Tài liệu Tình hình klebsiella pneumoniae mang gen kháng carbapenem trên bệnh nhân nhi: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 281
TÌNH HÌNH KLEBSIELLA PNEUMONIAE
MANG GEN KHÁNG CARBAPENEM TRÊN BỆNH NHÂN NHI
Bùi Thế Trung*, Trần Thiện Trung**, Nguyễn Tuấn Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm carbapenem của Klebsiella pneumoniae ngày càng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn này tiết men carbapenemase. Hai trong số các gen phổ biến và quan trọng
của men carbapenemase là Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC) và New Delhi metallo-β-lactamase
(NDM).
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ Klebsiella pneumoniae đề kháng kháng sinh mang gen KPC, NDM và mối liên
quan với một số đặc điểm lâm sàng khác.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong 89 mẫu bệnh phẩm (không lặp lại) dương tính với Klebsiella pneumoniae có biểu hiện kháng
trung gian hoặc kháng với một trong các kháng sinh thuộc họ carbapenem, tỷ lệ gen NDM và KPC lần lượt là
37,1% (33/89) v...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 337 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tình hình klebsiella pneumoniae mang gen kháng carbapenem trên bệnh nhân nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 281
TÌNH HÌNH KLEBSIELLA PNEUMONIAE
MANG GEN KHÁNG CARBAPENEM TRÊN BỆNH NHÂN NHI
Bùi Thế Trung*, Trần Thiện Trung**, Nguyễn Tuấn Anh**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh nhóm carbapenem của Klebsiella pneumoniae ngày càng tăng.
Nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn này tiết men carbapenemase. Hai trong số các gen phổ biến và quan trọng
của men carbapenemase là Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC) và New Delhi metallo-β-lactamase
(NDM).
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ Klebsiella pneumoniae đề kháng kháng sinh mang gen KPC, NDM và mối liên
quan với một số đặc điểm lâm sàng khác.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả: Trong 89 mẫu bệnh phẩm (không lặp lại) dương tính với Klebsiella pneumoniae có biểu hiện kháng
trung gian hoặc kháng với một trong các kháng sinh thuộc họ carbapenem, tỷ lệ gen NDM và KPC lần lượt là
37,1% (33/89) và 4,5% (4/89). Không có chủng nào mang cả 2 gen KPC và NDM. Tỷ lệ Klebsiella pneumoniae
mang gen KPC hoặc NDM nhiều nhất là 64,9% (24/37) ở bệnh phẩm có nguồn gốc từ đường hô hấp dưới.
Không có bệnh phẩm nước tiểu nào phân lập được Klebsiella pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM. 100%
(37/37) chủng Klebsiella pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM sinh men ESBL và đồng thời đề kháng
ertapenem, imipenem hoặc meropenem.
Kết luận: Tỷ lệ Klebsiella pneumoniae mang gen NDM và KPC lần lượt là 37,1% và 4,5%. Có mối liên hệ
giữa tỷ lệ Klebsiella pneumoniae mang gen KPC và NDM với khả năng sinh ESBL và sự đề kháng ertapenem,
imipenem hoặc meropenem.
Từ khóa: Klebsiella pneumoniae, carbapenemase, gene kháng carbapenem, KPC, NDM.
ABSTRACT
EMERGENCE OF CARBAPENEM RESISTANT KLEBSIELLA PNEUMONIAE POSSESSING KPC AND
NDM GENES IN HOSPITALIZED PEDIATRIC PATIENTS
Bui The Trung, Tran Thien Trung, Nguyen Tuan Anh
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 281 – 289
Background: Rate of carbapenem resistant Klebsiella pneumoniae is increasing mainly due to the
production of carbapenemase enzymes. Two of the most common and important carbapenemase genes are
Klebsiella pneumoniae carbapenemase (KPC) and New Delhi metallo- β-lactamase (NDM).
Obiectives: To determine the rate of antimicrobial resistant Klebsiella pneumoniae possessing KPC and
NDM genes and their relationship with other clinical characteristics.
Methods: A cross-sectional study was carried out.
Results: In non-duplicated 89 specimens positive with carbapenem non-susceptible Klebsiella pneumoniae,
the rate of NDM and KPC genes was 37.1% (33/89) and 4.5% (4/89) alternately. There was no isolate carrying
both KPC and NDM genes. The highest rate of KPC or NDM producing Klebsiella pneumoniae isolated from the
lower respiratory tract was 64.9% (24/37). There was no urine specimen positive with Klebsiella pneumoniae
* Khoa Vi Sinh, Bệnh viện Nhi Đồng 2,** Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: CN. Bùi Thế Trung, ĐT: 0909080511, Email: buithetrung0919@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 282
owing KPC or NDM gene. 100% (37/37) of KPC or NDM producing Klebsiella pneumoniae isolates showed
positive ESBL and also resistant to ertapenem, imipenem or meropenem.
Conclusions: The rate of Klebsiella pneumoniae producing NDM and KPC was 37.1% and 4.5%
correspondingly. There was a correlation between Klebsiella pneumoniae bearing KPC and NDM with ESBL
production and the ability of resistance to ertapenem, imipenem or meropenem.
Keywords: Klebsiella pneumoniae, carbapenemase, carbapenem resistant gene, KPC, NDM.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn
thế giới nói chung, nhiễm khuẩn do tác nhân
trực khuẩn Gram âm đa kháng đang là vấn đề
được quan tâm đặc biệt. Theo một nghiên cứu
tại khoa điều trị tích cực tại bệnh viện Bạch
Mai(16), nhiều kháng sinh chỉ còn nhạy cảm dưới
10% đối với Acinetobacter baumannii, kể cả các
kháng sinh carbapenem hay aminoglycoside;
còn với Klebsiella pneumoniae (K. pneumoniae), tỷ
lệ đề kháng với carbapenem khoảng 60%. Năm
2015-2016, tại bệnh viện Chợ Rẫy, tỷ lệ đề kháng
của các chủng vi khuẩn Gram với các kháng sinh
họ carbapenem nhóm 2 như sau: Acinetobacter
baumannii (> 85%), Pseudomonas aeruginosa (>
60%), K. pneumoniae (> 30%), Escherichia coli (>
10%)(23). Mỗi năm tại Hoa Kỳ, ước tính khoảng
140.000 trường hợp nhiễm khuẩn do
Enterobacteriaceae; 9,300 trong số này được gây ra
do Enterobacteriaceae đề kháng carbapenem, chủ
yếu là hai loài Klebsiella spp. và Escherichia coli(24).
Cũng theo một nghiên cứu tại Hoa Kỳ, từ năm
1998 đến năm 2010, K. pneumoniae có sự gia tăng
tỷ lệ đề kháng các kháng sinh như sau:
imipenem từ 0% lên 4,3%, aztreonam từ 7,7% lên
22,2%, ceftazidime từ 5,5% lên 17,2%,
ciprofloxacin từ 5,5% lên 16,8%(18). Theo tác giả
Zhang(25) với nghiên cứu tại Trung Quốc, tỷ lệ K.
pneumoniae đề kháng có sự gia tăng từ năm 2005
đến năm 2011 như sau: imipenem từ 0% lên 30%,
meropenem từ 0% lên 35,5%. Việc sử dụng
kháng sinh không đúng liệu pháp, liều lượng,
thời gian, tác nhân cũng như sự biến đổi di
truyền nhanh chóng của các chủng vi khuẩn làm
cho tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng
trở lên phức tạp. Việc đề kháng kháng sinh đóng
vai trò chịu trách nhiệm lớn trong việc tăng gánh
nặng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện
và làm tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Một
trong những tác nhân quan trọng gây nhiễm
khuẩn hàng đầu hiện nay là K. pneumoniae.
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của K. pneumoniae
ngày càng tăng, ngay cả nhóm kháng sinh được
xem là “sự lựa chọn cuối cùng” như carbapenem
cũng giảm dần về hiệu quả. Nguyên nhân chủ
yếu là do vi khuẩn này tiết men carbapenemase,
hai trong số các gen phổ biến và quan trọng của
men carbapenemase là K. pneumoniae
carbapenemase (KPC) và New Delhi metallo-β-
lactamase (NDM)(18).
Vì sự chậm trễ trong việc điều trị kháng sinh
thích hợp cho những trường hợp nhiễm khuẩn
nặng do K. pneumoniae mang gen KPC và NDM
có thể dẫn đến tiên lượng xấu và tỷ lệ tử vong
cao, việc phát hiện nhanh chóng các chủng
kháng carbapenem là điều cần thiết để quản lý
nhiễm khuẩn hiệu quả(5,7). Có nhiều phương
pháp khác nhau để xác định K. pneumoniae mang
gen KPC và NDM gồm: multiplex PCR, real-
time PCR, DNA microarray, phân tích phổ
Raman, giải trình tự cả bộ gen khuẩn lạc đơn,
khối phổ MALDI-TOF, phương pháp nhân bản
đẳng nhiệt thông qua cấu trúc vòng (LAMP),
Carba NP sử dụng môi trường chromogenic và
một thử nghiệm kiểu hình mới được gọi là
phương pháp bất hoạt carbapenem. Một trong
những phương pháp có độ chính xác cao và thời
gian cho kết quả nhanh là multiplex real-time
PCR(12).
Năm 2017, tại bệnh viện Nhi Đồng 2, K.
pneumoniae là tác nhân gây nhiễm trùng nhiều
nhất, với 1534 chủng (chiếm 15,3% trên tổng số
vi sinh vật phân lập được), tỷ lệ đề kháng
imipenem 51,7%, meropenem 45,4%(2). Hiện
nay, đã có một số nghiên cứu tại Việt Nam nhằm
phát hiện K. pneumoniae mang gen kháng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 283
carbapenem, nhưng trên đối tượng trẻ em thì
vẫn chưa có nghiên cứu nào. Vậy tỷ lệ K.
pneumoniae mang gen KPC và NDM tại bệnh
viện Nhi Đồng 2 là bao nhiêu? Đó là lý do để
chúng tôi thực hiện nghiên cứu này.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian
từ tháng 03/2018 đến tháng 05/2018 tại khoa Vi
Sinh – Bệnh viện Nhi Đồng 2 và Bộ môn Xét
nghiệm – Khoa Điều dưỡng kỹ thuật y học – Đại
học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhi điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi
Đồng 2, có chỉ định xét nghiệm và có kết quả
nuôi cấy ra Klebsiella pneumoniae trung gian hoặc
kháng với một trong các kháng sinh carbapenem
gồm ertapenem, imipenem hoặc meropenem
Phương pháp tiến hành
Định danh Klebsiella pneumoniae và thực hiện
kháng sinh đồ bằng máy Phoenix 100.
Xác định Klebsiella pneumoniae trung gian
hoặc kháng carbapenem bằng máy Phoenix 100.
Xác định gen KPC và NDM bằng multiplex
real-time PCR với chất nhuộm EvaGreen đã
được tối ưu hóa.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ
01/03/2018 đến 31/05/2018 tại bệnh viện Nhi
Đồng 2, chúng tôi đã thu thập được 89 chủng
vi khuẩn thuộc 89 bệnh nhân phù hợp với tiêu
chuẩn chọn mẫu.
Đặc điểm về giới và nhóm tuổi
Bảng 1. Đặc điểm về giới và nhóm tuổi
Đặc điểm Tần số (n=89) Tỷ lệ %
Giới
Nam 54 60,7
Nữ 35 39,3
Nhóm tuổi
< 1 tháng 14 15,7
1 tháng - < 3 tháng 21 23,6
3 tháng - < 2 tuổi 38 42,7
2 tuổi - < 16 tuổi 16 18
Tỷ lệ nam chiếm 60,7% (54/89) cao hơn so
với 39,3% (35/89) của nữ. Tuổi trung vị của bệnh
nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 4 tháng
tuổi, thấp nhất là 2 ngày tuổi, cao nhất là 15 tuổi.
Nhóm tuổi 3 tháng đến < 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất với 42,7% (38/89), tiếp theo là 1 tháng đến <
3 tháng với 23,6% (21/89), 2 tuổi đến < 16 tuổi với
18% (16/89)) và nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất
là < 1 tháng với 15,7% (14/89).
Đặc điểm về loại bệnh phẩm
Bảng 2. Đặc điểm về loại bệnh phẩm
Bệnh phẩm Tần số Tỷ lệ %
Hô hấp dưới 60 67,4
Máu 14 15,8
Dịch vô trùng 1 1,1
Mủ 3 3,4
Nước tiểu 4 4,5
Đầu nội khí quản 6 6,7
Catheter 1 1,1
Tổng 89 100
Bệnh phẩm chiếm tỷ lệ cao nhất là hô hấp
dưới với 67,4% (60/89), tiếp theo là máu với
15,8% (14/89) và bệnh phẩm chiếm tỷ lệ thấp
nhất là catheter và dịch vô trùng với 1,1% (1/89).
Đặc điểm về khả năng sinh ESBL
Tỷ lệ K. pneumoniae sinh ESBL là 76,4%
(68/89) cao hơn so với K. pneumoniae không sinh
ESBL là 23,6% (21/89).
Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen KPC và NDM
Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen NDM là 37,1%
(33/89) cao hơn so với K. pneumoniae mang gen
KPC là 4,5% (4/89), không có chủng nào mang cả
2 gen KPC và NDM. Trong khi tỷ lệ K.
pneumoniae không mang gen KPC và NDM là
58,4% (52/89).
Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang gen
KPC và NDM với loại bệnh phẩm
Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen KPC hoặc
NDM nhiều nhất 64,9% (24/37) ở loại bệnh phẩm
hô hấp dưới, thấp nhất là 0% ở bệnh phẩm nước
tiểu. Không có sự khác biệt về tỷ lệ gen KPC và
NDM giữa các loại bệnh phẩm khác nhau với p =
0,181 > 0,05 (Bảng 3).
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 284
Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang gen
KPC và NDM với khả năng sinh ESBL
100% (37/37) chủng K. pneumoniae mang gen
KPC hoặc NDM chỉ khi sinh men ESBL, trong
khi không có trường hợp nào mang gen KPC
hoặc NDM khi ESBL âm tính. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,001) (Bảng 4).
Bảng 3. Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang
gen KPC và NDM với loại bệnh phẩm
Bệnh phẩm
Gen
KPC hoặc
NDM
n (%)
NDM
n (%)
KPC
n (%)
Âm tính
n (%)
p*
Hô hấp dưới 24 (64,9) 22 (36,7) 2 (3,3) 36 (60)
0,181
Máu 5 (13,5) 4 (28,6) 1 (7,1) 9 (64,3)
Dịch vô
trùng
1 (2,7) 1 (100) 0 0
Mủ 1 (2,7) 1 (33,3) 0 2 (66,7)
Nước tiểu 0 0 0 4 (100)
Đầu nội khí
quản
5 (13,5) 4 (66,6) 1 (16,7) 1 (16,7)
Catheter 1 (2,7) 1 (100) 0 0
Tổng 37 (100) 33 4 52
* Kiểm định Fisher.
Bảng 4. Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang
gen KPC và NDM với khả năng sinh ESBL
ESBL
Gen
KPC hoặc
NDM
n (%)
NDM
n (%)
KPC
n (%)
Âm tính
n (%)
p*
Dương
tính
37 (100) 33 (48,5) 4 (5,9) 31 (45,6)
< 0,001
Âm tính 0 0 0 21 (100)
Tổng 37 (100) 33 4 52
* Kiểm định Fisher.
Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang gen
KPC và NDM với mức đề kháng ertapenem,
imipenem hoặc meropenem
Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen KPC hoặc
NDM là 100% (37/37) đều đề kháng
ertapenem, imipenem hoặc meropenem.
Không có trường hợp vi khuẩn nhạy và trung
gian với ertapenem, imipenem hoặc
meropenem lại mang gen KPC hoặc NDM. Sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh giữa nhóm K.
pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM so với
nhóm không mang gen KPC và NDM
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở các chủng K.
pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM cao hơn
hẳn các chủng K. pneumoniae không mang gen
KPC và NDM (Biểu đồ 1). Đối với các chủng
mang gen KPC hoặc NDM, có rất nhiều kháng
sinh có tỷ lệ đề kháng lên đến 100% (37/37)
như ertapenem, imipenem, meropenem,
ceftazidime, ceftriaxone, cefazolin, cefepime,
ampicillin-sulbactam, piperacillin-tazobactam
và chỉ có một kháng sinh có tỷ lệ đề kháng 0%
(0/37) là tigecycline, một kháng sinh khác có tỷ
lệ kháng thấp ở nhóm này là amikacin với
16,2% (6/37). Ngược lại, ở nhóm K. pneumoniae
không mang gen KPC và NDM, tỷ lệ đề kháng
của các kháng sinh thấp hơn, chỉ có 1 kháng
sinh đề kháng 100% (52/52) là ampicillin-
sulbactam và kháng sinh có tỷ lệ đề kháng
thấp là amikacin 0% (0/52), tigecycline 5,8%
(3/52). Có 2 kháng sinh ở nhóm K. pneumoniae
không mang gen KPC và NDM có tỷ lệ đề
kháng cao hơn nhóm K. pneumoniae mang gen
KPC hoặc NDM là tigecycline (5,8% so với 0%)
và trimethoprim-sulfamethoxazole (84,6% so
với 54,1%).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 285
Biểu đồ 1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh giữa nhóm K. pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM so với nhóm không
mang gen KPC và NDM. KPC hoặc NDM dương tính (n=37); KPC và NDM âm tính (n=52)
Ampi-sul: ampicillin-sulbactam; Trime-sulfa: trimethoprim-sulfamethoxazole;
Pipe-tazo: piperacillin-tazobactam.
BÀN LUẬN
Đặc điểm về giới và nhóm tuổi
Ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam chiếm
60,7% (54/89) cao hơn so với 39,3% (35/89) của
nữ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ling(14)
có tỷ lệ nam 55,7% (113/203), nữ 44,3% (60/203)
và cũng phù hợp với tác giả Legese(13) với tỷ lệ
nam chiếm 53,4% (172/322), nữ 46,6% (150/322).
Năm 2012, nghiên cứu của tác giả Logan(15) trên
đối tượng trẻ em khá tương đồng với nghiên
cứu của chúng tôi về giới với 67% (42/63) nam và
33% (21/63) nữ.
Tuổi trung vị của bệnh nhân trong nghiên
cứu của chúng tôi là 4 tháng tuổi, thấp nhất là 2
ngày tuổi, cao nhất là 15 tuổi. Nhóm tuổi 3 tháng
đến < 2 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 41,6%,
nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là < 1 tháng với
15,7%. Nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp
với tác giả Ling(14), tuổi trung bình của nghiên
cứu là 64,3 ± 16 tuổi, đây là nghiên cứu trên đối
tượng người lớn. Tuy nhiên, nghiên cứu của
chúng tôi khá tương đồng với Legese(13) nghiên
cứu trên đối tượng trẻ em ở Ethiopia có tuổi
trung bình 3,22 tuổi và cũng phù hợp với một
nghiên cứu đa quốc gia của Logan(15) có tuổi trung
bình là 1 tuổi (0 - 17 tuổi).
Đặc điểm về loại bệnh phẩm
Theo nghiên cứu của chúng tôi, bệnh phẩm
chiếm tỷ lệ cao nhất của đường hô hấp dưới là
67,4% (60/89), tiếp theo là máu 15,8% (14/89) và
tỷ lệ thấp nhất là catheter và dịch vô trùng 1,1%
(1/89).
Tác giả Chiu(3) nghiên cứu “K. pneumoniae
không nhạy carbapenem tại Đài Loan: sự phổ
biến và gia tăng đề kháng ở các chủng sinh
carbapenemase từ 2012 đến 2015”, bệnh phẩm
nước tiểu chiếm tỷ lệ cao nhất 35,6%, tiếp theo
hô hấp dưới là 31,6%. Trong nghiên cứu của
Spyropoulou(20) tại Hy Lạp, bệnh phẩm nước tiểu
cũng chiếm tỷ lệ cao nhất 47%, máu 18%. Theo
Singh-Moodley(19) tại Nam Phi, bệnh phẩm máu
chiếm tỷ lệ cao nhất 32%, tiếp theo là nước tiểu
21%, hô hấp dưới 3%.
Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác
với nghiên cứu của chúng tôi có thể do đối
tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ em, bệnh
0
20
40
60
80
100
48.1
65.4
42.3
0
82.7
51.9
80.8
96.2
67.3
90.4
55.8
36.5
100
84.6
5.8
61.5
100 100 100
16.2
100
81.1
100 100 100 94.6
67.6
73
100
54.1
0
100
KPC và NDM âm tính KPC hoặc NDM dương tính
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 286
phổ biến nhất ở trẻ em là bệnh đường hô hấp, và
nhiều trẻ em khi nhập viện thường diễn tiến
nặng cần phải đặt nội khí quản hoặc NCPAP
(thở áp lực dương liên tục qua mũi), đây là điều
kiện để gia tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện,
trong đó có K. pneumoniae mang gen kháng
carbapenem(18).
Đặc điểm về khả năng sinh ESBL
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ K.
pneumoniae sinh ESBL là 76,4% (68/89). Tỷ lệ này
cao hơn một nghiên cứu đa quốc gia gồm Hoa
Kỳ, Ấn Độ, Israel, Tây Ban Nha và Hy Lạp của
tác giả Logan(15) đã xác định tỷ lệ ESBL là 38,7%
(24/62). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi lại
khá phù hợp với một nghiên cứu tại Đài Loan từ
năm 2010 đến 2012 có tỷ lệ ESBL là 82,7%
(287/347)(4).
Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen KPC và NDM
Với tỷ lệ K. pneumoniae mang gen NDM
37,1% (33/89) lớn hơn KPC 4,5% (4/89), nghiên
cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu
của Logan(15) về tỷ lệ gen NDM là 37,1% so với
36% (23/64), tương đồng về tỷ lệ gen KPC với
nghiên cứu của Aseem(1) là 3,7% (2/54). Theo tác
giả Laolerd(10), tỷ lệ K. pneumoniae mang gen
NDM là 69,6% (117/168) gần tương đồng với
nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ gen NDM và
KPC trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá
tương đồng với tác giả Singh-Moodley(19) có
NDM 56% (325/580) và KPC 1,2% (7/580). Một
nghiên cứu tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh
của tác giả Tada(21) tại bệnh viện Chợ Rẫy năm
2017 cũng có tỷ lệ K. pneumoniae mang gen NDM
và KPC lần lượt là 25,9% (7/27) và 3,7% (1/27)
khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy nhiên, tỷ lệ K. pneumoniae mang gen NDM
trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn cả 2
nghiên cứu của Chiu(3,4), đều cho kết quả giống
nhau về tỷ lệ gen NDM 0,3% và tác giả Trần Huy
Hoàng(22) 14,58% (35/240). Một nghiên cứu tại
Mumbai - Ấn Độ(9) được công bố năm 2014 có tỷ
lệ K. pneumoniae mang gen NDM 93,5% (43/46)
lại cao hơn tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi
rất nhiều. Tỷ lệ K. pneumoniae mang gen KPC
cũng khác biệt như sau: nghiên cứu này 4,5%,
trong khi nghiên cứu của Đoàn Mai Phương là
16,4% (10/61), Logan(15) 34%, Chiu(3,4) 11,8%
(2013) và 24,1 (2018).
Điều này có thể được lý giải do các gen đề
kháng carbapenem được phân bố theo từng
vùng dịch tễ. Vùng lan truyền đặc hữu của K.
pneumoniae mang gen KPC là ở Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Ý, Ba Lan, Hy Lạp, Israel, Brazil,
Argentina, Colombia và Đài Loan(12). Theo một
nghiên cứu của Lee vào năm 2016(12), tại Việt
Nam không ghi nhận K. pneumoniae mang gen
KPC nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi đã
ghi nhận được sự hiện diện của gen này với tỷ lệ
thấp 4,5%. Năm 2016, vùng lan truyền đặc hữu
của K. pneumoniae mang gen NDM là Ấn Độ,
Pakistan và Bangladesh, tại Việt Nam có tỷ lệ
thấp nhưng chúng tôi đã phát hiện tỷ lệ khá cao
gen này ở thời điểm hiện tại.
Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang gen
KPC và NDM với loại bệnh phẩm
Theo nghiên cứu của chúng tôi, không có sự
liên quan giữa K. pneumoniae mang gen KPC và
NDM với các loại bệnh phẩm khác nhau. Tỷ lệ
mang gen KPC hoặc NDM nhiều nhất là hô hấp
dưới 64,9% (24/37), tiếp theo là máu và đầu nội
khí quản 13,5% (5/37), không có mẫu nước tiểu
nào mang gen. Theo Singh-Moodley(19), cũng
không có sự liên quan giữa loại bệnh phẩm và
loại gen carbapenemase. Trong các loại bệnh
phẩm có vi khuẩn mang gen kháng carbapenem
thì mẫu bệnh phẩm chiếm tỷ lệ nhiều nhất là
máu 32% (82/257), kế đến là nước tiểu 21%
(54/257) và chỉ 3% (8/257) là bệnh phẩm đường
hô hấp dưới. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với Singh-Moodley vì không có sự liên quan
giữa loại bệnh phẩm và khả năng mang gen
kháng carbapenem nhưng không phù hợp ở tỷ
lệ các loại bệnh phẩm mà vi khuẩn mang gen.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự khác
biệt với nghiên cứu của tác giả Kaiser(6) với tỷ lệ
mang gen KPC nhiều nhất ở bệnh phẩm máu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 287
67% (76/113), tiếp theo là bệnh phẩm đường hô
hấp 19% (21/113), mủ 12% (14/113) và cuối cùng
là nước tiểu 2% (2/113).
Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang gen
KPC và NDM với khả năng sinh ESBL
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 100%
(37/37) các chủng K. pneumoniae mang gen KPC
và NDM đều khi vi khuẩn sinh ESBL. Điều này
khác với nghiên cứu của Lascols(11) chỉ có 67,3%
(74/110) các chủng K. pneumoniae mang gen
kháng carbapenem sinh men ESBL.
Mối liên quan giữa K. pneumoniae mang gen
KPC và NDM với mức đề kháng ertapenem,
imipenem, meropenem
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ K.
pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM là 100%
(37/37) đều kháng ertapenem, imipenem,
meropenem, không có trường hợp nào vi khuẩn
nhạy và trung gian với ertapenem, imipenem,
meropenem lại mang gen KPC hoặc NDM.
Theo tác giả Karlowsky(8), các chủng
Enterobacteriaceae nhạy imipenem có tỷ lệ mang
gen carbapenemase rất hiếm, chiếm 0,1%, trong
đó gen chiếm tỷ lệ cao nhất là OXA-48 chiếm
78,7% (111/141). Có 6,8% (47/682) chủng K.
pneumoniae mang gen KPC có imipenem nhạy
hoặc trung gian, trong khi đối với gen NDM là
0% (0/169). Cũng trong nghiên cứu của tác giả
này, trong tổng số 1.493 chủng Enterobacteriaceae
mang gen carbapenemase thì có 1.485 chủng
không nhạy ertapenem, chỉ có 8 chủng nhạy
ertapenem nhưng có ESBL dương tính. Điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi vì
nghiên cứu của chúng tôi chỉ phát hiện gen KPC
và NDM.
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh
Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đề kháng
kháng sinh ở các chủng K. pneumoniae mang gen
KPC hoặc NDM tương tự như nghiên cứu của
tác giả Chiu(3) với ertapenem 99,8%, imipenem
100%, meropenem 98%, amikacin 21,2%,
trimethoprim-sulfamethoxazole 70,9%,
tigecycline 11,4% và piperacillin – tazobactam
98,2%. Nhưng không nhiều kháng sinh có tỷ lệ
đề kháng 100% như nghiên cứu của chúng tôi.
Tuy nhiên, ở nhóm không mang gen KPC và
NDM thì tỷ lệ đề kháng kháng sinh của nghiên
cứu này lại thấp hơn của tác giả Chiu(3) với
ertapenem 93,7%, imipenem 97,9%, meropenem
71,2%, amikacin 31,1%, trimethoprim-
sulfamethoxazole 88,9%, tigecycline 12,8% và
piperacillin – tazobactam 96,1%. Theo nghiên
cứu của chúng tôi, đối với K. pneumoniae mang
gen KPC và NDM, kháng sinh có tỷ lệ đề kháng
thấp nhất là tigecycline (0%) và amikacin
(16,2%). Điều này cũng tương đồng với nghiên
cứu của tác giả Sanchez(18), những chủng K.
pneumoniae đề kháng imipenem thì kháng sinh
có tỷ lệ đề kháng thấp nhất là tigecycline (19,9%)
và amikacin (36,8%). Các tetracycline thế hệ sau
có thể hữu ích trong điều trị các nhiễm khuẩn
liên quan đến K. pneumoniae đề kháng
carbapenem do hoạt tính kháng khuẩn, sự thâm
nhập mô được cải thiện và giảm phát triển
kháng thuốc so với các thế hệ cũ. Tigecycline,
một tác nhân kháng khuẩn glycylcycline có cấu
trúc tương tự như tetracycline, đã được sử dụng
để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến
K. pneumoniae đề kháng carbapenem và thường
hoạt động tốt để chống lại K. pneumoniae sinh
carbapenemase(18).
KẾT LUẬN
Tần suất phát hiện gen NDM là 37,1%
(33/89), gen KPC là 4,5% (4/89), không có
chủng nào mang cả 2 gen KPC và NDM.
Không có sự khác biệt về sự mang gen KPC và
NDM giữa các loại bệnh phẩm khác nhau. Có
sự khác biệt về sự mang gen KPC và NDM
giữa các nhóm sinh và không sinh ESBL, chỉ có
K. pneumoniae có ESBL dương mới mang gen
NDM, KPC và ngược lại, K. pneumoniae có
ESBL âm không mang gen KPC và NDM. Có
sự khác biệt về sự mang gen KPC và NDM
giữa sự đề kháng và không đề kháng ở các
kháng sinh ertapenem, imipenem,
meropenem. K. pneumoniae chỉ mang gen KPC
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 288
và NDM khi ertapenem hoặc imipenem hoặc
meropenem đề kháng.
Tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở các chủng K.
pneumoniae mang gen KPC hoặc NDM cao hơn
hẳn các chủng không mang gen KPC và NDM.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aseem R, Shenoy S, Mala SS, Baliga S, Ashish A (2016).
Approach to carbapenemase detection in Klebsiella pneumoniae
in routine diagnostic laboratories. J Clin Diagn Res, 10: DC24-
DC27.
2. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2017). Bảng đề kháng kháng sinh của
các vi khuẩn thường gặp năm 2017.
3. Chiu SK, Ma L, Chan MC, Lin YT, Fung CP, Wu TL, Chuang
YC, Lu PL, Wang JT, Lin JC, Yeh KM (2018). Carbapenem
nonsusceptible Klebsiella pneumoniae in Taiwan: dissemination
and increasing resistance of carbapenemase producers during
2012-2015. Scien Re, 8: 8468.
4. Chiu SK, Wu TL, Chuang YC, Lin JC, Fung CP, Lu PL, Wang
JT, Wang LS, Siu LK, Yeh KM (2013). National surveillance
study on carbapenem non-susceptible Klebsiella pneumoniae in
Taiwan: the emergence and rapid dissemination of KPC-2
carbapenemase. PLoS One, 8: e69428.
5. Jager DP, Chirwa T, Naidoo S, Perovic O, Thomas J (2015).
Nosocomial outbreak of new delhi metallo-beta-lactamase-1-
producing Gram-negative bacteria in South Africa: a case-
control study. PLoS One, 10: e0123337.
6. Kaiser RM, Castanheira M, Jones RN, Tenover F, Lynfield R
(2013). Trends in Klebsiella pneumoniae carbapenemase-positive
K. pneumoniae in US hospitals: report from the 2007-2009
SENTRY antimicrobial surveillance program. Diagn Microbiol
Infect Dis, 76: 356-60.
7. Karaiskos I, Giamarellou H (2014). Multidrug-resistant and
extensively drug-resistant Gram-negative pathogens: current
and emerging therapeutic approaches. Expert Opin
Pharmacother, 15: 1351-70.
8. Karlowsky J, Lob SH, Kazmierczak KM, Badal RE, Young K,
Motyl MR, Sahm DF (2017). In vitro activity of imipenem
against carbapenemase-positive Enterobacteriaceae isolates
collected by the smart global surveillance program from 2008
to 2014. J Clin Microbiol, 55: 1638-1649.
9. Kazi M, Drego L, Nikam C, Ajbani K, Soman R, Shetty A,
Rodrigues C (2015). Molecular characterization of carbapenem-
resistant Enterobacteriaceae at a tertiary care laboratory in
Mumbai. Eur J Clin Microbiol Infect Dis, 34: 467-472.
10. Laolerd W, Akeda Y, Preeyanon L, Ratthawongjirakul P,
Santanirand P (2018). Carbapenemase-producing carbapenem-
resistant Enterobacteriaceae from Bangkok, Thailand, and their
detection by the carba np and modified carbapenem
inactivation method tests. Microb Drug Resist.
11. Lascols C, Peirano G, Hackel M, Laupland KB, Pitout JD (2013).
Surveillance and molecular epidemiology of Klebsiella
pneumoniae isolates that produce carbapenemases: first report
of OXA-48-like enzymes in North America. Antimicrob Agents
Chemother, 57: 130-6.
12. Lee CR, Lee JH, Park KS, Kim YB, Jeong BC, Lee SH (2016).
Global dissemination of carbapenemase-producing Klebsiella
pneumoniae: Epidemiology, genetic context, treatment options,
and detection methods. Front Microbiol, 7: 895.
13. Legese MH, Weldearegay GM, Asrat D (2017). Extended-
spectrum beta-lactamase- and carbapenemase-producing
Enterobacteriaceae among Ethiopian children. Infect Drug Resist,
10: 27-34.
14. Ling ML, Tee YM, Tan SG, Amin IM, How KB, Tan KY, Lee LC
(2015). Risk factors for acquisition of carbapenem resistant
Enterobacteriaceae in an acute tertiary care hospital in Singapore.
Antimicrob Resist Infect Control, 4: 26.
15. Logan LK (2012). Carbapenem-resistant Enterobacteriaceae: an
emerging problem in children. Clin Infect Dis, 55: 852-859.
16. Phạm Hồng Nhung, Đào Xuân Cơ, Bùi Thị Hảo (2017). Mức
độ nhạy cảm với kháng sinh của các trực khuẩn Gram âm
phân lập tại khoa điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai. Tạp chí
nghiên cứu y học, 109.
17. Phạm Thị Hoài An, Vũ Lê Ngọc Lan, Uông Nguyễn Đức Ninh,
Phan Ngọc Thảo, Cao Hữu Nghĩa (2014). Khảo sát sự kháng
kháng sinh của Klebsiella pneumoniae trên bệnh phẩm phân lập
được tại viện Pasteur, Tp Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học ĐHSP
Thành Phố Hồ Chí Minh, 61: 146-152.
18. Sanchez GV, Master RN, Clark RB, Fyyaz M, Duvvuri P, Ekta
G, Bordon J (2013). Klebsiella pneumoniae antimicrobial drug
resistance, United States, 1998-2010. Emerg Infect Dis, 19: 133-6.
19. Singh-Moodley A, Perovic O (2016). Antimicrobial
susceptibility testing in predicting the presence of
carbapenemase genes in Enterobacteriaceae in South Africa.
BMC Infect Dis, 16: 536.
20. Spyropoulou A, Papadimitriou-Olivgeris M, Bartzavali C,
Vamvakopoulou S, Marangos M, Spiliopoulou I, Anastassiou
ED, Christofidou M (2016). A ten-year surveillance study of
carbapenemase-producing Klebsiella pneumoniae in a tertiary
care Greek university hospital: predominance of KPC- over
VIM- or NDM-producing isolates. J Med Microbiol, 65: 240-246.
21. Tada T, Tsuchiya M, Shimada K, Nga TTT, Thu LTA, Phu TT,
Ohmagari N, Kirikae T (2017). Dissemination of carbapenem-
resistant Klebsiella pneumoniae clinical isolates with various
combinations of Carbapenemases (KPC-2, NDM-1, NDM-4,
and OXA-48) and 16S rRNA Methylases (RmtB and RmtC) in
Vietnam. BMC Infect Dis, 17: 467.
22. Trần Huy Hoàng, Wertheim Heiman, Trần Như Dương,
Nguyễn Bình Minh, Trần Vân Phương, Trịnh Hồng Sơn, Đặng
Đức Anh (2013). Vi khuẩn gram âm mang gen New Delhi-
Metallo-Betalactamase (NDM-1) kháng carbapenem phân lập
trong môi trường bệnh viện. Tạp chí nghiên cứu y học, 85.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 289
23. Trần Thị Thanh Nga, Trương Thiên Phú, Nguyễn Văn Khôi,
Lê Phương Mai, Ngô Minh Quân, Đặng Anh Tuấn (2017). Đặc
điểm vi khuẩn và đề kháng kháng sinh trong viêm phổi bệnh
viện – viêm phổi thở máy tại bệnh viện Chợ Rẫy 2015 – 2016.
Nội san tháng 12/2017 - hội nghị đề kháng kháng sinh trong viêm
phổi cộng đồng và viêm phổi bệnh viện lần thứ 4.
24. Ventola CL (2015). The antibiotic resistance crisis. P & T, 40: 277-
283.
25. Zhang X, Gu B, Mei Y, Wen Y, Xia W (2015). Increasing
resistance rate to carbapenem among blood culture isolates of
Klebsiella pneumoniae, Acinetobacter baumannii and Pseudomonas
aeruginosa in a university-affiliated hospital in China, 2004-
2011. J Antibiot (Tokyo), 68: 115-20.
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tinh_hinh_klebsiella_pneumoniae_mang_gen_khang_carbapenem_tr.pdf