Tài liệu Tình hình nhiễm sán lá ruột ở cộng đồng dân cư phường Phú Cát, Thành phố Huế: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 9
TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ RUỘT Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
PHƯỜNG PHÚ CÁT - THÀNH PHỐ HUẾ
Ngô Chân*, Tôn Nữ Phương Anh*
TÓM TẮT
Từ tỉ lệ nhiễm sán lá ruột (Fasciolpsis buski): 1,75% ở phường Phú Cát và nghiên cứu chu kỳ sinh thái
của F. buski và F. hepatica đều có giai đoạn ký sinh ở các loại thực vật thuỷ sinh; chúng tôi nghiên cứu đề tài
nầy và rút ra kết luận: - Đường truyền nhiễm chủ yếu của bệnh ở vùng này là: ăn sống các loại rau trồng dưới
nước. - Sán lá ruột có tuổi thọ thấp dưới một năm. - Biện pháp dự phòng là quan trọng có thể phòng được
nhiểm sán lá ruột cũng như sán lá gan. - Triệu chứng nhiểm sán lá ruột không điển hinh nên người cán bộ y tế
phải quan tâm, khi bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá cần cho làm xét ...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhiễm sán lá ruột ở cộng đồng dân cư phường Phú Cát, Thành phố Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 9
TÌNH HÌNH NHIỄM SÁN LÁ RUỘT Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
PHƯỜNG PHÚ CÁT - THÀNH PHỐ HUẾ
Ngô Chân*, Tôn Nữ Phương Anh*
TÓM TẮT
Từ tỉ lệ nhiễm sán lá ruột (Fasciolpsis buski): 1,75% ở phường Phú Cát và nghiên cứu chu kỳ sinh thái
của F. buski và F. hepatica đều có giai đoạn ký sinh ở các loại thực vật thuỷ sinh; chúng tôi nghiên cứu đề tài
nầy và rút ra kết luận: - Đường truyền nhiễm chủ yếu của bệnh ở vùng này là: ăn sống các loại rau trồng dưới
nước. - Sán lá ruột có tuổi thọ thấp dưới một năm. - Biện pháp dự phòng là quan trọng có thể phòng được
nhiểm sán lá ruột cũng như sán lá gan. - Triệu chứng nhiểm sán lá ruột không điển hinh nên người cán bộ y tế
phải quan tâm, khi bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hoá cần cho làm xét nghiệm phân để chẩn
đoán.
SUMMARY
STUDY ON FASCIOLOPSIS BUSKI INFECTION IN PHU CAT COMMUNE, HUE CITY
Ngo Chan, Ton Nu Phuong Anh * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Special issue of Parasitology - Vol. 5 - Supplement of
No 1 - 2001: 9 - 15
Following our study last year ( the prevalence of F. buski in Phu Cat commune: 1.75%, 1999); and based
on the finding that F. buski and F. hepatica life cycle has the encysted stage in water vegetables, we carry
out this pilot study. Our conlusions are: -The main transmission of F. buski /F. hepatica in this area is eating
raw aquatic vegetables. - The life span of an adult F. buski is only a few months.- The prophylaxis is
important and easy to control F. buski as also F. hepatica infection. - Infection with F. buski is often
symptomless. Therefore the physician should take care of them, and formalin-ether concentration method to
examine stool of patient with digestive symptoms should be done.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sán lá ruột (Fasciolopsis buski) và sán lá gan
lớn (Fasciola hepatica & Fasciola gigantica) là loại
sán lá lớn thuộc họ Echinostomatoidea ký sinh ở
người gây bệnh. Người ta ước tính khoảng 10 triệu
người trên thế giới nhiễm Fasciolopsis buski,
thường gặp nhất ở Trung Quốc, Đài Loan, Việt
Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ và
Bangladesh
(9,10)
. Fasciola hepatica gặp chủ yếu ở
vùng ôn đới có chăn nuôi cừu. Fasciola gigantica
phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Châu Phi, Nhiệt
đới
(9,10)
.
Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới và là
một trong những nước đang phát triển, nền kinh tế
còn nhiều lạc hậu đã làm ảnh hưởng đến tình hình
nhiễm sán lá ruột. Năm 1947 Galliard và Đặng văn
Ngữ đã gặp 5 trường hợp bệnh nhân nhiễm sán lá
ruột ở bệnh viện Hà Nội. Năm 1971 Phan Chung
Sang phát hiện 6 trường hợp bệnh nhân nhiễm sán
lá ruột ở đồng bằng sông Cửu Long và theo Đỗ
Dương Thái năm 1959 tỷ lệ người Việt Nam
khoảng 0,08% bị nhiễm sán lá ruột
(2)
.
Từ tỷ lệ nhiễm sán lá ruột Fasciolopsis buski
khá cao ở Phường Phú Cát Thành phố Huế 1,75%
(Theo điều tra của Bộ môn Ký sinh trùng Trường
Đại Học Y Huế tháng 3/1999)
(1)
và nghiên cứu chu
kỳ sinh thái của Fasciolopsis buski, Fasciola
hepatica đều có giai đoạn ký sinh ở các loại thực
vật thủy sinh; người mắc bệnh do ăn các loại rau
thủy sinh này chưa được nấu chín; chúng tôi đặt
* Bộ mônKý sinh trùng Trường Đại học Y Khoa Huế
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 11
vấn đề thực hiện đề tài “Tình hình nhiễm sán lá
ruột ở cộng đồng dân cư phường Phú Cát - thành
phố Huế” nhằm mục đích:
1. Tìm hiểu các loại rau thủy sinh thường được
dùng để ăn sống ở Huế có khả năng gây nhiễm sán
lá ruột (Fasciolopsis buski) ở người để làm tiền đề
cho các nghiên cứu về sau.
2. Nhận xét biểu hiện lâm sàng của bệnh
nhiễm sán lá ruột.
3. Từ đó rút ra biện pháp dự phòng thích hợp
góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nhân dân sống ở địa bàn đường Chi Lăng và bờ
sông Hương thuộc phường Phú Cát Thành phố Huế
là một vùng thuộc địa phận phía Bắc Sông Hương.
Với địa bàn chật hẹp dân cư đông đúc đa số là nhân
dân lao động có tập quán và thói quen ăn uống
chưa bảo đảm vệ sinh, đã thế hằng năm lại phải
chịu tác hại lớn của nhiều trận lũ lụt, chính vì lẽ đó
đã làm ảnh hưởng không ít đến vấn đề vệ sinh môi
trường cũng như vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các
bệnh giun sán.
Từ số liệu có được qua kết quả nghiên cứu điều
tra của Bộ môn Ký Sinh Trùng Trường Đại Học Y
Khoa Huế tháng 3-1999, chúng tôi đã chọn đối
tượng để nghiên cứu gồm:
- Số hộ gia đình có thành viên bị nhiễm sán lá
ruột gồm 30 hộ. Trong đó có 34 người bị nhiễm và
126 người không bị nhiễm.
- Số hộ gia đình không có thành viên bị nhiễm
sán lá ruột cũng như các loại giun sán khác gồm 5
hộ chứng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu trên lâm sàng
Bằng cách phỏng vấn tất cả 160 thành viên của
30 hộ gia đình (Nhóm bệnh) và 31 thành viên của 5
hộ gia đình (Nhóm chứng) bằng phiếu điều tra .
Phương pháp nghiên cứu bằng cách xét nghiệm phân
Chúng tôi xét nghiệm phân cho 34 bệnh nhân
nhiễm sán lá ruột (Fasciolopsis buski) bằng phương
pháp Formalin-Ether để đánh giá khả năng tự đào
thải của sán lá ruột trong cơ thể người.
Không gian và thời gian nghiên cứu
Không gian
Dân cư địa bàn đường Chi Lăng và Bờ sông
Hương thuộc Phường Phú Cát TP Huế.
Thời gian
- Từ tháng 3- 4/2000: tiến hành điều tra phỏng
vấn và lấy phân làm xét nghiệm.
- Từ tháng 5 -8/2000 xử lý số liệu và viết báo
cáo kết quả.
Kỹ thuật thực hiện
Xét nghiệm phân bằng phương pháp Formalin-
Ether
(7,8,11)
.
Cách thu thập mẫu phân và bảo quản
- Mẫu lọ đựng phân sạch, khô, kín có ghi họ tên
và số của bệnh nhân theo danh sách.
- Mẫu phân đuợc thu thập trong vòng 24 giờ
sau khi phát lọ để lấy phân và được chuyển ngay
đến Bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Huế để bảo
quản trong 3ml dung dịch Formalin 10%.
Phương pháp xử lý
Kết quả sẽ được xử lý bằng phương pháp thống
kê y học.
KẾT QUẢ
Kết quả xét nghiệm phân
- Từ kết quả nghiên cứu của Bộ môn Ký sinh
trùng Trường Đại Học Y Khoa Huế tháng 3/1999
(1)
với số bệnh nhân bị nhiễm sán lá ruột là 35 người
(hiện nay 1 người chuyển đi nơi khác). Chúng tôi
tiến hành lấy mẫu phân xét nghiệm lại cho số bệnh
nhân này thì chỉ còn 24/34 trường hợp (+) (70,59%)
và 10/34 trường hợp (-) (29,41%).
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với
y văn ghi nhận tuổi thọ của Fasciolopsis buski
khoảng 6 tháng, cho nên không điều trị và không
tái nhiễm thì sán sẽ được đào thải tự nhiên
(5)
.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề ký sinh trùng 12
Tình hình sử dụng các loại rau thủy sinh để ăn
sống
Nhóm bệnh
Kết quả sử dụng rau sống của 34 người bệnh
- Tỷ lệ sử dụng 4 loại rau.
Bảng 1.
Tên rau Tên khoa học Thuộc họ
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Ngó sen Nelumbonucifera
gaerth
Nelumbonaceae 1/34 2,94
Rau ngỗ Enhydrafluctuans
lour
Compositae
8/34 23,53
Rau
muống
Ipomoea reptans Convolvulaceae 17/34 50,00
Xà lách
xoong
Rorippa nastarium
aquaticum
Brassicaceae(4) 33/34 97,06
- Tỷ lệ không sử dụng 1 trong 4 loại rau trên:
0%.
Kết quả sử dụng rau sống của 126 thành viên khác trong
gia đình bệnh nhân .
- Tỷ lệ sử dụng 4 loại rau.
Bảng 2.
Tên rau Tên khoa học Thuộc ho
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Ngó sen Nelumbonucifera
gaerth
Nelumbonaceae 13/126 10,31
Rau ngỗ Enhydrafluctuans
lour
Compositae 57/126 45,24
Rau
muống
Ipomoea reptans Convolvulaceae 97/126 76,98
Xà lách
xoong
Rorippa nastarium
aquaticum
Brassicaceae 120/
126
95,24
- Tỷ lệ không sử dụng 1 trong 4 loại rau 4/126:
3,17%.
Nhóm chứng
Tỷ lệ sử dụng 4 loại rau sau:
Bảng 3
Tên rau Tên khoa hoýc Thuộc họ
Số
người
Tỷ lệ
(%)
Ngó sen Nelumbonucifera
gaerth
Nelumbonaceae 0/31 0
Rau ngỗ Enhydrafluctuans
lour
Compositae 6/31 19,35
Rau
muống
Ipomoea reptans Convolvulaceae 8/31 25,80
Xà lách
xoong
Rorippa nastarium
aquaticum
Brassicaceae 26/31 83,87
Tỷ lệ không sử dụng 1 trong 4 loại rau 4/31:
12,90%. (Trong đó 3 trẻ em <5 tuổi và 1 người
già)
Tỷ lệ sử dụng rau sống trên tổng số người điều tra:
183/191: 95,81%
Bảng 4 . So sánh tỷ lệ sử dụng rau của nhóm bệnh
và chứng.
Tên rau
Nhóm bệnh Nhóm chứng
Số người Tỷ lệ % Số người Tỷ lệ %
Ngó sen 1/34 2,94 0/31 0,00
Rau ngỗ 8/34 23,53 6/31 19,35
Rau muống 17/34 50,00 8/31 25,80
Xà lách xoong 33/34 97,06 26/31 83,87
- Hầu hết nhân dân trong vùng này đều sử dụng
rau sống ít nhất là 2 loại rau ở dưới nước, chỉ có
một số ít không sử dụng đó là trẻ em <5 tuổi và
người già.
- Loại rau được sử dụng cao nhất là xà lách
xoong, loại rau sử dụng ít nhất là ngó sen.
- Trong nhóm bệnh thì tỷ lệ sử dụng rau của
người bị bệnh và các thành viên trong gia đình
không khác biệt mấy.
- Có tỷ lệ sử dụng rau sống cao ở nhóm bệnh so
với nhóm chứng nhất là rau muống.
Tình hình nuôi gia súc (Lợn)
1 Hộ / 30 hộ: 3,33% rơi vào gia đình có người
nhiễm sán.
Tình hình nghề nghiệp
Bảng 5
Nghề nghiệp Số người Tỷ lệ %
1. Bán rau 12/34 35,29
2. Cán bộ công nhân viên 8/34 23,53
3. Học sinh 6/34 17,65
4. Nông nghiệp 4/34 11,76
5. Buôn bán khác 4/34 11,76
- Không có sự khác biệt rõ rệt giữa nghề
nghiệp và tỷ lệ nhiễm.
Triệu chứng của người nhiễm sán lá ruột
Bảng 6
Triệu chứng Số trường hợp Tỷ lệ %
1. Số người có triệu chứng. 24/34 70,58
2. Đau vùng thượng vị 21/34 61,76
3. Buồn nôn hoặc nôn 13/34 38,24
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 13
Triệu chứng Số trường hợp Tỷ lệ %
4. Bụng chướng hơi 13/34 38,24
5. Tiêu chảy 10/34 29,41
6. Phù 2/34 5,88
7. Không có triệu chứng 10/34 29,41
- Trong số này có 2 /34 bệnh nhân (5,88%) có
tiền sử loét dạ dày tá tràng từ trước (được chẩn
đoán bằng nội soi) nên không thể phân biệt được
triệu chứng đó là của sán lá ruột hay của bệnh loét
dạ dày tá tràng.
- Qua kết quả điều tra có được đa số bệnh nhân
nhiễm sán có ít nhất là 2 triệu chứng.
- Triệu chứng thường gặp nhất là: Đau vùng
thượng vị, buồn nôn, bụng chướng hơi, tiêu chảy.
BÀN LUẬN
Quần thể nghiên cứu
Trong thời gian nghiên cứu thu thập số liệu để
thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành tại thực địa
với tổng số hộ nghiên cứu là 35 trong đó:
- Nhóm bệnh 30 hộ tất cả 160 thành viên gồm
34 người bệnh (người nhiễm sán lá ruột) và 120
người không nhiễm .
- Nhóm chứng 5 hộ gồm 31 thành viên.
Qua thời gian điều tra nghiên cứu trên chúng
tôi rút ra được các nhận xét sau:
Mặc dù sống trong địa bàn của thành phố
nhưng khu vực chúng tôi thực hiện dọc theo đường
Chi Lăng và Bờ sông Hương đa số là nhân dân lao
động thu nhập thấp, đời sống vật chất kinh tế khó
khăn, kiến thức về bệnh tật nói chung và bệnh giun
sán nói riêng còn rầt nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó
người ta quan tâm chưa đúng mức đến tình hình
bênh tật của bản thân và gia đình. Vì vậy đã gây
cho chúng tôi không ít khó khăn trong vấn đề điều
tra nghiên cứu. Tuy vậy, nhưng chúng tôi đã cố
gắng giải thích kỷ về sự nguy hiểm của bệnh tật,
cũng như động viên để bệnh nhân hiểu được tầm
quan trọng của bệnh và đã hợp tác cùng chúng tôi
cuối cùng đã thu được 100% mẫu phân và thu được
những thông tin, số liệu cần thiết mang tính khách
quan qua bảng phỏng vấn.
Tình hình nhiễm sán lá
Môi trường
Thành phố Huế có nhiều ao hồ trồng rau
muống, bèo hoa dâu và các loại thực vật sống ở
nước khác như khu vực hồ Tịnh Tâm, các ao hồ
quanh Đại Nội và các ao hồ khác khắp thành phố.
Không những thế các địa điểm trồng rau này lại bị
ô nhiễm phân người và gia súc
(3)
, cũng là nơi sinh
sống của các loài ốc nước ngọt. Đây là môi trường
hoàn toàn thuận lợi cho sán lá ký sinh ở người
(Fasciolopsis buski, Fasciola hepatica) hoàn thành
chu kỳ từ giai đoạn trứng thải ra ngoài theo phân
người và sức vật đến giai đoạn phát triển thành
nang ấu trùng (Metacercaire) có khả năng gây
nhiễm
Đường lây truyền
Kết quả điều tra của chúng tôi cho thấy: Hầu
như 100% dân chúng dùng rau sống nhất là các loại
rau mọc ở nước (một số rất ít không dùng rơi vào
trẻ em và người già) cũng như không có sự khác
biệt lớn giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Điều này
chứng tỏ mọi người đều có khả năng nhiễm nang
ấu trùng sán lá.
Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả: loại rau
thủy sinh được sử dụng để ăn sống nhiều nhất là xà
lách xoong và không có sự khác biệt giữa nhóm
bệnh và nhóm chứng. Ngược lại rau muống được sử
dụng nhiều ở nhóm bệnh hơn hẳn nhóm chứng
(p<0,001), các loại rau khác sự chênh lệch không
đáng kể. Hơn nữa ao hồ của thành phố Huế chủ
yếu trồng rau muống, từ đó chúng tôi bước đầu rút
ra nhận xét: Trong các loại rau thủy sinh mà các
đối tượng nhiễm sán lá ruột thường dùng thì rau
muống là loại rau có khả năng gây nhiễm cao nhất.
Để làm sáng tỏ điều này chúng tôi sẽ tiếp tục
nghiên cứu về sau.
Nhiễm sán lá ruột là một bệnh chung cho cả
người và lợn. Điều tra dịch tễ học nhiễm sán lá ruột
ở lợn chiếm tỷ lệ 80%
(6)
. Điều tra của Trần văn Hải
(Học viện Y Huế 1984)
(2)
quan sát ở 12 con lợn
được mổ thịt thì có 4 trường hợp có sán lá ruột ở tá
tràng
(5)
. Cho nên nuôi lợn cũng là một nguồn lây
nhiễm. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ có
1/35 hộ gia đình có chăn nuôi lợn, vậy ở quần thể
nghiên cứu của chúng tôi nhiễm sán lá ruột qua
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề ký sinh trùng 14
dùng thực vật thủy sinh chăn nuôi gia súc và tình cờ
nhiễm do không rữa tay thật sạch trước khi ăn
không phải là đường truyền chủ yếu.
Mặt khác chúng tôi cũng nhận thấy không có sự
khác biệt về nghề nghiệp liên quan đến tỷ lệ nhiễm
sán. Vậy cách lây truyền do dùng răng tướt vỏ các
loại thực vật sống ở nước có thể gặp ở người làm
nông nghiệp hay buôn bán rau cũng không phải là
đường truyền chính.
Tóm lại đường lây truyền của bệnh ở đây là do
ăn sống các loại rau trồng ở nước nhất là rau
muống. Trong khi chưa có điều kiện tìm nang trùng
ở các loại thực vật nói trên chúng tôi có thể đề ra
biện pháp dự phòng thích hợp nhưng cũng cần lưu ý
các đường lây truyền khác mà chúng tôi đã bàn
luận ở trên nhằm đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Tình hình nhiễm sán
Kết quả xét nghiệm phân có 10 trường hợp
sạch trứng trong phân (29,41%), có 2 khả năng xảy
ra:
- Bệnh nhân dùng thuốc tẩy sán.
- Sán hết tuổi thọ và bệnh nhân không bị tái
nhiễm.
Ở đây chúng tôi nhận thấy nhiễm sán lá ruột là
một loại ký sinh trùng hiếm gặp, tỷ lệ thấp
(1,75%)
(1)
so với các loại ký sinh trùng đường ruột
khác, xét nghiệm phân thông thường khó phát hiện
nên chúng tôi loại trừ khả năng bệnh nhân dùng
thuốc tẩy sán. Nghiên cứu của chúng tôi một lần
nữa khẳng định tuổi thọ của sán lá ruột thấp (dưới 1
năm) phù hợp với y văn. Từ đó chúng tôi nhận thấy
biện pháp dự phòng là biện pháp hữu hiệu để
phòng bệnh nhiễm sán lá. Đồng thời cũng giải thích
tại sao điều kiện môi trường thuận lợi và tập quán
ăn rau sống ở quần thể nghiên cứu phù hợp với
nhiễm sán lá nhưng tỷ lệ mắc lại thấp.
Liên hệ với sán lá gan lớn
Từ nghiên cứu về môi trường, thói quen ăn
uống chúng tôi thấy thành phố Huế nói chung hay
phường Phú Cát nói riêng có đủ điều kiện thuận lợi
cho sán lá ruột hoàn thành chu kỳ sinh thái, do đó
cũng là điều kiện thuận lợi cho sán lá gan lớn hoàn
thành chu kỳ sinh thái của nó. Mặc dù tình hình
nhiễm sán lá gan lớn chúng tôi chưa đủ điều kiện
để phát hiện, chẩn đoán xét nghiệm dịch tá tràng,
xét nghiệm huyết thanh học mặc dù chúng tôi đã
dùng kỷ thuật xét nghiệm phân phong phú
Formalin- Ether nhưng lượng trứng thải ra phân rất
ít cũng khó bắt gặp. Do đó nghiên cứu của chúng
tôi nhằm đưa ra vấn đề chẩn đoán bệnh sán lá gan
lớn rất cần được người cán bộ y tế quan tâm nhất là
bệnh thường không có triệu chứng, khi có triệu
chứng thì bệnh đã nặng. Thêm vào đó dự phòng
nhiễm sán lá ruột cũng đồng thời phòng nhiễm sán
lá gan lớn; một lần nữa cho thấy tầm quan trọng
của các biện pháp dự phòng nhiễm sán lá.
Về triệu chứng học
Nghiên cứu triệu chứng lâm sàng ở các bệnh
nhân nhiễm sán lá ruột chúng tôi nhận thấy:
Triệu chứng lâm sàng của bệnh không điển
hình dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh
đường tiêu hoá khác. Do đó vấn đề chẩn đoán cận
lâm sàng (công thức máu) kết hợp với xét nghiệm
phân rất quan trọng để chẩn đoán và điều trị bệnh
KẾT LUẬN
1. Phường Phú Cát hay thành phố Huế nói
chung hội đủ điều kiện để sán lá ruột cũng như sán
lá gan lớn hoàn thành chu kỳ, gây nhiễm cho
người.
2. * Đường lây truyền chủ yếu của bệnh sán lá
ruột ở Phường Phú Cát và thành phố Huế nói chung
có thể do ăn uống các loại rau trồng dưới nước: rau
ngỗ, ngó sen. Rau muống, xà lách xoong,...là các
loại rau chủ yếu cần được nghiên cứu tiếp để tìm
các nang sán và xác định chính xác.
* Các đường truyền khác chiếm vị trí thứ yếu:
- Dùng thực vật thủy sinh làm thức ăn để chăn
nuôi gia súc.
- Nghề nghiệp tiếp xúc với rau tình cờ bị
nhiễm.
3. Sán lá ruột có tuổi thọ thấp dưới một năm
nếu không có tái nhiễm.
4. Biện pháp dự phòng là rất cần thiết và rất
quan trọng vì có thể tránh được nhiễm sán lá ruột
và cả sán lá gan lớn đây là loại bệnh sán lá nguy
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 5 * Phụ bản của Số 1 * 2001
Chuyên đề ký sinh trùng 15
hiểm nhưng ít được lưu ý chẩn đoán và khó điều trị.
5. Triệu chứng nhiễm sán lá ruột không điển
hình nên người cán bộ y tế cần phải quan tâm, nhất
là ở các bệnh nhân ở trong vùng dịch tễ có các triệu
chứng rối loạn tiêu hóa chưa tìm ra nguyên nhân thì
phải nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị nhiễm sán lá
ruột để cho làm xét nghiệm cận lâm sàng nhất là
xét nghiệm phân giúp chẩn đoán ở quần thể có
nguy cơ cao.
ĐỀ NGHỊ
Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi có những
đề nghị sau:
Đối với nhân dân
Cần được giáo dục sức khỏe phòng bệnh ký
sinh trùng đường ruột nói chung và phòng nhiễm
sán như sau:
- Không nên dùng rau muống, xà lách xoong,
rau ngỗ, ngó sen và các thực vật thủy sinh khác của
địa phương chưa được nấu chín.
- Rữa tay thật sạch trước khi ăn, sau khi cho lợn
ăn các loại thực vật thủy sinh chưa được nấu chín.
- Khi có các triệu chứng: đau vùng thượng vị,
buồn nôn hay nôn, bụng chướng hơi tiêu chảy, phù
cần đi khám bệnh và làm xét nghiệm phân tìm
trứng giun sán.
- Không dùng thực vật thủy sinh chưa nấu chín
làm thức ăn gia súc.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, không làm hố xí
và chuồng gia súc trên, cạnh sông hồ.
Đối với nhân viên y tế tuyến cơ sở
Thường xuyên truyền thông giáo dục sức khỏe
cho nhân dân các vấn đề đã nêu trên qua loa phát
thanh địa phương, phát tờ rơi, trao đổi giáo dục trực
tiếp qua các lần khám kiểm tra sức khỏe lồng ghép
với các chương trình khác.
Đối với nhân viên y tế tuyến trung ương
- Luôn luôn lưu ý khả năng nhiễm sán lá ruột,
sán lá gan lớn ở quần thể nguy cơ trong công tác
khám chữa bệnh.
- Cần làm xét nghiệm phân bằng kỹ thuật
Formalin- Ether nhằm tránh bỏ sót chẩn đoán ở các
trường hợp biểu hiện lâm sàng không điển hình.
- Báo cáo trường hợp bệnh về địa phương để
tăng cường công tác phòng bệnh, giáo dục sức khỏe
tại cộng đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÔN NỮ PHƯƠNG ANH, PHẠM VĂN LÌNH, TRƯƠNG
QUANG ÁNH. Nghiên cứu dịch tễ học nhiễm ký sinh trùng
đường ruột ở phường Phú Cát thành phố Huế, Y hoc thành phố
Hồ Chí Minh- Số đặc biệt Hội nghị Khoa học tuổi trẻ các trường
Đại học Y Dược Việt Nam lần thứ 10. Phụ bản tập 4 số 2 năm
2000: 101-106.
2. TRẦN VĂN HẢI - Tình hình sán lá ruột (Fasciolopsis buski) tại
Huế. Tiểu luận tốt nghiệp Y Khoa 1978-1984.
3. NGUYỄN VĂN HỢP. Environmental issue of lake and canal
system in Hue Citadel-Trường Đại học Khoa học Huế- 1997.
4. ĐỖ TẤT LỢI. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam.
5. TRẦN XUÂN MAI- Ký sinh trùng y học. Trung tâm ĐT-
BDCBYT, 1994 tr 197-200.
6. ĐỖ DƯƠNG THÁI. TRỊNH VĂN TRINH. Công trình nghiên cứu
ký sinh trùng ở Việt Nam. NXB KH&KT 1978 tập 2 .
7. ASH LR, ORIHEL TC: Parasites: a guide to laboratory
procedure and identification. American society of clinical
Parasitologist, 1991. P. 11-35.
8. CHESSBROUGH M: Medical laboratory manual for Tropical
countries. Tropical Health technology, 1991.P. 310-314.
9. GENTILINI M: Médecine Tropicale. Flammarion - Médecine
Sciences 1993, pp.239.
10. WALKER TS: Microbiology. W.B Sauder, 1998, p 427-431, 470-
472.
11. WENTWORTH BB: Diagnostic procedure for mycotic and
parasitic infection. American Public Health Association 1988. P.
418-420.
12. WHO. Basic laboratory methods in Medical Parasitology. WHO,
1991, p.16.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_nhiem_san_la_ruot_o_cong_dong_dan_cu_phuong_phu_ca.pdf