Tài liệu Tình hình nhà ở tại Nhật Bản: Xã hội học, số 2 - 1986
TÌNH HÌNH NHÀ Ở TẠI NHẬT BẢN
TRƯƠNG HUYỀN
Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp hoá và đô thị hoá nhất thế giới. Năm 1970, trong số
dân 103,720 triệu thì 74,353 triệu người sống ở đô thị (chiếm tới 72,3% dân số), chỉ có 28,867 triệu người
sống ở nông thôn.
Với một dân số lớn, diện tích nhỏ và nền công nghiệp phát triển, vấn đề nhà ở tại Nhật Bản là một
trong những vấn đề quốc sách của Nhà nước. Trong phần tư thế kỷ qua, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản
đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực này, tuy nhiên có một số khó khăn và tồn tại chưa dễ gì giải quyết
được trong một sớm một chiều.
Về diện tích nhà ở, con số điều tra cho biết: năm 1970, số người trung bình trong một căn phòng ở
nhật là 1,0 so với Mỹ là 0,6. Và cũng như các nước khác, ở Nhật Bản, nhà ở nông thôn rộng hơn ở đô thị
và nhà ở trung tâm Tôkiô là chật nhất.
Người ta đã so sánh và nhận thấy nhà ở của Nhật Bản thường là nhỏ và hẹp hơn nhà ở của Mỹ và một
số nước Tây Âu kh...
2 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình nhà ở tại Nhật Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 2 - 1986
TÌNH HÌNH NHÀ Ở TẠI NHẬT BẢN
TRƯƠNG HUYỀN
Nhật Bản là một trong những nước công nghiệp hoá và đô thị hoá nhất thế giới. Năm 1970, trong số
dân 103,720 triệu thì 74,353 triệu người sống ở đô thị (chiếm tới 72,3% dân số), chỉ có 28,867 triệu người
sống ở nông thôn.
Với một dân số lớn, diện tích nhỏ và nền công nghiệp phát triển, vấn đề nhà ở tại Nhật Bản là một
trong những vấn đề quốc sách của Nhà nước. Trong phần tư thế kỷ qua, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản
đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực này, tuy nhiên có một số khó khăn và tồn tại chưa dễ gì giải quyết
được trong một sớm một chiều.
Về diện tích nhà ở, con số điều tra cho biết: năm 1970, số người trung bình trong một căn phòng ở
nhật là 1,0 so với Mỹ là 0,6. Và cũng như các nước khác, ở Nhật Bản, nhà ở nông thôn rộng hơn ở đô thị
và nhà ở trung tâm Tôkiô là chật nhất.
Người ta đã so sánh và nhận thấy nhà ở của Nhật Bản thường là nhỏ và hẹp hơn nhà ở của Mỹ và một
số nước Tây Âu khác. Con số thống kê về nhà ở của Nhật năm 1968 có 24,2 triệu đơn vị nhà ở, trong đó
chiếm tới 22,2 triệu là nhà gỗ. Người Nhật Bản thường thích ở nhà gỗ. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay,
ở nhà gỗ không hợp và không kinh tế. Ở nhà gỗ rất nguy hiểm vì hoả hoạn (nhất là ở khu vực đông dân);
hơn nữa, vật liệu gỗ hiện nay không rẻ và thời gian sử dụng kém xa các vật liệu khác. Tình hình đó hiện
nay đã khác. Xu hướng xây nhà cao tầng bằng các vật liệu khác gỗ đang tăng lên ở Nhật Bản.
Chất lượng nhà ở Nhật Bản vẫn còn nhiều tồn tại. Năm 1968, ở Nhật có tới 5,7 triệu nhà gỗ cho thuê
được coi là kém chất lượng. Nhiều nhà gỗ bị ẩm thấp và hư hỏng. Một số nhà phải chung với các công
trình vệ sinh. Năm 1968, còn đến 2,7 triệu người Nhật sống trong các phòng ngủ tập thể hoặc các nhà trọ.
Nhiều nhà không có mặt trước quay ra đường chính và đường vào nhà chỉ là một đường đi bộ nhỏ hẹp.
Một số nhà xây dựng ở những vị trí bất lợi về điều kiện giao dịch, sinh hoạt và vệ sinh.
Một trong những khó khăn chính trong xây dựng nhà ở Nhật Bản là đất đai, Đất là tài nguyên hiếm và
có giá trị ở Nhật Bản. Do tình trạng hiếm hoi về đất đai cho nên giá đất cho nhà ở ở Nhật Bản rất đắt.
Người ta ước tính giá thị trường của toàn bộ đất đai Nhật là khoảng 306.000 tỷ yên (1973) tính ra khoảng
12.000 đô la một a-crơ, so với Mỹ là 225 đô la một a-crơ. Trong thập kỷ 1958-1968, giá đất tăng mỗi năm
là 17%. Ở Nhật Bản, giá đất đắt hơn giá xây dựng, nên người ta có xu hướng tiết kiệm về đất đai bằng
cách: một là xây dựng nhà trên khu đất hẹp, hai là xây cao tầng.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học, số 2 - 1986
66 TRƯƠNG HUYỀN
Dịch vụ giao thông ở Nhật Bản cũng liên quan chặt chẽ với vấn đề nhà ở. Ở Nhật Bản, đường sá hẹp.
Diện tích dành cho đường sá ở các đô thị lớn chỉ có hơn 10% một ít, trong khi ở các đô thị Mỹ, diện tích
đó gấp đôi hoặc ba lần. Nhật là nước có ngành sản xuất ô tô phát triển, nhưng phương tiện sử dụng chính
ở các đô thị không phải là ô tô. Bảng so sánh giữa Nhật Bản và Mỹ về việc sử dụng các phương tiện đi lại
ở đô thị sau đây sẽ cho biết điều đó (tính theo %):
Phương tiện Nhật Bản Mỹ
- Xe hơi (tư nhân) 14,5 78,3
- Tàu lửa, xe điện ngầm, xe buýt, tàu điện. 46,0 12,1
- Đi bộ 23,4 6,4
- Phương tiện khác 16,1 3,2
Từ đó, việc giao dịch, đi lại từ căn hộ ở đến các cơ sở sản xuất, văn hoá, sinh hoạt của người dân Nhật
Bản cũng đẻ ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết.
Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chính sách để giải quyết vấn đề nhà ở. Vốn đầu tư cho việc xây dựng
nhà mới không ngừng tăng lên. So với tổng sản phẩm quốc dân thì phần vốn dành cho nhà ở Nhật Bản
năm 1950 là 1,5%, năm 1960 là 4,3%, năm 1968 là 6,7%, năm 1972 là 7,6%. Số nhà mới xây dựng ở Nhật
Bản năm 1960 là 453.000, năm 1965 là 845.000, năm 1972 là 1.856.000. Như vậy là trong vòng 12 năm
(1960-1972) số nhà mới xây dựng ở Nhật Bản tăng lên gấp 4 lần.
Tuy nhiên, nhà ở là một vấn đề tổng hợp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội khác, cho nên
không thể giải quyết tức thời.
Nhật Bản còn phải đầu tư nhiều hơn nữa trong vấn đề nhà ở. Chính phủ phải có trách nhiệm tăng thêm
đất làm nhà ở các đô thị bằng cách tăng thêm mặt bằng và không để cho các chủ đất ngăn cản việc mở
rộng các đô thị. Vấn đề giao thông ở đô thị, vấn đề vật liệu xây dựng.v.v còn là một vấn đề đang nan
giải ở nước này.
Tóm lại, Nhật Bản đã thành công rất tốt đẹp trong việc nâng cao đời sống vật chất trong phần tư thế kỷ
qua, nhưng cũng đã xem nhẹ việc cải tiến chất lượng của cuộc sống trong các lĩnh vực khác.
Tổng lược theo cuốn Nền kinh tế Nhật Bản hoạt động
như thế nào? Nhà xuất bản The Brookings Institution, 1976.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so2_1986_truonghuyen_0523_3194.pdf