ, HUYỆN NAM ĐÔNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Ngọc Châu, Mai Chiếm Tuyến
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
TÓM TẮT
Chuối là loại cây trồng rất phổ biến và mang lại nguồn thu đáng kể cho các nông hộ ở
khu vực miền núi. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất cây trồng này sẽ góp phần nâng cao thu
nhập và mức sống cho người dân.
Kết quả nghiên cứu đạt được cho thấy hiệu quả sản xuất chuối chưa cao và tình hình
tiêu thụ loại sản phẩm này còn gặp nhiều trở ngại. Một số nông hộ đã áp dụng quy trình kỹ
thuật trong canh tác chuối. Việc đào hố theo hàng, bón lót và tưới tiêu đã được các hộ quan tâm
hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đa số các hộ điều tra đang canh tác chuối theo kinh
nghiệm vốn có và chưa được tập huấn một cách bài bản. Bên cạnh đó, do đời sống của người
dân vẫn còn nhiều khó khăn nên quá trình đầu tư cho sản xuất chuối còn thấp, chưa tương xứng
với tiềm năng vốn có. Ngoài ra, đa số các nông hộ tiêu thụ chuối một cách tự phát và thiếu chủ
động, không có sự liên kết với các thương lái để nắm bắt thông tin thị trường và đảm bảo quá
trình tiêu thụ sản phẩm này. Chính vì vậy, nhanh chóng đánh giá tình hình sản xuất chuối trên
địa bàn, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, tích cực trao đổi thông tin giữa các nông hộ
và với các đối tượng tiêu thụ là các giải pháp được đưa ra góp phần nâng cao hiệu quả sản
xuất của cây trồng này.
1. Tổng quan về địa bàn và vấn đề nghiên cứu
Hương Phú là một trong những xã điển hình của huyện Nam Đông. Tổng diện
tích đất tự nhiên của xã là 7962,18 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 86,75%,
đất phi nông nghiệp chiếm 4,14%, còn lại 9,12% diện tích là đất chưa sử dụng. Trong
những năm qua, nguồn thu nhập của người dân tăng lên đáng kể tuy nhiên lại phụ thuộc
vào sản xuất nông nghiệp mà điển hình là từ một số cây trồng chính như cao su, keo,...
Do đó, khi có những bất lợi trực tiếp ảnh hưởng đến các loại cây trồng này thì nguồn
sống của người dân bị đe dọa nghiêm trọng. Chính vì vậy, việc đa dạng hóa cơ cấu cây
trồng, trong đó phát triển cây chuối theo lối sản xuất hàng hóa sẽ góp phần đảm bảo ổn
định sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.
24
Trong những năm trở lại đây, bên cạnh cây cao su, chuối là loại cây trồng đang
được xã đẩy mạnh sản xuất. Mặc dù là xã với 96,88% dân số là người Kinh nhưng do
sản xuất dựa vào tập quán nên kết quả đạt được còn rất thấp. Đa số người dân trồng
chuối theo thói quen, ít chăm sóc và bón phân nên mặc dù diện tích tăng lên đáng kể
nhưng năng suất chuối không cao, việc tiêu thụ chuối gặp nhiều khó khăn nên thu nhập
của người dân cũng bấp bênh. Chính vì vậy việc đánh giá tình hình sàn xuất và tiêu thụ
chuối của xã là việc cấp thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao thu nhập, ổn định
mức sống cho người dân.
2. Quan điểm, phương pháp và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Quan điểm, phương pháp nghiên cứu
Vấn đề được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và tư duy logic
cùng quan điểm hệ thống - cấu trúc.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn
trực tiếp. Thông qua cán bộ xã cùng với các thông tin sơ bộ về tình hình sản xuất chuối
trên địa bàn, chúng tôi chọn điều tra các khu vực mà cây chuối được trồng phổ biến và
điều tra ngẫu nhiên 45 hộ trong khu vực này. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính chính xác và
khoa học chúng tôi còn sử dụng phương pháp chuyên gia để kiểm tra và đánh giá lại
mức độ chính xác của các thông tin được cung cấp bởi các nông hộ. Ngoài ra, chúng tôi
còn sử dụng phương pháp thống kê; phương pháp phân tích so sánh.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá tổng quát tình hình sản xuất chuối của xã Hương Phú;
- Mô tả đặc trưng kinh tế - xã hội của các hộ sản xuất nông nghiệp của xã;
- Đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối của các hộ điều tra thuộc xã
Hương Phú;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu
thụ chuối trên địa bàn xã Hương Phú.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Quy mô sản xuất chuối của xã Hương Phú giai đoạn 2007 - 2009
Qua điều tra và tìm hiểu thực tế tại địa phương cho thấy, diện tích chuối già lùn
chiếm đến 70% tổng diện tích chuối của toàn xã, con số này đối với chuối Thanh Tiên là
10%, diện tích còn lại các loại chuối khác là 20%.
25
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng chuối của xã Hương Phú giai đoạn 2007 - 2009
Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009
So sánh
08/07 09/08 09/07
+/- % +/- % +/- %
Diện tích Ha 33,00 41,00 46,00 8,00 24,24 5,00 12,20 13,00 39,39
Năng suất Tấn/ha 22,00 22,00 23,00 0,00 0,00 1,00 4,55 1,00 4,55
Sản lượng Tấn 726,00 902,00 1058,00 176,00 24,24 156,00 17,29 332,00 45,73
Nguồn: Văn phòng UBND xã Hương Phú.
Nhìn vào Bảng 1 ta thấy, quy mô diện tích trồng chuối của xã có xu hướng tăng
lên, năm 2009, diện tích này đạt 46,00 ha, tăng 5,00 ha (tương ứng 24,24%) so với năm
2008 và tăng 13,00 ha (tương ứng 39,39%) so với năm 2007. Diện tích tăng lên, trong
khi năng suất khá ổn định đã làm cho sản lượng chuối tăng lên đáng kể. Năm 2009, sản
lượng chuối toàn xã đạt 1058,00 tấn, tăng lần lượt 156,00 tấn và 332,00 tấn so với năm
2008 và 2007. Đạt được kết quả như vậy là do trong những năm trở lại đây, bà con trên
địa bàn đã đẩy mạnh sản xuất chuối thay cho một số loại cây trồng thiếu hiệu quả như
cam, chanh.... Đặc biệt, cây chuối đang được phát triển khá mạnh và dần trở thành cây
chủ đạo trong cơ cấu cây trồng của đất vườn nhà và vườn đồi. Tuy nhiên, do đời sống
nhân dân còn nhiều khó khăn, quá trình đầu tư cho cây chuối còn thấp, ngoài ra đa số
người dân canh tác chuối không phải theo lối thâm canh, giống chuối cũng có từ lâu đời.
Chính vì vậy trong thời gian tới, xã cần có những biện pháp tích cực hơn nhằm đẩy
mạnh phát triển cây chuối một cách ổn định và bền vững, góp phần nâng cao thu nhập
cho người dân, nhất là nguồn thu từ kinh tế vườn.
3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra
Qua quá trình tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các cán bộ tại địa phương, vấn
đề nghiên cứu được thực hiện trên 3 thôn, đại diện cho xã về tình hình phát triển kinh tế
- xã hội và nhất là về phát triển cây chuối. Tình hình cơ bản về các hộ điều tra được thể
hiện qua Bảng 2.
Bảng 2. Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
1. Số hộ được điều tra Hộ 45
2. Số thôn được điều tra Thôn 3
3. Số nhân khẩu Khẩu 231
4. Số lao động LĐ 153
5. Bình quân khẩu/hộ Khẩu 5,13
6. Bình quân lao động/hộ LĐ 3,40
7. Tỷ lệ khẩu/lao động Khẩu/LĐ 1,51
26
8. Trình độ văn hoá của chủ hộ % 100,00
- Mù chữ % 12,50
- Cấp 1 % 45,00
- Cấp 2 % 37,50
- Cấp 3 % 5,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Trong 45 hộ được điều tra có 231 khẩu, trong đó số lao động chỉ có 153 người,
bình quân 1 lao động nuôi 1,51 người, tuy nhiên chủ yếu là lao động nông nghiệp nên
thu nhập không đáng kể. Bình quân nhân khẩu trên hộ là 5,13 khẩu, bình quân lao động
trên hộ là 3,40 lao động. Con số này phản ánh khá chính xác với tình hình chung của
huyện. Bên cạnh đó, số gia đình đông con cũng còn khá nhiều, điển hình có gia đình có
đến 8-9 người con, mặc dù chưa đến tuổi lao động nhưng do đặc thù của một vùng miền
núi nên những người này vẫn thường xuyên tham gia sản xuất nông nghiệp.
Hương Phú là một xã miền núi nên trình độ dân trí của người dân còn khá thấp.
Trong số 45 hộ điều tra, chỉ 5,00% số chủ hộ có trình độ PTTH, 37,50% số chủ hộ có
trình độ THCS, số chủ hộ có trình độ tiểu học chiếm 45,00% và số chủ hộ mù chữ
chiếm 12,50%. Trình độ là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến
khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chính vì vậy,
để nâng cao hiệu quả sản xuất chuối nói riêng ngành nông nghiệp nói chung, xã cần
nâng cao trình độ nhận thức cho người dân, giúp họ tự nhận biết được trồng cây gì, nuôi
con gì có hiệu quả nhất nhằm góp phần nâng cao mức sống.
3.3. Tình hình đầu tư cho sản xuất chuối của các hộ điều tra
Trong quá trình sản xuất chuối, đầu tư cho phân bón là mức chi phí có chi phí
thuê/mua ngoài cao nhất. Bình quân cứ 1 sào mức chi phí cho phân bón là 453,33 nghìn
đồng, trong đó tự có là 333,33 nghìn đồng và mua ngoài là 120,00 nghìn đồng. Điều này
cũng rất hợp lý với tình hình thực tế tại địa phương, khi mà đa số các hộ trồng chuối ở
vườn nhà, chi phí tự có chủ yếu là chi phí của phân chuồng (phân hữu cơ), còn chi phí
mua ngoài chủ yếu là phân hỗn hợp (NPK, phân vô cơ). Trong khi đó, chi phí thấp nhất
chính là thuốc BVTV, bình quân đạt 5 nghìn đồng/sào.
Bảng 3. Tình hình đầu tư cho cây chuối của các hộ điều tra
(Tính bình quân/sào)
(ĐVT: 1.000đ)
Các khoản mục đầu tư
Nguồn đầu tư
Tổng cộng
Tự có Thuê/Mua ngoài
Giống 166,67 0,00 166,67
Phân bón 333,33 120,00 453,33
27
Thuốc BVTV 0,00 5,00 5,00
Làm đất + gieo trồng 120,00 0,00 120,00
Chăm sóc 480,00 0,00 480,00
Thu hoạch + Vận chuyển 160,00 0,00 160,00
Tổng cộng 1.260,00 125,00 1.385,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Bên cạnh đó việc đầu tư cho cây giống cũng là một vấn đề được người dân quan
tâm. Chi phí cây giống bình quân cho 1 sào là 166,67 nghìn đồng, và tất cả đều là tự có
(một số bà con xin giống chuối ở các nông hộ quanh xóm, hoặc có thể đổi chác nên
cũng xếp vào chi phí tự có).
Các khoản mục đầu tư còn lại chủ yếu là về công lao động như: làm đất, gieo
trồng (kể cả bón lót), chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển. Trong đó đáng kể nhất là chi
phí chăm sóc, bình quân 1 ha mất 480,00 nghìn đồng, và đều là công lao động tận dụng
của gia đình.
Bình quân, cứ 1 sào chuối chi phí đầu tư của các hộ phải bỏ ra là 1.385,00 nghìn
đồng, trong đó 1.260,00 nghìn đồng là chi phí tự có của gia đình. Nhìn chung, với
những khó khăn trong cuộc sống của người dân, mức độ đầu tư như vậy là phù hợp
nhưng hơi thấp so với nhu cầu dinh dưỡng và những kinh nghiệm được rút ra trong quá
trình trồng chuối của người dân (Ông Nguyễn Qua, thôn Đa Phú).
3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ điều tra
Doanh thu từ 1 sào chuối là 2.450,00 nghìn đồng. Thu nhập hỗn hợp đạt
2.325,00 nghìn đồng. Đây là mức thu khá cao so với một số cây trồng khác trên địa bàn
(ngoại trừ cây cao su). Tuy nhiên vẫn còn thấp so với tiềm năng vốn có của nó và so với
các mô hình sản xuất chuối trên các địa bàn khác. Tại Quảng Ngãi, mô hình trồng chuối
thâm canh không phủ bạt thu 57 triệu đồng/ha, lãi 41,4 triệu đồng/ha [8].
Bảng 4. Kết quả và hiệu quả sản xuất chuối của các hộ điều tra
(Tính bình quân/sào)
Chỉ tiêu ĐVT Giá trị
1. Tổng thu (GO) 1.000đ 2.450,00
2. Chi phí thuê mua ngoài (IC) 1.000đ 125,00
3. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ 2.325,00
4. Lợi nhuận 1.000đ 1.065,00
5. Tổng thu/Chi phí thuê mua ngoài Lần 19,60
6. Thu nhập hỗn hợp/Tổng thu Lần 0,95
7. Lợi nhuận/Tổng thu Lần 0,43
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
28
Bình quân 1 sào chuối chi phí thuê mua ngoài chỉ đạt 125,00 nghìn đồng, còn lại
chiếm phần lớn là chi phí tự có. Sau khi trừ tất cả chi phí lợi nhuận đạt 1.065,00 nghìn
đồng/sào. Trong 1 đồng doanh thu đạt được có 0,95 đồng thu nhập hỗn hợp, trừ đi tất cả
các khoản chi phí còn lại 0,43 đồng lợi nhuận.
Đánh giá một cách tổng quát, quá trình sản xuất chuối của xã Hương Phú chưa
cao và chưa tương xứng với sự đầu tư của người dân. Trong điều kiện khó khăn của các
nông hộ, mức độ đầu tư như vậy là hợp lý, tuy nhiên lại không đảm bảo về mặt kỹ thuật.
Chính vì vậy, cần đầu tư giải quyết “nút thắt” này để nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh
sản xuất chuối cho người dân.
3.5. Tình hình tiêu thụ chuối của các hộ điều tra
3.5.1. Độ dài của chuỗi cung chuối ở xã Hương Phú
Sơ đồ 1. Chuỗi cung sản phẩm chuối của các hộ điều tra ở Hương Phú
Nguồn: Điều tra năm 2009.
Sản phẩm chuối có các kênh tiêu thụ chính sau:
- Kênh 1: Nông hộ sản xuất Người thu gom, bán buôn tại chợ Khe Tre
Người bán buôn, bán lẻ tại TP. Huế Người tiêu dùng cuối cùng.
- Kênh 2: Nông hộ sản xuất Người thu gom, bán buôn tại chợ Khe Tre
Thị trường Đà Nẵng.
Kênh 1 là kênh tiêu thụ chủ đạo của sản phẩm chuối trên địa bàn, chiếm đến
90% tổng sản lượng chuối tiêu thụ trong chuỗi. Đa số chuối được tiêu thụ trong kênh là
chuối bà lùn, sau khi người dân thu hoạch, chuối được bán cho người thu gom và bán
buôn tại chợ Khe Tre. Ở chợ có khá nhiều người mua, như các cô: Thủy, Ngọc, Gái (đều
Giống chuối
(Các nông hộ)
Nông hộ sản xuất
Người thu gom, bán buôn
95,25% sản lựợng
10% sản lựợng 90% sản lựợng
Lao động
(Gia đình)
Người bán buôn, bán lẻ tại TP. Huế Thị trường Đà Nẵng
Phân bón
(Tự có và mua ngoài)
Người tiêu dùng cuối cùng
29
là con của bà Hai, một người buôn chuối lâu năm trên địa bàn), Xí (ở Phú Lương),
Thuyết (Phú Bài).
Chuối được vận chuyển về Huế chủ yếu bằng xe ô tô khách Huế - Nam Đông
hoặc xe chở hàng theo chuyến. Tại Huế, chuối được người bán buôn và bán lẻ phân
phối ra thị trường cho người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh 2 là kênh góp phần tiêu thụ hết sản phẩm chuối trên địa bàn. Khối lượng
chuối tiêu thụ trong kênh chỉ chiếm 10% tổng sản lượng chuối của chuỗi. Đa số chuối
được lưu chuyển trong kênh là chuối Thanh Tiên. Đây là loại chuối có quả và buồng
nhỏ nhưng được đánh giá là ngon hơn chuối bà lùn (theo đánh giá của người bán buôn
và nông hộ được điều tra).
Đánh giá một cách tổng quát, chuỗi tiêu thụ chuối có độ dài không lớn, kích cỡ
chuỗi nhỏ. Điều này cũng phù hợp với một loại sản phẩm dễ hư hỏng khi bảo quản và
vận chuyển như chuối.
3.5.2. Đặc trưng của các thành viên chính tham gia vào chuỗi cung
- Nông hộ sản xuất: qua điều tra cho thấy, đa số các hộ trồng theo kinh nghiệm
sẵn có của mình. Đây là một trở ngại trong quá trình đẩy mạnh sản xuất để cung ứng
sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đa số các hộ bán chuối cho các người bán buôn
và người thu gom. Giá bán chuối rất biến động, tùy theo mùa vụ trong năm.
Quá trình điều tra về phương thức giao dịch (tiêu thụ) chuối của các hộ cho thấy:
Bảng 5. Phương thức giao dịch đối với sản phẩm chuối của các hộ điều tra
Phương thức giao dịch Tỷ lệ (%)
Tiêu dùng tại nhà 3,00
Biếu tặng bạn bè hay người thân 0,00
Hàng đổi hàng 1,75
Nộp để bù lại các yếu tố đầu vào đã mua trước 0,00
Bán tại gia đình 10,00
Bán tại chợ 85,25
Sản xuất và bán theo hợp đồng 0,00
Chuyển giao cho các tổ chức của nông dân 0,00
Khác (ghi cụ thể) 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Đa số các nông hộ vận chuyển chuối đến bán tại chợ địa phương, sản lượng tiêu
thụ đạt 85,25% tổng sản lượng thu được. Trong khi đó, tỷ lệ sản lượng chuối tiêu dùng
tại nhà và đổi hàng chỉ chiếm 4,75%, 10% sản lượng còn lại bán tại gia đình.
Bên cạnh đó, sau khi thu hoạch, sản lượng chuối mà các hộ mang ra tiêu thụ trên
30
thị trường thì hầu hết được bán cho các thương lái (người thu gom, bán buôn), đạt tỷ lệ
98%, 2% còn lại là bán cho các nông dân khác. Sở dĩ các nông dân khác cũng mua
chuối của nhau là do một số gia đình vào các dịp lễ đặc biệt cần có chuối nên phải mua
từ các hộ xung quanh (các hộ này vẫn trồng nhưng không có chuối đúng vào các ngày
lễ).
Bảng 6. Đối tượng thu mua chuối của các hộ điều tra
Đối tượng thu mua Tỷ lệ (%)
Nông dân khác 2,00
Hợp tác xã/tổ chức 0,00
Thương lái 98,00
Doanh nghiệp/ Cơ sở chế biến 0,00
Khác (ghi cụ thể) 0,00
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
- Người thu gom, bán buôn tại chợ Khe Tre: người thu gom và bán buôn chuối
đa số là người bản địa. Những người này hoạt động quanh năm, do nguồn cung chuối
luôn sẵn có. Nhất là vào các dịp lễ tết, thị trường chuối rất sôi động. Đa số người thu
gom và bán buôn thường thu mua chuối từ 4h30 đến 7h30 các sáng trong ngày, sau đó
chuối được tập trung vận chuyển đến các nơi tiêu thụ.
Giá bán chuối của người thu gom và bán buôn cho các đối tượng tiếp theo chênh
lệch vào khoảng 5 - 10 nghìn đồng/buồng.
- Người bán buôn, bán lẻ tại thành phố Huế: thành phố Huế có khá nhiều các
người bán buôn và bán lẻ sản phẩm chuối. Sau khi nhập chuối từ Hương Phú (Nam
Đông) các đối tượng này cung ứng ra thị trường cho người tiêu dùng. Ngoài ra, có rất
nhiều các địa điểm tập trung chuối, nhất là ở chợ Đông Ba, chợ An Cựu. Ngoài ra chuối
Hương Phú (Nam Đông) còn đi đến chợ Cu Ba (Vinh Hiền), đến Phú Lương, Phú Bài.
- Khách hàng cuối cùng và những yêu cầu về sản phẩm: người tiêu dùng mua
chuối chủ yếu là chuối già hay chín để ăn và cúng. Yêu cầu của người tiêu dùng đối với
chuối là phải không được dập, thâm, nguyên núm, không được chín quá. Đối với chuối
cúng thì đòi hỏi cao hơn, như phải đều quả, tươi, nguyên và có hình dáng đẹp [6].
3.5.3. Mối quan hệ giữa các thành viên của chuỗi và sự định giá
Mối quan hệ giữa người thu gom và các nông hộ là thiếu chặt chẽ. Đa số các
nông hộ sau khi thu hoạch mang chuối bán cho các người thu gom và bán buôn tại địa
phương. Mọi thông tin về giá cả hay chất lượng sản phẩm đều do các đối tượng thu mua
cung cấp.
31
Trong khi đó, mối quan hệ giữa những người thu gom và bán buôn chặt chẽ hơn.
Giá cả được quy định rất rõ ràng. Tuy nhiên giữa họ cũng có những sự cạnh tranh nhất
định, nhất là về nguồn cung và giá thu mua, do một số người thu gom hoạt động với quy
mô lớn có ảnh hưởng đến thị trường.
Thông tin trong chuỗi chủ yếu được lưu thông thông suốt giữa các người thu
gom và bán buôn, bán lẻ với nhau. Đa số các nông hộ và người tiêu dùng ít biết đến sự
thay đổi giá trên thị trường.
Qua điều tra cho thấy, người thu gom và bán buôn tại chợ Khe Tre có ảnh hưởng
quyết định đến khối lượng sản phẩm chuối lưu thông trong chuỗi.
Bảng 7. Đối tượng quyết định giá chuối của các hộ điều tra
Đối tượng xác định
Tỷ lệ % theo Mức độ quyết định
1 2 3
Nông dân 4,15 8,76 70,85
Thương lái 85,35 25,56 12,58
Cả hai (nông dân và thương lái) 10,50 65,68 16,57
Chính quyền địa phương 0 0 0
Cơ sở chế biến 0 0 0
Khác (Ghi cụ thể) 0 0 0
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2009.
Nhìn vào Bảng 7 ta thấy, với mức độ quyết định giảm dần từ 1 đến 3, đối tượng
có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình quyết định giá chính là các thương lái (người
thu gom, bán buôn), tiếp đến là cả hai (nông dân và thương lái) và cuối cùng mới là
nông dân.
Đối với mức quyết định cao nhất, có đến 85,35% số hộ được hỏi cho rằng đó là
Thương lái, 10,50% cho rằng giá chuối do thương lái và nông dân cùng thảo thuận, số
còn lại cho rằng đó là nông dân. Đối với mức quyết định thấp hơn, có đến 65,68% các
hộ cho rằng đó là cả hai (nông dân và thương lái), 25,56% cho rằng đó là thương lái.
Trong khi đó, với mức quyết định thấp nhất, có đến 70,85% số họ được hỏi trả lời đó là
nông dân.
Như vậy, giá cả trong chuỗi bị ảnh hưởng rất lớn bởi các thương lái. Đây là đối
tượng có tính quyết định và chi phối lớn nhất về thị trường sản phẩm chuối trên địa bàn.
3.5.4. Một số trở ngại, khó khăn trong chuỗi tiêu thụ chuối
- Nguồn cung sản phẩm khá lớn do vậy gây nên sự thiệt thòi cho các hộ sản xuất.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của thời tiết (nhất là bão lụt) nên nguồn cung chuối nhiều
32
lúc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, giữa các nông hộ với các thành viên khác ít
có sự hợp tác do vậy giá cả sản phẩm thường rất biến động (theo mùa).
- Chuỗi hướng đến thị trường (người tiêu dùng), đặc biệt là thị trường trong tỉnh.
Chuối là sản phẩm có từ lâu đời trên địa bàn nên hoạt động của chuỗi cũng ổn định. Tuy
nhiên ở thị trường Huế còn có nguồn cung khác từ A Lưới do vậy có sự cạnh tranh về
thị phần tiêu thụ.
- Mặc dù có sự cạnh tranh về thị trường tiêu thụ ở Huế nhưng tại địa bàn nghiên
cứu không có chuỗi cung cạnh tranh về chuối. Chính vì vậy người nông dân chấp nhận
giá từ phía người mua ở chợ Khe Tre.
- Các thành viên trong chuỗi ít có sự hợp tác với nhau, cũng vì vậy thông tin (về
giá) trong chuỗi mà các thành viên có được không đồng đều, không kịp thời. Đặc biệt,
các nông hộ sản xuất rất bị động trước sự thay đổi thông tin trong chuỗi.
- Một số thành viên trong chuỗi có tầm ảnh hưởng và có tính quyết định lớn đến
hoạt động của chuỗi, trong đó chủ yếu là người thu gom và bán buôn tại địa phương.
3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ chuối
3.6.1. Đối với chính quyền địa phương
- Nhanh chóng tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất chuối cho người
dân trên địa bàn. Bên cạnh đó cần cho người dân tham quan một số hộ gia đình sản xuất
đạt hiệu quả cao và có nhiều kinh nghiệm ở trong vùng.
- Cần phải khảo sát đánh giá tình hình sản xuất chuối hiện tại trên địa bàn, làm
cơ sở cho quá trình quy hoạch vùng sản xuất chuối nhằm tạo thuận lợi trong việc tập
trung đẩy mạnh phát triển sản xuất và thay đổi cơ cấu cây trồng.
- Tận dụng tối đa sự đầu tư, giúp đỡ của các chương trình dự án để nâng cao sự
hiểu biết và kỹ thuật sản xuất chuối cho người dân.
- Cần phải đưa cây chuối vào các báo cáo đánh giá hàng năm của xã. Thực tế
cho thấy, trong các báo cáo của địa phương không đề cập đến cây chuối, trong khi nó lại
là cây trồng chủ đạo trong quá trình phát triển kinh tế vườn trong thời gian đến.
3.6.2. Đối với các nông hộ
- Cần tích cực, chủ động tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất để nâng cao
hiệu quả sản xuất chuối.
- Phải thường xuyên tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trên
địa bàn; tích cực thay đổi lối sống và nhận thức nhằm thay đổi phương thức canh tác,
tiến tới sản xuất theo hướng hàng hóa.
- Tích cực trao đổi thông tin và học hỏi lẫn nhau giữa các nông hộ trên địa bàn.
Đây là một cách rất tốt để nâng cao sự hiểu biết và hiệu quả sản xuất của người dân.
33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Jean Champion. Cây chuối. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 1977.
[2]. Võ Thành Thuận. Quy trình kỹ thuật trồng chuối già xuất khẩu. Nxb Nông nghiệp, TP.
Hồ Chí Minh, 2000.
[3]. Chuyên đề chuối,
=2202.
[4]. Vị thuốc từ chuối,
[5]. Kinh nghiệm về kỹ thuật trồng chuối cho năng suất cao,
bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1548&Itemid=260
[6]. Khoa KT & PT và AusAID. Báo cáo thành tựu theo mốc sự kiện đệ trình chương trình
CARD (báo cáo lần 3). Nhu cầu kinh doanh nông nghiệp của các hộ và cán bộ khuyến
nông, 2006.
[7]. TS. Lê Xuân Đính. Để đạt năng suất và chất lượng cao cho cây chuối ở Quảng Tây
Trung Quốc.
[8]. Hải Yến, Quảng Ngãi: hiệu quả mô hình trồng chuối thâm canh phủ bạt tại Bình Sơn,
[9]. Xã Hương Phú. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội xã Hương Phú, 2007, 2008 và 2009.
[10]. Huyện Nam Đông. Niên giám thống kê. 2007, 2008 và 2009.
THE SITUATION OF BANANA CONSUMPTION AND PRODUCTION
IN HUONG PHU COMMUNE, NAM DONG DISTRICT,
THUA THIEN HUE PROVINCE
Nguyen Ngoc Chau, Mai Chiem Tuyen
College of Economics, Hue university
SUMMARY
Banana is a very popular tree and brings significant revenues for farmers in
mountainous areas. Improving crop production efficiency will contribute to improving incomes
and living standards. A research on the consumption and production of banana in Huong Phu
commune, Nam Dong district, Thua Thien Hue province was conduted.
Research results achieved show that the banana production efficiency is not high and
34
the consumption of this product encounters many obstacles. Some farmers have applied the
techniques in the cultivation of banana. The digging holes under the goods, fertilizers and
irrigation have been more interested by lined households more interested in recent years.
However, most of these households have not been basically trained. Besides, due to difficulties
in people’s lives, the investment process for banana production is still low and not
commensurate with the inherent potential. In addition, households’ banana sale is not in an
effective plan, there is no link with traders to capture market information and ensure the
consumption level of this product. Therefore, quick assess of banana production in the area,
boldly applying technology to production, actively exchanging information between farmers and
the subjects consumed will be the solutions contributing to the improving of the production of
this plant.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 62_3_1932_2435_2117782.pdf